Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.35 KB, 4 trang )

Câu hỏi : Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp
quản lý? Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp kinh tế ở đơn vị của
đồng chí ?
Dàn ý đề cương :
1/ Khái niệm và nội dung phương pháp quản lý kinh tế (6 điểm)
2/ Ý nghĩa của phương pháp kinh tế trong việc vận dụng (3 điểm)
3/ Trình bày (1 điểm)

BÀI LÀM
Trước đây trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chúng ta đã cường điệu
hóa, tuyệt đối hóa phương pháp quản lý tổ chức hành chính và phương pháp quản lý
tâm lý giáo dục, coi nhẹ phương pháp quản lý kinh tế xem đó là nặng về lợi ích cá
nhân làm cho tình trạng quản lý ở mọi tổ chức đều mang tính chất quan liêu hình
thức, hạn chế rất nhiều tính chủ động sáng tạo của mỗi người. Chuyển sang nền
kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế xã hội được nhận thức và vận dụng một cách
đầy đủ hơn, trong đó lợi ích kinh tế được coi trọng. Do đó phương pháp kinh tế trở
thành phương pháp tác động chính đến đối tượng quản lý và được phối hợp bằng
các phương pháp khác. Vậy nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ
thống phương pháp quản lý là gì ? Nó có ý nghĩa gì trong việc vận dụng phương
pháp kinh tế tại đơn vị ?
So với nguyên tắc quản lý, phương pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thường
được thay đổi theo đối tượng và tình huống quản lý. Các nhà quản lý chỉ thực hiện
tốt các chức năng của mình khi nhận thức đúng và sử dụng tốt các phương pháp
quản lý .
Phương pháp quản lý là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý
vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào đối tượng quản lý nhằm
đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể .
Việc nhận thức và sử dụng các phương pháp quản lý có hiệu quả hay không
còn phụ thuộc vào trình độ và năng lực cụ thể của người quản lý, thể hiện tài nghệ
của người quản lý, vừa khoa học vừa sáng tạo vừa nghệ thuật. Mỗi phương pháp
quản lý đặc trưng cho một thủ pháp tạo động cơ và động lực thúc đẩy đối tượng


quản lý. Đối tượng tác động của các phương pháp quản lý là những con người, là
những thực thể, có cá tính thói quen, tình cảm nhân cách gắn với hoàn cảnh lịch sử
cụ thể.
Con người không chỉ đóng góp vào thành quả chung của tập thể, đồng thời cũng
mong muốn nhận lại từ thành quả chung đó những lợi ích vật chất và tinh thần thỏa
đáng. Con người không chỉ chấp hành mệnh lệnh của người quản lý mà còn là một
chủ thể sáng tạo trong công việc, có tinh thần độc lập tự chủ. Trong tổ chức con
người không làm việc cá nhân mà làm việc hợp tác, phối hợp nên thành quả lao
động đạt được không chỉ là cá nhân mà còn là của tập thể .
Trong cơ chế quản lý phương pháp, phương pháp quản lý là nội dung cơ bản, là
yếu tố cơ động nhất. Vì vậy nó có khả năng điều chỉnh kịp thời đối với sự biến đổi
của đối tượng và tình huống quản lý, nhưng vẫn giữ được định hướng và mục tiêu
quản lý. Thực tế là phần lớn kết quả của quá trình quản lý tùy thuộc vào sự lựa chọn
và sử dụng các phương pháp quản lý Phương pháp quản lý làm cho các hoạt động
quản lý tuân thủ đúng quy luật, nguyên tắc quản lý; đồng thời sát hợp với điều kiện
và đối tượng quản lý.
Để tác động đến yếu tố con người trong lao động, người ta phải dùng nhiều
phương pháp tác động khác nhau. Nếu căn cứ vào nội dung tác động, sẽ có ba
phương pháp quản lý cơ bản : phương pháp tổ chức – hành chánh, phương pháp
tâm lý giáo dục và phương pháp kinh tế, trong đó phương pháp kinh tế là cơ bản
nhất trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.
Phương pháp tổ chức – hành chánh : Là phương pháp dựa vào quyền uy tổ
chức của người quản lý để bắt buộc người dưới quyền phải chấp hành mệnh lệnh
quản lý để đạt được mục tiêu. Đây là phương pháp không thể thiếu được trong tất cả
các cơ quan, các tổ chức, nó thể hiện tính kỹ cương đem lại hiệu quả nhanh chóng
và kịp thời. Phương pháp này mang tính thiết chế, cưỡng chế đơn phương, đối
tượng quản lý chấp hành mệnh lệnh một chiều từ trên xuống. Người quản lý không
được quá xem trọng phương pháp này dễ dẫn đến tình trạng quan liêu mệnh lệnh,
coi thường yếu tố con người, và người lãnh đạo quan liêu thường dẫn tới tình trạng
vô trách nhiệm và là môi trường tốt dễ dàng dẫn đến tình trạng tham nhũng.

Phương pháp tâm lý - giáo dục : Là phương pháp vận dụng những quy luật tâm
lý, quan hệ xã hội nhất là truyền thống đạo lý, niềm tin để tác động đến đối tượng
quản lý, làm rung động tâm linh để đạt mục tiêu quản lý. Con người được xem là một
thực thể có ý thức, được tôn trọng và nhận thức được nhiệm vụ của mình lao động
tự giác. Hiệu quả phương pháp này rất lâu bền và sâu sắc. Tuy nhiên con người
không thể lúc nào lao động với đầy ý thức và nghĩa vụ mà nhu cầu lợi ích cuộc sống
không đáng kể, không công bằng. Phương pháp này chỉ hiệu quả khi được người
quản lý biết phối hợp phương pháp hành chính với phương pháp kinh tế.
Phương pháp kinh tế: Phương pháp quản lý kinh tế tức là chủ thể quản lý kinh
tế dùng lực lượng và tiềm lực kinh tế trong tay mình để tác động điều chỉnh hành vi
của đối tượng để đạt mục tiêu quản lý. Thông qua lợi ích đòn bẩy kinh tế như giá cả,
lãi suất, tiền lương , tiền thưởng, lợi nhuận để tác động đến điều kiện hoạt động sản
xuất và đời sống cá nhân của đối tượng quản lý.
Phương pháp kinh tế lấy lợi ích vật chất làm động lực thúc đẩy con người hành
động. Thể hiện qua thu nhập chính là đồng lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp,
tiền thưởng của mỗi người, phù hợp với mức đóng góp của mình. Khi thu nhập thực
tế của con người chưa cao thì người lao động đặc biệt quan tâm đến lợi ích và thu
nhập. Vì vậy người quản lý phải hết sức coi trọng vận dụng phương pháp quản lý
kinh tế. Trước đây phương pháp này bị xem nhẹ nên người lao động làm việc hiệu
quả thấp, thiếu sáng tạo.
Phương pháp kích thích vật chất theo kiểu “cùng có lợi” , mối quan hệ giữa chủ
thể quản lý và đối tượng quản lý là mối quan hệ kinh tế là những giá trị vật chất đầy
hấp dẫn. Lợi ích vật chất là công cụ hữu hiệu để tác động lên đối tượng để tạo ra
trong họ những động lực cần thiết cho công việc . Hiệu quả của phương pháp này
rất vững chắc, đối tượng quản lý sẽ rất yên lòng thực hiện công việc khi được đảm
bảo các nhu cầu cuộc sống cần thiết và càng tích cực hơn khi được thỏa mãn nhiều
hơn các nhu cầu ngày càng phát triển của họ. Về phía người quản lý phải nắm vững
nhu cầu cuộc sống của mọi người và đo lường rất chính xác những khả năng mà
mình có thể đáp ứng . Người quản lý phải là người đầy kinh nghiệm là nhà chuyên
gia hạch toán và là một nhà đầu tư có hạng.

So với các phương pháp khác phương pháp kinh tế có ưu điểm là đặt mỗi người
vào điều kiện tự mình quyết định làm việc như thế nào là có lợi ích nhất cho mình và
cho tổ chức. Lao động, làm việc càng hiệu quả thì lợi ích vật chất nhận về càng
nhiều. Phương pháp kinh tế có thể giúp cho người ta thoát khỏi cơ chế, giấy tờ, thủ
tục của chủ nghĩa quan liêu và những rắc rối trong thể chế tình cảm xã hội.
Tuy vậy, phương pháp kinh tế cũng có nhựng hạn chế vốn có của nó. Nếu lạm
dụng phương pháp kinh tế dễ dẫn người ta đến chổ chỉ nghĩ đến lợi ích vật chất,
thậm chí chỉ lệ thuộc vào vật chất lao động thiếu tính tự giác. Mục tiêu duy nhất của
con người là vì lợi ích vật chất quên đi mục tiêu khác tốt đẹp của con người, vì đồng
tiền mà chà đạp lên đạo lý, tình cảm có thể dẫn đến hành vi phạm pháp. Động lực từ
lợi ích cá nhân của mỗi người nếu không định hướng và kiểm soát, nó sẽ dẫn người
ta đến chổ làm ăn phi pháp.
Người lãnh đạo chỉ chủ tâm vào phương pháp này dễ dẫn đến một phong
cách “thực dụng” đặt người quản lý vào những tính toán thiệt hơn dễ bị chi phối về
tài lợi dễ dẫn đến có động cơ tham nhũng, phớt lờ những hình thức luân lý , tình
cảm , đạo đức quên đi nghĩa vụ xã hội cao cả và đẹp đẽ. Mục tiêu phát triển nhân
cách con người toàn diện mà khó thực hiện.
Với ý nghĩa trên thì việc dùng phương pháp kinh tế chẳng những là cơ bản và
tất yếu, nhưng không phải là duy nhất và toàn bộ. Vì vậy với biện pháp kích thích vật
chất một cách hợp lý và thỏa đáng như là một trong những con đường cần thiết để đi
đến mục tiêu trong hoạt động lãnh đạo. Vì vậy bên cạnh phương pháp kinh tế người
quản lý phải biết vận dụng và kết hợp một cách hợp lý sáng tạo khoa học phù hợp
với từng tình huống quản lý cụ thể các phương pháp kể trên, không tuyệt đối và
không xem nhẹ phương pháp nào.
Người quản lý phải biết sử dụng phương pháp thích hợp tùy từng hoàn cảnh
cụ thể để thúc đẩy mọi người trong tổ chức tham gia công việc chung. Một tổ chức
vững mạnh sẽ tác động cho con người làm việc tốt hơn một tổ chức yếu kém. Con
người ai cũng có mặt mạnh và yếu khác nhau. Người quản lý phải thấy rõ ưu và
nhược điểm của từng người để có phương pháp tác động thích hợp. Phát huy ưu
điểm hạn chế nhược điểm như Bác Hồ nói : Đa dương thiểu hình.

Ứng dụng vào thực tiển:
Bản thân làm công tác quản lý trong ngành giáo dục nhiều năm, trong môi
trường sự nghiệp giáo dục thì cả 3 phương pháp Hành chính – Tâm lý , Giáo dục và
kinh tế đều cần thiết.
Trước đây trong cơ chế cũ đồng lương người giáo viên không đủ sống, việc
áp dụng cả 3 phương pháp đều rất khó khăn nhất là phương pháp kinh tế:
Người giáo viên có đồng lương chật vật không đủ sống thường thì họ phải có
một nghề tay trái để nuôi dưỡng nghề chính, khi nghề tay trái đảm bảo thu nhập
cuộc sống thì nghề tay trái trở thành nghề chính và nghề giáo trở thành nghề phụ
không nói đến những giáo viên bỏ nghề. Từ thực tế này thì ta thấy khi người quản lý
không áp dụng được phương pháp kinh tế thì các phương pháp khác cũng trở nên
hình thức. Do đó để giáo viên còn tồn tại trên bục giãng thì người quản lý thường sử
dụng phương pháp tâm lý – giáo dục, động viên là chính. Tiến Sĩ Hồ Thiệu Hùng
nguyên Giám đốc SGD đã phát biểu : Không thể có một nền giáo dục nào vừa tốt lại
vừa rẻ tiền. Khi phương pháp quản lý kinh tế kích thích lợi ích vật chất không được
áp dụng thì hiệu quả chất lượng giãng dạy thấp, tỉ lệ giáo viên bỏ ngành cao, đầu
vào ngành sư phạm không đạt yêu cấu thì không thể nói đầu ra tốt được.
Khi được thực hiện xã hội hóa giáo dục, nhà nước cho phép thu học phí giải
quyết phần nào lợi ích vật chất, phương pháp quản lý kinh tế có thể áp dụng để cải
thiện đời sống, động viên những giáo viên dạy giỏi thông qua khen thưởng, và phụ
trội bù đắp công sức cho giáo viên làm thêm giờ thêm buổi. Người quản lý cần chú ý
khi đồng tiền ít thì điều quan trọng chia lợi ấy công bằng và tương xứng với từng lao
động trong đơn vị :
- Chia lợi ích theo công sức.
- Dùng thể chế thi đua khen thưởng động viên tinh thần và vật chất.
- Tổ chức phụ cấp, phụ trội kiêm nhiệm làm choàng ngoài giờ.
Trong cơ chế lương ngày nay có tiến bộ so với giai đoạn trước song cũng còn
nhiều bất cập, đồng lương chỉ đủ giải quyết nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Người
giáo viên nhờ có tri thức và tính yêu nghề nên có tính tự giác trong lao động song
chế độ khen thưởng chưa động viên được. Người làm tốt kẻ chây lười hưởng lợi

ích gần như nhau, do đó người quản lý bên cạnh phương pháp kinh tế vẫn thường
dùng phương pháp tâm lý giáo dục để giữ chân họ trên bục giãng.
Trong thời gian sắp tới với hy vọng công cuộc cải tổ tiền lương, những người
quản lý cần áp dụng thỏa đáng phương pháp kinh tế tạo một đòn bẩy để kích thích
sự đầu tư chất xám của người thầy, những người lao động trực tiếp trên bục giảng,
tạo ra bước đột phá mới trong đào tạo, chống được các tình trạng tiêu cực trong
ngành giáo dục như dạy thêm học thêm, gò ép dạy trước như hiện nay.
Nói tóm lại để nâng cao trình độ sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý,
nhất là phương pháp kinh tế đòi hỏi người quản lý phải không ngừng học tập rèn
luyện, nâng cao trình độ và phẩm chất, trau dồi và nâng cao tài nghệ quản lý, dùng
phương pháp kinh tế làm đòn bẩy để tạo hiệu quả mới cho những mục tiêu cần đạt
còn yếu kém. Song thật chú ý tránh xem phương pháp kinh tế là chủ yếu xem nhẹ
các phương pháp khác khi tiềm lực kinh tế trong tay người quản lý giáo dục không
cao dễ đi vào chủ nghĩa thực dụng mà quên rằng ngành giáo dục là nơi đào tạo con
người có đạo đức và tri thức tiên tiến.

×