Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

VẤN NẠN BÔI TRƠN CƠ QUAN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (Tiểu luận môn học VĂN HÓA DOANH NGHIỆP )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.2 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
VIỆN ÐÀO TẠO SAU ÐẠI HỌC
Tiểu luận môn học
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Đề tài
VẤN NẠN ”BÔI TRƠN" CƠ QUAN THUẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
GVHD : TS. Huỳnh Thanh Tú
Lớp : QT Ngày 2 – K22
Nhóm thực hiện: Nhóm 2 – Chủ thể
TP HCM, năm 2014DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM CHỦ THỂ - NHÓM 2
STT
MSHV
HỌ VÀ TÊN
1
7701220862 Lê Sơn Phát
2
7701221718 Đoàn Thị Thu Trang
3
7701221263 Nguyễn Thị Huệ Trinh
4
7701221740 Nguyễn Châu Hoàng Trương
5
7701221308 Nguyễn Minh Tuấn
6
7701221444 Phạm Thị Yên
7
7701221445 Huỳnh Như Yến
Nhận xét của Giảng viên















Giảng viên
TS. Huỳnh Thanh Tú

MỤC LỤC
4
LỜI MỞ ĐẦU
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Doanh nghiệp thường niên 2013 (VBF), diễn ra ngày 3/12/2012,
có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp giấy phép và quản lý đất đai.
Theo nghiên cứu của VBF, có 4 ngành ảnh hưởng rất lớn đến tham nhũng là hải quan, thuế, cấp
giấy phép và quản lý đất đai. Qua khảo sát vào tháng 10/2013 của VBF về cộng đồng doanh nghiệp (DN)
ở Việt Nam cho thấy, tình trạng tham nhũng thường phổ biến trong lĩnh vực công hơn lĩnh vực tư nhân.
Trong 3 lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên để chống tham nhũng, số người khảo sát lựa chọn để “đánh” với
hải quan 55,2%, thuế 46,2% và quản lý đất đai là 39,8%. Từ đó cho thấy rằng, việc tham nhũng trong cơ
quan thuế trở nên nhức nhói; khiến cho các doanh nghiệp muốn tồn tại phải thực hiện việc ”bôi trơn" cơ
quan thuế.
Với thực tiễn như trên, nhóm chúng tôi đại diện cho hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt nam xin
trình bày chính kiến về “VẤN NẠN ”BÔI TRƠN" CƠ QUAN THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM".

5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THUẾ
1.1. Tìm hiểu sơ lược về quyết toán thuế
- Quyết toán thuế là gì?
Quyết toán thuế là công việc bắt buộc của một doanh nghiệp sau một thời gian thành lập (thông
thường là sau 5 năm, còn doanh nghiệp lớn thì có khi một năm quyết toán thuế một lần)
- Khi nào doanh nghiệp phải quyết toán thuế?
Sau khi đơn vị có quyết định thanh tra quyết toán của cơ quan thuế quản lý yêu cầu, và cơ quan
thuế thường hẹn doanh nghiệp sau hai tuần để chuẩn bị.
- Quyết toán thuế nhằm mục đích gì?
Mục đích của việc quyết toán thuế là truy thu thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, thuế Giá Trị Gia
Tăng, thuế Thu Nhập Cá Nhân của doanh nghiệp.
- Quy trình quyết toán thuế được thực hiện như sau:
1. Thu thập thông tin là các hóa đơn, chứng từ, sổ sách của doanh nghiệp;
2. Khảo sát thực tế quy trình hoạt động của doanh nghiệp;
3. Kiểm tra chứng từ kế toán, phân loại và sắp xếp chứng từ kế toán;
4. Lọai bỏ, điều chỉnh, chỉnh sửa các chứng từ không phù hợp;
5. Lập các bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển;
6. Tính và lập các bảng khấu hao tài sản cố định;
7. Hạch toán kế toán trên phần mền kế toán chuyên nghiệp;
8. Kết chuyển, tổng hợp thông tin để lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh
doanh, thuyết minh báo cáo tài chính;
9. Lập các báo cáo quyết toán thuế;
10. Trao đổi với doanh nghiệp các nội dung, nghiệp vụ có liên quan đến kết quả thực hiện;
11. Lập và in các loại báo cáo quyết toán thuế;
12. In báo cáo tài chính, sổ sách kế toán theo quy định;
13. Tư vấn cho doanh nghiệp các nội dung có liên quan trong quá trình tổng hợp thông tin để lập
quyết toán thuế. Tư vấn điều chỉnh, cân đối số liệu chứng từ kế toán, doanh thu, lãi lỗ. Tư vấn
xử lý các vấn đề sai phạm về thuế …
14. Đại diện doanh nghiệp giải trình với cơ quan thuế

1.2. Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp khi đăng ký kinh doanh
6
1.2.1. Thuế môn bài
Mỗi năm doanh nghiệp sẽ nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc
vào thời điểm thành lập, nếu thành lập sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế môn bài theo biểu
thuế.
1.2.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
(Phần này tùy thuộc vào doanh nghiệp có đăng ký thuế GTGT hay không: hóa đơn doanh nghiệp
sử dụng là hóa đơn GTGT, còn nếu là hóa đơn thông thường hay trực tiếp thì không phải nộp) doanh
nghiệp phải kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng trước ngày 20 của tháng tiếp theo.
1.2.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh
nghiệp năm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định là 28%. Đây là khoản đánh vào doanh
thu thuần (số chênh lệch sau khi lấy doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ trừ đi các khoản chi phí hợp
lý, hợp lệ). Nếu khoản chênh lệch này < 0 (doanh nghiệp bị lỗ) thì khoản thuế này được miễn.
Có hai cách đóng thuế này như sau:
● Đóng theo kiểu thuế khoán
Dựa vào doanh thu trong 5 năm gần nhất (điều này tùy thuộc từng quy định) doanh nghiệp đăng
ký xin đóng thuế khoán, cơ quan thuế sẽ quy định một khoản thuế cố định mà doanh nghiệp phải đóng
hàng năm.
● Đóng theo kê khai (đóng theo thu - chi thực tế)
Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào kê khai của doanh nghiệp để tính mức thuế phải đóng. Mức thuế tính
là 28% số chênh lệch thu chi.
1.2.4. Thuế thu nhập cá nhân
Hàng tháng, doang nghiệp phải thống kê các khoản thu nhập của cán bộ, công nhân viên trong
đơn vị để tính mức thuế này. Theo quy định hiện hành thì thuế tính cho người có thu nhập từ 9 triệu đồng
trở lên.
1.2.5. Thuế thu nhập không thường xuyên
Khi chi trả những hợp đồng nhân công ngoài, không phải là cán bộ, công nhân trong doanh
nghiệp, luôn phải giữ lại 10% tổng giá trị hợp đồng và ghi một biên lai cho người đó, doanh nghiệp nộp

khoản thuế này cho cơ quan thuế, ghi rõ số biên lai. Đến cuối năm tài chính, người được thuê sẽ đến cơ
quan thuế hoàn tất thủ tục thuế, nếu tổng mức thu nhập không quá 4tr thì được hoàn trả lại 10% đã trích,
còn nếu vượt thì cơ quan thuế sẽ tính thuế phải nộp và bù trừ với khoản đã trích.
1.2.6. Thuế xuất nhập khẩu
Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.
1.2.7. Thuế môi trường
7
Doanh nghiệp phải đóng một khoản phí để sử dụng vào mục đích cải tạo môi trường, xử lý chất
thải
1.2.8. Thuế sử dụng đất
Doanh nghiệp hàng năm phải đóng khoản thuế này cho nhà nước, theo mức thuế do cơ quan thuế
ban hành. Nếu doanh nghiệp đóng ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thì khoản thuế này đã được ban
quản lý tính trong chi phí thuê mặt bằng.
Trên đây là những loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới chỉ là các loại thuế chính Ngoài ra còn
tùy thuộc vào từng lọai hình kinh doanh mà doanh nghiệp còn phải đóng thêm các loại thuế như: thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế tài nguyên ….
1.3. Chậm kê khai thuế và nộp thuế
Căn cứ các quy định tại các Điều 2, Điều 3, Điều 4, Điều 9 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày
07/06/2007 của Chính phủ; Khoản 1, 2 Điều 1 Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính
phủ; Mục II Phần A, điểm 2 Mục I Phần B Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài
chính.
1.3.1. Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định
- Từ 10 đến 20 ngày:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000
- Quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày trở lên:
Phạt tiền 1.100.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000

1.3.2. Không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
- Hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên bảng kê hoá đơn,
hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000
- Lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên hoá đơn, hợp
đồng kinh tế và tài liệu, chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 825.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 150.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 1.500.000
8
- Lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế,
tờ khai quyết toán thuế
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1.100.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000
- Có nhiều hành vi vi phạm đồng thời:
Ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên bảng kê hoá đơn, hàng hoá,
dịch vụ mua vào, bán ra, hợp đồng kinh tế, tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế hoặc trên các tài liệu khác
liên quan đến nghĩa vụ thuế
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1.750.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000
1.3.3. Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định/ thời gian được gia hạn theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền
- Từ 5 đến 10 ngày làm việc :
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 550.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 100.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000

- Từ 10 đến 20 ngày làm việc:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1.100.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 200.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000
- Từ trên 20 đến 30 ngày làm việc:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 1.650.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000
- Từ trên 30 đến 40 ngày làm việc:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 2.200.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng
Mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000
- Từ trên 40 đến 90 ngày làm việc, nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày nhưng không phát sinh
số thuế phải nộp:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 2.750.000 đồng
Mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 500.000 đồng
9
Mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000
Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ
khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì Số ngày chậm nộp tiền thuế
làm căn cứ xử phạt được tính từ ngày hết hạn nộp thuế của kỳ phát sinh số thuế phải nộp hồ sơ khai thuế,
đến ngày người nộp thuế nộp số tiền thuế chậm nộp. Đồng thời cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ
quyết định ấn định thuế.
1.4 Những sai sót thường gặp khi sử dụng hóa đơn
1.4.1. Cách viết hóa đơn
1. Quên ghi ngày hóa đơn.
2. Ghi sai thông tin người mua hàng.
3. Không gạch bỏ ô MST còn trống.
4. Số tiền bằng chữ không khớp với số tiền bằng số.
5. Không gạch bỏ nội dung còn trống trong phần diễn giải, số lượng, đơn giá, thành tiền.

6. Khi sai thuế suất thuế GTGT.
7. Không gạch bỏ ô thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.
8. Thiếu chữ ký người mua hàng.
9. Không đóng dấu tròn Công ty.
10. Không thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng hóa đơn.
11. Không xuất hoá đơn GTGT đối với Hàng hóa Xuất khẩu ,
12. Không xuất hoá đơn đối với doanh thu hàng uỷ thác xuất khẩu.
13. Không lót giấy carbon giữa các liên.
14. Thiếu chữ ký người mua trên hoá đơn.
15. Không lập báo cáo sử dụng hoá đơn theo định kỳ (Quý, năm) hoặc lập nhưng không đúng quy định.
1.4.2. Quản lý hóa đơn

1. Không thông báo phát hành hóa đơn trước khi sử dụng hóa đơn.
2. Không xuất hoá đơn GTGT đối với Hàng hóa Xuất khẩu ,
3. Không xuất hoá đơn đối với doanh thu hàng uỷ thác xuất khẩu.
4. Không lót giấy carbon giữa các liên.
5. Thiếu chữ ký người mua trên hoá đơn.
6. Không lập báo cáo sử dụng hoá đơn theo định kỳ (Quý, năm) hoặc lập nhưng không đúng quy định.
1.5. Những sai sót thường gặp khi kê khai thuế
1.5.1. Kê khai thuế GTGT hàng tháng
10
1. Thiếu chỉ tiêu [22] thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.
2. Kê khai hóa đơn không hợp lệ như : sai MST, tên doanh nghiệp, địa chỉ, hóa đơn bị sửa, xóa…
3. Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước.
4. Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan, trong khi
chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.
5. Không ghi chú thời hạn thanh toán khi Hóa đơn GTGT đầu vào trên 20 triệu.
6. không kê khai PL01-3/GTGT đối với Doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, ô tô.
7. Không điền đầy đủ thông tin Doanh nghiệp.
8. Không đóng dấu giáp lai tờ khai GTGT hàng tháng.

9. Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 tháng nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế
GTGT.
1.5.2. Kê khai thuế TNCN
1. Không xác định được khi nào khai thuế TNCN theo tháng và khi nào thì theo quý.
2. Không trừ các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi tính thuế TNCN.
3. Không trừ khoản phụ cấp tiền ăn mà Doanh nghiệp phải trả cho người lao động (Không vượt quá 620.000
đồng) khi tính thuế TNCN.
1.5.3. Kê khai thuế TNDN
1. Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ.
2. Thiếu bảng đăng ký tiền lương; hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương
không có người ký nhận.
3. Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).
4. Doanh nghiệp được thụ hưởng chế độ miễn giảm do ưu đãi đầu tư nhưng quên hoặc không biết cách hạch
toán và báo cáo quyết toán với cơ quan thuế; hoặc chờ cơ quan thuế đến kiểm tra để xác định số thuế
được miễn giảm.
5. Không chọn mục gia hạn nộp tiền thuế khi phát sinh thuế doanh nghiệp phải nộp khi có quyết định gia
hạn nộp thuế của tổng cục thuế.
1.6. Những sai sót thường gặp khi hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Hoàn thuế GTGT là hoạt động mà trong đó các doanh nghiệp thường gặp phải những sai sót về các vấn
đề sau:
1.6.1. Hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu
1. Không thuyết minh sự sai biệt giữa hoá đơn và tờ khai Hải quan; giữa hoá đơn và chứng từ thanh toán.
2. Thiếu chứng từ thanh toán hợp pháp đối với hàng xuất khẩu .
3. Không có xác nhận của Hải quan tại ô 47 của tờ khai Hải quan
1.6.2. Văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT (mẫu 10/GTGT)
11
Văn thư đề nghị không xác định mình thuộc đối tượng cụ thể nào được(xuất khẩu hay âm luỹ kế
3 tháng v.v…).
1.6.3. Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh
Bảng kê khai tổng hợp số phát sinh đề nghị hoàn không khớp với số thuế GTGT đã kê khai hàng

tháng (phải điều chỉnh lại số liệu đã kê khai nhầm trước khi lập hồ sơ).
1.6.4. Phó giám đốc hoặc người được uỷ quyền
Phó giám đốc hoặc người được ủy quyền ký tên vào văn thư đề nghịkhông được xem là hợp lệ.
1.6.5. Tài khoản đề nghị chuyển số tiền hoàn thuế GTGT
Tài khoản đề nghị chuyển số tiền không đúng với số hiệu tài khoản và tên ngân hàng đã đăng ký
thuế.
1.7. Những sai sót thường gặp khi đăng ký thuế
Tầm quan trọng của chứng từ:
1. Mỗi nghiệp vụ kế toán đều cần tới chứng từ được ghi chép và quản lý cẩn thận dùng làm bằng chứng.
2. Chứng từ kế toán là bằng chứng để chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của các nghiệp vụ phát sinh.
3. Một sai sót dù rất nhỏ cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức về thời gian, công sức, tài chánh để giải
quyết vấn đề phát sinh.
"Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy
định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước theo
các quy định của pháp luật”.
Qua thực tế thì vẫn có nhiều doanh nghiệp đã mắc phải một số sai sót sau:
1. Quên không đăng ký thuế (do cố tình hoặc do không biết mình thuộc đối tượng phải đăng ký thuế, để
quên quá hạn so quy định) sẽ bị xử phạt hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu quá hạn
đăng ký thuế trên 1 năm.
2. Khi thực hiện kê khai không đọc kỹ phần hướng dẫn kê khai (đính kèm tờ khai đăng ký thuế) dẫn đến:
Không ghi tên chính thức bằng chữ in hoa, ghi không đầy đủ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, nhầm lẫn
giữa quyết định thành lập và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…
3. Dễ ghi nhầm chỉ tiêu: Địa chỉ trụ sở do chỉ tiêu tỉnh, thành phố ở dòng trên, chỉ tiêu quận/huyện ở dòng
dưới (thông thường hay ghi theo trình tự ngược lại).
4. Kê khai thiếu các chỉ tiêu: Tài khoản Ngân hàng, Kho bạc; chỉ tiêu Kế toán trưởng…
5. Không xác định đúng ngành nghề kinh doanh chính (doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề).
6. Không xác định đúng chỉ tiêu Năm tài chính.
7. Không xác định chính xác Các loại thuế phải nộp. Điều này dẫn đến việc: Nếu kê khai thiếu thì khi có
thay đổi phải bổ sung, nếu kê khai thừa thì phải khai thay đổi bổ sung hoặc vẫn phải khai thuế định kỳ
mặc dù không có phát sinh loại thuế này (mất thời gian vô ích).

12
8. Khi có sự thay đổi những thông tin như: Địa chỉ kinh doanh , tài khoản và ngân hàng , điện thoại, kế toán
trưởng… không khai báo thay đổi kịp thời (sẽ bị xử phạt).
9. Các văn bản trong trong hồ sơ đăng ký thuế lần đầu, …. của các doanh nghiệp mới thành lập không phải
do người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên, đóng dấu.

13

Chương 2: CHÍNH KIẾN DOANH NGHIỆP VỀ VẤN NẠN ”BÔI TRƠN" CƠ QUAN THUẾ CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Xét khía cạnh doanh nghiệp: Kế toán trưởng góp doanh nghiệp đóng thuế thấp nhất, nhưng vẫn
đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ với thuế.
Vì vậy, rõ ràng, doanh nghiệp chúng tôi không trốn thuế, mà là làm sao thực thi nghĩa vụ đóng
thuế với mức đóng thấp nhất. Sau đây là nhóm chúng tôi xin được trình bày vấn đề:
- Về việc nộp thuế ”đúng" quy định: Nộp đầy đủ các khoản thuế đáng lẽ phải nộp.
- Về việc nộp thuế thấp hơn quy định: Nộp thấp hơn các khoản thuế đáng lẽ phải nộp.
Ở đây, việc nộp thuế “đúng" quy định hay thấp hơn quy định hất là nếu chúng ta xét minh bạch công khai
các khoản thuế phải nộp, để đánh giá khoản thu chi sao cho đạt được mức thuế như trên.
2.1. Về việc nộp thuế “đúng” quy định
2.1.1. Thực trạng
Vấn đề nộp thuế ”đúng” quy định có cấn vần đề cần xem xét:
- Về quy trình nộp thuế: Doanh nghiệp phải tuân thủ 100% quy trình như đề cập ở Chương 1.
- Về các khoản thu chi: Doanh nghiệp phải ghi sổ, bút toán khoản thu chi đúng 100% các khoản mục theo
quy định.
- Về các loại thuế: Doanh nghiệp phải nộp đầy đủ 8 loại thuế như đã quy định (tùy theo đặc thù doanh
nghiệp)
1. Thuế môn bài
2. Thuế giá trị gia tăng
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
4. Thuế thu nhập cá nhân

5. Thuế thu nhập không thường xuyên
6. Thuế xuất nhập
7. Thuế môi trường
8. Thuế sử dụng đất
- Tránh sai sót:
Doanh nghiệp đồng thời chấn chấn chỉnh không bị sai sót ở các vấn đề (chi tiết xem tại chương 1):
1. Chậm kê khai thuế và nộp thuế
14
2. Chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin so với thời hạn quy định
3. Không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế
4. Chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định/ thời gian được gia hạn theo quyết định của
cơ quan có thẩm quyền
5. Những sai sót thường gặp khi sử dụng hóa đơn
6. Những sai sót thường gặp khi kê khai thuế
7. Những sai sót thường gặp khi hoàn thuế GTGT
2.1.2 Trách nhiệm, lương tâm, công bằng
Về việc nộp thuế ”đúng” quy định, doanh nghiệp chúng tôi sẽ:
- Thể hiện mình ”tuân theo pháp luật”: tuân thủ quy trình, thủ tục 100%, tránh sai sót.
- Thể hiện trách nhiệm của mình vì thực hiện nghĩa vụ thuế với xã hội.
- Thể hiện sự góp phần không tạo cơ hội các vấn nạn ”bôi trơn" xảy ra.
2.1.3 Những thách thức đặt ra
Để thực hiện trách nhiệm, lương tâm, công bằng xã hội trên, doanh nghiệp đối mặt với các thách thức như
sau:
- Yếu tố chủ quan:
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo trình độ ngay từ khi thành lập doanh nghiệp về các vấn đề liên quan hóa
đơn chứng từ, các loại thuế, quy trình thuế nói riêng các vấn đề liên quan thuế nói chung.
+ Doanh nghiệp phải tính toán được cân bằng chi phí + thuế và lợi nhuận đảm bảo hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
- Yếu tố khách quan:
+ Quy trình, thủ tục thuế phải rõ ràng.

+ Doanh nghiệp nhận được sự đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ thuế từ cơ quan thuế. Cũng như doanh nghiệp
được tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành các nghiệp vụ liên quan thuế từ cơ quan thuế.
+ Sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
2.2. Về việc nộp thuế mức thấp hơn quy định
2.2.1. Thực trạng
Dựa trên các thách thức đạt ra để nộp thuế ”đúng" quy đinh, doanh nghiệp xin trình bày các yếu tố chủ
quan lẫn khách quan, khiến doanh nghiệp chúng tôi dù muốn nộp ”đúng" quy định cũng
không thực hiện được trong bối cảnh hiện nay:
2.2.1.1 Yếu tố chủ quan
15
- Về việc doanh nghiệp phải đảm bảo trình độ ngay từ khi thành lập doanh nghiệp về các vấn đề liên quan
hoá đơn chứng từ, các loại thuế, quy trình thuế nói riêng các vấn đề liên quan thuế nói chung.
+ Ngay từ đầu, khi thành lập, doanh nghiệp còn nhiều bở ngỡ các vấn đề liên quan về nghiệp vụ thuế.
Đây là điều tất yếu khó trách khỏi.
⇒ Đồng thời, nhận được hạn chế từ doanh nghiệp, cơ quan thuế đặt vấn đề “bôi trơn” ngay từ ngày khai
trương doanh nghiệp: kiểm tra các thủ tục đăng ký thuế (thuế khoán hoặc thuế kê khai…), trong buổi làm
việc đầu tiên, cơ quan thuế giới thiệu về cách làm việc, về chi trả tiền thuế như thế nào, v.v…
+ Trong quá trình hoạt động, nhiều hóa đơn chứng từ cho hoạt động trong tổ chức phát sinh. Doanh
nghiệp không khỏi thiếu sót.
Đồng thời, với những thiếu sót, doanh nghiệp tốn nhiều thời gian để bổ sung, chỉnh lý hồ sơ.
Thông thường, những hóa đơn đã xa từ vài tháng trước, muốn hiệu chỉnh rất khó khăn; đồng thời tốn thời
gian hiệu chỉnh. Từ đó, khả năng không kịp hạn thời gian quyết toán thuế rất cao; khả năng bị phạt do trễ
quyết toán rất cao, cũng như nguy cơ bị phạt rất cao. Doanh nghiệp dính líu đến thuế, sẽ ảnh hưởng đến
uy tín, công việc kinh doanh của doanh nghiệp rất nhiều, có thể nói, “không còn đất sống”.
⇒ Cơ quan thuế bắt được điểm yếu khó khắc phục đó của doanh nghiệp, cơ quan thuế đưa ra cách xử lý
trong vụ việc: có nhiều thang xử lý phạt như chương 1, nếu “bôi trơn” sẽ được đặt khoản phạt nhẹ nhất
hoặc nếu nhẹ nhất, sẽ xem như không bị phạt tùy khoản bôi trơn.
- Về việc doanh nghiệp phải tính toán được cân bằng chi phí + thuế và lợi nhuận đảm bảo hiệu quả hoạt
động kinh doanh.
Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, chúng tôi luôn phải đối mặt với những áp lực về chi phí

như thuế, chi phí nhân công, chi phí sản xuất, chi phí hoạt động Với chúng tôi việc giải quyết chi phí về
nhân công là ưu tiên hàng đầu thay vào đó chúng tôi phải cắt giảm những chi phí khác cái mà không gây
ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của doanh nghiệp.
Với mục đích của doanh nghiệp là tối ưu hoạt động kinh doanh:
+ Doanh nghiệp tính toán để đóng thuế thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo không trốn thuế. Đồng thời, doanh
nghiệp có khoản thu, chi: ghi hạch toán ở khoản mục nào cũng được; do kẻ hở của thuế; để từ đó, tự hiệu
chỉnh thuế theo mục đích doanh nghiệp.
+ Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, bản thân những doanh nghiệp nhỏ chúng tôi cũng không nằm ngoài
vòng xoáy này, doanh nghiệp chúng tôi cố gắng tìm mọi biện pháp để có thể vượt qua cơn khủng hoảng,
trách nhiệm với hàng trăm người lao động buộc chúng tôi phải làm việc tốt hơn với cơ quan thuế.
16
+ Doanh nghiệp muốn hoàn thuế giá trị gia tăng đúng với khoản chi của doanh nghiệp đã nộp của doanh
nghiệp. Nhưng việc tránh các sai xót (chương 1)
o Hồ sơ chứng minh hàng xuất khẩu
o Văn thư đề nghị hoàn thuế GTGT
o Bảng kê khai tổng hợp số thuế phát sinh
o Phó giám đốc hoặc người được uỷ quyền
o Tài khoản đề nghị chuyển số tiền hoàn thuế GTGT
Việc tránh bất cứ sai xót rất khó.
⇒ Cơ quan thuế nắm bắt mục đích của doanh nghiệp nên với vai trò cơ quan thuế, họ là người sẽ xem xét
các khoản thu chi - cũng như các khoản hoàn thuế đó - nếu không “bôi trơn”, họ sẽ bắt buộc đạt khoản
thu, chi để tính thuế cao nhất. Vì vậy có thể nói: thuế thực tế nếu làm đúng quy định lớn hơn chi phí “bôi
trơn” + thuế nộp thấp hơn quy định.
2.2.1.2 Yếu tố khách quan
- Về quy trình, thủ tục thuế:
+ Thủ tục, quy trình khá phức tạp, chưa đồng bộ:
Ở nước ta, chính sách về thuế còn nhiều quy trình rườm rà và phức tạp, sau khi ban hành luật thuế
thì sau một thời gian mới ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn kèm theo điều này gây khó khăn đối
với doanh nghiệp chúng tôi trong việc tính thuế hoặc trường hợp nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp tính
thuế đúng nhưng không phù hợp thông tư ban hành sau, dẫn đến doanh nghiệp bị truy thu thuế và bị phí

phạt.
Ví dụ:
Như Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007, nhưng các văn bản hướng dẫn lại được xây
dựng rải rác từ cuối năm 2007 đến năm 2008 và trong 6 tháng đầu năm 2009 mới tạm coi là đủ. Chính sự
không đồng bộ này đã dẫn đến hiện tượng chồng chéo trong chỉ đạo và tổ chức thu thuế, do vừa phải theo
cái mới, vừa theo cái cũ gây khó khăn cho doanh nghiệp
+ Về việc những khoản thu, chi quy định không rõ ràng, bản thân doanh nghiệp ghi mục nào cũng “đều
đúng hoặc đều sai”.
⇒ Việc “đều đúng hoặc đều sai” do cơ quan thuế thanh tra thuế quyết định, vì vậy, “Ba lần cửa khóa
cũng chỉ phòng người ngay chứ phòng sao được kẻ gian”. Điều này làm bản thân doanh nghiệp muốn làm
đúng, cũng không thể được nếu không “bôi trơn” cơ quan thuế.
17
- Về việc doanh nghiệp muốn nhận được sự đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ thuế từ cơ quan thuế. Cũng như
doanh nghiệp để được tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành các nghiệp vụ liên quan thuế từ cơ quan thuế.
+ Doanh nghiệp được đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ liên quan về quy tắc thuế hiện tại, nhưng bản thân các
doanh nghiệp đều biết rằng cơ quan thuế mới là người thông qua vấn đề liên quan đến thuế.
⇒ Buổi huấn luyện nghiệp vụ là buổi ngầm hiểu “răn đe”.
+ Khi nào doanh nghiệp còn hoạt động thì còn làm việc cơ quan thuế, trong khi đó, văn bản hướng dẫn,
mẫu biểu trong báo cáo thuế, thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp cần sự hướng dẫn trực tiếp từ cơ quan
thuế, do đó, doanh nghiệp chúng tôi phải mối quan hệ để nhận được sự hướng dẫn tận tình và đầy đủ của
cơ quan thuế.
⇒ Văn hóa “quà tặng” của Phương Đông nói chung Việt Nam nói riêng: Để tạo được mối quan hệ bản
thân doanh nghiệp phải thể hiện lòng thành với cơ quan thuế bằng các khoản “bôi trơn”.
- Về việc sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam.
Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều theo chính sách thu hút FDI
của nhà nước, việc này đã làm cho các doanh nghiệp nhỏ chúng tôi đã khó khăn nay càng gặp khó khăn
hơn nữa.
Mặt khác, các doanh nghiệp có vốn FDI thường là những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính
mạnh, khi đầu tư vào Việt Nam những doanh nghiệp này lại được hưởng nhiều chính sách ưu đãi thuế của

nhà nước, hơn nữa theo một thống kê của nhóm Fulbright cho thấy gần 50% các doanh nghiệp nước ngoài
(DNNN) có hành vi chuyển giá và làm báo cáo lỗ để không phải đóng thuế, thậm chí có những DNNN kê
khai lỗ 3 năm liên tiếp.
⇒ Trước một thực tế như vậy, doanh nghiệp chúng tôi không thể cạnh tranh được vì vậy để có thể tiếp tục
tồn tại chúng tôi buộc lòng phải cắt giảm tất cả các chi phí có thể (thuế là khoản được xem xét thứ hai sau
chi phí nhân công) để có thể tồn tại.
2.2.2. Trách nhiệm, lương tâm, công bằng
- Không phải chúng tôi trốn thuế vì thực tế chúng tôi vẫn nộp thuế đúng như cơ quan thuế yêu cầu,
vẫn thể hiện chúng tôi đúng theo quy định.
- Doanh nghiệp chúng tôi thành lập các nghiệp đoàn, để hỗ trợ các doanh nghiệp mới về các vấn đề liên
quan trong đó có việc giúp đỡ các doanh nghiệp mới, hỗ trợ các cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp về
các vấn đề liên quan để hạn chế những sai sót liên quan đến thuế.
18
- Bản thân các doanh nghiệp chúng tôi không ngừng học tập để nâng cao kiến thức để hoàn thiện quá
trình quyết toán thuế ở bản thân doanh nghiệp; đồng thời tham gia các nghiệp đoàn để trao đổi kinh
nghiệm về quyết toán thuế nói chung tham gia các hoạt góp phần hoàn thiện quy trình, thủ tục thuế tại
Việt Nam để hạn chế vấn nạn ”bôi trơn".
- Vấn đề doanh nghiệp phải kiên quyết nói không với trường hợp vấn nạn “bôi trơn” bằng việc tố cáo các
trường hợp nhận phong bì. Doanh nghiệp chúng tôi đối mặt các vấn đề như sau:
+ Việc thành lập các nghiệp đoàn chỉ có thể hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp lẫn nhau như trên.
+ Các nghiệp đoàn chỉ đại diện để gửi lên ý kiến về các lỗ hỏng trong quy trình, thuế; bản thân doanh
nghiệp chúng tôi đã về đang thực hiện vấn đề này, việc cải tổ quy trình thuế, thủ tục thuộc về các cơ quan
có thẩm quyền, doanh nghiệp không thể tự quyết được.
+ Nghiệp đoàn không thể thành lập các hội thảo bàn về việc tố cáo bôi trơn một cách công khai. Hiện nay
chúng tôi chỉ có thể nhờ các cơ quan báo chí viết về tình trạng này, mong dưới phản ánh của dư luận xã
hội khiến cơ quan có thẩm quyền có những điều chỉnh trong tương lại.
+ Việc tố cáo của các cá nhân, của các doanh nghiệp, của nghiệp đoàn có khả thi hay không?
“Tôi không phải là người phát động phong trào nói không với phong bì nhưng tôi ủng hộ, dù việc này nói
lên thực trạng đau lòng trong ngành y. Nếu phát hiện bác sĩ nào nhận phong bì hãy chụp ảnh đưa cho
chúng tôi xử lý” – Bộ trưởng Y tế cam kết.

Dù bộ trưởng Y tế không liên quan • đến thuế, nhưng cho thấy phương châm tố cáo tình trạng phong bì
như thế này có khả thi chăng.
+ Vấn đề sau khi doanh nghiệp nghiệp tố cáo việc nhận “phong bì” cơ quan thuế:
Gần đây có 1 doanh nghiệp tố cáo 1 nhân viên thuế nhận phong bì, được nhận bằng khen, tuyên dương;
nhưng khắp các cộng đồng, diễn đàn bàn bán với nhau rằng:
o Sẽ sống không yên, chết không xong thôi.
o Hoan hô, tinh thần ôm bom cảm tử.
o …
Đời thay đổi khi ta thay đổi, ta không thay đổi được đời ta thay đổi ta.
Doanh nghiệp chúng tôi để xóa bỏ tình trạng này bản thân doanh nghiệp chúng tôi hành động là không
đủ. Nó phải là sự phối hợp toàn bộ xã hội, đặc biệt từ cơ quan có thẩm quyền.
+ Về đường dây nóng tố cáo tiêu cực trong tham nhũng, khi gọi thửy, được trả lời: Không tiếp nhận
những thông tin về tham nhũng của cán bộ trong ngành. Trong lĩnh vực thuế, doanh nghiệp thường xuyên
phải trả phí bôi trơn, cán bộ thuế đề nghị cố ý khai báo giảm nghĩa vụ thuế để được hối lộ.
19
Trước độ nóng tham nhũng, tiêu cực trong ngành thuế, hải quan, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai
nói: “Chúng tôi tiếp tục cam kết, nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng thống tham nhũng; đơn giản, minh
bạch hóa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp”.
Bà Mai cho biết, ngành thuế, hải quan áp dụng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Có quy định về trách nhiệm
của người đứng đầu, cán bộ; có ban phòng chống tham nhũng trong tài chính. Đấy vẫn là những lời hứa
của cơ quan chức năng, bản thân doanh nghiệp chúng tôi vẫn tiếp tục chịu hệ quả từ nó, trước khi mong
đợi những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
+ Nghiệp đoàn chúng tôi cũng tích cực tham gia các hoạt động góp phần trưng bày ra ánh sáng các doanh
nghiệp ”ma", không thực sự tạo ra các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ kinh doanh ảo, bằng việc tạo ra
các hoá đơn chứng từ giả để tạo ra các khoản chi phí để được hoàn thuế.
- Bản thân doanh nghiệp chúng tôi duy trì được hoạt động thông suốt để tạo của cải vật chất cho xã hội,
công việc việc làm cho người lao động; góp phần tham gia vào các hoạt động cộng đồng
- Một số ý kiến khác cho rằng, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam “không nộp đồng thuế nào”?
Về vấn đề này, doanh nghiệp chúng tôi là doanh nghiệp toàn cầu, chúng tôi hướng phạm vi toàn cầu, về
mặt danh nghĩa, ở Việt Nam chúng tôi không đóng thuế nhưng xét trên phạm vi toàn cầu, chúng tôi đã

thực hiện nghĩa vụ thuế nơi khác. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chúng tôi đã thực thi. Chúng tôi hoàn
toàn thực hiện đúng nghĩa vụ doanh nghiệp của mình.
- Các khoản thuế giảm được, doanh nghiệp chúng tôi tập trung cho việc phát triển sản xuất để thu lợi
nhuận, tiếp tục thể hiện nghĩa vụ đóng thuế của chúng tôi ở những năm sau. Ngoài ra, việc chi phí tiết
kiệm được sẽ giúp chúng tôi đảm bảo được đời sống của lao động và họ có thể thực hiện những nghĩa vụ
đóng các khoản thuế khác của họ đối với nhà nước. Đồng thời, khi đời sống của lao động được đảm bảo
đó chính là biểu hiện của một nhà nước vững mạnh, góp phần ổn định trật tự xã hội. Song song, doanh
nghiệp chúng tôi cũng san sẻ với cộng đồng bằng việc ủng hộ các hoạt động từ thiện của xã hội.
20
KẾT LUẬN
Với những ảnh hưởng từ yếu tố chủ quan và khách quan, doanh nghiệp chúng tôi không “bôi
trơn” không thể cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Mong các anh/chị góp ý để doanh nghiệp
chúng tôi hoạt động hiệu quả cũng như góp phần sự phát triển, tiến bộ xã hội ngày càng tốt hơn. Chân
thành cảm ơn anh/chị.

×