Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

báo cáo thực tập kinh tế chuyên ngành tài chính - kế toán tại công ty sơn hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.93 KB, 49 trang )

Báo cáo thực tập kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
Hệ thống tài chính – kế toán của một doanh nghiệp là cực kỳ quan
trọng nó cung cấp thông tin về kinh tế tài chính, theo dõi những hoạt động
kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Để làm quen, tìm hiểu và nắm
vững về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của hệ thống tài chính - kế toán của
doanh nghiệp, em đã có quá trình thực tập tại Công ty cổ phần sơn Hải
Phòng - một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp
sản xuất và cung ứng sơn tại Việt Nam.
Sau một thời gian tham gia thực tập tìm hiểu và thu thập số liệu tại
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú,
anh chị trong công ty và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Nguyễn Thị Vũ
Khuyên, em đã hoàn thành Báo cáo thực tập kinh tế chuyên ngành Tài chính
- kế toán. Qua đây em đã vận dụng kiến thức đã học để dánh giá phân tích
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phần nào nắm được tình
hình hoạt động tổ chức kế toán của doanh nghiệp.
Trong quá trình viết, do sự hiểu biết thực tế có hạn nên bản báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý
của các thầy, cô trong khoa để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Qua
đây em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần
sơn Hải Phòng, đặc biệt cô giáo Nguyễn Thị Vũ Khuyên, đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành bản báo cáo thực tập này!
Hải Phòng,ngày 28 tháng 6 năm 2010
Sinh viên thực hiện

LÊ ANH TÚ
1
Báo cáo thực tập kinh tế
Phần 1:
Giới thiệu chung về công ty CP Sơn Hải Phòng
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Sôn Hải Phòng


1.1.1. Tên,địa chỉ của doanh nghiệp
• Tên công ty: Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng
• Tên giao dịch: Hai Phong Paint Join Stock Company
• Địa chỉ: 12 Lạch Tray,Ngô Quyền,Hải Phòng
• Điện thoại:84 031 3843287
• Email:
• Website: http:// www.sonhaiphong.com.vn
• ĐKKD số: 020 3000 681
1.1.2. Sự thành lập,các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Công ty Sơn Hải Phòng là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập
ngày 25/01/1960,và được chuyển đổi thành công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng
năm 2004 theo quyết định số 3419 QĐ/UB ngày 26/12/2003 của UBND
thành phố Hải Phòng,giấy phép kinh doanh số 020300681 ngày 02/01/2004
do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hải phòng cấp.
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là doanh nghiệp hoạch toán độc lập,
được hình thành từ việc cổ phần hoá công ty Sơn Hải Phòng, tiền thân là xí
nghiệp hoá chất sơn dầu được thành lập dưới hình thức công ty Hợp danh,
bao gồm 7 nhà tư sản và tiểu chủ. Xí nghiệp là 1 trong 7 thành viên của Sở
Công nghiệp và Thủ công nghiệp Hải Phòng lúc bấy giờ. Với các nguyên
liệu trong nước, xí nghiệp đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm sơn gốc dầu là
chủ yếu.
- Từ năm 1965-1975: Trong điều kiện chiến tranh,hầu hết các doanh
nghiệp phải sơ tán,Xí nghiệp Xăng dầu phải chọn địa điểm tại xã Mỹ Cụ
thuộc huyện Thuỷ Nguyên để sơ tán, đồng thời huy động mọi nguồn lực để
duy trì sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.
Trong suốt 10 năm chiến đấu trong điều kiện vô cùng khó khăn, xí
nghiệp vẫn đoàn kết bám máy,bám xưởng,tổ chức sản xuất ngay tại nơi sơ
2
Báo cáo thực tập kinh tế
tán góp phần phục vụ chiến đấu với các sản phẩm sơn cho các cầu phao, phà

ghép, tàu thuyền, xà lan…
Kết thúc chiến tranh phá hoại miền bắc năm 1975, xí nghiệp lại khẩn
trương di chuyển máy móc thiết bị từ nơi sơ tán về để ổn định sản xuất. Xí
nghiệp cũng được tiếp nhận 1 số máy móc, thiết bị viện trợ để tăng cường
năng lực sản xuất.
- Từ năm 1976-1989:Nhờ có máy móc thiết bị được tăng cường và lực
lượng lao động được bổ sung, đồng thời thực hiện chủ trương và lãnh đạo
của thành phố về phát triển công nghiệp, ưu tiên các sản phẩm phục vụ cho
tiềm năng, thế mạnh của thành phố công nghiệp có cảng biển.Vì vậy,nhiệm
vụ được thành phố giao cho những năm 80-90 là nghiên cứu sản xuất các
loại sơn phục vụ cho tàu biển và công trình biển.Chính vì vậy,năm 1984
công ty đã nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm sơn chống hà gốc bi
tum,thời hạn sử dụng 12 tháng.
-Từ năm 1989-2005: Công ty đã xác định sản phẩm mũi nhọn là sơn
tàu biển,công trình biển. Công ty kết hợp với viện giao thôngvới các nhà
khoa học đầu ngành của Việt Nam nghiên cứu sản xuất và cho ra đời tàu
biển gốc cao su Clo hoá. Là đơn vị đầu tiên trong cả nước tổ chức sản xuất
thành công sơn tàu biển có độ bền từ 18 đến 24 tháng.
Không dừng lại ở đó, để đa dạng hoá các loại sản phẩm,năm 1994
công ty đã vay vốn SIDA đầu tư dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd của nước
CHLB Đức. Dây chuyền được đưa vào sản xuất đã đáp ứng được trên 60%
nguyên liệu cho việc thay đổi công nghệ,chuyển hẳn sản phẩm sơn gốc dầu
sang sơn gốc nhựa Alkyd.Từ 1 số loại sản phẩm đơn đơn điệu, nay đã có
hàng chục loại sản phẩm sơn gốc nhựa khác nhau đạt chất lượng cao phục
vụ các nghành kinh tế quan trọng như giao thông vận tải,công nghiệp, xây
dựng và tàu biển.
-Năm 2003, công ty tiếp tục nhận chuyển giao công nghệ của hãng
Chugoku, tổ chức sản xuất sơn chống hà mới phù hợp với công ước quốc tế
và sơn chống rỉ mới ra đời.
-Năm 2004, công ty chuyển giao công nghệ sơn tĩnh điện của

ARSONSISI của Italia.Ngoài ra, công ty còn đầu tư sản xuất sơn giao thông
phản quang nóng chảy,thành lập công ty cổ phần SIVICO,tham gia góp vốn
với công ty Cổ phần tôn mạ màu Việt Pháp.
3
Báo cáo thực tập kinh tế
-Năm 2005, Công ty góp vốn liên doanh với tập đoàn Vinashin-được
Nhà nươc thành lập và đầu tư vào lĩnh vục đóng tàu Việt Nam đứng thứ 4
trên thế giới-thành lập công ty cổ phần Vinashin. Đây sẽ là 1 cơ hội lớn cho
Công ty cổ phần sơn Hải Phòng.
- Năm 2006, công ty đã mở rộng dây chuyền sản xuất sơn tàu biển cao
cấp, năng công suất nhà máy lên 10000 tấn/năm.
- Năm 2008, công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất sơn tấm lợp
hiện đại,năng công suất nhà máy lên 15000 tấn/năm.
Công ty đang thực hiện hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001-
2000 được BVQI công nhận.Phòng thử nghiệm được VILAS cấp chứng chỉ
ISO/IEC17025.
Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và trưởng thành, cùng với lòng
quyết tâm và tinh thần đoàn kết của tập thể ban lãnh đạo cũng như đội ngũ
công nhân viên,Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng đã phát triển nhanh chóng
về mọi mặt,luôn hoàn thành kế hoạch của công ty và của cấp trên đề ra,vốn
hoạt động của sản xuất kinh doanh luôn được bảo toàn và phát triển,cán bộ
công nhân viên luôn có việc làm, ổn định được đời sống.
1.2. Chức năng,nhiệm vụ của công ty CP Sơn Hải Phòng.
1.2.1. Chưc năng:
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là một doanh nghiệp sản xuất của Nhà
nước,tiến hành hoạch toán độc lập và có đủ tư cách pháp nhân,hoạt động sản
xuất sơn các loại,kinh doanh vật tư thiết bị,hoá chất,kinh doanh thương mại,
dịch vụ xuất nhập khẩu và dịch vụ khác.
1.2.2. Nhiệm vụ:


Cho đến nay,công ty đã sản xuất và cung cấp trên 200 chủng loại sản
phẩm sơn gốc Aklyd,cao su Clo hoá,Epoxy, Acrylic,Polyurethane,sơn tấm
lợp,sơn tĩnh điện…phục vụ cho các lĩnh vực công nghiệp như:
- Tàu biển, công trình biển, giàn khoan giàu khí.
- Công nghiệp nặng: Nhà máy lọc dầu, Nhà máy thuỷ điện,Xi
măng,giấy, đường,hoá chất…
- Cấu thép, chỉ giới giao thông.
4
Báo cáo thực tập kinh tế
- Các lĩnh vực công nghiệp xây dựng và dân dụng.
- Sơn tĩnh điện.
1.3. Một số sản phẩm,dịch vụ chủ yếu và quy trình công nghệ của Công
ty CP Sơn Hải Phòng.
1.3.1. Sản phẩm dịch vụ chính của công ty:
-Sơn tàu biển:

Sơn tàu biển là sản phẩm mũi nhọn của Công ty CP Sơn Hải Phòng
trên cơ sở liên doanh với hãng Chugoku Marine Paints (CMP) - Nhật Bản
- 1 trong 3 hãng sơn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.
Hiện nay, Công ty CP Sơn Tàu Biển là nhà cung cấp hàng đầu về sơn
tàu biển, chiếm hơn 70% thị trường sơn tàu biển và công trình biển tại Việt
Nam.
- Sơn bảo vệ chống ăn mòn công trình công nghiệp:
Sản phẩm sơn công nghiệp sản xuất theo công nghệ tiên tiến của hãng
CMP - Nhật Bản. Trong những năm qua, sản phẩm sơn công nghiệp đã phục
vụ hầu hết các công trình trọng điểm của đất nước như:
+ Sơn cho các dự án nhà máy công nghiệp: xi măng, nhiệt điện, thuỷ
điện, điện gió, giấy, hoá chất, cán thép, lọc dầu
+ Sơn cho các hệ thống bồn bể của tổng kho xăng dầu, khí hoả lỏng
+ Sơn cho các dự án giao thông: cầu thép, cầu đường sắt, toa xe, sân

bay
+ Sơn container.

- Sơn tấm lợp.
- Sơn trang trí.
Sơn tấm lợp và sơn trang trí của công ty cùng dần chiếm lĩnh thị trường
tiêu thụ với chất lượng sản phẩm tốt, màu sắc đẹp.Công ty đang nghiên cứu
và sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu sản
phẩm của khách hàng.

5
Báo cáo thực tập kinh tế
1.3.2.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Với công nghệ sơn chất lượng cao mang nhãn hiệu CMP (Chugoku
Marine Paint)-Nhật Bản,công ty lắp đặt hệ thống sản xuất trong 1 phân
xưởng lớn có đặc điểm sau:
- Dây chuyền sản xuất đồng bộ khép kín.
- Công nghệ sản xuất tiên tiến được chuyển giao từ CMP.
- Công nghệ Sơn tĩnh điện được chuyển giao từ hãng ARSONSISI-
Italia,sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế JIS K5400 và tiêu
chuẩn châu ÂU.
- Hệ thống quản lý tiên tiến đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Công ty có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO?IEC 17025.
Toàn bộ quy trình sản xuất chính của công ty cổ phần Sơn Hải Phòng sẽ
được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất sản phẩm sơn - công ty CP Sơn Hải Phòng
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật thử nghiệm)
6
Kiểm soát
chất lượng

Khuấy
Lập KHSX
Sản phẩm
Phê duyệt
Thiết kế SP
Nghiên cứu
thị trường
Marketing
Khách hàng Đại lý Nhập kho
Nghiền Trộn
Kiểm tra
Đóng gói
Kiểm tra
Lọc
Chỉnh màu
Báo cáo thực tập kinh tế
1.3.3.Nội dung cơ bản các bước trong quy trình:
Theo như sơ đồ, chúng ta có thể thấy quy trình công nghệ sản xuất sơn
của công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là một chu trình khép kín và việc kiểm
soát chất lượng được thực hiện ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất,
đảm bảo cho các sản phẩm sơn đạt được các tiêu chuẩn đã đề ra. Nói chung,
quy trình sản xuất sơn phải trải qua 5 bước cơ bản sau đây:
• Khuấy: Nguyên liệu sản xuất sơn là bột màu được trộn, khuấy đều
cùng chất tạo màng, bột phụ trợ và các phụ gia. Đây là quá trình trộn
sơ bộ nhằm tạo hỗn hợp đồng đều, giúp quá trình nghiền đạt kết quả
tốt.
• Nghiền: Quá trình này sẽ giúp phá vỡ kích thước hạt nhằm đạt độ mịn
theo yêu cầu sản phẩm. Sản phẩm sau khi nghiền, có các đặc tính như:
mịn hơn nên độ phủ cao hơn, trắng hơn
• Trộn: Đây là quá trình pha loãng hỗn hợp nguyên liệu đã nghiền để

sơn đạt được độ đặc - loãng đúng theo yêu cầu của sản phẩm.
• Chỉnh màu: Việc điều chỉnh màu sắc sơn, pha màu tự động bằng máy
sẽ giúp các sản phẩm đa dạng hơn, đáp ứng được các nhu cầu về màu
sắc của khách hàng.
• Lọc: Quá trình này giúp loại bỏ các tạp chất trong sơn, làm cho sơn
mịn hơn. Đây cũng là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất
sơn, trước khi đóng gói.
1.4.Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất ở doanh nghiệp.
Hệ thống sản xuất ở công ty Sơn Hải Phòng có dây chuyền sản xuất
hiện đại, đồng bộ,khép kín.Công nghệ sản xuất tiên tiến được chuyển giao từ
7
Báo cáo thực tập kinh tế
CMP-Nhật Bản,là một trong số 6 hãng sơn hàng đầu thế giới về sơn tàu
biểnvà công trình biển.Công ty thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ,thiết
bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng
thời đảm bảo yêu cầu an toàn và cải thiện điều kiện làm việc của người lao
động.Công ty đã tập trung đầu tư máy móc thiết bị hiện đại từ Đức,Nhật
Bản,Italia,Malaysia,…
Công ty có dây chuyền đa tụ nhựa Alkyd từ CHLB Đức, đầu tư xây
dựng hàng trăm m2 nhà xưởng.Thiết bị này cho sản phẩm là nguyên liệu sản
xuất sơn cao cấp được nấu trong thiết bị kín nên không ảnh hưởng đến môi
trường xung quanh và người lao động.
Ngoài ra,Công ty còn đầu tư 2 dây chuyền mới:Sơn nhiệt dẻo phản
quang công nghệ Malaysia và sơn tĩnh điện công nghệ Italia.
Đầu tư đồng bộ thử nghiệm như máy pha màu,tủ khí hậu,máy đo dộ
cứng, độ dày,và các loại độ nhớt,bền kéo đứt…
Nhà xưởng,kho hàng, đường lưu thông nội bộ được đầu tư cải tạo theo
thiết kế của ngành hoá chất, đảm bảo yêu cầu quy mô và khối lượng sản
phẩm của từng giai đoạn.

Công ty xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000-2008,hiện nay đang duy trì và ngày càng hoàn thiện đảm bảo yêu cầu
và chất lượng sản phẩm cho từng khách hàng.
1.4.2.Kết cấu sản xuất của công ty
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất bao gồm:Phân xưởng cơ điện,bao
bì,sửa chữavà phân xưởn sản xuất sơn,nhựa.Các phân xưởng hoạt động theo
sự phân công của Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật,giám sát thực hiện
các quy trình sản xuất;lập kế hoạch thực hiện kiểm tra,bảo dưỡng,sửa
chữa,xử lý các sự cố thông thường về thiết bị của phân xưởng,chịu trách
nghiệm về an toàn sức khoẻ và môi trường tại phân xưởng phụ trách.Các
phân xưởng hoạt động tương đối độc lập,nhưng vẫn có sự phối hợp,liên hệ
chặt chẽ với nhau cùng thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất của công ty.
1.5.Bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
1.5.1.Tổ chức nhân sự

Lực lượng lao động trong công ty là một trong những yếu tố quan
trọng,quyết định quá trình sản xuất.Trong 15 năm qua,nguồn nhân lực phát
8
Báo cáo thực tập kinh tế
triển liên tục bằng giải pháp đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu.Đào tạo
nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên sâu về sơn và dịch vụ sơn với hình thức
tự đào tạo nội bộ cùng với các chuyên gia nước ngoài như: Malaysia,
Singapore, Nhật Bản.Chọn lựa các nhà công nghệ trẻ tuổi để tiếp bước duy
trì sự phát triển của công ty.
Hiện tại,nguồn nhân lực theo hợp đồng ngắn hạn và dài hạn của công ty
là 280 người,trong đó tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm đa số. Số lao động của
công ty so với các doanh nghiệp sản xuất là tương đối ít do quy trình công
nghệ của công ty gần như tự động và khép kín hoàn toàn.Công ty có đội ngũ
cán bộ qản lý năng động và có trình độ,đội ngũ công nhân lành nghề,chấp
hành tốt kỷ cương cũng như an toàn lao động.Chúng ta có thể thấy cơ cấu cụ

thể về đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty thong qua thống kê dưới
đây:
Ban giám đốc 4 người
Phòng tổ chức hành chính 5 người
Phòng kế toán tài vụ 7 người
Phòng kế hoạc vật tư 9 người
Phòng Mảrketing –Dịch vụ kỹ thuật 15 người
Phòng kinh doanh và tiêu thụ 22 người
Phòng kỹ thuật thử nghiệm và
Phòng đảm bảo chất lượng 30 người
Bộ phận kho và sản xuất 188 người
1.5.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cùng với sự phát triển chung của sản xuất đã hình thành những hình
thức cơ cấu tổ chức quản trị khác nhau.Mỗi hình thức chứa đựng những ưu
nhược điểm và được áp dụng trong những điều kiện nhất định.Công ty cổ
phần Sơn Hải Phòng có cơ cấu tổ chức mỏng.Hội đồng quản trị bao gồm 5
thành viên do ông Nguyễn Văn Viện làm chủ tịch hội đồng quản trị-Tổng
giám đốc điều hành,2 Phó tổng giám đốc và hệ thống phòng ban chức năng
thống nhất từ trên xuống dưới theo sơ đồ sau:
9
Báo cáo thực tập kinh tế
- Hội Đồng Quản Trị: Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của
Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề
liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc
quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng
Cổ đông bầu ra.
- Ban giám đốc: Ban Giám đốc bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc, do
HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc là người đại diện theo
pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh

doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Giám đốc hiện tại gồm 1 Giám
đốc và 2 Phó giám đốc
Các Phòng, Ban nghiệp vụ :
10
Báo cáo thực tập kinh tế
- Phòng Tổ chức – Hành chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức, quản lý lao động,
tiền lương và công tác hành chính. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến
quản trị nhân sự và hành chính trong Công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán : Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác Tài chính, Kế toán. Nhiệm vụ
cụ thể: lập kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch và kế hoạch trung, dài
hạn; tìm kiếm các nguồn vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị; thực hiện các quy định về kế toán, kiểm toán và thuế theo quy
định của Nhà nước; thực hiện quản lý tài chính của Công ty như quản lý các
khoản công nợ, chi phí sản xuất kinh doanh; phân phối lợi nhuận và lập kế
hoạch phân phối lợi nhuận cho năm kế hoạch, phân phối và sử dụng các quỹ
của đơn vị.
- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Giám
đốc và Phó Giám đốc Công ty trong lĩnh vực như lập kế hoạch, điều độ sản
xuất. Nhiệm vụ cụ thể: lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho hàng tháng,
quý, năm của Công ty, đôn đốc và theo dõi việc thực hiện tiến độ kế hoạch
của các bộ phận sản xuất.
- Phòng Kỹ thuật : Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp việc Giám đốc và
Phó Giám đốc Công ty về công tác kỹ thuật, quy trình sản xuất, công tác
sáng kiến cái tiến kỹ thuật và chất lượng sản phẩm,công tác an toàn lao
động.
11
Báo cáo thực tập kinh tế
Phần II:

Hệ thống kế toán-Tài chính của doanh nghiệp
2.1. Hệ thống kế toán của doanh nghiệp
2.1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Công ty cổ phần Sơn Hải Phòng là công ty sản xuất có quy mô vừa , tổ
chức sản xuất kinh doanh tập trung nên công ty đã chọn hình thức tổ chức bộ
máy kế toán tập trung. Phòng kế toán –tài chính của công ty thực hiện việc
tổng hợp số liệu và lập báo cáo kế toán định kỳ.
Tổ chức quản lý của phòng kế toán:
12
Kế toán trưởng
( KT tổng hợp + TSCĐ )
Kế
toán
thủ
quỹ
+
Vật

Kế
toán
tiêu
thụ
+
Công
nợ
ngườ
mua
Kế
toán
tiền

mặt
+
Công
nợ
nội
bộ(141)
Kế
toán
giá
thành
+
Lương
+
Bảo
hiểm
Kế
toán
ngân
hàng
+
Công
nợ
nội
bộ
Kế
toán
thanh
toán
Báo cáo thực tập kinh tế
Phòng kế toán – tài chính : có nhiệm vụ giám sát đồng tiền đối với tài

sản và các hoạt động sản xuất chung cua công ty. Phòng kế toán – tài chính
có 7 người và làm 7 nhiệm vụ khác nhau:

- Kế toán trưởng: Là người giúp giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo toàn
bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế
trong công ty, trực tiếp phụ trách công tác tài chính, thống kê và thông tin
kinh tế. Tổ chức chỉ đạo công tác hoạch toán kế toán thống kê trong phạm vi
toàn công ty.
- Kế toán vật tư + thủ quỹ : có nhiệm vụ theo dõi việc nhập xuất tồn
kho nguyên vật liệu của công ty và việc hạch toán nội bộ
- Kế toán tiêu thụ : có nhiệm vụ theo dõi và hoạch toán đối với khâu
tiêu thụ sản phẩm.

- Kế toán giá thành + lương +bảo hiểm : có nhiệm vụ hoạch toán giá
thành sản phẩm , chi phí lương công nhân viên , và các khoản bảo hiểm.
- Kế toán tiền mặt : có nhiệm vụ hoạch toán và theo dõi dòng tiền của
công ty.
- Kế toán ngân hàng : có nhiệm vụ hoạch toán các khoản tiền phải vay
và cho vay lien quan đến ngân hàng.
- Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ hoạch toán các khoản phải thanh
toán của doanh nghiệp.
Nhận xét : Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với quy
mô của công ty và trình độ của nhân viên. Bộ máy kế toán sẽ hoạt động trên
mọi lĩnh vực của công ty và có vai trò then chốt giúp giam đốc định hướng
sự phat triển của công ty.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán:

- Hình thức sổ kế toán đang áp dụng : Căn cứ vào tình hình thực tế sản
xuất kinh doanh, căn cứ vào khả năng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật,
yêu cầu thong tin kinh tế, Công ty Cổ phần Sơn Hải Phòng đã lựa chọn và

vận dụng hình thức nhật ký chung vào công tác kế toán.
13
Báo cáo thực tập kinh tế
Đặc điểm chủ yếu của hạch toán sổ kế toán nhật ký chung : Các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào nhật ký chung
theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Phản ánh đúng mối quan
hệ giữa các đối tượng kế toán (quan hệ đối giữa các tài khoản) rồi ghi vào sổ
cái.
Hệ thống sổ bao gồm :
+> Sổ kế toán tổng hợp : - Sổ nhật ký chung.
- Các sổ nhật ký chuyên dùng.
- Sổ cái các tài khoản
+> Sổ nhật ký chi tiết : Sổ kế toán nguyên vật liệu, Sổ kế toán
thành phẩm
* Trình tự ghi chép kế toán trong hình thức nhật ký chung như sau :
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi nghiệp vụ phát sinh vào
sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian, sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung
để ghi vào sổ cái. Cuối tháng tổng hợp số liệu của sổ cái và lấy số liệu của sổ
cái ghi vào bảng cân đối phát sinh các tài khoản tổng hợp.
Đối với các tài khoản có mở các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì sau khi
ghi sổ nhật ký, phải căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào các sổ hoặc thẻ kế toán
chi tiết liên quan, cuối tháng cộng sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào
sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản
để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng các số liệu, báng cân đối số phát
sinh được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế
toán khác.
14
Báo cáo thực tập kinh tế
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm kế toán

trùng với năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp
kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - đây là
phương pháp ghi chép phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống tình hình
nhập xuất tồn kho các loại nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trên các
tài khoản.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.

15
Báo cáo thực tập kinh tế
Trình tự ghi chép theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung:
Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi chép theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chung
16
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Nhật nhật ký
đặc biệt
Nhật ký chung
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
Sổ cái
Sổ KT chi
tiết
Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Đối chiếu kiểm tra
Ghi chú :

Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo thực tập kinh tế
2.1.3. Hệ thống thông tin kế toán của doanh nghiệp.
Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung thuận tiện cho việc áp dụng kế
toán trên máy vi tính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. Hiện nay tại
Công ty phần mềm kế toán CADS đã được đưa vào sử dụng giúp cho việc
truy cập thông tin và sự phản ánh của kế toán hết sức thuận tiện, nâng cao
hiệu quả quản lý của kế toán.
Phần mềm Quản trị Tài chính Kế toán CADS Accounting.Net được
thiết kế trên Công nghệ mới nhất của Microsoft phù hợp với chế đội chính
sách của Bộ tài chính ban hành và theo sát các bước phát triển như vũ bão
của lĩnh vực công nghệ thông tin. Với các công cụ tinh xảo về phát triển
giao diện đồ họa, CADS Accounting.Net trở thành phần mềm dễ học, dễ sử
dụng nhất hiện nay và có khả năng cung cấp phong phú các chức năng kế
toán và báo cáo. Hơn thế nữa phần mềm CADS Accounting.Net đã được sử
dụng và kiểm nghiệm tại hơn 1.000 doanh nghiệp trong vòng gần 10 năm
qua cho thấy sự "An toàn, tính ổn định và Uy tín, Chất lượng của sản phẩm "
Với sản phẩm mới này, CADS nhằm tập trung vào 3 mục tiêu: Gia
tăng hiệu quả ứng dụng các hệ thống Kế toán, Giảm chi phí mua sắm và
giảm rủi ro cho khách hàng.
17
Báo cáo thực tập kinh tế
Sơ đồ 3.3: Trình tự kế toán trên máy vi tính tại
Công ty cổ phần sơn Hải Phòng
Quy trình sử lý số liệu của phần mền kế toán CADS tại Công ty xi
măng Bỉm Sơn: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh -> Lập chứng từ -> Chứng từ kế
toán -> Nhập chứng từ vào các phân hệ nghiệp vụ -> Các tệp nhật ký ->
chuyển sang sổ cái -> Tệp sổ cái -> Lên báo cáo -> Sổ sách kế toán báo cáo
tài chính.

Minh họa quá trình nhập thông tin ta có một số mẫu chứng từ:
18
1. Chuẩn bị thu thập, xử lý các tài liệu, chứng từ
cần thiết. Định khoản kế toán.
2. Nhập dữ liệu vào máy. Nhập mọi thông tin về
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầu
3. Khai báo yêu cầu với máy
4. Máy tự xử lý thông tin
5. In sổ sách, báo cáo theo yêu cầu
Báo cáo thực tập kinh tế
Đơn vị: Công ty CP Sơn Hải Phòng Mẫu số 01- TT
Địa chỉ: 12 Lạch Tray, Hải Phòng. Ban hành theo quyết định số
Mã số thuế: 0200575580- 1 141 TC/ QĐ/ CDKT ngày 1
Telefax: 031- 846560 tháng11/ 1995 của Bộ tài chính
Phiếu chi
Ngày 17/06/2010 Số CT 6/292
Tài khoản ghi nợ 1331 18182
64172 1662818

Người nhận tiền : Đỗ Văn Tiến
Đại diện đơn vị
Địa chỉ : Tiêu thụ
Về khoản : Chi thanh toán c/t phí chở sơn từ ngày 2/6 12/6/2010
Số tiền : 1681000 VNĐ
Bằng chữ : Một triệu sáu trăm tám mươi mốt ngàn Việt Nam đồng
Kèm theo: ……. Chứng từ gốc
Giấy giới thiệu số Ngày / /
Nhận ngày…tháng…năm…
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng KT thanh toán Thủ quỹ Người nhận
tiền

(ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
19
Báo cáo thực tập kinh tế
Đơn vị: Công ty CP Sơn Hải Phòng Mẫu số 01- VT
Địa chỉ: 12 Lạch Tray, Hải Phòng. an hành theo quyết định số
Mã số thuế: 0200575580- 1 141 TC/ QĐ/ CDKT ngày 1/11
Telefax: 031- 846560 năm 1995 của Bộ tài chính
Phiếu nhập kho
Ngày 7 tháng 1 năm 2010 Số T01/004
- Họ tên người giao hàng: Công ty TNHH INFINTX
- Họ tên người nhập hàng: A Thắng
- Theo hóa đơn số: 159319 ngày 26 tháng 12/ 2009
- Tờ khai hải quan số: ngày 0 tháng 0 / 0
- Biên bản nhập hàng số: 4/1 ngày 7 tháng 1 / 2010
- Nhập tại kho: Kho phụ tùng thiết bị thay thế - Xuất xứ
STT Tên vật tư(hàng hóa) Mã số Mã lô ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Vỏ thùng HP 5L VT002 100107 CAI 12264.00 1.20 14810.01
2 Vỏ thùng CMP 20 L VT004 1254.00 3.16 3965.15
3 Vỏ thùng CMP 5 L VT005 210.00 1.20 253.60
4 Vỏ thùng DM 5 L VT013 829.00 1.23 1019.67
5 Vỏ hộp dung môi 0,7 lít VT025 BO 540.00 0.50 270.00
Tiền trước thuế 20 318.43
Tiền thuế VAT 2 031.84
Tiền chi phí
Tổng tiền 22 350.27
Số tiền bằng chữ: Hai mươi hai nghìn ba trăm năm mươi phẩy hai bẩy
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phòng KH-VT Người nhập hàng Thủ kho
20
Báo cáo thực tập kinh tế
2.2. Phân tích chi phí và giá thành

2.2.1. Đối tượng và phương pháp phân loại chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí của công ty là toàn bộ quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm sơn và chi phí sản xuất được tập hợp theo các sản phẩm,
nhóm sản phẩm được sản xuất trong tháng và theo các đơn đặt hàng.
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận
tiện cho việc tính giá thành, công ty đã lựa chọn phương pháp phân loại chi
phí theo công dụng kinh tế (theo khoản mục chi phí trong giá thành sản
xuất). Như vậy, các chi phí sẽ được tập hợp theo 5 khoản mục sau:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung
• Chi phí bán hàng
• Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.2.2. Phương pháp tập hợp, hạch toán chi phí và tính giá thành thực tế
2.2.2.1. Tập hợp và hạch toán chi phí
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định dựa trên phiếu xuất
kho nguyên liệu, tập hợp trên sổ cái TK 621 của công ty, bao gồm các sổ chi
tiết:
TK 6211 : Bột màu
21
Báo cáo thực tập kinh tế
TK 6212 : Chất kết dính
TK 6213 : Bột độn
TK 6214 : Phụ gia
TK 6215 : Dung môi
Đối với nguyên vật liệu phụ được tập hợp trên tài khoản 6212
Đối với nhiên liệu được tập hợp trên tài khoản 6213
Giá nguyên vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền hoặc gía đích danh.

Công thức:
Giá thực tế vật liệu xuất kho = Sản lượng xuất kho X Đơn giá xuất
kho
Giá trị thực tế Giá trị thực tế
tồn kho đầu kỳ + nhập kho trong kỳ
Đơn giá xuất kho =
Số lượng tồn kho + Số lượng nhập kho
đầu kỳ trong kỳ
Quy trình hạch toán:
22
TK 621TK 152 TK 154
TK 111, 112, 331
TK 133
Xuất kho NVL cho SXSP Kết chuyển cuối kỳ
NVL mua ngoài dùng trực tiếp
không qua kho
TK 152
NVL dùng không hết
Nhập lại kho
Báo cáo thực tập kinh tế
Trên cơ sở tổng hợp các sổ chi tiết Sổ Cái tài khoản 152, 153, 331 ta
có Sổ Cái TK621
Sổ Cái TK 621
Năm 2009
Đơn vị tính:đồng
Ngày
ghi sổ
CTGS
Diễn giải
TK đối

ứng
Số phát sinh
Số Ng Nợ Có
Dư đầu
Tổng phát sinh
Dư cuối
162.512.067 162.512.067
Nguyên liệu- Vật
liệu chính
1521 123.970.444.139
Bao bì 1522 30.731.689
Vật liệu phụ
Bán thành phẩm tự
chế
1523
1525
340.424.314
38.170.058.712
Công cụ đồ dùng 1531 417198
Vỏ phuy 1545 334.560.442
………
• Chi phí nhân công trực tiếp
23
Báo cáo thực tập kinh tế
Chi phí tiền lương sản xuất là một khoản chi phí có ảnh hưởng trực
tiếp tới kết quả sản xuất. Tiền lương công nhân sản xuất được coi là hợp lý
khi nó kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của công ty.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản
trích theo lương ( KPCĐ, BHXH, BHYT ) phải trả cho công nhân trực tiếp
sản xuất.

Từ ngày 1/1/2010, công ty CP Sơn Hải Phòng cũng đã thay đổi tỷ lệ
các khoản trích theo lương theo quy định mới của Nhà nước (Công ty chi trả
22% và người lao động chi trả 8,5% mức lương tham gia bảo hiểm).
Quy trình hạch toán:

Tổng hợp tất cả số liệu trên các Sổ Cái TK chi tiết phản ánh trên Sổ
Cái TK622
24
TK 622TK 334
TK 154
TK 338
TK 334
Lương công nhân SX
Kết chuyển cuối kỳ
Các khoản trích theo lương
Báo cáo thực tập kinh tế
Sổ cái tk 622
Năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Ngày
tháng
CT
Diễn giải
TK
đối
Số phát sinh
S N Nợ Có

Dư đầu
Tổng phát sinh

Dư cuối
Vỏ phuy
Chi phí và phân bổ
tiền lương công ty
………
1545
3341
8.337.800.715

8.337.800.715
8.337.800.715
18.151.384
• Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản
lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng như chi phí về tiền công và các khoản
phải trả khác cho nhân viên phân xưởng, chi phí về vật liệu, công cụ dụng cụ
dùng trong phân xưởng chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua
ngoài Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK 627 theo mức phân bổ
ước tính của chúng, gồm 5 tài khoản chi tiết:
TK 6271 : Chi phí nhân công phân xưởng
TK 6272 : Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
TK 6274 : Khấu hao TSCĐ
TK 6277 : Chi phí mua ngoài
TK 6278 : Chi phí khác bằng tiền
Quy trình hạch toán:
25

×