Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

tổng quan tình hình nghiên cứu về động vật đáy trong hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở 19 đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.13 KB, 72 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
O0O
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ VÀ CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI,
TRỮ LƯỢNG QUẦN XÃ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM KHU BẢO
TỒN BIỂN PHÚ QUÝ
Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An
KS. Hoàng Đình Chiều
Viện Nghiên cứu Hải sản
Dự án:
Xây dựng Quy hoạch chi tiết Khu bảo tồn Phú Quý - Bình
Thuận
Chủ dự án:
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cơ quan thực hiện:
Viện Nghiên cứu Hải sản
HẢI PHÒNG, 12/2010
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN
O0O
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỘNG VẬT
ĐÁY TRONG HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ VÀ VÙNG VEN
ĐẢO Ở 19 ĐẢO
Người thực hiện: KS. Đỗ Thanh An
KS. Hoàng Đình Chiều
Viện Nghiên cứu Hải sản
Dự án:


Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và
vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững
Chủ dự án:
Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
Cơ quan thực hiện:
Viện Nghiên cứu Hải sản
HẢI PHÒNG, 12/2010
MỤC LỤC
2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại 19 khu bảo biển nghiên cứu 12
2.17. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu 50
DANH MỤC CÁC BẢNG
2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại 19 khu bảo biển nghiên cứu 12
2.17. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu 50
DANH MỤC CÁC HÌNH
2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại 19 khu bảo biển nghiên cứu 12
2.17. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Côn Đảo – Bà Rịa Vũng Tàu 50
I. MỞ ĐẦU
Rạn san hô là một hệ sinh thái điển hình và quan trọng nhất trong các hệ
sinh thái biển đảo, rạn san hô được tìm thấy trên 100 quốc gia và các vùng lãnh
thổ nằm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Hodgson, 2000). Rạn san hô trên
toàn thế giới có khoảng 6 x 10
5
km
2
, và chiếm khoảng 0,1% diện tích bề mặt
trái đất (Smith, 1978). Rạn san hô tham gia hình thành và bảo vệ hàng ngàn
hòn đảo lớn nhỏ trên toàn thế giới và có ý nghĩa thật sự quan trọng đối với
cộng đồng dân cư ở nhiều đảo và vùng ven biển, trong phương diện bảo tồn đất
đai và phục vụ cuộc sống con người (Võ Sỹ Tuấn, 2003). Việt Nam có khoảng
1.100km

2
, trong đó 45% diện tích độ phủ rạn là san hô sống. Đây là điều kiện
thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội, du lịch đang và sẽ là hướng
phát triển trọng tâm. Hệ sinh thái rạn san hô là điều kiện tốt để cho nhiều loài
sinh trưởng và phát triển. Trong đó, nhóm động vật đáy cỡ lớn luôn chiếm đa
số cả về thành phần loài, số lượng cũng như sinh khối.
Động vật đáy (ĐVĐ) trong hệ sinh thái biển đảo là một trong những
nguồn thực phẩm có chấp lượng cung cấp trực tiếp cho con người, giá trị
thương mại, du lịch phục vụ cho chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu và cả trong y
học như các loài hải sâm, bào ngư Hiện nay, những nghiên cứu về động vật
đáy đã được tiến hành nghiên cứu trên nhiều quy mô khác nhau, trên nhiều đối
tượng khác nhau. Đặc biệt là tiến hành nghiên cứu trên đối tượng có giá trị kinh
tế, có sản lượng khai thác cao, trong đó chủ yếu là nhóm động vật đáy cỡ lớn
vùng ven bờ, như một số loài hải sâm, một vài loài giáp xác, cá, một số động
vật hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu động
vật đáy cỡ lớn tại các hệ sinh thái vùng biển đảo còn rất ít hoặc đang tập trung
tại các viện nghiên cứu trên cả nước chưa được công bố rộng rãi, các nghiên
cứu còn mang tính khái quát, tổng hợp chưa đi vào từng nhóm đối tượng. Các
thông tin không theo hệ thống và nhiều thông tin còn thiếu trong quá trình thu
thập, tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích quy hoạch, bảo vệ các giá trị
đa dạng loài phân bố và giá trị kinh tế với mục tiêu bảo tồn và khai thác nguồn
lợi lâu dài, bền vững.
Nguồn lợi sinh vật biển đang bị khai thác ở mọi lúc, mọi nơi tại các
vùng ven bờ, ven đảo. Nhiều loài có giá trị cao như tôm hùm, hải sâm, bào
ngư… là nhóm loài tập trung ở những vùng nước nông ven đảo đặc biệt là
trong các rạn san hô đang bị khai thác triệt để, vùng rong cỏ biển, vùng triều.
Khả năng khai thác và đánh bắt quá mức trong các hệ sinh thái làm cho các hệ
sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái san hô đang có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng
nhiều đến các loài sinh sống phụ thuộc vào các hệ sinh thái, là mối đe dạo lớn
cho nhiều loài sinh vật biển.

Báo cáo này dựa trên các thông kê tài liệu liên quan đến các đặc trưng
cơ bản về thành phần loài, đặc điểm phân bố, mật độ và khối lượng của động
vật đáy trên rạn san hô và vùng biển ven 19 đảo làm cơ sở cho công tác bảo tồn
tính đa dạng sinh học rạn san hô phục vụ nghiên cứu, du lịch cũng như cung
cấp cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về nhóm động vật đáy.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Việt Nam
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ, 1978 đã thống kê toàn bộ các công
trình nghiên cứu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tác giả đã thống kê được 74
công trình nghiên cứu trên toàn lãnh thổ và tiêu biểu trong các công trình
nghiên cứu đó là của các tác giả nước ngoài và chuyến tầu khảo sát liên kết
giữa Việt Nam - Trung Quốc. Các công trình có thể kể đến là: Công trình
nghiên cứu của R. Sérène, C. Dawydoff từ năm 1930 - 1952. E.F. Gurjanova và
đội điều tra Việt-Trung từ năm 1959 -1962 đã có những đóng góp đáng kể
trong kết quả chung về thành phần khu hệ động vật đáy biển Việt Nam. Tác giả
đã thống kê được 6377 loài động vật đáy ở biển Việt Nam trong đó có 1064
loài chưa được công bố và 667 loài chưa xác định được. Trong số các loài trên
có 925 loài được công bố mô tả, số còn lại 4388 loài được công bố danh mục.
Trong số các loài công bố có một giống mới, 372 loài mới và một dạng mới.
Cụ thể của từng ngành, lớp được trình bày dưới đây:
- Ngành Hải miên: có 160 loài, trong đó có 18 loài chưa xác định, 123 loài
công bố danh mục, 28 loài công bố mô tả, 9 loài chưa công bố và có 8 loài mới
được tổng hợp từ 5 công trình của Dawydoff, Lévi, Gurjanova và Trần Ngọc
Lợi.
- Ngành Ruột khoang: có 714 loài, trong đó có 32 loài mới, một dạng mới,
33 loài chưa xác định, 547 loài công bố danh mục, 114 loài công bố mô tả và
23 loài chưa công bố được tổng hợp trong tổng số 15 công trình của Dawydoff,
Hickson, Leloup, Pax và Muller, Trần ngọc lợi, Viện nghiên cứu biển nay là
Viện nghiên cứu Hải Sản.
- Ngành giun vòi: có 10 loài công bố danh mục trong đó có một loài

chưa xác định được tổng hợp từ 2 công trình của Dawydoff và Gurjanova.
- Ngành giun đốt: Lớp giun nhiều tơ: có 743 loài trong đó có 1 giống
mới và 45 loài mới, 135 loài chưa xác định, 488 loài công bố danh mục, 176
loài công bố mô tả và 79 loài chưa công bố trong tổng số 15 công trình nghiên
cứu của Dawydoff, Fauchald, Fauvel, Gallardo, Gurjanova, Sérène, Strelzov,
Uschakov, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Viện nghiên cứu biển.
- Ngành Sipunculida: có 32 loài, trong đó có 5 loài chưa xác định, 21
loài công bố danh mục, 11 loài công bố mô tả, trong tổng cộng 6 công trình của
Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.
- Ngành Uchiuria: có 6 loài công bố danh mục, 2 loài chưa xác định,
được tổng hợp trong 3 công trình của Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.
- Ngành động vật hình rêu: có 100 loài được công bố danh mục, trong
đó có 10 loài chưa xác định, có 4 loài mới, được tổng hợp trong 3 công trình
của Dawydoff, Gurjanova, Trần Ngọc Lợi.
- Ngành tay cuộn: có 6 loài công bố danh mục, được tổng hợp từ 2 công
trình của Dawydoff và Sérène.
- Ngành thân mềm: có 2523 loài trong đó có 154 loài chưa xác định,
1632 loài công bố danh mục, 308 loài công bố mô tả, 583 loài chưa công bố,
trong số loài công bố có 200 loài mới được tổng hợp từ 19 công trình nghiên
cứu của Bavay, Dautzenberf & Fischer, Marche-Marchard, Risbec, Robson,
Saurin, Sérène Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền,
Viện Nghiên cứu biển., Dawydoff.
- Ngành chân khớp, lớp giáp xác: có 1647 loài trong đó có 264 loài chưa
xác định, 1044 loài công bố danh mục, 248 loài công bố mô tả, có 38 loài mới
và 355 loài chưa công bố, được tổng hợp từ 46 công trình của Boschma, Fize,
Pize & Sérène, Forest, Gravier, Dawydoff, Gurjanova, Monod, Starobogatov,
Tiwari, Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định Đình Tiền, Viện
Nghiên cứu biển.
- Ngành da gai: có 384 loài có 39 loài chưa xác định, 359 loài công bố
danh mục, 10 loài công bố mô tả, 15 loài chưa công bố được tổng hợp trong 8

công trình của Sérène, Hayashi, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung, Định
Đình Tiền, Viện Nghiên cứu biển, Dawydoff.
- Ngành Hemichordata: có 6 loài công bố danh mục, có 2 loài chưa xác
định, được tổng hợp từ công trình của Dawydoff.
- Ngành Chordata: có 46 loài công bố danh mục, 1 loài chưa xác định,
được tổng hợp từ 4 công trình của Sérène, Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Văn Chung,
Gurjanova, Dawydoff.
Bảng 1: Tổng hợp thành phần loài của ngành, lớp động vật đáy đã công bố
S
T
T
Ngành
Tổng
số
loài
Số
loài
chưa
công
bố
Số
loài
công
bố
danh
mục
Số
loài
công
bố


tả
Số
loài
chưa
xác
định
Số
công
trình
nghiên
cứu
Các loài mới
Dạng
mới
Giốn
g mới
Loài
mới
1
Ngành Hải
miên
160 9 123 28 18 5 8
2
Ngành Ruột
khoang
714 23 547 114 33 15 1 32
3 Ngành Giun 10 10 1 2
vũi
4

Ngành Giun
đốt, lớp Giun
nhiều tơ
743 79 488 176 79 15 1 45
5
Ngành
Sipunculida
32 21 11 5 6
6
Ngành
Echiuria
6 6 2 3
7
Ngành động
vật hình rêu
100 100 10 3 4
8
Ngành tay
cuộn
6 6 2
9
Ngành chân
khớp, lớp
giáp xác
1467 355
104
4
248 264 46 38
1
0

Ngành thân
mềm
2523 583
163
2
308 154 19 200
1
1
Ngành da gai 384 15 359 10 39 8
1
2
Ngành
Hemichordata
6 6 2 1
1
3
Ngành
Chordata
46 46 1 4
Nguồn: (Nguyễn Văn Chung và nnk, 1978)
Tóm lại có thể thấy 6377 loài được thống kê từ 77 công trình là một con
số lớn so với những điều kiện nghiên cứu trước và nó chủ yếu được tiến hành
bởi các nhà nghiên cứu nước ngoài trong đó tiêu biểu là các tác giả Sérène,
Dawydoff, Gurjanova và một sô nhà nghiên cứu trong nước tiêu biểu như
Nguyễn Văn Chung, Trần Ngọc Lợi. Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn
nhiều hạn chế như tập chung ở vùng triều và vùng ven bờ của một số địa
phương riêng lẻ, phạm vi hẹp và chỉ có ba cuộc điều tra trên quy mô lớn như
tàu De lanessan (1929 - 1931), đội điều tra Việt – Trung (1959-1960, 1962) và
Việt – Xô (1960 – 1961). Mặt khác, bên cạnh những ngành, lớp được các
chuyên gia tập chung nghiên cứu nhiều nên số loài phát hiện nhiều như thâm

mềm (2523 loài), giáp xác (1647 loài), giun nhiều tơ (743 loài), còn nhiều
ngành, lớp chưa được nghiên cứu nhiều như hải miên, ruột khoang, da gai… và
trong đó chỉ có hai vùng biển được nghiên cứu nhiều đó là Vịnh Nha Trang và
Vịnh Bắc bộ. Hơn nữa các công trình trên được nghiên cứu tổng hợp nhiều đối
tượng cho toàn vùng biển Việt Nam và chủ yếu sử dụng phương pháp thu mẫu
điểm bằng gầu Petersen chỉ tính được lượng sinh vật đáy cỡ nhỏ, trong đó giun
nhiều tơ chiếm số lượng chính về mật độ phân bố của sinh vật đáy.
Nguyễn Văn Chung, 1994, tác giả lại tổng hợp các công trình nghiên
cứu về động vật đáy tại vùng biển việt nam, nhưng chủ yếu là về mặt phân bố
của các loài. Tác giả đã tổng hợp từ hơn 100 báo cáo của các tác giả và công
trình như: Nhiều tác giả như Dawydoff,C., Serene, R., Gurjanova E.F. và đội
điều tra Việt-Trung (hợp tác Việt Trung điều tra vịnh Bắc Bộ) đã có nhiều công
trình nghiên cứu đóng góp vào nghiên cứu thành phần loài sinh vật đáy biển
Việt Nam. Về nghiên cứu sinh thái khu hệ ĐVĐ dưới triều, kết quả điều tra
tổng hợp vịnh Bắc Bộ do hợp tác Việt Trung (1959 – 1960 và 1962) và Việt Xô
(1960 -1961), đã giới thiệu về thành phần loài, phân bố, sinh vật lượng và các
đặc điểm khu hệ động vật đáy vịnh Bắc Bộ từ độ sâu hớn hơn 20m. Năm 1962-
1964, Tổng cục Thuỷ Sản đã tiến hành điều tra bổ sung sinh vật đáy vùng gần
bờ Tây vịnh Bắc Bộ. Năm 1974, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Xuân Dục… đã
“điều tra sinh vật đáy ven bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng” ở độ sâu không quá
30m với mục đích góp phần hoàn thiện khu hệ sinh vật đáy vịnh Bắc Bộ.
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ và ctv đã điều tra khu hệ sinh vật đáy vịnh
Bình Giang-Nha Trang (1978) và vùng biển Thuận Hải-Minh Hải (1981). Năm
1981-1985, trong chương trình hợp tác Việt-Xô nghiên cứu hệ sinh thái ven
biển nam Việt Nam, tác giả đã đi sâu về quần xã sinh vật đáy trên đáy mềm.
Trong chương trình nghiên cứu biển 1986-1990, trên cơ sở kết qủa đã nghiên
cứu bao gồm số liệu đã thu được về sinh vật đáy trên tàu Biển Đông (1979-
1980) ở vùng biển Nam Việt Nam, cùng với kết quả mới thu được, các tác giả
Nguyễn Văn Chung, Đào Tấn Hổ và ctv đã tiến hành nghiên cứu tổng hợp, góp
phần hoàn chỉnh khu hệ sinh vật đáy toàn vùng biển Việt Nam.

Tổng số loài đã phát hiện dược cho thấy thành phần loài phân bố của
động vật đáy trên vùng biển Việt Nam như sau:
- Ở vịnh Bắc Bộ (từ vĩ độ 170 trở ra) số loài chiếm khoảng 20%.
- Ở biển miền Trung và Nam Bộ (từ vĩ độ 170 trở vào) số loài chiếm
khoảng 50%.
- Số loài phát hiện được ở cả 3 vùng chiếm khoảng 30%.
- Thành phần loài ở biển miền Trung và phía Nam không khác biệt mấy
và có xu thế tăng dần từ Bắc xuống Nam. Thành phần loài có nguồn gốc và đặc
tính phân bố địa lý rộng ở hầu khắp các vùng biển thế giới, ngoại trừ một số ít
loài phân bố toàn cầu (Cosmopolite), có khả năng thích nghi cao với điều kiện
sống, còn lại phần lớn số loài chỉ phân bố rộng ở vùng nhiệt đới ấn Độ - Tây
Thái Bình Dương.
Đặc điểm phân bố của một số nhóm động vật đáy chính tại vùng biển
Việt Nam như sau:
Phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta): Nhóm giun nhiều tơ chiếm vị
trí khá quan trọng trong khu hệ động vật đáy biển Việt Nam, tuy thành phần
loài không nhiều như thân mền và giáp xác, nhưng đã phát hiện được khoảng
700 loài. Trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều như họ Aphroditidae,
Nereidae, Eunicidae, syllidae, Terebellidae, Capitellidae, Nephtyidae… Phần
lớn giun nhiều tơ thích ứng với dạng chất đáy là bùn nhuyễn, cá biệt có loài
sống ở chất đáy là cát lớn hoặc cát có lẫn vỏ sinh vật, nhiều loài sống trong các
tầng san hô chết. Sự phân bố của giun nhiều tơ khác hẳn với thân mềm, giáp
xác và da gai. Nhiều loài giun nhiều tơ phân bố rất rộng trong đó có một số loài
có phân bố toàn cầu như Terebellides stroemi, Sternaspis scutata, Nephtys
dibranchis…hoặc phân bố rộng ở khu biển nhiệt đới ấn Độ-Thái Bình Dương
như Marphysa stragulum, Chloeia, Panthalis melanonotus. Ở biển Việt Nam
ngoài các loài phân bố rộng như đã nói ở trên, từng vùng biển có thành phần
loài đặc trưng khác nhau:
- Ở vịnh Bắc bộ đã phát hiện khoảng 300 loài, các loài đặc trưng là
Phyllidoce castanea, Eunice tubofex, Notomastus latericeus, Glycera riuxii…

- Ở ven biển miền Trung đã phát hiện gần 400 loài, các loài đặc trưng là
Amphinome rostrata, Glycera alba, Glycera capitata, Prionospio malayensis,
Sthenolepis japonica
- Vùng biển miền Nam đã phát hiện được 200 loài, các loài đặc trưng là
Micronephtys sphaerocirrata, Thalenessa trpica, Onuphis eremita, glaophmus
orientalis
Phân bố của động vật thân mềm (Mollusca): Động vật thân mềm có
thành phần loài nhiều nhất trong các nhóm động vật đáy, đến nay đã phát hiện
được gần 2500 loài thuộc 163 họ, trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều
như: Pyramidellidae, Veneridae, Conidae, Muricidae, Cypraeidae, Nassidae,
Pectinidae, Arcudae… Thân mềm phân bố hầu hết ở các loại chất đáy, từ đá
tảng ven biển đến vùng bùn nhuyễn có độ sâu vài chục mét. Phân bố trên mặt
rộng cũng có sự khác nhau ở từng vùng biển:
- Ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được gần 1000 loài, các loài thường gặp là
Distorsio reticulata, Bursa rana, Murex tiapa, Amussium pheuronectes, Drupa
margariticola, Turricula tuberculata, Angulus vestalis…
- Biển miền Trung thành phần loài thân mền rất phong phú, đã phát hiện
được gần 1500 loài, các giống loài thường gặp là: sò (Arca), hầu (Ostrea),
Cardium pulcherum, Cerithium kochi, Natica chilensis, Surcula tuberculata,
Tellina radiata, Terebellum terebellum, Pinna vexillum, P. nigra, Trai tai tượng
(Tridacna squamosa, T. crocea), ốc đụn (Trechus niloticus, Tectus pyramis)…
- Vùng biển phía Nam đã phát hiện được khoảng 500 loài các loài
thường gặp là Turbo bruneus, Nerita albicilla, Thais acleata, Arca antiquata,
Chlampys nobilis, Strombus succinctus.
Phân bố của giáp xác (Crustacea): Động vật giáp xác có số loài và số
lượng cá thể tương đối nhiều, đặc biệt trong mẫu kéo lưới động vật đáy, đây là
một đặc trưng của khu hệ sinh vật đáy vùng biển nhiệt đới. Đến nay đã xác
định được khoảng 1500 loài thuộc 70 họ, trong đó một số họ có số loài tương
đối nhiều như: Xanthidae, Gonoplacidae, Leucosidae, Portunidae, Ocypodidae,
Majidae, Penaeidae.

- Ở vịnh Bắc Bộ đã phát hiện được hơn 500 loài, ngoài các loài trên, các
loài sau đây cũng thường gặp ở vùng biển này: Parapenaeopsis tenella,
Chasmocarcinops gelasimoides, Charybdis truncata, Scalopidia spinoisipes,
Leucosia unidentata…
- Vùng biển miền Trung đã phát hiện được khoảng 700 loài trong đó các
loài điển hình như Penaeus monodon, P. semisulcatus, P. latisulcatus,
Macrophthalmus nudus, Panulirus ornatus, P.homarus, P. longipes, P.
stimpsoni…
- Vùng biển phía Nam đã phát hiện được gần 500 loài, ngoài một số loài
có giá trị kinh tế trong họ tôm he, cua bơi và tôm hùm, còn có các loài thường
gặp khác như: Actumnus spuamosus, Cryptosoma granulosa,
Chasmocarcinops gelasimoides, Myra fugax, Myrodes eudactylus.
Phân bố của Da gai (Echinoderm): Động vật da gai có số loài ít nhất
trong số 4 nhóm động vật đáy, chủ yếu sống ở biển. Đến nay đã phát hiện được
khoảng 350 loài thuộc 58 họ, trong đó một số họ có số loài tương đối nhiều
như: Comasteridae, Holothuriaidae, Cucumariidae, Amphiuridae…Các loài
thường gặp trên vùng triều và dưới triều có nền đáy cứng (cát và san hô chết) là
hải sâm (họ Holothuridae), sao biển và cầu gai cỡ lớn. Trong san hô chết
thường có các loài đuôi rắn họ Ophiothrichidae và Ophiactidae…
- Ở miền trung đã phát hiện hơn 200 loài, các loài thường gặp là
Laganum decagonale, Ophiura pteracantha, Leptopentacta tyica, Luidia
prionota, Astropecten velitaris, Clypeaster reticulatus, Ophiothela danae…
- Vùng biển phía Nam ít hơn, khoảng gần 100 loài, thường gặp có các
loài Ophiactis savignyi, Pentacta anceps, Holothuria spinifera, Echinodiscus
auritus, Lobenia elongata, Peeinella lesueuri…
Phân bố sinh vật lượng của vùng biển Việt Nam cho thấy: Tổng sinh vật
lượng bình quân biển Việt Nam là 6,35 g/m
2
và 9,4 cá thể/m
2

. Nếu so sánh với
khu vực thềm lục địa của vùng biển ôn đới phía Bắc, sinh vật lượng sinh vật
đáy biển Việt Nam khá thấp. Do điều kiện môi trường và chất đáy khác nhau
nên sự phân bố sinh vật lượng không đều, biểu hiện các đặc điểm sau:
- Ở vịnh Bắc Bộ, sinh vật lượng trung bình là 8,51 g/m
2
và 70,76 cá
thể/m
2
, trong đó da gai và giáp xác chiếm ưu thế về khối lượng, còn mật độ do
giáp xác và giun nhiều tơ. Sự phân bố của khối lượng sinh vật trong vùng biển
rất khác nhau. Vùng có khối lượng bình quân cao trên 15 g/m
2
phân bố ở phía
Bắc, Đông Vịnh, Phía Tây đảo Bạch Long Vĩ và một khu nhỏ ven biển Bình
Trị Thiên. Vùng phía Tây đảo Bạch Long Vĩ có chất đáy cát, các loài cá lưỡng
tiêm (Branchiostoma belcheri và Asymmetron cultellum) chiếm ưu thế tuyệt
đối. Vùng ven bờ phía Tây Vịnh, khối lượng sinh vật cũng tương đối cao, gần
10 g/m
2
, trong đó Giáp xác chiếm ưu thế như các loài Chasmocarcinops
gelasimoides, Typhlocarcinus nudeu, ngoài ra loài giáp xác đuôi lệch
Upogobia sp và những loài cua nhỏ khác cũng có khối lượng khá cao.
- Vùng có mật độ cao (trên 100 cá thể/m
2
) có xu thế trùng với vùng có
khối lượng cao, bao gồm vùng phía Bắc Vịnh vùng đảo Bạch Long Vĩ và vùng
ven bờ Nghệ Tĩnh, đặc biệt vùng Bạch Long Vĩ có trạm đạt tới 700 cá thể/m
2
.

Nhiều kết quả điều tra vùng sát bờ Tây vịnh Bắc bộ ở độ sâu không quá 20m
đều cho thấy khối lượng sinh vật tương đối cao (trên 10g/m
2
).
- Ở vùng biển miền Trung (Đà Nẵng - Phan Rang) do độ dốc lớn, cách
bờ không xa đã có độ sâu rất lớn, nên sinh vật lượng nhìn chung thấp. Vùng có
sinh vật lượng dưới 1,00 g/m
2
và 50 cá thể/m
2
chiếm phần lớn diện tích. Tuy
vậy ở vùng sát bờ hoặc vũng vịnh lượng sinh vật cao hơn như ở vịnh Bình
Giang - Nha Trang (5,19 g/m
2
và 191,6 cá thể/m
2
) và vịnh Văn Phong-Bến Gỏi
(30,54 g/m
2
và 191,6 cá thể/m
2
).
- Ở vùng biển phía Nam (từ Phan Rang trở vào) có sinh vật lượng bình
quân là 4,05 g/m
2
và 131,09 cá thể/m
2
. Khối lượng thấp hơn, nhưng mật độ lại
cao hơn so với vịnh Bắc bộ, bởi lẽ trong thành phần định lượng hai nhóm có
kích thước nhỏ là giáp xác và giun nhiều tơ chiếm ưu thế.

Bảng 2: Sinh vật lượng bình quân ở một số vùng ven biển
Vùng biển
Thời gian điều
tra
Khối lượng
bình quân
(g/m
2
)
Mật độ bình
quân (cá thể/m
2
)
Vùng
khơi trên
20 m
Vịnh bắc bộ 1959 – 1974 8,51 70,76
Biển miền Trung 1979 – 1986 0,24 4,79
Biển phía Nam 1977 – 1985 4,05 131,09
Vùng sát
bờ
Ven biển Quảng
Ninh Hải – Phòng
1971 – 1972 20,71 139,20
Vịnh Nha Trang –
Văn Phong
1976 – 1985 17,90 165,61
Bảng 3: Sinh vật lượng bình quân của một số nhóm sinh vật đáy chủ yếu
Vùng biển
Nhóm loài

Thuận Hải –
Minh Hải
(1979 – 1980)
Nha Trang –
Văn Phong
(1976 – 1985)
Vịnh Bắc bộ
(1959 – 1962)
Quảng Ninh –
Hải Phòng
(1971 – 1972)
g/m
2

thể/m
2
g/m
2

thể/m
2
g/m
2

thể/m
2
g/m
2

thể/m

2
Giun nhiều tơ
0,94 159,90 0,89 62,58 1,13 30,60 1,24 50,10
Thâm mềm
2,80 16,80 5,29 29,53 1,25 4,60 10,70 20,90
Giáp xác
1,41 199,30 1,83 43,90 3,00 46,50 2,61 43,80
Da gai
3,13 14,30 9,14 18,28 3,21 9,40 2,14 12,50
Loại khác
0,23 10,60 0,75 11,32 2,44 12,40 3,99 12,10
Tổng số
8,50 401,20 17,90 165,61 11,03 103,20 20,71 139,40
2. Tình hình nghiên cứu nhóm động vật đáy tại 19 khu bảo biển nghiên
cứu
Nghiên cứu về động vật đáy đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước
tiến hành rất nhiều trên phạm vi cả nước và trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy
nhiên các nghiên cứu về nhóm động vật đáy trên vùng rạn san hô tại các đảo
còn ít được tiển hành nghiên cứu và nhất là phương pháp nghiên cứu lặn có khí
tài thì ít được thực hiện hơn. Các nghiên cứu về nhóm động vật đáy trên vùng
rạn san hô thời gian trước đây chỉ mới được các nhà nghiên cứu Miền Nam
thực hiện, mà trong đó chủ yếu là do Viện hải dương học Nha Trang thực hiện.
Trong các nhà nghiên cứu của Viện hải dương học Nha Trang có tác giả Đào
Tấn Hổ là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về nhóm động vật đáy trên
vùng rạn và tập trung là nhóm động vật da gai. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ thực
hiện tại các đảo phía Nam như Côn Đảo và Phú Quốc còn các đảo Bạch long
Vĩ và Cồn Cỏ… thì chưa được tiến hành nghiên cứu. Một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu có thể kể đến đó là công trình nghiên cứu Sơ bộ nghiên cứu động
vật da gai ở vùn đảo Thổ Chu, Phú Quốc, 1992; thành phần loài động vật da
gai ở vùng biển Côn Đảo, 1996; tác giả và cộng tác viên đã cho xuất bản 2 tập

danh mục động vật da gai vùng biển Việt Nam, 1994.
2.1. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Cô Tô – Quảng Ninh
Kết quả phân tích mẫu thu trong đợt khảo sát của đề tài và tham khảo
các tư liệu có được từ năm 1973 đến nay (N.V. Chung, N.X. Dục, P.Đ. Trọng,
1973; 1947, 1948; Đ.C. Thung, 2000, 2001), ở Cô Tô - Thanh Lân đã phát hiện
được 208 loài thuộc 128 giống, 63 họ. Trong đó ngành Thân mềm (Mollusca)
có số loài phong phú nhất với 151 loài, chiếm 72,9% tổng số loài, sau đến Giáp
xác (Crustacea) 36 loài – 17,4%, Giun đốt (Annelida) 15 loài, chiếm 7,2% và
thấp nhất là ngành Da gai (Echinodermata) chỉ có 5 loài chiếm 2,4%.
Theo kết quả phân tích và thống kê của Đỗ Văn Khương và cs (2008) về
sự phân bố của ĐVĐ ở vùng biển Cô Tô - Thanh Lân trên các mặt cắt khảo sát
cho thấy một sự phân bố không đồng đều giữa các mặt cắt. Hầu hết ở các bãi
cát số lượng loài chỉ nằm trong khoảng từ 10 – 25 loài, cao nhất thuộc về bãi
Nam Hải và Hồng Vàn cũng chỉ tìm thấy 18 – 25 loài. Trên các bãi triều rạn đá,
chiếm ưu thế về thành phần loài, hơn 100 loài tìm thấy ở dạng sinh cảnh này.
Bãi triều rừng ngập mặn, phân bố chủ yếu ở phía Đông Bắc đảo Cô Tô Lớn, do
rừng ngập mặn mọc trên cát, nên rừng rất thưa thớt, nền đáy là cát, hệ sinh vật
đáy tương đối nghèo. Tổng số loài phát hiện được 15 loài, các loài điển hình
gồm Cerithidea cingulata, Littorinopsis scabra (ốc), cua giống Sesarma spp.,
Scopimera bitympana, S. tuberculata .v.v. Vùng dưới triều: đã phát hiện 90 loài
phân bố ở khu vực này, trong số này thân mềm chiếm số loài nhiều hơn cả,
trong đó:
- Ngành Thân mềm (Mollusca) có 62 loài, chiếm 68,8%.
- Ngành Giun đốt (Annelida) với lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) có 6
loài, chiếm 6,7%.
- Ngành Chân đốt (Arthropoda) với lớp Giáp xác (Crustacea) có 17 loài,
chiếm 18,9%.
- Ngành Da gai (Echinodermata) có 5 loài, chiếm 5,6%.
- Các loài động vật đáy điển hình và có giá trị cao như Bào ngư (Haliotis
diversicolor), Trai ngọc (Pinctada martensii), Bàn mai (Pinna antenuata,

Pinna atropurpurea), ốc Nón (Trochus maculatus, T. pyramis), họ ốc Sứ
(Cypreidae), họ Cua bơi (Portunidae), họ tôm He (Peneidae), Sao biển
(Astropecten polycanthus, A. monocanthus).
- Các loài động vật đáy quý hiếm: Trai ngọc (Pinctada margaritifera),
Vẹm xanh, con Sút (Anomalodiscus squamosa), ốc Đụn cái (Trochus niloticus),
ốc Đụn đực (Trochus pyramis), Bào ngư (Haliotis diversicolor) (các loài này là
những loài có số lượng ít, hiện đang bị khai thác mạnh có nguy cơ diệt vong,
cần phải có biện pháp bảo vệ), con 3 khía (Gafrarium tumidum), mực Nang vân
hổ (Sepia tigris).
2.2. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Ba Mùn – Quảng Ninh
- Giun đốt: Tập hợp các kết quả nghiên cứu có được, cho đến nay riêng
về giun nhiều tơ đã thống kê được 60 loài thuộc ngành giun đốt, trong đó lớp
Giun nhiều tơ có 58 loài và lớp Sâu đất có 2 loài. Số loài trên thuộc vào 48
giống và 25 họ. Nhìn chung, số loài trong các giống hay họ đều thấp, chỉ
khoảng 3 - 5 loài. Rất nhiều giống hay họ chỉ có 1 loài. Nhìn chung, số loài
Giun nhiều tơ trên thể hiện tính thích nghi với hai thể nền đáy chính là đáy
mềm vùng ngập nước và đáy cứng trong các thân san hô. Số loài thu được trên
vùng triều ít do các bãi triều trong khu vực là đá cuội nên Giun ít phân bố.
So sánh với các vùng biển khác trong khu vực thấy rằng, khu vực Cát
Bà được điều tra đầy đủ hơn các vùng khác nên đã phát hiện được 110 loài
(KT0311), vùng vịnh Hạ Long - 57 loài (KNCF-Việt Nam). Qua đó ta thấy,
thành phần loài khu hệ giun nhiều tơ của vùng đảo Ba Mùn khá phong phú.
Nếu được điều tra kỹ hơn, thì số loài có thể đạt khoảng 80 - 100 loài.
Sự phân bố của Giun nhiều tơ phụ thuộc nhiều vào đặc điểm nền đáy.
Đảo Ba Mùn có cấu trúc địa chất khá đa dạng, bao gồm các đảo đất có nền đáy
là đá cát kết và các đảo đá vôi. Trong khi các đảo đất có nền đáy vùng triều là
đá cuội, nền đáy không ổn định như các đảo đá vôi nên các loài giun nhiều tơ
phân bố quanh các đảo đó có khác nhau. qua đó có thể xem xét đánh giá đặc
điểm phân bố của chúng. Các sinh cảnh phân bố của giun nhiều tơ bao gồm:
- Phân bố trên các vùng triều đá cuội - sỏi: Vùng triều có nền đáy là đá

cuội sỏi rất phổ biến ở khu vực Ba Mùn. Trên khu cao triều và trung triều là
các hòn đá tảng, các bãi cát. Trên các bãi triều này, thành phân loài của Giun
nhiều tơ khá nghèo nàn, tại mỗi điểm khảo sát chỉ phát hiện thấy 2 - 7 loài, sinh
lượng cũng rất thấp nên trong các mẫu định lượng hầu như không thu được,
đặc biệt là phía đông các đảo. Điều này cũng đã được khẳng định từ các nghiên
cứu trước đây (1999). Đặc biệt trên vùng cao và trung triều thì hầu như không
có. Tuy nhiên, trên các tảng đá nằm trên vùng triều có các khảm hàu xếp tầng
tầng lớp lớp nhiều khe rãnh, trong đó có tích tụ mùn bã hữu cơ có phát hiện
nhiề loài Giun nhiều tơ thuộc các giống khác nhau, mật độ đạt tới 15 - 20
con/m
2
cón sinh khối của chúng thường thấp, khoảng 2,0 g/m
2
.
- Phân bố trên các bãi triều đáy mềm: Các bãi cát phân bố hạn chế ở
một số khu vực. Đáng chú ý hơn cả là dẻo phía bắc đảo Cảnh Cước và một số
chỗ lõm khác. Cát có cấp hạt nhỏ thô dần từ cao triều đến thấp triều. Thành
phần loài Giun nhiều tơ trên các bãi triều cát thường nghèo nàn do sau khi triều
rút đi cát bị phơi khô nên giun không sống được do thiếu độ ẩm. Thường chỉ
phát hiện 1 -2 loài trên vùng thấp triều của kiểu chất đáy này.
Các bãi triều cát - bùn phân bố thường nằm trong những vụng lõm
quanh các đảo, với đới cao triều và phần trên của đới trung triều là một dẻo
rừng ngập mặn hẹp và thấp. Các bãi triều cát - bùn thường giữ được độ ẩm cần
thiết để Giun nhiều tơ sinh sống. Mặt khác, nhờ có dẻo rừng ngập mặn ở phía
trên nên chúng có đủ lượng mùn bã hữu cơ cần thiết làm thức ăn. Vì vậy, thành
phần loài của khu hệ Giun nhiều tơ trong kiểu chất đáy này phong phú hơn.
Trên vùng triều chúng thường phân bố phổ biến hơn trên vùng cao và trung
triều do nền đáy tơi xốp hơn, còn vùng thấp triều do nền đáy chủ yếu là bùn
nên thường bị nén chặt nên giun hầu như không phân bố. Đáng chú ý hơn là
trong vùng rừng ngập mặn còn thu được 2 loài Giun đốt khác thuộc lớp

Sipunculida là sá sùng và bông thùa là những loài có giá trị kinh tế cao.
- Phân bố của Giun nhiều tơ trên vùng rạn san hô: Rạn san hô là một hệ
sinh thái đặc trưng, với đặc điểm là nhiều hang hốc, khe rãnh nên rạn san hô rất
phong phú nơi cư trú và thức ăn cho các loài sinh vật đáy, trong đó có Giun
nhiều tơ. Chúng có thể bám vào các cây san hô sống, đục lỗ trong các tảng san
hô chết, chui rúc trong các khe rãnh trên các tảng đá có rong, san hô bao phủ
hay trong các hõm có cát san hô tập trung lại. Kết quả khảo sát cho thấy, trên
vùng rạn san hô, giun nhiều tơ còn phân ra các nhóm sinh thái sau:
* Nhóm loài lấy thân san hô làm giá thể bám;
* Các loài sống đục trong các thân san hô chết;
* Các loài sống trong các khe rãnh của nền đáy trên rạn.
- Động vật thân mềm: Kết quả nghiên cứu cho thấy thân mềm là nhóm
ĐVĐ chiếm số lượng lớn với tổng số 197 loài. Trong nhóm này, lớp Chân
bụng (Gastropoda) gồm 97 loài, chiếm 49,2 %, lớp Hai mảnh vỏ (Bivalvia) 96
loài - 48,8 %, lớp Chân đào (Scaphopoda) 2 loài - 1%, lớp Nhiều tấm (Song
kinh) (Polyplacophora) 2 loài - 1 % (bảng 4).
Bảng 4: Cấu trúc thành phần loài thân mềm
Taxon Số họ Số giống Số loài Tỷ lệ
Polyplacophora 1 2 2 1
Scaphopoda 1 2 2 1
Gastropoda 28 51 97 49,2
Bivalvia 27 57
96
48,8
Tổng số 57 112
197
100
- Lớp Chân bụng: có 97 loài thuộc 28 họ, 51 giống, các họ có số loài
nhiều bao gồm họ ốc đụn (Trochidae) với 15 loài, Cerithiidae -11 loài, ốc
xương (Muricidae) - 11 loài), ốc vùng triều (Littorinidae) - 9 loài; các họ còn

lại có từ 1 đến 6 loài. Các loài thường gặp là Cerithidea cingulata, Littoraria
intermedia, Nodilittorina pyramidalis, Planaxis sulcatus, Nerita albicilla,
Clypemorus biscilatus, Chicoreus torefactus, Trochus pyramis
- Lớp hai mảnh vỏ: đã phát hiện 96 loài thuộc 27 họ, 57 giống. Họ
Veneridae có số loài nhiều nhất, 26 loài. Ba họ có số loài tương đối nhiều
gồm họ Tellinidae - 9 loài, Ostreidae - 8 loài, Arcidae - 8 loài; Các họ còn lại
có từ 1 đến 5 loài. Các giống có số lượng loài nhiều gồm Tellina - 6 loài,
Gafrarium - 5 loài, Arca - 4 loài, Isognomon - 4, Barbatia - 3 loài, Pinna - 3
loài, Pitar - 3 loài, Dosinia - 3 loài, Mactra - 3 loài. các loài thường gặp là
Barbatia decussata, Brachydontes curvatus, Isognomon quadragularis,
Nuculana taphria, Pinna attenuata, Pinna vexillum, Asaphis dichotoma,
Gafrarium pectinatum, G. gibba, Chione squamosa, Ostrea mordax, Ostrea
cristagalli, Ostrea glomerata, Chlamys pica, Anomalocardia flexuosa,
Meretrix meretrix, Chione (Clausinella) tiara, Chione (Tomoclea) imbricata,
Calista chinensis.
- Lớp Song kinh và Chân đào mỗi lớp chỉ có 1 họ, 2 giống và hai loài.
- Lớp chân đầu là nhóm sinh vật kinh tế quan trọng. Nhưng theo kết quả
nghiên cứu trước đây (Đỗ Công Thung và nnk, 2002) khu vực Bái Tử Long và
lân cận có 14 loài thuộc nhóm này và tập trung chủ yếu ở các họ mực nang
(Sepiidae) - 6 loài, mực sim (Sepiolidae) - 3 loài, mực ống (Loliginidae) - 2
loài và bạch tuộc - 3 loài.
Kết quả thống kê cho thấy trong số 197 loài có 149 loài phân bố ở vùng
triều, bao gồm 80 loài ốc, 59 loài trai biển; vùng dưới triều có 96 loài, 45 loài
ốc và 51 loài trai. Có 48 loài phân bố chung cả vùng triều và dưới triều (25 loài
ốc, 23 loài trai).
Bảng 5. Sinh vật lượng thân mềm vùng triều khu vực Ba Mùn
Địa điểm con /m
2
mg/m
2

H’
Trung bình đới cao triều
218.3 215291.4 1.63
Trung bình đới trung triều
200.5 288935.5 1.56
Trung bình đới thấp triều
259.2 312960 0.97
Trung bình toàn vùng
215 250917 1.483
- Các loài điển hình cho vùng triều là: Planaxis sulcatus, Nodilittorina
granulata, Littorinopsis undulata, Cerithidea cingulata, Cerithium sinensis,
Clithon oualaniensis, Nerita allidicilla, N. costata, N. striata, N. yoldi,
Monodonta labio, Pateloida spp., Gafrarium pectinatum, G. gibba, G.
tumidum.v.v. Đặc biệt nhóm hàu Ostrea glomerata, O. cucullata, O. mordax,
O. imbricata, O. echinata phát triển rất mạnh, bám chồng chất lên nhau, tạo
thành các vỉa sinh vật rất điển hình cho bãi triều rạn đá. Phát triển mạnh trên
các dạng bãi triều cát và cát bùn thuộc về họ Veneridae. Trong họ này có 27
loài, hay gặp là các loài: Dosinia japonica, D. laminata, Chone isabellina,
Anomalodiscus squamosa, Gafrarium pectinatum, G. tumidum, G.
divaricatum, Paphia amabilis, P. malabarica, Cyclina sinensis, Meretrix
meretrix .v.v.
Hình 1: Phân bố thành phần loài thân mềm khu vực đảo Ba Mùn
- Số loài phân bố ở vùng dưới triều tập trung chính là các loài thuộc họ
ốc đụn (Trochidae), ốc nón (Conidae), ốc xương (Muricidae). Các loài thường
hay bắt gặp là: Trochus niloticus, T. maculatus, Turbo coronata, Thais trigona,
Thais echinata, Chicoreus bruneus, Ch. torrefactus, Morula maginatra, Conus
spp., v.v. Các loài thuộc hai mảnh vỏ gồm các nhóm loài vừa sống ở vùng triều
và vùng dưới triều, còn có những loài chỉ tìm thấy ở vùng dưới triều như:
Amusium sp, Pinna attenuata, P. pectinata, P. muricata, Pteria penguin,
Pinctada margaritifera, Pinctada martensii.v.v.

Tiềm năng nguồn lợi: Thân mềm là nguồn sống chủ yếu của một bộ
phận dân nghèo ven biển. Hàng ngày họ khai thác ốc, trai, sò mang bán để
kiếm tiền sinh sống và chi tiêu cho gia đình. Giải quyết tốt vấn đề sử dụng hợp
lý nguồn lợi này sẽ góp phần vào xoá đói giảm nghèo cho dân cư ven biển.
Cấu trúc nguồn lợi: Trong số gần 200 loài động vật thân mềm đã phát
hiện thấy ở Bái Tử Long thì có tới 63 loài thường xuyên được khai thác làm
thực phẩm, xuất khẩu, đồ mỹ nghệ và khoảng 21 loài là danh sách những đối
tượng hải sản xuất khẩu ra ngoài nước hoặc xuất khẩu tại chỗ. Đây là những
loài sinh vật đóng vai trò chính trong cấu thành nguồn lợi thuỷ sản ngoài cá
của nước ta.
- Giáp xác: Kết quả phân tích, thống kê đã xác định được 22 loài thuộc
17 giống 10 họ phần lớn số loài thuộc lớp phụ Giáp xác vỏ mềm Malacostraca,
bộ Mười chân Decapoda. Trong thành phần loài thu được, xét ở cấp họ, họ có
số loài nhiều nhất là họ cua mai vuông Grapsidae có 7 loài, sau đó đến họ cua
đá Xanthidae có 4 loài; các họ có 2 loài gồm họ tôm he Penaeidae, họ tôm gõ
mõ Alpheidae và họ cua mắt dài Ocypodidae, các họ còn lại chỉ có 1 loài. Xét ở
mức độ giống, giống nhiều nhất chỉ có 3 loài là giống cáy lông Sesarma thuộc
họ cua mai vuông (Grapsidae). Có 3 giống 2 loài là giống tôm rảo Metapenaeus
(thuộc họ tôm He Penaeidae), giống cáy ma Metopograpsus (họ cua mai
vuông) và giống cua cùm cụm Epixanthus (thuộc họ cua đá Xanthidae). Các
giống còn lại chỉ có một loài.
Trong số 22 loài trong đợt khẩo sát 2003-2004, có 5 loài mới được tìm
thấy trong đợt khảo sát này. Đó là một loài cua đậu Tritodynamia japonica, 2
loài cua đá Epixanthus japonicus và Pilumnus minutus, một loài cua mắt dài
Macrophthalmus japonicus và loài Petrolithes japonicus thuộc họ orcellanidae.
Tuy nhiên, trong danh sách này rất ít loài có giá trị kinh tế, mặc dù VQG BTL
nằm trong vùng biển Đông Bắc có nguồn lợi tôm he và cua bơi khá nổi tiếng.
Nếu tổng hợp cả 2 danh sách điều tra năm 1999 và 2003-04 thì có danh
mục tổng số 40 loài. So với khu hệ Giáp xác vịnh Hạ Long điều tra năm 1998
(73 loài) thì ở Bái Tử Long nhóm động vật này thể hiện sự nghèo nàn rõ ràng,

chỉ bằng gần 55% tổng số loài chung của cả 2 vùng (89 loài). Điều này có thể
là do diện tích vùng nghiên cứu ở vịnh Hạ Long rộng hơn, đặc biệt là các kiểu
môi trường sống phong phú hơn.
Trong số 40 loài Giáp xác thống kê được có một số loài có giá trị kinh tế
cao. Đáng chú ý hơn cả có cua xanh, 7 loài ghẹ và 2 loài tôm là tôm he và tôm
rảo. Trong số này thì nhóm ghẹ có sản lượng cao nhất, thường vẫn được ngư
dân đánh bắt, gom lại để chuyển về đất liền. Các loài tôm nhỏ được khai thác
làm thức ăn cho các bè cá. Trong số giáp xác phát hiện được không có loài nào
thuộc nhóm quý hiếm được ghi vào Sách đỏ của Việt Nam.
-Động vật Da gai: Kết quả thống kê các số liệu thu thập được từ trước
đến nay đã xác định được 32 loài của ngành da gai (bảng 6). Trong đó lớp huệ
biển (Crinoidea) có 1 bộ, 3 họ và 3 loài. Lớp hải sâm (Holothuroidea) có 3 bộ 4
họ và 8 loài. Lớp sao biển (Asteroidea) có 1 bộ, 2 họ và 3 loài. Lớp cầu gai
(Echinoidea) có 3 bộ, 4 họ và 6 loài. Cuối cùng là lớp đuôi rắn (Ophiuroidea)
có một bộ, 7 họ và 12 loài.
Trong thành phần khu hệ đã phát hiện được, phong phú hơn cả là lớp
đuôi rắn, 12 loài, chiếm 38,7% tổng số loài. Tiếp đến là lớp hải sâm: 8 loài -
25,8%; cầu gai: 6 loài - 19,3%, hai họ huệ biển và sao biển đều có 3 loài, cùng
chiếm 9,7%.
Bảng 6: Cấu trúc thành phần động vật da gai đảo Ba Mùn
Lớp Bộ Họ Giống Loài
Huệ biển (Crinoidea) 1 3 3 3
Hải sâm (Holothuroidea) 3 4 6 8
Sao biển (Asteroidea) 1 3 3 4
Cầu gai (Echinoidea) 3 4 6 6
Đuôi rắn (Ophiuroidea) 1 7 8 12
Cộng 9 20 25 32
So với các vùng biển gần đó như Cô Tô mới phát hiện được 8 loài và
vùng Hạ Long - Cát Bà cũng mới chỉ phát hiện được 20 loài, với khu hệ Da gai
biển Việt Nam nói chung, khoảng 300 loài (Đào Tấn Hổ, 1994) thì chỉ chiếm

khoảng 10%. Còn nếu so sánh với toàn vịnh Bắc Bộ, khoảng 70 loài (tổng hợp
các báo cáo điều tra của chúng tôi) thì chúng chiếm khoảng 45%. Tuy diện tích
điều tra hạn chế nhưng do có sự đa dạng về habitat (vùng triều đá, vùng triều
cát, rạn san hô và vùng ngập nước đáy mềm) nên thành phần loài của chúng
khá phong phú, phản ánh đúng bản chất của khu hệ.
Hình 2: Tỷ lệ phần trăm thành phần loài của khu hệ Da gai
Sự phân bố của các loài da gai, nói riêng, và của sinh vật đáy, nói chung,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu xét trong phạm vi rộng (toàn cầu hay Việt
Nam) thì các yếu tố khí hậu (địa đới) quan trọng hơn cả. Còn trong một phạm
vi hẹp thì yếu tố về đặc điểm môi trường sống (habitat) mà ở đây là nền đáy
với các đặc điểm cơ bản của chúng có vai trò quyết định. Vì vậy, trong thiết kế
các điểm khảo sát, chúng tôi đã quan tâm đến 3 môi trườngchính: Vùng triều,
các rạn san hô, các vùng ngập nước đáy bùn.
Kết quả nghiên cứu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí
nghiệm, thấy rằng sự sai khác về thành phần loài của cùng một kiều sinh cảnh
không nhiều. Sự khác nhau về thành phần loài trong các sinh cảnh khác nhau
thường lớn hơn. Qua kết quả khảo sát trên thấy rằng, sự phân bố của các loài
Da gai tương tự như các vùng khác, đặc biệt là các rạn san hô, trên thế giới
(Budin, 1980; Levin & Đào Tấn Hổ, 1989; Kalasnikov, 1989; Đào Tấn Hổ,
1991; Lăng Văn Kẻn, 1995). Từng loài hay nhóm loài thích ứng với từng loại
chất đáy khác nhau hoặc ở những độ sâu khác nhau. Điều này có thể giải thích
bằng nhiều yếu tố như: nơi cư trú, phương thức kiếm mồi, cạnh tranh nơi ở,
thức ăn Để lý giải cho mỗi loài hoặc nhóm loài cần có những nghiên cứu kỹ
hơn về sinh thái cá thể hoặc quần thể, đặc biệt là những loài quý hiếm, để có cơ
sở bảo tồn sau này.
Đặc điểm nguồn lợi Da gai: Trong các loài da gai đã phát hiện được ở
VQG Bái Tử Long, các loài có giá trị kinh tế tập trung vào nhóm Hải sâm là
chủ yếu. Các loài Hải sâm đã phát hiện được đều có thể sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau như làm thực phẩm, làm thuốc. Ngay tên gọi "Hải sâm" đã nói
lên điều đó. Vì vậy cần có có biện pháp quản lý thích hợp để duy trì được

nguồn lợi biển cho này.
Ngoài các loài hải sâm, những năm gần đây, nhân dân đã có khai thác
trứng của một số loài cầu gai biển như cầu gai đen (Diadema setosum) để xuất
khẩu. Đây là một món thực phẩm rất bổ dưỡng mới được quan tâm đến trong
vài năm trở lại đây.
Một số loài sao biển như Archaster typicus cũng đã được khai thác làm
đồ mỹ nghệ, đôi khi chúng còn được đem ngâm rượu làm thuốc. Tuy nhiên, giá
trị y học của chúng còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy cần cẩn thận khi
sử dụng các loài sinh vật biển trong y dược.
Hiện trạng nguồn lợi: Tuy thành phần loài da gai khá phong phú
nhưng sản lượng không nhiều. Chúng tôi không thu thập được các số liệu về
hiện trạng khai thác trong khu vực. Theo thông tin từ ngư dân địa phương cho
biết thì sự khai thác thường do ngư dân các vùng khác đến, có thể do sản lượng
không cao nên dân địa phương không tổ chức khai thác.
2.3. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở đảo Trần – Quảng Ninh
Đảo Trần có các hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, đó là có
thảm thực vật kiểu rừng nhiệt đới, có các rạn san hô và cỏ biển khá phát triển,
đây là nơi sinh cư quan trọng cho khu hệ động vật nhiệt đới. Ngoài ra, đảo còn
có các rạn đá tạo thành nơi ở, nơi kiếm mồi của các loài hải sản thuộc tôm, cua,
cá. Là một hòn đảo nhỏ, nhưng có nhiều loài cần được bảo vệ đã được ghi
trong sách đỏ. Vì vậy nơi đây sẽ thu hút các nhà khoa học đến nghiên cứu về
nguồn gen quý hiếm.
Khu hệ sinh vật biển sơ bộ phát hiện có 485 loài thuộc 325 giống và 181
họ, trong số này nhóm cá có số loài nhiều nhất với 157 loài, sau đến TVPD có
105 loài, ĐVĐ 98 loài, ít nhất là rong, cỏ biển mới phát hiện 38 loài.
So sánh thành phần loài của khu hệ động vật đảo Trần với các khu hệ
của các khu dự trữ thiên nhiên biển khác có cùng số lần khảo sát cho thấy đảo
Trần có diện tích nhỏ hơn Ba Mùn khoảng 4 lần, nhỏ hơn Cát Bà 23 lần, nhưng
thành phần loài khu hệ chỉ kém hơn Ba Mùn 1,5 lần và Cát Bà 2,7 lần. Riêng
số loài của khu hệ biển, đảo Trần chỉ phong phú hơn Hòn Mê (440 loài) nhưng

nghèo hơn các đảo Cồn Cỏ (493 loài), Ba Mùn (561 loài), Thanh Lân (680
loài) và Hạ Mai (756 loài). Chắc chắn rằng số liều này chưa phản ánh hết tiềm
năng nguồn lợi gen sinh vật của đảo Trần, song nhìn chung khu hệ sinh vật
biển của đảo Trần cũng thuộc loại nghèo.
Các rạn san hô, rạn đá có phủ rong mơ và thảm cỏ biển là nơi ở quan
trọng của các loài sinh vật biển. Đây là nơi ở, nơi đẻ trứng, nơi săn mồi của các
loài cá, tôm và động vật không xương sống khác.
2.4. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Cát Bà – Hải Phòng
Cho đến nay hiện biết 532 loài động vật không xương sống đáy thuộc
270 giống, 115 họ, 11 lớp của 4 ngành: Giun đốt (Annelida), Chân đốt
(Arthropoda); Thân mềm (Mollusca) và Da gai (Echinodermata) tại vùng biển
Cát Bà (Đ.C. Thung, 2000, 2003). Trong số này, Thân mềm có số loài phong
phú nhất - 261 loài, chiếm 49,1% tổng số loài, sau đó đến Giun đốt - 145 loài-
27,3%, Giáp xác - 113 loài, chiếm 21,2%, Da gai có số loài thấp nhất với 13
loài - 2,4% (Đỗ Công Thung, 2001). Các kết quả nghiên cứu khu vực vịnh Lan
Hạ và lân cận, trong hai năm 2003 - 2004 đã xác định 311 loài, 210 giống và
105 họ ĐVĐ tại đây, bằng khoảng 58,4% tổng số loài đã tìm thấy tại Cát Bà.
12.00%
6.50%
1.00%
80,50%
C¸ biÓn
Gi¸p x¸c
Th©n mÒm
Sam biÓn
Hình 3: Tỷ lệ thành phần loài của các nhóm hải sản khai thác chủ
yếu tại vùng biển Cát Bà
Động vật đáy trong hệ sinh thái đáy mềm và thủy vực nước bao
quanh: Hiện biết 142 loài, 101 giống, 64 họ thuộc 4 ngành (xếp theo thứ tự của
mức độ phong phú số loài) như sau: Ngành Thân mềm (Mollusca) có 62 loài,

chiếm 43,7%. Giun đốt (Annelida) với lớp Giun nhiều tơ (Polychaeta) có 33
loài, chiếm 23,2%. Ngành Chân đốt (Arthropoda) với lớp Giáp xác (Crustacea)
có 37 loài, chiếm 26,1%. Ngành da gai (Echinodermata) có 4 loài, chiếm 2,8%.
Sponge: 6 loài, chiếm 4,2%. Các loài động vật đáy điển hình và có giá trị cao
như Trai ngọc (Pinctada martensii), Bàn mai (Pinna antenuata, Pinna
atropurpurea), ốc Nón (Trochus maculatus, T. pyramis), họ ốc Sứ (Cypreidae),
họ Cua bơi (Portunidae), họ Tôm he (Peneidae), Sao biển (Astropecten
polycanthus, A. monocanthus), Bọt biển (Tethya seychellensis, Biemna cf.
Megalosigma,Haliclona subarmigera, Xestospongia cf. estudinaria, Dysidea
cinerea).
Động vật đáy trong hệ sinh thái san hô: 309 loài và bao gồm hầu hết
các loài quý hiếm trong khu vực như Tu hài (Lutraria rhychaena), Bàn mai
quạt (Atrina vexillum), ốc Đụn đực, ốc Đụn cái (Trochus sp) v.v. Mật độ trung
bình của ĐVĐ ở các sinh cảnh khác nhau đều cao, trong rạn san hô đạt 16,8
con/kg, đáy mềm 271,5 con/m
2
, vùng triều 360 con/m
2
. Tương tự như vậy, khối
lượng ĐVĐ trong rạn 33070 mg/kg, trong đáy mềm 29748 mg/m
2
và vùng triều
380261 mg/m
2
. Chỉ số đa dạng từ 2,2 - 3,6, thể hiện một khu vực có mức độ đa
dạng ĐVĐ cao và sự ảnh hưởng của con người chưa làm suy giảm cấu trúc
quần xã ĐVĐ. Đặc biệt ở đây tập trung nhiều bãi đặc sản và các bãi tập trung
một số loài chứa dược liệu như bãi Tu Hài (Hang Tối, Ba Trái Đào, Vạn Bội
và Đầu Bê); Bãi sao biển (Astropecten polycanthus, A. monocanthus) tập trung
ở Vạn Bội - Vạn Hà, Hang Cả, Hang Sáng, Hang Tối; các bãi bọt biển cành

xanh (Haliclona spp) tại Ba Trái Đào, Vạn Hà, Hang Trai và Đầu Bê.
2.5. Tình hình nghiên cứu động vật đáy tại Bạch Long Vỹ – Hải Phòng
Đỗ Văn Khương và ctv, 2008 đã thống kê và phân tích về sự phân bố
thành phần loài động vật không sương sống trên hệ sinh thái đảo Bạch Long Vĩ
cho chúng ta thấy thành phần loài 2 mảnh vỏ (Bivalvia) tại đây lại ít hơn thành
phần loài lớp chân bụng (Gatropoda). Lớp 2 mảnh vỏ có 5 bộ, 11 họ và 15 loài,
lớp chân bụng có 7 bộ, 12 họ và 22 loài. Mặt khác, nhóm da gai phân bố tại đây
cũng có số loài phân bố ít, chỉ có 5 bộ, 7 họ và 10 loài. Thành phần loài phân
bố tại các đảo được thể hiện trên bảng 4.9.
Bảng 4.8. Thành phần loài phân bố trên vùng rạn san hô Bạch Long Vĩ
Lớp Bộ Họ Loài
Pterioida
Pteriidae
Pinctada martensii
Pinctada albina
Pinnidae
Pinna bicolor
Atrina vexillum
Arcoida Arciddae Barbatia foliata
Septariidae Septifer bilocularis
Mytilidae Hormomya mutabilis
Ostreidae Saccostrea cucullata
Sponđyliae Spondylus spp
Veneridae Circe scripta
Grafrarium dispar
Gafrarium pectinatum
Cardiidae Cardita lear
Chamidae Chama iostoma
Psammobiidae Asaphis violascens
Gatropoda Patellogastropoda Nipponacmea fuscoviridis

Nipponacmea gloriosa
Nacellidae Cellana enneagona
Cellana toreuma
Cellana testudinaria
Vetigastropoda Trochidae Tectus pyramis
Trochus histria
Turbo (lunella) coronoatus
coronatus
Turbo (lunella) cornatus
coreensis
Turbo stenogyrus
Haliotis ovina
Haliotis diversicolor
Nerita (Theliostyla) albicilla
Neritina (Dostia) cornucopia
Discopoda Cypraea (Mauritia)
maculifera
Cypraea (Mauritia) arabica
asiatica
Cpraea (Erronea) errones
errones
Cpraea (Lyncina) vitellus
Cpraea (Erosaria) annulus
Cyraea (Erosaria) moneta
Clypeomorus bifasciata
Cerithium echinatum
Naticidae Neverita josephinia
Conidae Conus (Darioconus) textile
Muricidae Mancinella echinata
Ptenoglossa Janthinidae Recluzia lutea

Basommatophora Siphonariidae Siphonaria (Mestosiphon) atra
Sao biển Acanthasteridae Acanthaster planci
Echinasteridae Echinaster luzonicus
Valvatida Oreasteridae Culcita novaeguineae
Holothuria atra
Holothuria leucospilota
Hai Sõm Aspidochirotida Holothuridae
Stichopodidae Stichopus horrens
Cầu Gai Aulodonta Diađematidae Echinothrix calamaris
Echinothrix diadema
Diadema setosum
Camarodonta Echinometridae Echinostrephus aciculatus
Loài cầu gai chủ yếu tại đây là loài cầu gai Echinostrephus aciculatus
phân bố với mật độ dầy, tuy nhiên thì phân bố mật độ của cầu gai tại đây không
bằng mật độ phân bố tại Cồn Cỏ (124,8-138,5 (năm 2007)) so với (252,0-547,0
(năm 2008) cá thể/500m
2
). Nhìn vào giá trị biến thiên của các chỉ số nghiên
cứu trên hình 4.5 chúng ta đều thấy các giá trị mật độ này đều tăng so với năm
trước, tuy nhiên sự tăng này chỉ có tính chất về số lượng mà không mang nhiều
về giá trị kinh tế, sự tăng về mật độ là do tăng về số lượng cầu gai và ốc đụn,
mà giá trị hai loài này rất thấp và có thể nói bằng không. Do giá trị kinh tế của
loài không có nên số lượng loài không bị ảnh hưởng nhiều của áp lực khai thác,
mà chủ yếu là do ảnh hưởng gián tiếp từ việc khai thác các loài hải sản khác
như sự phá hoại môi trường và sinh thái loài. Theo những đánh giá bước đầu
trong công cuộc khai thác bền vững và bảo vệ loài bào ngư chín lỗ (Haliotis
diversicolor) là 1 loài động vật đáy có giá trị kinh tế cao tại đảo Bạch Long Vĩ
đang có những dấu hiệu khả quan về mật độ và chất lượng phân bố của loài bào
ngư tại đây. Những dấu hiệu khả quan trong việc bảo vệ loài từ việc tiến hành
phổ biến các chính sách, pháp luật, giáo dục người dân hiểu và thực hiện tốt

các chủ trương về bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi hải sản là cơ sở quan
trọng trong việc thiết lập các khu vực cần bảo vệ để nâng cao chất lượng các
loài động vật đáy có giá trị kinh tế cao nói riêng và nguồn lợi hải sản nói chung
2.6. Tình hình nghiên cứu động vật đáy ở Hòn Mê – Thanh Hóa
Vùng biển quần đảo Hòn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia, nằm ở phía nam
của tỉnh Thanh Hóa, giáp với huyện Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An. Đây là một
quần đảo lớn của vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ, đóng vai trò rất quan trọng
về an ninh, quốc phòng, kinh tế và sinh thái khu vực. Vùng biển quanh đảo
Hòn Mê từ xưa nổi tiếng là một ngư trường tốt vào bậc nhất của vịnh bắc bộ
xét về sản lượng đánh bắt, phẩm chất cá và thời gian khai thác trong năm. Ngư
trường này chắc chắn có liên quan chặt chẽ với sự có mặt của quần đảo hòn Mê
vì chính địa thế quần đảo với sự có mặt của hệ sinh thái san hô đóng vai trò giữ
giống, bảo vệ nguồn gen cho khu vực.

×