Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

sự quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con (khảo sát tại xã hải hòa-huyện tĩnh gia-tỉnh thanh hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.53 KB, 26 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đề Tài :
SỰ QUAN TÂM CỦA CHA MẸ ĐÔI VỚI VẤN ĐỀ HỌC VÀ ĐỊNH
HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO CON.
(Khảo sát tại xã Hải Hòa-huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa, tháng 8/2011).
PHẦN I. MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:
Bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta cũng
luôn cho giáo giục là mối quan tâm hàng đầu.
Bác Hồ đã nhẫn mạnh ý nghĩa của việc giáo dục bằng câu nói bất hủ:
“vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Câu nói của Bác hiện nay vẫn là phương châm hoạt động, là kim chỉ
nam cho các cơ quan, đoàn thể hoạt động trong giáo dục.
Sự biến đổi kinh tế xã hội đã tác động không nhỏ đến đời sống trong
mỗi gia đình. Mỗi gia đình có điều kiện hơn để tham gia vào các hoạt động
kinh tế cùng với nhiều hoạt động xã hội khác để nâng cao chất lượng đời
sống. Song, trong phạm vi từng gai đình cụ thể thì trách nhiệm của gia đình
ngày một quan trọng hơn khi vừa thực hiện vai trò là một thành phần xã hội,
vừa thực hiện vai trò đối với các thành viên trong gia đình. Đó là việc mỗi gia
đình tự phải có trách nhiệm trong việc quan tâm chăm sóc và dạy bảo con cái.
Để tạo ra một môi trường giáo dục hiệu quả, mỗi thành viên được phát triển
toàn diện cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Đây là sự thay đổi lớn thể hiện sự
quan tâm của cha mẹ trong việc tạo điều kiện cho con cái tiếp thu nguồn tri
thức mới để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội.
Trước đây trong gia đình truyền thống việc cha mẹ quan tâm đến con
cái chỉ là người nối dõi, là lực lượng lao động tích cực để nâng cao năng suất
lao động, hơn nữa là chỗ dựa khi cha mẹ về già. Việc học hành của con cái
không được cha mẹ chú ý, với đa số là không học hết phổ thông, tỷ lệ bỏ học
nhiều khi đó cha mẹ chưa quan tâm đến việc tạo điều kiện cho con đến trường
bởi theo quan niệm bấy giờ thì giáo dục gia đình đối với trẻ em đã đồng nhất
với giáo dục xã hội, nên chủ yếu là việc rèn luyện đạo đức hay những ứng sử


cá nhân hàng ngày.
Ngày nay sự biến đổi và phát triển ngày càng cao của xã hội đã tác
động không nhỏ đến mỗi gia đình.Sự biến đổi mô hình giáo dục truyền thống
sang mô hình giáo dục hiện đại đã tạo ra sự thay đổi mới toàn diện hơn cho
mỗi thành viên trong gia đình.Bên cạnh việc trang thiết bị cho con cái những
giá trị đạo đức,nhân cách thì trong mỗi gia đình các bậc cha mẹ đã quan
tâm,đầu tư nhiều hơn về việc giáo dục tri thức.
Vậy mỗi gia đình cân phải làm gì khi mà bên cạnh đó hàng ngày vẫn
phải đối phó với áp lực cuộc sống đồng giúp các em tránh được những áp lực
trong học tập để đạt được kết quả tốt nhất.
Đối với người dân xã Hải Hòa-huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa thì đây
cũng là mỗi quan tâm không nhỏ. Hải Hòa là một xã đang trong quá trình đô
thị hóa với nhiều tiềm năng chưa được khai thác,đặc biệt trong tương lai sẽ rất
cần nhiều nhân lực có tri thức. Hơn nữa mỗi người cũng nhận thấy rằng sự
cần thiết phải có trình độ học vấn thì mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của xã hội. Đó là điều băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ đối với tương lai
con em mình. Đa số người dân ở đây đều làm nông nghiệp và đánh bắt hải sản
nên việc đầu tư cho con cái học hành đầy đủ và nhất là khi định hướng nghề
nghiệp cho con trong tương lai là một vấn đề còn nan giải, điều này sẽ rất
phức tạp khi mà sự đầu tư phụ thuộc lớn vào điều kiện sống của mỗi gia đình.
Song đứng trước khó khăn như vậy những người nông dân, ngư dân xã Hải
Hòa vẫn một mực quyết tâm cho con cai học hành đầy đủ và tìm kiếm cho
con một công việc phù hợp với bản thân. Như vậy thực trạng vấn đề này như
thế nào, điều này sẽ được tìm hiểu thông qua đề tài nghiên cứu: “Sự quan tâm
của cha mẹ đối với vấn đề học và định hướng nghề nghiệp cho con”.
2
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
2.1. Ý khoa học:
Đã có nhiều ngành khoa học như: đạo đức học, tâm lý học nghiên cứu
về vai trò giáo giục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Tuy nhiên để có

cái nhìn toàn diện hơn thì xã hội học đóng vai trò không nhỏ trong việc làm
sáng tỏ, có ý nghĩa hơn khi nhgiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục con
cái.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã vận dụng các khái niệm: Gia
đình, vai trò, Cùng các lý thuyết xã hội học: Hành động xã hội, chức năng
cơ cấu, nhằm đóng góp thêm về mặt lý luận trong nghiên cứu vai trò của gia
đình trong bối cảnh hiện nay.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn.
Hiện nay việc nâng cao trình độ tri thức ngày càng được xã hội coi
trọng, đặc biệt là đối với các bậc cha mẹ có con đang đi học. Nghiên cứu
nhằm tìm hiểu mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và định
hướng nghề nghiệp cho con, đặc biệt trong các gia đình ở xã Hải Hòa của
huyện Tĩnh Gia-Thanh Hóa nơi mà nhu cầu cho con em theo học trong mỗi
gia đình ngày một đông. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta thấy được thực
trạng của mức độ quan tâm, đầu tư cho con em theo học và định hướng nghề
nghiệp cho con trong các gia đình ven biển và hiểu rõ hơn về vị trí và vai trò
của cha mẹ trong gia đình.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm nghiên cứu thực trạng của giáo dục qua vai trò gia đình, thể hiện
như thế nào qua mức độ quan tâm của cha mẹ khi đầu tư cho con theo học,
đặc biệt là định hướng nghề nghiệp tương lai cho con em mình.
Phân tích ảnh hưởng của một yếu tố như: Học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập của cha mẹ nhằm tìm hiểu xem chúng có ảnh hưởng như thế nào đến
việc đầu tư cho học tập và định hướng nghề nghiệp với con em người dân xã
Hải Hòa.
3
Đưa ra một ý kiến nhằm bổ sung thêm cho các nhà hoạch định chính
sách, chương trình đầu tư giáo dục ở từng địa phương cụ thể. Điều này nhằm
nâng cao chất lương giáo dục đối vơi người dân, từ đó có thể xác định hướng
đi đúng.

4. Đối tượng-khách thể-phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với vấn đề học tập và định hướng
nghề nghiệp cho con.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Các gia đình có con đang học ở các cấp.
4.3.Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện qua khảo sát các gia đình tại xã Hải Hòa
huyện Tĩnh Gia-tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:
* Thuyết hành động xã hội:
Áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu tác động của điều kiện kinh tế-xã hội đối
với nhu cầu cho con em theo học ở các gia đình vùng ven biển, đặt trong mỗi
quan hệ tác động qua lại của điều kiện tự nhiên-kinh tế-văn hóa và nhu cầu về
học vấn trong bối cạnh đất nước hiện nay. Cụ thể là sự thay đổi nhận thức và
vai trò giáo dục trong các gia đình dưới tác động của nền kinh tế-văn hóa-xã
hội vùng ven biển.Đồng thời vận dụng một số lý thuyết, quan điểm của xã hội
học để giải thích cho vấn đề nghiên cứu.
Theo Mác Weber: Hành động xã hội là một hành vi làm chủ thể gắn
cho một ý nghĩa chủ quan nhất định ông nhấn mạnh đến động cơ bên trong
chủ thể là nguyên nhân của hành động - đó là yếu tố chủ quan và hướng tới
người khác với các kỳ vọng được cảm nhận hay phỏng đoán được dặc trưng
4
theo chuẩn mực, giá trị xã hội. Ông còn chia hành động xã hội ra thành nhiều
loại và mỗi loại hành động luôn gắn với một yếu tố chủ quan nhất định.
+ Hành động phù hợp giá trị truyền thống.
+ Hành động theo cảm giác.
+ Hành động phù hợp với một gia trị.

+ Hành động phù hợp với một lợi ích.
Như vậy, một hành động của chủ thể đều tác động bởi ý nghĩa chủ quan
và một mục đích nhất định. Vậy khi sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối vấn
đề học tập và định hướng nghề nghiệp cho con là có sự tác động của những
yếu tố chủ quan với những kỳ vọng nhất định. Đó là khi sự quan tâm đó thể
hiện tới mục đích gì và mang lại giá trị gì cho cuộc sống tương lai con em
mình. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của nhiều yếu tố khác.
Như vậy, mỗi quan tâm của cha mẹ đối với con cái không phải là bất
biến mà nó còn phụ thuộc bởi nhiều tác động từ cuộc sống - điều kiện kinh tế
- xã hội hiện nay.
* Thuyết chức năng cơ cấu:
Một trong những đại biểu cho thuyết chức năng cơ cấu là George
Murclork, ông cho rằng hầu hết trong tất cả các xã hội, gia đình đều thực hiện
4 chức năng cơ bản và phổ biến: tính dục, tái sinh sản, kinh tế và giáo dục.
Những chức năng có mối quan hệ, tác động lẫn nhau tạo nên sự vận hành xã
hội.
Trong 4 chức năng trên thì chức năng giáo dục có vai trò lớn đối với
mỗi cá nhân - đây là quá trình xã hội hóa đầu tiên để cá nhân tiếp nhận và
sáng tạo nên những giá trị sống của riêng mình đồng thời góp phần vào văn
hóa của xã hội.
Như vậy, gia đình có chức năng rất lớn đến sự phát triển của mỗi cá
nhân.Trong đó cha mẹ là nhũng người có vai trò lớn trong việc giáo dục con
cái nhất là khi định hướng nghề nghiệp cho tương lai con em mình. Đây thực
5
sự là điều có ý nghĩa quan trọng giup con em có một hướng đi đúng và phát
triển toàn diện.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tiến hành phỏng vấn 3 gia đình có con đang theo học tại xã Hải Hòa-
Tĩnh Gia-Thanh Hóa.

* Phương pháp quan sát:
Quan sát điều kiện và môi trường sống của các gia đình ở địa bàn
nghiên cứu trong quá trình phỏng vấn.
* Phương pháp phân tích tài liệu:
Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của địa phương, các nghiên cứu
của các nhà khoa học có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi:
Phỏng qua 448 hộ gia đình có con đang theo học ở các cấp tại địa bàn
thuộc xã Hải Hòa- huyện tĩnh gia- Thanh hóa.
5.3 Mẫu nghiên cứu:
* Cơ cấu mẫu:
* Cơ cấu giới: 200 nam (chiếm 44,6%) 248 nữ (chiếm 55,4%).
* Cơ cấu tuổi: Từ 22 đến 67 có 446 người trả lời, chiếm 99,7 %.
- Từ 22 đến 30 tuổi có 50 người trả lời chiếm 11 %.
- Từ 31 đến 40 tuổi có 128 người trả lời chiếm 28,6 %.
- Từ 41 đến 50 tuổi có 156 người trả lời chiếm 35,1 %.
- Từ 51 đến 67 có 112 người trả lời chiếm 25 %.
Qua số liệu trên ta thấy độ tuổi từ 51- 67 chiếm một nửa số lao động.
* Cơ cấu nghề nghiệp:
Nghề nghiệp của người được trả lời:
6
Stt Nghề nghiệp Số lượng mẫu Tỷ lệ (%)
1 Nông dân 191 42,8
2 Công nhân 03 0,7
3 Cán bộ công viên chức 06 1,4
4 Buôn bán dịch vụ 105 23,5
5 Đánh bắt thủy hải sản 115 25,8
7 Nghỉ hưu 05 1,1
8 Nghề khác, thất nghiệp 21 4,7
Tổng cộng 448 100

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nông dân chiếm hơn một nửa, còn làm
nghề khác thì chiếm ít hơn.
Trình độ học vấn:
STT Cấp học ĐVT (người ) Tỷ lệ (%)
1 Tiểu học 57 13
2 Trung học cơ sở 248 55
3 Trung học phổ thông 128 28
4 TC,CĐ,ĐH 17 4
Tổng cộng 450 100
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trình độ học vấn trung học cơ sở có tỷ
lệ là cao nhất.
6. Một số khái niệm:
6.1 Khái niệm gia đình:
Theo Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng trong xã hội học - NXB Đại
học QG Hà Nội, thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù một nhóm xã
hội nhỏ và các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi mỗi quan hệ hôn nhân,
quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt,
trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của các
thành viên cùng để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.
Theo G.P.Murdork - NXHH Mỹ: “Gia đình là một nhóm xã hội cùng
cư trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế và ít nhất trong đó có quan hệ tình dục
với nhau được xã hội tán thành, có một hay nhiều con cái do họ đẻ ra hoặc
nhận con nuôi”.
Như vậy, những điểm chung nhất thì: “Gia đình là một nhóm xã hội
gồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết
7
thống hoặc nhận con nuôi, vừa đáp ứng nhu cầu riêng, vừa thỏa mãn những
nhu cầu của xã hội và tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác và tinh thần.
6.2 Khái niệm vai trò:
Vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ bổn phận và

trách nhiệm tự gán cho một vị thế cụ thể.
(Trích xã hội học đại cương - tác giả Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng
NXB - NXB Đại học QG Hà Nội 1997).
Như vậy, là sự thực hiện vai trò là gắn với một vị thế cụ thể. Trong các
loại vai trò thì vai trò của cha mẹ được coi là vai trò rộng vì vai trò của cha
mẹ là phải quan tâm chú ý tới tất cả các mặt trong đời sống của con cái như
chăm sóc sức khỏe, dạy con học và định hướng nghề nghiệp cho con.
6.3 Khái niệm giáo dục:
Giáo dục là một hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một số đối tượng nào đó, dần có được những
yếu tố cần thiết theo mục tiêu đề ra.
Khi xem xét giáo dục như một “Thiết chế xã hội” chúng ta thấy chức
năng chủ yếu của giáo dục là xã hội hóa cá nhân, nhằm nâng cao dân trí, tạo
nguồn nhân lực phát triển nhân tài cho đất nước. Nhờ thực hiện tốt chức năng
giáo dục xã hộ mới tái sản xuất sức lao động góp phần vào tiến bộ xã hội.
6.4 Định hướng và định hướng nghề nghiệp, nghề nghiệp:
+ Định hướng: “Là việc hoạch định trước một phương pháp mục tiêu
để thực hiện không có gi thay đổi. Sự định hướng này đã có cân nhắc kỹ
lưỡng trước khi ra quyết định. Mục đích cuối cùng của sự định hướng có đạt
hay không phụ thuộc vào điều kiện khách quan”.
+ Nghề nghiệp: “Tập hợp những kỹ năng, kỹ xảo, tri thức, phương
pháp của cá nhân để thực hiện công việc chuyên làm theo sự phân công lao
động của xã hội”. (Từ điển tiếng việt - NXB Khoa học xã hôi).
+ Định hướng nghề nghiệp: Trên cơ sở của hai khái niệm “Nghề
nghiệp và định hướng”.
8
Định hướng nghề nghiệp là việc cung cấp, trao đổi thông tin về đặc
điểm hoạt động và yêu cầu phát triển nghề trong xã hội. Đặc biệt là các nghề
ở những nơi đang cần lao động trẻ tuổi có văn hóa, về tâm sinh lý của mỗi
người và tình hình phân bố lao động và yêu cầu điều chỉnh lao động tại cộng

đồng dân cư về hệ thống các trường lớp đào tạo nghề cảu nhà nước.
6.5 Xã hội hóa:
Theo G.Andreeva: xã hội hóa là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân
tiếp nhận những kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã
hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác tác nhân tái sản xuất một cách
chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia
vào các hoạt động và thâm nhập các mối quan hệ xã hội.
6.6 Chức năng gia đình:
Theo các nhà xã hội học: Chức năng gia đình là phương thức thể hiện
tính tích cực, hoạt động sống của gia đình và các thành viên của nó. Các chức
năng gia đình có thể liên quan chặt chẽ với các nhu cấu của xã hội về mặt
thiết chế gia đình với nhu cầu của cá nhân thuộc về một nhóm gia đình mang
tính lịch sử sâu sắc. Nó gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội hoàn cảnh sống
xã hội với thời gian tính chất của chức năng gia đình lại biến đổi, song nó vẫn
tồn tại bốn chức năng cơ bản:
+ Chức năng sinh đẻ
+ Chức năng kinh tế
+ Chức năng giáo dục
+ Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết.
7.1 Giả thuyết nghiên cứu:
Trong gia đình việc đầu tư cho con học tập đã có sự quan tâm của cha,
mẹ. Song việc đầu tư này còn chưa hiệu quả vì các bậc cha, mẹ chưa có sự
bảo ban con cái một cách cụ thể và việc học chủ yếu do các con tự học.
9
Trong gia đình, việc học tập và định hướng nghề nghiệp cho con là nhu
cầu của các bậc cha, mẹ song khi thực hiện điều này lại phụ thuộc rất nhiều
vào học vấn, nghề nghiệp và thu nhập của gia đình.
Khi định hướng, đối với các gia đình kinh tế còn hạn chế thì họ chỉ
mong con cái có công việc ổn định, mang lại thu nhập. Việc định hướng có kế

hoạch cụ thể chủ yếu là các gia đình có điều kiện kinh tế với mức thu nhập
cao.
7.2 Khung lý thuyết:


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Chương I: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và tổng quan địa bàn
nghiên cứu.
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong những năm qua đã tác động
không nhỏ đến vai trò của gia đình đối với việc chăm sóc và giáo dục con cái.
Điều kiện tự nhiên kinh tế - văn
hóa - xã hội của khu vực
Điều kiện,
môi trường
gia đình
Các chính
sách pháp luật
đầu tư cho
giáo dục
Mức độ quan tâm của cha mẹ
đối với vấn đề học tập và định
hướng nghề nghiệp cho con
10
Nhận thức
của cha mẹ
về nội dung
giáo dục
Đầu tư cho

con
Định hướng
nghề nghiệp
cho con
Nhất là khi nhu cầu xã hội đòi hỏi trình độ học vấn ngày càng cao thì việc đặt
ra đối với phần lớn gia đình là làm sao tạo điều kiện cho con cái học tập và
vấn đè tìm kiếm việc làm cho mỗi thành viên gia đình trong tương lai là vấn
đề cần thiết. Điều này xảy ra ở hầu hết các gia đình ở nông thôn và đô thị với
nhiều cách thức, phương pháp cùng với mong muốn riêng. Thực tế đã có
nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của gia đình trong việc giáo
dục và định hướng nghề nghiệp cho con cái như:
Luận án thạc sỹ: “Sự phân công lao động trong các gia đình nông thôn
việt Nam” của Lê Thái Thị Băng Tâm nhằm chỉ ra vai trò chủ yếu của cha,
mẹ trong công việc và trong sự giáo dục con cái ở các gia đình nông thôn.
Bài viết “Vai trò của gia đình nông thôn trong vấn đề giải quyết việc
làm cho con” Lê Ngọc Hùng, Lê Tiến La. Tạp chí xã hội học số 2/ 2000.
Trong đó tác giả đề cập đến việc khi cha, mẹ đinh hướng thường mong con
cái thoát ly đồng ruộng và làm cán bộ nhà nước. Song yế tố ảnh hưởng đến sự
định hướng này như học vấn, mức sống
Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều tập trung vào vai trò của gia
đình, nhất là phụ nữ trong việc chăm sóc, giáo dục con cái và định hướng
nghề nghiệp cho con như thế nào và nó chịu tác động của một số yếu tố
như: học vấn, thu nhập
Hiện nay khi đời sống từ truyền thống sang hiện đại đã làm cho một số
chức năng của gia đình bị biến mất và thay vào đó những chức năng dù không
hẳn hoàn toàn mới song nó có một ý nghĩa vô cùng cần thiết trong xã hội
ngày nay. Khi mà yếu tố kinh tế đã tác động quá nhiều đến đời sống gia đình
và đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều chức năng quan trọng khác như:
Giáo dục trẻ em, quan tâm đến đời sống và tình cảm của các thành viên trong
gia đình.

Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của gia đình đối với
việc giáo dục của con cái, nhất là trong bối cảnh hiện nay thì sự quan tâm của
cha, mẹ đến sự phát triển toàn diện cho con cái là một vấn đề còn nhiều phức
11
tạp. Bởi một câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa thực hiện vai trò xã hội đồng
thời thực hiện công việc chăm sóc gia đình và giáo dục con cái. Điều này còn
có sự nghiên cứu đa dạng hơn với tất cả môi trường gia đình, xã hội nhằm có
thể đưa ra những phương pháp hữu hiệu nhất cho mô hình giáo dục gia đình
nói chung. Đây sẽ là điểm mới và thành công trong mỗi đề tài nghiên cứu.
2. Địa bàn nghiên cứu
2.1 Tổng quan về xã Hải Hòa- huyện tĩnh gia- Tỉnh thanh hóa.
Đặc điểm kinh tế xã hội
Xã Hải hoà là một xã bãi ngang ven biển, phía Bắc giáp xã Ninh Hải,
phía Nam giáp xã Hải Minh, phía Tây giáp quốc lộ 1A, phía Đông giáp
biển Đông.
Diện tích tự nhiên là 640,3 ha
Dân số 7400 khẩu với 1700 hộ, toàn xã có 8 thôn
Trong những năm gần đây, xã Hải Hoà đang có sự chuyển dịch về cơ
cấu sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ
một xã thuần nông hiện nay đang có xu hướng phát triển thêm các loại
hình nghành nghề mới: Đánh bắt hải sản, kinh doanh dịch vụ du lịch, tiểu
thủ công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng 15,5% cao
hơn mức tăng trưởng bình quân thời kỳ 2000-2005 là 5,5% và đạt 115% kế
hoạch đề ra, thu nhập bình quân đẩu người năm 2005 là 3,5 triệu đồng,
năm 2009 là 7,2 triệu đồng và kế hoạch năm 2010 là 8,8 triệu đồng tăng
2,5 lần so với năm 2005.
Sản xuất nông nghiệp - Chăn nuôi - Thuỷ sản
Sản lượng lương thực hàng năm không ổn định. Nguyên nhân phụ
thuộc chủ yếu vào thiên nhiên, năm 2005 là 800 tấn, năm 2006 là 1000
tấn, 2007 là 986 tấn, 2008 là 513 tấn và 2010 là 824 tấn.

Đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh nhất là trong các năm 2006-2007
tập trung ở các hộ chăn nuôi theo mô hình trang trại nhỏ. Năm 2005 tổng
12
đàn lợn đạt 32000 con, đàn bò 1300 con. Nhưng đến năm 2009 đàn lợn chỉ
còn 2300 con và bò 946 con chỉ đạt 63% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân
giảm do diễn biến dịch bệnh gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp, giá cả
thức ăn chăn nuôi trên thị trường tăng mạnh, giá bán đầu ra của người
chăn nuôi thì tăng chậm hoặc không tăng nên người chăn nuôi không đầu
tư cho phát triển chăn nuôi.
Thực hiện nghị quyết 05,06 của Huyện ủy về phát triển chăn nuôi
theo hướng công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu mùa vụ. Đảng bộ và chính
quyền địa phương tập trung lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh sản xuất cây màu
đặc biệt là cây lạc, cây vừng, đầu tư dưa giống mới vào sản xuất đem lại
hiệu quả cao
Giá trị sản lượng thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 400%, Chiếm
một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân tăng là do có nguồn hỗ
trợ, trợ giá dầu nên nhân dân đã tích cực đầu tư vào các phương tiện đánh
bắt, khai thác hải sản
Sản xuất công nghiệp - TTCN, Thương mại, dịch vụ
Dịch vụ mở ra đa dạng hơn trước là dịch vụ du lịch, với lợi thế gần
trung tâm có quốc lộ 1 đi qua, khu du lịch đang từng bước hình thành nên
các nhà hàng, khách sạn, đại lý hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, hải
sản, xây dựng, vận tải, cơ khí nhỏ phát triển mạnh. Chính quyền địa
phương đã phối hợp với Trường dạy nghề Nghi sơn mở lớp học thêu ren,
móc hộp xuất khẩu cho 180 gia đình thuộc diện hộ nghèo tăng thu nhập
cho gia đình và tận dụng được thời gian nhàn dỗi cho nhân dân.
Giao thông - thuỷ lợi
Giao thông: Chỉ đạo xây dựng đường giao thông liên thôn đảm bảo
cho nhân dân đi lại sinh hoạt thuận tiện. Tuyến đường nhựa từ trạm y tế
đi thôn Tiền Phong dài 795m tổng đầu tư hết 994 triệu đồng đã được

13
nghiệm thu và đi vào sử dụng, tiếp tục giải phóng và san ủi đường gò cao
Đông Hải.
Thủy lợi: Thực hiện chương trình 257 của Chính phủ trong năm
2010 đã triển khai xây dựng kênh mương tiêu kiên cố khu vực thôn Trung
Chính đi Xuân Hoà dài 500m tổng vốn đầu tư 800 triệu đồng. Đồng thời
triển khai làm thủy lợi nạo vét, đào đắp 2456,96m
3
, trong đó khối lượng
mương tiêu là 1863,96m
3
, khối lượng mương tưới là 593m
3
Giáo dục
Cơ sở vật chất cả 3 trường hàng năm đều được bổ sung hoàn thiện
hơn, đảm bảo các điều kiện cho công tác dạy và học.
Năm học 2009-2010 trường tiểu học có 413 học sinh. Xếp loại học
lực khá, giỏi: 210 học sinh; trung bình: 74 học; yếu 3 học sinh; giáo viên
đạt chuẩn 100%. Trong đó 16 GV xuất xắc, 10 GV tiên tiến và 2 GV giỏi
cấp huyện.
Trường trung học cơ sở: Tổng số 350 học sinh; trong đó lên lớp
93%; học sinh tốt nghiệp lớp 9 đạt 95%; tổng số có 25 giáo viên, trong đó
có 5 GV đạt chiến sỹ thi đua và 17 GV giỏi.
Trường mầm non tổng số học sinh là 210 cháu, số học sinh lên lớp 1
là 90 học sinh; học sinh đạt bé khoẻ, bé ngoan đạt 98%. Đội ngũ giáo viên
được đào tạo từng bước chuẩn hóa.
Tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường Đại học là 22 em, Cao đẳng là
21 em; 2 nhà trường giữ vững được danh hiệu trường chuẩn quốc gia giai
đoạn 1. Đặc biệt trường tiểu học đã hoàn thiện chuẩn bị đón trường chuân
Quốc gia giai đoạn 2.

Y tế - dân số - KHHGĐ
Công tác xây dựng xã chuẩn về y tế được chú trọng, năm 2011 theo
kết quả kiểm tra của các cấp, cơ bản đủ điều kiện công nhận xã chuẩn y tế,
14
công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân luôn được coi trọng và nâng
cao về chất lượng. Cán bộ y tế xã và các thôn luôn giáo dục toàn dân chăm
lo và bảo vệ sức khoẻ, giữ gìn vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, tuyên
truyền về an toàn thực phẩm. Làm tốt công tác Y tế dự phòng kịp thời kiểm
soát và khống chế dịch bệnh trên địa bàn. Công tác dân số gia đình và trẻ
em chuyển biến khá hơn trước. Tỷ lệ sinh tự nhiên 111 cháu (trong đó sinh
con thứ 3 là 13 cháu = 11,7%);Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng
giảm 2% năm. Tỷ lệ tăng dân số năm 2009 giảm xuống còn 0,9%, mức
giảm sinh hàng năm là 0,8% tuổi thọ của người dân được nâng cao.
Công tác chăm sóc đối tượng chính sách, hoạt động nhân đạo từ
thiện.
Đã phát động sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân chăm lo cho các
gia đình chính sách, thực hiện đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn,
làm tốt công tác chính sách xã hội, đảm bảo mức sống của các đối tượng
chính sách ngang bằng và hơn so với hộ gia đình trung bình trong xã.
Làm tốt công tác xoá đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ
25% năm 2005 xuống còn 15% năm 2010. Năm 2010 đã hỗ trợ 300 triệu
đồng cho 26 hộ xoá nhà tranh, nhà tạm bợ.
Quốc phòng an ninh - trật tự an toàn xã hội
Công tác quốc phòng an ninh luôn được quan tâm, lực lượng dân
quân hàng năm luôn luôn được huấn luyện đầy đủ biên chế đảm bảo theo
đúng quy định, công tác tuyển gọi thanh niên lên đường nhập ngũ hàng
năm đều đảm bảo chỉ tiêu trên giao. An ninh chính trị được giữ vững, trật
tự an toàn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức chấp hành Luật giao
thông trong nhân dân được nâng cao
Công tác thông tin tuyên truyền và hoạt động văn hoá - TDTT -

VSMT.
15
Hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao chuyển biến tích cực,
tổ chức tuyên truyền cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.Tuyên truyền nghị quyết của Đại hội Đảng các cấp,
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư;
phong trào xây dựng làng văn hoá được chú trọng, các làng văn hoá được
giữ vững và phát triển tốt.
Công tác vệ sinh môi trường còn nhiều yếu kém. Còn để tình trạng ô
nhiễm môi trường xảy ra phổ biến chưa được quan tâm khắc phục, chưa
huy động được đông đảo nhân dân tham gia bảo vệ môi trường.
16
CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG BẬC HỌC, NGHỀ NGHIỆP CHO
CON TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH.
1. Một số nét chung về việc học tập, nghề nghiệp cho con cái trong
gia đình.
Trong tiềm thức mọi người luôn coi gia đình là chỗ dựa vững chắc, là
nơi nuôi dưỡng họ khôn lớn và trưởng thành gia đình luôn luôn có tính kế
thừa và phát hy những giá trị truyền thống. Tại đây họ được yêu thương đùm
bọc, được hấp thụ những tri thức, giá trị về kinh nghiệm và giá trị văn hóa.
Tuy nhiên khi trong xã hội có nhiều biến đổi và phát triển thì gia đình
cũng có sự biến đổi sao cho phù hợp với điều kiện mới, tình hình mới. Mỗi cá
nhân không chỉ hấp thụ những kiến thức trong gia đình mà còn hướng ra bên
ngoài xã hội. Song để thích nghi với nền kinh tế thị trường và với môi trường
xã hội không phải là một vấn đề đơn giản mà đòi hỏi mỗi cá nhân khi tham
gia phải tuân theo những quy tắc chuẩn mực của xã hội. Chính điều đó đòi hỏi
mỗi cá nhân phải ra sức học tập trau rồi những tri thức học được từ bên ngoài.
nhưng nếu chỉ biết lao đâù vào học không thôi thì chưa đủ nó sẽ giống như
con tàu không người lái không biết bến đỗ.
Do đó để đạt được kết quả theo mong muốn thì mỗi cá nhân có những

định hướng cụ thể và thế hệ trẻ cần sự quan tâm định hướng của các bậc cha
mẹ. Trong việc định hướng con cái thì rất nhiều vấn đề các bậc cha mẹ cần
định hướng. Vì vậy việc giáo dục con cái cần sự tác động định hướng, có kế
hoạch, có mục đích nhằm truyền đạt cho chúng một hệ thống các giá trị,
chuẩn mực, kinh nghiệm trong cuộc sống để chúng thể hiện được những
phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của xã hội ngày nay.
17
C52_31 Day con: chong
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Co 260 57.8 58.2 58.2
Khong 187 41.6 41.8 100.0
Total 447 99.3 100.0
Missing System 3 .7
Total 450 100.0
C52_32 Day con: vo
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Co 410 91.1 91.7 91.7
Khong 37 8.2 8.3 100.0
Total 447 99.3 100.0
Missing System 3 .7
Total 450 100.0
C52_33 Day con: nguoi khac
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative
Percent
Valid Co 3 .7 .7 .7

Khong 444 98.7 99.3 100.0
Total 447 99.3 100.0
Missing System 3 .7
Total 450 100.0
2. Định hướng học tập:
Trình độ học vấn của mỗi cá nhân thường gắn liền với cấp học hay bậc
học mà cá nhân đó đạt được. để đạt dược bậc học cao thì đòi hỏi mỗi cá nhân
khi tham gia phải thể hiện là mình có năng lực tiếp thu vào lĩnh hội những chi
thức ấy.
18
Các bậc cha mẹ ở xã Hải Hòa đã có bước đầu về định hướng bậc học
cho con cái.
Bảng 1: Cha mẹ mong muốn con học đến bậc học:
Bậc học Con trai Con gái
Hộ gia đình % Hộ gia đình %
Tiểu học 0 0 1 0.2
THCS 7 1.6 9 2.1
THPT 43 9.8 52 12.2
Đại học 300 68.6 295 69.2
Trên Đại học 87 19.9 69 16.2
Tổng 437 100 426 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài)
Qua bảng số liệu ta thấy định hướng bậc học của các hộ gia đình cho
con cái được thể hiện rất rõ ràng. Không phân biệt bậc học cho con trai con
gái. Bậc Đại học được các bậc cha, mẹ định hướng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bên
cạnh đó bậc trên đại học cũng được các bậc cha, mẹ quan tâm cụ thể con trai
chiếm 19.9%, con gái chiếm 16.2%. Định hướng về bậc học vho con cái của
các bậc cha, mẹ hiện nay rất cao. Đại đa số các bậc cha, mẹ mong muốn con
cái có một nghề nào đó trong xã hội.
Trong các phỏng vấn sâu khi được hỏi về việc mong muốn con cái học

đến cấp nao? khi được hỏi tại sao lại muốn con mình học đến cấp học đó.
“Trong thời đại hiện nay đòi hỏi phải có bằng cấp cao mới kiếm được
công việc ổn định, nếu chúng nó không học được thì chẳng có chỗ trong xã
hội đâu” (PVS Nam 45 tuổi làm nghề đánh bắt hải sản).
3. Định hướng nghề nghiệp:
Các hộ gia đình tại ba thôn được phỏng vấn của xã Hải Hòa họ đã định
hướng nghề nghiệp cho con cái. Tuy những định hướng này chưa nhiều
nhưng đã thể hiện được nhận thức và sự quan tâm của các bậc cha, mẹ khi
chuẩn bị cho con cái bước vào cuộc sống. Khi được hỏi về việc định hướng
cho con cái rất nhiều gia đình đã định hướng nghề nghiệp cho con họ:
19
“Tôi có hai con gái mà tôi cũng không thể bắt chúng theo ý mình mà
cũng không để chúng tự ý được. Tôi phải định hướng nghề cho chúng cũng
thấy phù hợp và tôi cũng cảm thấy được”. (PVS Ông Lê văn A- 50 tuổi- làm
nông nghiệp).
Bảng 2: Mức độ định hướng nghề nghiệp cho con cái gia đình ven
biển.
STT Mức độ định hướng nghề nghiệp cho
con cái trong gia đình
Số lượng gia đình %
1 Thường xuyên 217 49.4
2 Không thường xuyên 196 43.6
3 Không bao giờ 26 5.8
Tổng 439 100
(Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài).
Qua bảng số liệu chúng ta thấy mức độ thực hiện nội dung giáo dục
định hướng nghề nghiệp cho con cái. Có 2.7 % người trả lời chiếm 49. 4%
thường xuyên giáo dục định hướng nghề nghiệp cho con cái. Còn tỷ lệ không
bao giờ giáo dục định hướng nghề nghiệp cho con là rất thấp chiếm có 5.8%.
Điều này chứng tỏ các hộ gia đình đã có ý thức giáo dục, định hướng nghề

nghiệp cho con cái.
4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng học tập, nghề
nghiệp cho con cái của các bậc cha, mẹ hiện nay.
4.1 Quyền quyết định dạy con.
Các bậc cha, mẹ đã tạo mọi điều kiện cho con đi học còn việc cung cấp
thêm hoặc đảm nhiệm những công việc liên quan đến học thêm kiến thức cho
con cái còn nhiều hạn chế.
Bảng 3. Quyền quyết định dạy con.
Chồng Vợ Người khác
Số lượng % SL % SL %
Có 260 58.2 410 91.7 3 0.7
20
Không 187 41.8 37 8.3 444 99.3
Tổng 447 100 447 100 447 100
( Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài )
Bảng số liệu cho ta thấy có 260 hộ gia đình là chồng dạy con chiếm
58.2%, có 410 hộ gia đình là vợ dạy con chiếm 91.7% và số hộ có người khác
dạy là 3 chiếm 0.7%. Trong khi đó 187 hộ gia đình là chồng dạy chiếm
41.8%, chỉ có 37 hộ gia đình là vợ dạy con chiếm 8.3% và có 444 hộ gia đình
không có người khác dạy con chiếm 99.3%.
Chúng ta thấy quyền quyết định dạy con trong các gia đình chủ yếu là
người vợ. Bởi điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố các gia đình đa số là làm
nghề đánh bắt hải sản người cha ít có thời gian bên con.
Như vậy, ngoài việc đi đánh bắt hải sản và làm nông nghiệp thì người
phụ nữ vẫn quan tâm, dạy bảo, chăm sóc cho con cái. Song một điều đáng ghi
nhận ở đây là chia sẻ trách nhiệm dạy con cái của cha và mẹ.
4.2 Mức sống của gia đình ảnh hưởng đến việc định hướng học tập và
nghề nghiệp cho con cái.
Qua khảo sát tại địa bàn chúng ta thấy mức sống của người dân ven
biển xã Hải Hòa vẫn còn thấp. Tuy nhiên, trong phần này chúng ta tập chung

nghiên cứu mỗi liên hệ giữa mức sống với việc định hướng học tập và nghề
nghiệp cho con cái trong các gia đình như thế nào, mức độ quan tâm của các
bậc cha mẹ ra sao.
21
Bảng 4. Tương quan về mức sống của các hộ gia đình với việc định hướng
học tập cho con cái.
Mức độ định
lượng
Thường xuyên
Khôngthường
xuyên
Không bao
giờ
Tổng
Mức sống
Khá 45
58.4%
30
39%
2
2.6%
77
100%
Trung bình 148
50.2%
127
43.1%
20
6.8%
295

100%
Dưới TB 11
44%
14
56%
0 25
100%
Nghèo 10
27.8
22
61.1%
4
11.1%
36
100%
( nguồn khảo sát của đề tài)
Qua bảng trên cho thấy gia đình có mức sông khá thường xuyên định
hướng cho con cái chiếm 58.4% và chiếm tỷ lệ cao nhất so với các hộ có mức
sống khác. Gia đình nghèo định hướng nghề nghiệp cho con chiếm 27.8% vvà
chiếm tỷ lệ thấp nhất. Các hộ gia đình nghèo chỉ mại làm ăn kiếm tiền nuôi
gia đình nên việc thường xuyên định hướng nghề nghiệp cho con chiếm tỷ lệ
thấp là điều đương nhiên không thể tránh khỏi, còn hộ trung bình họ đẫ có
định hướng cho con cái. Các bậc cha mẹ có trình độ học vấn khác nhau nghề
nghiệp khác nhau thì việc định hướng nghề nghiệp cho con cái cũng khác
nhau. Mặc dù người dân nơi đây còn nghèo, song họ có nhận thức, quan niệm
và tư tưởng tiến bộ. Bước đầu họ đã có định hướng cho con cái mình nhưng ở
mức độ khác nhau.
Tuy vậy, với đà phát triển của đất nước hiện nay thì tìm một công việc
cũng rất khó khăn, để có một công việc phù hợp với khả năng, vừa ổn định
kinh tế là rất khó. nhưng đó là mong muốn của các bậc cha mẹ trong tương

lai, còn những mong muốn đó có trở thành hiện thực thì vấn còn một khoảng
cách khá xa. sự kỳ vọng mong đợi đó còn phù thuộc vào yếu tố thời gian,
năng lực, điều kiện của các hộ gia đình.
C63_Nghe HIEN NAY (nhom lai) * C57_3 Dinh huong nghe nghiep Crosstabulation
22
C57_3 Dinh huong nghe nghiep
Total
Nghề
Thuong xuyen
Khong thuong
xuyen Khong bao gio
Nong nghiep 95 87 6 188
50.5% 46.3% 3.2% 100.0%
Danh bat, nuoi trong thuy san 60 48 6 114
52.6% 42.1% 5.3% 100.0%
DV Du lich 9 4 1 14
64.3% 28.6% 7.1% 100.0%
Buon ban, dich vu 10 15 2 27
37.0% 55.6% 7.4% 100.0%
Lam thue, tho Thu cong 14 5 2 21
66.7% 23.8% 9.5% 100.0%
Nong+ nghe khac 4 10 2 16
25.0% 62.5% 12.5% 100.0%
Huu tri 3 2 0 5
60.0% 40.0% .0% 100.0%
Cong chuc, vien chuc 1 5 0 6
16.7% 83.3% .0% 100.0%
Khg tr. loi 20 19 7 46
43.5% 41.3% 15.2% 100.0%
Total 216 195 26 437

49.4% 44.6% 5.9% 100.0%
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Trong xu hướng phát triển chung của đất nước , mỗi gia đình cũng phải
có những thay đổi theo nhằm phù hợp với bối cảnh điều kiện kinh tế xã
hội.Hiện nay ngoài công việc xã hội hay làm ăn kinh tế, các bậc cha mẹ đã cố
gắng giành thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Nhất là với các gia đình ở
nông thôn thì việc mong muốn cho con cái học hành thành đạt là mong muốn
chung của nhiều bậc cha mẹ. Định hướng nghề nghiệp cho tương lai của con
là mối quan tâm của rất nhiều gia đình tại xã Hải Hòa.
Về việc dạy bảo con học hành và đóng chi phí đẻ cho con theo học
được thực hiện trong hầu hết các gia đình. Tuy nhiên do công việc hay thiếu
phương pháp giảng dạy nên cha mẹ chưa thực sự tác động đến conn cái.
Trong nhiều gia đình, việc quan tâm chỉ thể hiện qua sự hỏi han đôn đốc con
cái học bài mà chưa có sự dạy bảo con cái học hành đến nơi đến chốn.Về chi
phí trong nhiều gia đình là một khó khăn, song họ vẫn cố gắng đầu tư cho
con học, tuy nhiên sự đầu tư này mang lại kết quả chưa cao.
Nhu cầu cho con theo học và hướng nghiệp là mối quan tâm của hầu
hết các gia đình, sự định hướng khác nhau ở trình độ học vấn, nghề nghiệp và
thu nhập của cha mẹ, khi ở trình độ và mức thu nhập cao thì có sự định hướng
cho con cái cao.
Như vậy, sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với vấn đề học tập và
chăm sóc con cái của người dân xã Hải Hòa đã có sự thay đổi, tạo cơ hội tốt
cho con em tiếp thu tri thức. Song cần cố gắng hơn nữa, nhất là định hướng
nghề nghiệp cho các em.
2. Khuyến nghị:
Để nâng cao hiểu quả chất lượng giáo dục và trình độ tri thức cho thế
hệ tương lai của đất nước thì em có một khuyến nghị như sau:
Nhà nươc cần có chính sách ưu tiên đối với đào tạo giáo dục nâng cao

tri thức cho nhân dân hơn nữa.
24
Với những chương trình đầu tư cho giáo dục cần có sự đầu tư cụ thể
đối với mỗi vùng, nhất là đối với vùng sâu vùng xa. Đặc biệt cần có sự giúp
đỡ trực tiếp về mặt tài chính đối với các gia đình khó khăn, tạo động lực cho
con em nghèo vượt khó.
Ở các chính quyền địa phương cũng cần tổ chức các hoạt động giáo dục
giúp các em phát triển toàn diện nhân cách và trí tuệ.
Trong mỗi gia đình cần tạo điều điện cho con cái có thời gian học tập
tốt hơn. Khi định hướng một phần dựa vào năng lực của các em, song các bậc
cha mẹ cũng cần chỉ ra một cách nhìn cụ thể để các em được trang bị những
tri thức cần thiết bước vào cuộc sống.
25

×