Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

thực trạng mâu thuẫn và giải pháp khuyến nghị gia đình tại phường hàng bột những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.28 KB, 18 trang )

Website: Email :
Thực trạng nghề nông ở các hộ gia đình vùng ven khu công nghiệp (Khảo sát
địa bàn xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương)
1. Thực trạng nghề nông qua cơ cấu nghề nghiệp của người dân xã Ai Quốc
Không thể phủ nhận những ảnh hưởng to lớn của công nghiệp hoá và hiện
đại hoá nông nghiệp nông thôn nhằm làm thay đổi bộ mặt của nông thôn Việt Nam
cũng như bộ mặt kinh tế-văn hoá- xã hội của cả nước. Những tác động đó là không
nhỏ tới nếp sống, làm việc, sinh hoạt của người dân những vùng này. Đặc biệt, cơ
cấu việc làm của người dân có đất thuộc diện quy hoạch của Nhà Nước để xây
dựng các khu công nghiệp đã có sự thay đổi nhất định so với trước khi có chính
sách thu hồi đất. Hơn hết đối với người nông dân thì sự thay đổi này quả thật có tác
động vô cùng to lớn với họ.
Thực trạng phân công lao động trên địa bàn xã Ái Quốc trong những năm
vừa qua cho thấy những thay đổi rõ rệt, nhất là tạo bước ngoặt trong phân công và
sử dụng lao động, từng bước giải phóng sức lao động của con người làm cho người
lao động thực sụ trở thành chủ thực sự, tự quyết định trong các hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình trên cơ sở lấy hộ gia đình làm đơn vị kinh tế tự chủ, và bên
cạnh đó cũng xuất hiện nhiều hình thức hợp tác tự nguyện kinh doanh theo hướng
tổng hợp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp. Bên cạnh các nghề khác, nghề
nông vẫn đóng vai trò khá lơn trong cơ cấu lao động-việc làm của toàn xã. Bảng số
liệu dưới đây sẽ cho ta cái nhìn khái quát về tình hình việc làm nói chung cũng như
nghề nông nói riêng của người dân xã Ái Quốc:
1
Website: Email :
Bảng 1: nghề nghiệp hiện nay của người trả lời
Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ (%)
Thuần nông 350 42.8
Hỗn hợp 242 29.6
Phi nông 225 27.6
Tổng 817 100
Nghề nông vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao trong cơ cấu nghề nghiệp của người


dân trong xã. Trong số 817 người được hỏi thì có tới 350 người ( chiếm 42.8%) trả
lời rằng họ vẫn tiếp tục làm nghề nông. Như vậy tuy đãchuyển giao đất để xây
dựng khu công nghiệp Nam Sách và cụm công nghiệp Ba Hàng nhưng số lao động
làm trong nghề nông vẫn khá đông. Điều này chứng tỏ lựa chọn tiếp tục theo nghề
nông là của phần nhiều nông dân. Tỷ lệ người chuyển sang các nghề hỗn hợp và
phi nông còn tương đối thấp. Có 29.6% người được hỏi nói rằng từ khi có chính
sách chuyển giao đất họ chuyển sang làm nghề hỗn hợp và có 27.6% chuyển sang
làm nghề phi nông. Có khá nhiều người được hỏi nói rằng khi mất ruộng họ chỉ
còn biết làm thêm những công theo mùa vụ như: thợ xây, chạy chợ, cấy đấu thầu,
cửu vạn,…Việc chuyển đổi ngành nghề là xu hướng tất yếu khi ma hầu hết ruộng
đất của họ bị thu hồi. Nhưng nguyên nhân của việc vẫn còn khá nhiều hộ gia đình
vẫn tiếp tục bám trụ nghề nông hay còn nhiều người vẫn rơi vào cảnh thất nghiệp
hoặc có việc nhưng công việc không ổn định là câu hỏi lớn đặt ra với các cấp chính
quyền xã Ai Quốc cũng như với chính người dân trong xã.
Như vậy, bảng số liệu trên đã bao quát khá rõ tình hình lao động- việc làm
của người dân trong xã. Có thể nói mất việc không có cơ hội chuyển đổi nghề
nghiệp là một trong những điểm bức xúc nhất hiện nay của người dân ở các khu
công nghiệp. Vì phần nhiều người dân không có nghề nghiệp gì khác ngoài làm
ruộng nên khi ruộng không còn họ chuyển từ trồng lúa sang chăn nuôi gia súc, gia
cầm, thuỷ sản,…hoặc số ít thì kiếm những việc làm mới như làm thuê, buôn bán tự
do, chạy chợ,…thực chất đây chỉ là những công việc tạm thời, không ổn định. Như
2
Website: Email :
thế với cơ cấu trên nghề nông vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo
công ăn việc làm cũng như đời sống vật chất của người dân của xã Ai Quốc. Đây
vẫn là nghề mang lại nguồn thu chủ yếu cho cư dân của xã.Qua phỏng vấn sâu các
hộ gia đình vẫn tiếp tục làm nghề nông (tức là chuyển từ trồng lúa sang chăn nuôi)
được biết :
Trước đây nhà cô trồng lúa, nuôi lợn, gà nhưng từ khi đất trồng lúa bị thu
hẹp nhà cô mở cửa hàng bán bia hơi và vẫn kết hợp chăn nuôi thêm. Bây giờ cô

chỉ nuôi lợn thôi, cũng là để có thêm đồng ra đồng vào. Giờ cô nuôi ít hơn so với
trước chỉ 10 đến 12 con là cùng. Vì cô cũng không có nhiều thời gian, còn phải
bán hàng, rồi cơm nước, con cái nữa. Nói chung là trăm công nghìn việc. Tuy
không bằng trước nhưng cũng vẫn là một nghề tạo được thu nhập đáng kể, góp
phần ổn định cuộc sống.
(Phỏng vấn sâu cô N.T.H, 42 tuổi, trình độ học vấn:PTTH)
Đây là nguồn thu chính của nhà bác còn các khoản khác như là tiền
thương bệnh binh, tiền trách nhiệm (trưởng thôn), tiền hưu cũng trợ giúp thêm
cho chi tiêu, sinh hoạt hàng ngày.
Như tôi được biết thì còn có rất nhiều gia đình trong xã chăn nuôi và lấy
nghề này là nghề chính của họ. Hơn thế hình thức rồi quy mô và chủng loại
cũng đa dạng hơn trước, nhiều hộ nuôi cả ba ba, cá và các thủy sản khác.
( ông L.V.T, 50 tuổi, trình độ học vấn: PTTH)
Có thể thấy một thực tế rõ ràng qua sự đánh giá về công việc hiện tại của hơn
800 người ở xã Ai Quốc thì thực trạng là số người vẫn tiếp tục duy trì cũng như
phát triển nghề nông là một con số không nhỏ. Tuy quy mô và loại hình có thể
không như trước nhưng đây thực sự vẫn là một nghề đóng góp lớn vào thu nhập
của người dân trong xã. Đây là một vấn đề không nhỏ của các cấp chính quyền xã
cũng như tỉnh nhằm đẩy mạnh tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của toàn
tỉnh Hải Dương.
3
Website: Email :
Bảng thống kê sau sẽ giúp ta đánh giá sâu hơn về quy mô của nghề nông
trong cơ cấu ngành nghề của xã Ai Quốc:
Bảng 2: Sự phát triển quy mô nghề nông ở các hộ
Nghề nông Mở rộng (%) Thu hẹp(%) Bỏ hẳn (%)
Lúa 5.4 60.0 34.6
Hoa màu 12.3 21.3 66.4
Chăn nuôi gia súc 39.1 17.8 43.1
Chăn nuôi gia cầm 23.1 21.2 39.7

Nuôi trồng thuỷ sản 22.2 4.2 31.3
Nhìn vào bảng số liệu trên thấy qui mô nghề trồng lúa đã giảm rõ rệt, có đến
60% số người được hỏi đã thu hẹp quy mô trồng lúa chuyển sang các nghề khác.
Có đến 34.6% số người trả lời nói rằng họ đã bỏ hẳn nghề trồng lúa. Điều
này cũng rất hợp lý vì trên địa bàn toàn xã phần lớn các hộ gia đình đều bị mất đất
ruộng và mất với diện tích cũng khá nhiều. Có nhiều hộ gia đình còn mất hết ruộng
trồng lúa và hoa màu nên việc mất ruộng kéo theo mất việc làm là điều tất yếu. Chỉ
có một số ít người trả lời nói rằng họ mở rộng quy mô trồng lúa hơn trước ( 5.4%)
thì rơi vào những hộ gia đình không thuộc diện thu hồi đất cho xây dựng khu công
nghiệp. Với trồng hoa màu cũng vậy nhưng có khác là tỷ lệ bỏ hẳn cao hơn so với
trồng lúa (60%), việc mở rộng cũng hơn không đáng kể (12.3%).
Các loại hình khác như chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản có sự gia tăng
so với trước đây. Với chăn nuôi gia súc có 39.1% mở rộng thêm so với 431% bỏ
hẳn và 17.8% là thu hẹp. Việc mở rộng hoạt động chăn nuôi gia cầm(23.1%) và
thuỷ sản (22.2%) cũng đi theo xu hướng này tuy có ít hơn chút ít. Con số này cho
thấy rằng có không ít số hộ gia đình vẫn tiếp tục đầu tư vào sản xuất nông nghiệp
và tích cực đi theo hướng đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản. Đây có
lẽ là hướng đi của không ít các hộ gia đình trong xã nhằm thích ứng với việc mất
4
Website: Email :
ruộng đất chuyển sang tập trung một loại hình sản xuất nông nghiệp khác cho phù
hợp với tình hình và điều kiện hiện tại.
Xem xét về thu nhập của các hộ gia đình trong toàn xã nói chung và thu nhập
của hộ là nghề nông nói riêng sẽ cho ta thấy rõ hơn về thực trạng lao động việc làm
xã Ai Quốc:
Bảng 3: Tương quan giữa thu nhập và nghề nghiệp của hộ
Nghề nghiệp
Tổng thu của hộ/ năm
Dưới
10

triệu
Từ 10-
< 20
triệu
Từ
20-<
30
triệu
Từ
30-<
40
triệu
Từ
40-
<50
triệu
Từ 50
triệu
trở lên
Tổng
Thuần
nông
TS (người)
46 96 75 46 25 62 350
Tỷ lệ (%)
13.2 27.4 21.4 13.1 7.2 17.1 100
Hỗn
hợp
TS (người)
1 1 2 4 0 2 10

Tỷ lệ (%)
10 10 20 40 0 20 100
Phi
nông
TS (người)
8 25 17 17 4 45 116
Tỷ lệ (%)
6.9 21.5 14.7 14.7 3.4 38.8 100
Khảo sát 350 hộ làm nghề nông cho thấy co khá nhiều số hộ có thu nhập cao
trở lên: Với mức thu nhập từ 50 triệu trở lên/ năm có 62 hộ chiếm 17.1%. Bên cạnh
đó thì số hộ có mức thu dưới 10 triệu/ nămvà từ 10 triệu- dưới 20 triệu/ năm quả
cũng không ít lần lượt là 46 hộ ( chiếm 13.2%) và 96 hộ ( chiếm 27.45). Cũng có
khá nhiều hộ có mức thu nhập ổn định trung bình, khá từ 20 triệu – dưới 30 triệu/
năm( 75 hộ chiếm 21.3%), từ 30- dưới 40 triệu/ năm ( 46 hộ chiếm 13.1%), từ 30 –
dưới 40 triêu/ năm ( 25 hộ chiếm 7.2%). Như vậy với việc đầu tư, mở rộng nghề
nông thì có khá nhiều hộ gia đình không những đảm bảo được cuộc sống cho cả
nhà mà nhiều hộ còn có thu nhập dôi dư để tích luỹ. Song cũng không ít hộ vẫn rơi
vào cảnh nghèo túng với thu nhập ít ỏi. Có hiện tượng này là bởi họ chưa nắm bắt
5
Website: Email :
kịp thời tình hình, xu hướng phát triển kinh tế của xã cũng như chưa có hướng đầu
tư thích đáng với nghề họ theo đuổi.
Ở các nghề khác như: hỗn hợp trong số 10 hộ được hỏi có 2 hộ ( chiếm 20%)
có thu nhập trên 50 triệu/ năm, có 1 hộ có thu nhập dưới 10 triệu/ năm. Trong số
116 hộ làm nghề phi nông có 38.8% số hộ có mức thu nhập trên 50 triệu/ năm, chỉ
có 6.9% số hộ có thu nhập dưới 10 triệu/ năm. Như vậy các hộ làm nghề phi nông
dường như có thu nhập ổn định và cao hơn so với nghề nông và nghề hỗn hợp.
Với thực trạng trên thì đây là một vấn đề đáng được quan tâm, xem xét của
chính quyền xã cũng như các cấp lãnh đạo của tỉnh trong việc đầu tư phát triển
nguồn nhân lực cũng như tạo thêm việc làm cho người dân và tập trung vào các

nghề mũi nhọn của tỉnh. Đó là điều kiện tiên quyết tạo nguồn thu nhập đáng kể và
cuộc sống ổn định cho người dân trong quá trình xây dựng và phát triển các khu
công nghiệp.
Tóm tắt mục 1: Thực tế qua điều tra các hộ gia đình xã Ai Quốc cho
thấy cơ cấu lao động việc làm của người dân sau khi có chính sách thu hồi đất
đã có những sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động ở khu vực
nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, buôn
bán,… Tuy nhiên còn một sbộ phận không nhỏ những hộ gia đình vẫn duy trì
và phát triển nghề nông, vẫn coi nghề nông là nghề tạo thu nhập chính cho
hộ. Bên cạnh đó thì có một số ít người dân rơi vào tình trạng thất nghiệp và
hiếu việc làm bởi lẽ lĩnh vực lao động công nghệp dịch vụ đòi hỏi một trình độ
tay nghề, chuyên môn nhất định ở người lao động.
2. Các yếu tố tác động đến sự thay đổi nghề nghiệp của người có đất chuyển
giao cho khu công nghiệp
6
Website: Email :
Hải Dương nằm giữa vùng tam giác động lực kinh tế phía Bắc (Hà Nội – Hải
Phòng – Quảng Ninh) đã và đang “đột phá” vào phát triển công nghiệp và dịch vụ,
mở rộng đô thị hoá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng CNH, HĐH
cùng cả nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Một trong những mục tiêu
trọng tâm của tỉnh là phát triển khu, cụm công nghiệp nhằm đẩy mạnh CNH,HĐH
tạo tiền đề vững chắc cho phát triển lực luợng sản xuất tiên tiến trong xu thế hội
nhập và toàn cầu hoá, đáp ứng các mục tiêu tạo đà tăng trưởng công nghiệp, tăng
khả năng thu hút đầu tư , đẩy mạnh nguồn hàng xuất khâủ, tạo việc làm và từng
bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tiết kiệm đất sử dụng có hiệu quả vốn
đầu tư phát triển hạ tầng. Đồng thời còn thúc đẩy các cơ sở sản xuất, dịch vụ cùng
phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các đô thị công nghiệp, phân bố hợp lý lực
lượng sản xuất. Tỉnh đã huy động mọi tiềm lực và thế mạnh của mình nhằm đạt
được mục tiêu trên phấn đấu đưa cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản- công
nghiệp, xây dựng- dịch vụ đạt: 25.3%- 44.7%- 30%, tạo việc làm mới cho khoảng 3

vạn lao động, tr lệ lao động qua đào tạo đạt 32%, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
14% vào năm 2007. Trong quá trình thực hiện bên cạnh những thành tựu đạt đựơc
cũng còn một số những khó khăn thách thức phát sinh từ chính những điều kiện
khách quan và chủ quan mang lại trong xây dựng và phát triển khu công nghiệp.
Bởi thế tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội, những bất
cập nảy sinh là không thể tránh khỏi.
Có thể chỉ ra một vài yếu tố tác động đến quá trình này qua thực trạng của
nghề nông ở các hộ gia đình có đất bị thu hồi nhằm xây dựng các khu công nghiệp
như sau:
2.1. Yếu tố trình độ học vấn
Sau khi bị thu hồi đất, trình độ học vấn, chuyên môn của người dân cũng
không được cải thiện nhiều. Phần nhiều người dân trong xã đều chưa qua đào tạo ở
một trường lớp kỹ thuật chuyên môn nào, trong khi những công việc mới ở các khu
công nghiệp đòi hỏi một trình độ học vấn, tay nghề chuyên môn nhất định. Vì thế lẽ
7
Website: Email :
tất nhiên có một bộ phận không nhỏ người dân không đáp ứng được những đòi hỏi
này. Bởi vậy những người này sẽ vẫn phải tiếp tục bám trụ vào nghề nông mà gia
đình đã làm từ trước với quy mô khác trước.
Bảng 4:Tương quan giữa trình độ học vấn ( TĐHV) và nghề nghiệp của người
trả lời
TĐHV
Nghề
nghiệp
< THPT THPT > THPT
Số
lượng
% Số
lượng
% Số

lượng
%
Thuần nông
282 49.4 56 30.4 11 18.3
Hỗn hợp
152 26.6 71 38.5 18 30.1
Phi nông
137 25.0 57 31.9 31 51.6
Tổng
571 100 184 100 60 100
Nhìn vào bảng tương quan ta có thể thấy rõ rằng phần đông số lao động có
trình độ học vấn dưới THPT và THPT làm nghề nông. Có 49.9% người lao động có
TĐHV dưới THPT và có 30.4% THPT làm nghề nông trong khi chỉ có 18.3% số
lao động có TĐHV trên THPT làm nghề này. Mặt khác lại có tới 51.1% số lao
động có TĐHV trên THPT làm nghề phi nông trong khi chỉ có 25.0% lao động có
TĐHV dưới THPT làm nghề này. Như vậy một thực tế rất hợp lý là ở trình độ phổ
thông thì đa phần người dân lựa chọn cho mình nghề nông. Bởi đây là nghề đòi hỏi
trình độ học vấn, tay nghề không cao, phù hợp với năng lực của họ. Nhất là trong
thời điểm tiến hành xây dựng các khu công nghiệp thì việc phải có trình độ học
vấn, chuyên môn kỹ thuật nhất định là điều hết sức cần thiết. Trong khi đó những
người nông dân quen nếp làm việc của nhà nông, chủ yếu làm việc tay chân khó có
thể đáp ứng được những đòi hỏi mà các khu công nghiệp đặt ra. Do vậy dù có
những chính sách, chủ trương hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất trong
8
Website: Email :
việc xét tuyển vào làm ở các khu công nghiệp là ưu tiên hàng đầu cho các hộ bị thu
hồi đất cũng không thể nào giúp được những người này có việc làm khác.
Đây cũng là một trong những hạn chế lớn nhất khiến nhiều lao động trong
xã thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Vậy là họ phải chuyển sang làm những nghề
khác như buôn bán, lao động tự do, làm thuê,… nhưng đây là những nghề không

ổn định, bấp bênh. .
Với những lao động có TĐHV cao vẫn làm nghề nông tuy không nhiều
nhưng họ chính là lực lượng lao động năng động, có trình độ chuyên môn, hiểu
biết. Chính họ là người có khả năng mở rộng các mô hình chăn nuôi trang trại và
các giống cây trồng khi mà diện tích đất trồng lúa và hoa màu không còn. Đồng
thời họ là người dễ nhất và gần gũi nhất đưa những tiến bộ của khoa học ký thuật
đến với bà con nông dân. Phát triển nghề nông chính là một động lực thúc đẩy họ
trong quá trình công nghiệp ohá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Như vậy để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của các công việc có tính
cạnh tranh và áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu phải có trình
độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật là hết sức cần thiết với người lao động. Dù làm
việc ở trong ngành nào ta cũng cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức, tay nghề
nhất định. Nhất là đối với những lao động nông thôn hiện nay, yêu cầu này là hết
sức bức thiết.
2.2. Yếu tố độ tuổi
Trong số 815 người được hỏi thì phần lớn là những người trong độ tuổi lao
động. Trong đó độ tuổi từ 36 – 45 chiếm 34%, độ tuổi từ 46 – 55 chiếm 36% là lực
lượng lao động chủ yếu trong xã.
Bảng 5: Cơ cấu tuổi của người trả lời
9
Website: Email :
Bảng 6: Tương quan giữa tuổi và nghề nghiệp của người trả lời:
Nghề nghiệp
Cơ cấu tuổi
Dưới 35 36 – 45 46 – 55 Trên 55
Thuần nông
TS (người)
24 134 146 46
% cột
34.8 76.1 80.7 92.0

Phi nông
TS (người)
5 2 3 0
% cột
7.2 1.1 1.7 .0
Hỗn hợp
TS (người)
40 40 32 4
% cột
58.0 22.7 17.7 8.0
Tổng
TS (người)
69 176 181 59
% cột
100.0 100.0 100.0 100.0
Theo bảng tương quan trên thì số người trong độ tuổi lao động làm nghề
nông là khá cao. Nổi bật là ở độ tuổi trên 55 có tới 92% người lao dộng làm nghề
nông. Đây là điều hợp lý vì ở độ tuổi này họ không còn cơ hội về tuổi tác để được
nhận vào các khu công nghiệp nữa. Hơn thế họ cũng không có đủ sức khỏe và
trình dộ để có thể kiếm những việc làm khác ở bên ngoài. Do đó việc họ ở nhà chăn
nuôi thêm gà, lợn hay trông nom nhà cửa là điều không thể khác được. Trong độ
tuổi từ 36 – 45 có 76.1% số người lao động làmnghề nông cao hơn hẳn so với 1,1%
phi nông và 22.7% làm nghề hỗn hợp. Cũng như thế trong độ tuổi từ 46 – 55 tỷ lệ
10
Website: Email :
này lần lượt là 80.7%, 1.7% và 17.7%. Ở các độ tuổi này người lao động chủ yếu là
các chủ hộ, là trụ cột trong gia đình một khi không có đủ trình độ học vấn và
chuyên môn, tay nghề sẽ phải lựa chọn cho mình một công việc ổn định và tạo thu
nhập nuôi sống cả gia đình. Nghề nông với họ là nghề đã quá quen thuộc nên khi
mất đất đa phần những người này chọn việc mở rộng về chăn nuôi gia súc, gia cầm

hay thuỷ sản để thay thế cho ruộng cấy đã mất. Tuy nhiên việc chăn nuôi này mới
chỉ chủ yếu dừng lại ở quy mô gia đình mà chưa có nhiều sự kết hợp với các chi,
hội chăn nuôi trong xã và tỉnh.
Theo chị P.V.H (32 tuổi, TĐHV:THCN, nghề nghiệp: chăn nuôi) cho biết:
Nhà chị trước đây cho nuôi lợn và gà thôi nhưng khi có việc thu hồi đất
chị cũng muốn mở rộng chăn nuôi thêm để tăng thu nhập. Vì thế mà nhà anh
chị quyết định học nuôi cá và ba ba.
Cũng có một xu hướng khác là họ kết hợp giữa nghề nông và một số nghề
khác như làm đậu hay phụ xây,bán hàng… trong thời gian rảnh rỗi. Đây là những
gia đình chỉ coi nghề nông để kiếm thêm trang trải cho cuộc sống. Theo bác L.T.V
(Nam, 50 tuổi, TĐHV:PTTH) :
Nhà bác giờ làm đậu phụ và nuôi lơn thôi. Mất hết đất rồi thì cũng phải
quay sang nghề khác để kiếm sống chứ cháu. Hầu như các hộ gia định thôn bác
đều bị mất phần lớn hoặc là mất hết đất. Như vậy thì việc chuyển sang nghề
khác là điều đương nhiên rồi. Có điều chỉ còn ít hộ chăn nuôi như nhà bác mà
phần lớn chuyển sang dịch vụ xây nhà cho thuê trọ.
Như vậy chính độ tuổi cũng là một yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến việc lựa
chọn việc làm của những người dân xã Ai Quốc. Với cơ cấu độ tuổi lao động như
trên thì việc người dân chọn nghề nông làm nghề chính là chuyện không ngạc
nhiên. Tuy vậy với những lao động ở độ tuổi dưới 35 làm nghề nông vẫn còn khá
11
Website: Email :
cao (34.8%). Điều này càng khẳng định thêm về lao động làm nghề nông có ở các
độ tuổi và cũng chênh lệch nhau không nhiều.
2.3. Yếu tố giới tính
Nhìn vào bảng tương quan ta thấy tỷ lệ nam và nữ làm nghề nông có sự
chênh lệch nhưng không cao. Ở nữ giới có 70% làm nghề nông trong khi chỉ có
0.7% làm nghề hỗn hợp và 29.9% làm nghề khác.
Bảng 7:Tương quan giữa giới tính và nghề nghiệp
Nghề nghiệp

Giới tính
Tổng
Nữ Nam
Thuần nông
TS (người)
203 147 350
% cột
70.0 79.9 73.5
Hỗn hợp
TS (người)
2 8 10
% cột
.7 4.3 2.1
Phi nông
TS (người)
85 31 116
% cột
29.3 16.7 24.4
Tổng
TS (người)
290 186 476
% cột
100.0 100.0 100.0
Ở nam giới cũng tương tự như vậy nghề nông vẫn là lựa chọn chiếm đa số tỷ
lệ đó lần lượt là 79.9%, 4.3%, 16.7%. Tỷ lệ nữ lựa chọn làm nghề nông khá nhiều
là do họ đã quen với việc chân tay, đồng áng lại là người cầm kinh tế trong gia đình
nên thường phải lo chăm sóc con cái, nhà cửa, công việc gia đình nên vệc có việc
làm ổn định ở nhà là rất cần thiết. Vì thế mà nghề nông là thích hợp nhất đối với
giới nữ.
Ở nam giới tỷ lệ này chỉ nhỏ hơn chút ít. Lý do chủ yếu bởi phần nhiều nam

giới ở nhà làm nghề nông là những người trung tuổi trở lên. Công việc nông nhàn
do vậy cũng phù hợp với sức khoẻ và năng lực của những người này. Còn với
những người trong độ tuổi lao động họ chủ yếu đi làm ở các khu công nghiệp trong
xã hoặc ngoài xã.
12
Website: Email :
Tuy vậy với nghề phi nông thì tỷ lệ nữ giới làm lại khá đông chiếm tới
29.3% trong khi đó tỷ lệ nam giới chỉ là 16.3%. Như vậy phụ nữ có vẻ năng động
hơn nam giới trong việc tìm việc làm mới khi mà ruộng đất bị thu hồi.
Với nghề hỗn hợp thì có vẻ không được nhiều sự lựa chọn của phần nhiều cả
hai giới. Chỉ có 0.7% nữ giới và 4.3% nam giới lựa chọn nghề này.
Theo những số liệu trên thì nhìn chung vẫn có khá nhiều nam giới và nữ giới
vẫn lựa chọn nghề nông làm nghề tạo thu nhập chính cho.
2.4. Yếu tố nơi cư trú
Bảng 8: Nơi cư trú và nghề nghiệp của người trả lời
Nghề nghiệp
Thôn
Tiến
Đạt
Tiền
Trung
Độc
Lập



Thượng
Ngọc
Trì
Thuần nông

TS (người)
78 62 2 98 87 23
Tỷ lệ (%)
49.9 33 6.5 63.2 34.7 65.7
Hỗn hợp
TS (người)
17 90 12 26 72 5
Tỷ lệ (%)
10.8 47.8 38.7 16.8 28.5 14.3
Phi nông
TS (người)
63 36 17 30 92 7
Tỷ lệ (%)
39.9 19.2 54.7 20 36.8 20
Tổng
TS (người)
158 188 31 154 251 35
Tỷ lệ (%)
100 100 100 100 100 100
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy thôn Tiến Đạt, thôn Vũ Xá, Vũ Thượng và
Ngọc Trì có tỷ lệ lao động làm nghề nông rất cao hơn hẳn so với các nghề nghiệp
khác . Đặc biệt thôn Vũ Xá có 63.2%, thôn Tiến Đạt có 49.9%. Có tỷ lệ này là do
hai thôn này tuy bị mất đất nhưng thuộc diện quy hoạch giai đoạn 2 nên các khu
công nghiệp chưa phát triển rộng.
Thôn Độc Lập số lao động làm nghề nông chỉ chiếm 6.5% do bị thu hồi gần
như toàn bộ ruộng đất để xây dựng khu công nghiệp Nam Sách. Trong khi có tới
38.5% số lao động làm nghề hỗn hợp và 54.7% làm trong nghề phi nông. Có hiện
tượng này là do thôn này nằm gần ngay các nhà máy, xí nghiệp nên chủ yếu dân ở
thôn này xây các khu nhà cho công nhân thuê và mở các dịch vụ ăn uống, giải trí.
13

Website: Email :
Đây là xu hướng phát triển tất yếu bởi mất hết ruộng đất họ phải chuyển sang
các nghề phù hợp với điều kiện của nơi họ cư trú. Việc các dịch vụ nhà ở và ăn
uống mọc lên ngày càng nhiều ở gần các khu công nghiệp cũng tạo cho các gia
đình này công ăn việc tạm thời trong giai đoạn các khu công nghiệp đi vào hoạt
động. Những hộ gia đình ở đây có điều kiện hơn các hộ ở các thôn khác để có
nguồn thu đáng kể.
Tóm tắt mục 2: Như vậy, các yếu tố trên đã tác động lớn đến khả năng
tìm việc làm, mức độ ổn định của công việc hiện tại cũng như việc duy trì hay
phát triển nghề nông của người dân xã Ai Quốc. Qua điều tra ta có thể rút ra
kết luận về trình độ học vấn của người dân trong xã là tương đối thấp, chưa
đáp ứng được đòi hỏi của các khu công nghiệp. Phần lớn người lao động có
học vấn ở cấp THPT và THCS, điều này gây những khó khăn, cản trở rất lớn
đến khả năng tìm việc làm của họ. Do đó mà những người này vẫn tiếp tục
làm nghề nông hoặc làm các nghề khác không đòi hỏi trình độ chuyên môn
cao. Tuy nhiên các nghề này chưa thực sự đem lại thu nhập ổn định cho
người lao động. Đặc biệt với những hộ gia đình nằm xa các nhà máy, xí
nghiệp hoặc khu công nghiệp chưa phát triển ở đó thì tỷ lệ làm nghề nông vẫn
chiếm đa số. Một phần nào nghề nông vẫn tạo được thu nhập khá cho các hộ
biết ap dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi với quy mô vừa
và nhỏ.
3. Xu hướng đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến
3.1. Hướng đi của nông nghiệp huyện Nam Sách
Mặc dù tỷ trọng công nghiệp, dichj vụ đã tăng lên chiếm 66.2%, nông nghiệp
chỉ còn 33.8% nhưng Nam Sách vẫn còn 65% số lao động làm nông nghiệp. Đời
14
Website: Email :
sống kinh tế của người dân phần lớn phụ thuộc vào nghề nông. Chính vì vậy, Đảng
bộ huyện luôn coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.

Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
25 (nhiệm kỳ 2005- 2010), huyện sớm xây dựng 5 chương trình, với 18 đề án phát
triển toàn diện kinh tế - xã hội, trong đó có đề án phát triển nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Với cây lúa cách đây gần chục năm toàn huyện hầu hết cấy mạ dược, chưa
tích cực chọn lọc giống lúa nên năng suất thấp. Nhiều năm liền huyện chỉ đạo các
ngành chức năng tuyên truyền hướng dẫn bà con nông dân gieo cấy lúa theo công
nghệ mới, chọn lọc bộ giống lúa có năng suất, chất lượng cao, như lúa lai D.ưu
527, HYT 83, các giống nếp thơm, tẻ thơm phù hợp với đồng đất Nam Sách, nhân
các điển hình tiên tiến trong thâm canh lúa, tăng trà xuân muộn, trà mùa sớm và
mùa trung…Trong những năm gần đây huyện tổ chức hàng nghìn lớp tập huấn
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú
y, nuôi trồng thuỷ sản cho hàng chục nghìn lượt nông dân, tới nay gần 90% diịen
tích đã áp dụng công nghệ cấy mạ non hoặc gieo thẳng.
Không chỉ có cây lúa trong trồng trọt huyện khuyến khích các địa phương
chủ động sáng tạo tìm chọn cây có giá trị kinh tế cao. Vụ đông toàn huyện giữ
vững từ 1500 đến 2000 ha hành , tỏi.
Trên địa bàn huyện có xuất hiện mô hình trang trại tập trung quy mô lớn, đó
là các hộ liên chăn nuôi rồi mở rộng thành hợp tác xã chăn nuôi. Đàn gia cầm toàn
huyện hiện nay đã có trên 700 nghìn con, trong đó có trang trại nuôi gà đẻ trứng
quy mô 110 nghìn con, là một trong những trang trại lớn nhất các tỉnh phía bắc.
Trong những năm qua Nam Sách tập trung chuyển đổi trên 600 ha bãi đất trũng,
cấy lúa năng suất thấp sang đào ao, nuôi trồng thuỷ sản nâng diện tích nuôi cá toàn
huyện lên tới 900 ha.
Để nông nghiệp Nam Sách và xã Ai Quốc cũng như các xã trong huyện có
bước phát triển bền vững từ nhiều năm qua huyện uỷ, UBND huyện tập trung chỉ
15
Website: Email :
đạo, tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ, bảo đảm
đáp ứng kịp thời về điện, nước, làm đất, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thú y… Với

những cách nghĩ, cách làm mới, năng động và quyết đoán, tin tưởng rằng trong
những năm tới đây nông nghiệp Nam Sách nói chung và từng xã trong huyện nói
riêng sẽ có những bước đột phá mới.
3.2. Chuyên nghiệp hoá nghề nông ở huyện Nam Sách
Hải Dương ngày càng xuất hiện nhiều mô hình thu nhập cao. Chủ nhân của
các mô hình này đều là những nông dân năng động, tự tin, quyết đoán. Nhiều nông
dân Hải Dương rất tự tin khi Việt nam vào WTO. Bởi trước đó họ đã áp dụng công
nghệ sản xuất tiên tiến trong sản xuất nông sản hàng hoá.
Chị Lưu Thị Tám (thôn Tiền Trung, xã Ai Quốc) được mọi người biết đến
bởi chị là người phụ nữ năng động, dám nghĩ dám làm trong việc phát triển kinh tế
trang trại. Cho đến nay trang trại Tám Lợi là trang trại chăn nuôi gia cầm lớn nhất
(trong số 500 trang trại chăn nuôi gia cầm quy mô lớn) ở tỉnh Hải Dương. Trang
trại có quy mô 12000 m
2
, diện tích chuồng trại là 3000 m
2
thường xuyên có 42000
gà đẻ, 3000 lợn thịt và 100 lợn thịt. Trang trại tạo việc làm thường xuyên cho 20
lao động với thu nhập ổn định 700.000 nghìn/tháng/người.
Để quản lý trang trại gia cầm quy mô lớn, mỗi ngày xuất bán ra thị trường
trên 3 vạn trứng gà đẻ ngoài việc đầu tư trên 400 triệu đồng đẻ xây dựng hệ thống
chuồng trại hiện đại, vợ chồng chị Tám phải đích thân đi tham quan, học tập cách
nuôi, cách phòng chống dịch bệnh cho gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi gia cầm
quy mô lớn ở các nước như Thái Lan, Malaysia, đọc sách báo, tham gia học tập ở
các chương trình khuyến nông, Hiệu quả kinh tế của trang trại Tám Lợi khá cao và
vững chắc. Trang trại luôn nhập đàn gà mái đẻ chất lượng cao (giống gà
XIBIBRAO) nuôi dưỡng đúng quy trình, đúng 18 tuần tuổi là đẻ trứng. Sau 12
tháng với 48 tuần khai thác hiệu suất 10 ngày/8 quả trứng, gà đẻ được chuyển sang
nuôi dưỡng thành gà thịt. Trang trại Tám Lợi cũng là đơn vị làm tốt công tác vệ
16

Website: Email :
sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh. Sau hai đợt dịch và tái phát dịch đàn gà
trên 40 con vẫn giữ được an toàn.
Cho đến nay vợ chồng Tám- Lợi vẫn nhớ “ lời nguyền của thuở ban đầu” sẽ
biến 12000 viên gạch thành 12000 cây vàng. Ước nguyện của họ đã và đang trở
thành hiện thực bởi bắt đầu từ năm 2004 mỗi năm trang trại đạt doanh thu trên1 tỷ
đồng/năm, trừ các khoản chi phí và trả lương, lãi trên 150 triệu đồng/năm.
Kinh tế trang trại đã và đang là xu hướng phát triển chung của các hộ gia
đình nông dân năng động hiểu biết trong xã Ai Quốc nói riêng và toàn tỉnh Hải
Dương nói chung. Ong Lê Đình Khanh- chủ tịch hội nông dân tỉnh Hải Dương
khẳng định “ phong trào nông dân sản xuất giỏi ở Hải Dương đang hình thành 2 xu
hướng. Hộ cá thể thì đầu tư vốn lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất.
Những nông dân cùng sản xuất một loại nông sản thì hình thành các hợp tác xã, câu
lạc bộ, chi hội nghề nghiệp”.
Tóm tắt mục 3:Vói hướng đi đầu tư và áp dụng những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại thì toàn huyện đã và đang đạt được
những thành quả nhất định trong phát triển nông nghiệp theo hướng
chuyên môn hóa. Bắt kịp với xu thế hội nhập quốc tế, nhiều nông dân, hộ
nông dân năng động, chịu khó mày mò, sáng tạo đã chủ động hội nhập
trong tình hình kinh tế xã có nhiều biến động do đang từng bước xây
dựng các khu công nghiệp. Những điển hình về làm kinh tế trang trại là
dấu hiệu đáng mừng cho nông nghiệp xã và huyện có những bước đột
phá trong thời gian tới.
17
Website: Email :
MỤC LỤC
18

×