Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hệ sinh thái san hô đảo phú quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.78 KB, 9 trang )

HỆ SINH THÁI SAN HÔ ĐẢO PHÚ QUỐC
I. Mở đầu:
Rạn san hô là hệ sinh thái rất quan trọng đối với sinh thái của thế giới, chúng ta
có thể thấy chúng ở những vùng bờ biển vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là ngôi nhà
chung của nhiều loài sinh vật biển. Bởi vì chúng ở dưới đáy biển nên chúng ta biết rất
ít về chúng. Thông qua bài này nhóm chúng tôi hi vọng các bạn có thể hiểu thêm phần
nào về vấn đề này.
Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu
San hô là gì?
Chúng là những cá thể hình trụ rất nhỏ có hàng xúc tu ở trên đầu để bắt mồi
trong môi trường và được xếp vào lớp San Hô (Anthozoa), ngành Động vật ruột
khoang (Coelenterata) trong hệ thống phân loại động vật. Một số lớn san hô phát triển
dạng tập đoàn và hình thành nên bộ xương chung. San hô có 3 nhóm chính là san hô
cứng, san hô mềm và san hô sừng.
Hệ sinh thái san hô?
Các rạn san hô được tạo dựng từ các bộ xương san hô và được gắn kết với nhau
bằng các lớp cacbonat canxi do tảo Coralline tiết ra. San hô tạo rạn chỉ sinh trưởng
trong những vùng nước ấm, có chiếu sáng tốt và cần nền đáy rắn để bám vào.
Trong số các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rạn san hô có một vai trò đặc biệt.
Các rạn san hô đa dạng tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo. Trong số
các hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rạn san hô có một vai trò đặc biệt. Các rạn san hô đa
dạng tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn hòn đảo.
Hàng năm, rạn san hô cung cấp hàng triệu tấn carbon cho các vùng nước lận
cận phục vụ cho quá trình sống trong đại dương. Rạn san hô cũng được coi là hệ sinh
thái quan trọng nhất, chúng bao gồm nhiều loài đặc trưng đại diện cho hầu hết các
nhóm động vật biển. Hệ sinh thái san hô là cơ sở dinh dưỡng hữu cơ, và là nguồn cung
cấp thức ăn không chỉ cho bản thân sinh vật sống trong rạn mà còn cho cả vùng biển
chung quanh.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng rạn san hô?
San hô rất nhạy cảm với các thay đổi trong môi trường tự nhiên
+Tất cả san hô tạo rạn đòi hỏi đủ ánh sáng cho quang hợp của tảo cộng sinh trong nội


bào của chúng nên san hô nhạy cảm với độ đục.
+ Một rạn san hô có thể bị ngập trong tảo nếu trong nước quá nhiều chất dinh dưỡng
+ San hô cũng sẽ bị chết nếu nhiệt độ thay đổi vượt quá 1 đến 2 độ so với khoảng bình
thường hoặc độ mặn trong nước giảm.
+ Các mối quan hệ trong hệ sinh thái: thức ăn, tương hỗ kẻ thù và sự cạnh tranh lãnh
thổ giữa chúng với nhau.
II. Đảo Phú Quốc.
1 .Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
a) Vị trí địa lí:
Phú Quốc hay còn gọi là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt , cũng là đảo
lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của
Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ:
103°49′đến 104°05′độ kinh đông
Đảo Phú Quốc cách thành phố Rạch Giá 120 km, cách thị xã Hà Tiên 45 km và
cách biên giới Campuchia (Tà Lơn) chỉ có 4 km. Chiều rộng nhất của đảo
khoảng 25 km và nơi dài nhất khoảng 50 km, đảo có 99 ngọn núi với ngọn núi
Chùa cao nhất ở độ cao 603 m.
b) Đặc điểm địa hình
Đảo Phú Quốc có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên
nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi.
Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía
nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m. Có tác giả ví hình
dáng đảo giống như một con cá đang bơi, đầu hướng về phương Bắc
Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở
phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc - Nam thì chiều dài lớn nhất của
đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo
với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng
diện tích của Phú Quốc là 56.500 ha
(Đảo Phú Quốc dược cấu tạo từ các đá trầm tích Mesozoi và Kainozoi, bao gồm
cuội kết đa nguồn gốc phân lớp dày, sỏi thạch anh, silica, đá vôi, riolit và felsit. Các đá

Mesozoi thuộc hệ tầng Phú Quốc (K pq). Trầm tích Kainozoi thuộc các hệ tầng Long
Toàn (Pleistocen giữa - trên), hệ tầng Long Mỹ (Pleistocene trên), hệ tầng Hậu Giang
(Holocene dưới – giữa), các trầm tích Holocen trên và các trầm tích Đệ tứ không phân
chia).
c) Điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu
Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió
mùa (nóng ẩm, mưa nhiều,…), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh
Thái Lan nên ít bị thiên tai. thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia
hai mùa rõ rệt.
Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc Nhiệt độ cao nhất
35 độ C vào tháng 4 và tháng 5.
Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ
85 đến 90%.
Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài
nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu.
d) Kinh tế- xã hội
Kinh tế
Đây là vùng có nhiều tiềm năng thuận lợi cho các hoạt động như: phát triển du
lịch sinh thái; sản xuất công nghiệp; khai thác, nuôi trồng thủy hải sản; nông nghiệp;
phát triển rừng
- Thương mại - du lịch và dịch vụ, ước tổng mức bán lẻ hàng hoá đạt khoảng
850 tỷ đồng, nâng tổng mức bán lẻ hàng hoá 10 tháng được 9.358 tỷ đồng đạt 77,98%
so với kế hoạch, tăng 21,25% so với lũy kế cùng kỳ. Khoảng 25.000 lượt khách đến
tham quan du lịch, nâng tổng số lượt khách lên 10 tháng được 367.616 lượt khách, đạt
96,74% so kế hoạch, tăng 33,4% so với lũy kế cùng kỳ. Trong đó, khách quốc tế là
5.000 lượt người, nâng tổng số lượt khách Quốc tế lên 10 tháng được 72.376 lượt
khách, đạt 63,49% so kế hoạch, giảm 10,07% so với lũy kế cùng kỳ. Doanh thu từ du
lịch được 85 tỷ đồng, nâng tổng doanh thu lên 10 tháng được 1.042 tỷ đồng, đạt
104,2% kế hoạch, tăng 32,91% so với lũy kế cùng kỳ.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN được 99 tỷ đồng, nâng tổng giá trị sản

xuất 10 tháng được 953 tỷ đồng, đạt 83,9% kế hoạch, tăng 27,09% so với lũy kế cùng
kỳ. Sản phẩm tăng chủ yếu như: Nước mắm 3,91%; Cá khô các loại 5,67%; mực khô
23,93%; tôm khô 0,48%; đóng tàu 23,08%,…Riêng mực đông lạnh giảm 29,4%.
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất thủy sản được 57,625 tỷ đồng,
nâng tổng giá trị sản xuất 10 tháng được 465,125 tỷ đồng, đạt 72,77% kế hoạch, giảm
0,02% so với lũy kế cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt được 17.700 tấn, nâng
lên 10 tháng được 128.654 tấn, đạt 85,2% so kế hoạch, giảm 1,43% so với lũy kế cùng
kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác 17.625 tấn, nâng tổng sản lượng 10 tháng được
127.961 tấn, đạt 85,31% so kế hoạch, giảm 1,39% so với lũy kế cùng kỳ; sản lượng
nuôi trồng được 75 tấn, nâng tổng sản lượng 10 tháng được 693 tấn, đạt 69,3% so với
kế hoạch, giảm 8,21% so với lũy kế cùng kỳ.
- Sản xuất nông nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng:
+ Diện tích cây tiêu hiện có khoảng 427 ha, đạt 106,75% so với kế hoạch. Chăn
nuôi gia cầm vẫn được duy trì ổn định và phát triển tốt. Rau màu các loại trong tháng
thu hoạch được 500 tấn, tăng 14,94% so với cùng kỳ.
+ Về quản lý và bảo vệ rừng: Các lực lượng chức năng đã tổ chức tuần tra kiểm
soát quản lý bảo vệ rừngg 49 cuộc, có 259 lượt người tham dự, phá hủy 04 lò hầm than
trong rừng phòng hộ; hủy bỏ tại chỗ 309 cây trồng các loại trồng trái phép trong rừng
phòng hộ; ban hành quyết định xử phạt 01 vụ mua lâm sản trái phép, 01 vụ khai thác
rừng trái phép, 01 vụ vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng, đã xử lý
03 vụ với tổng số tiền 19 triệu đồng. Triển khai cắm mốc ranh giới vườn quốc gia
ngoài thực địa được 70 mốc, nâng số mốc được cắm 140 mốc.
- Giao thông vận tải, khối lượng vận chuyển hàng hoá được 520 ngàn tấn, nâng
tổng số hàng hoá vận chuyển 10 tháng được 5,376 triệu tấn, đạt 76,8% kế hoạch năm,
giảm 1,19% so với lũy kế cùng kỳ. Vận chuyển hành khách khoảng 480 ngàn lượt
người, nâng tổng số vận chuyển hành khách 10 tháng được 5,492 triệu lượt khách đạt
68,65% kế hoạch năm, tăng 4,71% so với lũy kế cùng kỳ. Trong đó, đường bộ đạt 256
ngàn lượt người, giảm 6,3% so với lũy kế cùng kỳ; đường biển đạt 171 ngàn lượt
người, tăng 11,88% so với lũy kế cùng kỳ; đường hàng không đạt 53 ngàn lượt người
tăng 33,33% so với lũy kế cùng kỳ

Xã hội
Khu di tích lịch sử Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc, phục vụ
897 đoàn, có 5.723 lượt khách đến tham quan, trong đó có 355 lượt khách người nước
ngoài. Nhà truyền thống phục vụ 273 lượt khách đến tham quan, trong đó có 04 khách
nước ngoài và bổ sung thêm 02 hiện vật (cặp ky mây và chổi đồ thủ công). Thư viện
huyện phục vụ 76 lượt đọc giả.
2. Hệ sinh thái rạn san hô
Các nghiên cứu của Viện Hải dương học Nha Trang (tháng 4-5/2006) ở 21
điểm nghiên cứu khảo sát đánh giá vùng Biển Phú Quốc, trong đó phía Tây Bắc đảo 3
điểm và phía Nam đảo 18 đã cho thấy sự phân bố và diện tích Rạn san hô chủ yếu tập
trung ở xung quanh các cụm đảo phía Tây Nam quần đảo An Thới như: Hòn Bần, Hòn
Thầy Bói, Hòn Đồi Mồi, Hòn Móng Tay, Gành Dầu, Mũi Ông Quới, Cửa Cạn,…với
các loại san hô phân bố vùng ven các đảo chủ yếu thuộc kiểu dạng Rạn riềm không
điển hình (Non-fringing reefs) và các loại san hô phát triển trên nền tảng đá, một số
khu vực khác phát triển trên nền đáy cát như ở Hòn Vong, nam Hòn Mây Rút.
Tổng diện tích Rạn San hô tại vùng biển Phú Quốc là 473,9 ha, trong đó tập
trung chủ yếu ở phía nam đảo Phú Quốc với diện tích 362,2 ha (76%), diện tích lớn
nhất ở khu vực Cửa Cạn 37 ha và nhỏ nhất là Hòn Bần 1,2 ha. Số liệu này đã cho thấy
diện tích khảo sát lần này đã tăng lên rất nhiều so với trước đây (năm 2004 chỉ là 130,4
ha) vì có thêm những phát hiện mới về Rạn san hô ở các bãi cạn Hòn Kim Quy, bãi
cạn Hòn Mây Rú,…
• Số liệu đã điều tra khảo sát được có tổng số 260 loài, trong đó 8 loài san hô
mềm và 252 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 49 giống và 14 họ, trong đó Hòn
Móng Tay 131 loài, Hòn Mây Rút và bắc Hòn Vong 126 loài, ở Hòn Rỏi 44
loài và Hòn Vang chỉ có 53 loài. Đặc biệt chủ yếu là các loài thuộc Rạn san
hô cứng bắt gặp trên 80 loài các loại
• Độ phủ trung bình của các loài san hô cứng ở đây đạt 44,5%, trong đó ở
Hòn Bần có độ phủ cao nhất 82,5% và thấp nhất ở đông nam Hòn Mây Rút
27,2%, đáng chú ý là độ phủ của san hô mềm chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt từ 0-
3,8%

• Các giống San hô chiếm ưu thế là các giống:Porites, Acropora, Montipora,
Echinopora, Diploastrea,… được ghi nhận là khá phổ biến, trong đó độ phủ
của giống Porites chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5% xuất hiện ở Hòn Dừa, Hòn
Thơm, Hòn Dâm,… Về các loại Cá rạn san hô đã ghi nhận được 152 loài
thuộc 71 giống và 31 họ các rạn san hô tại vùng biển Phú Quốc.
3. Đa dạng sinh học HST san hô phú quốc
Số liệu đã điều tra khảo sát được có tổng số 260 loài, trong đó 8 loài san hô
mềm và 252 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 49 giống và 14 họ. Đặc biệt chủ yếu là các
loài thuộc Rạn san hô cứng bắt gặp trên 80 loài các loại.
Độ phủ trung bình của các loài san hô cứng ở đây đạt 44,5%, trong đó ở Hòn
Bần có độ phủ cao nhất 82,5% và thấp nhất ở đông nam Hòn Mây Rút 27,2%, đáng
chú ý là độ phủ của san hô mềm chiếm tỷ lệ thấp chỉ đạt từ 0-3,8%
Các giống San hô chiếm ưu thế là các giống:Porites, Acropora, Montipora,
Echinopora, Diploastrea,… được ghi nhận là khá phổ biến, trong đó độ phủ của giống
Porites chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5% xuất hiện ở Hòn Dừa, Hòn Thơm, Hòn Dâm,… Về
các loại Cá rạn san hô đã ghi nhận được 152 loài thuộc 71 giống và 31 họ các rạn san
hô tại vùng biển Phú Quốc.
Đã ghi nhận được 152 loài thuộc 71 giống và 31 họ cá rạn san hô tại Khu BTB
Phú Quốc. Cá rạn san hô được hiểu là các loài cá có đời sống gắn liền với sinh cảnh
của rạn san hô trong một giai đoạn nhất định hoặc toàn bộ vòng đời. Mỗi loài san hô
điển hình lại được gắn với một loài cá rạn điển hình: Nhóm cá lớn có khả năng tạo đàn
là cư dân quen thuộc của các triền san hô đá tạo rạn với luôn hấp dẫn với nguồn thức
ăn phong phú. Loài san hô cứng với các hình thái như san hô gạc nai là nơi cư ngụ của
những chú cá nhỏ thuộc họ cá thia cá cá bướm vốn cần một nơi trú chân vừa an toàn
vừa cung cấp đủ dinh dưỡng những yếu tố tối cần thiết để nuôi dưỡng chúng
Đã xác định được 47 loài và 1 loài chưa xác định được tên của ngành thân
mềm (Molluscs) thuộc 3 lớp: lớp Chân bụng Gastropoda có 25 loài, chiếm hơn một
nữa tổng số loài ghi nhận được; lớp Song Kinh Polyplacophora có 1 loài và lớp Hai
mảnh vỏ Bivalvia có 22 loài.
Thành phần loài quần xã Ngành động vật Da gai tại vùng rạn san hô Phú Quốc

bước đầu đã xác định được 25loài thuộc 3 lớp.
Rong biển sống trên các rạn san hô ở quần đảo Phú Quốc rất nghèo nàn. Xác
định được 53 loài rong biển kích thước lớn sống trong rạn san hô, thuộc 32 Chi và 4
ngành. Ngành Rong Lam (Cyanophyta) có 6 loài, ngành Rong Lục
(Chlorophyta) có 10 loài, ngành Rong Nâu (Phaeophyta) có 9 loài và ngành Rong
Đỏ (Rhodophyta) chiếm số lượng nhiều nhất với 28 loài.
Sự đa dạng nơi đây do san hô tạo cho chúng nơi trú ngụ an toàn cũng như cung
cấp nguồn thức ăn cho sinh vật chúng còn là bãi đẻ của nhiều loài sinh vật khác nhau.
III. Tác động của con người lên HST san hô Phú Quốc:
Ở Phú quốc:
*Nông nghiệp: Chủ yếu sản xuất lúa gạo, hồ tiêu
Bình quân sản lượng lương thực quy ra thóc đạt khoảng 1.962 Kg/ Người/ Năm
Hồ tiêu sản lượng khoảng 1.225 tấn.
Việc sản xuất nông nghiệp giúp phục vụ đời sống của nhân dân trên đảo cũng
như giúp nâng cao thu nhập
Tuy nhiên mặt trái của nó đã tạo ra áp lực lên chính môi trường nơi này:
- Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi một số lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
lớn gây ô nhiễm môi trường nước ngầm và nước mặt ở các dòng sông, từ đây dẫn ra
biển nơi có rạn san hô, làm nghẽn bùn đối với các đối với các rạn san hô do xói mòn
đất.Và góp phần làm gia tăng tần suất xuất hiện “ thủy triều đỏ” gây ô nhiễm và mất
cân bằng sinh thái biển. Mặt khác san hô rất nhạy cảm với sự đe dọa từ môi trường
dẫn đến bị chết nơi đây.
* Lâm nghiệp: Phú Quốc có khoảng 37 Ngàn hecta rừng tự nhiên chiếm 3/4
diện tích huyện với nhiều loại gỗ quý như
Tuy nhiên với sự phát triển đô thị hoá công nghiệp hoá trên đảo, việc phát triển các sân
golf nơi này đã chiếm mất một phần lớn diện tích rừng nơi này. Việc rừng bị mất đã
tác động đến môi trường không nhỏ dẫn đến việc khả năng làm sạch nước và không
khí giảm ở nơi này và ảnh hưởng đến rạn san hô.
- Khả năng làm sạch nước giảm khiến cho nước khi dẫn ra tới biển không còn
được như ban đầu.

Những khu rừng đước lớn, hấp thu những lượng lớn dinh dưỡng và trầm tích từ
nước thải nông nghiệp và công nghiệp đang bị phá hủy. Sự phá hủy của rừng đước
cũng như sự giảm diện tích các vùng đất ngập mặt đều được xem là các nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các rạn san hô ngoài biển.
* Ngư nghiệp:
Đây là ngành tác động trực tiếp lên hệ sinh thái san hô:
Khai thác thuỷ sản
Phần lớn người dân Phú Quốc sống bằng nghề khai thác thủy sản, đóng góp
25% sản lượng khai thác thủy sản của toàn tỉnh Kiên Giang. Các loại hải sản được tập
trung đánh bắt là: cá mù, cá hồng, cá kẽm, cá bè, cá mò, cá da bò… đây là những hải
sản có giá trị thương mại cao do như cầu lớn của thị trường. San hô và các cá thể hai
mảnh như hầu ngọc, bào ngư, điệp… thường được khai thác làm thực phẩm và đồ
trang sức.
Việc khai thác hải sản quá mức, khai thác huỷ diệt thể hiện mức độ mạnh ở đảo
Phú Quốc. Theo kết quả điều tra, có khoảng 78 chiếc tàu thường xuyên khai thác trên
rạn san hô. Việc sử dụng thuốc nổ và chất độc vẫn đang xảy ra trong vùng bởi các ngư
dân địa phương và các vùng khác đến. Ngư dân thường sử dụng Cyanide để bắt nhóm
cá sống và những loài cá rạn san hô mà thị trường ưa thích để tiêu thụ trong nước và
xuất khẩu. Bằng chứng cho tác động từ khai thác hải sản là những mảnh lưới còn sót
lại trên các tập đoàn san hô, hay những tập đoàn san hô bị chết còn nguyên cấu trúc do
đánh cá bằng thuốc độc được quan sát thấy trong lúc lặn.
Trong 3 năm từ 2010 - 2012, các ngành chức năng tỉnh Kiên Giang đã phát
hiện, xử lý tịch thu hơn 2 tấn san hô, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Tình trạng khai
thác trái phép, xâm hại nghiêm trọng rạn san hô tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa được
ngăn chặn triệt để.
Nuôi trồng thuỷ sản:
Ở lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, Phú Quốc hiện có khoảng 100 cơ sở nuôi cá
lồng bè trên biển với các loài đặc trưng như cá bóp, cá mú đen, cá mú sao, cá hồng
bạc… là những loài cá có giá trị kinh tế cao, cung cấp cho thị trường trong nước và
xuất khẩu. Ngoài ra, Phú Quốc cũng nơi tập trung nguồn giống, bãi ương nuôi ấu trùng

và con non của các loài hải sản.
Nước thải chứa các chất giàu dinh dưỡng gây sự bùng nổ tảo. Các rạn san hô là
các cấu trúc sinh học phù hợp với những vùng nước dinh dưỡng thấp, và sự gia tăng
dinh dưỡng trong nước làm mất cân bằng của các cộng đồng rạn san hô.
Từ đó nước biển ô nhiễm tác động đến hệ sinh thái rạn san hô, làm cho nhiều
loài thuỷ sinh bị chết, nhiều loài động vật biển phải tìm nơi khác để sinh sống.
2. Công nghiệp:
Phát triển công nghiệp chủ yếu tập trung theo hướng phục vụ cho các ngành
kinh tế dịch vụ - thương mại, nông nghiệp, thuỷ hải sản. Định hướng đến năm 2015 sẽ
phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, định hướng xuất khẩu, phù hợp
với môi trường kinh tế - Xã hội của Phú Quốc.
Tỷ trọng công nghiệp - Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của huyện đạt từ 49
-50%. Ngày 22/5/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về
việc thành lập khu kinh tế Phú Quốc, thuộc 5 nhóm khu kinh tế ven biển
Việc phát triển công nghiệp giúp thúc đẩy phát triển kinh tế huyện đảo tuy
nhiên đã gây ra k ít hệ luỵ đối với hệ sinh thía san hô.
* Dựa vào kết quả điều tra về tải lượng và nồng độ các chất trong nước thải của
các khu công nghiệp hiện hữu tại việt nam ta thấy rằng Lưu lượng nước thải tại đây
640 m
3
/ ngày với tải lượng ô nhiễm là: BOD5 có nồng độ 170 mg/l, COD là 271 mg/l,
TSS là 253 mg/l nhưng số lượng khu công nghiệp, cụm công nghiệp có nơi xử lý nước
thải tập trung hợp tiêu chuẩn còn ít.
- Nhu cầu oxy hóa cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, gây hại cho sinh vật
trong nước và hệ sinh thái nói chung, làm thay đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.
- Hàm lượng TSS cao sẽ góp phần làm tăng độ đục, giảm sự xuyên thấu của ánh
sáng, làm hạn chế sự quang hợp của sinh vật, gây ra một số bệnh nguy hại đặc biệt là
bệnh tẩy trắng ở san hô
Tẩy trắng san hô là hiện tượng phá vỡ mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo
đơn bào. Tảo đơn bào sống trong các mô của san hô, cung cấp cho chúng thức ăn để

tăng trưởng và duy trì màu sắc khoẻ mạnh bình thường. Tẩy trắng san hô làm mất dần
màu sắc san hô khi tảo đơn bào bị đẩy khỏi mô san hô, để lộ bộ xương trắng.
Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên môi trường tỉnh Kiên Giang, trong chương trình
quan trắc tài nguyên và môi trường Khu Bảo tồn biển Phú Quốc của Viện Hải dương
học Nha Trang, hiện nay diện tích san hô khu vực này bị tẩy trắng trung bình 56,6%
(hiện tượng san hô chết). Trong đó khu vực phía tây Hòn Thơm và Gành Dầu tỷ lệ tẩy
trắng cao nhất, khoảng 90%. Vùng lõi bảo tồn biển gồm Hòn Vông, Gầm Ghì, hòn
Xưởng và hòn Móng Tay, san hô bị tẩy trắng tỷ lệ 20 - 40% diện tích.
Mặt khác nước thải chứa các chất giàu dinh dưỡng gây ra sự phát triển quá
nhanh của tảo và phiêu thực vật tại các vùng biển ven bờ, được gọi là sự bùng nổ tảo.
Các rạn san hô là các cấu trúc sinh học phù hợp với những vùng nước dinh dưỡng
thấp, và sự gia tăng dinh dưỡng trong nước làm mất cân bằng của các cộng đồng rạn
san hô. Sự phá hủy của rừng đước cũng như sự giảm diện tích các vùng đất ngập mặt
đều được xem là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các rạn
san hô ngoài biển.
Người ta còn thấy rằng chất lượng nước thấp làm tăng sự lan tràn của các bệnh
truyền nhiễm giữa các loài san hô
3. Dịch vụ - Du lịch:
* Giao thông vận tải:
Vùng An Thới là một vùng có mật độ thuyền bè rất cao, chủ yếu hoạt động đi
lại trên biển là tàu bè khai thác thủy sản, tàu chở khách từ đất liền ra đảo và tàu hàng.
Cảng An Thới là khu vực neo đậu thuyền bè rất lớn, có lúc lên tới hàng nghìn chiếc.
Sự ô nhiễm môi trường tại khu vực này luôn là những mối nguy tiềm ẩn đối với hệ
sinh thái các rạn san hô.
Các vụ tràn dầu, rò rỉ dầu vào nước biển, mỏ neo của tàu thuyền cũng như việc
các con tàu đi biển cỡ lớn bị mắc cạn cũng tàn phá một phần lớn các dải đá ngầm san
hô. Trong giai đoạn dài, tràn dầu có thể làm tổn thất các quần xã rạn san hô nhiều hơn
so với các dạng xáo trộn khác. Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng sơn được
phủ lên đáy nhiều con tàu cũng đóng góp vào quá trình hình thành độc tố, cùng các
hoá chất khác có hại cho san hô.

* Du lịch:
Sáu tháng đầu năm 2014, huyện đảo Phú Quốc đón khoảng 268.000 lượt khách
đến tham quan, du lịch; trong đó, khách quốc tế đạt hơn 72.620 lượt người. Tổng
doanh thu từ du lịch hơn 1.014 tỷ đồng. Nhưng hoạt động du lịch đã có những mặt trái
nhận thấy rõ:
Trong các chuyến khảo sát đã quan sát thấy các túi nylon, hộp nhựa, vỏ lon
bia được thải ra từ các tàu chở khách du lịch. Việc du lịch ảnh hưởng đến rạn san hô
ở phú quốc so với các nơi khác là còn ở mức trung bình. Nhưng cùng với chiến lược
phát triển du lịch ở đảo này thì vấn đề ô nhiễm do các hoạt động du lịch mang đến cho
rạn san hô cũng nên được xem xét.
San hô cũng là vật trang trí được con người ưa thích. Thường khi đi nghỉ tại các
vùng biển nhiệt đới có những rạn san hô đẹp, một số người muốn mua một số đồ lưu
niệm bằng san hô mang về nhà. Để thoả mãn nhu cầu của du khách, dân địa phương đã
khai thác san hô với quy mô thương mại và chọn san hô sao cho có thể kiếm được
nhiều tiền nhất.
Việc các hệ sinh thái san hô bị ảnh hưởng khiến sự tuyệt chủng các loài đặc hữu
cần được bảo vệ như bò biển, vích cỏ, đồi mồi, rùa da, chỉ còn là vấn đề thời gian.
Rạn san hô mất đi cũng như mất đi bức tường thành tự nhiên ngăn cản sóng thần và
bão táp. Trước những nguy cơ như vậy chúng ta cần có các giải pháp để cải thiện vấn
đề:
IV. Giải pháp
1. Đã thực hiện:
 Các Quy chế quản lý của khu bảo tồn Phú Quốc:
- Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân về san hô
và tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô.
- Công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ nghiêm ngặt khu Bảo tồn biển Phú
Quốc;
 Hỗ trợ cho ngư dân : chuyển đổi nghề lưới kéo, lưới rùng, lặn sang nghề
khai thác thủy sản có chọn lọc và thân thiện với môi trường hoặc các nghề
khác; cải tiến một số công cụ khai thác thủy sản đúng quy định của pháp

luật
 Thiết lập rạn san hô nhân tạo nhằm giảm đánh bắt cạn kiệt hệ sinh thái san
hô nói riêng và bảo vệ những hệ sinh thái quan trọng trong vùng lõi của Khu
bảo tồn biển Phú Quốc.
 Nghiên cứu phục hồi các rạn san hô bị phá hủy.
2. Kiến nghị:
 Lập hiệp hội bảo tồn san hô.
- Thông qua hiệp hội mong sẽ tổ chức được các sự kiện hướng tới tăng
cường sự hiểu biết của người dân và đề ra các sáng kiến giúp bảo tồn hệ san
hô.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông, giáo dục, nâng cao thức của
việc ô nhiễm môi trường biển đến hệ sinh thái san hô để lồng ghép vào buổi
sinh hoạt lệ của các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cấp xã, ấp và tổ nhân
dân tự quản.
 Trồng rừng ngập mặn ven biển Phú Quốc, trồng loại cây chịu được úng
chua như keo lá tràm : bức tường bảo vệ bờ biển tránh khỏi sự phá hủy của
thiên nhiên và con người.
- RNM góp phần tạo sự cân bằng hệ sinh thái biển
- Nơi cư trú của các sinh vật biển
- Sản xuất thức ăn cho các loài thủy sinh vật
Ngoài những lợi ích thì rừng ngập mặn cũng có vai trò rất lớn đối với việc
bảo tồn cũng như phát triển hệ sinh thái san hô như:
- Cải tạo được môi trường sinh thái xung quanh biển =>
- Giảm áp lực lên hệ sinh thái san hô cũng như các thủy sinh vật khác
- Điều hòa dinh dưỡng cho các rạn san hô: sản xuất thức ăn
- Rừng ngập mặn còn đóng vai trò trung gian ( hệ sinh thái kết nối) quan
trọng trong sự hình thành và phát triển của các loài cá sống trong rạn san hô.
( Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, số lượng các loài cá sống trong rạn
san hô có rừng ngập mặn nhiều gấp 2 lần so với các rạn san hô không có rừng ngập
mặn).

=> RNM là 1 sáng kiến phù hợp và thích ứng!
V. Kết luận
Hệ sinh thái muốn tồn tại bền vững đòi hỏi các mối quan hệ trong hệ sinh
thái phải cân bằng, cũng như sự tồn tại của loài này cũng là tiền đề cho sự tồn tại của
loài khác, chúng là mắt xích của chuỗi sự sống, sự tồn tại. Con người với sự tham lam
của mình đã cắt đi những mắt xích của sự sống và nếu không sửa chữa chúng ta sẽ mất
đi mắt xích sự sống của chính mình. Việc bảo vệ rạn san hô và sự đa dạng trong hệ
sinh thái rạn là một việc làm cấp bách cần có sự chung tay của toàn cộng đồng. Chúng
ta hãy cùng nhau bảo vệ và phát triển hệ sinh thái Rạn san hô, đó chính là bảo vệ sự
phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội của huyện đảo Phú Quốc hiện nay và sau
này.

×