Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÙI THỊ THÙY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ ĐÔNG
XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BÙI THỊ THÙY

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ ĐÔNG
XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành :
Mã số
:

Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường
60.31.16



LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đặng Tùng Hoa

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử
dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
trong luận văn chưa từng được ai nghiên cứu và công bố trong bất cứ cơng trình
khoa học và bảo vệ học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin, số liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2013
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thùy


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện bản luận văn này, Tác giả đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cơ giáo Khoa Kinh tế và Quản lý
- Trường đại học Thuỷ lợi; các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp; các
cán bộ tại xã Đông Xuân, huyên Quốc Oai, Thành phố Hà Nội; sự khích lệ, động
viên của gia đình, bè bạn.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến PGS. TS. Đặng Tùng Hoa,

người đã hướng dẫn và giúp đỡ Tác giả hoàn thành bản luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đỗ Anh Tuân, Trường Đại học Lâm
nghiệp đã góp ý và giúp đỡ Tác giả trong quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cảm ơn UBND xã Đông Xuân và các cán bộ tại xã đã tạo điều
kiện giúp đỡ Tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên
khích lệ và giúp đỡ Tác giả hồn thành khố học.
Luận văn là kết quả của quá trình nghiên cứu công phu, khoa học và nghiêm túc
của bản thân; song do khả năng và trình độ có hạn nên khơng thể tránh khỏi những
khiếm khuyết nhất định. Tác giả mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến
của các thầy giáo, cô giáo và những độc giả quan tâm đến đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2013
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thùy


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên các hình

Trang

Hình 2.1

Cơ cấu diện tích đất điều tra các hộ gia đình

27


Hình 2.2

Đánh giá về hiện trạng sử dụng đất

28

Hình 2.3

Tỷ lệ các hộ vào rừng khai thác gỗ làm nguyên liệu đốt

29

Hình 2.4

Tỷ lệ các hộ vào rừng khai thác LSNG

30

Tỷ lệ tác động tới kinh tế hộ gia đình của việc canh tác trên
31

Hình 2.5
đất rừng
Hình 2.6

Thay đổi diện tích rừng trong giai đoạn hiện nay

34


Hình 2.7

Đánh giá về số lượng cán bộ quản lý rừng

35

Hình 2.8

Vấn đề giới trong quản lý rừng

37

Hình 2.9

Chất lượng quản lý tài nguyên rừng

38

Hình 2.10

Tỷ lệ hộ gia đình tham gia tập huấn bảo vệ rừng

39

Hình 2.11

Những khó khăn về tư vấn hỗ trợ sản xuất

40


Hình 2.12

Sự quan tâm của hộ gia đình tới trồng rừng

43

Hình 2.13

Sự quan tâm của hộ gia đình tới quản lý và bảo vệ rừng

45

Hình 2.14

Sự quan tâm của hộ gia đình tới khai thác rừng

46

Hình 2.15

Những khó khăn về tài ngun trong sản xuất

49

Hình 2.16

Những khó khăn về sở hữu, vốn, nhân lực và thị trường

50



DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994

4

Bảng 2.1

Trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR

47


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ NN & PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND


Ủy ban nhân dân

TTCN

Ngành tiểu thủ cơng nghiệp

CN

Ngành cơng nghiệp

BQL

Ban quản lý

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ .1
TÀI NGUYÊN RỪNG ..............................................................................................1
1.1. Tầm quan trọng của tài nguyên rừng.............................................................1
1.1.1. Khái quát về tài nguyên rừng ở Việt Nam .................................................1
1.1.2. Vai trò của rừng đối với mơi trường ..........................................................1

1.1.3. Vai trị của tài nguyên rừng đối với kinh tế ...............................................3
1.1.4. Vai trò của tài nguyên rừng đối với văn hóa – xã hội ...............................5
1.2. Những khái niệm cơ bản về tài nguyên rừng .................................................7
1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên ..............................................................................7
1.2.2. Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng .........................7
1.2.3. Giá trị của tài nguyên rừng ........................................................................9
1.2.4. Lâm nghiệp ..............................................................................................10
1.2.5. Lâm sản ....................................................................................................13
1.3. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý tài nguyên rừng .....................................14
1.3.1. Khái niệm chung về quản lý, năng lực quản lý .......................................14
1.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý tài nguyên rừng .................................15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý tài nguyên rừng ...................17
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........21
2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
..........................................................................................................................21
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................21
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa ..........................................................23
2.2. Thực trạng về quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai,
Thành phố Hà Nội ..........................................................................................26
2.3. Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện
Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ........................................................................32
2.3.1. Khái quát chung về năng lực quản lý tài nguyên rừng ...............................32
2.3.2. Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện
Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ...........................................................................34
2.4. Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý
tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội 41
2.4.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện
Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ...........................................................................41

2.4.2. Những khó khăn trong cơng tác quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện
Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ...........................................................................48
2.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện
Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ...........................................................................51
2.5. Đánh giá chung về năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân,
huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ............................................................55


2.5.1. Những hạn chế trong năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc
Oai, Thành phố Hà Nội ....................................................................................55
2.5.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân,
huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ................................................................57
Kết luận chương 2 ...................................................................................................59
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN
QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....................................................................60
3.1. Định hướng quản lý tài nguyên rừng của xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai,
Thành phố Hà Nội trong những năm tới .....................................................60
3.1.1. Định hướng quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp .........................................60
3.1.2. Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng ...........................61
3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng
tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội ............................62
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã
Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội .......................................64
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách ........................................................64
3.3.2. Nhóm giải pháp đối với cơ quan Nhà nước liên quan ................................66
3.3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý rừng ......................................67
3.3.4. Ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực tài
nguyên rừng ......................................................................................................70
3.3.5. Sự tham gia của cộng đồng và vai trò giới trong quản lý rừng ..................71

Kết luận chương 3 ...................................................................................................73
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................75
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................80


MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới có nguồn tài nguyên

thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trong đó rừng là nguồn tài ngun có vai trị rất
quan trọng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, môi trường và xã hội. Đặc biệt là trong
thời kỳ hiện nay, khi mà trái đất đang phải đối diện với nhiều hiện tượng bất lợi như
hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và nước biển dâng thì các vấn đề liên quan đến
quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng đang ngày càng trở nên cần thiết.
Trong vài thập niên gần đây chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái
nguồn tài nguyên rừng mà nguyên nhân là do việc quy hoạch, quản lý, khai thác và
sử dụng nguồn tài nguyên này không hợp lý, chính sách quản lý cịn nhiều bất cập.
Đồng thời sức ép do dân số tăng nhanh, sự nghèo đói, phong tục tập qn cũng có
ảnh hưởng khơng nhỏ tới tài nguyên rừng.
Quốc Oai là một huyện nằm ở phía Tây Thành phố Hà Nội, cách trung tâm
Thành phố khoảng 20km. Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là: 147,01km2, dân số
khoảng 156.800 người (năm 2009). Trước khi xã Đông Xn là một đơn vị hành
chính của Quốc Oai thì huyện có diện tích rừng khơng lớn, chủ yếu là diện tích rừng
thuộc xã Phú Mãn. Sau khi Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của
kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa 12 ngày 29/5/2008 thì xã Đơng Xn (trước đây thuộc
huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình) thuộc sự quản lý của huyện Quốc Oai. Xã Đơng

Xn có diện tích tự nhiên là 1720,36 ha, trong đó diện tích đất có rừng là 813,18
ha (chiếm 47,3% diện tích tồn xã), đất trống cho lâm nghiệp là 35,5 ha. Tất cả tài
nguyên rừng của xã Đông Xuân đều là rừng có trữ lượng, tuy nhiên do chưa có quy
hoạch tổng thể về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và xã Đơng
Xn nói riêng nên việc quản lý nguồn tài nguyên này còn chưa hiệu quả dẫn đến
diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, trữ lượng và sự đa dạng về thành phần
loài thực vật giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó việc quy hoạch cho trồng mới rừng (chủ
yếu là rừng sản xuất) còn manh mún, chủ yếu là do chủ rừng và người dân tự phát,


trồng rừng theo mục đích riêng dẫn đến việc quản lý cũng cịn gặp rất nhiều khó
khăn. Thêm vào đó là một số bộ phận người dân còn thiếu hiểu biết về tuân thủ
pháp luật cũng như kiến thức về bảo vệ và khai thác tài nguyên rừng, một số cán bộ
địa phương cịn chưa coi trọng cơng tác quản lý nguồn tài nguyên này.
Tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai,
Thành phố Hà Nội” với mục đích đánh giá được thực trạng tài nguyên rừng và thực
trạng quản lý nguồn tài nguyên này tại xã. Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý rừng cũng như nâng cao
nhận thức của người dân trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên
quý giá này.
1.

Mục đích nghiên cứu
Qua phân tích các vấn đề lý luận khoa học và các cơ sở thực tiễn có liên quan

đến năng lực quản lý tài nguyên rừng, luận văn sẽ đánh giá được thực trạng năng
lực quản lý tài nguyên rừng tại xã hiện nay. Qua đó xác định được những lợi thế cần
được phát huy và tìm ra hạn chế nhằm đề xuất giải pháp nâng cao năng lực quản lý
tài nguyên rừng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý tài
nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
2.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận: Trên cơ sở vận dụng chính sách về phát triển kinh tế-xã hội, về

phát triển ngành lâm nghiệp cho nước ta nói chung và cho địa phương nói riêng, các
văn bản pháp quy về quản lý rừng, lý luận của các môn chuyên ngành như: Kinh tế
Lâm nghiệp, Kinh tế Môi trường, Sinh thái nhân văn…
Chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn 2 thôn là Đồng Bồ và Cửa Khâu theo tiêu
chí: Diện tích rừng, cơ sở hạ tầng, người dân tộc Mường


Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

-

Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn chuyên gia (03 chun gia,
phỏng vấn hộ gia đình (31 hộ/2 thơn), thảo luận nhóm (nhóm nam, nhóm
nữ, nhóm cán bộ)

-

Phương pháp quan sát trực tiếp: Cách trồng rừng, quản lý, bảo vệ và khai
thác rừng…


3.

Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu năng lực quản lý tài nguyên rừng,

các nhân tố ảnh hưởng và chi phối, thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý
tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở những vấn đề nâng cao năng lực quản lý tài
nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
Về thời gian: Luận văn khảo sát công tác quản lý tài nguyên rừng và đánh giá
năng lực quản lý tài nguyên rừng của xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố
Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013và đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng của xã trong thời gian tới.
4.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Dựa trên hệ thống hoá lý luận về năng lực quản

lý tài nguyên rừng, thực trạng quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện
Quốc Oai, Thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra cơ sở khoa học và các giải pháp nâng
cao năng lực quản lý tài nguyên rừng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Những nghiên cứu, phân tích và đề xuất giải pháp
của đề tài là những gợi ý và tài liệu tham khảo thiết thực về nâng cao năng lực quản
lý tài nguyên rừng nói chung và với xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà


Nội nói riêng.
5.


Nội dung nghiên cứu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu

của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan lý luận cơ bản về năng lực quản lý tài nguyên rừng
- Chương 2: Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân,
huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài
nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN RỪNG
1.1.

Tầm quan trọng của tài nguyên rừng

1.1.1. Khái quát về tài nguyên rừng ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trong vành đai nhiệt đới, có điều kiện khí hậu
thuận lợi cho tài ngun rừng phát triển nhanh chóng và đa dạng về chất lượng cũng
như thành phần các loài động, thực vật. Thực tiễn nhiều nơi cho thấy, nếu quản lý
và bảo vệ tốt thì một hecta rừng tự nhiên có thể cho thu nhập ổn định hàng năm từ
20 – 25 triệu đồng/năm, trong đó có tới khoảng hai phần ba là từ lâm sản ngoài gỗ
(Bộ NN&PTNT, 2006)[21].
Cũng theo Bộ NN&PTNT (2006)[21], tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006,
diện tích rừng toàn quốc là 12.873.850 ha với độ che phủ rừng 38%, trong đó rừng
10.410.141 ha rừng tự nhiên và 2.202.888 ha rừng trồng; được phân chia theo 3 loại

rừng như sau: Rừng đặc dụng: 2.202.888 ha, chiếm 17,1%; Rừng phòng hộ:
5.628.789 ha, chiếm 40,9%; Rừng sản xuất: 5.402.172 ha, chiếm 42,0%.
Tổng trữ lượng gỗ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 813,3 triệu m3 (rừng
tự nhiên chiếm 94%, rừng trồng 6%) và khoảng 8,5 tỷ cây tre, nứa. Trữ lượng gỗ
bình quân của rừng tự nhiên là 76,5 m3/ha và rừng trồng là 40,6 m3/ha. Gỗ tập trung
chủ yếu ở ba vùng là Tây Nguyên chiếm 33,8%, Bắc Trung Bộ 23% và Nam Trung
Bộ 17,4% tổng trữ lượng. Tổng diện tích lâm sản ngồi gỗ được gây trồng là
379.000 ha, chủ yếu tập trung ở ba vùng Bắc Trung Bộ, Tây Ngun và Đơng Bắc.
1.1.2. Vai trị của rừng đối với môi trường
Giá trị đa dạng sinh học của rừng ở Việt Nam rất lớn, rừng đóng vai trò quan
trọng như là những trụ cột của bảo tồn ở mức độ sinh cảnh và vùng sinh thái.
Về hệ thực vật: Việt Nam có khoảng 12.000 lồi thực vật có mạch, trong đó đã
định được tên 7.000 lồi thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, hơn 2.300
loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, lấy gỗ,


2

lấy tinh dầu, vật liệu xây dựng… Một số loài hiếm có ở rừng đặc dụng như: Gỗ đỏ,
Gụ mật, Hoàng liên chân gà, Bakich, Hoàng đàn, Cẩm lai, Pơ mu, Thông nước…
Về hệ động vật đã thống kê được 275 lồi thú, 826 lồi chim, 180 lồi bị sát,
80 lồi ếch nhái, trên 2.400 lồi cá, 12.000 lồi cơn trùng. Một số lồi hiếm như:
voi, tê giác, bị rừng, bị tót, trâu rừng, vượn đen, voọc vá, voọc đầu trắng, sếu cổ
trụi, cò quằn cánh xanh, ngan cánh trắng, trĩ, các lồi chim và các lồi bị sát, rùa và
động vật lưỡng cư… Nhìn chung, tài nguyên rừng ở Việt Nam rất phong phú, đa
dạng, có giá trị cao về cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội, giá trị trong
công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học của quốc gia và quốc tế.
Khi nói đến tài nguyên rừng người ta thường nghĩ đến hệ động – thực vật sống
trong rừng, rất ít khi chúng ta nghĩ đến những lợi ích quan trọng mà rừng mang lại
cho chính cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt là lợi ích đối với mơi trường. Con người

cần sống, làm việc, học tập, sinh hoạt hàng ngày trong một môi trường trong sạch.
Một trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là rừng.
Rừng là một hợp phần quan trọng tạo nên sinh quyển, là “lá phổi” của sự sống.
Rừng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hịa khí hậu, chu kì nước của địa
phương. Trên một mức độ tồn cầu rừng ổn định khí hậu bằng cách quy định các
chu kỳ năng lượng và nước. Vai trị cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào hồn cảnh và
điều kiện của địa phương và cũng vào loại rừng riêng của mình. Tác động tích cực
của rừng là thu giữ nước mưa, lọc nước và các quy định điều tiết dòng chảy. Phạm
vi chịu tác động và ảnh hưởng từ rừng rất rộng lớn, ví dụ nạn phá rừng ở khu vực
Đơng Nam Á có thể có hậu quả đối với các mơ hình lượng mưa ở Nam Âu và khu
vực Tây Bắc ven biển của Hoa Kỳ (Theo: ).
Một số vai trò chủ yếu của rừng đối với mơi trường:
Đối với khơng khí: Với chức năng quang hợp của cây xanh, rừng là một nhà
máy sinh học tự nhiên thường xuyên hấp thu Cacbonic và cung cấp Oxi cho khí
quyển. Rừng tạo khơng khí trong lành, là một trong những yếu tố quyết định sự
sống còn của trái đất. Đặc biệt ngày nay khi trái đất đang phải đối mặt với hiện


3

tượng nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính thì vai trị của rừng trong việc giảm lượng
khí Cacbonic trong khơng khí là rất quan trọng. Rừng chính là cứu cánh cho trái đất
khi xã hội đang phát triển với tốc độ chóng mặt, đặc biệt là khi nền cơng nghiệp
hiện đại đã và đang dần phá hủy đi môi trường sống của chính con người.
Đối với điều tiết nước, phịng chống lũ lụt, xói mịn: Rừng có vai trị điều hòa
nguồn nước, làm giảm dòng chảy bề mặt và chuyển lượng nước mặt ngấm xuống
đất và đi vào tầng nước ngầm, do đó rừng hạn chế được lũ lụt, bảo vệ mặt đất khỏi
hiện tượng xói mịn, rửa trơi, đồng thời tích trữ lượng nước ngầm để điều tiết các
con sông, con suối vào mùa khô. Rừng khi hiểu theo ý nghĩa như trên thì chính là
nơi tạo ra nguồn nước, vì vậy bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn nước và bảo vệ sự

sống của con người.
Đối với mơi trường đất: Rừng và đất có mối liên hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau,
rừng bảo vệ đất và đất ni dưỡng rừng. Rừng có vai trị chế ngự dịng chảy, ngăn
chặn xói mịn đất, bảo vệ độ phì nhiêu cho đất, đặc biệt là đối với các vùng đồi núi
dốc. Khi đó các đặc tính lý hóa và sinh học của đất không bị phá hủy, đồng thời độ
phì nhiêu được duy trì do rừng liên tục tạo chất hữu cơ cho đất.
1.1.3. Vai trò của tài nguyên rừng đối với kinh tế
Hệ sinh thái rừng cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ cho xã hội. Có lẽ
các sản phẩm thường được biết đến nhất từ rừng là gỗ, mà cũng có một sự đa dạng
rất lớn của các ứng dụng và các mục đích, chẳng hạn như đồ nội thất, mục đích xây
dựng và nhiên liệu. Nhưng bên cạnh đó có một số lượng lớn các sản phẩm lâm sản
ngoài gỗ như cây thuốc, mật ong, trái cây và thịt động vật rừng.
Theo các số liệu và cách tính hiện nay, GDP lâm nghiệp chỉ bao gồm giá trị
tạo ra từ gây trồng, khai thác và một vài dịch vụ chiếm 1% tổng GDP quốc gia. Tuy
nhiên ngành lâm nghiệp cịn có những đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân thơng
qua công nghiệp chế biến lâm sản xuất khẩu và các giá trị môi trường của rừng.
Trong giai đoạn 1995-2006, kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ đã tăng từ 61 triệu USD
năm 1996 lên 1.570 triệu USD năm 2005, 2.000 triệu USD năm 2006. Tổng kim


4

ngạch xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt gần 200 triệu USD/năm, dự kiến sẽ tăng bình
quân 10-15% một năm, đạt 700-800 triệu USD/năm vào năm 2020 (Bộ NN&PTNT,
2006)[21].
Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ phát triển của ngành lâm nghiệp năm 2000:
4,9%, năm 2001: 1,9%, năm 2003: 1,1%, năm 2005 là 1,2%. Tổng sản phẩm trong
nước năm 2008 tính theo giá so sánh 1994 sẽ cho một cái nhìn tổng quát hơn về giá
trị ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc gia.
Bảng 1.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994
Thực hiện (Tỷ đồng)
Năm 2008
TỔNG SỐ
Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thuỷ sản
Khu vực công nghiệp và xây dựng
Công nghiệp khai thác
Công nghiệp chế biến
Công nghiệp điện nước
Xây dựng
Khu vực dịch vụ
Thương nghiệp
Khách sạn, nhà hàng
Vận tải, bưu điện, du lịch
Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
Khoa học và công nghệ
Kinh doanh bất động sản
Quản lý Nhà nước
Giáo dục đào tạo
Y tế
Văn hoá, thể thao
Đảng, đoàn thể, hiệp hội
Phục vụ cá nhân, cộng đồng
Dịch vụ làm thuê

Ước tính năm 2009


Năm 2009 so với
năm 2008 (%)

489.832,00
86.082,00
70.545,00
2.745,00
12.792,00
203.791,00
21.065,00
125.115,00
14.899,00
42.712,00
199.959,00
80.389,00
18.561,00
21.266,00
10.291,00
2.906,00
16.268,00
12.974,00
16.721,00
7.117,00
2.682,00
525,00
9.419,00
840,00

514.980,00
86.725,00

70.545,00
2.840,00
13.340,00
215.047,00
22.670,00
128.571,00
16.243,00
47.563,00
213.208,00
86.558,00
18.986,00
23.070,00
11.186,00
3.092,00
16.682,00
13.918,00
17.818,00
7.596,00
2.875,00
560,00
9.974,00
893,00

105,13
100,75
100,00
103,46
104,28
105,52
107,62

102,76
109,02
111,36
106,63
107,67
102,29
108,48
108,70
106,40
102,54
107,28
106,56
106,73
107,20
106,67
105,89
106,31

Nguồn: Tổng cục thống kê, 2009.


5

Từ Bảng 1.1, sản phẩm ngành lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 0,56% tổng sản phẩm
trong nước. Đó là một tỷ lệ rất nhỏ, trong khi giá trị của hai ngành cịn lại thuộc lĩnh
vực Nơng, lâm nghiệp và thủy sản là nông nghiệp chiếm 14,40% và thủy sản chiếm
2,61%.
Các số liệu về tốc độ phát triển và tỷ trọng ngành lâm nghiệp của Tổng cục
thống kê cho thấy lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh lâm nghiệp còn thấp, sức cạnh
tranh yếu, tiềm năng tài nguyên rừng chưa được khai thác hợp lý, nhất là lâm sản

ngoài gỗ và các dịch vụ mơi trường. Bên cạnh đó rừng trồng cũng như rừng tự
nhiên năng suất và chất lượng thấp, chưa đáp ứng được các yêu cầu cho phát triển
kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất
khẩu. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự
phát, chưa vững chắc, thiếu quy hoạch và tầm nhìn chiến lược, tính cạnh tranh chưa
cao.
1.1.4. Vai trị của tài nguyên rừng đối với văn hóa – xã hội
Ngành lâm nghiệp Việt Nam đã và đang thực hiện các hoạt động quản lý và
sản xuất lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở trên các vùng
đồi núi của cả nước; đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc
ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát
triển và đời sống cịn nhiều khó khăn. Rừng ln là nguồn thu nhập chính của đồng
bào các dân tộc miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết lao động,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội.
Đời sống của người dân miền núi luôn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn hàng
hóa và dịch vụ mơi trường tự nhiên. Ngay cả khi người dân bị mất rừng thì họ cũng
vẫn có những lợi ích lớn thơng qua việc chuyển đổi đất rừng thành đất nông nghiệp,
Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang
sống trong và gần rừng. Vì vậy để thực hiện được cơng cuộc xóa đói giảm nghèo
cần phải quan tâm thích đáng đến việc sử dụng tài nguyên rừng. Thực tiễn cho thấy
hiện nay ngành lâm nghiệp đã tham gia tích cực vào việc tạo thêm việc làm, tăng


6

thu nhập từ rừng cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc ít người và đáp ứng
phần lớn nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, tác động đơi
với xóa đói giảm nghèo của lâm nghiệp còn hạn chế, chưa tạo ra được nhiều việc
làm, thu nhập của người làm nghề rừng còn thấp và chưa ổn định, đa số người dân
miền núi chưa thể sống được bằng nghề rừng, đời sống của cán bộ, cơng nhân viên

lâm nghiệp cịn rất khó khăn.
Ngoài những tác động tới đời sống kinh tế, rừng cịn có vai trị quan trọng
trong việc gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng bào vùng cao. Một số
dân tộc coi rừng là nơi linh thiêng, là nguồn sống của chính họ nên họ ln có ý
thức bảo vệ, phát triển rừng bằng chính những luật lệ do mình đặt ra. Người Hà Nhì
ở Lai Châu có tri thức bản địa về vấn đề bảo vệ rừng của riêng mình. Tồn bộ
những hiểu biết này được hình thành và tích luỹ trong q trình trải nghiệm, ứng xử
lâu dài với núi rừng và tồn tại nhiều hình thức khác nhau (tín ngưỡng, kinh nghiệm,
luật tục….) đồng thời được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng trí nhớ và thực
hành xã hội (Ngơ Đức Thịnh, 2004) [15]. Cộng đồng các dân tộc sống gần rừng và
trong rừng có những luật tục và quy ước bảo vệ rừng riêng, dân tộc Thái, Mường,
H’Mơng hay Ê đê… có cách ứng xử với rừng khác nhau nhưng tri thức bản địa nói
chung và các luật tục nói riêng đã hình thành một cơ chế quản lý rừng, bảo vệ rừng
tương đối hiệu quả. Bảo vệ rừng cũng là bảo vệ những nét văn hóa truyền thống vốn
có, bảo vệ cuộc sống, giúp đồng bào vùng cao an cư lạc nghiệp, yên tâm sản xuất
trên những mảnh đất màu mỡ mà rừng mang lại. “Tri thức dân gian của người Thái
trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước” của tác giả Vi Văn An (2011) [1] đã
phân tích tương đối kỹ việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước của người
Thái. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước được thể hiện ở kinh nghiệm và
những quy định cụ thể trong cộng đồng, thể hiện trong phong tục, tập quán, luật tục
của người Thái. Ngày nay xã hội trải qua nhiều biến động nhưng những phong tục
cũng như các nét văn hóa ứng xử với tài nguyên thiên nhiên được người Thái ở
nhiều địa phương gìn giữ, truyền lại qua nhiều thế hệ và tiếp tục phát huy giá trị tích
cực trong việc bảo vệ bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


7

1.2.


Những khái niệm cơ bản về tài nguyên rừng

1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà con người
cóthể sử dụng trực tiếp để tạo ra những sản phẩm vật chất nhằm thỏa mãn cho nhu
cầu xã hội. Tài nguyên thiên nhiên là bộ phận của môi trường tự nhiên được hình
thành và biến đổi do quá trình phát triển của tự nhiên và phải trải qua quá trình lâu
dài. Tùy theo mục đích nghiên cứ và sử dụng, tài nguyên thiên nhiên có thể phân
loại theo các tiêu thức khác nhau:
Theo tiêu thức trạng thái vốn có của tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được
phân thành các loại: Tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản (than
đá, các loại quặng …), tài nguyên năng lượng, dầu khí …
Theo tiêu thức mối quan hệ với môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
được phân thành hai nhóm lớn:
- Tài nguyên thiên nhiên vô hạn như năng lượng mặt trời, thủy triều, song biển
và gió…
- Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn: Bao gồm tài nguyên thiên nhiên hữu hạn
không tái tạo như tài ngun khống sản, dầu khí… những loại này khai thác đến
đâu là hết đến đó khơng có khả năng phục hồi. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng loại
tài nguyên này phải hết sức tiết kiệm. Đối với những loại quý, hiếm cần phải tìm
các loại khác để thay thế. Tài nguyên thiên nhiên hữu hạn tái tạo được như: Đất đai,
khí hậu, tài nguyên rừng… Đối với loại tài nguyên này cần phải có phương pháp sử
dụng, khai thác hợp lý để không làm ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi, tự tái tạo
của chúng (Đặng Tùng Hoa và Đỗ Anh Tuân, 2011) [4].
1.2.2. Khái niệm về rừng, tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng
Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [23] đưa ra định nghĩa: “Rừng là một
hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất
rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc
trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng bao gồm



8

rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc
dụng.” Tuy nhiên định nghĩa này khó sử dụng vì nó khơng đưa ra các tiêu chí rõ
ràng về rừng, chiều cao của cây rừng ở mức tối thiểu là 2 – 5m. Hơn nữa, với việc
xác định diện tích đất có độ che phủ rừng từ 10% trở lên được coi là rừng thì các
diện tích đất trống đồi núi trọc cây trồng phân tán hoặc khơng có rừng có thể được
gọi là rừng. Với cách phân loại như vậy thì sẽ rất khó quản lý và bảo vệ rừng.
Tiêu chuẩn quốc tế không yêu cầu các quốc gia phải sử dụng các tiêu chí xác
định rừng ở mức thấp nhất về độ che phủ rừng 10% và chiều cao cây rừng từ 2m trở
lên mà mỗi nước có thể áp dụng các tiêu chí phù hợp nhất với quốc gia đó. Theo Bộ
Tài nguyên và Môi trường, khi tham gia các dự án về AR-CDM (Trồng rừng/Tái
trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch) thì rừng ở Việt Nam là: Rừng có diện tích
tối thiểu là 0,5 ha, cây rừng khi thành thục có Hmin ≥ 3m và có độ che phủ rừng tối
thiểu là 30%.
Tài nguyên rừng:
Hiểu theo nghĩa rộng, tài nguyên rừng là bộ phận của tài nguyên thiên nhiên
hữu hạn có khả năng tự phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng.
Rừng là quần thể sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật…) và các yếu tố
của mơi trường sinh thái (đất, nước, thời tiết, khí hậu, thủy văn…) trong đó thực vật
rừng đóng vai trị chủ đạo và mang tính đặc trưng khác biệt với các loại thực vật
khác về chu kỳ sống, về khả năng cung cấp và bảo vệ môi trường sống.
Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: Đất chưa có rừng và
đất có cây rừng. Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồng rừng. Đất
có rừng bao gồm đất rừng trồng và đất có rừng tự nhiên.
Mặt khác, tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để
hiểu tài nguyên rừng cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau:
Dưới góc độ sinh vật học: Tài nguyên rừng là khái niệm để chỉ hệ sinh thái
thống nhất, hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo A. Tenslay (1935) rừng là



9

hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động
vật, thực vật, vi sinh vật); thành phần khơng sống (hồn cảnh sống: ánh sáng, nhiệt
độ, nước…). Hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau.
Dưới góc độ kinh tế: Tài nguyên rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu
của ngành lâm nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, tài nguyên rừng là đối
tượng tác động của con người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho
nhu cầu xã hội. Với tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các
chức năng phòng hộ như giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống cát bay, bảo
vệ đồng ruộng, bảo vệ khu công nghệ, bảo vệ đô thị…
Dưới góc độ pháp lý: Tài nguyên rừng là tài sản quốc gia do Nhà nước thống
nhất quản lý và sử dụng.
Hệ sinh thái rừng có những đặc trưng cơ bản: Là tài nguyên tái tạo có điều
kiện và có giới hạn trong phạm vi của hệ sinh thái, là tài nguyên đa tác dụng, là tài
sản chung có tác động rộng và khó xác định rõ về mặt ranh giới của những tác động
này và là hàng hóa, có thể trao đổi (Đặng Tùng Hoa, Đỗ Anh Tuân, 2011)[4].
1.2.3. Giá trị của tài nguyên rừng
Hiện nay giá trị của rừng hầu như mới chỉ được biết đến là nơi cung cấp các
sản phẩm sử dụng trực tiếp như: gỗ, củi, thức ăn… Tuy nhiên giá trị của rừng còn
bao gồm các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường mà rừng mang lại. Theo tác
giả Vũ Tấn Phương (2006)[13], các giá trị của rừng bao gồm:
- Các giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value): Là giá trị của những nguyên
liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản
xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc, …
- Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value): Là giá trị kinh tế của các dịch
vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước,
giữ dịng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm sốt xói mịn, phịng hộ đầu nguồn, hấp thụ các

bon, …


10

- Giá trị lựa chọn (Option Value): Là những giá trị chưa được biết đến của các
nguồn gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng
khi chúng chưa được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nơng
nghiệp, trong tương lai.
- Các giá trị để lại (Bequest Value): Là những giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp
mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng.
- Các giá trị tồn tại (Existence Value): Là giá trị nội tại đi kèm với sự tồn tại
của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kể đến việc sử dụng trực tiếp
như ý nghĩa về văn hóa, thẩm mỹ, di sản, kế thừa …
Ngoài các giá trị sử dụng trực tiếp thì các giá trị khác của tài nguyên rừng đặc
biệt là các giá trị về dịch vụ môi trường không được đem bán ở thị trường hoặc
chưa được xác định giá. Hiện nay trên thế giới phần lớn các dịch vụ mơi trường như
giữ dịng chảy, phịng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon, bảo tồn đa dạng sinh học,..
khơng thể đem ra mua bán vì chúng được coi là hàng hóa cơng cộng. Tuy nhiên thị
trường về dịch vụ mơi trường của rừng trên phạm vi tồn cầu đã được xem xét và
đánh giá. Theo đó rừng có tác dụng cung cấp các dịch vụ mơi trường gồm: Bảo tồn
đa dạng sinh học, hấp thụ các bon, phòng hộ đầu nguồn,… Nghiên cứu của Natasha
Land-Mill & Ina T.Porras (2002) [37] đã xác định cơ cấu giá trị cho các loại dịch vụ
môi trường của rừng là: Hấp thụ các bon chiếm 27%, bảo tồn đa dạng sinh học
chiếm 25%, bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%, vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị
khác chiếm 10%. Điều đó cho thấy giá trị của tài nguyên rừng ngày càng được đánh
giá cao và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng đối với cuộc sống cũng như
đối với nền kinh tế.
1.2.4. Lâm nghiệp
Theo các tác giả Đặng Tùng Hoa và Đỗ Anh Tuân (2011) [4], để đi đến khái

niệm về lâm nghiệp, trên thực tế có nhiều quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất trong nền
kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng. Với quan điểm


11

này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng, chăm sóc, ni dưỡng,
quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và bảo vệ môi trường sống
cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm nghiệp là tạo ra rừng thành thục
công nghệ, đó chỉ là những sản phẩm tiềm năng, chưa thành sản phẩm hàng hóa
cuối cùng được trao đổi trên thị trường. Vì vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một
số vấn đề còn tồn tại:
- Một là, khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành vật chất nhưng sản phẩm
cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường để thu hồi vốn
lái tài sản xuất cho chu kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ rừng lại được
thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.
- Hai là, về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ
thuật lâm sinh quan trọng trong tài sản sản xuất tài nguyên rừng.
- Ba là, về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng
rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản
xuất mở rộng tài nguyên rừng
- Bốn là, về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các
hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và chế
biến lâm sản.
Quan điểm thứ hai: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc
biệt khơng chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà cịn có chức năng
khai thác sử dụng rừng. Như vậy, với quan điểm này khái niệm về lâm nghiệp đã
được mở rộng. Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản phẩm hàng hóa được

mua bán, trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đề cao vai trò của lâm nghiệp
trong nền kinh tế quốc dân và đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là giai
đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để
lâm nghiệp phát triển toàn diện.


12

Quan điểm thứ ba: Xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và đứng
trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành sản xuất
vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác vận chuyển
còn bao gồm cả chế biến lâm sản. Như vậy, quan điểm thứ ba tương đối toàn diện
hơn hai quan điểm trên. Quan điểm này vừa đảm bảo tính thống nhất trong quá trình
tái sản xuất, vừa đảm bảo chu trình sản xuất khép kín. Từ những quan điểm trên
người ta đã thống nhất đưa ra khái niệm về lâm nghiệp như sau:
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có
chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến
lâm sản và phát huy các chức năng phịng hộ, văn hóa xã hội … của rừng.
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, có vai trị quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. Bao gồm các vai trò sau:
- Vai trò cung cấp: Lâm nghiệp cũng cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu
cầu tiêu dùng xã hội và các lâm sản ngoài gỗ; cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp, xây dựng cơ bản; cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu
tiêu dùng của các tầng lớp dân cư; cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa
bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người; cung cấp lương thực nguyên liệu chế
biến thực phẩm… phục vụ nhu cầu đời sống xã hội.
- Vai trị phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái: Bao gồm phòng hộ đầu
nguồn, giữ nước, điều hịa dịng chảy, chống xói mịn rửa trơi thối hóa đất, chống
bồi đắp sơng ngịi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn
thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện; phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió,

chống cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn… bảo vệ đồng ruộng và khu dân
cư ven biển…; phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn
chết lũ lụt và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất, điều hịa vi khí hậu …
- Vai trị xã hội: Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu
quan trọng quyết định sự tồn tại của ngành lâm nghiệp, là nguồn thu nhập chính của


×