Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ THỰC TẾ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI QUẢNG CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.43 KB, 11 trang )

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LAO ĐỘNG TRẺ EM Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TẾ LAO ĐỘNG TRẺ EM TẠI QUẢNG CHÂU
Trước khi tiến hành một nghiên cứu về vấn đề lao động trẻ em, cần khái
quát những công trình nghiên cứu trước đó để có cái nhìn tổng quan, thực tế
về quá trình nghiên cứu của vấn đề và từ đó có thể đưa ra một mục tiêu nghiên
cứu mới có tính chất bổ xung cho những nghiên cứu trước đó. Vì vậy, việc tìm
hiểu về vấn đề lao động trẻ ở Việt Nam và thực tế lao động trẻ em tại Quảng
Châu là một việc cần thiết, không thể thiếu.
1.1 Khái niệm
Khi nghiên cứu về lao động trẻ em, khái niệm đầu tiên chúng ta cần phải
làm rõ là khái niệm “trẻ em” và “ lao động trẻ em”. Tuỳ thuộc vào hệ thống
pháp luật ở mỗi quốc gia, độ tuổi quy định của “trẻ em” có khác nhau:
- Theo Công ước quốc tế quyền trẻ em của Liên hiệp quốc (20/11/1989)
thì “trẻ em” được xác định “là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp quốc gia
công nhận tuổi thành niên sớm hơn”
(6)
.
- Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức khoa học, giáo dục và văn
hoá (UNESCO) thì xếp “trẻ em là những người dưới 15 tuổi”
(7)
.
- Trong một số văn bản pháp luật Việt Nam cũng quy định: “Những
người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên” (Luật dân sự Việt Nam -1995);
“Trẻ em là những người dưới 16 tuổi” (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em - 1991).
- Dựa trên những khái niệm về trẻ em, người ta cũng có thể đưa ra khái
niệm về “lao động trẻ em”: đây là thuật ngữ chỉ trẻ em dưới tuổi lao động đang
giành nhiều thời gian làm việc, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, giáo
dục và tâm lý của trẻ
(8)
.


Theo bộ Luật Lao động Việt Nam - 1995, lao động trẻ em là người lao
động chưa đủ 16 tuổi. Tuổi tối thiểu để trẻ em được phép học nghề là 13 tuổi.
Tuy nhiên, trẻ em dưới 13 tuổi cũng được phép học nghề trong một số trường
dạy nghề do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định.
- Công ước tuổi tối thiểu của ILO năm 1973 (số138) : hạ tuổi tối thiểu
chung là 14 và hạ tuổi vào làm công việc nhẹ là 12. Cho phép làm việc từ tuổi
16 trong công việc độc hại nếu có những bảo vệ thích hợp (Điều 7: …cho phép
sử dụng lao động của người từ 13- 15 tuổi trong những công việc nhẹ nhàng
mà không có hại cho sức khoẻ hoặc sự phát triển, học tập…)
- Lao động trẻ em giúp việc gia đình là loại lao động thuê mướn có tính
chất thoả thuận giữa người chủ nhà (người sử dụng lao động) và trẻ em
(người dưới 18 tuổi hoặc dưới 16 tuổi)
(9)
.
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm trẻ em (người lao động
chưa đủ tuổi 16) theo quy định của Bộ luật Lao động Việt Nam (1995). Cũng
như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (trẻ em là những người dưới 16
tuổi) đã cho thấy đây là giai đoạn quan trọng đầu tiên hình thành và phát triển
nhân cách, trí tuệ của trẻ. Vì vậy, giai đoạn này trẻ em cần được chăm sóc và
bảo vệ đặc biệt. Lao động là một trong những yếu tố cơ bản để trẻ em có thể
phát triển toàn diện và lành mạnh nhưng nếu lao động không đúng cách hoặc
quá sức sẽ dẫn đến sự phát triển lệch lạc về cả thể chất lẫn tâm hồn trẻ em.
1.2 Nghiên cứu lao động trẻ em ở Việt Nam
Ăngghen trong tác phẩm “Vai trò của lao động trong lịch sử biến hoá từ
vượn thành người” đã viết “ trong một chừng mực nhất định có thể nói lao
động sáng tạo nên chính con người”. Đối với giáo dục con người thì lao động
cũng là một biện pháp giáo dục tốt. Thông qua quá trình lao động, trẻ em có
thể dần hoàn thiện bản thân, hình thành nhân cách và góp phần phát triển
toàn diện mọi mặt của trẻ em.
Những hoạt động lao động có ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường

của trẻ em thường được coi là vi phạm quyền cơ bản của trẻ em. Nhưng thật
đáng buồn là trẻ em đã và đang là một trong những ngồn lao động chính tại
nhiều gia đình, địa phương ở nước ta (chủ yếu là tại các khu vực nông thôn).
Trong các gia đình Việt Nam, việc trẻ em tham gia giúp đỡ những công việc
của gia đình là một việc rất bình thường và đương nhiên, nhất là đối với
những gia đình thiếu lao động. Và nhiều người cho rằng công việc trong các
gia đình mang lại lợi ích cho trẻ với tính chất là một phần xã hội hóa (giáo dục
không chính quy), dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.
Không thể nói rằng những công việc trong gia đình ấy hoàn toàn không mang
lại tổn hại về thể chất hay tâm lý cho trẻ em. Nhưng việc trẻ em phải rời nhà đi
lao động kiếm sống tại các thành phố lớn lại gây nhiều tổn hại lớn tới sự phát
triển bình thường của trẻ em.
Nếu nói đến nguyên nhân chính thì kinh tế là yếu tố lớn đầu tiên dẫn đến
sự ra đi của trẻ em. Những năm gần đây, hội nhập quốc tế đã giúp nền kinh tế
nước ta vươn lên mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự phát triển không
đồng đều ở nhiều nơi trong cả nước. Sự phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng.
Nhiều trẻ em đã phải bỏ học để tự kiếm sống và giúp đỡ gia đình. Một số trẻ
em may mắn hơn khi không phải bỏ học thì phải chọn cho mình một công việc
nào đó để tự lo liệu tiền để trang trải việc học tập của mình (Năm 2002, tỷ lệ đi
học đúng tuổi ở khu vự nông thôn tại các cấp: tiểu học là 98,2%, trung học cơ
sở là 69,9%, trung học phổ thông là 37,7%)
(10)
. Và các trung tâm kinh tế lớn
của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng…đã trở
thành đích đến của những người dân nông thôn mong muốn có thể cải thiện
được đời sống.
Để có một cái nhìn khái quát về vấn đề lao động trẻ em nói chung, cũng
như thực trạng nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam tôi xin tóm lược một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Trước hết, phải kể đến chương trình nghiên cứu Trẻ em làm thuê giúp

việc gia đình do Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the Children
Sweden) cộng tác với Khoa Tâm lý học (Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội) thực hiện năm 2000. Đối tượng nghiên
cứu tập trung vào nhóm trẻ em giúp việc gia đình tại Hà Nội, nhằm tìm hiểu
nguyên nhân, đặc điểm và ảnh hưởng của lao động tới sự phát triển cá nhân
của trẻ cũng như mô tả mối quan hệ xã hội của trẻ tại nơi làm việc. Nghiên cứu
này được tiến hành bằng sự kết hợp sử dụng các phương pháp định lượng
(dùng bảng hỏi), định tính (phỏng vấn sâu 20 trường hợp trong đó có 5 trường
hợp phỏng vấn gia chủ và 15 trường hợp trẻ em) và phân tích tư liệu. Tiếp
theo là báo cáo của nhóm tác giả về vấn đề Lao động trẻ em tại thành phố Hồ
Chí Minh do Quỹ cứu trợ nhi đồng Anh tiến hành năm 1998. Áp dụng phương
pháp điều tra bảng hỏi để thu thập thông tin về nhiều loại ngành nghề khác
nhau có trẻ em tham gia. Và một số báo cáo như, Điều đầu tiên trước hết trong
lao động trẻ em: xoá bỏ những công việc độc hại với trẻ em do Tổ chức Lao
động quốc tế (ILO) phối hợp với quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) điều tra
năm 1999, Một thế giới phù hợp với trẻ em được thực hiện năm 2001 dưới sự
tài trợ của Quỹ bảo trợ nhi đồng Anh…
Vấn đề lao động trẻ em cũng là mối quan tâm hàng đầu của các bộ
ngành liên quan. Chúng ta có thể đưa ra một số điều tra tiêu biểu như: Vấn đề
lao động trẻ em ở Việt Nam (Bộ Lao động và Thương binh xã hôị, 1997). Đây là
tài liệu tập trung những báo cáo được trình bày tại một cuộc toạ đàm về vấn
đề lao động trẻ em ở Việt Nam. Những báo cáo này chỉ rõ nguyên nhân, hậu
quả của lao động trẻ em và đưa ra một số kiến nghị.
Bên cạnh đó, là một số bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí chuyên
ngành các tác giả. Đáng chú ý nhất là Nguyễn Văn Chính (1999). Trong bài viết
này, tác giả đã đề cập đến thực trạng công việc và bản chất của lao động trẻ
em. Thông qua việc phân tích các khía cạnh khác nhau của hiện tượng lao
động trẻ em, tác giả nêu lên một số giả thiết khoa học mang tính lý luận đồng
thời chỉ rõ các phương pháp tiếp để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.
Còn với tác giả Nguyễn Hồng Thái (2003) lại đi sâu vào tìm hiểu các hình thức

lạm dụng trẻ em. Theo cách phân loại của tác giả thì có lạm dụng trẻ em về
thân thể, lao động trẻ em, lạm dụng tình dục trẻ em, bạo lực gia đình đối với
trẻ em và trẻ em phải chứng kiến bạo lực gia đình. Tác giả cho rằng, sự phát
triển kinh tế và lối sống do cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực đến tình
trạng lạm dụng, ngược đãi trẻ em ở Việt Nam trong thời gian qua. Tác giả
Nguyễn Thị Bích Nga (2003) lại đề cập đến vấn đề việc làm và đời sống của
nam nữ nông thôn lao động theo thời vụ tại Hà Nội, được rút ra từ kết quả
nghiên cứu định tính với quy mô nhỏ tại Hà Nội và xã Xuân Thượng, huyện
Xuân Trường, tỉnh Nam Định trong năm 2000 - 2001.
Khái quát nêu trên về thực trạng nghiên cứu vấn đề lao động trẻ em ở
Việt Nam, cho thấy, phần lớn các nghiên cứu này đều được tiếp cận từ góc độ
Xã hội học. Hơn nữa, mảng đề tài về nhóm trẻ em lao động giúp việc gia đình
theo thời vngười vẫn còn chưa được chú ý nhiều. Xuất phát từ mong muốn
đóng góp phần nào vào việc nghiên cứu về đối tượng trẻ em đặc thù này, tôi sẽ
tập trung tìm hiểu những tác động của việc tham gia lao động thời vụ tới
những trải nghiệm cá nhân và mối quan hệ xã hội của các em tại địa phương.
Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thường thấy trong Nhân học, tôi có thể
tìm hiểu sâu hơn những tác động, thay đổi trong nhận thức của cá nhân trẻ.
Những thay đổi này được thể hiện thông qua cách thức giao tiếp của trẻ trong
các mối quan hệ xã hội.
1.3 Thực trạng lao động trẻ em ở Quảng Châu
Quảng Châu là một trong 41 xã của huyện Quảng Xương, cách thành phố
Thanh Hoá 12 km và cách biển Đông 3 km. Quảng Châu có diện tích 4.107 km
2
với dân số 8.112 người. Toàn xã chia thành 9 thôn, gồm 520 hộ. Ngoài ra, xã
còn có thể chia thành 6 làng. Ngoài sản xuất nông nghiệp là nghề chính, địa
phương còn có thêm một số nghề khác như chăn nuôi, đánh bắt cngười ngoài
ra còn cos một số nghề phụ khác như thợ xây, phụ hồ, cửu vạn…với khoảng 400

×