Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.58 KB, 40 trang )

THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
LỜI MỞ ĐẦU
Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu từ lâu đã chiếm được một vị trí quan
trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Đặc
biệt ở Việt Nam, xuất khẩu có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi vì thơng qua việc mở rộng xuất
khẩu cho phép nước ta tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu xã
hội, cũng như tạo cơ sở cho sự phát triển các cơ sở hạ tầng. Vai trò này đã
được Đảng ta nhận thức rất sớm và nhấn mạnh từ đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI năm 1986. Hơn thế nữa, xuất khẩu được coi là yếu tố có ý nghĩa
"quyết định" để thực hiện chương trình về lương thực thực phẩm hàng hoá
tiêu dùng và các hoạt động kinh tế khác. Xuất khẩu khơng những có ý nghĩa
quan trọng đối với tình hình trước mắt mà cịn là những điều kiện ban đầu
không thể thiếu được để triển khai công nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước
trong những chặng đường tiếp theo.
Để có thể trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc
liệt hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy tối đa nguồn lực của
mình, tận dụng triệt để mọi thời cơ có được trong kinh doanh, hơn nữa phải
có kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường. Từ đó có được những quyết định
đúng đắn đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta chủ động mở rộng và phát
triển kinh tế đối ngoại. Sự phát triển đa dạng hoá và đa phương hoá hoạt động
ngoại thương đã mang lại những thành tựu nổi bật cho nền kinh tế Việt Nam
trong những năm gần đây.
Nhận thức được sự phát triển phức tạp và tầm quan trọng của hoạt động
xuất khẩu cũng như sự cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu cho nên trong thời
gian thực tập tại xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng
hợp (Gimex) với những kiến thức đã được trang bị tại nhà trường và sự tìm
tịi học hỏi trên thực tế cộng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng
dẫn, tơi lựa chọn đề tài:"Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng
thủ cơng mỹ nghệ của Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh


doanh tổng hợp".

1


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU
I. XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG.
1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ sang một quốc gia khác,
được thực hiện qua biên giới của quốc gia bằng nhiều con đường, trên cơ sở
dùng tiền tệ làm phương tiện so sánh.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại
thương, nó đã xuất hiện từ rất sớm do hoạt động sản xuất phát triển. Điều này
có nghĩa là khi hoạt động sản xuất trong nước phát triển đến thời điểm cung
vượt q cầu thì sẽ xuất hiện một lượng hàng hố dư thừa. Để tiêu thụ số
hàng này, các nước phải mở rộng thị trường sang các nước khác; vì vậy, hoạt
động xuất khẩu xuất hiện. Cho đến nay, nó diễn ra trên phạm vi toàn cầu,
trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế và nó hướng vào mục tiêu
cuối cùng là đem lợi ích cho các quốc gia cùng tham gia.
2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ở phạm vi quốc tế, xuất
khẩu hàng hố khơng phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các
quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên
ngồi. Xuất khẩu hàng hố nhằm mục đích chuyển đổi nền kinh tế, từng bước
ổn định và nâng cao mức sống của người dân. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu có
vai trị và ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế của đất nước.
Trước hết, hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu cho ngân sách Nhà

nước thông qua thuế xuất khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu còn thúc
đẩy sản xuất trong nước trên cơ sở khai thác, sử dụng các tiềm năng và thế
mạnh về lao động và các nguồn tài nguyên thiến nhiên khác của đất nước,
2


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
giải quyết nhiều cơng ăn việc làm cho dân, đồng thời góp phần bình ổn tỷ giá
hối đoái trên thị trường trong nước và trong thanh toán quốc tế.
Thứ hai, hoạt động xuất khẩu đem lại ngoại tệ cho các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu, từng bước tạo ra nguồn vốn để xuất khẩu và để nhập
khẩu cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, hoạt động xuất khẩu tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội xâm
nhập và hội nhập vào thị trường trong khu vực và trên thế giới. Một khi các
doanh nghiệp đã xâm nhập và hội nhập vào thị trường thế giới thì sẽ giúp cho
các doanh nghiệp tìm hiểu và lựa chọn thị trường thích hợp để đáp ứng được
mục tiêu của mỗi doanh nghiệp.
Thứ tư, thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trực tiếp tham
gia vào thị trường cạnh tranh của thế giới; điều này giúp cho các doanh
nghiệp xuất khẩu có tầm nhìn xa hơn về thị trường, sản phẩm, đối thủ cạnh
tranh và tập tính tiêu dùng của mọi sắc tộc để từ đó xây dựng các giải pháp
nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của bạn hàng.
Thứ năm, thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp từng bước nâng cao các
nghiệp vụ trong kinh doanh thương mại quốc tế của đội ngũ cán bộ nhân viên
trong doanh nghiệp.
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu có vai trị vơ cùng quan trọng trong kinh
doanh thương mại quốc tế, nó vừa tạo ra sư tăng trưởng kinh tế của doanh
nghiệp và của đất nước, vừa tạo vị thế cho các doanh nghiệp trên thương
trường quốc tế và thúc đẩy mối qua hệ thương mại song phương giữa nước ta

với các nước trên thế giới.
II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TRONG QUÁ TRÌNH KINH
DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp luôn luôn gắn liền
với hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế, vì vậy nó diễn ra rất phức tạp
và phải trải qua nhiều công đoạn mới đến được cái đích cuối cùng. Để đạt
được hiệu quả trong kinh doanh xuất khẩu của mình, các doanh nghiệp tham
3


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu phải có những bước chuẩn bị và thực
hiện các công việc sau:
1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu trong kinh doanh là một
loạt các thủ tục và công việc cần thực hiện để các nhà kinh doanh có đầy đủ
những thơng tin cần thiết giúp họ đưa ra các quyết định chính xác về chiến
lược phát triển công ty.
Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra
được quy luật vận động của từng loại hàng hố cụ thể, thơng qua sự biến đổi
về nhu cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường, đồng thời giúp họ giải quyết
được các vấn đề của thực tiễn trong kinh doanh như yêu cầu thị trường, khả
năng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp xác định được thị phần của mình
trên một thị trường nào đó về một sản phẩm cụ thể và đồng thời xác định
được sản phẩm đó đang trong giai đoạn nào trong vịng đời của mình. Để từ
đó doanh nghiệp xác định kế hoạch và chiến lược kinh doanh của mình sao
cho đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như của doanh nghiệp.
2. Lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh.
Đây là khâu quan trọng trong q trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Thơng qua việc nghiên cứu và lựa chọn thị trường, các nhà kinh doanh có đầy
đủ các thơng tin về thị trường xuất khẩu để lập kế hoạch và chiến lược cho
đơn vị mình.
Lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động
xuất khẩu có những bước chuẩn bị tốt để có thể ứng phó với những thay đổi
trên thị trường hàng hóa xuất khẩu, đồng thời xác định được các yêu cầu của
mỗi bước công việc cần phải thực hiện theo một quy trình nhất định nhằm
hướng tới mục tiêu là đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.

4


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh cũng giúp cho
doanh nghiệp có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn về sản phẩm và thị trường hiện có
cũng như thị trường tiềm năng, để doanh nghiệp có những biện pháp điều
chỉnh hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
3. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.
3.1. Các bước giao dịch
Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, bên xuất khẩu và bên
nhập khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với nhau về
các điều kiện giao dịch. Trong bn bán quốc tế, có nhiều phương thức giao
dịch:
- Gọi chào hàng (hỏi giá);
- Chào hàng (phát giá);
Có hai loại chào hàng chính là: Chào hàng cố định và chào hàng tự do.
+ Chào hàng cố định: Là việc chào bán lơ hàng nhất định cho một người
mua, có nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào
lời đề nghị của mình. Thời gian này gọi là thời gian hiệu lực của hợp đồng.

+ Chào hàng tự do: Loại chào hàng này không ràng buộc trách nhiệm
của người phát ra nó. Doanh nghiệp thường áp dụng loại chào hàng này vì
cùng một lúc với cùng một lơ hàng, doanh nghiệp có thể chào hàng cho nhiều
khách hàng.
- Đặt hàng;
- Chấp nhận;
- Xác nhận.
Mỗi phương thức có những đặc điểm riêng mà doanh nghiệp cần phải
hiểu để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể và để tránh những chi phí
khơng cần thiết.
3.2. Các hình thức đàm phán.
- Đàm phán giao dịch qua thư tín;
- Giao dịch đàm phán qua điện thoại;
5


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
- Giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp.
Thường thì trong quá trình đàm phán sẽ đề cập tới rất nhiều điều khoản
như: Điều kiện giao hàng, quy cách phẩm chất, bao bì, bảo hiểm, vận tải…
nhưng mối quan tâm nhiều nhất của hai bên lại là vấn đề giá cả.
Phương thức đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp có ưu điểm là thường
đạt được hiệu quả cao song cũng có nhược điểm là thủ tục phiền hà, đi lại tốn
kém, dễ bộc lộ sơ hở.
3.3. Ký kết hợp đồng
Việc giao dịch, đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng
mua bán ngoại thương.
Ký kết hợp đồng là một khâu quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nó đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng, tức là khi hợp đồng đã
được ký kết, nó trở thành một văn bản pháp lý quy định quyền lợi và nghĩa vụ

của hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh
doanh xuất nhập khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện
hợp đồng đó. Đây là một cơng việc rất phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật
quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo được quyền lợi quốc gia và đảm bảo
uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong q trình thực hiện
các khâu cơng việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu
phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thơng, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả
của tồn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng phương pháp xuất
khẩu theo điều kiện FOB; do vậy, doanh nghiệp thường thực hiện các khâu
chủ yếu sau:
- Chuẩn bị hàng xuất khẩu;
- Kiểm tra chất lượng;
- Phương thức thanh toán.
6


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Có nhiều phương thức thanh toán trong xuất khẩu, nhưng phương thức
chủ yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng là phương thức: Thư
tín dụng khơng thể huỷ bỏ có xác nhận và thư tín dụng khơng thể huỷ bỏ
khơng được truy địi.
Thư tín dụng là một phương tiện rất quan trọng trong phương thức thanh
tốn tín dụng chứng từ. Khơng mở được L/C thì phương thức thanh tốn này
khơng được xác lập và bên bán không thể giao hàng cho bên mua. Thư tín
dụng cịn là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng đứng ra đảm bảo trả tiền
cho bên bán trong một thời hạn nhất định quy định trong L/C. Vì vậy, người
trả tiền trực tiếp cho bên bán là ngân hàng mở L/C hay là ngân hàng khác

được ngân hàng này uỷ nhiệm.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP.
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng
của hai nhóm nhân tố chính, đó là nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô.
1. Những nhân tố vĩ mô.
1.1. Thuế quan.
Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào đơn vị hàng
xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý
hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc gia mình và mở
rộng kinh tế đối ngoại. Thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội.
NHìn chung, cơng cụ này chỉ được các nước áp dụng đối với một số ít mặt
hàng xuất khẩu đã được quy định để bổ sung nguồn thu cho ngân sách Nhà
nước.
1.2. Hạn ngạch.
Hạn ngạch là công cụ quản lý của Nhà nước về số lượng cao nhất của
một mặt hàng trong nhóm hàng được phép xuất khẩu, trong một khoảng thời
gian nhất định thơng qua các hình thức cấp giấy phép xuất khẩu.

7


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Hình thức này ngày càng có vai trị quan trọng trong xuất khẩu hàng hố,
nó được áp dụng như một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan. Nó
có thể tạo cơ hội cho một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền
về xuất khẩu một mặt hàng nào đó. Đồng thời, nó cũng tạo cơ hội cho nhiều
doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu một mặt hàng nào đó, góp phần tạo ra
sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp này, để từ đó thúc đẩy hoạt
động kinh doanh xuất khẩu trong nước đạt hiệu quả cao.

1.3. Tỷ giá và các chính sách có liên quan nhằm khuyến khích xuất
khẩu.
Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu.
Một chính sách tỷ giá hối đối thích hợp, thuận lợi cho xuất khẩu là
chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định ở mức thấp. Kinh nghiệm của các
nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối
đoái thường kỳ để đạt được mức tỷ giá hối đoái cân bằng trên thị trường và
mức tỷ giá tương quan với chi phí của giá cả trong nước. Hỗ trợ xuất khẩu
cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ cho việc
mở rộng xuất khẩu các mặt hàng khuyến khích xuất khẩu.
Các doanh nghiệp của ta hiện nay rất khó khăn trong việc tìm hiểu thị
trường ở nước ngồi. Mặt khác, chi phí cho việc thu thập thống tin từ thị
trường rộng lớn này cũng rất tốn kém. Do đó. Nhà nước phải đưa ra các chính
sách hỗ trợ như: mở các trung tâm tư vấn thơng tin, hỗ trợ một phần kinh phí
cho hoạt động xúc tiến bán hàng.
1.4. Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại.
Trong hoat động kinh tế thương mại nói chung, giữ vững được cán cân
thanh tốn và cán cân thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc
củng cố nền độc lập và tăng trưởng kinh tế nhanh. Điều này không phải là hạn
chế nhập khẩu mà là cần khuyến khích việc sản xuất hàng xuất khẩu.

8


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Nhìn chung, việc giữ cán cân thanh toán và cán cân thương mại đã chứa
đựng trong đó những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của một quốc gia.
1.5. Chính sách thu hút đầu tư nước ngồi.
Một mơi trường đầu tư tốt là mơi trường có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn

định và có các chính sách đầu tư thơng thống tạo mội điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và lâu dài.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước hiện
nay gặo nhiều cản trở về vốn, công nghệ … Do vậy, rất cần đến vai trò của
hoạt động đầu tư nước ngoài để thu hút vốn đầu tư đổi mới dây chuyền công
nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và tăng lượng vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp.
Vì vậy, Nhà nước phải tạo ra mơi trường thu hút vốn đầ tư tốt để các
doanh nghiệp có điều kiện nhập được sự đầu tư, hợp tác của các tổ chức nước
ngồi.
2. Những nhân tố vi mơ
Bên cạnh những nhân tố vĩ mơ, hoạt động xuất khẩu cịn chịu ảnh hưởng
lớn của các nhân tố vi mơ. Có thể nói đây là những nhân tố có tính chất quyết
định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1. Nguồn nhân lực
Con người luôn là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, con người luôn được đặt ở vị trí trung
tâm khi xem xét các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Một đội ngũ lao
động vững vàng vè chun mơn, có kinh nghiệp trong bn bán quốc tế, có
khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc biệt có lịng
say mê nhiệt tình trong cơng viêc ln là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực của doanh
nghiệp yếu kém về chất lượng và hạn chế về số lượng thì doanh nghiệp sẽ
ln trong tình trạng bị động dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Ngoài ra,

9


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
cơng tác quản lý cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp.
Như vậy, nhân tố con người có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.2. Khả năng tài chính.
Nói đến khả năng tài chính của doanh nghiệp tức là nói đến khả năng
thanh tốn của doanh nghiệp và nguồn vốn dự trữ phục vụ cho việc đầu tư để
mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, khả năng tài
chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tức
là doanh nghiệp khơng cịn khả năng thanh tốn đối với các khoản nợ nhà
cung cấp thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do
khơng có đầu vào. Ngược lại, nếu khả năng tài chính mạnh thì hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao.
2.3. Đối thủ cạnh tranh.
Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu chịu sức ép từ các đối
thủ cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước.
- Ở trong nước thì thị phần sẽ bị chia nhỏ.
- Các đối thủ cạnh tranh nước ngồi thì hơn hẳn các doanh nghiệp trong
nước về nguồn lực.
Vì vậy, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, làm giảm thị phần của sản phẩm xuất
khẩu.
2.4. Uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh vị thế
của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu có được niềm tin của khách hàng thì
các khách hàng sẽ tự xây dựng cho mình biểu tượng về doanh nghiệp để làm
"kim chỉ nam" cho hoạt động mua hàng của mình.

10



THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU
CỦA XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP

I. KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG XUẤT NHẬP
KHẨU VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP
1. Q trình hình thành và phát triển của xí nghiệp
Xí nghiệp sản xuất hàng nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp có tiền thân
là Xí nghiệp dịch vụ tổng hợp Hà Nội trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
* Ngày 7/7/1990 Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 136/QĐ
TCCB-LĐ sát nhập Trung tâm xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Hà
Nội thành xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp.
Đây là một tổ chức kinh tế nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân hạch
tốn kinh doanh độc lập, có tài khoản và có con dấu riêng để giao dịch.
- Tên gọi: Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng
hợp.
- Tên giao dịch quốc tế: GIMEX.
- Trụ sở chính: 407 đường Giải Phóng - quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
2. Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp
* Chức năng kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp
Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp có
chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh thương mại và tổ chức gia
công hàng xuất khẩu. Mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh của xí
nghiệp tuân theo điều lệ của Bộ Thương mại.
Mục đích kinh doanh của Xí nghiệp là thông qua việc kinh doanh trong
lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, gia công, thương mại và liên doanh liên kết
với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, khai thác vật tư nguyên vật
liệu hàng hoá phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội tạo nguồn hàng xuất

khẩu.
11


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
* Nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp
Xí nghiệp có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài
hạn, ngắn hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp, kinh doanh
thương mại theo luật pháp Nhà nước và theo hướng của Bộ Thương mại.
Trong quá trình hoạt động của mình Xí nghiệp chủ động ký kết các hợp
đồng kinh tế với bạn hàng trong và ngoài nước, Xí nghiệp có quyền chủ động
tổ chức bộ máy quản lý, mạng lưới sản xuất kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ
được giao. Các hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp cụ thể như sau:
- Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm
sản, tạp phẩm thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do Xí nghiệp sản xuất,
gia cơng, chế biến hoặc liên doanh liên kết.
- Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư
phục vụ cho ngành giao thông vận tải, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải.
- Tổ chức sản xuất, lắp ráp, gia công, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư
với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để tổ chức sản xuất hàng xuất
khẩu và hàng tiêu dùng.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp
Từ một trung tâm xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp Hà Nội
chuyển sang Xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh tổng hợp
đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh
trong phạm vi pháp luật cho phép. Thực hiện cơng tác quản lý theo chế độ tự
chủ, Xí nghiệp quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền
làm chủ tập thể của cán bộ cơng nhân viên. Với những đặc điểm trên xí
nghiệp cần có một bộ máy quản lý thống nhất gọn nhẹ, có trình độ và năng
lực để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế

thị trường khắc nghiệt.
Đứng đầu xí nghiệp là Giám đốc do Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải bổ
nhiệm và miễn nhiệm. Giám đốc quản lý Xí nghiệp theo chế độ 1 thủ trưởng
chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Xí nghiệp trước pháp luật và là
12


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
đại diện pháp nhân có quyền tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới kinh
doanh. Giúp việc cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc phụ trách lĩnh vực công tác
được Giám đốc lựa chọn và đề nghị Bộ trưởng Bộ giao thông bổ nhiệm và
miễn nhiệm.
Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp, có
trách nhiệm giúp Giám đốc Xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện tồn bộ cơng
tác kế tốn, thống kê thơng tin kinh tế, báo cáo các kết quả hoạt động của xí
nghiệp theo qui định hiện hành của Nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp được biểu hiện qua hình 1.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Xí nghiệp

Giám đốc

Phó Giám đốc
kinh doanh

Phịng
Kinh doanh

Phó Giám đốc
nội chính


Phịng
XNK

Phịng
TC Kế tốn

Phịng
Tổ chức - LĐ

Phịng
H nh chính

Các đại lý v cửa h ng
bán sản phẩm

Phân xưởng lắp ráp

Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do Giám đốc quy định, cụ thể:
* Phòng xuất nhập khẩu và thị trường: có trách nhiệm tổ chức các
nghiệp vụ nhập khẩu hàng hố như: tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu giá cả thị

13


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
trường phù hợp với thị trường thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế với các bạn
hàng nước ngồi.
* Phịng kinh doanh: Có trách nhiệm tổ chức các nghiệp vụ bán hàng,
giới thiệu hàng, giao nhận hàng, nhập kho bảo quản, lập hợp đồng mua bán
trong nước.

* Phịng Tài vụ: có trách nhiệm thực hiện các khâu hạch tốn kế tốn,
bảo tồn phát huy hiệu quả đồng vốn, huy động vốn vay, thanh toán các hợp
đồng ký kết trong và ngồi nước, viết hố đơn bán hàng, có trách nhiệm với
tồn bộ hoạt động tài chính của xí nghiệp theo đúng quy định của Nhà nước.
* Phịng tổ chức lao động: có trách nhiệm giải quyết các vấn đề tổ chức
hành chính, lao động tiền lương bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều hành các
cơng việc về văn phịng, quản lý máy Telex - Fax của xí nghiệp.
* Về mặt bảo vệ: Bảo vệ an ninh an toàn tài sản trong khu vực xí nghiệp
giám sát các mặt hàng ra vào của Xí nghiệp, đảm bảo, phát hiện và chữa cháy
kịp thời.
* Phân xưởng sản xuất, gia cơng, chế biến, lắp ráp: Có trách nhiệm gia
cơng cơ khí, lắp ráp xe máy, sửa chữa tân trong máy móc thiết bị, phục vụ
khách hàng nếu cần.
Với bộ máy quản lý gọn nhẹ các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu
quả cho Giám đốc trong việc giám sát kinh doanh quản lý kinh tế, tổ chức
hạch tốn để phù hợp với cơng việc điều hành, nhiệm vụ của các phịng ban
rõ ràng đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho
Xí nghiệp. Giám đốc Xí nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của
Nhà nước. Đối với cán bộ cơng nhân viên của Xí nghiệp quyền lợi của người
lao động là được hưởng thụ theo lao động, được tham gia các tổ chức đoàn
thể được pháp luật thừa nhận.
4. Nguồn lực của Xí nghiệp
Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ linh hoạt và việc bố trí các phịng ban hợp lý
nên việc thơng tin giữa các phịng ban, từ các phòng ban tới ban giám đốc và
14


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
ngược lại được thực hiện rất chính xác và kịp thời. Với hệ thống thơng tin như
điện thoại, máy tính, máy fax được lắp đặt ở từng phịng ban rất tốt.

Xí nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất
kinh doanh khá tốt, xưởng sản xuất và lắp ráp được trang bị máy móc hiện đại
với đội ngũ cơng nhân có tay nghề cao (có phân xưởng lắp ráp xe máy và gia
cơng cơ khí rộng 1800m2 với các trang thiết bị máy móc hiện đại).
- Vốn kinh doanh của xí nghiệp: 21,63 tỷ đồng
- Trong đó: Vốn cố định: 4,83 tỷ đồng
Vốn lưu động: 16,8 tỷ đồng
Hệ thống marketing của Xí nghiệp hoạt động vẫn cịn chưa được quan
tâm nhiều lắm, các hoạt động như nghiên cứu thị trường tìm hiểu khách hàng
và đối thủ cạnh tranh cũng được thực hiện nhưng khơng nhiều và thường
xun chưa có phòng marketing riêng nên hiệu quả hoạt động chưa tốt.
Bên cạnh đó, Xí nghiệp lại có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên có kinh
nghiệm đã làm việc lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Hiện Xí nghiệp
có 156 cán bộ công nhân viên (bao gồm 86 Nữ và 70 Nam) được biên chế và
có 100 người lao động hợp đồng.
Trình độ đại học: 20 người
Trình độ trung cấp: 25 người
Công nhân và lao động kho: 111 người
Việc bố trí và sắp xếp là rất hợp lý về mặt nhân sự nên đã phát huy
được tối đa năng lực của từng cá nhân tận dụng mối quan hệ làm ăn lâu dài,
uy tín của họ với các bạn hàng trong và ngồi nước. Chế biến gia cơng hàng
thủ cơng mỹ nghệ xuất khẩu góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA
XÍ NGHIỆP TRONG THỜI GIAN QUA
1. Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp

15



THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2002
Chỉ tiêu

Số tiền

1. Doanh thu

227.220.918.888

2. Giá vốn hàng bán (đ)

212.822.262.419

3. Lợi nhuận trước thuế (đ)

1.591.109.734

4. Lao động (người)

156

5. Vốn kinh doanh (đ)

21.630.000.000

- VCĐ (đ)

4.830.000.000


- VLĐ (đ)

16.800.000.000

6. Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu 0,007
(3) : (1)
7. Vòng quay của vốn (vòng)

10,5

8. Năng suất lao động (đ) (1) : 4)

1.456.000.000

Trải qua suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp từ năm
1999 đến năm 2002 ta thấy hoạt động chính là kinh doanh nhập khẩu vật tư,
thiết bị máy móc, phụ tùng phục vụ cơng trình giao thơng, phương tiện giao
thơng. Cịn kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất ít trong hoạt động kinh
doanh. Đó là vì xí nghiệp chưa đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng tiềm
năng, hơn nữa ngồi những sản phẩm truyền thống của Việt Nam như hàng
nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghẹ, hàng công nghiệp nhẹ thì các mặt
hàng xuất khẩu khác khơng phải là thế mạnh của xí nghiệp. Cịn một lý do
chung nữa đó là tiêu chuẩn chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế và hàng hoá sản xuất trong nước cịn thấp.
Qua q trình hoạt động kinh doanh, tính đến nay Xí nghiệp đã cung
cấp được một số lượng hàng hố tương đối lớn phục vụ tích cực cho việc xây
dựng các cơng trình giao thơng vận tải và các ngành nghề kinh tế khác như:
quốc lộ 5, đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, quốc lộ 1A, xây dựng
nâng cấp cảng Cái Lân, cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, Cầu Lai vu, Phú
16



THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Lương - Hải Dương, cung cấp máy móc thiết bị cho các cơng trình khai
khống xây dựng sân bay, bến cảng, nhà máy.
Tình hình thực hiện kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu qua các năm
được biểu hiện qua bảng sau:
Bảng 2:
Năm

Đơn vị

1999

2000

2001

2002

1000t

12

17

22

32


1000t

4

4,5

5

6

3. Máy móc thiết bị

Chiếc

600

630

720

750

4. Ơ tơ

Chiếc

120

100


70

70

5. Xe máy

Chiếc

4000

5000

3500

4000

6. Lốp ơ tơ

Bộ

3200

4000

3500

4000

1. Khống sản


Tấn

2000

2. Sản phẩm hố chất

Tấn

400

500

3. Nơng hải sản

Tấn

25

45

7

10

Chỉ tiêu
I. Hàng nhập khẩu
1. Nhựa đường - chất phụ
gia xây dựng đường
2. Sắt thép XD cầu
đường


II. Hàng xuất khẩu

20

4. Hàng thủ công mỹ Côngtennơ
nghệ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 1999 - 2000 của Xí nghiệp)
* Về kim ngạch xuất nhập khẩu (2002)
+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 80.775.532 USD đạt 105,21% kế
hoạch cả năm, giảm 3,23% so với thực hiện năm 1999 (kể từ khi thành lập xí
nghiệp đến nay thì năm 1999 là năm đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất

17


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
tới 83 triệu USD. Trong đó: xuất khẩu là 40 triệu USD, nhập khẩu là
43.446.020 USD).
Xuất khẩu: 37.496.273 USD, đạt 62,38% kế hoạch
Nhập khẩu: 43.285.369 USD, đạt 105,27% kế hoạch
2. Tình hình hoạt động xuất khẩu của Xí nghiệp
Bảng 3: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện của xí nghiệp qua các năm
1999-2002.
Đơn vị tính: triệu USD
Năm

1999


2000

2001

2002

83,5

73,5

78,7

80,8

Kim ngạch xuất khẩu

40

25,5

32,6

37,5

Kim ngạch nhập khẩu

43,5

48


46,1

43,5

Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch

(Nguồn: Tài liệu của xí nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu và kinh
doanh tổng hợp Hà Nội)
+ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu năm 2002 (trừ thiếc)
- Thủ công mỹ nghệ: 5.062.500 USD, chiếm 13,5%
- Lạc nhân: 3.487 tấn, trị giá 2.002.500 USD, chiếm 5,34%
- Cà phê: 832 tấn, trị giá 1991.250 USD, chiếm 5,31%
- Hàng gia công: 22.162.500 USD, chiếm 59,1% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu.
- Các mặt hàng khác: 870.000 USD, chiếm 2,32%.
* Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ tại
xí nghiệp

18


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Bảng 4: Bảng tình hình kinh doanh mặt hàng Thủ công mỹ nghệ
Đơn vị: USD
Năm

Năm 2001

Mặt hàng


TH

1. TCMN

3.787.200

Tỉ lệ (%)

Năm 2002
TH

So sánh

Tỉ lệ (%)

5.062.500

CL

TL (%)

1.275.300 133,67

+ Mây tre đan 1.287.600

33,99

1.912.506


37,77

624.906

148,53

+ Sơn mài

944.774

24,94

1.031.600

20,37

86,826

109,18

+ Đồ gốm

989.500

26,12

1.275.105

25,18


285.605

128,86

+ Thêu ren

565.360

14,92

843.289

16,65

277,929

149,15

Qua bảng trên ta thấy: Xét về tổng giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ
nghệ của năm 2002 tăng lên nhiều so với năm 2001, cụ thẻ là tăng 133,67%
chênh lệch 1.275.300 USD trong đó:
+ Hàng mây tre tăng 148,53% có giá trị là 624.906 USD
+ Hàng sơn mài tăng 109,19% có giá trị là 86.826 USD
+ Hàng gốm sứ tăng 128,86% có giá trị là 285.605 USD
+ Hàng thêu ren có tín hiệu đáng mừng tăng 149,15% có giá trị là
277.929 USD.
So sánh về tỷ trọng cơ cấu của từng loại mặt hàng ta thấy hàng mây tre
đan cũng là mặt hàng thuộc thế mạnh trong hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao trong cả 2 năm.
3. Hàng thủ công mỹ nghệ của xí nghiệp ở các thị trường mục tiêu

chính
Đối với xí nghiệp việc phân đoạn thị trường chủ yếu là 3 mục tiêu chính
đó là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Italia.

19


THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
Bảng 5:Tình hình xuất khẩu hàng TCMN sang các thị trường mục tiêu
Năm

2001

2002

USD

TT (%)

USD

TT (%)

Nhật Bản

1.275.600

33,68

1.835.300


36,25

Hàn Quốc

984.200

25,98

1.256.000

24,81

1.025.000

27,07

1.598.100

31,57

502.400

13,27

373.100

7,37

3.787.200


100

5.062.500

100

Thị trường xuất

Italia
Thị trường khác
Tổng

Ngồi ra xí nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động xuất khẩu của mình
sang Pháp, Đức, Nga.. với mức xuất khẩu ngày càng tăng ra các thị trường
nước ngoài đặc biệt là 3 thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc và
Italia. Năm 2001, xí nghiệp xuất khẩu ra 3 thị trường này 3.787.200 USD
nhưng sang năm 2002 mức xuất khẩu sang 3 thị trường này đã đạt được là
5.062.000 USD. Qua đó ta thấy rằng xí nghiệp đã đang dần nâng cao lượng
hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cũng như thị phần của mình tại các thị
trường này. Nếu như cứ với đà phát triển này trong vài năm tới xí nghiệp sẽ
sớm khẳng định mình trên các thị trường trọng điểm là Nhật Bản, Hàn Quốc
và Italia xí nghiệp vẫn đang mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của
mình sang các thị trường khác như Thái Lan, Đài Loan, Pháp, Nga… và từ
các thị trường này xí nghiệp sẽ tìm cho mình và xác định các sản phẩm của xí
nghiệp cũng được các thị trường này rất ưa chuộng. Nhưng hiện nay xí nghiệp
chủ yếu vẫn phát triển 3 thị trường trọng điểm nhất đó là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Italia.
Để có được tỷ lệ ngày càng tăng lên như vậy ở các thị trường trong năm
2002 xí nghiệp đã áp dụng một số chính sách nhằm nâng cao sức cạnh tranh

tồn Xí nghiệp như sau:
* Quyết định về sản phẩm xuất khẩu

20



×