Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tích cực hóa hoạt động của học sinh lớp 11 – qua một tác phẩm văn học nước ngoài cụ thể là truyện ngắn người trong bao- sêkhốp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.99 KB, 34 trang )

Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
A- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Lý do khoa học
Sêkhôp là đại biểu lớn cuối cùng của chủ nghĩa hiên thực phê phán Nga
thế kỉ XIX. Nguyễn Tuân đã khẳng định vị trí to lớn của nhà văn Sêkhôp qua
nhận xét: “Sêkhôp là con chim linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ dại
nước Nga xưa. Sêkhôp là một bậc thầy của tiếng Nga, Sekhôp là một văn hào
chói sáng trong lâu đài chủ nghĩa nhân đạo”. Với tài năng và tâm hồn nghệ sỹ,
Sêkhôp đã để lại cho nhân loại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông - những
sáng tác đã góp phần tạo nên một hình thái văn chương mới cho nước Nga và
cho cả thế giới. Như tác giả Đỗ Hồng Chung đã nói: “Từ Puskin đến Sêkhôp:
văn học hiện thực Nga thế kỷ XIX đã từ khởi đầu đi đến hoàn mỹ”.
Truyện ngắn Nga nửa sau thế kỉ XIX đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ của nghệ
thuật thế giới. Giá trị văn học mà Sêkhôp để lại thông qua những sáng tác độc
đáo của ông đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của thể loại truyện ngắn
hiện đại có ảnh hưởng không chỉ ở nước Nga, châu Âu … mà còn lan rộng trên
khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Độc giả Việt Nam được tiếp xúc với tác
phẩm của Sêkhôp từ những năm 40 với tác phẩm “Tuổi già” đăng trên “Tiểu
thuyết thứ 7” – 1943. Trong kho truyện báu của tuyển tập “truyện ngắn
Sêkhốp” (do Phan Hồng Giang dịch năm 1978), ta không thể không kể tới tác
phẩm “Người trong bao” - một trong những truyện ngắn hay và đặc sắc nhất.
Trong chương trình sách giáo khoa cũ, tác giả Sêkhôp và truyện ngắn của
ông chưa được đưa vào giảng dạy. Nhưng hiện nay, trong sách giáo khoa bộ cơ
bản - lớp 11 tập II– NXBGD, tác phẩm “ Người trong bao” – Sêkhôp đã được
chọn làm tác phẩm giảng dạy chính. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của
nhà văn và tác phẩm.
1
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn


Như đã nói ở trên, tác phẩm “Người trong bao” là tác phẩm hoàn toàn
mới đối với học sinh THPT- lớp 11.Ở đề tài này chúng tôi quan tâm tới vấn đề
tích cực hoạt động của học sinh trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản
“Người trong bao” của Sêkhôp để giúp các em tiếp cận, đọc- hiểu và từng
bước chiếm lĩnh văn bản.
1.2. Lý do cá nhân
Trong những cây đại thụ của nền văn học Nga như Puskin, Leptônxtôi,
Sêkhốp… Người viết đặc biệt yêu mến Sêkhốp và say mê đọc những tác phẩm
của ông. Truyện ngắn “Người trong bao” là truyện ngắn để lại cho người viết
những ấn tượng, sức ám ảnh to lớn cùng những suy ngẫm về những bài học triết
lý mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm này.
Qua đề tài tích cực hoá hoạt động của học sinh lớp 11 qua quá trình dạy
học, đọc- hiểu tác phẩm “Người trong bao”. Người viết muốn giúp học sinh lớp
11 có thể tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản này dễ dàng hơn.Đồng thời người viết
cũng mong muốn thu thập được nhiều tài liệu, kiến thức về tác giả Sêkhôp và
truyện ngắn của ông để phục vụ cho việc giảng dạy sau này được thuận lợi hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Sêkhôp là tác giả viết truyện ngắn và kịch nổi tiếng ở Liên Xô. Ở Việt
Nam; độc giả biết đến ông bắt đầu từ truyện ngắn: “tuổi già” đăng trên tiểu
thuyết thứ 7 năm 1943. Đến năm 1957, Nguyễn Tuân tuyển chọn và giới thiệu
tuyển tập truyện ngắn Sêkhôp. Năm 1978 ra đời tập “truyện ngắn Sêkhôp”-hai
tập do Phan Hồng giang dịch. Đến năm 1999 “tuyển tập tác phẩm Sêkhôp”
bằng tiếng Việt lớn nhất từ trước đến nay đã được xuất bản gồm 3 tập; 2 tập
truyện ngắn và một tập do tác giả Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu.
Trước năm 1975; Ở trong Nam, Sêkhôp được đánh giá là “ một nhà văn
có đủ chân tài để chịu đựng nổi thách thức của thời gian”. Viết về nhà văn
muôn thủa của sự say mê này, Nguyễn Tuân khẳng định: “Sêkhôp như một nhà
tiên tri,biết mình và biết cả đến nhiều độc giả nửa thế kỷ về sau ở tận Việt Nam
2
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55

Ngữ văn
này sẽ thưởng thức mình nữa”. Bạn đọc Việt Nam yêu mến truyện của Sekhôp
bởi truyện của ông “ như người khách lạ mà quen”; luôn luôn mới mẻ nhưng rất
gần gũi. Mỗi tác phẩm đều thấm đấm tình yêu và niềm tin vào con người, vào sự
đổi thay để hướng đến một xã hội tốt đẹp tươi sáng hơn. Đồng thời nó cũng thể
hiện những trải nghiệm, những cảnh sống thực, những giai đoạn lịch sử đầy biến
động của nước Nga cuối thế kỷ XIX mà nhà văn được trực tiếp chứng kiến.
Quan tâm đến Sêkhôp và những vấn đề văn học, về tác phẩm, về cuộc
đời, sự nghiệp của Sêkhôp, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu:
Giáo trình “ Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX” do Giáo sư Nguyễn Hải Hà chủ
biên: đi vào những điểm về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác; sơ qua về nội dung,
nghệ thuật truyện kịch của Sekhôp ở bình diện khái quát, chưa cụ thể.
Tác giả Đỗ Hồng Chung trong cuốn “Lịch sử văn học Nga” chỉ đề cập
đến nội dung của tác phẩm Sêkhôp. Ngoài ra, còn một số bài trích trong các tạp
chí như: Bài “chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của Sêkhôp”- tạp chí nghiên
cứu văn học số 2-1960 của Lacôn; bài “ tác phẩm của Sekhôp ở Việt Nam” của
N.I.Culin-tạp chí nghiên cứu văn học số 4. Và một số bài báo khác đăng trên các
tạp chí văn nghệ; tạp chí giáo dục như: bài “ hướng dẫn học sinh lớp 11 đọc
truyện ngắn Người trong bao” của Nguyễn Văn Đường – tạp chí giáo dục số
142-2006.
Gần đây có báo cáo của Nguyễn Thanh Hương đề tài “ Hướng dẫn học
sinh tiếp cận “ Người trong bao” dưới góc độ hình tượng nhân vật”- ĐHSPHN.
Xét từ trước đến nay chúng tôi nhận thấy chưa thực sự có một công trình
nghiên cứu nào hoặc một bài viết nào về truyện ngắn “Người trong bao” mang
tính chất chuyên sâu. Hầu hết chỉ là những nhận xét, đánh giá tản mạn về tác
phẩm này trong hệ thống truyện ngắn của Sêkhôp trên một số tạp chí khiến cho
việc tiếp cận tác phẩm còn gặp nhiều khó khăn. Vì những lí do trên chúng tôi
quan tâm đến đề tài : “tích cực hóa hoạt động của học sinh lớp 11 qua quá trình
3
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55

Ngữ văn
dạy học, đọc hiểu văn bản “ Người trong bao” của Sêkhốp. Đây là một vấn đề
thiết thực và có ý nghĩa trong việc giúp học sinh THPT tiếp cận văn bản.
3. Đối tượng và phạm vi
3.1 Đối tượng
Những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh lớp
11 trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản Người trong bao – Sêkhốp.
3.2 Phạm vi
+ Phạm vi tư liệu
Sử dụng cuốn Ngữ Văn lớp 11 tập II- Bộ cơ bản- NXBGD- 2007
+ Phạm vi nghiên cứu
Tích cực hóa hoạt động của học sinh lớp 11 – qua một tác phẩm văn học
nước ngoài cụ thể là truyện ngắn “Người trong bao”- Sêkhốp
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp tổng hợp
5. Bố cục
A. Phần Mở đầu
B. Phần Nội dung
Chương I: Những lí luận chung về tính tích cực hoạt động của học sinh
Chương II: Các hình thức tổ chức hoạt động của học sinh trong quá trình
tiếp nhận tác phẩm bằng các biện pháp hoạt động tích cực.
Chương III: Thiết kế giáo án tác phẩm “Người trong bao” của tác giả
Sêkhốp.
C. Phần Kết luận
4
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
CHƯƠNG I

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH TÍCH CỰC HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
1. Giới thuyết khái niệm về tính tích cực
Chất lượng của học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng luôn phụ
thuộc một cách tất yếu và có tính quy luật vào những nhân tố xác định gồm: mục
tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục;
chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên, học sinh; điều kiện, phương tiện học tập…
Tuy nhiên, nhân tố quyết định nhất thuộc về người học và đặc biệt khi người học
biết phát huy tính tích cực học tập, độc lập sáng tạo, chủ động biến quá trình
đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, muốn nâng cao tính tích cực học tập
của học sinh trong trường THPT trước tiên cần nắm vững tính tích cực hoạt
động của học sinh nói chung.
Tính tích cực hoạt động học tập của học sinh là một phẩm chất nhân cách,
phản ánh trạng thái hoạt động, thể hiện sự nỗ lực mạnh mẽ nội sinh của người học;
đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng cao về trí tuệ, nghị lực hướng tới hình
thành những hành động học tập phù hợp để chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo.
Tính tích cực học tập của học sinh là điều kiện đảm bảo cho việc nắm vững hệ
thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, hình thành các phẩm chất nhân cách,
biến nhu cầu đào tạo của nhà trường thành mục tiêu phấn đấu của mỗi người. Đồng
thời đây cũng có thể coi là điều kiện để học sinh tự học tập suốt đời, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của đất nước, và sự phát triển của nền tri thức.
Các yếu tố tâm lí thuộc về chủ thể quy định tính tích cực học tập của học
sinh bao gồm : động cơ, mục đích, việc nắm vững điều kiện phương tiện học
tập. Động cơ học là thành tố căn bản, đầu tiên trực tiếp thúc đẩy tính tích cực
học tập của học sinh. Đó là nội dung tâm lí chủ yếu liên quan đế thoả mãn nhu
cầu và và hình thành thái độ học tập, là cái gây hứng thú sự say mê tích cực,
sáng tạo cho học sinh trong quá trình học.
5
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn

Mục đích học là yếu tố định hướng chỉ đạo toàn bộ quá trình học tập của
học sinh. Nếu học sinh xác định mục đích học tập đúng, phù hợp với điều kiện
khách quan, năng lực chủ quan sẽ giúp họ tìm ra phương pháp, cách thức, để
chiếm lĩnh khái niệm, hình thành kĩ năng, kĩ xảo sẽ tạo niềm say mê và thúc đẩy
tính tích cực học tập của học sinh. Ngoài yếu tố tâm lí thuộc về chủ thể, việc quy
định tính tích cực học tập của học sinh còn chịu sự tác động của các yếu tố tâm
lí thuộc về khách thể như : phương pháp giáo dục của giáo viên, môi trường sư
phạm tập thể….Nhờ có điều kiện này mà học sinh có cơ hội được trao đổi học
tập, tiếp thu các kiến thức một cách hiệu quả. Học sinh bộc lộ tính cách, hiểu
biết của mình thông qua tương quan với những người khác; thích tìm ra cái mới
bằng cách tranh luận sôi nổi.
Với tư cách là người tổ chức, điều khiển quá trình học tập của học sinh; giáo
viên phải có trình độ tri thức, năng lực chuyên môn; nghệ thuật tổ chức sư phạm để
để kích thích tính tích cực của người học; động viên khuyến khích, duy trì sự say
mê sáng tạo của học sinh. Môi trường sư phạm của nhà trường, tập thể lớp cũng
phải được xây dựng là môi trường gần gũi; có tác động trực tiếp đến sự hình thành
phát triển nhân cách của học sinh và ảnh hưởng đến tính tích cực học tập của họ.
2. Mục đích của việc tích cực hoạt động của học sinh
Xã hội ngày càng phát triển, tri thức khoa học ngày càng được quan tâm
và đề cao đòi hỏi mỗi chúng ta đều phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt: cả thể
lực và trí lực. Với con mắt nhìn đời, nhìn người và sự vận động từ mấy chục
năm về trước, Hoài Thanh trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” có viết: “ Một cái
đinh cũng mang theo nó một chút quan niệm phương Tây về nhân sinh, vũ trụ và
có ngày ta sẽ thấy thay đổi cả quan niệm phương Đông;Những đồ dùng kiểu
mới ấy chính dã dẫn đường cho tiêu chuẩn mới” Thế kỉ XXI, công nghệ thông
tin phát triển mạnh mẽ đến tinh thần, vật chất của mỗi con người trên hành tinh
thì chắc chắn tư duy khoa học và tư duy giáo dục không thể giữ nguyên như cũ,
nó đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực phải cao hơn và năng động hơn. Vì vậy,
đứng ở phương diện xã hội để nhìn thấy mỗi học sinh là một công dân tương lai
của đất nước; cần phải có trí tuệ có tri thức và năng động trước thời cuộc. Muốn

6
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các học sinh phải tích cực hoạt
động học tập, chiếm lĩnh kiến thức. Đây là yêu cầu của nhà trường và cũng là
yêu cầu của thời đại.
Trong nhà trường hiện nay, vấn đề dạy học văn là một trong những vấn đề
đáng được quan tâm nhất. Tình trạng học sinh chưa ý thức, chưa tụ tin, chưa có
khát vọng vươn lên làm chủ kiến thức còn tồn tại nhiều. Học sinh học lệch, chỉ
chú trọng học những môn thuộc lĩnh vực tự nhiên chiếm đa số. Tình trạng học
cho có điểm, học để thi qua tốt nghiệp diễn ra khá phổ biến. Các em không coi
Văn là một môn học có tính nghệ thuật mà chỉ coi như một môn học bị bắt buộc.
Bên cạnh đó tình trạng trì trệ trong dạy học văn cũng khiến học sinh chán học.
Nhiều giáo viên không thực sự tâm huyết với nghề; giảng văn vẫn theo lối cũ:
thầy đọc trò chép, truyền thụ kiến thức một chiều, không phát huy được năng
lực của học sinh.Xuất phát từ thực tiễn này, chúng ta cần thay đổi phương pháp
dạy học văn và chú trọng vào khâu tích cực hoá hoạt động của học sinh.
Cùng với yêu cầu của thời đại, yêu cầu từ thực tiễn dạy học văn, việc tích
cực hoạt động của học sinh còn xuất phát từ yêu cầu của văn bản. Mỗi tác phẩm
văn chương là một đại lượng đa nghĩa, một lâu đài bí ẩn cần có người khám phá.
Tầng nghĩa của tác phẩm không tồn tại đơn thuần trên một phương diện nào cả. Nó
tồn tại ở nhiều tầng, lớp khác nhau: lớp ngôn từ, lớp hình tượng, lớp cấu trúc…Vì
vậy mà luôn đòi hỏi sự tiếp nhận tích cực sáng tạo của bạn đọc- học sinh.
3. Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động.
Tính tích cực hoạt động của học sinh được thể hiện trong mối liên hệ giữa
giáo viên - học sinh - văn bản. Theo quan niệm cũ, người giáo viên được ví như
linh mục, học sinh là các con chiên ngoan đạo. Người giáo viên là người truyền
thụ kiến thức, còn học sinh là những bình chứa muốn nhồi nhét bao nhiêu kiến
thức cũng được và thụ động tiếp nhận. Nhiều khi học sinh chưa đọc tác phẩm
giáo viên cũng không kiểm tra hết được là học sinh đã đọc tác phẩm rồi hay

chưa. Học sinh như một cái máy, một con rôbôt ghi lại đầy đủ bài giảng của thầy
nhưng cốt lõi kiến thức lại không nắm được hoặc hiểu mù mờ không đúng. Bên
cạnh đó cũng có những vấn đề khác như học sinh chưa tiếp cận và chiếm lĩnh
7
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
được văn bản do văn bản quá khó vượt quá khả năng tiếp nhận của học sinh mà
giáo viên lại không có phương thức và đủ năng lực để giải mã bóc tách tác phẩm
cho học sinh hiểu văn bản. Với những lí do này, học sinh buộc phải ý thức được
việc học của mình; nhập cuộc thực sự để “ lặn mình” vào trong tác phẩm; hiểu
và thấm tác phẩm. Học sinh phải đọc thông tác phẩm, đọc hiểu để rồi đọc sáng
tạo tác phẩm. Khi đã chiếm lĩnh được tác phẩm, hiểu được lớp ngôn từ, hình
tượng, ý nghĩa của tác phẩm vốn có thì học sinh mới phát hiện được những nét
riêng biệt, sáng tạo hơn từ phía cá nhân mình. Với những kiến thức sách vở cơ
bản và nâng cao đã được trau dồi kết hợp với những kiến thức ngoài cuộc sống
bằng trải nghiệm của cá nhân, học sinh sẽ phát hiện được ra ý nghĩa riêng của
văn bản mang màu sắc cá nhân độc đáo. Sự tích cực này được biểu hiện thông
qua cả lí trí và tình cảm. Trong quá trình giao tiếp với học sinh ta có thể kiểm
nghiệm sự tính cực hoạt động của học sinh thông qua cách quan sát như: có khi
chỉ là một cái rùng mình; một nụ cười, thậm chí còn nhìn thấy sự phát hiện ra
cái mới của học sinh qua sự trầm tư suy ngẫm, ánh mắt chợt sáng lên và tiếp
theo đó là những cấu trúc phát ngôn được phát ra từ phía học sinh bàn về những
vấn đề xung quanh tác phẩm; có khi con là sự phản biện, tranh luận để hướng tới
cách tiếp cận tác phẩm khoa học và đúng đắn nhất. Ví dụ như trong bài thơ “
Mình và ta” của nhà thơ Chế Lan Viên. Xét theo quan niệm nghệ thuật của tác
giả thì bài thơ này hàm chứa những mối quan hệ như: nghệ thuật- đời sống, sản
phẩm sáng tạo- cội nguồn sáng tạo, tác giả- bạn đọc. Nhưng khi để cho học sinh
tiếp cận thì học sinh lại có cách suy luận khác như: từ hình ảnh tro- lửa, đá con-
thành có học sinh hiểu là cái lớn được xây dựng từ những cái nhỏ, thành công
mà mỗi người đạt được trong cuộc sống cũng từ những việc nhỏ, những bài học

từ sự thất bại được rút ra mà thành. Có học sinh lại hiểu hình ảnh đó gợi nên mối
quan hệ giữa chất liệu - sản phẩm, những mặt đối lập: tàn lụi- sự sống; Và có
những người hiểu rộng hơn đó là mối quan hệ giữa: cuộc sống- nhà văn- bạn
đọc- cuộc sống. Với những cách hiểu và cách quy chiếu như vậy, nội dung bài
thơ trở nên thật phong phú và đa dạng. Biểu hiện của tính tích cực hoạt động học
tập của học sinh chính là ở điểm này.
8
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
4. Cách thức để phát huy hoạt động của chủ thể
Theo giáo sư Phan Trọng Luận: “Nội dung của việc phát huy năng lực
chủ thể học sinh chính là sự huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với
quy luật cảm thụ văn học, những năng lực chủ quan của bản thân học sinh để
học sinh chủ động tích cực hứng thú tham gia vào quá trình dạy văn, học văn do
đó tạo một hiệu quả tối ưu”. Như vậy, nhằm khai thác và phát huy tối đa tiềm
năng to lớn của người học trước hết cần tạo ra sự chuyển biến thật sự trong nhận
thức của học sinh để mỗi em ý thức được vai trò chủ thể tích cực sáng tạo của
mình từ đó tạo ra một sự đổi mới trong học tập nhằm đáp ứng được yêu cầu của
xã hội và thời đại. Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan
trọng của môn học. Môn Văn là một môn chứa đựng những nội dung phong phú
về văn hoá, về sự sống sinh động, tinh thần tư tưởng tâm hồn của dân tộc; Nó
dành được một vị trí xứng đáng trong nhà trường phổ thông. Bên cạnh vai trò là
một môn học, môn Văn còn là một môn nghệ thuật. Đồng chí Phạm Văn Đồng
đã từng nhận xét: “Văn học nghệ thuật là thứ vũ khí vô song”. Điều này khẳng
định vị trí của môn Văn không chỉ trong lĩnh vực giáo dục, đời sống xã hội mà
cả phương diện chính trị nữa. Dạy học văn nhất thiết là để cho học sinh nhận
thức được vị trí, tầm quan trọng và sức mạnh của môn Văn là vậy.
Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, mỗi học sinh là một chủ
thể và có quan điểm chủ thể riêng. Tính chủ thể “trước hết bao hàm tính tích
cực. Tích cực phát triển cao thành tính chủ động, say sưa, đam mê”. Do đó, học

sinh sẽ trở thành chủ thể rõ rệt. Mỗi cá nhân phải tự mình lĩnh hội tri thức, kinh
nghiệm, vốn hiểu biết, kiến thức của nhân loại thành phẩm chất năng lực hoạt
động của bản thân. Đây có thể coi là quá trình nội tâm hoá của cá nhân học sinh
để tạo ra tâm lí , kiến thức và nhân cách. Quan điểm chủ thể của học sinh là
quan điểm của từng học sinh trước một vấn đề cụ thể nào đó, nó hình thành và
phát triển trong quá trình sống, học tập…nó mang tính chủ quan cá nhân.
9
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
CHƯƠNG II
CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM BẰNG
CÁC BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC
1. Biện pháp đọc
Trong dạy học văn, đọc- hiểu được xem như một khâu đột phá trong nội
dung và phương pháp: “ Đọc được xem nhu kĩ thuật văn hoá có ý nghĩa cơ bản
đối với sự phát triển nhân cách xã hội chủ nghĩa bởi vì phần lớn những tri thức
hiện đại được truyền thụ qua việc đọc”(9; 203). Dạy văn là dạy cho học sinh
năng lực đọc, kĩ năng đọc để học sinh có thể đọc - hiểu bất cứ một văn bản cùng
loại nào. Từ đọc hiểu văn mà tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm
các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành
cách đọc riêng có cá tính”.
Đọc văn có nhiều hình thúc: Đọc lướt, đọc hồi cố, đọc chéo, đọc kĩ, đọc để
bổ sung định hướng theo yêu cầu, đọc để phát hiện điểm sáng thẩm mĩ, đọc thầm,
đọc to, đọc theo nhân vật, đọc kết hợp với giảng, đọc để giải trí…Nhưng dù đọc
dưới bất kì hình thức nào thì đọc hiểu văn chương cũng là một dạng thức lao động.
Không những thế, theo Valentine Asmus, đó còn là “lao động cật lực và độc lập…
lao động để nắm vững những từ và câu để tái hiện thế giới trong tác phẩm”. Quá
trình đọc là một quá trình hữu ích giúp cho người đọc - học sinh từng bước chiếm
lĩnh tác phẩm. Từ việc đọc để nhận biết ngôn ngữ, giải mã ngôn ngữ, mã văn hoá

nghệ thuật; tiến tới sẽ giúp người đọc thâm nhập, cảm hiểu thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm bằng cảm xúc, liên tưởng và tưởng tượng đến khám phá thông điệp
tư tưởng của tác phẩm và tấc lòng của tác giả cho đến việc tìm ra ý nghĩa của văn
bản đối với việc phát triển nhân cách cho bản thân.
Với từng tác phẩm thuộc từng thể loại khác nhau, chúng ta sẽ có những
cách đọc khác nhau. Nếu như tác phẩm thuộc thể trữ tình thì giọng đọc thể hiện
qua từng câu, từng khổ thơ. Còn với tác phẩm tự sự, khi đọc phải kết hợp giọng
kể, giọng đọc, giọng tả, kết hợp giọng với việc thể hiện thái độ, cử chỉ, nét mặt,
10
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
tâm lí … cho phù hợp với tính chất của tác phẩm và góp phần vào việc khắc hoạ
nhân vật, những vấn đề mà tác giả đề cập tới. Tác phẩm mà chúng ta quan tâm ở
đề tài này là truyện ngắn “ Người trong bao” của Sêkhốp. Vậy cần phải đọc
truyện ngắn thuộc thể loại tự sự này như thế nào để phát huy được tính tích cực
của học sinh ? Giáo viên cho học sinh đọc phân vai để có thể bộc lộ được thái độ
tình cảm rõ hơn.
Đoạn mở đầu viết về chuyện bác sĩ thú y Ivan Ivanứt và Burơkin đi săn
đêm về muộn nghỉ tại nhà ông trưởng xóm, mang tính chất kể chuyện nên giọng
đọc ở đây không cần luyến láy, hay nhấn giọng. Bắt đầu từ đoạn“ Đây này,
chẳng phải tìm đâu xa…kéo mui lên”. Cũng chỉ là đoạn kể mang tính chất liệt
kê sự việc xoay quanh nhân vật Bêlicốp nên giọng đọc bình thường đều đều.
Nhưng bắt đầu từ đoạn “ nói tóm lại, con người này lúc nào cũng có khát vọng
mãnh liệt thu mình vào trong một cái vỏ tạo cho mình một cái bao có thể ngăn
cách , bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng bên ngoài …cuộc sống thực” người
đọc phải thay đổi giọng. Vì đây là lời nhận xét của Burơkin - người hiểu rất rõ
Bêlicốp và rất ghét tên này cho nên cần đọc giọng nhần mạnh mang tính bình
phẩm, mỉa mai. Đến lời của Bêlicốp “ Ồ! tiếng HiLạp nghe thật là tuyệt vời và
êm tai ! – Anthrópos!” lên giọng như tiếng thốt lên đầy vẻ kiêu ngạo của một
con người tự mãn về mình.

Đoạn tiếp theo là đoạn kể về lối sống của Bêlicốp. Đáng lưu ý nhất là đoạn
“ Bọn giáo viên chúng tôi đều sợ hắn. Thậm chí cả hiệu trưởng cũng sợ hắn
dạy học chữ” kể về chuyện Bêlicốp khiến cho tất cả những người dân thành phố,
bạn bè đồng nghiệp đều phải sợ hắn. Lúc này hàm ý của Burơkin là mỉa mai
khinh ghét nên giọng đọc có lúc cần lên cao, có lúc xuống thấp tỏ thái độ không
hài lòng về Bêlicốp.
Sau đoạn kể về ngôi nhà và buồng ngủ của Bêlicốp là đoạn tên này đến nói
chuyện với Côvalencô. “Tôi tìm đến anh để giãi bày tâm sự. Tôi rất buồn bực
anh ạ. Có một tên vô lại nào đó đã vẽ châm biếm tôi và một người gần gũi với
cả hai chúng ta …giáo dục thiếu niên”. Giọng đọc lúc này trầm xuống và chậm
lại cho phù hợp với lời giãi bày trần tình của Bêlicốp. Đến đoạn Bêlicốp buông
11
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
lời giáo huấn và chỉ trích Côvalencô: “Chẳng lẽ điều này lại còn cần phải giải
thích nữa sao? Lúc ấy còn ra thể thống gì nữa không?”. Nên đọc giọng cao để
thể hiện việc Bêlicốp tỏ thái độ và tự nhận mình là lớp người đi trước cần giáo
dục Côvalencô. Hắn doạ nạt Côvalencô: “Anh muốn nói gì thì tuỳ anh, tôi chỉ
muốn báo trước cho anh rằng có thể có người đã nghe được cuộc nói chuyện
này …tôi sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng …tôi sẽ phải làm việc đó” giọng đầy
thách thức và hợm hĩnh. Về phía Côvalencô, anh ta rất tức giận trước lời nói và
thái độ của Bêlicốp nên cũng không chịu nhún nhường. Giọng đọc thể hiện qua
lời của Côvalencô cần nhanh, mạnh, và gay gắt hơn là giọng của Bêlicốp thể
hiện xu hướng muốn áp đảo, chống lại tên “Người trong bao” kia. “Hoá ra ta
đã nói động gị đến chính quyền sao? Côvalencô hỏi, mắt hằn học nhìn
Bêlicốp… Báo cáo hả, Này, mày báo cáo này!”. Đến đoạn Varenca đến, chị ta
cười vang “Ha- ha-ha”. Giọng đọc lúc này phải to thể hiện sự sảng khoái thoả
mãn của Varenca trước cảnh Bêlicốp bị trừng trị.
Đoạn kể về Bêlicốp sau khi bị đánh “khoảng ba ngày sau tôi sang nhà
Bêlicốp…Phải rồi, thế là hắn đã đạt được mục đích trong cuộc đời” không cần

nhấn giọng, đọc giọng chậm và trầm. Đoạn tiếp theo “Từ nghĩa địa trở về…như
thế nữa” giọng đọc chậm như tự đưa ra lời tự vấn. Đoạn cuối “Burơkin ngừng
kể bước ra ngoài sân, trăng lên …đó chẳng phải là một thứ bao sao?” Xuất
hiện hàng loạt các câu hỏi tu từ cần đọc nhấn giọng vào các câu hỏi này đẻ thấy
rõ được điều mà Bác sĩ Ivan Ivannứt nói. Và cuối cùng kết luận: “Không thể
sống mãi như thế này được!”. Riêng câu cuối này giọng phải nhấn mạnh, khẳng
khái thể hiện sự quyết tâm kêu gọi mọi người đổi thay và mong muốn sự đổi
thay của Ivan Ivannứt.
2. Biện pháp khơi gợi, liên tưởng, tưởng tượng.
Sự liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh được phát huy trong từng
bước chiếm lĩnh tác phẩm, vì thế nó cũng thể hiện vai trò, ý nghĩa tương hợp
nhằm tạo ra sự tác động cộng hưởng. Ở từng thao tác, liên tưởng và tưởng tượng
giữ một vai trò nhất định. Bắt đầu ở thao tác tiếp cận, biện pháp liên tưởng giúp
học sinh xác định những ấn tượng trực cảm, trực quan… Trong thao tác phân
12
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
tích, biện pháp này giúp học sinh chuyển sang tiếp nhận lý tính, dần dần có khả
năng minh chứng và lý giải cụ thể, sâu sắc những yếu tố cảm tính và khái quát.
Ở thao tác cắt nghĩa, nó giúp học sinh đi vào chiều sâu và bề rộng của sự nhận
thức, tạo cơ sở khoa học trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm. Có
nhiều cách khơi gợi liên tưởng và tưởng tượng nhưng tích cực nhất là thông qua
hệ thống câu hỏi. “Những liên tưởng và tưởng tượng thể hiện qua việc trả lời
câu hỏi sẽ là sợi dây kết nối những chân trời kiến thức mà dạng đầy đủ nhất sẽ
là hình tượng tác phẩm được tiếp nhận trọn vẹn cả về tính sinh động nghệ thuật
và tư tưởng thẩm mĩ”.
Trong truyện ngắn “Người trong bao”, giáo viên cần gợi cho học sinh và
để học sinh phát hiện ra nhiều mối quan hệ như: Liên tưởng hiện thực xác định
của tác phẩm trong mối quan hệ với hiện thực đời sống xã hội. (Thành phố ngột
ngạt và tù túng với những con người chỉ sống co mình trong bọc như Bêlicốp –

nhìn rộng ra, đó là đời sống nước Nga dưới chế độ chuyên chế ngột ngạt và một
bộ phận trí thức sống sa đoạ về tinh thần theo chủ nghĩa cá nhân).
Liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật (giữa các nhân vật với nhau) với
hoàn cảnh- thời gian- không gian nghệ thuật. (Nhân vật Bác sĩ Ivan Ivanứt và
Burơkin trong nhà kho giữa đêm tối, một không gian chật hẹp, tĩnh lặng, nhân
vật Bêlicốp sống trong buồng ngủ chật như cái hộp, buồng nóng bức, ngột ngạt,
gió thổi ngoài cửa sổ đóng kín mít”. Cả Burơkin và Ivanứt cũng như biết bao
đồng nghiệp của họ phải “chui rúc” như lũ chuột trong thành phố ngột ngạt –
“đó chẳng phải là thứ bao sao?”).
Liên tưởng về khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm
(Bêlicốp không phải là kẻ sống trong bao duy nhất. Ở xã hội Nga cuối thế kỉ
XIX lúc đó Bêlicốp chỉ là nhân vật mang tính điển hình cho rất nhiều con người
sống ích kỉ cá nhân khác).
Liên tưởng biểu tượng, hình ảnh của tác phẩm này với tác phẩm khác (liên
tưởng “người trong bao” với “khóm phúc bồn tử”, “một chuyện tình yêu”,
đồng tác giả).
13
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
Liên tưởng giọng điệu của tác giả với thái độ, quan điểm nghệ thuật tư
tưởng của tác giả. (Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt Bêlicốp đã thể hiện rõ thái độ
khinh ghét loại người này trong xã hội. Đồng thời nó cũng thể hiện quan điểm
nghệ thuật tư tưởng của tác giả). Là nhà văn hiện thực vĩ đại cuối cùng của Nga,
Sekhốp đã lên án, vạch trần những vấn đề ung nhọt của xã hội và những con
người bị mòn rũa về mặt tinh thần. Ngoài ra còn một số vấn đề khác như: liên
tưởng mối liên hệ giữa các chi tiết nghệ thuật, tình huống nghệ thuật, giữa các
điểm sáng thẩm mĩ cùng chiều, cùng bình diện với những điểm sáng thẩm mĩ
ngược chiều, khác bình diện, tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một
chi tiết hay một số hình ảnh của tác phẩm, liên tưởng và tưởng tượng về điểm
nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm.

3. Biện pháp tích cực hóa hoạt động cắt nghĩa
Hoạt động cắt nghĩa là hoạt động cần thiết, là thao tác bắt buộc trong bất cứ
hoạt động đọc hiểu nào, bất kì kiểu văn bản nào. Đối với văn bản văn nghệ thì
thao tác này không những quan trọng mà còn đòi hỏi chú ý đến nhiều đặc điểm
khác nữa để đảm bảo nguyên tắc hoạt động tiếp nhận của văn bản này.
Trong tác phẩm, người đọc-học sinh không nhất thiết phải phân tích dàn
trải tất cả các vấn đề, các yếu tố có mặt trong tác phẩm. Chúng ta phải nắm được
những mặt quan trọng nổi bật nhất. Phân tích văn chương đồng nghĩa với việc :
“ Phải cắt đứt mối liên hệ tuyến tính giản đơn theo kiểu nhân quả đồng thời
phải tạo ra những quãng đứt, những khoảng trống để liên tưởng và để ý nghĩa
phát sinh” và phải “ phân tích cái gì đó có khả năng cắt nghĩa chúng . Không
cắt nghĩa được lí do tồn tại và giá trị nghệ thuật của đối tượng phân tích trong
tác phẩm văn chương thì sự lựa chọn đối tượng phân tích ấy phải được coi là
không chính xác”.(9; 52;53).
Hoạt động cắt nghĩa là hoạt động quan trọng, đem lại sự tiếp nhận tác phẩm
một cách có căn cứ và có cơ sở vững chắc khẳng định giá trị của đối tượng lựa
chọn, thuyết phục cho các luận điểm bình giá.
Trong tác phẩm “Người trong bao” ta có thể lựa chọn cách cắt nghĩa nhan
đề, bố cục truyện, cách kết thúc truyện, hình tượng cái bao…để từ đó đưa ra
14
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
nhũng lí giải hợp lí. Từ nhan đề của tác phẩm, giáo viên đưa ra những câu hỏi để
học sinh cắt nghĩa như: Anh /chị hiểu nhan đề Người trong bao là gì? Để trả lời
được câu hỏi này học sinh buộc phải hiểu từng từ riêng lẻ trong nhan đề của tác
phẩm. “Bao” thông thường chỉ để vật, đồ đạc được đựng trong bao. Nên “bao”
ở đây là để chỉ bao, gói đựng hàng hóa. Vậy người trong bao theo nghĩa đen có
phải là người bị đựng trong bao không, hay đó chỉ là cách nói tượng trưng để chỉ
hai loại người: loại người thứ nhất được bao bọc và che chở với sự quan tâm quá
mức của người khác và một loại người luôn thu mình, sống ích kỉ, trong cái vỏ

bọc tự mình tạo ra và ngăn cản mình tiếp xúc, quan hệ với mọi người. Để hiểu
được đúng nghĩa của nhan đề, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh
sáng tác của tác phẩm. Truyện ngắn “Người trong bao” viết trong thời kì xã hội
Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ XIX. Tác
giả viết truyện để lên án chế độ xã hội bất công, thói cường bạo và cuộc sống ăn
hại của tầng lớp cầm quyền nước Nga đương thời, phê phán sự bất lực của giới
trí thức và sự sa đoạ về tinh thần của một bộ phận trong số họ. Vì vậy, nên hiểu
nhan đề theo cách thứ hai là hợp lý.
Về bố cục truyện, xét trên phương diện lấy hình tượng Bêlicốp làm nhân
vật trung tâm, ta có thể chia truyện làm hai phần: phần một là Bêlicốp khi còn
sống, phần hai là Bêlicốp đã qua đời. Hoặc ta có thể có cách chia khác, chia
truyện làm ba phần. Phần một- mở truyện: cuộc trò chuyện ở gian nhà kho,
trong đêm đi săn về muộn, giữa hai người bạn Ivan Ivanứt và thầy giáo. Phần
hai (thân truyện) kể về cuộc đời và tính cách của Bêlicốp. Phần ba (kết truyện)
là nhận xét của bác sĩ thú y – người nghe truyện. Cách chia này dựa trên diễn
biến cốt truyện theo trật tự nhất định. Hai cách chia này đều hợp lý nhưng nếu
muốn làm nổi bật nhân vật trung tâm ta nên chọn cách chia thứ nhất.
Về cách kết thúc truyện: độc đáo và có dụng ý nghệ thuật. Mở đầu câu
chuyện la không gian trong một nhà kho chật hẹp, trời tối: cả truyện không thấy
xuất hiện một thứ ánh sáng hay không gian khoáng đạt dễ chịu nào. Tất cả chìm
trong tối tăm, ngột ngạt, tù túng. Duy nhất trước khi kết thúc truyện có xuất hiện
khung cảnh trăng lên. Đã nửa đêm vạn vật chìm trong yên lặng. Ánh trăng ánh
15
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
sáng lung linh và kì diệu, soi rọi mọi vật trong đêm và như chiếu sáng cả khung
cảnh vốn tối tăm trong truyện. Đó là ánh trăng của thiên nhiên hay niềm hi vọng
vào một xã hội đổi thay của tác giả? đó cũng là điều chúng ta nên lưu tâm, cắt
nghĩa và lí giải.
Như vậy, “cắt nghĩa được một cách thuyết phục nội dung phân tích là

bằng chứng về sức cảm hiểu thấu đáo giá trị nội dung của hình thức tác phẩm”.
(9; 153). Hoạt động cắt nghĩa phải theo định hướng: cắt nghĩa để tìm ra ý nghĩa
của văn bản, cắt nghĩa đi liền với phân tích. Hơn nữa, cắt nghĩa phải luôn luôn
đối chiếu với các bộ phận, các thành phần được cắt nghĩa với chỉnh thể của văn
bản làm bộc lộ ý nghĩa chung của toàn văn bản.
4. Biện pháp tích cực hoá hoạt động phân tích
Phân tích là một kiểu thao tác rất cơ bản của tư duy nói chung. Đối với hoạt
động tiếp nhận tác phẩm văn học, phân tích cũng là một kĩ năng không thể thiếu.
Phân tích tác phẩm văn chương là thao tác tháo gỡ tất cả những tương quan
vốn không tách rời nhau trong chỉnh thể nghệ thuật. Thao tác này chỉ thực sự có
ý nghĩa khi nó giúp cho chủ thể tiếp nhận “có cái nhìn cụ thể những yếu tố làm
nên chỉnh thể sâu hơn vì vậy mà phi căn cứ vào dự kiến các bước phát triển tư
tưởng của của nhà văn trong quan hệ thẩm mĩ với giữa tác giả và bạn đọc;
không nên căn cứ trực tiếp nhằm vào tính cụ thể sự kiện của tác phẩm”
Để hoạt động phân tích được triển khai đúng hướng, người đọc phải có hình
dung đầu tiên về cấu trúc chung của toàn bộ văn bản để từ đó phát hiện ra cái cốt
lõi nằm sau những biểu hiện bề mặt ngôn từ là gì? Giáo viên cần giúp học sinh,
dẫn dắt học sinh việc khái quát ban đầu này dựa vào phần hệ thống câu hỏi trong
sách giáo khoa để học sinh định hướng và nắm được vấn đề. Ví dụ như: Anh
(chị) có nhận xét gì về bố cục của tác phẩm “Người trong bao” của Sê Khốp?
Cách bố cục ấy có phải là cách duy nhất không? Theo anh (chị), qua các cách
anh (chị) chia bố cục như vậy anh (chị) chọn cách bố cục nào? Hay có thể hỏi:
Hãy nhận xét về sự thay đổi thái độ của người kể chuyện trong từng đoạn của
tác phẩm “Người trong bao” của Sêkhốp… Học sinh phải thực hiện theo trình
16
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
tự hệ thống các câu hỏi theo yêu cầu; Dạng câu hỏi này được giải quyết sẽ tạo
cơ sở để tiến hành các bước phân tích tiếp theo.
Sau khi nắm được cốt của văn bản và có sự hình dung trên nét lớn về mạch

cấu trúc của văn bản, cần xác định được hình tượng trung tâm để phân tích. Vấn
đề xác định hình tượng trung tâm cũng được gợi ý trong câu hỏi, bài tập hướng
dẫn học bài, cần bám sát yêu cầu để việc phân tích được đi đúng trọng tâm. Ở
truyện ngắn “Người trong bao”, nhân vật trung tâm là Bêlicốp. Khi xác định
được nhân vật trung tâm rồi, giáo viên có thể hỏi như trong câu 1 trang 70 –
SGK lớp 11 tập 2 – Bộ cơ bản như sau: “Nhân vật Bêlicốp được miêu tả như thế
nào? Chọn một vài chi tiết tiêu biểu cho tính cách Bêlicốp. Lối sống của Bêlicốp
có ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của các giáo viên và người dân sống ở
thành phố ra sao?”
Trong mọi nội dung phân tích, giáo viên luôn luôn phải định hướng cho học
sinh ý thức phân tích sự thống nhất giữa nội dung và hình thức với trọng tâm
hướng vào kết cấu nội tại của thế giới nghệ thuật. Hệ thống câu hỏi, bài tập trong
sách giáo khoa đã thể hiện được điểm này. Đa số các câu hỏi đều có sự liên hệ
giữa nội dung và nghệ thuật mặc dù vẫn hướng đến những phương diện khác
nhau trong từng câu. Ví dụ có thể hỏi: “Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật xây
dựng biểu tượng “cái bao”? Từ đó hãy khái quát chủ đề tư tưởng của truyện.
Ngoài các câu hỏi bao hàm cả vấn đề về nội dung và nghệ thuật như trên thì
còn có những câu hỏi riêng về nội dung và nghệ thuật. Các câu hỏi này đòi hỏi
học sinh phải nắm rõ hai phương diện trong tác phẩm để từ đó tự tổng hợp kiến
thức. Ví dụ như câu hỏi hàm chứa mặt nội dung của tác phẩm: Câu 3 – (Sách đã
dẫn): Phân tích ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”, từ đó
khái quát chủ đề tư tưởng của truyện ngắn. Câu hỏi 4 thiên về mặt nghệ thuật.
“Theo anh/ chị, truyện ngắn có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Cách kể
chuyện, chọn ngôi kể, giọng kể, xây dựng nhân vật biểu tượng?”
Biện pháp tích cực hóa hoạt động phân tích cho thấy: phân tích văn học
không chỉ là thao tác mang tính trí tuệ khô cứng mà cần kết hợp nhuần nhị với
những rung động thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ của tác phẩm và hình tượng.
17
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn

5. Biện pháp tích cực hóa hoạt động bình giá
Bình giá là một trong những thao tác cơ bản, mang tính tổng hợp cao của
hoạt động đọc hiểu. Trong tiếp nhận văn học, bình giá là hoạt động hoàn tất cơ
chế tiếp nhận lĩnh hội tác phẩm văn chương. Bình giá hướng tới những giá trị
nổi bật trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Muốn kích thích được hoạt động này của học sinh, giáo viên vừa phải hạn
chế tối đa việc áp đặt kiến thức sẵn cho học sinh mà chỉ dẫn dắt để học sinh phát
huy cá tính sáng tạo trong quá trình đọc hiểu. Thêm nữa, người giáo viên vừa
phải hướng được những suy nghĩ của học sinh vào những yêu cầu bình giá.
Như trong truyện ngắn “Người trong bao”, có thể tạo điều kiện để học
sinh tự bình giá. Về mặt nội dung: Nhan đề mà tác giả Phan Hồng Giang và Cao
Xuân Hạo dịch là hợp lý. Thứ nhất là nó sát với nguyên tác nhất. Thứ hai, nếu
như so sánh với cách mà Nguyễn Hữu Vui dịch là “Người mang vỏ ốc”, ta thấy
cách dịch “Người trong bao” vừa lạ, vừa khái quát, lại ấn tượng nhất. Nhan đề
“Người mang vỏ ốc” ta đã thường thấy trong các truyện cổ tích như: Chàng
hoàng tử ếch, Nàng tiên ốc, Cóc tía lấy vợ… với cấu trúc cốt truyện là người đội
lốt vật. Hơn nữa ở đây, Sekhốp không hàm ý chỉ điều đó mà chỉ dùng hình
tượng để nói về bản chất của con người trí thức, một bộ phận trí thức của nước
Nga lúc bấy giờ đang thu mình trong bao – lối sống ích kỉ. Về mặt nội dung, đây
là truyện ngắn hay và có ý nghĩa xã hội to lớn. Nó thể hiện “nhãn quan” và
những lời “tiên tri” về xã hội thực tại ngột ngạt, đen tối và mơ ước vào một
tương lai tươi sáng hơn.
18
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
CHƯƠNG III
THIẾT KẾ GIÁO ÁN: TÁC PHẨM “NGƯỜI TRONG BAO”
CỦA SÊKHỐP
A. Mục đích-yêu cầu:
I. Về nội dung kiến thức:

Giúp học sinh:
- Hiểu được giá trị tư tưởng của truyện ngắn “Người trong bao”,phê phán
sâu sắc lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỷ va hủ lậu của một số
bộ phận trí thức Nga cuối thế kỷ XIX qua hình tượng nhân vật người
trong bao Bê-li-côp.
- Đồng thời thấy được cái nhìn nhân đạo và cảm quan hiện thực sâu sắc của
Sêkhôp thể hiện qua tác phẩm; khát vọng đổi thay để con người sống tốt
đẹp hơn.
- Hiểu được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, sáng tạo
biểu tượng, cách kể truyện độc đáo, giọng điệu vừa mỉa mai, châm biếm,
vừa trầm buồn.
II. Về kỹ năng.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật,
phong cách tác giả và khái quát được chủ đề tác phẩm.
III. Về giáo dục.
Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống thu mình trong bao, háo
danh xu nịnh, giáo điều, sợ hãi, hèn hạ trước quyền lực.Từ đó, góp phần xây
dưng đạo đức và lối sống trung thực, tự tin, lành mạnh, chan hoà với mọi người
vì lý tưởng cao đẹp.
B. Chuẩn bị:
I. Giáo viên:
- Soạn giáo án.
- Tổ chức tiết học, tạo bầu không khí văn chương bằng cách gợi mở, điều khiển
và tham gia thảo luận, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
19
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
II. Học sinh:
- soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà.
- Tích cực tham gia phát biểu ý kiến: cùng trao đổi, tranh luận, tìm hiểu tác

phẩm.
- Nêu cảm nhận, đánh giá cá nhân về nhân vật, về tác phẩm.
C. Phương pháp và phương tiện dạy học.
1. Phương pháp:
- Đọc hiểu, cắt nghĩa, phân tích, bình giá nhân vật, tác phẩm.
- Gợi mở, dẫn dắt nêu vấn đề.
2. Phương tiện:
- Máy chiếu, tranh ảnh minh hoạ.
- Sách giáo khoa lớp 11 tập 2 - Bộ cơ bản-NXBGD.
D. Hoạt động dạy học trên lớp:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, sách vở, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: Trong cuộc đời, ai cũng mong muốn được đón nhận tình cảm nồng
hậu từ những người xung quanh, và ý nghĩa cuộc sống chính là sự cảm nhận cái
tồn tại đầy ý nghĩa của mình giữa mọi người. Vậy nhưng, thấp thoáng đâu đó ta
vẫn thấy những con người cô độc vì không tìm được tiếng nói chung với đồng
loại, những cá thể hiện hữu trong cuộc đời chỉ như một thứ phiền toái mà người
ta hễ gặp là muốn tránh xa ngay. Hình ảnh những con người đó được khắc họa
sinh động qua nhân vật Bêlicốp trong tác phẩm độc đáo có tiêu đề “Người trong
bao”. Truyện ngắn này đã phác thảo thành công bức chân dung của một bộ phận
trí thức Nga sa đọa về tinh thần trong xã hội chuyên chế cuối thế kỉ XIX.
Phương pháp Nội dung cần đạt
-Giáo viên gọi học sinh
đọc tiểu dẫn sách giáo
khoa và nêu những điểm
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả.
- A.P.Sêkhôp (1860-1904) nhà văn Nga kiệt
xuất; sinh ra và lớn lên trong một gia đình
20

Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
cần lưu ý về tác giả tác
phẩm.
buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc bên bờ
biển A-dốp.
- Ông là một trong những đại biểu lớn cuối
cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào
lịch sử văn học Nga như một nhà cách tân
thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch
nói.
- Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Truyện ngắn và truyện vừa: anh béo và anh
gầy; phòng số 6; người trong bao…
+ Kịch nói: Chim hải âu, Vườn anh đào, Cậu
va-nhi-a…
- Tác phẩm của Sêkhôp đã nghiêm khắc lên án
chế độ xã hội bất công, thói cường bạo và
cuộc sống ăn hại của tầng lớp cầm quyền
nước Nga đương thời, phê phán sự bất lực của
giới trí thức và sự sa đoạ về tinh thần của một
số bộ phận trong số họ => biểu hiện sâu sắc
sự đồng cảm trân trọng đối với những người
lao động nghèo, tình yêu thắm thiết và niềm
tin mạnh mẽ vào tương lai của nhân dân Nga,
đất nước Nga.
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “Người
trong bao”.
- Được sáng tác năm 1898, trong thời gian nhà
văn dưỡng bệnh ở thành phố Ianta, trên bán

đảo Crưm, biển Đen.
21
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
Giáo viên cho học sinh
thảo luận và tìm ra bố cục
của truyện.
(?) Theo em truyện này
có thể chia bố cục như thế
nào?
- Trong khoảng thời gian sáng tác truyện này:
xã hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí
chuyên chế nặng nề cuối thế kỷ XIX- một
môi trường sinh ra những kiểu người kỳ quái.
“Người trong bao” Bê-li-cốp là một phát hiện
nghệ thuật độc đáo, đặc sắc của nhà văn.
- Đây là một trong 3 truyện ngắn có chung chủ
đề: phê phán lối sống tầm thương dung tục,
tiểu tư sản của một kiểu người - một bộ phận
trí thức trong xã hội Nga những năm cuối của
thế kỷ XIX. Đó là các truyện: “khóm phúc
bổn tử”; “một chuyện tình yêu”; “người trong
bao”.
3. Phân tích tác phẩm.
* Bố cục:
c1: Truyện có thể chia làm 3 đoạn.
+ Đoạn 1: Mở truyện:( đoạn này đã được
lược thuật ).
Nội dung: Cuộc trò chuyện ở gian nhà kho,
trong đêm đi săn về muộn giữa hai người bạn

I-van I-va-nứt và thầy giáo Bu-rơ kin.
+ Đoạn 2:
Từ “đây này… như thế nữa”.Nội dung: Cuộc
đời và tính cách của Belicốp.
+ Đoạn 3: Còn lại.
Nội dung:Nhận xét của bác sĩ thú y - người
nghe truyện.
c2: Hoặc có thể chia truyện thành 2 đoạn:
22
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
(?) Thông qua đọc văn
bản, em hãy tóm tắt ngắn
gọn truyện ngắn “Ngươi
trong bao”.
+ Đoạn 1: Từ đầu… không nói thêm điều gì.
=> Nội dung : Bêlicốp còn sống .
+ Đoạn 2: Còn lại.
 Nội dung: Bêlicốp khi đã qua đời
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Tóm tắt tác phẩm:
Truyện ngắn “Người trong bao” thuật lại
cuộc trò chuyện giữa hai người bạn là bác sĩ thú
y Ivan Ivanút và thầy giáo trẻ trường làng tên là
Burơkin. Hai người này đi săn về muộn, phải
nghỉ đêm trong nhà kho của viên trưởng thôn.
Trong buổi tối đó, họ kể chuyện về nhân vật thầy
giáo dạy tiếng Hi Lạp cổ là Bêlicốp và những
câu chuyện xảy ra xung quanh nhân vật.
Chuyện về Bêlicốp là tấm gương để I-va-nút và

Burơkin soi ngắm chính mình; tất cả các nhân
vật đền nằm trong bao dù họ ý thức được hoặc
không ý thức được.
Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của Bêlicốp và
hình ảnh con người trong thành phố lại trở lại
như cũ, bất lực trước cuộc sống hiện tại: nặng nề,
mệt nhọc và vô vị. Kết luận cuối cùng của bác sĩ
I-va-nút khép lại truyện: “Không thể sống mãi
như thế được”.
2. Phân tích.
a. Chân dung và tính cách của Bêlicốp nhân
vật trung tâm của truyện.
23
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
* Nội dung.
+ Địa vị xã hội:
- Bêlicốp là giáo viên dạy tiếng Hi Lạp ở một
trường thuộc một thành phố tỉnh lẻ, dạy một
thứ tiếng lỗi thời, một ngôn ngữ đã chết.
- Nhỏ bé về địa vị xã hội, là một trí thức nghèo;
luôn ca ngợi quá khứ, đóng khung cuộc sống
hiện tại, trong sự trí tuệ, ngưng đọng.
 Bêlicốp lấy quá khứ làm cái bao để che
dấu mình và chạy trốn mọi người, chạy
trốn hiện tại. Lấy địa vị xã hội thấp bế
để che đậy nhân cách thấp hèn.
+ Ngoại hình:
- Hắn nổi tiếng cả thành phố về cách tô điểm
ngoại hình kì quái.

- Lúc nào cũng vậy, thậm chí cả ngày đẹp trời
hắn cũng đi dày cao su, cầm ô và nhất thiết mặc áo
bành tô
- Ô, chiếc chiếc đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ
để gọt bút chì đều được đặt trong bao.
- Bộ mặt hắn lúc nào cũng để trong bao vì lúc
nào cũng dấu mặt sau chiếc áo bành tô.
- Mắt hắn: Đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ
tai nhét bông khi ngồi trên xe ngựa bao giờ cũng
cho kéo mui lên.
=> Bê-li-cốp là con người có khát vọng mãnh liệt và
thu mình vào trong một cái bao để ngăn cách bảo vệ
cho mình khỏi bị ảnh hưởng bởi bên ngoài.
=> Bao ngoại hình: Đây là cái bao vật chất mà nhân
24
Bài tập niên luận Nguyễn Thị Mai Anh - CLC K55
Ngữ văn
(?) Tính cách của Bê-li-
cốp được thể hiện trong
truyện ngắn như thế nào?
Quan hệ của Bê-li-cốp
với mọi người ra sao?
vật tự tạo cho mình để chạy trốn hiện tại, sống như
không tồn tại, khép kín mình trước những ngươi
xung quanh.
* Thói quen sinh hoạt:
- Ở nhà hắn cũng mặc như thế, đóng cửa cài then
sợ “nhỡ có chuyện gì xảy ra”.
- Hắn cho rằng:
+Ăn chay hại cho sức khoẻ, ăn thịt thì sợ người ta dị

nghị.
+ Buồng ngủ: chật như cái hộp.
+ Khi nằm ngủ: hắn kéo chăn trùm đầu kín mít.
+ Năm trong chăn hắn cảm thấy lòng rợn rợn. Hắn
sợ nhỡ ra lại có chuyện gì, sợ kẻ trộm chui vào nhà,
đêm mơ toàn chuyện khung khiếp; sáng ra, mặt hắn
nhợt nhạt, rầu rĩ.
 Hắn sinh hoạt rất bị động không giám
sống cho mình, sống theo mình; sợ
người xung quanh dị nghị, ám hại =>
Hắn tự chui vào một cái bao ích kỉ,
khắc kỉ.
*Tính cách của Bê-li-cốp:
-Bê-li-cốp nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi
ca, tôn sùng quá khứ (say mê một thứ tiếng đã chết
như tiếng Hi Lạp cổ là một ví dụ).
- Hắn chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị
một cách máy móc, giáo điều, rập khuôn như cái
máy vô hồn => Tính cách này được đẩy lên cao hơn
25

×