Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng ngắn hạn có tác dụng mạnh mẽ đến các hoạt động khác của
ngành ngân hàng như góp phần thực thi chính sách tiền tệ, ổn đình nền tài chính quốc
gia, kiềm chế lạm phát, ổn định và giữ vững giá trị của đồng tiền, hỗ trợ các mặt
nghiệp vụ như điều hòa lưu thông tiền tệ, thực hiện các dịch vụ ngân hàng, không
ngừng thu hút vốn tiền gửi của các doanh nghiệp và tiền nhàn rỗi trong nhân dân
nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ phát triển kinh tế đã đặt ra.
Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của tín dụng ngắn hạn vì nó là
một tiền đề để thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo một nền móng vững chắc cho sự
nghiệp phát triển đất nước, cũng như cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho người
dân. Với tầm quan trọng đó Tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Á Châu chi nhánh Đắk Lắk”. Nhằm khắc phục những khó khăn hiện tại và nâng cao
khả năng cạnh tranh cũng như tăng hiệu quả trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk. Kết cấu của khóa luận
tốt nghiệp chia làm 4 chương:
• Chương I: Cơ sở lý luận về tín dụng
• Chương II: Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi
nhánh Đắk Lắk.
• Chương III: Tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk – Nhận xét và đánh giá.
• Chương IV: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại
ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
Nội dung nghiên cứu:
• Tìm hiểu hình thức tổ chức hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu chi nhánh Đắk Lắk.
• Nghiên cứu đi sâu, tìm hiểu những nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk đã vận dụng.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
1
Khóa luận tốt nghiệp
• Đặc biệt qua tìm hiểu nghiên cứu sẽ đề ra những giải pháp tín dụng ngắn hạn
thích hợp để hoàn thiện hơn trong nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
Số liệu nghiên cứu: Qua các năm 2007, 2008, 2009.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng của tín dụng ngắn hạn tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Đắk Lắk trong thời gian từ năm 2007
đến 2009.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng giao dịch TP.Buôn Ma Thuột: 238-240 Nguyễn Tất
Thành, Phường Tân Lập, TP.Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian nghiên cứu: Từ 05/11/2010 đến 01/04/2011
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
2
Khóa luận tốt nghiệp
1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại:
Có thể nói các ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính NH nói chung đang ngày
càng chiếm một vị trí quan trọng và vô cùng nhạy cảm trong nền kinh tế liên quan tới
hoạt động của đời sống kinh tế xã hội.
Ngân hàng thương mại: Là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và
thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng vốn
tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, với
nội dung là thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán.
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại:
• Chức năng trung gian tín dụng:
Thực hiện các chức năng trung gian tín dụng, NH đóng vai trò là “cầu nối” giữa
người thừa vốn và người thiếu vốn.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chức năng ngân hàng thương mại
Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh
tế, NHTM hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng chpo nền kinh tế. Với
chức năng này NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay vừa là người cho vay. Với
chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên
tham gia, bao gồm người rút tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế.
Trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM vì nó
phản ánh bản chất của NHTM là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát
triển của NH, đồng thời là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
3
Người dư
thừa vốn
Ngân hàng
thương mại
Người
cần vốn
Khóa luận tốt nghiệp
• Chức năng trung gian thanh toán:
NHTM thực hiện các chức năng trung gian thanh toán khi nó thực hiện theo yêu
cầu của khách hàng như trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền
hàng hóa.... Ở đây NHTM đóng vai trò là người “thủ quỹ” cho các doanh nghiệp và
cá nhân bởi NH là người giữ tài khoản của họ.
Với chức năng này NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh
toán thuận lợi giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí, thời gian lại được đảm bảo
thanh toán an toàn, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Đối với NHTM, chức năng này góp phần làm tăng thêm lợi nhuận cho NH thông
qua việc thu phí thanh toán, nó cũng làm tăng nguồn vốn cho vay của NH thể hiện
trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng là cơ sở
hình thành chức năng tạo tiền của NHTM.
• Chức năng tạo tiền:
Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có khả năng
tạo tiền tín dụng ( hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại
NHTM. Quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM dựa trên cơ sở tiền gửi của xã hội. Từ
khoản dự trữ tăng lên ban đầu, thông qua hành vi cho vay bằng chuyển khoản, hệ
thống NH có khả năng tạo nên số tiền gửi ( tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ
tăng thêm ban đầu.
1.1.3. Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại:
1.1.3.1. Nghiệp vụ nguồn vốn:
Tiền gửi: Bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trong đó
• Tiền gửi không kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào ( nên còn được gọi
là “Tiền gửi có thể rút ra theo yêu cầu – demam deposit”). Với loại tiền gửi này
người gửi tiền có thể gửi thêm tiền vào hoặc rút tiền ra khỏi tài khoản bất cứ lúc nào.
Vì vậy người gửi chỉ được hưởng lãi suất rất thấp hoặc không được NH trả lãi nhưng
đổi lại người gửi tiền được sử dụng các dịch vụ thanh toán qua NH. Loại tiền gửi này
còn được gọi là tiền gửi thanh toán.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
4
Khóa luận tốt nghiệp
• Tiền gửi có kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định từ một
vài tháng đến vài năm. Mức lãi suất của tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn tiền gửi
không kỳ hạn nhưng những người gửi tiền loại này không được hưởng dịch vụ thanh
toán qua NH. Mục đích chủ yếu của người gửi tiền có kỳ hạn là để lấy lãi.
• Tiền gửi tiết kiệm:
Là khoản tiền để dành của cá nhân được huy động vào NH nhằm mục đích hưởng
lãi theo định kỳ. Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn gửi được NH công bố
sẵn.
Ở Việt Nam tiền gửi tiết kiệm có 3 loại sau:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền
có thể gửi vào và rút ra theo nhu cầu sử dụng mà không cần báo trước cho NH. Ngân
hàng trả lãi cho loại tiền gửi này nhưng rất thấp. Loại tiền gửi này luôn được hưởng
lãi nhưng đổi lại không được hưởng các loại dịch vụ thanh toán qua NH.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:là loại tiền gửi tiết kiệm có thời hạn gửi cố định
trước. Loại tiền gửi này cũng tương tự với tiền gưỉ có kỳ hạn là không được phép rút
trước hạn ( nếu rút trước sẽ bị phạt), được hưởng lãi cao hơn các dạng tiền gửi không
kỳ hạn và không được hưởng các dịch vụ thanh toán qua NH. Với dạng tiền gửi này
người gửi chỉ được gửi tiền vào một lần và rút ra một lần cả vốn lẫn lãi khi đến hạn.
Không cho phép bổ sung thêm vào số tiền đã gửi khi chưa đến hạn. Mỗi lần gửi được
coi là một khoản tiền gửi riêng biệt. Mức tối thiểu của mỗi lần gửi tiền do từng NH
quy định.
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Là hình thức tiết kiệm trung và dài hạn với mục
đích xây dựng nhà ở. Ngoài hưởng lãi thì người gửi tiền còn dược NH cho vay nhằm
bổ sung thêm vốn cho mục đích xây nhà ở. Mức cho vay tối đa bằng số dư tiền gửi
tiết kiệm. Vốn tiền gửi là vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số nguồn vốn, là
nguồn vốn chủ yếu để NH kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của NH là đi vay để
cho vay. Chính vì vậy người ta gọi NHTM là ngân hàng tiền gửi.
1.1.3.2. Nghiệp vụ sử dụng vốn:
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
5
Khóa luận tốt nghiệp
Nghiệp vụ ngân quỹ: Đây là hoạt động đảm bảo cho khả năng thanh toán thường
xuyên của NH. Khoản tiền bảo đảm này gồm:
- Tiền mặt tại quỹ của NH (vault cash): tùy theo mô hình hoạt động,tính thời vụ (ví
dụ các đọt lễ tết khách hàng sẽ có nhu cầu rút tiền mặt nhiều), các NH phải duy trì
mức tồn quỹtieenf mặt để chi trả trong ngày.
- Tiền gửi tại các NH khác: để thục hiện các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền cho
khách hàng.
- Tiền gửi tại NHTW: bao gồm tiền gửi đự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán để
phục vụ các hoạt động thanh toán giữa các NH thông qua vai trò trung gian thanh
toán của NHTW.
- Tiền mặt trong quá trình thu: là khoản phát sinh do quan hệ thanh toán vãng lai
giữa các NH, khi NH đã ghi vào bên nợ nhưng thực chất lại chưa nhận được tiền.
Ngoài tiền mặt NH còn giữ các chứng khoán nhắn hạn, có tính lỏng cao để có thể
chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần như tín phiếu, thương phiếu ...
1.1.3.3. Nghiệp vụ tín dụng:
• Cho vay:
Đây là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NH, thường đem lại cho NH
khoản lợi nhuận cao, nhưng đây cũng là một hoạt động nhảy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi
ro, có thể nói hoạt động tín dụng có rủi ro cao nhất do có đó để hoạt động có hiệu quả
hoạt động này các NH cần phải có các biện pháp hạn chế những rủi ro bằng cách
quản lý chặt chẽ các khoản vay.
• Tín dụng thuê mua ( leasing):
Là hình thức tín dụng chung và dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê
tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác. NH sẽ dùng vốn
của mình để mua tài sản theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối
với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt
thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuậnvà không được hủy bỏ hộp đồng trước hạn.
Khi hết thời hạn thuê bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê
tài sản đó tùy theo các đieuuf kiện tõa thuận trong hợp đồng. Trong thực tế NH
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
6
Khóa luận tốt nghiệp
thường thành lập công ty con chuyên trách nghiệp vụ này còn gọi là công ty tài chính
thuê mua. 1.1.3.4. Nghiệp vụ đầu tư:
Là nghiệp vụ mà các NHTM dùng vốn của mình mua các chứng khoán ( các
chứng khoán chính phủ và một số chứng khoán công ty) hoặc đầu tư theo dự án. Ở
Việt Nam, luật các tổ chức tín dụng còn cho phép các NH được dùng vốn điều lệ và
quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hay của các tổ chức tín dụng
khác.
1.1.3.4. Nghiệp vụ trung gian:
• Nghiệp vụ chuyển tiền – thanh toán hộ:
Là nghiệp vụ mà NH nhận sự ủy thác của khác hàng, dùng phương tiện mà khác
hàng yêu cầu để chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ở một địa điểm
quy định trong hay ngoài nước ( thông qua các phương tiện lưu thông tín dụng như
séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền...)
• Nghiệp vụ thu hộ:
Là nghiệp vụ mà NHTM nhận sự ủy thác của các khác hàng để thu hộ các khoản
tiền căn cứ vào các chứng từ của khác hàng giao như séc, thương phiếu các chứng
khoán... khi tiến hành nghiệp vụ này, ngoài việc thu phí của khách hàng, NH còn
tranh thủ sử dụng số tiền của khách hàng.
1.1.3.5. Nghiệp vụ tín thác:
Là nghiệp vụ mà NH nhận sự ủy thác của khách hàng, đứng ra mua bán hộ khách
hàng các loại chứng khoán, kim loại quý, ngoại hối hoặc quản lý tài sản, vốn đầu tư
của tổ chức hay cá nhân thêo hợp đồng ( tài sản đang chanh chấp, tài sản thanh lý
trong quá trình phá sản).
1.1.3.6. Nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp:
Là nghiệp vụ mà các NHTM thu chi hộ lẫn nhau trên sơ sở NH này mở một tài
khoản vãng lai tại NH kia và việc thanh toán giữa hai NH được tiến hành theo định
kỳ sau khi đã bù trừ những khoản tiền mà hai bên đã thu chi hộ cho nhau trong thời
gian của định kỳ đó. Trong nghiệp vụ này các NH không thu phí. Khi tiến hành thu
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
7
Khóa luận tốt nghiệp
chi hộ nếu trên tài khoản vãng lai không còn tiền thì NH này sẽ cung cấp tín dụng cho
NH kia theo phương thức tín dụng cho vay vượt chi.
1.2. Những vấn đề về tín dụng:
1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Quan hệ tín dụng ra đời và tồn tại xuất phát từ đòi hỏi khách quan của quá trình
tuần hoàn vốn để giải quyết hiện tượng dư thừa, thiếu hụt vốn diễn ra thường xuyên
giữa các chủ thể trong nền kinh tế.
Khái niệm tín dụng: tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( tài
sản) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, khi
đến hạn người sử dụng phải hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban dầu.
Tín dụng ngân hàng: là việc NH thõa thuận để khách ahngf sử dụng một tài sản
với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu ( tái chiết khấu),
cho thuê tài chính, bảo lãnh NH và các nghiệp vụ khác.
Tín dụng NH phải đảm bảo được hai nguyên tắc cơ bản: thứ nhất, vốn vay phải
được sử dụng đúng mục đích; thứ hai, vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng
thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.
1.2.2. Phân loại tín dụng:
1.2.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
• Tín dụng ngắn hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự
thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và
hộ gia đình.
• Tín dụng trung hạn:
Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm, chủ yếu sử dụng để mua
sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới tài sản thiết bị, công nghệ, mở rộng sản
xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn
nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình
thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp mới thành lập.
• Tín dụng dài hạn:
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
8
Khóa luận tốt nghiệp
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến
20, 30 năm. Loại tín dụng này được cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây
nhà, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. Tín
dụng dài hạn thường áp dụng hình thức giải ngân nhiều lần theo tiến độ dự án.
1.2.2.2. Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
• Tín dụng có đảm bảo:
Là loại cho vay dựa trên cơ sở các tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sụ bảo lãnh của
người thứ ba, mà việc bảo lãnh chỉ dựa vào uy tín của khách hàng.
• Tín dụng không có đảm bảo:
Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của bên thứ
ba. Loại tín dụng này áp dụng cho những khách hàng truyền thống, có hệ số tín
nhiệm cao.
1.2.2.3. Căn cứ vào mục đích tín dụng:
• Tín dụng bất động sản:
Đây là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm: tín dụng ngắn hạn
cho xây dựng và mở rộng đất đai; tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, căn hộ,
cơ sở dịch vụ, trang trại và bất động sản ở nước ngoài.
• Tín dụng công thương nghiệp:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như
mua hàng hóa, nguyên vật liêu, trả thuế, và chi trả lương.
• Tín dụng nông nghiệp:
Đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các
hoạt động trồng trtj, thu hoạch mùa màng, chăn nuôi gia súc.
• Tín dụng tiêu dùng:
Đây là khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu
dùng đắt tiền như xe hơi, nhà di động, trang thiết bị trong nhà...
1.2.2.4. Căn cứ vào chủ thể vay vốn:
• Tín dụng ứng trước:
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
9
Khóa luận tốt nghiệp
Là hình thức cho vay trong đó NH cung cấpcho người đi vay một khoản tiền vay
nhất định để sử dụng trước. Người đi vay chỉ phải trả lãi vào lúc hoàn trả vốn gốc.
Tín dụng ứng trước có 2 loại:
- Tín dụng ứng trước có bảo đảm:
Bảo đảm bằng các động sản như hàng hóa, tài sản hay chứng từ (cho vay cầm
cố): là cho vay trên cơ sở cầm cố tại NH các tài sản, có thể là hiện vật như hàng hóa,
hoặc giấy tờ như các giấy tờ sở hữu hàng hóa (giấy lưu kho, lưu bãi container...),các
chứng từ thanh toán, chứng từ có giá,thậm chí cả vàng, bạc, đá quý và ngoại tệ... số
tiền cho vay bằng một tỷ lệ % của giá trị tài sản cầm cố. Ngân hàng sẽ quản lý tài sản
cầm cố trong suốt thời hạn vay và chỉ hoàn trả lại khi đủ nợ ( gốc và lãi). Trong
trường hợp người đi vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn, NH có quyền bán tài
sản cầm cố để thu nợ.
Bảo đảm bằng bất động sản như đất đai, nhà cửa ( cho vay thế chấp): là cho vay
trên cơ sở nắm giữ các giấy tờ chứng thực quyền sở hữu hợp pháp về bất động sản
thế chấp. Trong thời hạn vay người đi vay vẫn được phép sử dụng tài sản thế chấp,
ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc.
Bảo đảm bằng bảo lãnh bằng bên thứ ba ( cho vay có bảo lãnh): bên bảo lãnh lập
hồ sơ bảo lãnh tại NH và cam kết hoàn trả nợ nếu bên đi vay không có khả năng
thanh toán. Ngân hàng cũng có thể đề nghị bên bảo lãnh phải có tài sản cầm cố, thế
chấp tại ngân hàng.
- Tín dụng ứng trước không có bảo đảm ( cho vay tín chấp):
Là cho vay chỉ dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần có tài sản cầm cố,
thế chấp hoặc sự bảo lãnh. Các khách hàng thường là khách hàng uy tín, có quan hệ
thường xuyên với NH hoặc các doanh nghiệp lớn.
- Thấu chi:
Là hình thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt trong đó NH cho phép khách hàng
chỉ vượt qua số tiền dư trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức và thời hạn nhất
định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa NH và khách hàng. Hình thức cho vay này
thường áp dụng cho những khách hàng có khả năng yaif chính mạnh và uy tín.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
10
Khóa luận tốt nghiệp
• Chiết khấu thương phiếu:
Là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, được thực hiện dưới hình thức khách hàng
chuyển giao quyền sở hữu thương phiếu dể đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá thương
phiếu trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí.
• Tín dụng ủy thác thu hay bao thanh toán ( Factoring):
Là nghiệp vụ trong đó NH cam kết mua lại các khoản thanh toán chưa tới hạn
phát sinh từ những hoạt động xuất khẩu, cung ứng hàng hóa diahj vụ với giá triết
khấu. Các khoản nợ này thường ngắn hạn ( từ 30 đến 120 ngày).
• Tín dụng bằng chữ ký:
Là hình thức tín dụng trong đó NH không trực tiếp cho khách hàng vay bằng tiền
nhưng bằng uy tín ( chữ ký) của mình, NH tạo điều kiện để khách hàng sử dụng vốn
vay của người khác và bảo đảm thanh toán hộ khách hàng. Vì vậy, dù là một hình
thức tín dụng nhưng trong hoạch toán, nó không làm thay đổi bảng quyết toán tài sản
của NH mà được hoạch toán ngoại bảng.
1.3. Nguyên tắc tín dụng:
Việc bảo đảm tiền vay phải được thực hiện đúng quy định của chính phủ và NH
Nhà Nước.
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp
đồng.
1.4. Điều kiện cho vay:
Điều kiện về năng lực pháp lý của người vay.
Nếu khách hàng là cá nhân, thì cá nhân đó phải có: năng lực pháp luật dân sự,
nghĩa là phải có quyền và nghĩa vụ dân sự theo pháp luật; năng lực hành vi dân sự tức
khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ
dân sự.
Nếu khách hàng là tổ chức, thì tổ chức đó phải: được thành lập theo hợp pháp, có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
11
Khóa luận tốt nghiệp
nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc
lập.
Khả năng kiểm soát khoản vay ( mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp): Vốn vay
phải được sử dụng đúng mục đích đã nêu trong đơn xin vay. Phù hợp với điều kiện
và khả năng sử dụng của người vay mà những đối tượng và phạm vi được hình thành
từ việc sử dụng tiền vay không bị ngăn cấm bởi pháp luật.
Thu nhập của người đi vay ( khả năng tài chính, nguồn trả nợ vay, bảo đảm trả nợ
trong thời gian cam kết): nhìn chung người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là:
Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; bán thanh lý tài sản; phát hành
chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều
có thể sử dụng để trả nợ vay cho NH. Tuy nhiên NH ưu tiên hơn cả là khả năng thứ
nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ vay NH.
Bảo đảm tiền vay: Người vay thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo
quy định pháp luật hiện hành của NH TMCP.
Các điều kiện ( môi trường kinh doanh): các điều kiện về dự án đầu tư, phương
án sản xuất kinh doanh, xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề
của người đi vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng nhue thế
nào đến khoản tín dụng.
1.5. Thời hạn cho vay:
Được xác định phù hợp với các chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ
của khách hàng nhưng không quá 12 tháng.
1.6. Lãi suất cho vay:
Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thõa thuận phù hợp với
quy định của ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay tại thời điểm ký kết hợp đồng
tín dụng. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho
vay cho khách hàng biết. Tùy mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng mà có mức
độ ưu tiên về lãi suất khác nhau. Nếu khoản vay quá hạn trả nợ thì phải áp dụng lãi
suất quá hạn.
Lãi suất cho vay được xác định trước khi cho vay dựa trên cơ sở lãi suất cơ bản.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
12
Khóa luận tốt nghiệp
1.7. Giới hạn cho vay:
Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vượt quá 25%
vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vượt quá
50% vốn tự có của ngân hàng.
Tổng dư nợ cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan
không vượt quá 60% vốn tự có của ngân hàng.
Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có, một nhóm
khách hàng có liên quan vượt quá 50% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có
nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì ngân hàng cho vay hợp vốn theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1.8. Quy trình cho vay tín dụng ngắn hạn:
Bước 1:
- Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn:
giấy tờ chứng nhận về tư cách pháp nhân hoặc thể nhân.
- Giấy đề nghị vay vốn.
- Phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ.
.- Các báo cáo tài chính taih thời điểm gần nhất ( bảng tổng kết tài sản; bảng
quyết toán lãi lỗ...), hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo đảm tài sản và các giấy tờ
gốc chứng nhận sở hữu với tài sản thế chấp , bảo đảm, cầm cố, bảo lãnh.
- Các giấy tờ khác liên quan tới việc vay vốn.
Bước 2:
- Điều tra, tổng hợp, thu thập các thông tin về khác hàng và các phương án vay
vốn, thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra.
Bước 3:
- Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
13
Khóa luận tốt nghiệp
- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng cho
vay thu đượcgốc và lãi đúng hạn.
- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp.
Bước 4:
- Quyết định cho vay: Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thõa mãn
các điều kiện và nguyên tắc, ngân hàng quyết định cho vay đối với khách hàng.
Bước 5:
- Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
Bước 6:
- Tiến hành giải ngân cho khách hàng: Tùy theo thõa thuận trong hợp đồng vay
vốn, tùy theo mục đích sử dụng tiền vay, phương thức thanh toán có liên quan tới
tiền vay để ra quyết định hình thức phát tiền phù hợp.
Bước 7:
- Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro:
nhằm phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện sớm những khoản
vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất giải quyết kịp thời.
Phân tích đánh giá xếp loại các danh mục nợ quá hạn, nợ khó đòi... để có biện
pháp xử lý.
Bước 8:
- Thu hồi nợ, gia hạn nợ: Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5
ngày, cán bộ tín dụng lập phiếu báo thu nợtrinhf giám đốc gửi cho doanh nghiệp
vay vốn. Các khoản nợ coa vấn đề, khách hàng có đơn đề nghi gia hạn nợ, giãn
nợ, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đốc xem xét và
quyết định. Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn. Giãn
nợ, khoanh nợ... thì áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ.
Bước 9:
- Xử lý rủi ro: Những khoản nợ đã dùng mọi biện pháp giải quyết nhưng không
thu được phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết dịnh bằng quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng của ngân hàng.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
14
Khóa luận tốt nghiệp
Bước 10:
- Thanh lý hợp đồng: Sau khi khách hàng trả hết gốc và laĩ hoặc dư nợ vay đã
được xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xóa nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối
chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan
đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.
1.9. Vai trò tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế:
Vai trò kinh tế cơ bản của tín dụng NH là luân chuyển vốn từ những người ( cá
nhân, hộ gia đình, công ty và Chính phủ ) có nguồn vốn thặng dư ( do chỉ tiêu ít hơn
thu nhập ) đến những người thiếu hụt ( do nhu cầu chỉ tiêu vượt quá thu nhập ). Nhu
cầu vay vốn không chỉ để đầu tư kinh doanh mà còn dùng để thõa mãn nhu cầu tiêu
dùng trước mắt. Như vậy, nếu không có NH, thì việc luân chuyển vốn giữa các chủ
thể trong nền kinh tế sẽ ách tắc. Chính vì vậy kênh luân chuyển vốn qua NH có ý
nghĩa rất lớn trong việc thúc đấy tính hiệu quả của nền kinh tế.
Tín dụng NH còn giúp phân bố hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh
tế. Thông qua tín dụng NH mà vốn từ những người thiếu dự án đầu tư hiệu quả được
chuyển tới những người có dự án đầu tư hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn. Kết quả là,
kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động cao.
Thông qua việc đầu tư vốn vào những ngành, nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ
thúc đẩy sự phát triển của các ngành, nghề đó, hình thành nên cơ cấu hiện đại, hợp lý
và hiệu quả.
Tín dụng NH góp phần giúp lưu thông tiền tệ, hàng hóa, điều tiết thị trường, kiểm
soát giá trị đồng tiền và thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa các nước.
Tín dụng NH mang lại nguồn thu lớn cho NSNN thông qua thuế hu nhập và lãi từ
ủy thác đầu tư vốn của chính phủ.
Tín dụng NH là kênh truyền tải vốn tài trợ của Nhà nước đến nông nghiệp, nông
thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định, chính trị xã hội.
Đối với khách hàng: Tín dụng NH đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng về số lượng
và chất lượng vốn cho khách hàng. Với các ưu điểm như an toàn, nhanh chóng, dễ
tiếp cận và có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn rất lớn...
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
15
Khóa luận tốt nghiệp
Tín dụng NH giúp cho nhà đầu tư nắm bắt được những cơ hội kinh doanh, doanh
nghiệp có vốn để mở rộng sản xuất, các cá nhân có đủ khả năng tài chính để trang
trải các khoản chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống...
Tín dụng NH ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi
trong thời hạn nhất định như thõa thuận. Do đó buộc khách hàng phải nổ lực, tận
dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả, đẩy nhanh quá trình sản
xuất, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Đối với ngân hàng: Tín dụng là hoạt động truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng tài sản có và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH ( từ 70% đến
90%). mặc dù tỷ trọng của hoạt động tín dụng đang có xu hướng giảm nhưng tín
dụng NH vẫn luôn là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất đối với mỗi NH.
Thông qua hoạt động tín dụng mà NH đa dạng hóa được danh mục tài sảncos,
giảm thiểu rủi ro.
Thông qua hoạt động tín dụng, NH mở rộng được các loại hình dịch vụ khác như
thanh toán, thu hút tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn...
1.10. Chất lượng tín dụng:
Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống NH. Tín dụng NH
đảm bảo được chất lượng thì khả năng thanh toán chi trả cao, tránh được rủi ro hệ
thống. Nâng cao chất lượng tín dụng làm cho hệ thống NH vững mạnh, thúc đẩy nền
kinh tế phát triển.
Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan (khả năng quản lý,
trình độ các bộ, sự tuân thủ quy trình nghiệp vụ...), và khách quan ( sự thay đổi của
môi trường kinh tế, khách hàng...)
Chất lượng tín dụng thể hiện sức cạnh tranh của một NH trong môi trườnghoatj
động kinh doanh, được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút được nhiều khách hàng tốt,
cho vay được nhiều, thủ tục đơn giản,mức độ an toàn của vốn tín dụng...
Như vậy chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là NH và
yếu tố bên ngoài. Để tránh rủi ro và thu được lợi nhuận trong hoạt động tín dụng các
NH cần luôn luôn nâng cao chất lượng tín dụng của mình.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
16
Khóa luận tốt nghiệp
Chất lượng tín dụng ngắn hạn: là sự đáp ứng nhu cầu trước mắt ( thường là một
năm) của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm báouwj tồn tại
và phát triển của NHTM. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng ngắn
hạn này phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và
uy tín.
1.11. Cơ sở thực tiễn:
1.11.1. khái quát hoạt động của các NHTM ở Việt Nam:
Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển gắn liền với nên sản xuất hàng hóa,
kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế thì các NHTM cũng ngày càng hoàn thiện và trở thành những định chế
không thể thiếu được. Một đặc điểm riêng của các NH ở Việt Nam là có số lượng lớn
nhưng thường nhỏ lẻ. Nhà nước cần có chính sách để dần xây dựng những tập đoàn
tài chính lớn, không chỉ hoạt động thị trường trong nước nhưng còn vươn mình ra
biển lớn, khu vực và trường quốc tế.
Ở Việt Nam, việc ban hành nghị định số 53/HĐBT ( ngày 26/03/1988) mang ý
nghĩa các mạng trong lịch sử xây dựng và phát triển hệ thống NH ở nước ta. Trong
15 năm qua đây là một thời kỳ lịch sử rất phong phú, đa dạng nhưng cũng nhiều bước
thăng trầm khác nhau.
Trong quá trình đổi mới đất nước, NH cũng đã từng bước vượt qua những khó
khăn thách thức để đứng vững trên thị trường lúc bấy giừ. Những thành công lớn
nhất bao trùm trong thời kỳ bước sang đổi mới vừa qua của NH Á Châu là đã thay
đổi hẳn phương pháp quản lý, tập quán kinh doanh và tư duy kinh tế của mỗi cán bộ
công nhân viên ngân hàng Á Châu . Nhờ đó NH đã giữ được vị trí là một NHTM CP
hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Nghành NH trong những năm qua đã có nhiều biến động, vào năm 2008 phải đối
đầu với lạm phát tăng cao, buộc phải thắt chặt tiền tệ, điều này đã gây không ít khó
khăn cho các ngân hàng.
Ngày nay, trong xu thế hội nhập thị trường tài chính quốc tế, ngân hàng cũng như
hàng loạt các định chế tài chính khác đã và đang mở rộng các dịch vụ kinh doanh của
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
17
Khóa luận tốt nghiệp
mình. Các ngân hàng thương mại cạnh tranh gay gắt lẫn nhau để tìm kiếm khách
hàng. Song sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại chủ yếu dựa trên cung cách
phục vụ của nhân viên ngân hàng, dựa trên chất lượng “ sản phẩm” mà ngân hàng
cung cấp cho khách hàng. Như vậy, một NHTM có thể nói là kinh doanh có hiêu quả
khi họ có một lượng khách hàng lớn và tỷ lệ rủi ro thấp.
1.11.2. Khái quát hoạt động của các NHTM trên Tỉnh Đắk Lắk:
Trên cơ sở sự phát triển chung của các NH ở Việt Nam như thế, các ngân hàng
trên địa bàn Đăklăk cũng vừa mang những đặc trưng chung của toàn hệ thống, cũng
vừa mang những đặc trưng riêng của mình. Các NH cạnh tranh nhau ở nhiều mặt
như: Chính sách lãi suất, chính sách đái ngộ, chính sách về tín dụng cho vay, chính
sách marketing...
Tính đến cuối năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh, ngoài chính sách NH Nhà nước
về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đã có tương đối đầy đủ các loại hình tổ chức tín
dụng hoạt động, bao gồm: Chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông
Thôn, chi nhánh ngân hàng Á Châu, chi nhánh ngân hàng Công Thương, chi nhánh
ngân hàng TMCP Đông Á, ngân hàng chính sách, tổ tín dụng, ngân hàng TMCP Sài
Gòn Thương Tín, chi nhánh quỹ Tín Dụng Trung Ương...
Khi mới thành lạp các ngân hàng thường đặt trụ sở tại Thành phố Buôn Ma
Thuột, hoạt động chủ yếu trong thời gian này là tìm kiếm khách hàng, phổ biến rộng
rãi thương hiệu ngân hàng mình, phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng
thương mại khác. Sau vài năm hoạt động dần đi vào nề nếp, ổn định hơn, nguồn
khách hàng có, nhân lực có, các chính sách hoạt động tốt... Ngân hàng đần mở rộng
thị trường hoạt động sang các huyện, thị xã trong khắp tỉnh. Các huyện, thị xã lớn
trong Tỉnh như: Huyện KrôngPăk, huyện Krông Ana, thị xã Buôn Hồ...
Khách hàng của các ngân hàng rất đa dạng, có cả các doanh nghiệp lớn lẫn các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu công nghiệp cũng nhiều, các tầng lớp dân cư cũng
có nhu cầu vay vốn kinh doanh, du học hay tiêu dùng. Tất cả cùng tạo ra một thị
trường tiềm năng, màu mỡ cho các ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng
TMCP Á Châu chi nhánh Đắk Lắk.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
18
Khóa luận tốt nghiệp
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
19
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH ĐẮK LẮK
2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu:
2.1.1. Quá trình thành lập:
Pháp lệnh về NHNN và pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt
động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTM cổ phần Á Châu (ACB) đã
được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày
24/04/1993, giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp
ngày 13/05/1993.
Ngày 04/06/1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu chính thức đi vào hoạt
động với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng của 34 cổ đông và 27 nhân viên.
• Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
• Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank
• Tên viết tắt: ACB
• Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
2.1.2. Quá trình phát triển:
Tính đến ngày 31/12/2009, vốn điều lệ của NHTM CP Á Châu là
7.814.137.550.000 đồng.
Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của NHTM CP Á Châu là 6.749
người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng.
Tính đến ngày 16/11/2010 NHTM CP Á Châu đã có mạng lưới phân phối gồm
272 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế trọng điểm trên toàn quốc.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
20
Khóa luận tốt nghiệp
Hiện nay, NHTM CP Á Châu có nguồn vốn chủ sở hữu trên 8.000 tỷ đồng, giá trị
vốn hóa trên thị trường hiện nay khoảng 18.000 tỷ đồng, tổng tài sản hiện nay khoảng
120.000 tỷ đồng.
Một số sự kiện đáng chú ý:
• Năm 1993: ACB bắt đầu hoạt động kinh doanh.
• Năm 1994: Vốn điều lệ tăng lên 70 tỷ đồng.
• Năm 1995: Khai trương Chi nhánh Hải Phòng và Phòng Giao dịch Lê Văn Sỹ,
TP.HCM.
• Năm 1996:
- Vốn điều lệ tăng lên 341 tỷ đồng.
- Ngân hàng Nhà nước cho phép ACB có cổ đông nước ngoài sở hữu tối đa 30%
vốn cổ phần.
- Phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard.
- Là thành viên chính thức của Visa International Inc về phát hành và thanh toán
thẻ Visa quốc tế.
• Năm 1997: Phát hành vàng ACB-Bông lúa.
- Tạp chí Euromoney bầu chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Tổ chức Western Union chọn ACB là đại lý tốt nhất khu vực Châu Á.
- Phát hành thẻ ACB-Visa lần đầu tiên.
- Được Ngân hàng Nhà nước chọn tham gia Chương trình tín dụng phát triển
nông thôn (RDF) do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
• Năm 1998:
- Tham gia Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng thế giới (SWIFT).
- Được chọn tham gia Chương trình Tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEDF) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ.
- Báo The Asia Wall Street Journal nhận định: "ACB nổi bật là một ngân hàng
mạnh tại Việt Nam."
- Khai trương Chi nhánh Đắk Lắk.
• Năm 1999:
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
21
Khóa luận tốt nghiệp
- Phát hành thẻ ACB Business Card.
- Khai trương Trung tâm Giao dịch Địa ốc ACB Sài Gòn.
- Tạp chí Global Finance bình chọn ACB là ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm.
• Năm 2000:
- Bắt đầu phát hành Thẻ trợ giúp y tế toàn cầu AXA.
- Thành lập Công ty chứng khoán ACB (ACBS).
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB-Saigon Tourist và ACB-Saigon Co.op.
• Năm 2001:
- Phát hành thẻ tín dụng nội địa ACB-Phước Lộc Thọ và ACB-Mai Linh.
- Vận hành Hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng (TCBS) đầu tiên tại Chi nhánh Châu
Văn Liêm.
• Năm 2002:
- Giới thiệu sản phẩm thẻ ACB e.Card.
- Bộ Nông nghiệp Mỹ chọn ACB là một trong năm ngân hàng Việt Nam phát
hành thư tín dụng mua hàng trả chậm từ Mỹ.
- Được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam do Hội đồng xét duyệt Quốc gia về
Giải thưởng Chất lượng Việt Nam cấp.
- Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì ACB có thành tích nâng cao chất lượng
hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong
nhiều năm qua, và được Giải thưởng Chất lượng Việt Nam của năm.
• Năm 2003:
- Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực Huy động vốn, Cho vay ngắn
hạn và trung dài hạn, Thanh toán quốc tế , và Cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
- Vốn điều lệ tăng lên 424 tỷ đồng.
- Lễ công bố chương trình hợp tác giữa ACB và HSBC về việc phát hành thẻ tín
dụng quốc tế vàng.
- Họp báo công bố phát hành thẻ ACB Visa Electron.
- Tổ chức Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương (APQO) trao giải thưởng Chất
lượng Châu Á Thái Bình Dương hạng xuất sắc.
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
22
Khóa luận tốt nghiệp
• Năm 2004:
- ACB tăng vốn điều lệ lên 481,138 tỷ đồng.
- Họp báo về phát hành thẻ ACB-MasterCard Electronic
- Phát hành thẻ Citimart-Visa Electron.
• Năm 2005:
- Họp báo Option Ngoại Tệ- Bao Thanh Toán- Call Center 247.
- Họp báo phát hành thẻ Vera Visa Electron.
- Tăng vốn điều lệ lên 948,32 tỷ đồng.
- Lễ phát hành thẻ ACB- Saigontourist Premium Travel (giữa Saigontourist và
ACB).
- Giải thưởng thương hiệu Việt.
- Ngân hàng bán lẻ xuất sắc nhất Việt Nam do The Asian Banker trao tặng.
- Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí Euromoney trao tặng.
• Năm 2006:
- Tăng vốn điều lệ từ 948,316 tỷ đồng lên 1.100,046560 tỷ đồng.
- Sở Tài Nguyên Môi Trường phối hợp với Ngân hàng Á Châu- Công ty địa ốc
ACB về việc giới thiệu Sàn Giao Dịch dự án bất động sản.
- Khai trương Trung tâm dịch vụ khách hàng ACB-Western Union.
- Lễ giới thiệu: Máy ATM- Dịch Vụ Ngân Hàng Di Động tại TPHCM.
- Cổ phiếu ACB được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Giải thưởng “The Best Leader for Vietnam 2006”. Ông Lý Xuân Hải - Tổng
Giám Đốc ACB nhận giải thưởng nhà lãnh đạo xuất sắc của ngành tài chính ngân
hàng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
• Năm 2007:
- Tăng vốn điều lệ từ 1.100.046.560.000 đồng lên 2.630.059.960.000 đồng
- Ngân hàng JP Morgan Chase trao tặng bằng khen cho Phòng Thanh Toán Quốc
Tế
- Khai trương Sàn giao dịch vàng Sài Gòn
- Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn Microsoft và ACB
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
23
Khóa luận tốt nghiệp
- ACB nhận giải thưởng "Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất (Most Admired
Enterprises) lĩnh vực đội ngũ lao động tại Singapore.
• Năm 2008:
- Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) trở thành thành viên Hiệp hội cho thuê
tài chính Việt Nam
- Đón nhận danh hiệu "Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008"
do Báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng
- Nhận giải EuroMoney tại Hồng Kông
- Lễ công bố ACB chính thức triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB
- Lễ ký kết hợp tác và ra mắt sản phẩm Séc du lịch giữa ACB & American
Express
- Lễ công bố Sàn giao dịch bất động sản ACB & giới thiệu dịch vụ mới
• Năm 2009:
- Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết đến thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu
- ACB liên kết AIG triển khai sản phẩm bảo hiểm mới
- Lễ công bố Hợp tác phát hành thẻ đồng thương hiệu và kết nối hệ thống ATM
giữa ACB và SCB
- Dịch vụ Ngân hàng Á Châu đạt chứng nhận TIN & DÙNG 2009 do người tiêu
dùng bình chọn Nhận giải tại Lễ "Công bố kết quả chương trình TIN & DÙNG 2009"
do Thời báo Kinh tế Việt Nam và báo điện tử VnEconomy tổ chức
- Kỷ niệm 15 năm thành lập ACB:
* Lễ đón nhận HCLĐ hạng Nhì và Cờ thi đua của NHNN VN
* Chương trình ca nhạc từ thiện TSNT6"
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" do Tạp chí
Asiamoney trao tặng
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam" do Tạp chí Global Finance
trao tặng tại Thủ đô Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ)
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009" do Tạp chí
Euromoney trao tặng
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
24
Khóa luận tốt nghiệp
- Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Banker (thuộc
tập đoàn Financial Times, Anh Quốc) trao tặng
• Năm 2010:
- Nhận giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam do Tạp chí The Asset trao tặng
- Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa IBM Việt Nam và Công ty cổ phần tin học Á
Châu (AICT)
- Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết thăm và chúc Tết Ngân hàng Á Châu
- Ông Lý Xuân Hải - Tổng Giám đốc ACB nhận giải thưởng "Lãnh đạo Ngân
hàng xuất sắc nhất Việt Nam 2010"
- Nhận giải thưởng "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam 2010" do tạp chí The
Asian Banker trao tặng.
2.1.3. Kế hoạch phát triển trong tương lai:
NHTM CP Á Châu đã đề ra chiến lược 5 năm 2005-2010 và tầm nhìn 2015 khẳng
định việc ACB sẽ tiếp tục giữ vị thế hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong các mặt: Tăng trưởng cao, chỉ số tài chính duy trì ở mức an toàn cao
trong đó ROE cần đạt 25% đến 30%, chất lượng tài sản có, quản lý rủi ro theo thông
lệ tốt nhất, các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, hệ thống sản phẩm và kênh phân phối
đa dạng, chất lượng dịch vụ cao. Và để thực hiện chiến lược trên, ACB sẽ tiếp tục
tích cực phát triển hệ thống kênh phân phối không chỉ là các chi nhánh và phòng giao
dịch mà còn là hệ thống máy ATM và kênh ngân hàng điện tử để nâng cao năng lực
phục vụ đối với khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ
và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của người dân, xây dựng phong cách
phục vụ của nhân viên theo hướng chuyên nghiệp và áp dụng hệ thống công nghệ
hiện đại cho hoạt động ngân hàng.
Sản phẩm dịch vụ chính:
• Huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Nhận tiền gửi của khách hàng)
• Sử dụng vốn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng (Cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn
lien doanh)
SVTT: Đoàn Ngọc Thuận GVHD: Ths. Lê Đình Thái
25