Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Một số vấn đề và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn vừa và nhỏ tại các ngân hàng vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.37 KB, 38 trang )

1
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
   
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………
TP.HCM, ngày tháng năm 2013
2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
   
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………
TP.HCM, ngày tháng 11 năm 2013


3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
   
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………
TP.HCM, ngày tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
Qua học tập ở Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Công Nghệ Tp. HCM, em luôn
được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của Quý Thầy Cô, đặt biệt là Quý Thầy Cô
Khoa Kế Toán - Tài Chính Ngân Hàng đã truyền đạt cho em về lý thuyết cũng như
về thực tế trong suốt thời gian học tập ở trường. Cùng với sự nổ lực của bản thân,
em đã hoàn thành chương trình học của mình.
Qua thời gian thực tập tại Sacombank – PGD Ct Li, được học hỏi thực tế và
sự hướng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo và Cô, Chú, Anh, Chị trong
Ngân hàng cùng với sự chỉ dạy của Quý Thầy Cô Khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân
Hàng đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Em kính gửi lời cám ơn đến Quý Thầy Cô Khoa Kế Toán – Tài Chính Ngân
Hàng đã truyền đạt cho em kiến thức bổ ích trong thời gian qua, đặc biệt là Thầy
Trần Bảo Nguyên đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.

Em kính gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo Sacombank – PGD Ct Li, đặc biệt
là chú và các anh trong phòng tín dụng đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em
hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, cũng như có những kiến thức và kinh nghiệm
thực tế quí báo.
Em xin kính chúc Quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể Cô, Chú, Anh,
Chị trong Ngân hàng lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực tập
Trần Huệ Minh
4
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế nước ta những năm gần đây liên tục đạt được những kết quả
đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao ( trên 7%/năm ). Một
trong những đóng góp quan trọng vào thành công này chính là hoạt động của ngân
hàng.
Với hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng
nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực: công, nông, lâm, ngư
nghiệp, thương mại dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng còn góp phần thực
hiện các chương trình kích cầu thông qua đầu tư và tiêu dùng có hiệu quả.
Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới đã mở ra nhiều vận hội,
đồng thời cũng đưa đến nhiều thách thức mới cho ngành ngân hàng.
Đối với các ngân hàng Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan
trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động tài chính của ngân hàng. Đây là
nguồn vốn hình thành từ huy động trong khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ tín dụng
mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng giúp ngân hàng có thể mở rộng quy mô
hoạt động nhưng bên cạnh đó thì chi phí cho hoạt động tín dụng cũng khá lớn. Vì
vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn nói chung, của
nghiệp vụ tín dụng nói riêng trong điều kiện hiện nay là việc làm không thể thiếu
nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng.

Trong những năm qua đã không ngừng phát triển để hòa cùng với Quận và
cả nước. Phần lớn các hộ gia đình vẫn làm nghề công, nông, lâm, ngư nghiệp, một
số chuyển sang nghề buôn bán, làm dịch vụ… Nhưng điểm chung đó là họ đã phát
triển được kinh tế của hộ gia đình, cuộc sống ngày càng ấm no hơn. Và trong sự
phát triển của các hộ gia đình ở Quận 2 đã có sự đóng góp rất lớn của nguồn vốn
ngân hàng. Ngân hàng luôn tạo mọi điều kiện để các gia đình tiếp cận được với
nguồn vốn đểsản xuất, kinh doanh… Và thông qua các chương trình hỗ trợ như
chương trình Quỹ vì người nghèo, tặng nhà tình thương cho hộ gia đình nghèo, và
gần nhất đó là chương trình hỗ trợ 4% đã giúp các hộ gia đình ngày càng ổn định
được đời sống của mình.
Nội dung khóa luận của em gồm 3 chương:
5
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
Tín.
Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng ngắn hạn vừa và nhỏ tại ngân hàng
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn
cùng toàn thể Ban lãnh đạo, các cán bộ nhân viên tại ngân hàng Sacombank PGD
Ct Li đã tạo đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn.
6
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM: Ngân hàng thương mại
NHNN: Ngân hàng nhà nước
NHTM CP: Ngân hàng thương mại cổ phần
SGTT: Sài Gòn Thương Tín
PGD: Phòng giao dịch
TDN: Tổng dư nợ

VHĐ: Vốn huy động
TDN: Tổng dư nợ
CVTD: Cho vay tiêu dùng
CV: Cho vay
NQH: Nợ quá hạn
DNV và N: Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SXKD: Sản xuất kinh doanh
KHDN :Khách hàng doanh nghiệp
7
DANH MỤC BẢNG - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ
8
MỤC LỤC
9
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
1.1.Giới Thiệu Khái Quát Về Ngân Hàng Sacombank:
1.1.1.Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển:
• Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN
• Tên giao dịch quốc tế: SAIGON THUONG TIN COMMERCIAL
JOINT STOCK BANK
• Tên viết tắt: SACOMBANK
• Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kì Khởi Nghĩa,Phường 8, Quận 3, Tp.
HCM
• Điện thoại: (84) 83 9320 420 Fax: (84) 83 9320 424
• Email:
• Website: www.sacombank.com.vn
• Logo NH:
 Ngày 3/1/1991, theo Quyết định số 05/GP-UB của Uỷ ban Nhân Dân

Tp.HCM, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín –
Sacombank được thành lập. Mạng lưới hoạt động chủ yếu xung quanh
vùng ven Tp.HCM với 1 hội sở và 3 chi nhánh.
 Ngày 21/12/1991,NH Sacombank chính thức đi vào hoạt động.
 Ngày 2/3/1993, NH khai trương chi nhánh Sacombank Hà Nội.
 Ngày 7/5/1995, tiến hành Đại hội cổ đông cải tổ. Đây là bước ngoặt quan
trọng kể từ ngày thành lập Sacombank.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 10
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
 Tháng 10/1995, NH cho vay phân tán theo đề án kết hợp với cho vay tập
trung có trọng điểm là quan điểm chỉ đạo chiến lược về định hướng phát
triển tín dụng ngày nay. Cho vay SMEs và quyết tâm xây dựng
Sacombank trở thành Ngân hàng “bán lẻ - đa năng - hiện đại” trong các
giai đoạn tiếp theo xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo chiến lược vừa nêu.
 Tháng 3/1996, sáng kiến phát hành cổ phiếu đại chúng để tăng vốn điều lệ
lên 70 tỷ đồng theo đúng quy định của Chính phủ.Ngày nay, Sacombank
đã trở thành NHTMCP có vốn điều lệ lớn thứ hai tại Việt Nam sau
Vietcombank.
 Ngày 3/5/1999, khánh thành trụ sở chính của Sacombank tại 278 Nam Kì
Khởi Nghĩa, P8, Q3, TPHCM.
 Năm 1999, Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông
Liên Ngân Hàng Toàn Cầu (SWIFT).
 Năm 2001, tập đoàn tài chính Anh Quốc (Dragon Financial Holdings
Capital) tham gia góp vốn cổ phần chiếm 10% VĐL, mở đường cho việc
tham gia góp vốn của công ty Tài Chính Quốc Tế IFC và Ngân Hàng ANZ
nâng số cổ phần của các cổ đông nước ngoài lên gần 30% VĐL
 Tháng 6/2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống
corebanking T-24 với công ty TEMENOS (Thụy Sỹ).
 Ngày 8/3/2005, Sacombank khai trương hoạt động chi nhánh 8/3 TPHCM,
Chi nhánh là nơi thể hiện chính sách “vì sự tiến bộ của phụ nữ” của

Sacombank, đồng thời cũng là chi nhánh ngân hàng toàn phụ nữ duy nhất
ở Việt Nam
 Ngày 12/7/2006, cổ phiếu Sacombank là cổ phiếu đầu tiên của hệ thống
các NHTM Việt Nam được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán.
 Ngày 10/8/2007, Sacombank đã chính thức khai trương chi nhánh Hoa
Việt.
 Năm 2007, lần đầu tiên Sacombank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt
Nam nhận hai giải thưởng quốc tế uy tín “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
2007” do Euromoney trao tặng, “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 11
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
2007” do Asia Banking And Finance thuộc tập đoàn Charton Media trao
tặng.
 Tháng 11/2008, NH thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank - SBJ.
Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi
nhánh tại Lào.
 Tháng 06/2009, NH khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành
việc mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong
quá trình giao thương kinh tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt
Nam, Lào và Campuchia.
 Năm 2010, kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 -
2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm.
Hiện nay, Sacombank đã trưởng thành lớn về nhiều mặt, hiện được đánh
giá là một NH TMCP hàng đầu Việt Nam với:
 11.700 tỷ đồng vốn điều lệ.
 Hơn 366 điểm giao dịch tại 47/64 tỉnh thành trong cả nước, và là ngân
hàng Việt Nam đầu tiên có mặt tại khu vực Đông Dương với 1 Chi nhánh
tại Lào, 1 Chi nhánh và PGD tại Campuchia, 1 VPĐD tại Trung Quốc.
 Hệ thống gồm 1 SGD, 67 CN và 295 PGD trong nước.
 Phát triển quan hệ với 10550 đại lý của 311 Ngân hàng tại 81 Quốc gia

vùng lãnh thổ trên thế giới.
 Hơn 8000 cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo và dày dạn kinh nghiệm.
 Có khoảng 80000 cổ đông đại chúng.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 12
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
1.1.2.Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của NH Sacombank:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
(nguồn : />SVTT: Trần Huệ Minh Trang 13
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
1.2.Giới Thiệu Ngân Hàng TMCP Sacombank – PGD Cát Lái :
1.2.1.Qúa trình hình thành và phát triển:
• Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN – PGD Cát Lái
• Tên viết tắt: SACOMBANK – PGD Cát Lái
• Địa chỉ: 634 Nguyễn Thị Định, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 TP
HCM
• Điện thoại: 0837423865
• Email: sacombank @ vnn . vn
• Website: www . sacombank . com . vn
Tháng 4/2007, theo Quyết định số 739/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội
đồng Quản trị NH TMCP Sài Gòn Thương Tín PGD Cát Lái được thành lập, trực
thuộc chi nhánh Tân Bình. Đến năm 2008, hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động vốn.
Là một PGD khá trẻ, và cũng phát triển không kém các phòng giao dịch khác trong
CN. Năm 2010, Sacombank – PGD Cát Lái hoạt động cùng với nhu cầu thị trường
và phát triển mạng lưới tổ chức hoạt động nên nguồn nhân lực của PGD đã tăng
cường đáng kể về số lượng lẫn chất lượng. Năm 2011, trên 90% có trình độ đại
học trở lên gồm có 11 nhân viên, mức lương trung bình là 8.000.000 vnđ và nhân
viên đều có độ tuổi rất trẻ, được đào tạo căn bản và thích nghi với môi trường
kinh doanh hiện đại, năng động. Đây cũng là một lợi thế rất lớn để thúc đẩy sự
phát triển của ngân hàng Sacombank – PGD Cát Lái.

Quy mô hoạt động của Sacombank – PGD Cát Lái đang ngày càng được mở
rộng và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 14
Trưởng phòng
giao dịch
Giao dịch viên Nhân viên tư vấn
Nhân viên tín
dụng
Phó phòng giao
dịch
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
1.2.2.Cơ Cấu Tổ Chức Của PGD Cát Lái:
1.2.2.1.Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức:
1.2.2.2.Chức Năng Và Nhiệm Vụ Phòng Ban:
 Trưởng phòng: quản lý và điều hành mọi hoạt động của PGD, thực
hiện việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, phát triển khách hàng, xây
dựng mạng lưới quảng bá sản phẩm và dịch vụ đến các KHDN và cá
nhân được đồng bộ và hiệu quả.
 Phó phòng: chịu trách nhiệm trực tiếp về hiệu quả hoạt động kinh
doanh, chất lượng tín dụng, công tác huy động vốn, tổ chức và chịu
trách nhiệm trong việc đào tạo quản lý nhân viên, tham mưu tư vấn
cho trưởng phòng trong việc xây dựng triển khai kế hoạch kinh doanh.
 Nhân viên tín dụng: tìm kiếm và tư vấn cho KH về các sản phẩm tín
dụng, tiếp nhận, thẩm định và hoàn tất hồ sơ vay của KH, thiết lập kế
hoạch khai thác KH theo từng khu vực, địa bàn cụ thể…
 Giao dịch viên: thực hiện các nghiệp vụ tại quầy giao dịch như gửi
tiền, tiết kiệm, thanh toán, dịch vụ Money Gram, thu chi tiền mặt và
ngoại tệ trong hạn mức quy định…
 Nhân viên tư vấn: tìm kiếm và hỗ trợ tư vấn, cung cấp các thông tin

về các giao dịch của NH cho KH, tiếp nhận hồ sơ đang ký, phát hành
thẻ ATM, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng…
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 15
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Ngun
Bộ phận tín dụng
Tổ chức nhân sự:
- Phòng gồm 5 người: Một trưởng phòng và 4 cán bộ tín dụng

Chức năng-nhiệm vụ:
Trưởng phòng: là người chỉ đạo chung các nghiệp vụ kinh doanh đề xuất
phương thức kinh doanh, sử dụng, bố trí nhân viên trong phòng một cách hợp lý
để đạt hiệu quả kinh doanh theo đúng chế độ, quy đònh của ngân hàng, chỉ đạo
thực hiện báo cáo lên Ban Gíam Đốc về tình hình hoạt động của phòng. Bên
cạnh đó, với những hồ sơ vay có giá trò lớn từ 500 triệu trở lên, trưởng phòng sẽ
cùng đi thẩm đònh đối với cán bộ tín dụng.
Cán bộ tín dụng: là người trực tiếp tiếp xúc, tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ
khách hàng, nghiên cứu, xử lý các công việc thuộc nghiệp vụ cho vay và đầu
tư, nắm bắt những thông tin về khách hàng, phân tích khách hàng để từ đó đề
xuất ý kiến cho trưởng phòng phê duyệt cho vay hay không cho vay, cán bộ tín
dụng phải tuân theo các quy trình nghiệp vụ cũng như tuân thủ các nghò đònh,
các văn bản hướng dẫn, trình tự xử lý hồ sơ tại đơn vò. Cán bộ Tín dụng được
quyền đề xuất những ý kiến riêng cụ thể với trưởng phòng, Ban Giám Đốc về
việc xử lý hồ sơ vay vốn cũng như quy trình làm việc tại đơn vò.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 16
Trưởng phòng
Cán bộ
tín dụng 4
Cán bộ
tín dụng 3
Cán bộ

tín dụng 2
Cán bộ
tín dụng 1
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY NGẮN
HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
HÀNG SACOMBANK- PGD CÁT LÁI
2.1 Một số sản phẩm cho vay ngắn hạn đối với DNV và N tại Sacombank PGD
Cát Lái
Cho vay sản xuất kinh doanh:
• Mức cho vay: 70% giá trị TSĐB
• Điều kiện cho vay: các DNV và N cần vốn kinh doanh và phải có TSĐB
là bất động sản như nhà ở, đất ở, nhà xưởng, văn phòng…
• Đối tượng cho vay: các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thực hiện
các thương vụ kinh doanh.
• Lãi suất cho vay: 18,5%
• Thời hạn cho vay: tối thiểu 12 tháng.
• Tiện ích: phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với các đặc điểm KD,
dựa vào nhu cầu của KH có thể vay từng lần hoặc vay theo hạn mức.
Cho vay SXKD đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời:
• Mức cho vay: tối đa 100% nhu cầu vốn.
• Điều kiện cho vay: các DNV vàN kinh doanh các loại hàng hoá mà pháp
luật không cấm, không cần thực hiện các thủ tục công chứng, đăng kí tài
sản đảm bảo.
• Đối tượng cho vay: DNV và N có nhu cầu vay vốn để thực hiện các
thương vụ kinh doanh nhỏ, muốn đơn giản hoá các thủ tục vay vốn.
• Lãi suất cho vay: 15%
• Thời hạn cho vay: tối đa không quá 12 tháng
• Tiện ích: đáp ứng kịp thời vốn thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh của

KH, đáp ứng nhu cầu vốn đối với các món vay nhỏ.
Cho vay SXKD mở rộng tỷ lệ bảo đảm:
• Mức cho vay: tối đa lên đến 100% giá trị TSĐB.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 17
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
• Điều kiện cho vay: các DNV và N kinh doanh các loại hàng hoá mà
pháp luật không cấm, sử dụng tài sản đảm bảo là bất động sản.
• Đối tượng cho vay: các DNV và N tiềm năng, sử dụng nhiều sản phẩm
NH.
• Lãi suất cho vay: 18,5%
• Thời hạn cho vay: tối thiểu 3 tháng
• Tiện ích: nếu khoản vay dưới 3 tháng thì không cần thực hiện các thủ
tục công chứng, đăng kí giao dịch tài sản để đảm bảo.
2.1.1.Quy trình cho vay:
 Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập thông tin về khách hàng.
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động, vị thế KH
trong ngành nghề khách hàng đang kinh doanh, tiêu chuẩn đội ngũ quản lý.
- Mục đích vay vốn, qua thảo luận ban đầu tại doanh nghiệp, hoặc tại trụ sở Ngân
hàng, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tập hợp tất cả các thông tin chi tiết cần thiết
để phục vụ cho việc lập tờ trình.
 Bước 2: Phân tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
Cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu và phân tích về khách hàng như tư cách và năng lực
pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ
chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp…đánh giá khả năng tài chính, phân tích
đánh giá tình hình hoạt động, phân tích tình hình quan hệ với Ngân hàng…
Sau khi có kết quả phân tích, cán bộ tín dụng sẽ lập báo cáo tóm tắt trình bày
những kết quả đã thu thập và phân tích được, trình cấp có thẩm quyền của Ngân
hàng xem xét quyết định.
 Bước 3: Quyết định cho vay
Sau khi cấp có thẩm quyền của Ngân hàng xem xét báo cáo thẩm định và phê

duyệt, nếu thấy thỏa mãn các điều kiện và nguyên tắc, NH quyết định cho vay.
 Bước 4: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản cầm cố,
thế chấp.
 Bước 5: Giải ngân
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 18
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
Tùy theo hợp đồng thoả thuận trong hợp đồng vay vốn, tùy theo mục đích sử
dụng tiền vay, phương thức thanh toán có liên quan đến tiền vay để ra quyết định
hình thức giải ngân phù hợp.
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng lập chứng từ gồm bảng kê ( hợp đồng
mua bán hàng hóa, hóa đơn ) ủy nhiệm chi, séc chuyển tiền. Tiền vay được chuyển
trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hóa và chỉ phát tiền mặt hoặc phát
ngân phiếu thanh toán cho đơn vị vay khi người cung cấp không có tài khoản tại
Ngân hàng.
 Bước 6: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro
Giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả
năng trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh,
phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề
xuất giải quyết xử lý kịp thời.
Phân tích báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của
khách hàng. Đối với khách hàng có dư nợ lớn, định kỳ 6 tháng và 1 năm, cán bộ
tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài
chính của doanh nghiệp để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lý tín dụng
theo các loại doanh nghiệp phù hợp.
Phân tích, đánh giá, xếp loại các danh mục nợ quá hạn, khó đòi, nợ có vấn đề
để có biện pháp xử lý.
 Bước 7: Thu hồi nợ, gia hạn nợ
Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày cán bộ tín dụng lập
phiếu báo thu nợ trình trưởng phòng và gửi cho doanh nghiệp vay vốn.
Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng có đơn đề nghị được gia hạn nợ, giãn

nợ, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho trưởng phòng xem xét
và quyết định.Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn, giãn
nợ, khoanh nợ, thì áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ.
 Bước 8: Xử lý rủi ro
Những khoản nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không thu hồi
được thì phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết định bằng quỹ dự phòng rủi ro.
 Bước 9: Thanh lý hợp đồng vốn
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 19
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng
quỹ dự phòng rủi ro hoặc xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, tất
toán tài khoản cho vay của món nợ đó. Giải chấp tài sản đảm bảo, chuyển toàn bộ
hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.
2.1.2.Doanh Số Cho Vay Ngắn Hạn Đối Với DNV và N:
Trong những năm qua tổng doanh số cho vay của PGD Cát Lái có xu hướng
tăng đều khá ổn định. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ
đến nền kinh tế của nước ta, đến cuối năm 2010 tình hình kinh tế có chiều hướng
ổn định hơn trước. Sang đến năm 2012 nền kinh tế phục hồi và có xu hướng phát
triển.
Bảng 2.1: Doanh số CVNH đối với DNV và N:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
Doanh số cho vay ngắn
hạn đối với DNV và N
78.870 110.114
135.13
0
31.24

4
28,37
25.01
6
18,51
Tổng doanh số cho vay
đối với DNV và N 285.784 380.110
445.84
4
94.32
6
24,81
65.73
4
14,74
( Nguồn: báo cáo KQ HĐKD )
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ doanh số CVNH đối với DNV và N:
Năm 2010: Với tình hình lãi suất bất ổn thị trường cho vay ngắn hạn đối với DNV
và N cũng không phát triển được tốt. Doanh số cho vay đạt 78.870 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng doanh số cho vay.
Năm 2011: Thị trường cho vay ngắn hạn đối với DNV&N đã bắt đầu sôi động và
sự cạnh tranh giữa các NH đã đẩy doanh số cho vay tăng đạt 110.114 triệu đồng
tốc độ tăng 28,37% so với 2010.
Năm 2012: Xu hướng chung trong lĩnh vực tín dụng là việc mở rộng chính sách
cùng với gia tăng chất lượng dịch vụ và hạ lãi suất đã đưa doanh số cho vay tăng
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 20
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
nhưng tốc độ tăng chậm lại với doanh số đạt 135.130 triệu đồng, tốc độ tăng chỉ
còn 18,5% so với năm 2011.
Nhìn chung 3 năm vừa qua doanh số cho vay đã có những bước tiến đáng kể.

Doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNV và N có xu hướng tăng ổn định trong
thời gian qua nhưng mức tăng trưởng này là chưa cao so với các phòng giao dịch
cùng chi nhánh. Để thấy được cụ thể ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bảng phân tích
doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNV và N theo thời hạn và theo thành phần
như sau:
Bảng 2.2 Doanh số CVNH đối với DNV và N theo thời hạn:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng
Từ 1 6 tháng 49.348 63% 71.080 67% 89.237 66%
Từ 6 12 tháng 29.522 37% 39.034 33% 45.893 34%
Tổng doanh số cho vay
ngắn hạn đối với DNV&N
78.870 100% 110.114 100% 135.130 100%
( Nguồn: báo cáo KQ HĐKD )
Từ 1 6 tháng: Ta thấy được dễ dàng doanh số cho vay ngắn hạn đối với
DNV&N chủ yếu tập trung vào khoảng thời gian này. Năm 2010 do có nhiều chính
sách và sản phẩm phù hợp nên thu hút được KHDN nên doanh số cho vay đạt khá
cao chiếm tỷ trọng 63% trong tổng doanh số cho vay. Đến 2011 doanh số cho vay
tăng nhanh với mức tăng trưởng 30,57% so với năm 2010, tăng 21.732 triệu đồng,
do các DNV và N thường xuyên bị thiếu hụt vốn nên muốn bổ sung vốn kịp thời.
Nhưng qua năm 2012 mặc dù giá trị tăng 18.157 triệu đồng với tốc độ tăng 20,34%
nhưng tỷ trọng lại giảm còn 66%. Vì việc sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó
khăn do lạm phát nên các phương án mở rộng sản xuất hay dự án kinh doanh mới
cũng hạn chế thực hiện vì vậy cho vay đối với DNV và N cũng vì thế mà giảm tỷ
trọng nhưng không đáng kể.
Từ 6 12 tháng: Năm 2010 mặc dù có nhiều chính sách cho vay hợp lý nhưng
DN chủ yếu là có nhu cầu vốn kịp thời nên doanh số cho vay không cao chiếm
37%. Đến năm 2011 tăng 9.512 triệu đồng với tốc độ 24,36% so với năm 2010,

năm 2012 tăng 6.859 triệu đồng, tốc độ tăng giảm còn 14,95%. Qua đây ta thấy
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 21
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
thời hạn cho vay từ 6 12 tháng tăng khá ổn định về doanh số nhưng tỷ trọng lại
giảm nghiêng hẳn về thời hạn cho vay từ 1 6 tháng. Cho thấy tình hình kinh tế
ảnh hưởng khá mạnh như lãi suất cho vay tăng cao nên DN khó tiếp cận được
nguồn vay. Bên cạnh đó NH cũng thắt chặt điều kiện cho vay vì trong thời gian dài
hơn thì sẽ dễ xảy ra rủi ro dẫn tới nợ xấu hơn.
Bảng 2.3 Doanh số CVNH đối với DNV và N theo thành phần kinh tế:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2010 năm 2011 năm 2012
Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng
Doanh nghiệp tư
nhân
23.661 30% 28.369 26% 31.958 24%
Công ty trách
nhiệm hữu hạn
19.774 25% 24.228 22% 29.440 21,7%
Công ty cổ phần 14.818 19% 21.665 19,6% 27.840 20,6%
Công ty hợp danh 11.900 15% 19.580 17,8% 24.560 18%
Hợp tác xã 8.717 11% 16.272 14,6% 21.332 15,7%
Tổng doanh số cho
vay ngắn hạn đ/v
DNV và N
78.870 100% 110.114 100% 135.130 100%
(Nguồn: Báo cáo Tín dụng )
Năm 2010: Ta thấy tỷ trọng chiếm cao nhất là các DNTN chiếm trên 30% trong
tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trong thị trường kinh tế hiện nay thì chủ
yếu là các DNTN rất đông đảo. Còn lại hợp tác xã chiếm tỷ trọng thấp nhất 11% vì

hiện nay chỉ còn tồn tại một số ít HTX là các hộ gia đình cũng hợp tác để phát triển
kinh tế với quy mô rất nhỏ nên doanh số cho vay chiếm rất thấp.
Năm 2011: Doanh số cho vay tăng khá đáng kể vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là
DNTN nhưng tỷ trọng lại giảm khá đáng kể so với năm 2010 nghiêng về các loại
DN như công ty hợp danh, công ty CP. Ta thấy được nguyên nhân doanh số tăng là
do năm 2011 Chính phủ sử dụng chính sách kích cầu với nhiều ưu đãi nhằm hỗ trợ
giúp DN vượt khó, NH thì có nhiều chương trình, sản phẩm cho vay phù hợp hơn
với nhiều loại hình DN nên đã thu hút được lượng lớn KHDN. Còn HTX vẫn là
DN có doanh số vay nhỏ nhất nhưng tỷ trọng có tăng, chiếm khá cao là 14,6%.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 22
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
Năm 2012: Vẫn trên đà phát triển ở năm 2011 DNTN vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất
nhưng có phần giảm sút so với 2 năm trước còn 24% cho thấy tốc độ tăng trưởng
hàng năm chậm, đang nghiêng dần tỷ trọng sang các loại DN còn lại. Nhưng giá trị
vẫn tăng đều điều này cho thấy sự nỗ lực cố gắng của CBNV ngân hàng trong việc
tìm kiếm KHDN mới và giữ những KHDN cũ gắn bó với NH, đồng thời cũng
chứng tỏ chiến lược thu hút KHDN của NH đã thành công, NH đã tạo được niềm
tin nơi KHDN. Bên cạnh đó CP có các chương trình hỗ trợ lãi suất, miễn và hoãn
thu nhiều loại thuế đầu tư vốn bổ sung đã giúp các DN tiếp cận được nguồn vốn
của Ngân hàng được dễ dàng hơn.
2.1.1 Dư Nợ Cho Vay Ngắn Hạn Đối Với DNV và N:
Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV và N đạt tỷ lệ khá cao là do đối
tượng khách hàng mà PGD Cát Lái hướng đến trong thời gian qua đó là các DNV
và N. Đây là thành phần kinh tế đông đảo, có nhu cầu vốn khá thường xuyên. Một
mặt do tình hình kinh tế có nhiều bất ổn nên PGD Cát Lái ưu tiên cho vay ngắn
hạn để giảm được rủi ro. Ta có thể thấy rõ tình hình dư nợ cho vay ngắn hạn đối
với DNV và N qua bảng sau.
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 23
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
Bảng 2.4 Dư nợ CVNH đối với DNV và N:

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
2011/2010 2012/2011
+/- % +/- %
Dư nợ cho vay ngắn
hạn đối với DNV và N
55.209 66.068 84.590
10.85
9
16,43
18.52
2
21,89
Tổng dư nợ cho vay
198.05
0
257.61
0
290.78
0
59.56
0
23,12
33.17
0
11,41
Biểu đồ2.2 Tỷ lệ dư nợ CVNH đối với DNV và N:
Năm 2010: Doanh số cho vay cao dẫn đến dư nợ cũng đạt mức cao 55.209 triệu
đồng chiếm tỷ trọng 27,8% trong tổng dư nợ. Tuy trong năm này vẫn còn ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng dư nợ cho vay của PGD vẫn ở mức tốt.

Năm 2011: Dư nợ đang có xu hướng đi lên so với 2010 tăng thêm 16,43% tương
ứng 10.859 triệu đồng, nhưng tỷ trọng lại giảm sút đáng kể. Do PGD đang phát
triển nhữngsản phẩm cho vay cá nhân khác nên thu hút được nhiều KH cá nhân
làm cho tỷ trọng tăng mạnh đưa tỷ trọng cho vay DN giảm đáng kể.
Năm 2012: Tình hình dư nợ tiếp tục tăng cao đạt 84.590 triệu đưa tỷ trọng lên mức
29% cao nhất qua 3 năm. Để đạt được con số ấn tượng này cho thấy hiệu quả của
cho vay đối với DNV&N tại PGD, cũng như công tác cho vay đối với các sản
phẩm tín dụng khá tốt, phù hợp với nhu cầu của các loại KHDN.
Lãi vay và phí thu được trong hoạt động cho vay là khoản lợi nhuận chủ yếu của
các ngân hàng. Vì vậy, PGD rất chú trọng đến việc đầu tư tài chính trong đó quan
trọng nhất là việc mở rộng cho vay, phát triển thị phần cho vay trong những năm
gần đây.
Bảng 2.5: Dư nợ CVNH đối với DNV và N theo thời hạn:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng giá trị tỷ trọng
Từ 1 6 tháng 38.646 69% 42.980 65% 51.790 61%
Từ 6 12 tháng 16.563 31% 23.088 35% 32.800 39%
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 24
Bài Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Bảo Nguyên
Tổng dư nợ cho vay ngắn
hạn đối với DNV và N
55.209 100% 66.068 100% 84.590 100%
(Nguồn: Báo cáo Tín dụng PGD Cát Lái)
Từ 16 tháng: Năm 2010 dư nợ đạt 38.646 triệu đồng, bước qua năm 2011 tăng
4.334 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 10,01%, ta thấy doanh số cho vay tăng
mạnh trong khoảng thời gian này nên dư nợ cũng tăng theo. Tới năm 2012 thì dư
nợ tăng 8.810 triệu đồng với tốc độ tăng 17,1%. Nguyên nhân dư nợ tăng mỗi năm
và tập trung chủ yếu vào thời hạn này phần lớn là do đặc điểm quy mô và tính chất

của các loại hình DN này đó là chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu vay nhiều lần…
Từ 612 tháng: Năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNV và N đạt
16.563 triệu đồng, năm 2011 dư nợ tăng 6.525 triệu đồng với tốc độ 28,26% cho
thấy cơ cấu dư nợ của PGD đang dần có xu hướng chuyển sang thời hạn này. Bước
qua năm 2012 dư nợ tiếp tục tăng 9.712 triệu đồng đưa tỷ trọng lên mức cao nhất
trong 3 năm đạt 39% với tốc độ tăng 29,6%, thấy được các biện pháp phát triển
cho vay đối với KHDN đã và đang được NH chú trọng để có thể thu hút được
lượng lớn KHDN đến với NH. Hạn chế rủi ro mà NH gặp phải sẽ nhỏ hơn so với
cho vay trong dài hạn đó là thời gian quay vòng vốn nhanh hơn, giúp cho NH sử
dụng vốn một cách hiệu quả hơn
. Bảng 2.6: Dư nợ CVNH đối với DNV và N theo thành phần kinh tế:
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
năm 2010 năm 2011 năm 2012
Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng
Doanh nghiệp tư
nhân
17.200 31% 20.775 31,4% 25.603 30,3%
Công ty trách nhiệm
hữu hạn
14.980 27,1% 17.100 25,8% 20.990 24,8%
Công ty cổ phần 12.900 23,4% 14.550 22% 18.454 21,8%
Công ty hợp danh 6.350 11,5% 8.320 12,5% 10.770 12,7%
Hợp tác xã 3.779 7% 5.323 8,3% 8.773 10,4%
Tổng dư nợ cho vay
ngắn hạn đ/v
DNV&N
55.209 100% 66.068 100% 84.590 100%
SVTT: Trần Huệ Minh Trang 25

×