Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

đồ án kinh tế đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.22 KB, 59 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Chuyên ngành:
KINH TẾ ĐẦU TƯ
CHƯƠNG 1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1. Giới thiệu về dự án
- Tên dự án: Nhà máy sản xuất cà phê chất lượng cao
- Chủ đầu tư: Tổng công ty cà phê Việt Nam
- Đại diện chủ đầu tư: Chi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam tại Đắk Lắk
- Cơ quan quyết định đầu tư: Tổng công ty cà phê Việt Nam
- Hình thức quản lý và thực hiện dự án: ban QLDA tổ chức quản lý
- Nguồn vốn: tự có và vốn thương mại
1.2. Điều kiện tự nhiên
Đắk Lắk có địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Khí hậu toàn tỉnh được
chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía tây bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô,
vùng phía đông và phía nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà. thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt
là mùa mưavà mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió tây
nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 80-90%
lượng mưa năm. Riêng vùng phía đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên mùa
mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này độ
ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng
]
. Lượng mưa trung
bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1600–1800 mm.
1.3.Tiềm năng, nguồn lực vung dự án
Cụm công nghiệp Buôn Hồ, huyện Krông Búk, diện tích 69 ha, cách thành phố Buôn Ma
Thuột 46 km. Năm 2006, có 22 dự án đăng ký, chiếm 64,5% diện tích quy hoạch, trong đó có
12 dự án đã được thỏa thuận giao đất.
Vị trí: Xã Pơng Đ’Rang, huyện Krông Buk:
- Phía bắc giáp nghĩa địa và khu đất trồng cà phê.
- Phía nam giáp đất Công ty Khai thác chế biến lâm sản Krông Buk.
- Phía đông giáp Quốc lộ 14.


Phía tây giáp xã Ea Ngai.
Diện tích:
Tổng diện tích cụm công nghiệp là 69 ha, trong đó:
- Đất công nghiệp chiếm 69,32%
- Đất giao thông chiếm 15,09%
- Đất cây xanh và bến bãi chiếm 6,81%
- Đất công trình công cộng, dịch vụ chiếm 3,01%
- Đất công trình phụ trợ chiếm 5,77%
1.4. Tầm quan trọng và sự cần thiết của dự án đầu tư
Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại Đắk Lắk là cần thiết và đúng theo định
hướng của Tổng công ty cà phê Việt nam; Xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao,
đa dạng các loại sản phẩm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của tỉnh và của Tổng
Công ty Cà phê;
Việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cà phê chất lượng cao sẽ nâng cao chất lượng cà phê
nhân, cà phê rang xay. Nâng cao tính chủ động trong quá trình sản xuất, bảo quản và xuất
khẩu tạo điều kiện để năng cao giá trị của cây cà phê còng như các sản phẩm sau khi chế biến
cũng như bảo vệ môi trường.
Đầu tư công nghệ tiên tiến chế biến sau thu hoạch, tạo ra một đầu mối chế biến cà phê chất
lượng cao cho vùng và khu vực lân cận.
Gắn liền điều hành và sản xuất làm một khu để trực tiếp chỉ đạo.
Nước ta có nguồn nguyên liệu về sản phẩm dự án dự kiến sản xuất là khá dồi dào, cùng với
nguồn nhân lực có tay nghề thì việc phát triển sản xuất là khá thuận lợi song bên cạnh đó trên
thị trường cũng có khá nhiều thương hiệu nổi tiếng về loại sản phẩm này nên khi dự án đi vào
vận hành cũng phải chú ý đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
1.5. Mục tiêu của đầu tư dự án
Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh nhà máy với dây chuyền máy móc công nghệ hiện đại.
Xây dựng khu sản xuất và nhà kho đạt tiêu chuẩn cao đáp ứng nhu cầu chế biến cà phê nhân
chất lượng cao để vừa đảm bảo xuất khẩu vừa chủ động là nguyên liệu cho các dây chuyền
chế biến cà phê rang xay cũng như các loại cà phê thành phẩm khác.
Cải thiện điều kiện làm việc của cán bộ công nhân trong nhà máy.

Đảm bảo môi trường đô thị, tránh ô nhiễm không khí đối với khu dân cư đô thị.
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ
2.1. Đánh giá nhu cầu hiện tại về thị trường cà phê
2.1.1.Thị trường trong nước
Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị
trường nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với sản lượng cà
phê hàng năm thu hoạch được 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của
Việt Nam ở mức xấp xỉ 10%. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa
của cà phê Việt Nam hiện chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức
chênh lệch này càng "khập khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các
nước thành viên Hiệp hội Cà phê thế giới là 25,16%.
a. Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam
- Đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012.
Mintel dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016.
- Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang xay (cà phê
phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa tan. Theo nghiên
cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử dụng cà phê, 65% người tiêu
dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng
cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần,
nghiêng về nhóm người tiêu dùng là nữ (52%).
- Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê thô để chế
biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu cà phê hòa tan,
Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20 nhãn hiệu, trong khi đó số
lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.
b. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu cà phê nhân ở Việt Nam
- Về xuất khẩu:
• Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Việt Nam có 153 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, trong khi chỉ có 20 công ty
nước ngoài thu mua và cung cấp cho 8 nhà rang xay lớn của thế giới.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê FDI

Niên vụ 2011- 2012: tổng số sản lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI bằng 45% sản
lượng của cả niên vụ, trong đó hàng năm lượng thu mua của các doanh nghiệp FDI thu như
Nestlé chiếm 15% (khoảng 250.000 tấn), Nedcoffee chiếm 9% (khoảng 150.000 tấn). Ở Gia
Lai, chỉ riêng chi nhánh Công ty TNHH Louis Dreyfus Commodities đã chiếm hơn 40% tổng
kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả tỉnh trong năm 2012.
• Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân trong nước
Năm 2010: tập đoàn Intimex chỉ xếp vị thứ 2 trong các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
nhân lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch vào khoảng 142.134 tấn (13.59% kim ngạch xuất
khẩu cà phê cả nước), đứng vị trí đầu tiên là Tổng công ty cà phê Việt Nam với kim ngạch
177.902 tấn (16.46% kim ngạch xuất khẩu cả nước) và tập đoàn Thái Hòa xếp vị trí thứ 2 với
kim ngạch xuất khẩu là 82.951 tấn (7.93% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước).
Nhưng đến niên vụ 2011-2012, Tập đoàn Intimex xếp vị trí đứng đầu trong các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê với kim ngạch xuất khẩu là 360.000 tấn (chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu
cả nước), Tổng công ty Tín Nghĩa Đồng Nai xuất khẩu khoảng 127.000 tấn xếp vị trí thứ 5
(chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu cả nước).
Chỉ trong vòng 2 năm từ năm 2010 đến 2012 trong số 153 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
hiện nay, chỉ 30 doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lượng hàng xuất khẩu hàng năm tương đối
lớn và ổn định; còn lại đều là các doanh nghiệp thương mại, không có chân hàng dự trữ, nên
thua lỗ liên miên. Ngoài nguyên nhân những doanh nghiệp xuất khẩu có vốn điều lệ nhỏ
không cạnh tranh thu mua cà phê được với các doanh nghiệp FDI thì còn có các nguyên nhân
khác từ chính việc điều hành, quản lý nguồn vốn không chuyên nghiệp của các doanh nghiệp
gây ra. Điển hình là tình trạng thua lỗ của 2 công ty là Tổng công ty cà phê Việt Nam và Tập
đoàn Thái Hòa.
- Về nhập khẩu:
Tuy là nước xuất khẩu cà phê nhân lớn thứ 2 thế giới nhưng Việt Nam cũng có lúc nhập khẩu
cà phê nhân từ các quốc gia khác. Các doanh nghiệp nhập khẩu cà phê nhân của Lào,
Indonesia, Thái Lan với giá thấp về chế biến xuất khẩu.
c. Tình hình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu cà phê hòa tan và rang xay tại Việt Nam
- Về sản xuất:
Hiện nay ngành cà phê Việt Nam mới chỉ có 5 DN chế biến cà phê hòa tan với công suất

khoảng 35.000 – 40.000 tấn tương đương 100.000 tấn cà phê nhân (chiếm khoảng 5% sản
lượng cà phê nhân hằng năm).
Tại các điểm bán lẻ sản phẩm cà phê hiện nay có rất nhiều loại của các hãng khác nhau
như: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Maccoffee, Highlands Coffee, Mê Trang…
theo đó Trung Nguyên có tới 34 sản phẩm; Neslé có 7 sản phẩm; Vinacafé Biên Hòa có 22
sản phẩm.
Tuy nhiên thị phần chủ yếu là của 3 ông lớn: Trung Nguyên, Nestlé, Vinacafé Biên Hòa.
Trong đó Trung Nguyên chiếm 80% thị phần cà phê rang xay, theo Euromonitor năm 2012
thị phần cà phê hòa tan Nestlé là 33%, Vinacafé là 32.5%, Trung Nguyên là 18.2%, các nhãn
khác là 16%.
Mức tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận hoạt động của các công ty chế biến cà phê
rang xay và hòa tan khá cao. Năm 2012, Vinacafé Biên Hòa đạt doanh thu là 105.2 triệu đô la
tăng 33% so với 2011, tỷ xuất lợi nhuận hoạt động là 14.4% (năm 2011 có doanh thu là 78,93
triệu đô la, tỷ suât lợi nhuận hoạt động là 13%).
- Về xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan:
Theo số liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kì (USDA) lượng cà phê hòa tan xuất khẩu của Việt
Nam niên vụ 2011-2012 là 21.600 tấn.
Năm 2012: Trung Nguyên doanh thu từ việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc
là 50 triệu đô la.
Doanh thu xuất khẩu cà phê hòa tan của Vinacafé Biên Hòa chiếm 8-10% doanh thu hằng
năm chủ yếu tập trung ở 2 thị trường Mỹ chiếm 85% thị phần xuất khẩu và còn Hồng Kông,
Đài Loan, Trung Quốc chiếm 15%.
- Về nhập khẩu cà phê hòa tan:
Theo số liệu của USDA lượng cà phê hòa tan nhập khẩu của Việt Nam niên vụ 2011 -
2012 là 6000 tấn.
Hàng năm Vinacafé Biên Hòa phải nhập khẩu cà phê hòa tan bán thành phẩm từ Indonesia
để phục vụ cho việc sản xuất cà phê hòa tan. Vì công suất hiện tại của các nhà máy của
Vinacafé Biên Hòa chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu nguyên liệu cà phê hòa tan cho việc sản
xuất.
d. Xu hướng mới cho ngành cà phê Việt Nam:

- Về cà phê nhân
Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nhân của
Việt Nam. Tổng tiêu thụ robusta ở Mỹ đã tăng 7% trong năm 2012, sau khi tăng 3,9% trong
năm 2011 và 3,6% năm 2010 (theo StudyLogic). Trong khi đó, nhu cầu các sản phẩm từ
Arabica chỉ tăng 1,9% trong năm 2012, sau khi tăng 4,1% năm 2011 và 5,4% năm 2010.
Trung Quốc cũng sẽ là thị trường nhập khẩu tiềm năng. Việt Nam cung cấp khoảng 90% tổng
lượng cà phê Trung Quốc nhập khẩu từ các nước ASEAN trong khoảng từ năm 2002-2011.
Việt Nam sẽ tăng diện tích và sản lượng cà phê bền vững bởi các công ty rang xay lớn
nhất thế giới như Nestlé, Starbucks, D.E Master Blenders 1753, Kraft Food Group, Tchibo
đồng thời lên tiếng về việc sẽ tăng tỉ lệ cà phê bền vững trong nguyên liệu sản xuất của họ
(theo Coffee in the United States: Sustainability Trends).
- Về cà phê hòa tan và rang xay:
Thị trường cà phê hòa tan và rang xay của Việt Nam vẫn đang hấp dẫn đối với các doanh
nghiệp được thể hiện ở chỗ các nhà máy của Nestlé, Vinacafé Biên Hòa, Trung Nguyên đều
đã hoạt động hết công suất và họ đều đang mở rộng qui mô sản xuất lên và việc mới đây ngày
28/4 công ty cà phê Ngon của Ấn Độ vừa mới khánh thành nhà máy chuyên sản xuất cà phê
hòa tan lớn nhất Châu Á tại cụm Công Nghiệp huyện Cư Kuin, Đắk Lắk với công suất 10.000
tấn/năm.
Tuy Việt Nam có rất nhiều loại cà phê hòa tan nhưng chủ yếu là cà phê truyền thống.
Trong tương lai với sự tham gia của nhiều thương hiệu cà phê đặc biệt (Starbucks đã mở cửa
hàng cà phê đầu tiên tại Việt Nam) thị trường sẽ phân chia lại và định hình rõ ràng hơn 2 loại
cà phê đại trà và cà phê đặc biệt.
2.1.2. Thị trường thế giới
Sáu tháng qua, xuất khẩu cà phê của nước ta đã cao hơn 13,6% so với của Brazil. Honduras
cũng bất ngờ vượt qua các đối thủ Indonesia, Colombia, Ấn Độ để vươn lên vị trí thứ ba thế
giới.
- Theo báo cáo thống kê tháng 6 năm 2012 của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà
phê toàn cầu trong tháng 6 lên tới 9.580.000 bao, tăng 5,2% so với 9.110.000 bao xuất khẩu
trong tháng sáu năm 2011. (bao=60kg). Tính trong vòng 12 tháng, kết thúc vào ngày 30 tháng
6 năm 2012, xuất khẩu cà phê Arabica chỉ đạt 64.480.000 bao so với 68.760.000 bao cùng kỳ

năm trước, trong khi xuất khẩu cà phê Robusta tăng lên tới 39.980.000 bao so với cùng kỳ
năm trước ở mức 37.050.000 bao.
- Riêng xuất khẩu toàn cầu trong 9 tháng đầu niên vụ cà phê 2011/12 (tháng 10/2011 đến
tháng 6/2012) đã giảm 0,3% xuống 81.160.000 bao so với 81.410.000 bao trong cùng thời kỳ
của niên vụ cà phê 2010/2011.
- ICO còn cho biết, xuất khẩu trong tháng 6 năm 2012 của Việt Nam đạt 2.075.000 bao,
giảm 625.000 bao, tương đương giảm 23,15% so với tháng trước, nhưng vẫn tiếp tục giữ vị
trí dẫn đầu thế giới tháng thứ 5 liên tiếp về xuất khẩu cà phê.
- Tính chung 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 14.325.000 bao, chiếm vị trí dẫn đầu
thế giới trong xuất khẩu cà phê của các nước sản xuất, nhiều hơn 13,63% so với quốc gia xuất
khẩu chiếm vị trí thứ hai là Brazil đạt 12.606.000 bao.
- Giá trị thị trường của ngành cà phê bán lẻ trên thế giới ước tính khoảng 70.68 tỷ đô la
(năm 2011) (Euromonitor). So với thị trường cà phê nguyên liệu thì giá trị cà phê rang xay
thành phẩm cao hơn gấp 9 hoặc 10 lần, nâng tổng giá trị giao dịch cà phê thành phẩm lên tới
trên 100 tỷ USD hàng năm. Thị trường này bị thao túng bởi các đại gia như Nestlé (Thụy Sĩ ),
D.E Master Blenders 1753 (tách ra từ Sara Lee) (Mỹ), Mondelēz International (lúc trước là
Kraft food Global) (Mỹ ), J.M Smucker (Mỹ ) và Tchibo (Đức).
2.2. Dự báo về nhu cầu thị trường trong những năm tới
Số liệu thống kê cho thấy tiêu thụ Cà phê toàn cầu đã liên tục tăng trong 5 năm gần đây. Cụ
thể là năm 2008 là 119,93 triệu bao, năm 2009 là 123,52 triệu bao, năm 2010 là 128,14 triệu
bao, năm 2011 là 130 triệu bao và năm 2012 là 132 triệu bao.Những nước sản xuất và tiêu thụ
cà phê chủ yếu trên thế giới là Brazil, Indonesia, Mexico, Ethiopia và Ấn Độ, với mức tiêu
thụ năm 2012 lần lượt là 18,30 triệu bao, 3,33 triệu bao, 2,2 triệu bao và 1,57 triệu bao.
Những nước chuyên nhập khẩu và tiêu thụ mạnh loại hàng hóa này có Đức (8,89 triệu bao),
Italy (5,83 triệu bao), Pháp 5,56 (triệu bao), Tây Ban Nha và Anh. Lượng tiêu thụ cà phê của
các nước nhập khẩu hàng hóa này trong năm 20012 là 94,29 triệu bao, chiếm 71,44% lượng
tiêu thụ toàn cầu.Trong cùng kỳ lượng tiêu thụ của các nước sản xuất cà phê chỉ khoảng 37,7
triệu bao, chiếm 28,56% lượng tiêu thụ của thế giới.Trong số các nước nhập khẩu cà phê,
những nước có mức tiêu thụ cao tính theo đầu người năm là Phần Lan (11,98kg), Na Uy
(9kg), Hà Lan (7,9kg), Thụy Sĩ (7,68kg) và Thụy Điển (7,38kg).

2.3. Năng lực đáp ứng cho sản xuất
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Việt Nam được
xem là cường quốc về sản xuất Cà phê, tuy diện tích chỉ đứng thứ 4 trên thế giới nhưng sản
lượng Cà phê lại đứng thứ hai sau Brazin và đứng đầu thế giới về xuất khẩu Cà phê vối. Năm
2008, cả nước có 520.000 ha Cà phê, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ
(chiếm tới 501.100 ha). Và cây Cà phê ngày càng chứng tỏ thế mạnh của mình trong sản xuất
nông nghiệp. Niên vụ Cà phê 2007-2008, cả nước xuất khẩu được 1.077.375 tấn Cà phê nhân,
đạt giá trị kim ngạch trên 2,087 tỷ USD. Đây cũng là năm đạt kim ngạch xuất khẩu Cà phê
cao nhất từ trước đến nay. Có thể nói ngành sản xuất nguyên liệu trong nước có đủ điều kiện
cung ứng cho sản xuất.
Chi nhánh Tổng công ty cà phê Việt Nam tại Hà Nội trong những năm gần đây không ngừng
phát triển, có sự quan tâm và đầu tư toàn diện từ tổng công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản
lý và công nhân viên sản xuất. Ngoài ra, hệ thống máy móc chế biến cà phê của chi nhánh
cũng đã được đầu tư đổi mới, đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng tốt và thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của thị trường. Việc mở rộng thị trường và sản xuất lúc này là hoàn toàn nằm
trong khả năng của chi nhánh.
2.4. Phân tích về khối lượng sản phẩm cần phải tăng thêm
Về đầu ra sản phẩm, theo kế hoạch phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong những
năm sắp tới, để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì sản xuất cần phải đảm bảo hàng năm chế
biến đạt 300.000 – 350.000 tấn cà phê xuất khẩu trong đó có khoảng 120.000 tấn cà phê chất
lượng cao. Tập trung đẩy mạnh công nghiệp chế biến cà phê chè áp dụng công nghệ chế biến
ướt 100%, đạt sản lượng cà phê chè chế biến ướt 20.000-30.000 tấn/năm. Đối với cà phê vối,
phấn đấu thực hiện công nghệ chế biến ướt và đánh bóng khoảng 30% sản lượng cà phê vối
chế biến (100.000 tấn).
Về nguồn nguyên liệu đầu vào, tập trung đầu tư thâm canh chăm sóc ổn định khoảng 13.500
ha cà phê (trong đó 3.500 ha cà phê chè và 10.000 ha cà phê vối). Tham mưu giúp Bộ Nông
nghiệp và PTNT xây dựng quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam, dự kiến năm 2015
phát triển ổn định 450.000 ha cà phê trong đó cà phê vối 410.000 ha; cà phê chè 40.000 ha;
đặc biệt phát triển trồng mới khoảng 5.000 ha cà phê organic.
2.5. Khả năng cạnh tranh và xâm nhập thị trường

Do việc sản xuất Cà phê ở thị trường trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện tại, đồng
thời với thương hiệu lâu năm của Tổng công ty Cà phê Việt Nam có thể giúp cho sản phẩm
có chỗ đứng trên thị trường. Với chất lượng sản phẩm đã đề ra không những có thể đáp ứng
nhu cầu thưởng thức của người tiêu dùng trong nước mà còn có thể đáp ứng được những nhu
cầu khó tính của bạn hàng quốc tế.
2.6. Phương án sản phẩm
2.6.1.Cơ cấu sản phẩm
a. Cà phê nhân
- Dạng bên ngoài hạt phải sáng vỏ
- Màu sắc: màu quả tự nhiên của mỗi giống
- Mùi: mùi đặc trưng ( không có mùi lạ )
- Hàm lượng cà phê in tính theo % chất khô >1% cho cả 3 hạng
- Cỡ hạt:
+ Hạng 1: sàng lỗ tròn N
o
16/N
o
14 ≈∅ 6,3/∅ 5,6 mm =90/10
+ Hạng 2: sàng lỗ tròn N
o
14/N
o
12 ≈∅ 5,6/∅ 4,8 mm =80/20
+ Hạng 3: sàng lỗ tròn N
o
12/N
o
10 ≈∅ 4,8/∅ 4,0 mm =90/20
b. Cà phê rang xay
Hạt đồng đều, không cháy, cho phép dính ít vỏ lụa ánh bạc, màu nâu cánh gián đậm

Thơm đặc trưng của cà phê rang, không có mùi lạ
Vị đậm đà, thể chất phong phú, hấp dẫn
Màu cánh gián đậm, trong sánh, hấp dẫn
2.7. Chương trình vận hành và khai thác
Dự án sẽ đi vào vận hành khai thác ngay sau khi quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị kết kết
thúc. Những năm đầu do yếu tố đầu vào và chất lượng sản xuất còn hạn chế nên để đảm bảo
an toàn cho việc tính toán hiệu quả dự án dự kiến công suất không đạt 100%, cụ thể dự kiến
như sau:
Năm 1: Công suất đạt 75%.
Năm 2: Công suất đạt 85%.
Năm 3: Công suất đạt 90%.
Từ năm thứ 4, sản xuất ổn định và công suất đạt 100%
Việc bán hàng sẽ tận dụng được thương hiệu cũng như danh tiếng của tổng công ty, dự kiến
công suất bán hàng là 95%.
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
3.1. Các hình thức đầu tư
3.1.1. Đầu tư mới
- Sử dụng nguồn vốn, nguồn lực hiện tại nhằm xây dựng mới nhà máy sản xuất để tạo ra doanh
thu và lợi nhuận.
- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển rất lớn
- Vốn đầu tư nằm khê động trong suốt quá trình đâu tư.
- Lao động cần sử dụng cho dự án rất lớn.
3.1.2. Đầu tư theo chiều rộng
- Đầu tư trên cơ sở cải tạo và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, xây dựng mới cơ sở với
những kỹ thuật công nghệ như cũ.
- Đầu tư theo chiều rộng là mở rộng quy mô sản xuất nhưng không tăng năng suất lao động.
- Như vậy thực chất đầu tư theo chiều rộng là mở rộng quy mô sản xuất nhằm sản xuất một
khối lượng sản phẩm lớn hơn trên cơ sở xây dựng mới các hạng mục công trình.
3.1.3. Đầu tư theo chiều sâu
- Xây dựng thêm hoặc mua sắm thêm những tài sản mới nằm trong thành phần tài sản cố định

có sẵn nhằm tằng cường khối lượng sản xuất.
- Phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và nâng cấp bộ máy quản lý, phương pháp quản lý của
doanh nghiệp. Đầu tư theo chiều sâu chính là đầu tư về mặt chất cho nên chất lượng nguồn
nhân lực và hiệu quả bộ máy nhà nước là hết sức quan trọng.
3.1.4. Lựa chọn hình thức đầu tư
Vì vậy hình thức đầu tư của nhà máy như sau:
- Đầu tư mới.
- Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ mới.
- Đầu tư dây chuyền thiết bị công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng chất lượng
theo tiêu chuẩn mới.
3.2. Loại hình doanh nghiệp thực hiện dự án
Tổng công ty cà phê Việt Nam chi nhánh tại Đắk Lắk.
Phân loại theo màu sắc
Phân loại theo trọng lượng
Phân loại theo màu sắc
Sàng phân loại
Tấm và hạt nhẹ
Phân loạiChế biến riêng
Cà phê thóc hoặc quả khô
Cà phê tấm
Thu nhận và bảo quản nguyên liệu
Vỏ trấu, tấm và hạt nhẹ
Hạt > 6.3 mm
Hạt >5,6mm Hạt >5mm
Phân loại theo trọng lượng

Phân loại theo trọng lượng
Phân loại theo màu sắc
Phối, trộn, cân, đóng bao
Nguyên liệu (cà phê quả)

Phơi sấy
Cà phê quả khô
Tách tạp chất
Xay xát khô (bỏ vỏ trấu)
Đánh bóng (bỏ vỏ lụa)
Phân loại theo kích thước
Vỏ trấu
Bảo quản
Nhập kho
CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VỀ CÔNG NGHỆ VÀ KỸ THUẬT
4.1. Phân tích lựa chọn năng lực sản xuất tối ưu, khả thi cho công trình dự án
4.1.1. Thiết bị chế biến cà phê rang xay
Sản lượng cà phê rang xay sản xuất trong năm dự kiến là 250 tấn
Thời gian hoạt động của dây chuyền cà phê rang xay tính toán là 11 tháng (250 ngày trừ ngày
nghỉ và lễ tết), 1 ngày làm việc 8 giờ.
Vậy công suất tính toán của dây chuyền như sau:
CS
tính toán
= 250.000/(250x8) = 125 kg/giờ
Lựa chọn công suất dây chuyền là: 125 kg/giờ
Tỉ lệ tham khảo, cứ 1kg cà phê nhân rang xay cho ra 0,75 cà phê bột. Vậy nguyên liệu cà phê
để sản xuất cà phê rang xay là: 250/0,75 = 333 tấn/năm
4.1.2. Thiết bị chế biến cà phê nhân
Sản lượng cà phê nhân sản xuất trong năm dự kiến là 3000 tấn
Theo tỉ lệ tham khảo, cứ 1kg cà phê nguyên liệu cho ra 0,9 kg cà phê nhân thành phẩm. Do
đó nguyên liệu cà phê nhân xô cần là 3000 tấn/0,9 = 3334 tấn/năm
Như vậy dây chuyền cà phê nhân phải cần hoạt động để chế biến sản lượng cà phê của đáp
ứng 2 dây chuyền trên của nhà máy:
333 + 3333 = 3666 tấn nhân xô
Thời gian hoạt động của dây chuyền xát khô là 6 tháng với thời gian 150 ngày (không tính

ngày nghỉ, lễ, tết) làm việc 2 ca (có nghỉ 1 tiếng để kiểm tra và bảo dưỡng dây chuyền) sản
lượng thiết kế là 3666 tấn cà phê nhân/năm.
4.1.3 Thiết bị chế biến nhân xô
Công suất tính toán thiết bị hệ thống chế biến khô
CS
tính toán
= 3666/(125x8) = 3,666 tấn nhân/ngày
Lựa chọn công suất thiết bị là: 4 tấn nhân/ngày
4.1.4. Công suất chung của dự án và công suất phân theo cơ cấu sản phẩm
Công suất dự kiến của dự án là sản xuất trung bình 3250 tấn sản phẩm hàng năm, trong đó
sản lượng của từng loại sản phẩm như sau:
Sản lượng cà phê nhân đạt 3000 tấn, chiếm 92,3% tổng sản phẩm.
Sản lượng cà phê rang xay đạt 250 tấn, chiếm 7,7 % tổng sản phẩm.
4.2. Phân tích và lựa chọn công nghệ
4.2.1. Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê nhân
a. Phương pháp chế biến ướt
Phương pháp này gồm hai công đoạn chính:
- Công đoạn xát tươi và phơi sấy: Loại bỏ lớp vỏ quả và lớp vỏ nhớt, phơi sấy đến độ ẩm nhất
định.
- Công đoạn xát và đánhbóng: loại bỏ lớp vỏ trấu và lớp vỏ lụa để tạo thành cà phê nhân bán
thành phẩm.
b. Phương pháp chế biến khô
Quá trình chế biến đơn giản nhưng phụ thuộc vào thời tiết để tránh phụ thuộc người ta sử
dụng máy sấy. Phương pháp này thường áp dụng cho những vùng có khí hậu nhiều nắng,
mưa ít. Công đoạn chính của phương pháp là sau khi phơi hoặc sấy cà phê đến độ ẩm nhất
định ta dùng máy xát khô để loại bỏ các lớp vỏ bao bọc nhân, không thông qua công đoạn
chế biến thành cà phê thóc.
Sở dĩ ta chọn phương pháp chế biến khô vì đây là một phương pháp chế biến đơn giản dễ
làm, ít tốn năng lượng, vệ sinh không thải nhiều chất thải ảnh hưởng đến cuộc sống của
người dân. Đây là một phương pháp mang tính thủ công nhưng nó rất phù hợp với địa điểm

đặt nhà máy là một nơi nắng nhiều mưa ít và đồng thời cũng tận dụng được nguồn nhân lực
đem lại nguồn thu khá ổn định cho người dân ở vùng đó
Dây chuyền công nghệ sản xuất cà phê nhân theo phương pháp khô.


Nguyên liệu
Xử lý, làm sạch
Rang
Phân loại
Hạt lớn Hạt lớn
Làm nguội
Phối trộn
Nghiền
Hạt to
Cà phê bột
Sàng phân loại
Hạt vừa
Đóng gói
Thành phẩm
Hạt nhỏ
Phụ phẩm
4.2.2. Dây chuyền công nghệ
sản xuất cà phê rang xay
H Hạt nhỏ
13
4.3. Chuyển giao công nghệ, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật
Công tác chuyển giao công nghệ và đào tạo trợ giúp kỹ thuật của dự án đối với những dây
chuyển mới được thỏa thuận trong hợp đồng đấu thầu thiết bị mới, nhà thầu cung cấp thiết bị
có trách nhiệm đào tạo đội ngũ công nhân của công ty trong việc sản xuất đáp ứng với các nhu
cầu cụ thể của dây chuyền, phương thức chuyển giao công nghệ là thực hiện theo hợp đồng

cung cấp thiết bị của nhà thầu, mọi chi phí sẽ được tính toán trong giá gói thầu
4.4. Danh mục và khối lượng thiết bị
BẢNG TỔNG HỢP HỆ THỐNG THIẾT BỊ
TT Hệ thống thiết bị
Đơn vị
tính
Số
lượng
1 Hệ thống phân loại Cà phê theo trọng lượng & kích thước HT 1
2 Hệ thống 02 máy rửa & làm hoàn thiệt hạt Cà phê HT 1
3 Thiết bị phụ trợ 02 máy rửa & máy tách mẻ HT 1
4 Thiết bị phụ trợ hệ thống phân loại màu HT 1
5 Hệ thống chế biến Cà phê quả khô HT 1
6 Hệ thống sấy trống quay HT 1
7
Hệ thống hút bụi cho hệ thống phân loại & thiết bị phụ trợ hệ
thống phân loại màu
HT 1
8 Hệ thống rang say Cà phê HT 1
9
Máy phân loại Cà phê theo màu sắc BSE50 (Năng suất đầu vào :
3 - 6 tấn/giờ tùy theo chất lượng đầu vào)
Máy 1
10 Hệ thống máy nén khí sử dụng cho máy phân loại màu HT 1
11 Máy biến áp 1150KVA Bộ 1
12 Máy phát điện dự phòng 350KVA Bộ 1
13 Thiết bị thay thế dự phòng và phòng thí nghiệm HT 1
14 Ô tô đưa đón công nhân Xe 1
15 Xe nâng hàng Xe 1
16 Thiết bị PCCC HT 1

17 Thiết bị quan trắc và xử lý môi trường HT 1
18 Cân điện tử 100 tấn Cái 1
4.5. Phân tích, lựa chọn địa điểm xây dựng công trình đầu tư.
4.5.1. Địa điểm đặt nhà máy
Địa điểm nhà máy nằm trong cụm công nghiệp Buôn Hồ, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk
- Nằm liền kề QL14
- Cách QL29 16 km
- Diện tích nhà máy được sử dụng với diện tích 14.723 m².
- Phía Tây Bắc đất trống của Khu Công nghiệp
- Cách thành phố Buôn Ma Thuột 40 km về phía đông bắc theo quốc lộ 14.
4.5.2.Điều kiện cơ bản của địa điểm
Địa hình có hướng thấp dần từ đông nam sang tây bắc. Do chịu ảnh hưởng của
đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn
nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình nhiều năm đạt từ 1600–1800 mm.
14
4.6.Thiết kế và bố trí công trình
4.6.1.Thiết kế công trình chính phụ
Căn cứ vào mô đun nhà công nghiệp, quy định về bố trí tổng mặt bằng nhà máy công nghiệp.
Tổng mặt bằng nhà máy phải đáp ứng yêu cầu về cảnh quan, lối đi lại trong nội bộ nhà máy và
phòng chống cháy nổ, yêu cầu về dự trữ phát triển, tổng mặt bằng được bố trí với 2 phương án
như sau:
a. Phương án 01
Tổng mặt bằng được phân chia thành các khu sản xuất, điều hành, các công trình phụ trợ. Khu
điều hành được bố trí phía trước gần với hàng rào phía trước nhà máy. Khu sản xuất được bố
trí phía sau với 2 khu nhà xưởng nằm song song với nhau và dọc khu đất. Các khu phụ trợ như
xử lý nước thải, nhà vệ sinh công nhân, trạm điện được bố trí nằm ở các vị trí góc khu đất và
gần với các nhà xưởng để phục vụ tốt cho nhà xưởng. Khu điều hành gồm nhà điều hành và
nhà ăn ca. Các nhà để xe công nhân bố trí mặt trước nhà máy.
Hệ thống giao thông xung quanh khu nhà xưởng đảm bảo yêu cầu đi lại, phòng chống cháy.

Chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tổng mặt bằng phương án 01 như sau :
- Tổng diện tích khu đất: 15.000 m²

- Diện tích xây dựng công trình: 5.660 m²

- Diện tích giao thông, sân bãi: 4.514 m²

- Đất cây xanh, sân vườn: 4.826 m²

b. Phương án 02
Tổng thể nhà máy được bố trí phân thành khu nhà xưởng nằm giữa trung tâm khu đất với hệ
thống giao thông nội bộ xung quanh. Các chức năng phụ trợ như trạm xử lý nước thải, nhà vệ
sinh, trạm điện, nhà để xe nằm ở các vị trí đất bên cạnh.
Khu nhà xưởng được bố trí thành 2 khối nhà. Khối nhà xưởng chính dựa sát với nhà điều hành
nằm dọc khu đất. Khối nhà kho dự kiến phát triển hoặc cho thuê nằm vuông góc với nhà
xưởng chính và ở phía sau. Bên cạnh khu nhà xưởng chính là bãi xe để tập kết hàng hóa ra vào
nhà máy. Khối nhà điều hành bao gồm cả bộ phận điều hành, nhà ăn ca kết hợp với nhà khách
nhìn ra mặt trước nhà máy
Chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tổng mặt bằng phương án 02 như sau :
- Tổng diện tích khu đất :15.000 m²
- Diện tích xây dựng công trình: 6.365 m²
- Diện tích giao thông, sân bãi: 4.935 m²
- Đất cây xanh, sân vườn: 3.700 m²
15
4.6.2. Phân tích lựa chọn phương án tổng mặt bằng
a. Phương án 01
- Ưu điểm:
• Các khu sản xuất và điều hành bố cục phân chia hợp lý
• Tạo cảnh quan kiến trúc riêng biệt giữa khu điều hành và khu sản xuất
• Giao thông xung quanh nhà xưởng đảm bảo yêu cầu

- Nhược điểm:
• Khoảng cách giữa khu điều hành với khu sản xuất xa ảnh hưởng đến sự liên hệ trong quá trình
sản xuất
• Việc bố cục 2 nhà xưởng nằm song song khó cho việc phân chia giai đoạn sản xuất và phát
triển do sẽ bị chồng chéo trong quá trình vận hành nếu nhà máy cho thuê một nhà xưởng.
• Khoảng cách từ trạm biến áp đến 1 nhà xưởng ở xa sẽ dẫn đến đường dây tăng tiết diện và hạn
chế về đảm bảo kỹ thuật
b. Phương án 02
- Ưu điểm:
• Tận dụng được hết quỹ đất xây dựng cho phép
• Giao thông xung quanh khu nhà xưởng và nhà kho hợp lý đảm bảo yêu cầu về phòng cháy
chữa cháy
• Vị trí khu sân bãi tập kết hàng hóa ra vào tối ưu
• Sự liên kết giữa khu điều hành và khu nhà xưởng chế biến thuận tiện
• Phân giai đoạn đầu tư hoặc phân chia khu vực nhà xưởng dễ dàng cho việc dự kiến phát triển
hoặc cho thuê nhà xưởng
- Nhược điểm:
Khu điều hành và khu sản xuất không có không gian tách biệt
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm 2 phương án quy hoạch tổng mặt bằng, ta thấy
phương án 02 là phương án có nhiều ưu điểm và phù hợp với phát triển dự kiến của nhà máy
trong tương lai. Lựa chọn phương án quy hoạch tổng mặt bằng 02 là phương án để triển khai
xây dựng.
16
4.6.3. Danh mục các công trình, hạng mục công trình và khối lượng công tác xây dựng
chủ yếu
BẢNG HẠNG MỤC XÂY DỰNG CHỦ YẾU
TT Hạng mục Đơn vị tính Quy mô
1 Nhà xưởng sản xuất m² 3.075,00
2 Nhà xưởng dự kiến phát triển m² 2.567,00
3 Nhà điều hành m² 872,00

4 Nhà để xe cán bộ và xe công nhân m² 94,00
5 Nhà bảo vệ và nhà kiểm soát cầu cân m² 25,00
6 Nhà vệ sinh công nhân m² 62,50
7 Cầu cân (80T) Cái 1,00
8 Đường giao thông nội bộ, sân bãi m² 4.935,00
9 Cấp thoát nước ngoài nhà %Ghm 3,50
10 Cấp điện ngoài nhà %Ghm 2,00
11 Cổng HT
Cổng chính (Ditec – Italia) Cái 1,00
Cổng phụ Cái 1,00
12 Cây xanh m² 3.700,00
13 Hàng rào md 493,92
4.7. Kết cấu hạ tầng công trình
4.7.1. Giải pháp kiến trúc
a. Nhà xưởng sản xuất
Diện tích 3075 m². Nhà bằng khung thép tổ hợp với L x B = 42m x 6m, tường xây lửng cao
2,0m. Tường trên bịt tôn liên kết bằng giằng thép hình. Mái lợp tôn màu trắng. Chiều cao của
nhà đến đỉnh mái là 13,5m. Cửa ra vào chính rộng 5m cao 4,5m phù hợp với tiêu chuẩn của xe
container ra vào nhập hàng.
- Khu chế biến cà phê nhân:
Có diện tích tính cả khu vực nguyên liệu, thành phẩm và đặt dây chuyền là 1624 m². Nguyên
liệu được nhập vào bố trí từ phía trục 1-7 và trục C-B của nhà xưởng. Hệ thống xát khô được
bố trí ở khu vực riêng ngăn cách với khu phân loại, đánh bóng. Việc bố trí như vậy sẽ tạo sự
hợp lý và liên hoàn trong các khâu chế biến của nhà máy mà vẫn đảm bảo phân chia các khu
chế biến vệ sinh. Một phần cà phê nhân thành phẩm sẽ được đưa ra khu chế biến rang xay,
một phần sẽ được xuất khẩu theo đúng sản lượng đã đề ra ban đầu của nhà máy.
- Khu chế biến cà phê rang xay:
Sau khi cà phê nhân được đưa từ khu vực thành phẩm sang khu vực rang xay bằng thang tời
hay bằng xe nâng sẽ được đưa vào khu rang nằm ở trục 7-13 và A-B. Diện tích của khu rang
xay là 700 m², với diện tích này đã tính toán với nhu cầu phát triển sau này của nhà máy nâng

công suất khi cần thiết. Khu vực nạp liệu có diện tích 74,5m² cà phê rang xay sát với khu
thành phẩm cà phê nhân. Sau khi nạp được đưa qua rang cà phê rang có diện tích 136m², sau
17
khi rang được đưa sang khu vực ủ trộn có diện tích 218m². Khu rang và ủ có chiều cao thông
tầng do yêu cầu của bồn chứa và công nghệ. Khu đóng gói có diện tích 44 m².
- Nhà xưởng dự kiến phát triển và cho thuê:
Diện tích 2567 m². Nhà bằng khung thép tổ hợp với L x B = 42m x 6m, tường xây lửng cao
2,0m. Tường trên bịt tôn liên kết bằng giằng thép hình. Mái lợp tôn màu trắng. Chiều cao của
nhà đến đỉnh mái là 13,5m. Cửa ra vào chính rộng 5m cao 4,5m phù hợp với tiêu chuẩn của xe
container ra vào nhập hàng.
b. Nhà điều hành
Tổng Diện tích sàn xây dựng 872 m². Nhà 02 tầng có kết cấu khung bê tông cốt thép, mái đổ
bê tông cốt thép tại chỗ, lợp tôn chống nóng. Chiều cao mỗi tầng là 3,6m. Tường xây gạch 220
mm. Khối nhà điều hành được phân chia mềm thành 2 khu có sự khác riêng biệt tương đối.
Khu điều hành và khu phục vụ gồm nhà ăn và một số phòng nghỉ. Giao thông ngang của nhà
điều hành là hành lang bên, cầu thang lên tầng 2 của khu điều hành được bố trí tại trung tâm
sảnh tạo sự trang trọng, đảm bảo sự liên hệ giữa các không gian của công trình. Cầu thang khu
nhà nghỉ được bố trí đối diện.
Tầng 1 khu điều hành gồm các phòng chức năng: sảnh đón, không gian trưng bày giới thiệu
sản phẩm, các phòng làm việc, vệ sinh chung
Tầng 2 khu điều hành: gồm các phòng chức năng: phòng giám đốc, phòng họp giao ban, kế
toán tài chính và vệ sinh chung
Tầng
1 khu
điều
hành
Phòng
Diện
tích
Tầng 2

khu
điều
hành
Phòng
Diện
tích
Sảnh, lễ tân, trưng bày sản
phẩm
23 m² Phòng họp 75 m²
Phòng văn thư 13,5 m² Phòng Giám đốc 35 m²
Phòng kế hoạch 27 m² Phòng P.Giám đốc 30 m²
Phòng tổ chức 27 m² Phòng Kế toán tài chính 37 m²
Phòng kỹ thuật 27 m²
Tầng 2
khu nhà
nghỉ
Phòng ở đơn và đôi 23 m²
Tầng 1
khu nhà
ăn
Bếp và gia công 32,5 m²
Phòng ở ba 32 m²
Phòng ăn lớn 85 m²
Phòng ăn nhỏ 18,5 m²
Vệ sinh nam/nữ 15 m²
Vệ sinh nam/nữ 15 m²
c. Vệ sinh công nhân
Nhà vệ sinh 1 tầng có diện tích xây dựng 62,5 m². Nhà xây tường gạch 220 mm, tường xây thu
hồi xà gồ thép, lợp mái tôn. Vệ sinh nam được bố trí 02 xí, máng tiểu dài 3m, 02 rửa. Vệ sinh
nữ được bố trí 04 xí – tiểu, 03 rửa. Lối vào riêng biệt hai khu vệ sinh nam nữ từ đường nội bộ

phía sau nhà xưởng sản xuất.
d. Nhà để xe ôtô và xe cán bộ
Diện tích xây dựng 40 m² : Nhà 1 tầng cột thép hình có bước 3,6m nhịp 5,5m; tường xây gạch
220 bao quanh. Kèo thép góc, xà gồ thép mái lợp tôn. Chiều cao từ sàn đến cốt đáy kèo là
4,3m
e. Nhà để xe công nhân
Diện tích một mô đun khu để xe công nhân có mái che là 54 m². Cột thép tròn D=100 có hệ
kèo thép cong tạo dáng, xà gồ mái lợp tôn cong theo độ cong của kèo. Bước của mỗi cột là
3,1m. Mái tôn che đều 1,0m mỗi bên tính từ tim trục cột.
18
f. Nhà thường trực bảo vệ và nhà kiểm soát cầu cân
Diện tích xây dựng là 25m². Phòng thường trực bảo vệ có diện tích 10m². Phòng kiểm soát cầu
cân có diện tích 7,5m². Vệ sinh chung được bố trí giữa hai phòng và được liên hệ bàng hành
lang chạy xung quanh.
Nhà khung bê tông, tường gạch xây 220, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ xây tường thu hồi xà
gồ lợp mái tôn.
g. Cầu cân
Cầu cân có kích thước 18x 4,5m. Tải trọng 80 tấn
h. Trạm điện hạ thế, biến áp
Máy biến áp: 15 m²
Máy hạ thế: 12m²
4.7.2. Giải pháp kết cấu
Vật liệu sử dụng:
Bê tông mác 250 có Rn=110kG/cm².
Cốt thép gồm 2 loại:
- AI φ<10 có Ra = 2100kG/cm²
- AII φ>=10 có Ra = 2700kG/cm²
Vật liệu thép dùng cho kết cấu thép là XCT34 có R=2200kG/cm²
a. Nhà xưởng sản xuất
- Giải pháp kết cấu móng:

Giải pháp móng lựa chọn là móng cọc cắm vào lớp đất số 7 (cát hạt nhỏ và vừa, trạng thái chặt
vừa đến chặt) lớn hơn 0,5m. Sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện 250x250, chiều dài cọc
dự tính là L=23,5m, tải trọng dự tính cho mỗi cọc đơn là Q=35T. Các đài cọc dưới các cột
thép, kết hợp với hệ giằng móng kích thước 300 x 650 đỡ tường bao. Chiều sâu đáy đài móng
1,5m tính từ cốt san nền. Chiều cao đài móng là h=0,8m.
- Giải pháp kết cấu phần thân:
Hạng mục Xưởng sản xuất bao gồm 2 khối, khối 2 tầng từ trục 1 đến 5, khối 2 tầng từ trục 5
đến 11. Tổng chiều cao công trình là 13,2m (cột cao 10,5m). Mặt bằng công trình gồm 1 nhịp
42m (có cột giữa) và 10 bước 6,0m. Từ trục 1 đến trục 5 có bổ xung hệ sàn bê tông trên dầm
thép ở cốt +5,00m. Bao che công trình bằng tôn kết hợp với hệ xà gồ (tường bao che cao
1,2m).
Kết cấu khung thép tiền chế nhịp 42m có 1 cột giữa chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang,
truyền xuống móng đơn. Với các khung giữa, cột chính có tiết diện chữ I kích thước
(350~800)x250x10x12, cột giữa có tiết diện chữ I kích thước 400x300x10x12, dầm khung có
tiết diện chữ I kích thước (850~450)x220x8x10. Với các khung đầu hồi, cột chính có tiết diện
chữ I kích thước 300x200x8x10, các cột phụ và cột đỡ sàn có tiết diện chữ I kích thước
250x200x6x8, dầm khung có tiết diện chữ I kích thước 300x200x6x8. Nền bê tông mác 200
dày 200. Kết cấu đỡ mái và thưng tôn là hệ xà gồ Z200x2,5, bước 1250.
b. Nhà điều hành
- Giải pháp kết cấu móng :
Giải pháp móng lựa chọn là móng cọc cắm vào lớp đất số 7 (cát hạt nhỏ và vừa, trạng thái chặt
vừa đến chặt) lớn hơn 0,5m. Sử dụng cọc bê tông cốt thép có tiết diện 200x200, chiều dài cọc
dự tính là L=23,5m, tải trọng dự tính cho mỗi cọc đơn là Q=25T. Các đài cọc dưới các cột bê
tông, kết hợp với hệ giằng móng kích thước 300 x 500 đỡ tường. Chiều sâu đáy đài móng
1,2m tính từ cốt san nền. Chiều cao đài móng là h=0,6m.
- Giải pháp kết cấu phần thân:
Hạng mục Nhà điều hành có 2 tầng, tổng chiều cao công trình là 9,0m (tầng 1 cao 3,9m và
tầng 2 cao 3,6m với tường mái cao 1,5m). Mặt bằng công trình gồm 3 nhịp (nhịp giữa 1,98m
và 2 nhịp biên 3,9m) và 7 bước (bước chính đầu tiên 3,0m và các bước còn lại 4,0m).
19

Kết cấu chịu lực là khung bê tông cốt thép toàn khối chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang,
truyền xuống các đài cọc dưới cột. Cột bê tông cốt thép có đường kính D400 cho khu vực sảnh
và kích thước 220 x 220 cho các vị trí khác. Dầm ngang có kích thước 650 x 250 cho khu vực
sảnh và 400 x 220 với các vị trí khác. Dầm dọc có kích thước 400 x 220. Sàn bê tông cốt thép
dày 100 cho sàn và mái tầng 2, riêng sàn hội trường dày120.
c. Nhà để xe
- Giải pháp kết cấu móng :
Giải pháp móng lựa chọn là móng nông đặt trên nền thiên nhiên. Các móng đơn có kích thước
0,8 x 0,8m dưới các cột thép. Chiều sâu đặt móng 1m tính từ cốt san nền. Đáy móng đặt trong
lớp sét pha cát lẫn sỏi sạn màu xám nâu, nửa cứng có R
TC
= 2,380 kG/cm².
- Giải pháp kết cấu phần thân:
Hạng mục Nhà để xe công nhân có 1 tầng, tổng chiều cao là 2,5m. Mặt bằng công trình gồm 4
bước 3,1m có 1 hàng cột thép ống D89x3,2 đỡ vòm mái rộng 2,2m cấu tạo bằng thép ống
D60x2,5. Kết cấu đỡ mái là hệ xà gồ L75x6, bước 800.
d. Nhà bảo vệ
- Giải pháp kết cấu móng :
Giải pháp móng lựa chọn là móng nông đặt trên nền thiên nhiên. Các băng móng giao thoa (bê
tông cốt thép) có bề rộng 0,8m dưới tường chịu lực, dầm móng kích thước 250 x 400, cánh
móng cao 150. Chiều sâu đặt móng 1m tính từ cốt san nền. Đáy móng đặt trong lớp đất san
nền đầm chặt có hệ số k=0,95, dự tính có RTC= 1,300 kG/cm².
- Giải pháp kết cấu phần thân:
Hạng mục Nhà bảo vệ có 1 tầng, tổng chiều cao công trình là 3,6m (tầng cao 3,0m, mái dốc
chống nóng cao 0,6m). Mặt bằng công trình gồm 1 nhịp 5m và 2 bước 23,5m
Kết cấu chịu lực là tường xây gạch đặc dày 220 mác 75 chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang,
truyền xuống hệ móng băng giao thoa Sàn mái bê tông cốt thép dày 80. Kết cấu đỡ mái tôn
chống nóng là các tường thu hồi đỡ hệ xà gồ C80 x 2, bước xà gồ 800.
20
e. Nhà vệ sinh công nhân

- Giải pháp kết cấu móng :
Giải pháp móng lựa chọn là móng nông đặt trên nền thiên nhiên. Các băng móng giao thoa (bê
tông cốt thép) có bề rộng 0,8m dưới tường chịu lực, dầm móng kích thước 250 x 400, cánh
móng cao 150. Chiều sâu đặt móng 1m tính từ cốt san nền. Đáy móng đặt trong lớp đất san
nền đầm chặt có hệ số k=0,95, dự tính có RTC= 1,300 kG/cm².
- Giải pháp kết cấu phần thân:
Hạng mục Nhà vệ sinh công nhân có 1 tầng, tổng chiều cao công trình là 3,6m (tầng cao 3m,
mái dốc chống nóng cao 0,6m). Mặt bằng công trình gồm 2 nhịp (1 nhịp chính 3,6m và 1
hàng hiên 1,4m) và 2 bước (5,4m và 6,6m).
Kết cấu chịu lực là tường gạch 200 chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang, truyền xuống hệ
móng băng dưới tường. Dầm mái hiên có kích thước 210 x 200. Kết cấu đỡ mái tôn chống
nóng là các tường thu hồi đỡ hệ xà gồ C80 x 2, bước xà gồ 800.
4.7.3. Giải pháp đường giao thông nội bộ
a. Bình đồ tuyến
Hệ thống giao thông nội bộ được bố trí đáp ứng cho sự đi lại các phương tiện giao thông đến
từng nhà một cách dễ dàng, thuận tiện và phù hợp với quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
b. Trắc dọc tuyến
Trắc dọc tuyến được thiết kế phù hợp với cao độ và độ dốc san nền.
c. Mặt cắt ngang đường
Quy mô chiều rộng làn xe được tính toán với mô đuyn 3.75 m. Hệ thống đường giao thông
được bố trí như sau:
- Đường trục chính
• Chỉ giới đường đỏ: 9,0 m
• Chiều rộng mặt đường: 9,0 m
- Kết cấu áo đường
Theo tiêu chuẩn 22 TCN 223- 95 cấp tải trọng tính toán cho đường trong nhà máy H30 với các
thông số tính toán sau :
• Mô đun đàn hồi yêu cầu: Ey/c= 1550 daN/cm²
• Tải trọng trục: 12.000 daN
• Tải trọng bánh xe tiêu chuẩn: 6.000 daN

• Đường kính vệt bánh xe: D =36 cm
• Áp lực bánh xe: P = 6 daN/cm²
Trên cơ sở tính toán chọn kết cấu áo đường như sau :
• Bê tông xi măng M300 dày 24 cm
• Lớp giấy dầu
• Cát vàng tưới nước đầm chặt dày 3 cm
• Móng cấp phối đá dăm loại 1 dày 15 cm
• Móng cấp phối đá dăm loại 2 dày 20 cm
• Lớp sát móng dày 50 cm đầm nén đạt K=0,98
• Các lớp dưới đầm nén đạt K=0,95
- Kết cấu sân
• Lát gạch Block tự chèn dày 6 cm
• Cát vàng tưới nước đầm chặt dày 3 cm
• Bê tông M150 dày 15 cm
• Nền đất đầm nén đạt K= 0,95
- Bó vỉa bằng bê tông đúc sẵn mác 200 kích thước (260 x230 x1000) mm
21
d. Tổ chức giao thông
Để đảm bảo giao thông trong khu dân cư cần kẻ vạch sơn phân luồng, đặt biển báo, biển hạn
chế tốc độ tại các nút giao cắt và tại các vị trí có mái dốc nguy hiểm.
Vị trí, quy cách, màu sơn, cột của biển báo được thiết kế theo “điều lệ báo hiệu đường bộ” số
22TCN 237- 01.
Giải pháp chi tiết về đường giao thông được thể hiện trong dự án khác nằm ngoài dự án này
được đầu tư do nguồn vốn ngân sách địa phương.
4.7.4. Giải pháp cấp điện
a. Phương án cấp điện
Cấp điện áp sử dụng trong nhà máy là điện áp 0.4KV, cấp điện cho các thiết bị công nghệ và
chiếu sáng sinh hoạt. Nguồn điện cấp cho nhà máy lấy từ hệ thống điện 35KV đã có trong khu
công nghiệp. Khu nhà máy mới cần xây dựng một trạm biến áp để đảm bảo nhu cầu cấp điện
cho toàn bộ các hạng mục. Phụ tải điện của nhà máy được xác định theo bảng sau:

BẢNG NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN
TT Tên phụ tải Công suất điện (KW)
I Nhà thường trực, nhà để xe 5
II Nhà điều hành 20
III Khu nhà xưởng 379
1. Hệ thống sấy, phân loại 235
2. Hệ thống rang, xay 82
3. Hệ thống hút bụi 62
IV Khu xử lý nước thải 10
V Nhà vệ sinh công nhân 1
Tổng công suất 415
Lấy hệ số đồng thời K = 0,8; cosϕ = 0,9.
Công suất toàn phần của cả nhà máy là S = 376 KVA.
Dự phòng công suất cho nhà xưởng cho thuê 200KVA
Công suất của trạm biến áp là 576KVA. Trạm biến áp chọn loại treo có công suất 630KVA,
35/0,4KV.
Kết cấu trạm biến áp là loại trạm biến áp treo gồm các trung thế 35KV, máy biến áp và hạ thế
0,4KV, các tủ phân phối hạ thế. Các nhóm thiết bị điện được bố trí hợp khối để tiện quản lý và
vận hành.
b. Phương án cấp điện động lực trong nhà máy
- Giải pháp cấp điện động lực:
Lắp đặt trạm biến áp 630 KVA 22/0,4 kV cho cả nhà máy. Cáp động lực tổng cấp cho nhà
máy dùng Cu/XLPE/DSTA/PVC (3x240 + 1x 120).
Từ tủ phân phối trung tâm cấp điện tới các phụ tải chính như sau:
• Lộ 2 : Dùng cáp Cu/XLPE /PVC (3x10 + 1x6) cấp tới tủ phân phối của khu xử lý nước thải.
• Từ khu xử lý nước thải cấp điện tới nhà vệ sinh công nhân.
• Lộ 3 : Dùng cáp Cu/XLPE /PVC (3x16 + 1x10) cấp tới tủ phân phối nhà điều hành.
Từ nhà điều hành cấp điện tới nhà thường trực và nhà để xe.
Lắp đặt tuyến cáp cho các thiết bị cho từng khu vực phụ tải của nhà máy dựa trên các nguyên
tắc sau :

Từ trạm biến áp tới các hạng mục công trình: cáp đi ngầm
Trong các công trình: Cáp đi ngầm sàn và tường để tới thiết bị.
- Quy cách cáp ngầm:
Nguồn nước
Bể nước ngầm Bể nước mái Thiết bị
22
Cáp động lực và cáp chiếu sáng được đặt ngầm trong hào đất ở độ sâu 0,8m. Khi đi trên vỉa hè
thì đáy hào cáp phải có một lớp cát dày 20cm, trên phủ một lớp gạch để bảo vệ cơ học cho
cáp. Khi đi qua đường thì cáp được luồn ống thép chôn ở độ sâu 0,8 m.
Khoảng cách theo chiều ngang giữa cáp động lực và cáp chiếu sáng đi song song ít nhất phải
là 25 cm.
- Bảo vệ thiết bị điện
- Bảo vệ ngắn mạch nhờ áp tô mát.
- Bảo vệ quá tải nhờ rơ le nhiệt.
- Các động cơ công suất lớn P > 35KW được lắp thêm bộ khởi động (khởi động sao/ tam giác
hoặc khởi động mềm) nhằm đảm bảo cho máy làm việc an toàn và không làm ảnh hưởng tới
lưới điện của.
c. Điều khiển tự động
Việc điều khiển các máy công nghệ được thực hiện từ các tủ điện điều khiển tập trung và theo
yêu cầu của công nghệ
d. Chiếu sáng
Để chiếu sáng đường trong nhà máy, sử dụng các cột thép cao 10 m lắp bóng cao áp 150 W.
Khoảng cách trung bình giữa các cột đèn là 35 m. Độ rọi trung bình là 10 lux.
Hệ thống đèn chiếu sáng được điều khiển đóng cắt từ tủ điều khiển chiếu sáng đặt tại nhà
thường trực.Cáp điện cho chiếu sáng dùng loại cáp ngầm PVC 2x4.
Chiếu sáng các phòng làm việc dùng đèn huỳnh quang 40W. Chiếu sáng khu WC dùng đèn
huỳnh quang có chụp chống nước.
Chiếu sáng các xưởng dùng đèn cao áp 200W.Cáp được luồn trong ống nhựa, bắt vít nở và đi
nổi theo các kết cấu xây dựng của các xưởng và tới đèn.
Thiết kế chiếu sáng đảm bảo độ rọi:

Phòng làm việc : 300 Lux
Kho : 50 Lux
Hành lang, W/C : 30 Lux
Chiếu sáng đường nội bộ, sân bãi sử dụng đèn sân cao áp thuỷ ngân hoặc cao áp nattri, đặt trên
khung của các nhà xưởng hộp đèn kiểu kín đạt IP-65 công suất 150 á 250w. Khu hành chính
chiấu sáng dùng đèn sân vườn trên cột nhôm đúc cao 4m, lắp các đebf tiết kiệm điện năng
compact 25W.
4.7.5. Hệ thống cấp nước
a. Nguồn cấp nước bên ngoài
Theo tài liệu khảo sát nguồn cấp nước cho nhà máy được lấy từ nguồn cấp bên ngoài nhà máy
với đường ống 50 được cấp vào bể chứa nước sinh hoạt, cứu hoả của nhà máy. ống cấp
nước bằng thép tráng kẽm có sơn 2 lớp bi tum nóng chống gỉ, trước khi chôn xuống đất.
Nước từ bể nước ngầm được bơm lên bể nước mái để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt sau đó
cấp xuống các khu vệ sinh.
Sơ đồ cấp nước:
23
b. Nhu cầu dùng nước, thể tích bể chứa nước sinh hoạt
BẢNG NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC
Các nhu cầu dùng nước
Số
người
Tiêu chuẩn cấp
nước (l)
Lượng nước cần cấp
m³/ngđ
Cấp nước sinh hoạt khu điều hành(Q1) 40 76 3,04
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho cán bộ công
nhân viên (Q2)
60 76 4,56
Cấp nước cho sản xuất (Q3) 15,0

Nhu cầu cấp nước cho cứu hỏa 162,0
Cấp nước tưới cây (Q4)
3 l/m²
(S=3700m²)
11
Cấp nước rửa đường (Q5)
0,4 l/m²
(S=4935m²)
2,399
Tổng cộng Qmax=Kngx(Q1+Q2+Q3+Q4+Q5) 197,9
Thể tích nước cần cấp cho cứu hoả. Theo tiêu chuẩn TCVN 2622-1995
Nhà xưởng có bậc chịu lửa loại IV. Thể tích ngôi nhà:
AxBxH=60,00x42,00x10,500=26460 < 50.000m³
⇒ Số họng chữa cháy đồng thời n=1.
Lưu lượng cần cấp cho mỗi họng là q=15 l/s.
Thể tích dự trữ cho nhu cầu cứu hoả trong 3 giờ liên tục là:
Wch=nxq.3x(60x60)/1000=(1x15x3x3600)/1000=162 m³.
Thể tích bể chứa nước ngầm và trạm bơm được thiết kế chung cho toàn nhà máy trên tổng mặt
bằng.
c. Hệ thống cứu hoả trong và ngoài nhà
Hệ thống này bao gồm các hộp cứu hoả đặt ở các tầng với van và cuộn ống dây cứu hoả dài
25 mét , vị trí đặt của hộp cứu hoả được thiết kế để ống cứu hoả có thể vươn tới tất cả các vị
trí của toà nhà với chiều dài ống khoảng 25m cho mỗi hộp.
Bên cạnh mỗi hộp cuộn dây cứu hoả, lắp một nút ấn báo cháy có nắp đậy bằng thuỷ tinh kèm
một chuông báo cháy 24V (điện một chiều ).
Ngoài ra còn đặt các bình bọt cứu hoả ở các phòng, các kho và hệ thống báo cháy, báo khói.
Hệ thống cứu hoả ngoài nhà bố trí 2 trụ cứu hoả trên đường chính của nhà máy khoảng cách
khong quá 150m đảm bảo thuận tiện cho xe cứu hoả của thành phố khi có cháy xảy ra. Hệ
thống cứu hoả được nối với bơm cứu hoả.
d. Thể tích bể chứa nước sinh hoạt và cứu hỏa

Theo bảng tính toán nhu cầu dùng nước tổng lưu lượng cho nhà máy là 198m³.
Chọn bể chứa nước sinh hoạt và cứu hỏa có khối tích 200 m³ đảm bảo cho nhu cầu sinh họat
và dự trữ cứu hỏa trong 3 giờ, bể xây bê tông cốt thép.
e. Trạm bơm
Vị trí: trạm bơm nước sinh hoạt và cứu hoả được đặt tại vị trí gần cổng vào nhà máy trên nóc
bể nước.
Đặt 2 bơm nước sinh hoạt Q=16,0 m³/h =4,5(l/s), H=40m, P=5,5KW (1 bơm làm việc , 1 bơm
dự trữ) bơm lên bể nước mái các nhà chức năng.
Đặt 2 bơm nước cứu hoả Q=54m³/h =15l/s, H=50m, P=15kW(1 bơm công tác dùng điện , 1
bơm dự trữ dùng bơm diezen).
f. Bể nước trên mái
Nước được bơm lên 2 két nước trên mái đặt trên nóc các khu vệ sinh, két nước làm bằng inox
24
g. Hệ thống cấp nước phân phối cho các khu vệ sinh
Nước được cấp từ bể trên mái xuống các khu vệ sinh theo ống đứng, Đường kính đứng giảm
dần theo mỗi tầng từ trên xuống dưới , mỗi khu vệ sinh đều có van chặn để sửa chữa .
4.7.6. Hệ thống thoát nước
a. Hệ thống thoát nước thải
- Hệ thống thoát nước thải ngoài nhà:
Nước thải được thiết kế theo Hệ thống riêng , nước thải sinh hoạt (không có nước thải sản
xuất) được xử lý qua bể tự hoại nước đặt tiêu chuẩn qui định trước khi đổ vào hệ thống thoát
tại kênh phía ngoài cổng nhà máy.
Theo qui phạm đối với đường ống thoát nước ngoài nhà có đường kính nhỏ nhất D=200mm.
Địa hình nhà máy tương đối bằng phẳng cho nên đặt ống theo độ dốc nhỏ nhất i min với
D=200mm thì i min =0,005.
Trên hệ thống thoát nước thải có các hố ga xây gạch có kích thước 700x700mm sâu trung bình
1.5m.
ống thoát nước thải bằng ống uPVC có đường kính D=200mm .
- Hệ thống thoát nước thải trong nhà:
Được chia làm 2 hệ thống :

• Hệ thống thoát phân , tiểu được thải xuống bể tự hoại đặt tại dưới khu vệ sinh
Thể tích bể tự hoại được lấy từ 1 đền 3 lần lượng nước thải trong 1 ngày đêm.
• Hệ thống thoát nước rửa, tắm giặt được xả ra hố ga.
Ông thông hơi vươn lên mái theo ống đứng và cao vượt mái 0.7m
Vật liệu dùng ống thoát nước trong nhà là ống nhựa PVC của Tiền phong Hải Phòng loại
Class3 có sẵn trong nước, loại này có kích thước thành ống dày phù hợp với nhà làm việc và
các phụ kiện tê , cút ống kiểm tra sẵn có. Kích thước đường kính từ 42 mm đến 110mm.
4.8. Nhu cầu nguyên vật liệu, lao động máy móc thiết bị
Để đảm bảo nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị xây dựng cung cấp kịp thời cho công
trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng và tiến độ, quá trình thi công dự án sẽ huy động tối đa năng
lực của nhà thầu về nguồn lao động, thiết bị máy móc phục vụ cho thi công đồng thời tận dụng
nguồn lao động sãn có của địa phương và tiến hành khai thác các nguồn vật tư nguyên liệu sẵn
có như sau: đá phục vụ cho bê tông v.v sử dụng đá của các xí nghiệp sản xuất đá của địa
phương.
Cát xây dựng: Cát vàng dùng cho bê tông sử dụng cát vàng từ các nguồn thuộc khu vực lân
cận đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng được tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng theo thiết kế đưa
ra và theo TCVN.
Gạch xây: Sử dụng sản phẩm của các đơn vị sản xuất và cung ứng trong Tỉnh hoặc các khu
vực lân cận.
Xi măng: Sử dụng xi măng của nhà máy sản xuất xi măng … đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam
Tấm lợp: Tấm lợp kim loại màu và tấm nhựa lấy ánh sáng mua từ các đơn vị trong nước.
Thép xây dựng: Bao gồm thép tròn dùng cho kết cấu bê tông cốt thép và thép hình gia công
chế tạo kết cấu thép v.v mua trong nước.
Các phương tiện thiết bị, máy thi công như: Các cầu trục tháp, cầu trục di động, ô tô chuyên
dụng vận chuyển bê tông tươi, máy bơm bê tông, cốp pha, giàn giáo v.v Nhà thầu thi công
phải có đủ để đảm bảo thi công.
4.9 Tiến độ thực hiện dự án
4.9.1.Tiến độ thực hiện
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Quý IV/2013 - Quý I/2014
• Lập dự án đầu tư xây dựng: 10/2013 - 12/2013

• Thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư: 01/2013
- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Quý I/2013- Quý IV/2014
25
• Khảo sát xây dựng: 02/2014
• Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán chi tiết: 03/2014 - 04/2014
• Thẩm tra, thẩm định và phê duyệt:05/2014
• Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: 06/2014 – 07/2014
• Thi công xây dựng: 06/2014 – 11/2014
• Lắp đặt thiết bị và chạy thử: 09/2014 – 12/2014
• Kết thúc XD, đưa dự án vào khai thác: Đầu năm 2015
4.10. Hình thức quản lý dự án
Tổng công ty cà phê Việt Nam thành lập Ban quản lý dự án giúp Tổng công ty triển khai thực
hiện dự án theo Quyết định số 155 TCT-KHĐT/QĐ, ngày 18/06/2012 của HĐQT Tổng công
ty.
Việc thực hiện dự án sẽ được tiến hành theo quy định của Luật xây dựng và Luật đấu thầu của
Việt Nam.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×