Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "SINH KẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT TẠI PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.93 KB, 6 trang )

117

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62A, 2010

SINH KẾ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN SAU THU HỒI ĐẤT
TẠI PHƯỜNG THỦY DƯƠNG, THỊ XÃ HƯƠNG THỦY
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Quang Phục
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Nguyễn Xuân Khoát
Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này dựa vào phương pháp tiếp cận sinh kế để đánh giá sự chuyển đổi về lao
động, việc làm và thu nhập của các hộ gia đình bị thu hồi đất phục vụ các dự án phát triển của
tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu tại Thủy Dương cho thấy, nguồn thu nhập của các hộ
gia đình đã thay đổi một cách mạnh mẽ và đa dạng. Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp
là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình, trong khi thu nhập từ nông nghiệp ngày càng
giảm xuống. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm tăng thêm sự khác biệt về mặt xã hội
trong quá trình thích ứng và tìm kiếm chiến lược sinh kế. Một số lao động chủ yếu là người
nghèo và những người trên 40 tuổi đang đối mặt với nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm bởi
vì thiếu kỹ năng, lý do sức khỏe, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

1. Đặt vấn đề
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những
năm qua trên khắp các vùng miền của đất nước, nhiều khu công nghiệp và khu đô thị
mới với quy mô khác nhau được hình thành và đi vào hoạt động [4]. Quá trình phát triển
này tất yếu dẫn đến việc thu hồi đất đai (bao gồm đất ở và đất nông nghiệp) ở vùng ven
đô và vùng có tiềm năng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo báo cáo của
Tổng cục Thống kê, trong vòng 13 năm, từ năm 1990 đến năm 2003, Nhà nước (Trung
ương và địa phương) đã thu hồi tới 697.410 ha đất phục vụ cho việc xây dựng các khu
công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục


vụ lợi ích quốc gia [4]. Riêng giai đoạn từ 2001 đến 2007 có hơn 500.000ha đất nông
nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho các dự án phát triển, trong đó hơn 89% là đất nông
nghiệp màu mỡ [2].
Thủy Dương cách trung tâm thành phố Huế 3km về phía Nam và được xem là
một vùng ven đô (sub-urban area) của thành phố. Quá trình đô thị hóa ở Thủy Dương
diễn ra khá sớm (khoảng năm 2000) và mạnh nhất là từ năm 2005 đến 2010. Nhiều dự
án phát triển đã được triển khai trên địa bàn, bao gồm: Khu đô thị Đông Nam Thủy An,
đường Tự Đức - Thuận An, dự án sân golf [6]. Quá trình phát triển này đã dẫn đến việc
118

thu hồi một diện tích đất nông nghiệp khá lớn của Thủy Dương. Từ năm 2007 đến 2009,
toàn xã có 220,64 ha đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng (chiếm 17,65% diện tích đất
tự nhiên), và đã tác động rất lớn đến sinh kế của 462 hộ gia đình nông dân [7].
Sự thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của các hộ gia đình có đất bị
thu hồi diễn ra khá phức tạp. Nghiên cứu này chỉ tiếp cận đến sự thay đổi về việc làm,
thu nhập của người nông dân dựa trên việc trả lời câu hỏi sinh kế của người nông dân
đã thay đổi như thế nào sau khi bị thu hồi phần lớn diện tích đất nông nghiệp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại phường Thủy Dương - một cộng đồng ven đô
thành phố Huế - nơi mà quá trình đô thị hóa nông thôn và thu hồi đất nông nghiệp đang
diễn ra một cách mạnh mẽ [6], với một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm thu thập thông tin thứ cấp, các tài liệu
liên quan đến lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của phường Thủy Dương qua các giai
đoạn khác nhau; cùng các thông tin liên quan đến quá trình đô thị hóa, báo cáo thu hồi
đất nông nghiệp phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, báo cáo phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế
- Phương pháp phỏng vấn: Những người cung cấp thông tin là những người có
am hiểu sâu sắc đến lịch sử, đời sống và quan hệ xã hội của địa phương. Những thông
tin từ việc tiếp cận này sẽ giúp cho người nghiên cứu khái quát được sự chuyển đổi về
việc làm, sinh kế, không gian sống và quan hệ xã hội của vùng ven đô này. Những

người cung cấp thông tin chính bao gồm Chủ tịch UBND phường; Trưởng thôn 1 và
Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thủy Dương.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Sử dụng phương pháp này thông qua
những vấn đề hay câu hỏi có tính chất định hướng đã cho phép người nghiên cứu tiếp
cận người dân một cách thoải mái, thân thiện và dễ dàng trao đổi những vấn đề đặt ra.
Vì vậy, những thông tin thu thập được có tính chất chi tiết như: tình hình cơ bản về hộ
gia đình; đất đai; nghề nghiệp; thu nhập; những thay đổi quan trọng sau khi bị thu hồi
đất nông nghiệp; những khó khăn đang phải đối mặt… Số lượng hộ gia đình được chọn
phỏng vấn, điều tra bao gồm 60 hộ, được chia thành 3 nhóm: nhóm 1 (20 hộ) là những
hộ bị thu hồi đất dưới 50%; nhóm 2 (20 hộ) là những hộ bị thu hồi đất từ 50-70%; và
nhóm 3 là những hộ bị thu hồi đất trên 70%.
- Phương pháp thống kê mô tả: Từ số liệu và thông tin thu thập được, chúng tôi
tiến hành xử lý trên phần mềm Excel, sau đó xây dựng các biểu bảng, biểu đồ để phân
tích và đánh giá sự thay đổi về sinh kế của các hộ gia đình sau khi bị thu hồi đất.
3. Kết quả nghiên cứu
Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp (chủ yếu là chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để mở rộng
119

đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội). Sơ đồ 1 cho thấy, từ năm 2007 đến năm
2009, Thủy Dương có hơn 220 ha
đất bị thu hồi (chiếm 26,99% diện
tích đất bị thu hồi của toàn Thị xã
Hương Thủy) để đáp ứng nhu cầu
các dự án phát triển. Trong tổng
diện tích đất bị chuyển đổi mục
đích sử dụng, đất nông nghiệp
chiếm 42,6%, đất ở chiếm 56,6%.
Quá trình thu hồi đất đã tác động
đến 462 hộ gia đình (chiếm 16,53%

tổng số hộ trong toàn phường),
trong đó, hộ thuần nông chiếm
66,4%, hộ kiêm nông chiếm 23,8%, còn lại là những hộ gia đình phi nông nghiệp.
Phần lớn diện tích đất bị thu hồi là đất sản xuất nông nghiệp, điều này đã tạo ra
một sự thay đổi khá lớn về nghề nghiệp và thu nhập của các hộ gia đình. Số liệu ở bảng
1 cho thấy, số lao động thuần nông đã giảm từ 58,39% xuống còn 18,23% so với trước
khi thu hồi đất. Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ không còn diện tích đất canh tác
hoặc chỉ còn lại một diện tích nhỏ; hoặc một số hộ khác không còn mặn mà với nghề
nông vì tính rủi ro, bấp bênh trong sản xuất và thu nhập thấp nên xem đây là một “cơ
hội” để chuyển sang các ngành nghề khác. Số lao động tiếp tục gắn bó với ruộng đồng
chiếm 18,23% là do có tâm lý sợ thay đổi nghề nghiệp, hoặc chưa tìm thấy cơ hội để
thay đổi.
Số liệu điều tra còn cho thấy, tỷ lệ lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác
(vừa làm nông nghiệp vừa tham gia một số nghề phi nông nghiệp) và lao động trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ đã tăng lên rõ rệt so với trước khi thu hồi đất (lao động
nông nghiệp kiêm ngành nghề tăng từ 16,4% lên 21,2%, lao động thương mại dịch vụ
tăng từ 10,8% lên 31,01%). Lao động nam vừa tham gia trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa)
vừa làm thuê những công việc khác như phụ thợ nề, bốc vác, đạp xích lô, bán vé số… Lao
động nữ vừa chăn nuôi vừa buôn bán các sản phẩm nông nghiệp ở chợ địa phương, hoặc
mua các sản phẩm tại địa phương đem đi bán dạo, hoặc bán cho các đại lý, nhà hàng, và
các chợ trong thành phố Huế.
Số lao động (từ 15 đến 35 tuổi) tham gia vào lĩnh vực khác bao gồm cán bộ,
công nhân, viên chức trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp có xu hướng tăng
mạnh so với trước khi thu hồi đất (từ 8,01% lên 15,89%). Đây là lực lượng lao động có
trình độ chuyên môn – kỹ thuật, được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng hoặc
trường dạy nghề. Số lao động trong lĩnh vực này tăng lên là do nhiều gia đình muốn
định hướng con cái của họ thoát khỏi nghề nông hoặc một số lao động đã tìm được việc
làm trong các công ty, xí nghiệp sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây là xu
Sơ đồ 1.
Tình hình thu hồi đất của các địa

phương thuộc Thị xã Hương Thủy
0
20
40
60
80
100
120
2007 2008 2009
Thời gian (năm)
Diện tích đất thu hồi
(ha)
Thủy Vân
Thủy Dương
Thủy Châu
Thủy Thanh
Phú Bài
120

hướng chuyển đổi tích cực và có hiệu quả, góp phần cải thiện sinh kế của nhiều hộ gia
đình sau thu hồi đất.
Bên cạnh số lao động nông nghiệp trong các hộ gia đình đã thích nghi được với
hoàn cảnh mới, chủ động tìm kiếm công việc phù hợp để có thu nhập ổn định thì vẫn
tồn tại một số lượng lao động đáng kể (8,75%) chưa hoặc không tìm được việc làm do
tuổi tác, trình độ văn hóa, chuyên môn thấp Hiện nay, phần lớn họ gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống, đòi hỏi sự nỗ lực trước hết là từ bản thân của người lao động và
sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương các cấp.
Bảng 1. Sự thay đổi nghề nghiệp của lao động sau thu hồi đất
Thời
điểm

Nhóm
hộ
Tổng
số LĐ
Thuần
nông
Công
nhân
Thợ
kỹ
thuật
Dịch
vụ
Khác
Thất
nghiệp
Trước
thu
hồi
đất
I 15 73,33 0 0 6,67 13,33 5,67
II 72 59,72 9,72 5,56 8,33 11,11 5,56
III 163 56,44 11,05 7,36 12,88 6,14 4,13
BQC 250 58,39 10,01 6,41 11,19 8,01 4,99
Sau
thu
hồi
đất
I 21 42,86 19,05 4,76 14,29 14,28 3,76
II 90 25,55 21,11 7,78 22,22 16,67 6,67

III 147 10,21 17,69 11,56 36,05 15,65 9,84
BQC 258 18,23 18,99 9,69 29,45 15,89 8,75
Số liệu điều tra năm 2009.
Đô thị hóa với việc thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến quy
mô và cơ cấu thu nhập của hộ gia đình. Số liệu điều tra cho thấy, thu nhập bình
quân/năm của nhóm hộ I đạt 36,14 triệu đồng/hộ trong khi đó ở hai nhóm hộ II và III
mức thu nhập bình quân tương ứng là 39,35 triệu đồng/ hộ và 43,53 triệu đồng/hộ. Ở
nhóm III, số hộ có thu nhập cao hơn 40 triệu đồng/năm chiếm 71,43%, trong khi đó ở
nhóm I và II chỉ chiếm 40% và 65%. Nguyên nhân chủ yếu là do những hộ gia đình này
có tỷ lệ đất bị thu hồi thấp, chỉ mất khoảng 50% diện tích, nên quy mô và cơ cấu thu
nhập ít bị ảnh hưởng. Phần lớn nhóm hộ này vẫn tiếp tục sản xuất nông nghiệp trên diện
tích đất còn lại mà chưa có sự chuyển đổi ngành nghề. Ngược lại, thu nhập chính của
nhóm II và III chủ yếu là từ các hoạt động thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp (trên 90% tổng thu nhập).
4. Kết luận và một số kiến nghị
Thứ nhất, phần lớn lao động trong các hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồi
121

từ 70% đến 100% diện tích đều lâm vào tình trạng mất việc làm; hoặc nếu tìm được
việc làm cũng không ổn định và có thu nhập bấp bênh.
Thứ hai, sinh kế của các hộ gia đình dưới góc độ việc làm và thu nhập có sự thay
đổi đáng kể sau khi đất bị thu hồi. Lao động của các nhóm hộ đã và đang chuyển dịch
mạnh theo hướng tách ra khỏi nông nghiệp và tăng số lượng lao động trong các ngành
nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này mới mang tính tự phát, chưa có
tính ổn định và thiếu định hướng của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan.
Vấn đề này đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho
người lao động được tham gia các khóa đào tạo và định hướng nghề nghiệp để sớm ổn
định cuộc sống và nâng cao tính bền vững về sinh kế.
Thứ ba, bên cạnh những lao động có khả năng thích ứng nhanh với bối cảnh đô
thị hóa, vẫn còn nhiều lao động (trên 40 tuổi) gặp nhiều khó khăn trong quá trình

chuyển đổi nghề nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là số lao động này có trình độ chuyên
môn thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu nguồn lực, và lý do tuổi tác. Vì vậy, chính quyền địa
phương cần có những chính sách ưu tiên và đặc thù nhằm đảm bảo được sinh kế của
nhóm lao động này sau khi thu hồi phần lớn đất nông nghiệp.
Thứ tư, chính quyền địa phương cần tập trung đầu tư phát triển các ngành nghề
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ để tạo nhiều việc làm tại chỗ phù hợp với mọi lứa tuổi;
hoặc liên doanh liên kết với các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn để thực hiện các khâu
gia công, các công việc cần thiết trong quá trình hoàn thiện sản phẩm nhằm tạo điều
kiện thuận lợi để nâng cao thu nhập cho người lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Benedict J. Tria Kerkvlliet. Agricultural Land in Vietnam: Markets Tempered by Family,
Community and Socialist Practices. Journal of Agrarian Change, Vol 6, No 3 (2006),
285-305.
[2]. Cao Vĩnh Hải. Ruộng đất cho nông dân – Thực trạng, thách thức và giải pháp trước
những tổn thất do con người và thiên nhiên gây ra trên đất nông nghiệp ở nông thôn
nước ta. Hội thảo trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách và các cán bộ nghiên
cứu và phát triển về nông nghiệp, nông dân, và nông thôn. Trường Đại học Nông Lâm
Huế, Huế, 2008.
[3]. Ellis Frank. Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries. University of
Oxford Press, Oxford, 2000.
[4]. Lê Du Phong. Thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình
công cộng phục vụ lợi ích quốc gia. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
122

[5]. Michael Leaf. A tale of two villages: Globalization and Peri-Urban change in China
and Vietnam. Cities, Vol 19, No 1, (2002), 23-31.
[6]. Nguyen Quang Phuc. Urban expansion, marginalization, and local responses: A case
study of an agricultural community in Thua Thien Hue province. MA Thesis, Chiang

Mai University, 2008.
[7]. UBND xã Thủy Dương. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội xã Thủy Dương năm 2005,
2006, 2007, 2008, 2009.

FARMERS’ LIVELIHOODS AFTER LAND CONVERSION OF THUY DUONG
WARD, HUONG THUY TOWN, THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Quang Phuc
College of Economics, Hue University
Nguyen Xuan Khoat
Hue University
SUMMARY
This research is based on the livelihood approaches to access the transformation in
terms of labours, occupations, and incomes of households whose agricultural land was
converted for many development projects in Thua Thien Hue province. The results indicate that
the source of household income has been changing rapidly and has been greatly diversified.
Non-farming activities have become essential sources of income of many households, whereas
the sharing of agricultural income is decreasing. Land conversion has lead to increases of
social differentiation in adapting and seeking out the livelihood strategies. A large of number of
labours, mainly poor people and aged above 40 are facing various difficulties in changing
occupation because of lack of skills, health, educational level, and professional skill.

×