Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

lập kế hoạch và tiền lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.98 KB, 36 trang )

B. N I DUNGỘ
I. S c n thi t c a vi c l p k ho ch v ti nự ầ ế ủ ệ ậ ế ạ à ề
l ngươ
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp được
quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và Nhà nước chỉ đóng vai
trò định hướng, điều tiết thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô.
Chính sách kinh tế mở cửa mang lại nhiều cơ hội song cũng đem
đến không ít những khó khăn, thách thức. Lúc này các doanh nghiệp
phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp
phải có chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn để phát huy
mọi tiềm năng bên trong cũng như nắm bắt các thuận lợi, khắc phục
các trở ngại khó khăn để tồn tại và phát triển
Mọi quá trình sản xuất phải có sự kết hợp của 3 yếu tố: lao
động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là
yếu tố đóng vai trò quyết định và là động lực quyết định của mọi
quá trình sản xuất kinh doanh.
Tiền lương là thu nhập bằng tiền của người lao động được
người sử dụng lao động trả tùy theo giá trị và giá trị sử dụng của sức
lao động đồng thời tuân theo quy định của pháp luật về lao động.
Tiền lương phải thỏa mãn được các yêu cầu sau:
+ Tiền lương cần phải phản ánh những yêu cầu của quy luật
thị trường với hàng hóa sức lao động, đó phải là sự thỏa thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động. Tiền lương trả cho
người lao động phải tương xứng với những chi phí mà xã hội, gia
đình và cá nhân người lao động đã bỏ ra.
+ Tiền lương phải thể hiện được chức năng định hướng của
nhà nước đó là khi chỉ số giá tiêu dùng tăng lên làm cho tiền lương
thực tế của người lao động bị giảm sút, chính phủ phải điều chỉnh
mức lương tối thiểu nhằm đảm bảo tiền lương thực tế.
Kế hoạch lao động tiền lương là một bộ phận của kế hoạch
kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Nó xác định những chỉ tiêu


về lao động, tiền lương, đảm bảo kế hoạch sản xuất sản phẩm và
dịch vụ. Kế hoạch lao động gắn liền với kế hoạch tiền lương và có
nhiệm vụ không ngừng khai thác những khả nảng tiềm tàng trong
doanh nghiệp, nhằm giảm tiêu hao thời gian lao động cho sản xuất 1
đơn vị sản phẩm thông qua kế hoạch hóa những chỉ tiêu về lao động
và tiền lương.
Với tất cả những điều trên cho thấy việc lập kế hoạch lao động
và tiền lương là rất cần thiết. Do đó chúng em đã lựa chọn chuyên
đề “ Lập kế hoạch lao động và tiền lương của Tổng công ty Dung
dịch khoan và hóa phẩm dầu khí – CTCP” năm 2011.
II. Cơ sở lý luận
1. Lao động:
1.1 Khái niệm lao động:
Để sản xuất của cải vật chất cho xã hội, bất kỳ doanh nghiệp
nào cũng cần phải có tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc,
thiết bị…; cần đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu…
và sức lao động của con người. Lao động là yếu tố quyết định của
quá trình sản xuất, là quá trình mà con người sử dụng tư liệu lao
động tác động lên đối tượng lao động và biến đổi đối tượng lao
động sao cho phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh để đem lại
hiệu quả cao nhất. Trong quá trình lao động có sự hao phí về lao
động, với mỗi loại công việc khác nhau, người lao động phải bỏ ra
những hao phí lao động sống khác nhau để hoàn thành công việc đó.
Muốn sử dụng hiệu quả lao động, doanh nghiệp phải có những
biện pháp quản lý, sử dụng lao động hợp lý, trong đó việc phân loại
lao động để xác định cơ cấu nhân viên là điều cần thiết để quản lý
và trả lương cho người lao động đúng với hao phí mà họ bỏ ra trong
quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh.
Vậy lao động là hoạt động có mục đích của con người tác động
vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Trong quá trình sản

xuất, lao động được thể hiện dưới dạng sức lao động.

1.2 Các loại mức lao động:
Mức lao động là một phân hệ của định mức kinh tế kỹ thuật,
gồm những thông tin dùng để biểu thị hoặc định hướng hao phí lao
động cần thiết lớn nhất để sản xuất ra đơn vị sản phẩm hoặc thực
hiện khối lượng công tác đảm bảo cho những yêu cầu nhất định về
chất lượng và phù hợp với những điều kiện khách quan về địa chất,
tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ và tở chức quản lý.
Trong thực tế, việc lập các mức lao động được tiến hành thông
qua quá trình dự thảo và áp dụng các mức thời gian, mức sản phẩm
và mức phục vụ.
Mức thời gian ( M
tg
): là số lượng thời gian cần thiết để công
nhân sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm nào đó. Mức thời gian này
không tính chung chung mà tính đến trang bị kỹ thuật cụ thể và
trình độ tở chức lao động cụ thể.
Mức sản phẩm ( M
sp
): là khối lượng sản phẩm mà một hay một
nhóm công nhân sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Mức sản
phẩm và mức thời gian có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mức thời gian
càng thấp thì mức sản phẩm càng cao và ngược lại.
1.2.1 Ý nghĩa và nhiệm vụ của mức lao động
Thông qua mức lao động ta có thể tính toán được số lượng
lao động cần thiết cho mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh trong
tương lai. Điều này có liên quan đến số lượng lao động cần thiết cho
từng bộ phận của doanh nghiệp.
Thông qua mức mới có thể quy định nhiệm vụ sản xuất cho

từng nhân viên của Công ty. Chính mức này sẽ là tiêu chuẩn để
đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ công nhân viên,
điều này làm họ quan tâm đến công việc của mình hon, nghĩa là
năng suất lao động ngày càng tăng lên.
Mức lao động là căn cứ để xác định tiền lương phải trả cho
cán bộ công nhân viên, do đó việc định mức không tốt sẽ ảnh hưởng
đến công tác phân phối và tác động xấu đến năng suất lao đông.
Như vậy, có thể nói mức lao động là một công cụ quan trọng
cho việc quản trị doanh nghiệp, giúp cho việc hoạch định cũng như
việc kiểm soát điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tất cả những nhiệm vụ này của mức lao động chỉ được hoàn thành
tốt khi chúng là các mức tiến bộ. Mức tiến bộ là những mức phù
hợp với mức độ tổ chức , kỹ thuật đạt được.
1.2.2 Vai trò của công tác định mức lao đông
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức là tiết kiệm
thời gian làm việc, những hao phí lao động cần thiết để tạo ra sản
phẩm hay hoàn thiện trong các mức. Chính sự thể hiện đó đã làm
cho định mức lao động có quan hệ chặt chẽ đến tổ chức lao động
khoa học.
Vai trò của định mức lao động còn thể hiện rõ ở nọi dung phân
công và hợp tác lao động để hoàn thành chức năng phục vụ sản xuất
sao cho hợp lý hơn.
Nói cách khác, nhờ mức lao động mà sự phân chia trách nhiệm
giữa nhân công chính và nhân công phụ trong doanh nghiệp đúng
đắn hơn. Mức lao động là cơ sở để hình thành các tổ đội sản xuất.
Việc phân chia trách nhiệm trong mỗi thành viên của tổ đội cũng
phải căn cứ vào các mức lao động và khả nảng thay thế cho nhau
trong quá trình sản xuất. Phân đúng chức năng lao động cũng là
đảm bảo hợp lý lao động làm việc năng động hơn.
2. Tiền lương

2.1 Khái niệm tiền lương:
Tiền lương là hình thức trả lương cho người lao động. Đó là
số tiền mà các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trả cho công nhân viên
chức theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp.
Về bản chất, tiền lương trong doanh nghiệp là một phần giá trị
lao động mới tạo ra trong quá trình sản xuất sản phẩm, là kết quả
của quá trình phân phối lần đầu tiên diễn ra tại doanh nghiệp. Thông
qua tiền lương có thể đánh giá được quy mô lao động, chất lượng
lao động và phần nào phản ánh được đời sống của người lao động
và phần nào phản ánh được đời sống của người lao động trong các
doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế xã hội…
Khi xây dựng tiền lương phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
• Phân phối theo lao động kết hợp với đảm bảo nhu cầu cơ bản
của các tầng lớp nhân dân.
• Tiền lương phải phù hợp với hoàn cảnh của mỗi quốc gia.
• Mức tiền lương phải đảm bảo quan hệ đúng mức của mọi
người lao động trong xã hội.
• Thang bậc lương cơ bản của Nhà nước quy định. Nhà nước
khống chế mức lương tối thiểu nhưng không khống chế mức
lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập.

2.2 Ý nghĩa của tiền lương.
Tiền lương được trả theo nguyên tắc phân phối lao
động nên có ý nghĩa lớn đến sản xuất và người lao động. Tiền
lương có ý nghĩa sau:
• Bù đắp hao phí lao động đã bỏ ra trong quá trình lao
động. Lao động là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất,
người lao động sử dụng tiền lương của mình để bù đắp lại các
hao phí năng lượng về cả trí lực và cường lực, đồng thời để
nuôi sống gia đình. Dự bù đắp làm cho họ tiếp tục lao động

lien tục, sáng tạo và lâu dài.
• Tiền lương trả hợp lý làm cho người lao động quan tâm
đến sản xuất, kết quả sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ,
tăng thu nhập.
• Tiền lương là đòn bẩy kinh tế để phân bố và tổ chức lại
lao động giữa các ngành và các khu vực sản xuất một cách hợp
lý.
2.3 Các hình thức trả lương.
2.3.1 Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Trong hình thức này, tiền công của người lao động sẽ phụ
thuộc trực tiếp vào số lượng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra và
đơn giá công cho một đơn vị sản phẩm. Công thức tính:

QttĐGTC
×=

Trong đó: +) TC : tiền công
+) ĐG : đơn giá
+) Q
tt
: số lượng sản phẩm thực tế.
Đơn giá được tính bằng cách chia mức lương của các công
việc cho số đơn vị sản phẩm định mức mà người lao động có nghĩa
vụ phải sản xuất trong một giờ hoặc nhân mức lương giờ của công
việc đối với số giờ định mức để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
Các mức lao động này thể hiện khối lượng sản phẩm mà người
lao động cần sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (hay lương thời
gian được phép hao phí cho một đơn vị sản phẩm) với nhịp độ làm
việc bình thường và thường được xác định bằng các phương pháp
nghiên cứu thời gian (chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ thời gian

làm việc) và nghiên cứu chuyển động.
Hình thức trả công theo sản phẩm có thể thực hiện theo nhiều
chế độ khác nhau, tùy thuộc vào đối tượng trả công. Dưới đây là
một số chế độ đã và đang được áp dụng trong sản xuất:
+) Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: chế độ
trả lương này thường áp dụng đối với những công nhân sản xuất
chính mà công việc của họ mang tính chất độc lập tương đối, có
thể xác định mức và kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ
thể và riêng biệt. tùy vào điều kiện sản xuất và quan điểm khuyến
khích lao động của doanh nghiệp, người lao động có thể được trả
công theo đơn giá cố định, lũy tuyến hay lũy thoái. Đơn giá cố
định được tính theo công thức sau đây:

Q
L
ĐG
=
hoặc
TLĐG
×=

Trong đó:
ĐG: đơn giá sản phẩm
L: Mức lương cấp bậc của công việc
Q: Mức sản lượng
T: mức thời gian tính theo giờ.
+) Chế độ trả công theo sản phẩm tập thể: chế độ trả lương
này thường áp dụng với những công việc cần một nhóm công
nhân, đòi hỏi sự phối hợp giữa các công nhân và năng suất lao
động chủ yếu phụ thuộc vào sự đóng góp của cả nhóm như lắp ráp

các thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm theo dây chuyền, trông
nom máy liên hợp,…Đơn giá này được tính theo công thức:
Q
Li
ĐG
n
i

=
=
1
TiLiĐG
n
i
×=

=
1
hoặc
TLĐG
×=
Trong đó:
ĐG: đơn giá sản phẩm tính theo tập thể.
∑L
i
: tổng lương cấp bậc của cả nhóm.
L
i
: lương cấp bậc của công việc bậc i.
n: số công việc trong tổ.

L( trung bình) : lương cấp bậc công việc bình quân của
cả tổ.
T : mức thời gian của sản phẩm
+) Chế độ trả công theo sản phẩm gián tiếp: chế độ trả
công này chỉ áp dụng cho những công nhân phụ mà công việc của
họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của những công nhân
chính hưởng tiền công theo sản phẩm, như công nhân sửa chữa,
phục vụ máy sợi, máy dệt trong nhà máy dệt, công nhân điều chỉnh
thiết bị trong nhà máy cơ khí,… Đặc điểm của chế độ trả công này
là thu nhập về tiên công của công nhân phụ lại tùy thuộc vào kết
quả sản xuất của công nhân chính. Do đó, đơn giá tính theo công
thức sau:

QM
L
ĐG
×
=
Trong đó:
ĐG: đơn giá tính theo sản phẩm gián tiếp.
L; Lương cấp bậc của công nhân phụ.
Q: mức sản lượng của công nhân chính.
M: số máy phục vụ cùng loại.
+) Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng: chế độ trả
công này, về thực chất là chế độ trả công theo sản phẩm kể trên kết
hợp với các hình thức tiền thưởng. Khi áp dụng chế độ trả công
này, toàn bộ sản phẩm được áp dụng theo đơn giá cố định, còn tiền
thưởng sẽ căn cứ vào trình độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về
số lượng của chế độ tiền lương quy định. Tiền công trả theo sản
phẩm có thưởng (L

th
) tính theo công thức:
L
th

100
L m h
L
× ×
= +

+ Chế độ trả công khoán: Chế độ trả công khoán áp dụng cho
những việc nếu giao từng chi tiết, từng bộ phận sẽ không có lợi mà
phải giao toàn bộ khối lượng cho công nhân hoàn thành trong một
thời gian nhất định. Chế độ trả công này được áp dụng chủ yếu
trong xây dựng cơ bản và một số công việc trong nông nghiệp.
Trong công nghiệp thường dung cho các công việc sửa chữa, lắp ráp
các sản phẩm, máy móc, thiết bị… Đơn giá khoán có thể được tính
theo đơn vị công việc như xây 1m
2
tường hoặc cũng có thể tính cho
cả khối lượng công việc hay công trình như lắp ráp một số sản
phẩm, hoặc xây tường hoặc lắp cấu kiện bê tong của một gian nhà.
Tiền công sẽ được trả theo khối lượng công việc mà công nhân hoàn
thành ghi trong phiếu giao khoán. Chế độ trả công này có thể áp
dụng cho cá nhân hoặc tập thể. Nếu đối tượng nhận khoán là tập
thể, nhóm thì cách tính đơn giá cách phân phối tiền công cho công
nhân trong tổ nhóm giống như chế độ tiền công tính theo sản phẩm
tập thể.
2.3.2 Hình thức trả công theo thời gian:

Trong hình thức trả công theo thời gian, tiền công của công
nhân được tính toán dựa trên cơ sở mức tiền công đã được xác định
cho công việc và số đơn vị thời gian ( giờ hoặc này ) thực tế làm
việc, với điều kiện họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn thực hiện công
việc tối thiểu đã được xây dựng trước nếu muốn tiếp tục được nhận
mức tiền công cho công việc đó. Tiền công trả theo thời gian thường
được áp dụng cho công việc sản xuất nhưng khó tính được cụ thể;
hoặc các công việc đòi hỏi chất lượng cao, các công việc mà năng
suất, chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào máy móc, thiết bị hay các
hoạt động tạm thời, sản xuất thử.
III. Lập kế hoạch lao động và tiền lương của Tổng công
ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí – CTCP
(DMC) năm 2011
1. Căn cứ lập kế hoạch lao động và tiền lương:
1.1 Các quy định của pháp luật và các chế độ chính sách của
nhà nước:
Bất cứ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Về
lao động, tiền lương thì phải tuân theo các quy định về quản lý và sử
dụng lao động, các quy định về trả lương nhằm đảm bảo thực hiện
các chính sách cho người lao động một cách ổn thỏa. Trong phạm vi
nội dung chuyên đề nghiên cứu tác giả đã sử dụng các nghị định và
thông tư sau:
+ Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của chính
phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các
công ty Nhà nước.
+ Nghị định 207 ngày 14-12-2004 quy định chế độ tiền lương,
tiền thưởng và chế độ trách nhiệm đối với các thành viên hội đồng
quản trị, tổng giám đốc, giám đốc công ty nhà nước.
+ Thông tư 06/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xây dựng định

mức lao động trong các Công ty nhà nước.
+ Thông tư 07/2005/TT-BLĐTBXH quy định quản lý lao động-
tiền lương và thu nhập trong các Công ty nhà nước.
+ Thông tư 09/2005/TT-BLĐTBXH hướng dẫn tính năng suất
lao động bình quân và tiền lương bình quân trong các Công ty nhà
nước.
+ Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế.
+ Nghị định số 33/2009 NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu
chung.
+ Nghị định số 97/2009 NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu
vùng.
+ Thông tư: 35/2009/TT-BLĐTBXH và 36/2009/TT-
BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu 2010 cho tất
cả các tổ chức công ty Nhà nước, tư nhân, hợp tác xã, trang trại...
+ Nghị định 76/2009 NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/11/2009 về chế
độ tiền lương đối với cán bộ công chức.
+ Quy chế trả lương, trả thưởng của Tổng công ty DMC được
ban hành kèm theo quyết định số 20/QĐ – DMC ngày 16/11/2009
của hội đồng quản trị Tổng công ty.
1.2 Hệ thống định mức kinh tế - kĩ thuật:
Định mức kinh tế kĩ thuật trước là số lượng lao động tối đa
không được phép vượt quá để làm ra một đơn vị sản phẩm. Đây là
căn cứ để xác định các chỉ tiêu không chính xác. Không những thế,
còn làm cho sử dụng lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Để việc lập
kế hoạch sát với thực tế và có hiệu quả thì phải sử dụng những định
mức tiên tiến. Do vậy, trước khi lập kế hoạch phải rà soát lại các
định mức
Bảng định mức lao động của DMC



STT Chỉ tiêu ĐVT Định
mức
1 Khâu tuyển rửa công/tấn 0,3125
2 Khâu nghiền quặng công/tấn 0,2857
3 Khâu phối trộn phụ
gia
công/tấn 0,2381
4 Khâu đóng gói sản
phẩm
công/tấn 0,2242

×