Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

báo cáo thực hành ctxh nhóm tại xã đức thượng – huyện hoài đức – thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.47 KB, 34 trang )

Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
LỜI MỞ ĐẦU
Công tác xã hội nhóm là một hợp phần quan trọng của nghề Công tác xã hội nói chung.
Hợp phần này đòi hỏi người nhân viên xã hội phải sử dụng thành thạo kiến thức và kỹ năng
nghề trong đó đặc biệt là kỹ năng điều phối để giải quyết vấn đề cho nhóm đối tượng.
Được sự phân công của khoa CTXH – trường Đại học Lao động – Xã hội, nhóm sinh viên
7 lớp Đ2CT1 đã về thực tế tại thôn Phú Đa – xã Đức Thượng – huyện Hoài Đức – thành
phố Hà Nội.
Sau thời gian tiến hành khảo sát và thâm nhập cộng đồng, nhóm sinh viên đã tiếp xúc với
nhiều nhóm đối tượng khác nhau như: nhóm người cao tuổi cô đơn, nhóm Phụ nữ, nhóm
thanh niên, nhóm trẻ vị thành niên Trong đó nhóm Người cao tuổi cô đơn được đặc biệt
chú ý vì ở nhóm này có diễn biến tâm lý phức tạp đồng thời họ rất dễ bị tổn thương. Bến
cạnh đó đây còn là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội cần bảo vệ, chăm sóc.
Qua một vài buổi nói chuyện với nhóm này nhóm sinh viên nhận thấy nếu để các cụ tập
trung thành một nhóm sinh hoạt, giao lưu và chia sẽ với nhau thông qua phương cách của
CTXH nhóm thì khả năng giải tỏa tâm lý sẽ cao hơn so với mô hình sinh sống tập trung của
các cụ cao tuổi tại các Trung tâm bảo trợ hay Trại dưỡng não đang làm. Từ đánh giá đó đã
thúc đẩy nhóm sinh viên phối hợp cùng một số người cao tuổi nòng cốt trong thôn Phú Đa
thành lập CLB thơ với thành viên hướng đến là người cao tuổi.
Trong thời gian nửa tháng nhóm sinh viên đã tiến hành phúc trình, nói chuyện với nhóm
đối tượng này để hỗ trợ họ nhận diện và có được nền tảng duy trì, phát triển CLB.
Góp công vào sự thành công của hoạt động này, nhóm sinh viên xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban mặt trận tổ quốc xã Đức Thượng và thôn Phú Đa, CLB thơ Hương Đồng –
thành phố Hà Nội cùng các thành viên là người cao tuổi thôn Phú Đa.
Tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm xây dựng mô hình nhóm kính
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía quý thầy cô, người trong nghề và các bạn
sinh viên để bài viết của nhóm sinh viên được hoàn thiện hơn.
Nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn!
1
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
I, LƯỢC SỬ CỘNG ĐỒNG


1, Tổng quan về xã Đức Thượng – huyện Hoài Đức – thành phố Hà Nội
Xã Đức Thượng nằm trong một vùng đất cổ, có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, là
địa bàn sinh tụ chính của cư dân Văn Lang thời dựng nước. Trải qua những biến cố
thăng trầm của lịch sử dân tộc thôn Phú Đa cũng như xã Đức Thượng vẫn luôn giữ
được những truyền thống yêu nước, đoàn kết tương thân tương ái.
Tháng 4 năm 1944, đồng chí Nguyễn văn Kiêu đã trực tiếp gây dựng Cách Mạng tại
nhà ông Nguyễn văn Hiểu, một người yêu nước ở thôn Nội.
Tháng 3 năm 1945 đồng chí Hoàng Đông về vùng Trôi – Sấu gây dựng cơ sở Cách
Mạng và thành lập đội tự vệ Trôi – Sấu. Đến đầu tháng 8 năm 1945 khí thế chuẩn bị
khởi nghĩa giành chính quyền lên cao. Đội tự vệ Trôi – Sấu đã nhân danh Việt Minh
đi “mượn” súng thực chất là tước súng của những người có súng thuộc tầng lớp trên
trong các làng.
Sáng ngày 19 tháng 08 hơn 100 thanh niên, nông dân xã dưới sự điều hành của ông
Nguyễn Văn Tám ra đường 32 nhập cùng đoàn người tiến về Hà Nội cướp chính
quyền. Cũng trong ngày 19 tháng 08 đồng chí Phạm Văn Hảo tập hợp nhân dân giành
chính quyền ở thôn Phú Đa và bầu ra Ủy ban lâm thời do ông Nguyễn Văn Cừ làm
chủ tịch.
Đầu tháng 9 năm 1945, huyện Hoài Đức đã chỉ đạo thành lập chính quyền lâm thời
toàn xã, lấy tên là Nhuệ Trang do ông Nguyễn Văn Trí làm Chủ tịch lâm thời.
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Pháp, tháng 07 năm 1947 nhân dân xã tích
cực tham gia chiến dịch “ tiêu thổ kháng chiến” với ý thức cao. Ngày 4 tháng 4 năm
1947 tại nhà ông Cao văn Hoành ở thôn Phú Đa, Đại hội chi bộ được tổ chức đồng chí
Cao văn Hoành được bầu làm bí thư chi bộ.
Tháng 12 năm 1948 theo yêu cầu Cách Mạng xã Nhuệ Trang sáp nhập với xã Kim
Sơn thành xã Sơn Trang.
Từ năm 1948 đến 1954 phong trào kháng chiến của xã phát triển mạnh nhưng bên
cạnh đó có những trường hợp hy sinh để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho nhân dân xã.
2
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Ông Nguyễn văn Bút người thôn Phú Đa khi ở ngoài hậu cứ về bám đất, bám dân gây

cở sở tổ chức nhân dân kháng chiến bị địch phát hiện đồng chí đã tự giật mìn hủy tài
liệu và hy sinh ở căn hầm sau đình thôn Phú Đa.
Tháng 6 năm 1956 để tiện cho việc chỉ đạo các phong trào địa phương trong điều
kiện hòa bình huyện đã quyết định tách xã Sơn Trang thành 2 xã Đức Thượng và Đức
Giang.
Bước vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội nhân dân xã đẩy mạnh phong trào
thi đua sản xuất, ủng hộ sức người sức của để miền Nam đánh thắng giặc Mỹ. Năm
1968 xã có 6059 kg gà vịt, làm nghĩa vụ cho nhà nước 177kg. Năm 1970 đã có tới
10146 kg gà vịt đóng nghĩa vụ cho Nhà nước 174kg. Chỉ riêng phần làm nghĩa vụ cá
của xã với Nhà nước năm 1968 là 116kg, đến năm 1970 là 318kg. Lực lượng dân
quân du kích được tăng cường cả về quân số và trang bị trên cơ sở các đội dân quân
du kích được thành lập năm 1963. Toàn xã có 7 đội với 145 đội viên cứu hỏa, 7 đội
với 88 người làm công tác cứu, tải thương và 14 túi thuốc cấp cứu, 7 đội với 146 đội
viên tham gia đào móc hầm.
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần IV, V, VI thực hiện chính sách,
chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của tỉnh ủy Hà Sơn Bình(1975- 1978),
của thành ủy Hà Nội(từ 1979 đến 1990) và trực tiếp là huyện ủy Hoài Đức, Đảng bộ
xã Đức Thượng đã đẩy mạnh khắc phục khó khăn, khai thác tiềm năng quyết giành
thắng lợi với khẩu hiệu “ Tất cả cho sản xuất, tất cả vì tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, vì
hạnh phúc của nhân dân”.
Hiện nay diện tích tự nhiên của xã là 509,44 ha với 456 ha đất canh tác, còn lại là
đất chuyên dùng và đất khác ( số liệu do UBND xã Đức Thượng cung cấp).
Toàn xã có 2.433 hộ với tồng số dân là 9.841 người, số nam giới: 4.768 người, nữ
giới: 5073 người ( số liệu Điều tra dân số - tháng 3 năm 2009).
Xã được chia thành 7 thôn, với 3 Hợp tác xã nông nghiệp, bao gồm
+ Thôn Chiền
+ Thôn Phú Đa
3
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
+ Thôn Nội

+ Thôn Thượng Thụy
+ Thôn Cựu Quán
+ Thôn Cao Xá
+ Thôn Nhuệ
Toàn xã có 5 di tích lịch sử, trong đó nổi bật là Chùa Đồng Minh và Đình làng Phú
Đa.
Người dân trong xã sinh sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn
có một số nghề phụ như làm mộc, đi xây, buôn bán…
Toàn Đảng bộ xã có 233 Đảng viên, sinh hoạt ở 9 chi bộ.
Xã Đức Thượng có: 157 liệt sỹ, trong đó giai đoạn kháng chiến chống Pháp: 44,
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và mặt trận phía Tây nam và Biên giới phía Bắc:
113, 1 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng là cụ Nguyễn Thị Châu( sinh năm 1921). Ngoài
ra nhân dân xã Đức Thượng cũng đang tiến hành chăm sóc, hỗ trợ chính sách cho 6
thương binh, 5 bệnh binh và 13 người khuyết tật ( số liệu do UBND xã Đức
Thượng cung cấp). Hàng năm, xã có tiến hành thăm hỏi lễ tết, ngày 27 tháng 7
thăm hỏi các gia đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2005, toàn xã chủ trương xóa nhà dột nát.
Xã Thái Thượng là một xã mến khách, người dân sống chan hoà với nhau, văn hoá-
xã hội- an ninh quốc phòng được duy trì tốt.
2, Tổng quan về thôn Phú Đa – xã Đức Thượng – huyện Hoài Đức
Thôn Phú Đa – xã Đức Thượng nguyên có tên gốc là thôn Phúc Đa. Đây là
thôn có diện tích nhỏ nhất trong xã Đức Thượng, nằm tại trung tâm xã với
chiều dài gần 1km. Diện tích đất nông nghiệp là 37 mẫu( bao gồm đất trồng lúa
và hoa mầu). Toàn thôn có 179 hộ với 706 nhân khẩu trong 9 dòng họ.
+ Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 32.
4
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
+ Phía Nam giáp thôn Nội và thôn Chiền
+ Phía Tây giáp thôn Cao Xá và thôn Cựu Quán
+ Phía Đông giáp thôn Nhuệ

Các điểm tiếp giáp cùng một xã tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất,
giao lưu, buôn bán và phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa – an ninh quốc
phòng giữa các thôn với nhau.
Nghề chính của người dân trong thôn là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra do tiếp giáp
với đường 32 nên người dân cũng đẩy mạnh nghề buôn bán và đi xây, làm mộc.
Trước Cách Mạng tháng 8 thôn Phú Đa dưới ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong
kiến đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, văn hóa –
giáo dục trì trệ, nạn thất học, mù chữ chiếm gần 100%. Nạn đói năm 1945 cướp đi mạng
sống của hơn 100 người, trong đó có nhiều gia đình chết không còn ai. Mặc dù vậy, nhân
dân thôn Phú Đa vẫn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ đấu tranh chống áp bức,
bóc lột, chống sưu thuế, chống bắt người đi phu, đi lính bảo vệ xóm làng yên ổn làm ăn.
Nhìn theo xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ trong cuộc đấu tranh Cách Mạng bao gian
nan vất vả, bao đói khổ hy sinh mất mát đã hun đúc tôi luyện nên con người Phú Đa
một truyền thống đoàn kết thủy chung, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Chắc sẽ không ai
quên được những vần thơ viết về tình anh em son sắt của người dân trong thôn và giữa
người dân thôn Phú Đa với thôn Phượng Trì của cụ Nguyễn Văn Năm – người cao tuổi
nhất thôn Phú Đa:

Hai làng tình nghĩa chứa chan
Mối tình huynh đệ hàng ngàn năm xưa
………………………………………
Chuyện như thấu tới Phật, Trời
Hai dân lại được sống đời bình yên.
(Bài thơ: Nạn dịch tả - trích từ tâp thơ: Tình nghĩa hai làng Phú Đa - Phượng Trì –
năm 2006).
5
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Những nét đẹp truyền thống ấy đã hòa quyện tạo thành khát vọng trong cuộc
sống về tình yêu quê hương đất nước và con người.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu

cán bộ và nhân dân trong thôn một lòng theo Đảng làm Cách mạng đánh đuổi giặc
Pháp xâm lược. Người ra tiền tuyến đánh giặc thù, người ở hậu phương góp phần
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã Hội Chủ Nghĩa, tính đến thời điểm hiện nay đã có
97 người đi bộ đội, công an. Trong đó có gần 70 người tham gia kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ, 27 người là dân quân du kích. Toàn thôn có 14 gia đình liệt sỹ, 2
gia đình có người nhiễm chất độc màu da cam, 2 gia đình thương binh và nhiều cá
nhân,gia đình là cơ sở Cách mạng đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, huy
chương các loại, nhiều đồng chí là cán bộ chủ chốt của xã qua các nhiệm kỳ.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nhân dân thôn Phú Đa càng tin vào sự lãnh đạo của
Đảng của Bác Hồ kính yêu, người dân ra sức phấn đấu, thi đua học tập, công tác, sản
xuất để tạo ra nhiều của cải cho gia đình và cho xã hội. Phát huy truyền thống quê
hương anh hùng người dân Phú Đa đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc với nhiều
thành tựu và cương vị khác nhau. Từ người dân mù chữ, làm thuê đến nay đã có 100%
số người trong độ tuổi phổ cập hết cấp II, nhiều người học hết câp III, có trên 18 cử
nhân Đại học, và Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Nhiều người có thu nhập về cho
gia đình và xã hội hàng trăm triệu đồng, nhiều người là cán bộ cấp cao trong các đơn vị
lực lượng vũ trang.
Trong công cuộc đổi mới, cán bộ Đảng viên và nhân dân thôn Phú Đa luôn nêu cao
tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của
Đảng bộ các cấp nhân dân trong thôn đã giành được một số thành tựu quan trọng
trong phát triển kinh tế - xã hội – an ninh quốc phòng. Năng suất lúa đạt 11,2
tấn/ha/năm, tổng giá trị kinh tế tăng 98% so với năm 2002, đời sống nhân dân tiến
bộ về mọi mặt, hệ thống chính trị vững mạnh, khu dân cư nhiều năm được cấp trên
công nhận khu dân cư tiên tiến, thôn được xếp vào loại khá của xã.
6
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền xã, cán bộ lãnh đạo và toàn thể nhân
dân trong thôn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, đời sống nhân dân
trong thôn thay đổi nhanh chóng về mọi mặt.
Thôn Phú Đa có 5 Đoàn, Hội, bao gồm:

+ Hội Người cao tuổi – 165 người
+ Hội Cựu chiến binh – 36 đồng chí
+ Hội Nông dân
+ Hội Phụ nữ - 100 người
+ Đoàn Thanh niên – 48 thanh niên
Ngoài ra còn có Câu lạc bộ Phụ nữ không sinh con thứ 3 và Câu lạc bộ Cựu quân
nhân.
Chi bộ Thôn có 30 Đảng viên, từ năm 2005 thôn luôn đạt danh hiệu chi đoàn trong
sạch vững mạnh. Thôn Phú Đa 2 lần đạt danh hiệu làng Văn hóa( năm 1999 và
2003).
Hàng năm 85% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Đoàn thanh niên năm 2007 dẫn đầu toàn xã.
Toàn thôn có 29 thanh niên đi làm xa nhà, xa quê.
Tình hình an ninh trật tự của thôn ổn đinh.
Đây là thôn không có con em bỏ học giữa chừng, các em trong độ tuổi đi học đều
được cắp sách đến trường. Số học sinh đỗ Đại học hàng năm từ 1- 3 em. Số học
sinh từ lớp 1-12 hàng năm có hơn 100 em được đi học.
Thôn có 2 mẹ Việt nam anh hùng, 14 liệt sỹ, 28 thương-bệnh binh và 1 người già
cô đơn là cụ Cư mù.
Số hộ nghèo theo tiêu chuẩn theo chuẩn mới có 4 hộ, số người bị khoèo thọt là 3
người, tâm thần 2 người và thiểu năng trí tuệ là 4 người( Số liệu do bác Quán Văn
Hiền – Trưởng thôn Phú Đa cung cấp).
7
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Cùng với phát triển kinh tế - an ninh quốc phòng nhân dân thôn Phú Đa luôn thực hiện
tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, nhiều năm liền được xếp loại khá về chăm
sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Cán bộ nhân dân thôn Phú Đa luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, những quy định, hương ước của địa phương. Nhân dân đoàn kết vui
vẻ trong cộng đồng dân cư, tình làng nghĩa xóm ngày một gắn bó. Toàn thôn không

có tệ nạn xã hội, không có cờ bạc, nghiện hút. Đây là thôn luôn dẫn đầu về mọi
mặt.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của thôn làng xưa, nhân dân thôn đang nỗ lực Phú
Đa ngày nay thành thôn dân cư tiên tiến, thôn văn hóa trong những năm tiếp theo.
3, Hoạt động An sinh xã hội và CTXH tại thôn Phú Đa
Với bề dày truyền thống văn hóa cùng sự chuyển mình mạnh mẽ trong quá
trình phát triển kinh tế. Từng 2 lần được công nhận là Làng Văn Hóa Phú Đa
luôn đi đầu trong việc triển khai và thực hiện tốt chính sách của nhà nước.
Đời sống nhân dân trong thôn được cải thiện từng ngày, Người dân được
tiếp cận và bảo đảm bởi hệ thống chăm sóc y tế, giáo dục tương đối hoàn thiện.
Cũng chính vì vậy mà mức sống của người dân ngày càng được tăng cao. Tính
đến hết năm 2007 toàn thôn cơ bản hoàn thành xong công tác xóa đói giảm
nghèo. Bước sang nửa cuối năm 2008 khi tỉnh Hà Tây cũ sát nhập về Thành Phố
Hà Nội với mức áp dụng chuẩn nghèo mới thì hiện nay trên địa bàn thôn còn 4
hộ nghèo, và các hộ này thường xuyên được nhận sự quan tâm, giúp đỡ của
chính quyền địa phương và bà con nhân dân để phát triển kinh tế, phấn đấu vươn
lên thoát nghèo.
Toàn thôn hiện nay có 28 gia đình thương binh, bệnh binh, 14 gia đình có
con là liệt sỹ, 01 người già neo đơn. Đây là những gia đình thuộc diện chính
sách. Bên cạnh nhận được tiền trợ cấp hàng tháng của nhà nước theo chính sách
ưu đãi xã hội thì lãnh đạo và nhân dân trong thôn thường xuyên tổ chức đi thăm
8
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
hỏi vào các dịp lễ tết và đặc biệt là tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa vào
ngày thương binh liệt sỹ 27/7 hàng năm.
Đây là những hoạt động mang tính xã hội, tính nhân văn cao cả, thể hiện
truyền thống đạo lý “uống nước, nhớ nguồn” của dân tộc ta. Đồng thời là hoạt
động thắp sáng ngọn lửa truyền thống mà các thế hệ người dân Phú Đa truyền
lại cho các thế hệ mai sau.
II, Công tác xã hội nhóm với đối tượng

1, Lý do chọn nhóm
Về mặt sinh lý bước vào giai đoạn này người cao tuổi bắt đầu xuất hiện
hiện tượng lão hóa. Cường độ trao đổi chất giảm, hệ hô hấp, tuần hoàn hoạt động
kém( nhịp thở yếu, lực co bóp tim yếu ), độ nhạy cảm của các giác quan giảm và
bệnh tật phát sinh.
Về mặt tâm lý, người cao tuổi thường mặc cảm tuổi già, sức yếu, lực bất tòng
tâm, các cụ có tâm lý bi quan, chán nản, hay giận dỗi tự ái, cảm giác sống nhờ vả
con cái, cảm giác là người thừa không có ích trong gia đình và xã hội. Do đó dễ
dẫn đến xung đột giữa người già và lớp trẻ, nếu bị hắt hủi người già có thể bỏ nhà
ra đi.
Sự xao xuyến lo âu là tâm trạng thường xuyên ở người già ( sợ đau ốm báo hại
con cháu, sự trống trải ).
Mối quan hệ xã hội bị thu hẹp. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội làm cho
người già cảm thấy những hiểu biết, giá trị của mình là lỗi thời và dễ tạo cảm giác
cô lập, bi quan.
Ở tuổi này, người cao tuổi hay hoài niệm về quá khứ vì vậy khi nói chuyện họ rất
hay đề cập đến chủ đề này.
Ngoài những lý do mang tính lý luận như vậy, qua quá trình khảo sát và thâm
nhập đối tượng, nhóm sinh viên đã nhận ra được một số lý do đặc thù sau đây:
+ Do có chung đặc điểm là con cháu đi làm, đi học xa hoặc đi cả ngày nên nhiều
người cao tuổi trong thôn Phú Đa thường cảm thấy cô đơn, thiếu thốn tình cảm.
9
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
+ Phú Đa là thôn giàu truyền thống thơ ca, nhưng do hiện nay không được quan
tâm đúng mức từ các đơn vị, ban ngành liên quan nên đang dần bị mai một rất đáng
tiếc.
+ Nhiều cụ, nhiều bác trong thôn có năng khiếu làm thơ, ngâm thơ nhưng hoạt
động nhỏ lẻ nên không gây được sự chú ý.
+ Các hoạt động văn hóa – văn nghệ dành cho người cao tuổi vui tuổi già rất thiếu
và chưa có tính liên tục vì vậy dẫn tới việc thiếu tính thường xuyên, hệ thống và

tâm lý người cao tuổi không được giải tỏa.
Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm sinh viên đã thống nhất tiến
hành CTXH nhóm với đối tượng người cao tuổi sinh sống tại thôn Phú Đa.
2, Đặc điểm nhóm người cao tuổi thôn Phú Đa
2.1, Đặc điểm chung
Thứ nhất, đa phần người cao tuổi thôn Phú Đa đã hết tuổi lao động, vì vậy họ có
thể dành nhiều thời gian cho các hoạt động của thôn.
Thứ hai, các cụ, các bác là những người rất có uy tín trong thôn đồng thời kinh
nghiệm sống cũng rất phong phú.
Thứ ba, khi tiếp xúc với một số ông, bà nhóm sinh viên cảm thấy họ rất thoải
mải, dễ gần.
Tiếp nữa, do sinh sống trên cùng một địa bàn cư trú là thôn Phú Đa vì vậy các
thành viên đã có sự hiểu biết nhất định về nhau và cũng thuận tiện cho việc tổ chức
các buổi sinh hoạt, gặp gỡ.
Cuối cùng vì có chung hoàn cảnh là con cháu đi làm đi học xa nên các thành viên
rất đồng cảm, quan tâm chia sẻ với nhau.
2.2, Đặc điểm riêng

Stt Họ tên Tuổi Giới
tính
Nhận xét ban đầu Nhận xét quá trình hoạt
động
Điểm mạnh Điểm yếu Điểm mạnh Điểm yếu
1 Nguyễn Tấn 67 nam - Có sức Nóng tính - Cởi mở, Không có
10
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Ban khỏe.
- Hay làm
thơ.
- Nhiệt tình,

có khả năng
lãnh đạo.
thân thiện.
- Có khả
năng thu
hút mọi
người.
nhiều thời
gian.
2 Ngô Đăng
Khai
60 nam -Có nhiều
thời gian.
- Yêu thơ.
-
- Trầm tính - Nhiệt tình Khả năng
quyết đoán
chưa cao
3 Ngô Văn Tạc 70 nam - Thân thiện,
cởi mở.
- Hay làm
thơ
- sáng tạo - Tính tự ái
cao.
4 Nguyễn Thị
Thành
61 Nữ - Nhiệt tình.
- Cởi mở
- Nói nhiều - Ngâm thơ
hay.

- Hơi bảo
thủ.
5 Quán Văn
Năm
88 Nam - Rất nhiệt
tình.
- Thích nói
chuyện với
thanh niên.
- Sức khỏe
yếu
- Hay làm
thơ
Đi lại khó
khăn.
6 Đặng Thị
Vân
72 Nữ - Có khả
năng văn
nghệ.
- Ít thời gian
tham gia
Hòa đồng Hay ốm đau
7 Quán Hoài
Sâm
63 Nam - Hay làm
thơ
- Sức khỏe
tốt
- Nói nhiều - Có khả

năng tổ
chức
Đôi khi nói
thiếu trọng
tâm.
8 Nguyễn Tấn 75 Nam - Hay nói - Hay hồi - Tính cách - Nhiều khi
11
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Đạt chuyện chiến
trường.
- Thường làm
thơ về chiến
tranh, về
đồng đội cũ.
tưởng về
quá khứ
rất thanh
niên
hay lẫn
9 Nguyễn Thị
Oanh
66 Nữ - Hay làm
thơ, viết văn.
- Sức khỏe
tốt
- Khó tiếp
cận.
- Có khả
năng làm
việc độc

lập.
- Khả năng
hòa đồng
chưa cao.
10 Nguyễn Hữu
Trí
80 Nam - Làm thơ
nhanh.
- Có ưu thế
về làm thơ
lục bát
-
Nhiệt tình Trí nhớ kém
11 Nguyễn Thị
Chiến Vinh
64 Nữ - Thuộc
nhiều bài thơ
cổ
Trí nhớ tốt - Hay ốm
đau
12 Nguyễn Thị
Mai
74 Nữ Nhiệt tình
-
Nói nhiều Ngâm thơ
hay
Tự ái cao
13 Đoàn văn
Vượng
68 Nam Vui vẻ Đãng trí Hòa đồng Thiếu lập

trường
14 Quán Thị
Hiển
55 Nữ - Có khả
năng quản lý.
- Sức khỏe
Cầu toàn Khả năng
tập trung
cao.
Không có
nhiều thời
gian.
12
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
tốt.
3.Sơ đồ tương tác nhóm:
Chú thích:
Mối quan hệ thân thiết:
Mối quan hệ hai chiều:
Mối quan hệ lỏng lẻo :
4, Xác định vấn đề của nhóm người cao tuổi thôn Phú Đa
4.1, Xác định vấn đề ưu tiên
Căn cứ vào những thông tin thu thập,nhóm sinh viên đã thu thập được một số
thàn
h
vân
sâm
Đạt
Vượn
g

Hiền
mai
trí
oan
h

m
vin
h
Tạc
khang
Ban
13
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
thông tin từ các nguồn khác nhau qua khảo sát và tiến hành phỏng vấn một số
người cao tuổi nhóm sinh viên đã xác định được một số vấn đề mà nhóm đối
tượng được lựa chọn gặp phải:
+ Gặp khó khăn trong mối quan hệ với con cháu do khoảng cách thế hệ.
+ Tâm lý người già thiếu ổn định, vui buồn bất chợt, hay hờn giận.
+ Thiếu một môi trường để gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ.
Từ thực tế vấn đề mà nhóm đối tượng gặp phải đồng thời nhóm sinh viên cũng
nhận thấy nhiều cụ có khả năng thơ ca – văn nghệ nên nhóm sinh viên đưa vấn
đề “ tạo lập môi trường giao lưu và chia sẻ” thông qua việc thành lập CLB thơ
người cao tuổi thôn Phú Đa là vấn đề ưu tiên cần giải quyết.
4.2. Phương pháp: Thành lập CLB thơ người cao tuổi thôn Phú Đa
Đặc điểm tâm lý người cao tuổi đã chỉ ra rằng người cao tuổi luôn cảm thấy cô đơn,
thiếu thốn tình cảm. Không những vậy, họ còn luôn tự ti, mặc cảm mình là gánh nặng
của con cháu, nhưng tiềm ẩn trong đó là tâm lý muốn đóng góp và khẳng định mình.
Người cao tuổi sinh sống tại thôn Phú Đa có đời sống văn hóa tinh thần rất phong
phú tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau các cụ vẫn chưa xây dựng được một

môi trường để gắn kết mọi người và chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
Xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng của các cụ như vậy, nhóm sinh viên nhận
thấy cần phải tạo ra một môi trường vui tuổi già cho các cụ và việc thành lập CLB thơ
là thích hợp nhất vì:
- CLB thơ là nơi các cụ có thể gặp gỡ,chia sẻ thường xuyên về những câu chuyện về
cuộc sống hằng ngày,về sở thích thơ ca của mỗi cá nhân.
- CLB thơ là nơi các cụ trong thôn thể hiện được tình yêu thơ,ca hát.
- CLB sẽ giúp các cụ bộc lộ khả năng thơ ca của mình qua đó thấy rằng mình vẫn còn
có ích cho gia đình và xã hội.
Qua một số lý do như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng và tính thực tiễn của
việc thành lập CLB thơ đối với hoạt động văn hóa - tinh thần của nhóm đối tượng
người cao tuổi thôn Phú Đa.
14
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
5, Kế hoạch hành động giải quyết vấn đề ưu tiên
Mục tiêu Thời gian
– địa điểm
Hoạt động Phân công
nhiệm vụ
Nguồn lực
- Tạo bầu
không khí
thoải mái,
thân thiện.
- Khẳng
định lại
mục đích
thành lập
CLB thơ.
+ Buổi 1:

- Địa
điểm: Tại
nhà cụ
Quán Văn
Năm
- Thời
gian: 19h
ngày 17
tháng 09
năm 2009.
- Làm quen
giữa nhóm sinh
viên với các
cụ.
- Xác định lại
mục đích của
nhóm đặt ra.
- Đề ra yêu
cầu, mục tiêu
cho mỗi cá
nhân.
- Phát phiếu
hỏi để xác định
và đánh giá ý
kiến của các cụ
về cách thức
và phương
hướng hoạt
động của CLB.
- Điều phối

chung: Trài
- Thư ký:
Nguyễn
Hằng, Ngô
Hằng.
Người phát
phiếu hỏi và
tổng hợp:
Dung, Tân,
Nhung,
Thắng, Hiếu,
Yến.
- Sự hỗ trợ của
chính quyền
Thôn,
UBMTTQThôn,
hội người cao
tuổi xã Đức
Thượng.
-Đưa ra
mô hình
tham khảo
Buổi 2:
-Địa
điểm:
NVH thôn
Phú Đa.
-Thời
-Chủ nhiệm
CLB thơ

Hương Đồng
phát biểu.
-Các thành
viên trong
-Liên hệ với
CLB thơ
Hương Đồng:
-Người điều
phối: Dung
Yến
-Chính quyền.
-CLB thơ Hương
Đồng
-Tài liệu phát tay
15
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
gian: 8h
ngày 19
tháng 09
năm 2009
CLB thơ người
cao tuổi thôn
Phú Đa đặt câu
hỏi – đáp.
-Thư ký: Ngô
Hằng,
Nguyễn
Hằng.
-Người chuẩn
bị tài liệu:

Tân, Hiếu,
Nhung,
Thắng, Trài.
- Thành
lập Ban
chủ nhiệm
CLB thơ
và ấn định
thời gian,
địa điểm
sinh hoạt
+ Buổi 3
- Địa
điểm:
NVH thôn
Phú Đa
- Thời
gian:
19h ngày
20 tháng
09 năm
2009
- Đại diện
MTTQ thôn và
cụ Quán Văn
Năm phát
biểu(2 thành
viên nòng cốt
nêu ý tưởng
thành lập CLB

thơ).
- Bỏ phiếu bầu
BCN CLB thở
Người cao tuổi
thôn Phú Đa.
Giao lưu thơ ca
Bế mạc
- Điều phối
chung: Dung,
Hiếu
- Thư ký:
Nguyễn
Hằng, Ngô
Hằng
Phát – thu và
tổng hợp
phiếu: Trài,
Tân, Thắng,
Nhung, Yến.
- CLB thơ
Hương Đồng
Nhân dân thôn
Phú Đa.
- Đại diện chính
quyền xã Đức
Thượng.
Lượng giá Buổi 4:
Địa điểm:
NVH thôn
Phú Đa

Thời gian:
- Phỏng vấn
một số thành
viên CLB thơ
- Giao lưu thơ
ca giữa nhóm
Điều phối:
Trài
Thư ký:
Nguyễn
Hằng, Ngô
CLB thơ Người
cao tuổi thôn
Phú Đa.
Ban MTTQ thôn
Phú Đa.
16
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
19h ngày
27 tháng
09 năm
2009
sinh viên,
Đoàn thanh
niên với các
thành viên
trong CLB thơ.
- Kết thúc
Hằng
Phỏng vấn:

Dung, Yến,
Thắng
Hậu cần: Tân,
Nhung, Hiếu.
Đoàn Thanh
niên
6, Phúc trình CTXH nhóm
Trong quá trình hoạt động với nhóm đối tượng, nhóm sinh viên đã tiến hành
được 4 buổi sinh hoạt, trong đó có 3 buổi phúc trình và một buổi lượng giá các
đợt phúc trình. Dưới đây là ch tiết các buổi phúc trình.
6.1, Phúc trình lần 1:
Tên nhóm: CLB thơ người cao tuổi thôn Phú Đa
Số lượng: 5 người
Tuổi: từ 55 tuổi trở lên, trong đó cụ cao tuổi nhất 88 tuổi
Giới tính: nam và nữ
Thời gian: 19h ngày 17 tháng 09 năm 2009
Địa điểm: tại nhà cụ Quán Văn Năm
* Mục tiêu:
- Làm quen, tạo mối quan hệ, bước đầu tiếp cận thông tin và tìm hiểu nhu cầu của
nhóm.
- Đánh giá nhận thức của nhóm về việc thành lập CLB thơ người cao tuổi.
* Hoàn cảnh buổi phúc trình: Buổi phúc trình diễn ra tại sân nhà cụ Năm, người đồng
ý tưởng thành lập CLB.
Nội dung vấn đàm Cảm xúc – thái độ của
nhóm đối tượng
Cảm xúc – đánh giá của
NVXH
N Nhóm sinh viên: Cháu chào Tr
17
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai

ông, chào các bác a!
Nhóm đối tượng: A, chào các
cháu sinh viên.
Ông Năm: Vào đây ngồi đi các
cháu
Nhóm sinh viên: Vâng ạ, ông
và các bác đã ăn cơm tối chưa
ạ?
Ông Năm: Ông và các bác đây
đều ăn cả rồi, thế các cháu đã
ăn chưa?
Nhóm sinh viên: Dạ, chúng
cháu vừa ăn xong ạ.
Nhóm đối tượng: Các cháu
sinh viên thấy cơm gạo ở đây
thế nào? Có bằng Hà Nội
không?
Nhóm sinh viên: Vừa rẻ vừa
ngon bác ạ!
N Nhóm sinh viên: Các bác ơi,
chúng cháu thấy hình như
nhóm mình còn thiếu một số
người phải không ạ?
Ông Năm: ừ, có ông Ban, ông
Khang và một vài người nữa
bận việc nên không đến được.
Mình cứ tiến hành thôi các
cháu, không sao đâu.

=> Trước câu nói chân

tình của nhóm sinh viên
các thành viên trong
nhóm người cao tuổi đều
cười lớn.
Nhìn thấy nụ cười của
các bác nhóm sinh viên
cảm thấy rất vui vì đã tạo
được niềm tin với họ.
18
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Người điều phối: Vâng ạ! Thưa
ông và các bác trước khi đi vào
bàn bạc việc thành lập CLB
thơ cháu có ý kiến là chúng ta
sẽ chia ra thành những nhóm
nhỏ rồi mỗi nhóm tự giới thiệu
về mình được không ạ?
C Cụ Tế: ừ, đúng rồi đấy! Cụ
nhất trí!
Bà Oanh: Ý kiến của các cháu
rất hay. Bà cũng chưa biết hết
các thành viên trong nhóm các
cháu.
Nhóm sinh viên: Dạ.
Sau đó, nhóm sinh viên ngồi
xen kẽ với nhóm các cụ để tạo
không khí thân mật, gần gũi.
Khi đã ổn định chỗ ngồi, bạn
Trài- người điều phối nhóm
nói: Thưa các cụ, giờ chúng ta

đã có ba nhóm nhỏ, cháu xin
nghĩ nên để nhóm cụ Năm giới
thiệu trước được không ạ?
Nhóm đối tượng: Nhất trí!
Sau phần giới thiệu Người điều
phối- bạn Trài ổn định lại trật tự
nhóm để chuyển sang nội dung
tiếp theo của buổi giao lưu.
N Nhóm sinh viên nhận
thấy rằng lúc đầu các cụ
vẫn còn băn khoăn vì
đây là lần đầu tiên các cụ
chia nhóm như vậy,
nhưng khi nghe bạn Trài
lý giải làm như vậy mọi
người sẽ gần gũi, thân
thiết hơn thì hầu hết các
cụ đều tỏ ra rất hào hứng
và nhiệt tình tham gia.
Các nhóm lần lượt giới
19
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Người điều phối: Dạ, thưa ông,
thưa các bác như vậy là chúng
ta đã biết rất nhiều thông tin
ban đầu về nhau rồi và cháu tin
rằng trong thời gian tới chúng
ta sẽ còn rất nhiều cơ hội để
mọi người có thể tìm hiểu về
nhau nhiều hơn. Hôm trước nói

chuyện với một số bác chúng
cháu thấy mọi người đều giỏi
hát và làm thơ vậy cháu nghĩ
chúng ta sẽ tiếp tục chương
trình bằng tiết mục văn nghệ
được không ạ?
Nhóm đối tượng: Được, gì chứ
hát hò làm thơ thì các bác nhất
trí cả 2 tay.
Ông Trí: Ông xin cử bà Vân
hát đầu tiên,trước bà ấy sinh
hoạt trong Đoàn văn công tỉnh
đấy.
Sau tiết mục của bác Vân
không khí dường như sôi nổi
hẳn lên, các cụ cười nói rôm
rả, ai cũng muốn chia sẻ tác
phẩm của mình với mọi người.
Ông Thành: Tôi xin chia sẻ với
các ông, các bà cùng các cháu
thiệu về mình rất sôi nổi,
các cụ rất vui vẻ chia sẻ
những sở thích cũng như
sở trường của mình với
mọi người.Riêng nhóm
cụ Năm rất ấn tượng với
phần giới thiệu thành
viên bằng một bài thơ
mới được các cụ sáng
tác. Bài thơ đã được mọi

người rất hưởng ứng.
20
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
sinh viên một bài thơ tôi sáng
tác khá lâu rồi và tôi cảm thấy
rất tâm đắc.
Người điều phối: Vâng ạ, xin
mọi người ủng hộ ông bằng
một tràng pháo tay ạ!
Ông Thành ngâm bài thơ: rất
hay và diễn cảm, không khí
dường như trầm lắng hẳn, mọi
người đều rất chú ý lắng nghe.
Sau khi ông ngâm xong bài
thơ, mọi người đều vỗ tay rất
hưởng ứng, không khí lại trở
nên sôi nổi như lúc trước. Mọi
người đều tấm tắc khen bài thơ
của ông.
Người điều phối: Cháu thấy bài
thơ rất hay, giọng ngâm thơ
cũng rất cảm động nữa. Có cụ
nào muốn cùng chia sẻ thêm
nữa không ạ?
Bà Sâm: Xin phép các ông các
bà, tôi cũng có một bài thơ
muốn chia vui với mọi người.
Tôi xin ngâm bài: “Lòng mẹ”.
Người điều phối: Vâng, mời
mọi người cùng thưởng thức

bài thơ “Lòng mẹ” của bà Sâm
Bà Sâm thể hiện bài thơ
rất diễn cảm, giọng ngâm
lúc trầm lúc bổng thu hút
tất cả mọi người.Cụ nào
cũng gật đầu khen ngợi.
21
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
ạ.
- Người điểu phối: Dạ thưa
các bác, cháu thấy tất cả những
bài thơ, bài hát các bác vừa
trình bày đều rất hay và việc
thành lập CLB thơ để mọi
người giao lưu là rất đúng và
cần thiết. Nhưng liệu chúng ta
có nên chỉ dừng lại ở mục đích
giao lưu không? Bởi qua khảo
sát chúng cháu thấy nhiều
người có con cái đi làm xa hết
như bác Mai, bác Vinh và bác
Vân các bác đó ở nhà một
mình rất cô đơn các bác ạ!
- Nhóm đối tượng: Ý của các
cháu là muốn mọi người tham
gia.
- Nhóm sinh viên: Dạ, vâng!
Chúng cháu muốn cùng các
bác thành lập CLB và còn
muốn phát triển CLB hơn nữa

ạ.
- Nhóm đối tượng: Đó cũng là
ý nguyện chung của mọi người
lâu rồi. Việc này bác cần bàn
thêm với mọi người. Hôm sau,
bác cháu mình nói kỹ hơn về
=> Sử dụng câu hỏi kích
thích để nhóm đối tượng
nhận diện vấn đề một
cách toàn diện.
22
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
việc này được không.
- Nhóm sinh viên: Dạ, vâng!
Hôm sau cũng được ạ. Chúng
chào bác ạ.
- Nhóm đối tượng: bác chào
các cháu.
6.2, Phúc trình lần 2
Tên nhóm: CLB thơ người cao tuổi thôn Phú Đa.
Số lượng: 14
Giới tính: Nam và Nữ.
Thời gian: 08h ngày 19 tháng 9 năm 2009.
Địa điểm: Nhà văn hóa thôn Phú Đa.
Mục tiêu: Đưa ra mô hình tham khảo.
Hoàn cảnh: Sau lần phúc trình 1, nhóm đã tìm hiểu được mong muốn chung
của các cụ đó là thành lập được 1 CLB thơ của thôn. Đồng thời nắm bắt được những
điểm mạnh, điểm còn hạn chế của các cụ. Dựa trên cơ sở đó nhóm tiến hành buổi
phúc trình lần 2 với sự giúp đỡ của CLB thơ Hương Đồng thành phố Hà Nội.
Bác Ban: Thưa các cụ, các ông, các bà và các cháu sinh viên. Hôm nay, rất vui

khi mọi người có mặt tại đây để có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc thành lập một CLB
thơ cho riêng thôn của chúng ta, điều mà tất cả chúng ta mong mỏi từ bấy lâu nay. Có
thể nói được sự giúp sức rất quý báu của các cháu sinh viên mà sở nguyện của chúng
ta đang dần được hình thành và nhất định sẽ thành công. Trước đây, mỗi khi tôi có bài
thơ mới hoặc có ý tưởng lạ thường không biết chia sẻ với ai mà thường phải lặn lội
lên Hà Nội để sinh hoạt và chia sẻ cảm nhận của mình. Rồi những ngày mưa, ngày
khó CLB Hương Đồng sinh hoạt tôi vẫn phải lặn lội mấy chục cây số để đi, nói chung
là rất vất vả. Nhưng nay, có thể nói cá nhân tôi và các vị ngồi đây rất lấy làm vui
23
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
mừng vì đã sắp có một CLB thơ cho riêng mình để cùng chia sẻ những cảm xúc,
những tình cảm mà chúng ta ấp ủ. Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn.
Cụ Quán Văn Năm: Tôi cùng mọi người đến đây rất là mong muốn thành lập
CLB thơ để sinh hoạt nhưng chưa biết cách thức tổ chức, cơ cấu hoạt động thế nào.
Ông là người đã và đang sinh hoạt trong CLB thơ Hương Đồng của thành phố Hà Nội
thì xin ông cho biết đôi điều về cách thức tổ chức và hoat động như thề nào?
Bác Ban: CLB thơ Hương Đồng mà tôi đang sinh hoạt thì ngay buổi đầu sinh
hoạt chúng tôi đã bầu Chủ nhiệm CLB thơ và 2 phó Chủ nhiệm, một thư ký và một
thủ quỹ. Sau đó một thời gian hoạt động hiệu quả thì CLB ngày càng có nhiều người
tham gia trên khắp địa phương của Thành phố Hà Nội nên bầu thêm 2 Phó chủ nhiệm
nữa. Bên cạnh đó chúng tôi cũng ấn định ngày sinh hoạt là mỗi tháng một lần vì mọi
người ở rất cách xa nhau và lại bận công việc riêng nữa nên không thường sinh hoạt
thường xuyên hàng tuần được. Dù công việc bận gì đi nữa nhưng cứ cuối tháng chúng
tôi lại họp mặt cùng nhau để trao cho nhau những vần thơ hay nhất, tâm đắc nhất và
trò chuyện cùng nhau sau một tháng gặp mặt. Tôi xin hết.
Bác Thành: xin ông Ban cho biết rõ hơn cách thức bầu Chủ nhiệm CLB thơ
Hương Đồng để chúng tôi có thể tham khảo được không ạ?
Bác Ban: Tôi xin trả lời là, việc bầu chủ nhiệm CLB thơ dựa trên một số tiêu
chí như:
. Thứ nhất: người có nhiều bài thơ mà mọi người đánh giá tốt nhất.

. Thứ 2: Người có khả năng lãnh đạo và nhiều uy tín để mọi người tôn trọng và kính
nể.
. Thứ 3: người có nhiều thời gian và nhiệt tình tham gia mọi sinh hoạt của CLB….
Còn cách thức bầu thì chúng tôi tổ chức bằng cách bầu và ứng cử, phân tích
từng điểm mạnh, yếu của mọi người sau đó rút lại được 5 người. Sau đó chúng tôi tiến
hành phát cho mỗi người một phiếu và bầu, nếu bầu ai thì đánh dấu vào người đó rồi
tổng hợp lại. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ làm Chủ nhiệm CLB, 2 người có số
phiếu bầu tiếp theo sẽ làm Phó chủ nhiệm.
24
Báo cáo thực hành CTXH nhóm GVHD: TS. Bùi Xuân Mai
Nhóm sinh viên: Dạ, rất cảm ơn những chia sẻ rất quý báu của bác Ban, thưa
các cụ, các ông, các bà tứ sáng đến giờ chúng ta đã thảo luận được rất nhiều điều có
thể nói là rất quý báu. Và để thay đổi không khí một chút và làm việc có hiệu quả
hơn, chúng cháu có một đề nghị là chúng ta sẽ mời bác Nguyễn thị Oanh_ người mà
cháu được biết là ngâm thơ rất hay lên ngâm một bài để mọi người thưởng thức được
không ạ?
Nhóm đối tượng: vỗ tay nhiệt liệt và bác Oanh lên ngâm bài thơ “tuổi 20” do
bác Ngô văn Tạc sáng tác. Buổi sinh hoạt diễn ra vui vẻ, như bác Ban Thành phát
biểu: tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất ấm cúng.
Nhóm sinh viên: Dạ, rất cảm ơn bác Oanh đã vừa gửi tặng bác cháu chúng ta một bài
thơ ngâm rất hay. Dạ, chúng cháu cũng xin phép được hỏi bác Ban một câu là: Thưa
bác, ngoài việc trong nội bộ CLB Hương Đồng sinh hoạt với nhau, các bác có bao giờ
giao lưu sinh hoạt với CLB thơ nào khác nữa không ạ?
Bác Ban: thưa mọi người và các cháu sinh viên, tôi xin trả lời là ngoài việc sinh
hoạt cố định trong CLB Hương Đồng chúng tôi cũng hay mời các CLB thơ của các
tỉnh khác đến để giao lưu như: CLB thơ tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng hay CLB thơ
tỉnh Quảng Trị. Và vào ngày 25/7 vừa rồi tôi cũng rất vinh dự được CLB thơ trong
tỉnh Quảng Trị mời vào đó để giao lưu.
Nhóm đối tượng: xin bác Ban cho biết những khó khăn và thuận lợi khi thành
lập CLB thơ Hương Đồng khi thành lập?

Bác Ban: khi thành lập CLB thơ thì chúng tôi cũng gặp một số khó khăn và thuận lợi
như:
Thuận lợi: mọi người có khả năng làm thơ rất hay và rất nhiệt tình tham gia các
hoạt động của CLB. Chúng tôi cũng được sự giúp đỡ rất tận tình của CLB thơ Gió
Mới của thành phố Hà Nội. Một số thành viên trong CLB trước khi tham gia thì cũng
đã có một số bài thơ được đăng báo và được đánh giá cao.
Tuy nhiên, nhóm cũng gặp rất nhiều khó khăn như một số người còn bận công tác
không tham gia đóng góp ý kiến được nhiều trong buổi thành lập CLB. Còn nhiều ý
25

×