Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

phân tích các tính chất của ý thức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.81 KB, 17 trang )

I. MỞ ĐẦU.
Dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức xã
hội. Tính đặc trưng của dư luận xã hội thể hiện ở chỗ nó không tồn tại như
một dạng độc lập với các trạng thái ý thức xã hội như chính trị, tôn giáo,
khoa học, nghệ thuật,…mà nó xuyên suốt trong các dạng ý thức xã hội đó.
Dư luận xã hội không phải là bản thân chính trị, thế nhưng nó có mặt và
hoạt động tích cực trong hành vi, ý thức chính trị của cá nhân. Dư luận xã
hội không phải là khoa học nhưng chúng ta có thể gặp nhiều tình huống dư
luận xã hội lên tiếng về những vấn đề khoa học như việc nhân bản vô
tínhcon người, vấn đề sinh học, hay sự nóng lên của trái đất…
Dư luận xã hội tồn tại từ lâu đời cùng với xã hội loài người, được xem
là có trước cả pháp luật, có tác dụng là phương tiện giáo dục, định hướng
và điều chỉnh hành vi. Khi nói đến dư luận xã hội người ta thường nghĩ đến
những đánh giá của cộng đồng đối với những sự kiện xã hội nhất định.
Những đánh giá này dù có chủ định hay không chủ định nhằm tới một ai,
song ai cũng xem đó là một cách đánh giá mà mình cần phải xem xét mỗi
khi hành động.
Sự hình thành của dư luận xã hội diễn ra theo nhiều cách, bằng nhiều
con đường đã khiến dư luận xã hội trở thành một thực thể trung gian mang
thông tin có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cộng đồng và ảnh hưởng rất lớn
đối với các cá nhân và các nhóm trong xã hội. Chính vì thế, những hiểu
biết về dư luận xã hội là rất cần thiết và hữu ích. Để hiểu rõ về dư luận xã
hội và có cách nhìn đúng đắn về các sự vật, hiện tượng mà nó đề cập đến
thì ta cần nắm được các tính chất cơ bản của nó. Từ đó mới có thể rút ra
được những thông tin, những quan điểm đúng đắn để đưa vào thực tế. Điều
này rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng lớn đến cách nhận thức của con
1
người ra sao và tác động của nó tới ý thức pháp luật của mỗi người như thế
nào?. Sau đây em xin phân tích các tính chất cơ bản của dư luận xã hội để
làm rõ được các vấn đề đó.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Dư luận xã hội có các tính chất cơ bản như: tính khuynh hướng, tính
lợi ích, tính lan truyền, tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi, tính
tương đối trong khả năng thực tế xã hội của dư luận xã hội. Những tính chất
trên sẽ giúp cho dư luận xã hội phản ánh một cách toàn diện và chân thực về
bản chất của sự việc hiện tượng xã hội xảy ra, giúp các nhà nghiên cứu phân
tích có thể có được những thông tin xác thực để đưa ra các kết luận đúng đắn
về nó.
1. Tính khuynh hướng.
Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá
trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, gồm phản
đối, tán thành hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ). Cũng có thể phân chia dư luận
theo các khuynh hướng như tích cực hoặc tiêu cực; tiến bộ hay lạc hậu….Ở
mội khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo
các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản
đối. Chính bởi những thái độ đó, dư luận xã hội phải khiến cho mọi người
suy nghĩ về hành động của mình, khiến các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền
phải đứng ra và có những giải pháp thúc đẩy hoặc hạn chế đối với những
hiện tượng đó.
Tính khuynh hướng của dư luận xã hội được thể hiện rõ trong rất
nhiều những vấn đề đang xảy ra trong xã hội hiện nay. Điển hình như hiện
tượng bạo hành trẻ em ở nước ta, đây là vấn đề khiến biết bao người phải
2
sửng sốt, phải đau lòng khi xem những clip trẻ em bị cô giáo đánh đập, hành
hạ dưới nhiều hình thức tại nhà giữ trẻ, cảnh những em bé bị bố mẹ nuôi
đánh, bị đánh chửi và đối xử tàn nhẫn…Trẻ em là mầm non tương lai của
đất nước, là thế hệ xây dựng và phát triển đất nước trong tương lại mà lại bị
đối xử như vậy, chính điều đó đã làm dậy lên làn sóng dư luận trong xã hội
hết sức bất bình và lên án gay gắt đối với những người không còn nhân tính,
đánh đập những đứa trẻ còn chưa biết nhận thức gây ra sự tổn thương lớn về
cả thể xác và tinh thần. Đây chính là thái độ phản đối gay gắt của dư luận xã

hội về một hiện tượng bạo hành trẻ em xảy ra trong xã hội.
Ngoài ra, tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột
của dư luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở
trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự
xung đột; còn nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ J thì biểu thị sự
thống nhất. Đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ U khi trong xã hội có
hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng sự kiện, hiện tượng, quá
trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ số người ủng hộ cao. Ví dụ như về vấn đề
trường chuyên hiện nay ở cả nông thôn hay thành thị đều xuất hiện hai quan
điểm. Quan điểm thứ nhất là của phụ huynh học sinh có con em đến độ tuổi
đi học, họ đều rất muốn cho con em mình vào học tại các trường chuyên bởi
lẽ họ luôn nghĩ rằng học trường chuyên sẽ tốt hơn, có điều kiện phát triển
hơn so với các trường bình thường. Vì thế, họ đua nhau thậm chí tranh giành
nhau để có được một suất trong trường chuyên. Quan điểm thứ hai là của các
nhà giáo am hiểu về giáo dục hoặc đang làm việc tại các trường bình thường
thì không muốn có tình trạng học lệch hoặc tình trạng bất công giữa các
trường, gây ra nghịch cảnh trường thì quá tải vì quá đông học sinh, trường
thì lại quá ít. Chính từ hai quan điểm này mà nền giáo dục nước ta gặp phải
nhiều rắc rối và dẫn đến những tiêu cực không đáng có.
3
Mặt khác, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ J thì tức là
trong xã hội có một loại quan điểm (tán thành hoặc phản đối) có tỉ lệ số
người ủng hộ cao mà thôi, điều đó biểu thị sự thống nhất cao trong dư luận
xã hội. Ví dụ như dư luận xã hội đối với vấn đề lạm phát, tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay. Hẳn ai cũng biết rõ, nước ta đang có tỉ lệ lạm phát rất cao so
với toàn thế giới, tình trạng tham nhũng diễn ra ở hầu hết các nơi trên cả
nước. Dư luận xã hội đang lên tiếng phản đối rất mạnh mẽ về vấn đề này.
Dư luận thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thể hiện tiếng nói
của mình. Việc hình thành hoặc thể hiện dư luận trên hệ thống thông tin đại
chúng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng sẽ tạo sức ép lên những cơ

quan, đơn vị, các nhân có hiện tượng tham nhũng, thậm chí đụng đến cả
những người có chức có quyền. Rất nhiều trường hợp khi tổ chức, các nhân
có tiêu cực, tham nhũng bị báo chí phanh phui do sợ dư luận xã hội và sợ
pháp luật “rờ” đến mình nên họ tạo tìm cách để tác động đến các cơ quan
quản lý cấp trên, cá nhân lãnh đạo cấp trên của cơ quan báo chí để tạo sức ép
hoặc tác động theo hướng ngăn cấm báo chí chống tiêu cực, tham nhũng.
Thử hỏi, nếu không có sự phát hiện và “áp lực” từ công chúng thì những vụ
việc tiêu cực nổi cộm như Epco Minh Phụng, Vũ Xuân Trường, Năm Cam,
Thủy cung Thăng Long…có được đưa lên công luận và cũng từ sức mạnh
của dư luận nó đã đi đến việc xử lý triệt để. Từ đó có thể thấy được tầm
quan trọng và sức ảnh hưởng của dư luận xã hội đến mọi lĩnh vực đời sống
xã hội là rất lớn.
Hơn nữa, chính nhờ có tính khuynh hướng mà người ta thấy được sự
khác biệt và giống nhau của dư luận xã hội của các thời kì lịch sử, cũng như
không gian xã hội khác nhau. Chẳng hạn, cũng là bảo vệ các giá trị gia đình
như sự chung thủy, dư luận luận xã hội khác nhau, hoặc trong những bối
4
cảnh xã hội khác nhau (nông thôn hay đô thị, các nhóm nghề, nhóm tuổi….)
lại có những thái độ, đánh giá có thể khác nhau.
2. Tính lợi ích
Nếu tính khuynh hướng là bày tỏ thái độ của dư luận xã hội thì tính
lợi ích là chính là để bảo vệ lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau trong xã
hội. Xuất phát từ đời sống hiện thực, dư luận xã hội chính là sự phản ánh đời
sống hiện thực ấy. Khi xem xét dư luận xã hội, chúng ta phải luôn đặt nó ở
trong một tọa độ xã hội nhất định. Trong tọa độ xã hội ấy, chúng ta nhận
thấy rằng, phản ánh nhu cầu lợi ích của các nhóm xã hội là một bản chất của
dư luận xã hội. Lợi ích xã hội là những nhân tố chi phối sâu sắc nhất đến
hình thành dư luận xã hội. Lợi ích cá nhân thường nhạy bén nhất trong sự
hình thành ý kiến cá nhân. Ý kiến nhóm được coi là đơn vị đầu tiên hình
thành nên chất của dư luận xã hội. Do đó, con đường vận động từ ý kiến cá

nhân qua ý kiến nhóm để hình thành dư luận xã hội là một quá trình biện
chứng. Sự phát triển các tầng ý kiến này sẽ quy định cường độ của dư luận
xã hội về một hiện tượng xã hội nào đó. Tính lợi ích của dư luận xã hội được
nhìn nhận trên hai phương diện là lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
Lợi ích vật chất được nhận thức rõ nét khi các hiện tượng diễn ra
trong xã hội có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kinh tế và sự ổn định cuộc
sống của đông đảo người dân. Một khi trong xã hội diễn ra những sự việc
hiện tượng, mà sự có mặt của nó có ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế, sức khỏe,
…của người dân, vượt quá sức chịu đựng của họ thì lúc ấy dư luận xã hội sẽ
lên tiếng, đấu tranh để lấy lại lợi ích của mình. Thực tế đã cho thấy rõ điều
này, thời gian gần đây Chính phủ đưa ra quyết định tăng giá gas, giá xăng
dầu đã khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Không
những thế, các điểm bán xăng lẻ lại tự ý nâng giá hay đóng cửa chờ thời
điểm tăng giá mới bán. Nhưng việc này đã khiến cho dư luận xã hội có
5
nhiều bức xúc cho rằng việc sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu không công
khai, minh bạch và yêu cầu Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có
những hành động cụ thể để giải quyết vấn đề. Hay một ví dụ khác cũng thể
hiện rõ nét tính lợi ích của dư luận xã hội đó là vấn đề tham nhũng, thái độ
đồng tình với các chủ trương của Chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát,
không tránh né dù đối tượng tham nhũng giữ cương vị, trọng trách cao đến
đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được nhiều nhóm xã hội
ủng hộ.
Cùng với đó, lợi ích tinh thần cũng được đề cập khi các vấn đề, các sự
kiện đang diễn ra đụng chạm đến hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội,
phong tục tập quán, khuôn mẫu hành vi ứng xử văn hóa của cộng đồng xã
hội hoặc của cả dân tộc. Người Việt Nam cũng như nhiều dân tộc, quốc gia
trên thể giới đều có những nét đẹp riêng, những văn hóa riêng, những phong
cách lối sống của riêng mình được coi là truyền thống và đều muốn giữ gìn
và phát huy nó ngày càng tốt đẹp hơn. Vì thế, khi có những hiện tượng xã

hội làm xâm hại, làm mai một dần những truyền thống ấy thì dư luận xã hội
sẽ có phản ứng trở lại đối với nó. Ví dụ là tình trạng bạo hành gia đình đang
diễn ra ở nhiều nơi. Dư luận xã hội đã lên án nhiều hành vi như: chồng đánh
vợ, bố mẹ đánh đập con cái như với người dưng, con cái đối xử với cha mẹ
một cách ghẻ lạnh,tàn nhẫn…những điều ấy đã làm mất đi giá trị đạo đức
trong con người, những truyền thống yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong
gia đình người Việt. Dư luận xã hội sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai
đã chót sai lầm thì hãy thay đổi và trở lại với những phẩm chất tốt đẹp vốn
có trong mỗi người.
Tuy rất quan trọng nhưng lợi ích mới chỉ là điệu kiện cần để thúc đẩy
việc tạo ra dư luận xã hội. Điều kiện đủ ở đây chính là sự nhận thức của các
nhóm xã hội về lợi ích của mình và mối quan hệ giữa chúng với các sự kiện
6
hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra. Có hai điểm sau cần lưu ý: Một là
bản thân nhận thức về lợi ích là một tiến trình trao đổi và phát triển giữa tính
cá nhân và tính xã hội; giữa tính vật chất và tính tinh thần; giữa tính trước
mắt và tính lâu dài. Nhận thức được điều này thì dư luận xã hội mới có thể
xác định được mục đích cần đạt được ở sự kiện hiện tượng xảy ra, nó có ảnh
hưởng như thế nào đến các nhóm xã hội và hậu quả mà nó có thể gây ra
trong xã hội. Hai là quá trình trao đổi, thảo luận ý kiến để dẫn đến dư luận
xã hội là quá trình giải quyết mâu thuẫn lợi ích. Trong công việc này, nhóm
xã hội nào có tổ chức tốt thành lực lượng thì nhóm xã hội đó sẽ thành công
hơn trong công việc bảo vệ quan điểm, lợi ích của mình và ngược lại. Điều
này chứng tỏ được sự khác biệt giữa tin đồn và dư luận xã hội bởi lẽ dư luận
xã hội là sự đánh giá, phán xét về những sự kiện hiện tượng thông qua sự
nhìn nhận của các nhóm xã hội, một nhóm xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
thì sẽ có những nhận định chính xác và khách quan hơn từ đó mới có được
thái độ đúng đắn đến các sự kiện hiện tượng xảy ra.
3. Tính lan truyền.
Dư luận xã hội được coi như biểu hiện của hành vi tập thể, hiện tượng

được các nhà xã hội học rất quan tâm. Cơ sở của bất kì hành vi tập thể nào
cũng là hiệu ứng phản xạ quay vòng, trong đó khởi điểm từ cá nhân hay
nhóm xã hội nhỏ sẽ gây nên chuỗi các kích thích của các cá nhân khác,
nhóm xã hội khác. Để duy trì được chuỗi kích thích này luôn cần có các
nhân tố tác động lên cơ chế hoạt động tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội.
Đối với dư luận xã hội các nhân tố tác động đó có thể coi là các thông tin
bằng các hình ảnh, âm thanh sống động trực tiếp, có tính thời sự. Dưới tác
động của các luồng thông tin này, các nhóm công chúng khác nhau sẽ cùng
được lôi cuốn vào quá trình bày tỏ sự quan tâm của mình thông qua các hoạt
động trao đổi, bàn bạc, tìm kiếm thông tin, cùng chia sẻ thông tin của với
7
người xung quanh. Chính nhờ tính chất này mà dư luận xã hội có sức lan tỏa
rất nhanh trên phạm vi rộng khắp. Một sự việc diễn ra cách đây không lâu đó
là “hiện tượng thánh vật trên sông Tô Lịch”. Sự việc bắt đầu trong quá trình
nạo vét sông Tô Lịch của đội thi công số 12 thuộc Công ty xây dựng VIC đã
phát hiện ra nhiều di vật cổ, những cây cọc gỗ được chôn đứng, những bộ
hài cốt…và sau đó ít lâu cũng xảy ra rất nhiều sự kiện ngẫu nhiên, gây kinh
hoàng cho toàn đội thi công số 12, bản thân và gia đình, những người thân
của thợ thi công tham gia trực tiếp vớt hài cốt, nhổ cọc dưới lòng sông liên
tục bị tai nạn thảm khốc…Từ đó, người ta cho rằng tất cả những điều đã xảy
ra là do bị “thánh vật”. Rồi các clip, hình ảnh liên tục được đưa lên báo chí,
thậm chí có cả trong chương trình thời sự chiếu trên ti vi. Ngay lập tức,
thông tin này đã được lan truyền đi khắp các tỉnh thành, ai ai cũng biết đến
và làm dậy lên một làn sóng dư luận xã hội về hiện tượng này. Thái độ của
dư luận xã hội cũng rất lưỡng lự, không biết đâu là thật, đâu là giả, gây ra
tình trạng lo lắng, sợ hãi đối với đông đảo người dân, đặc biệt là những
người dân sống quanh sông Tô Lịch. Có thể thấy sự tác động của các luồng
thông tin là rất lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của dư luận xã hội
đối với các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với các
sự kiện lớn của đất nước như tình trạng chiến tranh, các cuộc bầu cử, hay

các sự kiện vượt ra ngoài hoạt động sống và làm việc bình thường của con
người như các vụ tội phạm nguy hiểm, nạn hạn hán, lũ lụt…Chúng ta có thể
theo dõi và ghi nhận được ảnh hưởng của các luồng thông tin đến các hành
động quan tâm, thu hút được sự quan tâm của công chúng. Chỉ khi có được
sự quan tâm ấy thì mới có được sự bày tỏ, trao đổi, bàn bạc và tìm kiếm
những ý kiến, những đánh giá phán xét về sự việc hiện tượng xảy ra. Khi đó,
sự hình thành mạnh mẽ và lan truyền nhanh chóng của dư luận xã hội được
thể hiện rất rõ nét.
8
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi.
Dư luận xã hội là một trạng thái ý thức xã hội, nó thể hiện sự đánh
giá, phán xét, trạng thái tâm lý của con người cho nên sự tồn tại của nó phụ
thuộc vào cách nhìn nhận của con người về các sự việc hiện tượng trong xã
hội. Nếu như suy nghĩ và cách nhìn nhận của con người không thay đổi thì
dư luận xã hội cũng không thay đổi và ngược lại. Chính vì thế mà dư luận xã
hội vừa có tính bền vững tương đối lại vừa có tính dễ biến đổi. Có những dư
luận xã hội chỉ qua một đêm là thay đổi song cũng có những dư luận xã hội
trải qua hàng trăm năm vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Tính bền vững tương
đối của dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đối với những sự kiện,
hiện tượng hay các quá trình quen thuộc thì dư luận xã hội thường rất bền
vững. Chẳng hạn, sự đánh giá rất cao của dư luận xã hội về cuộc đời và sự
nghiệp của Bác Hồ, về tầm quan trọng của sự nghiệp đổi mới, chính sách
khoán trong nông nghiệp và còn nhiều những quá trình khác…Tuy nhiên,
điển hình nhất vẫn là sự nhìn nhận, đánh giá về con người, cuộc đời, sự
nghiệp của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh với một sự tôn trọng và ngưỡng mộ hết
mực của người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Bác Hồ là một
tấm gương sáng về những phẩm chất cao đẹp, lối sống lành mạnh trong
sáng, một con người hết lòng vì dân tộc, cả cuộc đời người hi sinh vì sự tự
do, hạnh phúc của đồng bào mình….Dư luận xã hội luôn luôn nhớ về Người
với sự tự hào và tôn kính nhất, đó sẽ là sự tồn tại mãi mãi trong lòng người

dân Việt Nam.
Ngược lại với tính bền vững tương đối, dư luận xã hội cũng rất dễ bị
biến đổi. Cái mới lúc đầu chỉ được số ít thừa nhận và do đó dễ bị đa số phản
đối. Nhưng ý kiến của đa số sẽ nhanh chóng, dễ dàng thay đổi khi cái mới
vươn lên khẳng định mình trong cuộc sống. Tính biến đổi của dư luận xã hội
thường được xem xét trên hai phương diện.
9
Thứ nhất, biến đổi theo không gian và môi trường văn hóa: sự phán
xét, đánh giá của dư luận xã hội về bất kì sự kiện, hiện tượng hay quá trình
xã hội nào cũng phụ thuộc vào các hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội đang
tồn tại trong nền văn hóa của cộng đồng người. Với cùng sự kiện, hiện tượng
nhưng dư luận xã hội của các cộng đồng người khác nhau lại thể hiện sự
đánh giá, phán xét khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó là do
phong tục tập quán ở mỗi nơi một khác. Điều này thấy rất rõ giữa các dân
tộc ở Việt Nam, chẳng hạn như phong tục tảo hôn của một số dân tộc miền
núi, nó được thực hiện một cách bình thường nhưng đối với dân tộc Kinh thì
đó lại là một hiện tượng xấu, gây ra nhiều hậu quả không tốt cho xã hội và
cần phải loại bỏ. Hay một ví dụ khác như quan hệ tình dục ngoài hôn nhân
dễ dàng được chấp nhận ở các nước Châu Âu, Bắc Mĩ mà lại bị phản đối
mạnh mẽ thậm chí bị trừng phạt theo luật lệ tôn giáo ở Trung Đông, Ấn Độ,
coi đó là một hành vi đi ngược lại với đạo đức con người.
Thứ hai, biến đổi theo thời gian: Cùng với sự phát triển của xã hội,
nhiều giá trị văn hóa, chuẩn mực xã hội, phong tục tập quán có thể bị thay
đổi ngay trong cùng nền văn hóa xã hội, dẫn đến sự thay đổi trong cách nhìn
nhận, đánh giá của dư luận xã hội. Ví dụ, trong xã hội phong kiến, quan
niệm trọng nam khinh nữ diễn ra rất phổ biến, thậm chí nó còn trở thành một
tư tưởng in hằn trong tiềm thức của người dân Việt Nam xưa. Con trai rất
được coi trọng còn con gái thì bị hạ thấp và thậm chí còn bị tước đi một số
quyền vốn có của mình. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng thay đổi và tiến bộ
hơn, nam nữ được bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong xã hội, người

phụ nữ đã dần khẳng định được vị trí của mình không thua kém gì nam giới.
Và quan niệm trọng nam khinh nữ cũng dần thay đổi, nó mờ nhạt và dường
như chỉ còn xuất hiện tại vùng nông thôn, những nơi dân trí còn thấp.
10
Phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể, dư luận xã hội còn biến đổi theo đối
tượng của các phán xét, đánh giá khi công chúng phát hiện thêm các mối
liên quan giữa đối tượng ban đầu với các sự kiện, hiện tượng, quá trình diễn
ra kèm theo nó. Mặt khác, xuất phát từ các phán xét, đánh giá bằng lời, dư
luận xã hội có thể chuyển hóa thành các hành động mang tính tự phát hoặc
có tổ chức để thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối của mình. Ví dụ như
tình hình biển Đông ở nước ta khi quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc
cướp mất một cách trắng trợn đã khiến cho dư luận hết sức bất bình và căm
phẫn. Từ nỗi tức giận ấy, dư luận xã hội đã biến thành những cuộc biểu tình
tại Đại sứ quán của Trung Quốc tại Việt nam. Đó là một cách thể hiện thái
độ phản đối hết sức gay gắt của dư luận xã hội đối với sự kiện này. Dư luận
xã hội về những vấn đề của đời sống xã hội có thể ở trạng thái tiềm ẩn,
không bộc lộ bằng lời (dư luận của đa số im lặng). Trong những xã hội thiếu
dân chủ, dư luận xã hội đích thực thường tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Trong
xã hội cũng thường có dư luận xã hội tiềm ẩn về những sự việc, sự kiện sắp
tới hoặc hiện thời chưa cấp bách. Điển hình đó là hiện nay dư luận xã hội
đang có rất nhiều luồng ý kiến về “ngày tận thế vào năm 2012”, đây là một
hiện tượng chưa được xác minh, chứng thực tuy nhiên lại có rất nhiều cá
nhân, các nhóm xã hội quan tâm.
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội
của dư luận xã hội.
Sự phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể đúng (đúng
nhiều hoặc đúng ít), có thể sai (sai nhiều hoặc sai ít). Điều này phản ánh hai
mặt của dư luận xã hội, không có gì là đúng hoàn toàn và sai tất cả. Mọi thứ
đều phải được xem xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Về tính
11

tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội của dư luận xã hội có thể
được nhìn nhận dưới ba khía cạnh:
Đầu tiên, dù có đúng đến mấy thì dư luận xã hội vẫn có những hạn
chế, do đó, không nên tuyệt đối hóa khả năng nhận thức của dư luận xã hội.
Dù có sai đến mấy thì trong dư luận xã hội vẫn có những hạt nhân hợp lý
không thể coi thường được. Ví dụ như tình trạng lấy chồng ngoại quốc của
phụ nữ Việt Nam hiện nay. Đây là một hiện tượng bị dư luận xã hội phê
phán, cho rằng đó là một hình thức buôn bán phụ nữ trắng trợn. Tuy nhiên,
cũng cần phải suy xét đến những nguyên nhân của rất nhiều trường hợp lấy
chồng nước ngoài chỉ vì hoàn cành gia đình quá khó khăn, muốn lấy chồng
để phụ giúp cho gia đình, như vậy thì việc lấy chồng nước ngoài là một việc
làm hợp lý.
Thứ hai, chân lý của dư luận xã hội không phụ thuộc vào tính chất
phổ biến của nó. Không phải lúc nào dư luận cả đa số cũng đúng hơn dư
luận của thiểu số. Chẳng hạn như, từ xa xưa, trong khi rất nhiều người cho
rằng Mặt trời quay quanh Trái Đất thì nhà bác học Galile đã khẳng định rằng
Trái Đất quay quanh Mặt Trời, tuy nhiên lại không được xã hội thừa nhận.
Mãi về sau này, khi nhiều nha khoa học chứng minh thì mới đc thừa nhận
chân lý đó.
Thứ ba, đối với những vấn đề trừu tượng, phức tạp, dư luận của giới
tri thức, của những người có trình độ học vấn cao thường chín chắn hơn so
với những người có trình độ học vấn thấp. Ví dụ như đối với các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước là những vấn đề hết sức phức tạp và mang
tầm vi mô. Những người có học vấn thấp thì sẽ chỉ nhìn thấy những cái
trước mắt, những ảnh hưởng trước mắt của nó đến bản thân mình, Tuy nhiên
đối với các nhà trí thức, có tầm hiểu biết rộng thì lại xem xét nó một cách
toàn diện hơn, và có những đánh giá chính xác hơn.
12
6. Tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật.
Ý thức pháp luật là hiện tượng mang tính giai cấp, xuất hiện cùng với

sự xuất hiện của pháp luật,nó phản ánh tồn tại xã hội từ góc nhìn pháp luật,
là toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và vai trò
của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và
công dân, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người trong
xã hội.Các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau có sự thể hiện ý thức pháp
luật khác nhau, trong đó ý thức pháp luật giữ vai trò chủ đạo là ý thức pháp
luật của giai cấp cầm quyền. Nhưng trước khi có sự xuất hiện nhà nước,
pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi
xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống,
tôn giáo, tín ngưỡng…đặc biệt là dư luận xã hội. Dựa vào cấu trúc của ý
thức pháp luật, chúng ta có thể đứng trên nhiều góc độ khác nhau để phân
tích sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật. Tuy nhiên, em
chỉ taaph trung phân tích sự tác động của dư luận xã hội đối với hệ tư tưởng
pháp luật và tâm lý pháp luật.
a. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm
có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các
hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các
phạm trù khoa học. Nó là cơ sở để sáng tạo các giá trị pháp luật, phổ biến
các tư tưởng, quan điểm pháp luật tiến bộ, nhân văn trong xã hội.
Dư luận xã hội tác ộng trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát
triển của hệ tư tưởng pháp luật. Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận
xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện,
hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội. Sự bàn luận, trao đổi ý kiến
giữa các thành viên trong xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới
13
kết quả là họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh
giá về sự việc, sự kiện pháp lý. Một trong những đặc điểm cơ bản của dư
luận xã hội là tính lan truyền. Do đó, dư luận xã hội tham gia vào việc phổ
biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư

tưởng, quan điểm pháp luật. Với từng thời điểm cụ thể, từng giai cấp thống
trị cùng với những quan điểm, tư tưởng của giai cấp đó và nếu như ý chí của
giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư luận xã hội của các tầng
lớp nhân dân thì dư luận xã hội sẽ tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình
thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng trong xã hội.
Như vậy có thể nói, dư luận xã hội với tư cách là một hiện tượng
thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội luôn có tác động mạnh mẽ đến
hệ tư tưởng pháp luật.
b. sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật.
Tâm lý pháp luật hình thành một cách tự phát dưới dạng tình cảm,
cảm xúc, tâm trạng của các cá nhân và các nhóm xã hội đối với pháp luật,
cũng như những hiện tượng pháp lý diễn ra trong đời sống xã hội. Tâm lý xã
hội thường chỉ biểu hiện cấp độ nhận thức thông thường dựa trên cơ sở tình
cảm pháp luật truyền thông, kin nghiệm sống, tập quán và tâm lý xã hội.
Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật thể hiện trên các phương
diện sau:
Một là, dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ đến tâm lý pháp luật, góp
phần định hướng cho sự hình thành tình cảm pháp luật tích cực, đúng đắn
của mỗi công dân.
Hai là, dư luận xã hội tác động tới tâm trạng của con người trước luật
pháp. Tâm trạng của con người trước luật pháp là sự thể hiện trạng thái tâm
lý của các cá nhân trước các sự kiện, hiện tượng pháp lý diễn ra trong xã hội
thường ngày. Những tâm trạng đó được bộc lộ trong nội dung các phán xét,
14
đánh giá của dư luận xã hội. Dư luận xã hội có thể động viên, khích lệ, khơi
gợi niềm tin của các thành viên trong xã hội tin tưởng vào sự công bằng
nghiêm minh của pháp luật.
Ba là, thông qua dư luận xã hội, các cá nhân tự đánh giá về hành vi
ứng xử của mình trong phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hiện
hành. Điều đó cho thấy, dư luận xã hội luôn có tác động tới ý thức tự giác

của con người trong việc chấp hành pháp luật.
III. KẾT THÚC
Xã hội đang phát triển thì dư luận xã hội cũng mang tính tích cực,
ngược lại, xã hội đang khủng hoảng thì dư luận xã hội lại mang tính tiêu
cực. Do đó, dư luận xã hội có ý nghĩa là thước đo bầu không khí chính trị, xã
hội; là tấm gương phản hồi đường lối, chính sách, pháp luật của Chính phủ;
phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; đánh giá năng lực,
phẩm chất của người lãnh đạo; có thể dựa vào dư luận xã hội để dự báo được
những diễn biến sắp tới của đời sống xã hội; phát huy quyền làm chủ của tập
thể nhân dân, tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân, ngăn
ngừa tệ nạn quan liêu, xa rời quần chúng…Vì vậy, người là công tác quản lý
phải biết điều tra dư luận xã hội, phải biết thu thập, xử lý và phân tích thông
tin để có quyết định đúng đắn, chấn chỉnh kịp thời các khiếm khuyết trong
đường lối, chính sách, đáp ứng yêu cầu của quần chúng nhân dân.
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ biên
Tiến sĩ Ngọ Văn Nhân, NXB Công an nhân dân, 2010.
2. Ngọ Văn Nhân, Sự tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp
luật. Tạp chí Triết học. ( )
3.
4.
5.
16
MỤC LỤC
Tiêu đề Trang
I. Mở đầu…………………………………………………………… 1
II. Giải quyết vấn đề………………………………………………… 2
1. Tính khuynh hướng……………………………………………. 2
2. Tính lợi ích…………………………………………………… 5

3. Tính lan truyền………………………………………………… 7
4. Tính bền vững tương đối và tính dễ biến đổi………………… 9
5. Tính tương đối trong khả năng phản ánh thực tế xã hội
của dư luậ xã hội……………………………………………………
11
6. Tác động của dư luận xã hội đến ý thức pháp luật……………. 13
a. Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp
luậ…………………………………………………………………….
13
b. Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp
luật……………………………………………………………
14
III. Kết thúc………………………………………………………… 15
17

×