Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại công ty tnhh nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí mecanimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.69 KB, 100 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết đề tài.
Hội nhập kinh tế thế giới là một xu thế khách quan tất yếu ảnh hưởng trực tiếp
tới nhiều thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tối đa tận
dụng ngồn lực trong nước để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng cho đời sống nhân dân. Từ
khi Việt Nam bước vào đổi mới kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế hành chính tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đến nay nước ta trở thành thành viên
ASEAN và nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới. Và quan trọng hơn đó là từ khi Việt
Nam ra nhập WTO, đó là bước ngoặt chuyển biến lớn trong nền kinh tế Việt Nam
nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Đó là
những cơ hội trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường, hợp tác liên doanh, liên
kết chuyển giao công nghệ, vốn…Một trong những vấn đề hiện nay của doanh
nghiệp Việt Nam, đặc điểm là doanh nghiệp được quyết định bới việc giảm thiểu
chi phí sản xuất kinh doanh. Hiện nay những doanh nghiệp Việt Nam đang từng
bước tháo gỡ, tìm biện pháp hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà
trong đó chú trọng nhất là vấn đề về chi phí “ nguyên vật liệu”.
Nguyên vật liệu là một bộ phận quan trọng trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên thực thể sản phẩm. Đặc điểm trong
các doanh nghiệp sản xuất thì chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng trong
công tác quản lý. Việc sử dụng quản lý tốt nguyên vật liệu sẽ góp phần giảm chi phí
quản lý. Đồng thời làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu là một trong những yếu tố chi phí cơ bản của quá
trình sản xuất và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất cũng như
trong tổng giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó buộc các doanh nghiệp phải
tiết kiệm một cách triệt để và hợp lý nguyên vật liệu, tránh tình trạng cung cấp thiếu
gây ngừng trệ sản xuất hay thừa nguyên vật liệu gây ứ đọng vốn. Muốn quản lý
nguyên vật liệu toàn diện từ khâu cung cấp đến khâu dự trữ, sử dụng về số lượng,
chủng loại. Hiệu quả quản lý nguyên vật liệu quyết định hiệu qủa sử dụng vốn lưu


SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 1 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
động và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. vì vậy, phải nhất thiết xây dựng
được chu trình quản lý nguyên vật liệu. Điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế
toán là giúp hạch toán nguyên vật liệu được chính xác mà còn là vấn đề có ý nghĩa
thực tiễn là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu vừa tiết kiệm được nguồn lực cho sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán nguyên vật liệu là công cụ để quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu
quả tình hình sử dụng nguyên vật liệu, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực kịp
thời đáp ứng nhu cầu tổ chức sản xuất, quản lý điều hành của doanh nghiệp.
Việc đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời về cả số lượng và chất
lượng đảm bảo cho quá trình sản xuất và kinh doanh được diễn ra liên tục, từ đó
duy trì các hoạt động kinh doanh khác và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu là nhân tố quyết định đến thành công của công tác quản lý sản xuất
kinh doanh.
Do vậy, để đáp ứng trên thương trường thì các doanh nghiệp phải tổ chức
tốt công tác kế toán nguyên vật liệu. Công việc này không những mang ý nghĩa về
mặt lý luận, mà còn mang lại ý nghĩa thực tiễn to lớn cấp bách cho quá trình đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp ở nước ta nói chung và Công ty
TNHH MECANIMEX nói riêng.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
TNHH MECANIMEX, được sự giúp đỡ các anh chị phòng Hành chính nhân sự,
phòng Tài chính kế toán nói riêng và toàn thể các nhân viên trong công ty nói
chung, bên cạnh đó em cũng nhận được sự hướng dẫn tận tình của chị Phạm Thùy
Linh- phó phòng kế toán.
Em đi sâu tìm hiểu nghiên cứu Đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ
khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu
sản phẩm cơ khí MECANIMEX ”.

Do thời gian hạn chế nên công việc nghiên cứu thực tập của em không tránh
khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của cô giáo và
các cô chú, anh chị trong công ty để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề này.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 2 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài.
- Hệ thống hóa lý luận công tác kế toán nguyên vật liệu.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu
chuẩn và thép tại Công ty TNHH MECANIMEX.
- So sánh được công tác kế toán giữa lý thuyết với thực tế tìm hiểu được tại
đơn vị.
- Hoàn thành công tác kế toán nguyên vật liệu làm cơ sở giúp cho nhà quản lý
đưa ra những quyết định quan trọng trong mục tiêu hạ giá thành tăng lợi nhuận cho
công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu: “Kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn
và thép tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm
cơ khí MECANIMEX”.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Tại Công ty TNHH MECANIMEX; địa chỉ: 35-37
Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
+ Thời gian nghiên cứu: số liệu khảo sát quý 1/2013
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát.
Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát, xác định tính xác thực của thông tin.
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
+ Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp này sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng
vấn để người được hỏi trả lời qua đó ta thu thập được số liệu.
Trong quá trình phỏng vấn cần xác định được.

Thứ nhất: Mục đích của buổi phỏng vấn nhằm lấy thông tin cần thiết về kế
toán nguyên vật liệu.
Thứ hai: Là đối tượng phỏng vấn: Là đối tượng liên quan và hiểu về tình hình
kế toán của doanh nghiệp nói chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
Thứ ba, chuẩn bị nội dung phỏng vấn: Nội dung của các câu hỏi phỏng vấn
cần gắn với vấn đề nghiên cứu là “ Kế toán NVL”. Bên cạnh những câu hỏi mang
tính chất khái quát về tổng quan doanh nghiệp như: Hình thức kế toán mà công ty
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 3 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
áp dụng, tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng theo mô hình nào? Và nội
dung cần đưa ra câu hỏi sâu về tình hình kế toán NVL như: kế toán NVL của công
ty sử dụng những tài khoản nào? Chứng từ sử dụng, sổ kế toán và hạch toán của
công đã hợp lý chưa?
Thứ tư, là địa điểm và thời gian phỏng vấn: phỏng vấn tại công ty, thời gian
phỏng vấn giờ nghỉ trưa hoặc cuối buổi chiều.
Ghi chép thông tin phỏng vấn: Thông tin ghi chép trong quá trình phỏng vấn
cần phải chính xác, trung thực và đầy đủ.
Sử dụng thông tin phỏng vấn: thông tin phỏng vấn thu thập được cần phải
chọn lọc kết hợp cùng với các phương pháp nghiên cứu khác để đảm bảo thông tin
được chính xác.
+ Phương pháp quan sát: sử dụng phương pháp quan sát và ghi chép số liệu.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu và phân tích tổng hợp số liệu.
5. Bố cục khóa luận thực tập.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp của em gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu.
Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và
thép tại Công ty TNHH MECANIMEX.
Chương 3: Một số kiến nghị nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
kế toán nguyên vật liệu sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép tại Công ty TNHH

MECANIMEX.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận của kế toán nguyên vật liệu
1.1.1. Một số khái niệm cở bản NVL.
1.1.1.1. Một số khái niệm NVL và phân loại NVL
a. Khái niệm:
Theo C.Mac, nguyên vật liệu là đối tượng lao động nhưng không phải bất cứ
một đối tượng lao động nào cũng là nguyên vật liệu mà chỉ trong điều kiện đối
tượng thay đổi do lao động thì đối tượng đó mới là nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động - một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Trong quá trình
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nguyên vật liệu bị
tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ. Hay nói cách khác vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định
và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động, chúng bị tiêu hao
toàn bộ hay thay đổi hình thái ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
Nguyên vật liệu gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phế liệu
thu hồi…….
- Nguyên vật liệu chính: là các nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản
xuất cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm
- Nguyên vật liệu phụ: là những loại Nguyên vật liệu có tác dụng phụ trợ
trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với Nguyên vật liệu chính để hoàn
thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm
- Phế liệu thu hồi: là các loại vật liệu thu hồi trong quá trình sản xuất có thể
sử dụng lại hoặc có thể bán được.
- …………………………………

Bất cứ một DNSX nào muốn tiến hành được hoạt động sản xuất thì phải có đầy
đủ ba yếu tố cơ bản sau:
- Tư liệu lao động.
- Đối tượng lao động
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 5 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- Sức lao động
Vậy nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của
doanh nghiệp. Trong DNSX thì nguyên vật liệu là tài sản dự trữ của sản xuất thuộc
tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Các cách hiểu đều đúng về nguyên vật liệu, nhưng dưới đây là khái niệm tổng
quát nhất về NVL: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã lao động đã được thay
đổi do lao động có ích của con người tác động vào nó.
b. Phân loại nguyên vật liệu.
• Căn cứ vào yêu cầu quản lý và tính chất tham gia vào sản xuất kinh doanh,
NVL bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: Là nguyên vật liệu mà sau quá trình gia công chế
biến sẽ tạo nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
- Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong quá
trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc,
hình dáng, dùng để bảo quản, phục vụ cho mọi hoạt động.
- Nhiên liệu: Là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sản xuất, kinh doanh như than, củi, khí đốt, xăng dâu…
- Dụng cụ thay thế: Là những chi tiết phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải…
- Vật liệu và các thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các nguyên vật liệu và
thiết bị (cần lắp hay không cần lắp, vật liệu kết cấu, công cụ…) mà doanh nghiệp
mua vào nhằm đầu tư xây dựng cơ bản.
- Vật liệu và các thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các nguyên vật liệu và

thiết bị (cần lắp hay không cần lắp, vật liệu kết cấu, công cụ…) mà doanh nghiệp
vào nhằm đầu tư xây dựng cơ bản.
- Các loại vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài những thứ đã kể
đến như: bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng…
• Căn cứ theo mục đích và công dụng của NVL, nguyên vật liệu sẽ được chia
thành:
- Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
- Nguyên vật liệu dùng cho công tác quản lý sản xuất.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 6 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- Nguyên vật liệu dùng cho quản lý cho doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu dùng trong khâu bán hàng.
• Căn cứ theo nguồn hình thành, nguyên vật liệu bao gồm:
- Nguyên vật liệu mua ngoài.
- Nguyên vật liệu tự gia công sản xuất.
- Nguyên vật liệu do cấp trên cấp vốn.
- Nguyên vật liệu do góp vốn liên doanh.
- Do các nguồn khác…
1.1.1.2. Khái niệm giá trị nguyên vật liệu
Giá trị của nguyên vật liệu được thể hiện qua việc ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp vì nguyên vật liệu là khâu đầu tiên trong quá trình sản
xuất. Khi quản lý NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao.
* Khái niệm về giá NVL:
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch
toán nguyên vật liệu. Tính giá nguyên vật liệu là việc dùng thước đo tiền tệ để
biểu hiện giá trị của nguyên vật liệu theo những nguyên tắc nhất định.
Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế
toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: "Hàng tồn kho

được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá
gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó:
-Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và
các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm
và trạng thái hiện tại.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của nguyên vật
liệu tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy: phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch
toán nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 7 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán
1.1.2.1. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận là mục đích cuối cùng của sản
xuất kinh doanh. Mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí và lợi nhuận ngày càng
được quan tâm. Vì thế doanh nghiệp đều ra sức tìm con đường giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do vậy, với tỷ trọng chiếm khoảng 60- 70% tổng chi
phí, nguyên vật liệu cần được quản lý thật tốt. Nếu doanh nghiệp biết sử dụng
nguyên vật liệu một cách tiết kiệm, hợp lý thì sản phẩm làm ra càng chất lượng tốt
giá thành lại hạ tạo mối tương quan có lợi cho doanh nghiệp trên thị trường. Quản
lý NVL càng khoa học thì cơ hội đạt hiệu quả kinh tế càng cao. Với vai trò như vậy
nên yêu cầu quản lý NVL ngày càng chặt chẽ trong tất cả các khâu từ khâu thu mua,
dự trữ và bảo quản đến khâu sử dụng.
Trong khâu thu mua: các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu mua
nguyên vật liệu để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và các
nhu cầu khác của doanh nghiệp. Tại đây đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về khối
lượng, quy cách, chủng loại và giá cả.
Trong khâu dự trữ và bảo quản: để quá trình sản xuất được liên tục phải dự trữ

nguyên vật liệu đầy đủ, không gây gián đoạn sản xuất nhưng cũng không được dự
trữ quá lượng cần thiết gây ứ đọng vốn, tốn diện tích. Đồng thời phải thực hiện đầy
đủ chế độ bảo quản theo tính chất lý hoá học của vật liệu.
Trong khâu sử dụng: doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ, chính xác, kịp thời giá
nguyên vật liệu có trong giá vốn của thành phẩm. Do vậy trong khâu sử dụng phải
tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong sản
xuất kinh doanh đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu
Xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu cũng như vai trò của kế toán trong
quản lý kinh tế nói chung và quản lý doanh nghiệp nói riêng thì kế toán vật liệu
trong doanh nghiệp sản xuất cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:
- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của nguyên
vật liệu về giá cả và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực
tế của nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính
xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 8 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về hạch
toán nguyên vật liệu. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong Doanh
nghiệp thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về nguyên vật liệu, phải hạch
toán đúng chế độ, đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công
tác kế toán nguyên vật liệu.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu từ đó
phát hiện, ngăn ngừa và đề xuất những biện pháp xử lý nguyên vật liệu thừa, ứ
đọng, kém hoặc mất phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số
lượng và giá trị nguyên vật liệu thực tế đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bố chính
xác nguyên vật liệu đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng để từ đó giúp cho việc tính
giá thành được chính xác.
- Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông

tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, bảo
quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất và quản lý nguyên vật liệu. Từ đó đáp
ứng được nhu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản lý của
Doanh nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho
đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chủng
loại, giá cả, thời hạn cung cấp nguyên vật liệu một cách đầy đủ, kịp thời.
Tóm lại: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài
chính thì hạch toán kế toán vật liệu nói riêng là công cụ đắc lực của công tác vật
liệu. Kế toán vật liệu có chính xác kịp thời hay không nó ảnh hưởng đến tình hình
hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Vì vậy để tăng cường công tác quản lý vật liệu phải
không ngừng cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán vật liệu. Hạch toán kế toán vật
liệu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua,nhập xuất, dự
trữ vật liệu một cách chính xác để từ đó có biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất
kinh doanh kịp thời tổ chức công tác hạch toán vật liệu chặt chẽ sẽ góp phần cung
ứng kịp thời và đồng bộ nguyên vật liệu cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng
nguyên vật liệu. Mặt khác do chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong
giá thành do đó chất lượng của công tác kế toán vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tập hợp chi phí giá thành sản phẩm.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 9 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
1.2. Nội dung kế toán nguyên vật liệu.
1.2.1. Quy định kế toán NVL của doanh nghiệp theo VAS 02
VAS 02- Hàng tồn kho
Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn khi theo nguyên tắc giá gốc
Kết quả kinh doanh muốn được xác định và phản ánh một cách chính xác thì phải
xác định được chính xác các yếu tố tham gia vào quá trình này. Trong đó yếu tố giá
gốc hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng đối với kế toán kết quả kinh doanh ở
các doanh nghiệp.

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí
liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái
hiện tại.
Trong đó :
• Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm: giá mua, các loại thuế không được
hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và
các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. Các khoản
chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy
cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
• Chi phí chế biến bao gồm: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến
sản xuất sản phẩm
Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm: chi phí nguyên liệu,
vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên
mức bình thường; một số chi phí bảo quản hàng tồn kho; chi phí bán hàng và chi
phí quản lý doanh nghiệp.
1.2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo chế độ hiện hành (quyết định
15/2006/ QĐ-BTC)
1.2.2.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2.2.1.1 Khái niệm:
Phương pháp kê khai thường xuyên là việc xuất nhập vật tư được thực hiện
thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào tài khoản
nguyên vật liệu (TK 152).
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 10 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
1.2.2.1.2. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”
+ Nội dung: Tài khoản này dùng để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng
giảm của NVL trong kho.
+ Về kết cấu:

- Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tăng giá trị thực tế của NVL tại
kho trong kỳ.
- Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh làm giảm giá trị thực tế của NVL
tại kho trong kỳ.
- Dư nợ: Giá thực tế của NVL tồn kho
Tài khoản này có các tài khoản chi tiết như sau:
TK 1521 “Nguyên vật liệu chính”
TK 1522 “Nguyên vật liệu phụ”
TK 1523 “Nhiên liệu”
TK 1524 “Phụ tùng thay thế”
TK 1528 “Vật liệu khác”
Tài khoản 151 “Hàng mua hàng đi đường”
+ Nội dung: Tài khoản này dùng để theo dõi NVL doanh nghiệp đang mua hay
chấp nhận mua đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cuối tháng chưa về nhập kho.
+ Kết cấu:
- Bên nợ: Phản ánh giá trị NVL đi đường tăng thêm trong kỳ.
- Bên có: Phản ánh giá trị NVL đi đường kỳ trước đã nhập kho hoặc chuyển
cho bộ phận sử dụng hay cho khách hàng.
- Dư nợ: Giá trị NVL đang đi trên đường.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan: TK 111, 112, 133,
331.
1.2.2.1.3. Trình tự hạch toán được thể hiện qua sơ đồ sau.
Kế toán tổng quát tăng giảm NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên:
* Kế toán tăng NVL.
(1) Nhập kho NVL tự sản xuất hoặc thuê ngoài gia công chế biến.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 11 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
(2a) Nhập kho NVL mua ngoài tại doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp
trực tiếp.

(2b) Nhập kho NVL mua ngoài tại doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp
khấu trừ.
(2c) Giảm giá NVL, trả lại NVL đã nhập kho tại doanh nghiệp tính VAT theo
phương pháp khấu trừ.
(2d) Giảm giá NVL, trả lại NVL đã nhập kho tại doanh nghiệp tính VAT theo
phương pháp trực tiếp.
(2e) Mua NVL sử dụng ngay vào sản xuất tại doanh nghiệp tính VAT theo
phương pháp khấu trừ.
(2f) Mua NVL sử dụng ngay vào sản xuất tại doanh nghiệp tính VAT theo
phương pháp trực tiếp.
(3) Tăng do ngân sách cấp, nhận vốn liên doanh, vốn góp cổ phần.
(4) Trường hợp tăng do nhận lại vốn góp liên doanh.
(5) Tăng do pháp hiện thừa khi kiểm kê.
(6) Trường hợp nhận kho phế liệu, được biếu tặng NVL.
(8a) Thuế nhập khẩu đối với NVL nhập kho là hàng nhập khẩu ( doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ).
(8b) Thuế nhập khẩu và thuế GTGT phải nộp NVL nhập khẩu ( doanh nghiệp
tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp).
* Kế toán giảm NVL:
(9) Xuất kho NVL dùng cho sản xuất kinh doanh.
(10) Xuất NVL để gia công chế biến hay thuê ngoài gia công chế biến.
(11) Xuất kho NVL để góp liên doanh.
(12) Xuất kho NVL để gửi bán hoặc bán.
(13) NVL phát hiện thiếu khi kiểm kê.
1.2.2.4. Kế toán thừa thiếu nguyên vật liệu khi kiểm kê và dự phòng giảm giá
hàng tồn kho.
1.2.2.4.1. Kế toán thừa, thiếu NVL khi kiểm kê.
a. Tài khoản sử dụng.
Kế toán tổng hợp NVL sử dụng tài khoản sau
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 12 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
- Tài khoản 152 “ nguyên vật liệu”
Tài khoản được mở chi tiết thành các tài khoản cấp 2.
TK 1521 “ Nguyên vật liệu chính”
TK 1522 “ Nguyên vật liệu phụ”
TK 1523 “ Nhiên liệu”
Tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Tài khoản này được mở chi tiết thành hai tài khoản cấp hai:
TK 6211 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm chính”
TK 6213 “ Chi phí nguyên vật liệu khác”
- Tài khoản 627 “ Chi phí sản xuất chung” mở chi tiết cho các loại sản phẩm.
Trình tự kế toán.
• Kế toán tăng nguyên vật liệu:
- Nếu mua thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng: hàng ngày
kế toán NVL căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn, phiếu chi tiền mặt, giấy báo nợ
của ngân hàng để ghi vào chứng từ ghi sổ, ghi có tài khoản 111, 112 và các sổ chi
tiết: sổ quỹ, sổ kế toán chi tiết vật liệu hàng hóa.
Nợ TK 1521: nguyên vật liệu chính.
Nợ TK 1522: nguyên vật liệu phụ
Nợ TK 1523: nhiên liệu
Nợ TK 133: thuế GTGT (nếu có)
Có TK 111, 112
Khi công ty chưa thanh toán cho nhà cung cấp: hằng ngày kế toán căn cứ vào
hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào sổ chi tiết tình hình thanh toán với khách hàng,
các sổ kế toán chi tiết khác và chứng từ ghi sổ ghi tài khoản 331 như sau:
Nợ TK 152 (chi tiết)
Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331: Tổng giá trị thanh toán
Khi công ty thanh toán tiền cho nhà cung cấp, kế toán căn cứ vào chứng từ thanh

toán ghi trực tiếp, sổ thanh toán với khách hàng, các sổ chi tiết khác và chứng từ ghi
sổ phù hợp theo định khoản sau:
Nợ TK 331
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 13 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Có TK 111,112
- Khi dùng tiền vay để mua NVL, kế toán căn cứ vào hóa đơn thanh toán,
phiếu nhập kho để ghi vào các sổ chi tiết có liên quan, chứng từ ghi sổ ghi có tài
khoản 331 theo định khoản sau:
Nợ TK 152 (chi tiết)
Nợ TK 133: Thuế GTGT (nếu có)
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
- Khi mua NVL thanh toán bằng tiền giao tạm ứng, kế toán căn cứ vào chứng
từ thanh toán, phiếu nhập kho để ghi vào các sổ kế toán chi tiết và chứng từ ghi sổ
ghi có tài khoản 141 theo định khoản sau:
Nợ TK 152 (chi tiết)
Nợ TK 133: Thuế GTGT nếu có
Có TK 141: Tổng giá thanh toán
Công ty không sử dụng tài khoản 151 để hạch toán, nên khi phát sinh NVL
mua vào nhưng cuối tháng chưa về nhập kho mặc dù đã nhận được chứng từ nhưng
kế toán vẫn không hạch toán, khi nào hàng về thì kế toán mới tiến hành ghi vào sổ.
* Kế toán các trường hợp giảm nguyên vật liệu.
- Nếu xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm, căn cứ vào phiếu xuất kho
kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan và ghi vào chứng từ ghi sổ ghi có tài
khoản 152 theo định khoản sau:
Nợ TK 6211: NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm chính.
Nợ TK 6212: NVL trực tiếp cho sản xuất sản phẩm phụ
Có TK 152 (chi tiết TK 1521, 1522)
Có TK 1544

- Khi kiểm kê NVL trong kho phát hiện NVL dự trữ bị hỏng hoặc bị hao hụt.
Đầu tiên kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1381) Trị giá NVL hỏng hay hao hụt ( theo giá xuất kho trong tháng
đó)
Có TK 152 (chi tiết)
Sau đó tiến hành kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 14 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Nếu thiệt hại do nhân viên viên có nhiệm vụ bảo quản không thực hiện đúng
chức trách của mình gây ra, kế toán ghi:
Nợ TK 138 (1388)
Có TK 138 (1381)
Để chi trả lương thì trừ vào lương của nhân viên đó:
Nợ TK 334
Có TK 138 (1388)
Nếu thiệt hại xảy xa là do nguyên nhân khách quan,kế toán ghi:
Nợ TK 632
Có TK 152 (chi tiết)
1.2.2.5. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.
* Mục đính, nguyên tắc và phương pháp xác định.
- Mục đích: Dự phòng giảm giá NVL nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho
NVL, tránh tình trạng thay đổi lớn về tài chính của doanh nghiệp và để phản ánh
đúng giá trị thực của NVL tồn kho trong Báo cáo tình hình tài chính.
- Nguyên tắc:
+ Việc lập dự phòng giảm giá NVL chỉ được tiến hành khi có đầy đủ khi có các
chứng từ sát thực NVL tồn kho bị giảm giá.
+ Việc lập dự phòng giảm giá NVL tồn kho được thực hiện vào cuối niên đô,
trước khi lập báo cáo tài chính và phải lập cho từng loại hàng bị giảm giá.
+ Việc lập dự phòng giảm NVL tồn kho phải đảm bảo hoạt động của doanh

nghiệp không bị lỗ.
Phương pháp xác định:
Số dự phòng giảm giá
NVL tồn kho
=
Trị giá NVL tồn kho bị giảm giá
(đến ngày 31/12)
x
Mức giảm giá của
loại NVL tồn kho
* Tài khoản kế toán sử dụng:
Để phản ánh tình hình lập và sử dụng dự phòng giảm giá NVL, kế toán sử dụng
tài khoản 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
* Về kết cầu:
Bên nợ: Phản ánh số dự phòng giảm giá NVL tồn khi được hoàn nhập
Bên có: Phản ánh dự phòng giảm giá NVL tồn kho được trích lập.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 15 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Dư có: Phản ánh số dự phòng giảm giá NVL tồn kho hiện có cuối kỳ.
* Trình tự kế toán:
- Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số dự phòng giản giá NVL tồn kho được trích lập
kế toán ghi:
Nợ TK 632: Số dự phòng giảm giá NVL tồn kho
Có TK 159
Sang niên độ tiếp theo
Trường hợp 1: Số nguyên vật liệu tồn kho được xác định là giảm giá ở cuối năm
trước đã bán (có giảm giá và cả không giảm giá) thì kế toán hoàn nhập số đã dự
phòng:
Nợ TK 159: Số dự phòng hoàn nhập

Có TK 632
Trường hợp 2: Số nguyên vật liệu tồn kho được xác định là giảm giá ở cuối năm
trước chưa bán thì cuối niên độ kế toán này căn cứ và thực tế để xác đính số cần dự
phòng mới:
Nếu số cần dự phòng mới lớn hơn số đã dự phòng thì kế toán lập dự phòng bổ
xung:
Nợ TK 632: Số dự phòng bổ xung
Có TK 159
Nếu ngược lại số cần dự phòng mới nhỏ hơn số đã dự phòng kế toán hoàn nhập
số chênh lệch.
Nợ TK 159
Có TK 632
1.2.2.6 Hình thức sổ kế toán áp dụng theo chuẩn mực số 02 (hàng tồn kho)
1.2.2.6.1. Hình thức kế toán nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài
chính đề được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung. Kế toán NVL
tại doanh nghiệp áp dụng hình thức này sử dụng các sổ kế toán tổng hợp sau:
- Nhật ký chung
- Nhật ký mua hàng
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 16 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Hình thức kế toán nhật ký chung đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân
công lao động kế toán. Tuy nhiên việc ghi chép ở hình thức này còn nhiều trùng lặp.
Sơ đồ 2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.
(phụ lục 02)
1.2.2.6.2. Hình thức sổ kế toán nhật ký – sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là nghiệp vụ phát sinh được kết hợp ghi
chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ duy
nhất là Nhật ký –Sổ cái.

Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ gốc, hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Theo hình thức này thì sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký sổ cái.
Hình thức Nhật ký – Sổ cái đơn giản, dễ làm, dễ đối chiếu, không cần lập bảng
cân đối số phát sinh các tài khoản. Hình thức này áp dụng phù hợp tại các công ty
có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản, bộ phận kế toán ít người.
Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- sổ cái.
(phụ lục 03)
1.2.2.6.3. Hình thức sổ chứng từ ghi sổ.
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng
hợp là chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sỏ các chứng từ gốc hoặc
bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại.
Theo hình thức này thì sổ kế toán tổng hợp được sử dụng là:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái tài khoản 152, 331, 111, 112…
Ưu điểm của hình thức này là rõ ràng, dễ hiểu, dễ phát hiện sai sót để điều
chỉnh. Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều tài khoản, khối
lượng nghiệp vụ nhiều, đông nhân viên kế toán. Nhưng hình thức này có đặc điểm
này là việc ghi chép tiến hành trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều, việc đối chiếu
kiểm tra số liệu dồn vào cuối tháng.
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
(Phụ lục 04)
1.2.2.6.4. Hình thức sổ Nhật ký chứng từ.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 17 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Nguyên tắc cơ bản của hình thức này là kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa các nghiệp vụ
theo nội dung kinh tế.
Theo hình thức này sổ kế toán tổng hợp áp dụng là:
- 10 nhật ký

- 10 bảng kê
- 3 bảng phân bổ
Ưu điểm khi áp dụng hình thức này là giảm nhẹ được rất nhiều công việc ghi
chép của kế toán trong việc ghi các tài khoản tổng hợp trong sổ cái và việc ghi sổ
cái thực hiện vào cuối kỳ căn cứ vào kết quả tổng hợp trên các sổ nhật ký. Công
việc kế toán được phân phối đều trong cả kỳ.
Nhược điểm của phương pháp này là ghi chép phức tạp, đòi hỏi trình độ của kế
toán phải cao và đồng đều. Khó sử dụng máy tính trong công tác quản lý vì các sổ
không đồng nhất.
Sở đồ 5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ.
(Phụ lục 05)
1.2.2.6.5. Hình thức kế toán máy chi tiết.
Đây là một hình thức kế toán mới, nhưng chắc chắn nó sẽ được rất nhiều doanh
nghiệp lựa chọn áp dụng cho doanh nghiệp của mình vì những ưu điểm của nó là
thực hiện đơn giản nhưng lại đem lại kết quả cao với sự hỗ trợ đắc lực của máy vi
tính. Vì đây là phương pháp mới nên ta sẽ đi sâu tìm hiểu về cách thực hiện theo
phương pháp này.
(1) Hàng này, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi
nợ, tài khoản ghi có để lập dữ liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế
sẵn trên các phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế
toán tổng hợp (sổ cái hoặc nhật ký sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán có liên quan.
(2) Cuối tháng ( hoặc vào bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các
thao tác khóa sổ ( cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa sổ kế toán
tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác,
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 18 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
trung thực theo thông tin đã nhập vào trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra,

đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với các báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để bao cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra
giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định của sổ kế
toán ghi bằng tay.
Sơ đồ 6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính.
(Phụ lục 06)
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 19 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT CƠ KHÍ TIÊU
CHUẨN VÀ THÉP TẠI CÔNG TY TNHH MECANIMEX
2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường ảnh hưởng đến kế
toán NVL sản xuất cơ khí tiêu và thép tại công ty TNHH MECANIMEX
( Nguồn: Tư liệu từ phòng hành chính nhân sự)
2.1.1. Tổng quan công ty TNHH MECANIMEX.
2.1.1.1. Quá trình hình thành phát triển của Công ty TNHH MECANIMEX:
- Tên doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà Nước 1 thành viên xuất
nhập khẩu sản phẩm cơ khí.
- Tên tiếng Anh: mechanical products export – import limited company
- Tên công ty viết tắt : MECANIMEX co., Ltd
- Ngày thành lập : Năm 1985
- Tổng số vốn: Tổng vốn điều lệ của công ty là 34.897.000.000 VNĐ.
- Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí là tên ban đầu của Công ty trách
nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí, được
thành lập theo quyết định số 88/CT ngày 2/3/2985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính Phủ) và bắt đầu đi vào hoạt động ngày 26 tháng 3 băm 1985
theo giấy phép kinh doanh số 1.1.11.012/GP của Bộ trưởng Bộ cơ khí luyện kim cũ
nay là Bộ công nghiệp. Ngày 02/11/2004, theo Quyết định số 120/2004/QĐ – BCN

của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, chuyển Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ
khí, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Máy và Thiết
bị công nghiệp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Xuất
nhập khẩu sản phẩm cơ khí.
- Địa chỉ của doanh nghiệp:
Điện thoại: 04-8244138; 04-8257459
Fax: 84-04-9349904.
Email:
+ Chi nhánh Công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08-8295799; 08-8296722
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 20 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
Fax: 84-08-8288238.
Email:
+ Nhà máy Quy Chế Từ Sơn.
Địa chỉ: thị trấn Từ Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Điện thoại: 0241-743711 Fax: 0241-832467
Email:
+ Văn phòng đại diện tại Hải Phòng.
Điện thoại: 043.791.9999 Fax: 043.7931.555
- Giám đốc Công ty: Ông Hoàng Ngọc Đính
- Kế toán trưởng: Nguyễn Thị Thanh Bình
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp:
Kinh doanh xuất nhập khẩu sản phẩm cơ khí,sản phẩm luyện kim,khoáng sản,
tinh quặng kim loại. Sản xuất kinh doanh các chi tiết cơ khí tiêu chuẩn và thép.
Kinh doanh phương tiện vận tải, nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và phụ
tùng cho ngành cồng nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thiết bị

dụng cụ y tế, thiệt bị điện, điện tử, điện lạnh và tin học.
Kinh doanh, sản xuất, trang trí nội ngoại thất, đồ gỗ gia dụng, gốm sứ, hàng dân
dụng và tiêu dùng, hóa chất, hàng mỹ phẩm, phân bón, xăng dầu, chất dẻo.
Sản xuất, kinh doanh và chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm, thủy hải sản,
thức ăn chăn nuôi gia súc. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm, bia và nước ngọt.
Kinh doanh văn phòng, khách sạn, nhà hàng, nhà ở, bất động sản, kho bãi, siêu
thị, vận tải và giao nhận hàng hóa.
Dịch vị triển lãm thương mại về máy móc, thiết bị và hàng công nghiệp. Đại lý
ký gửi hàng hóa.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của quy định của pháp luật.
Chức năng - Nhiệm vụ của Công ty:
Chức năng:
Là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng Việt Nam, Công ty có các chức
năng: Thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ, trực tiếp tham gia hoạt động
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 21 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
kinh doanh xuất nhập khẩu (tự doanh và uỷ thác) với các đối tác trong và ngoài
nước.
Nhiệm vụ:
• Xây dựng và tổ chức các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.
• Xây dựng và tổ chức các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của hoạt động kinh
doanh.
• Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định các mặt hàng kinh doanh
phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong nước và ngoài nước.
• Bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Công ty được phép huy động vốn
của các tổ chức và các thành phần kinh tế để tổ chức hoạt động kinh doanh theo
quy định của pháp luật.
• Thực hiện nghĩa vụ và nhiệm vụ Nhà nước giao đồng thời thực hiện đầy đủ các

nghĩa vụ chung của Nhà nước.
Chi nhánh Công ty tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Hoạt động kinh doanh theo chỉ thị của Giám đốc chi nhánh và chịu trách
nhiệm trước Tổng Giám Đốc Công ty về mọi mặt hiệu quả hoạt đông kinh doanh
của chi nhánh mình.
Nhà máy Quy chế Từ Sơn:
Theo Quyết định số 18/2004 BCN ngày 9/3/2004 Nhà máy Quy chế Từ Sơn
sáp nhập vào Công ty Xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí. Nhà máy hoạt động
kinh doanh theo chỉ đạo của Giám đốc Nhà máy. Sản xuất các chi tiết lắp xiết theo
tiêu chuẩn: TCVN, ISO, HS, DIN, ASTM, BS…. Áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng ISO 9001: 2000, sản phẩm chính của Nhà máy bao gồm: các loại bu lông, vít
được chế tạo theo nhiều cấp bền, ren… Ngoài ra Nhà máy còn sản xuất một số loại
mặt hàng đặc biệt có chất lượng cao phục vụ cho các ngành chế tạo máy, đường
sắt, cầu, đóng tầu, đường đây và trạm, dây chuyêng sản xuất Xi măng, bu long đai
ốc kê ô tô…
Văn phòng đại diện tại Hải Phòng.
Có nhiệm vụ thực hiện mọi nhiệm vụ giao nhận xuất nhập khẩu tại cảng Hải
Phòng.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 22 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của Công ty TNHH MECANIMEX
2.1.2.2.1.Đặc điểm hoạt động
2.1.2.2.1.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
MECANIMEX.
a.Các bộ phận sản xuất và mối quan hệ.
Công ty TNHH MECANIMEX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thép,
cơ khí tiêu chuẩn, bu-lông, ốc vít… và phân phối các thiết bị. Để đáp ứng mọi nhu
cầu của các đối tượng khác nhau trong và ngoài nước, công ty không ngừng cải tiến
nâng cao các công nghệ sản xuất, từng bước mở rộng kinh doanh và đa dạng hóa

các chủng loại sản phẩm, giá cả phù hợp để đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi người
tiêu dùng. Hiện nay các sản phẩm chủ yếu của công ty là: cơ khí tiêu chuẩn và thép.
Ngoài ra công ty còn cung cấp những sản phẩm khác như: thép cuộn, thép góc chữ
L. thép cuộn vằn D9, thép chống lò, thép chữ I, thép chữ C, gang, bu-lông, ốc-vít,…
Các sản phẩm của công ty luôn được thiết kế có thẩm mỹ cao theo các tiêu chuẩn
chung của thế giới, đặc biệt là các sản phẩm thép được thiết kế với mẫu mã đẹp, bền
thời gian, nên từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến khâu sản xuất công ty luôn đặt mục
tiêu tao ra các sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng một môi trường trong sạch, an
toàn và bền chắc nhất.
Cùng với dây chuyền sản xuất, hệ thống máy móc ( các loại máy như: lò oxy cơ
bản,nhà máy thép cán, nhà máy thép cán,nhà máy cuộn cán nguội,dây chuyền ống
hàn, nhà máy ống đúc …) cùng với hệ thống kiểm tra chất lượng hiện đại được
nhập khẩu từ Đài Loan, Nhật Bản… để trang bị cho nhà máy quy chế Từ Sơn. Bên
cạnh việc lắp đặt một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, được xây dựng trên 15.000
m2. Trong đó riêng nhà máy kim khí và đồ gia dụng được xây dựng có diện tích là
11.000 m2 tại thị xã Từ Sơn. Điều này phần nào cho thấy Công Ty TNHH
MECANIMEX đã thấy rõ tiềm năng của thị trường thép, cơ khí tiêu chuẩn và công
ty đã cố gắng phát triển sâu vào lĩnh vực này, thực tế đã chứng minh hướng đi này
của Công Ty TNHH MECANIMEX là hoàn toàn đúng đắn.
b. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chính.
Với một hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với đội ngũ công nhân,
nhân viên quản lý có trình độ tay nghề cao công ty TNHH MECANIMEX đã xây
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 23 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
dựng cho mình một quy trình sản xuất hiện đại, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng
cao. Điều này được thể hiện quy trình sản xuất các sản phẩm của Công ty cũng như
là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất và quy trình kiểm
tra chất lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất và quy trình xử lý thông tin cho quá
trình kinh doanh và sản xuất.

Sơ đồ 7: Quy trình sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép.
(Phụ lục 07)
Sơ đồ 8: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm cho quá trình sản xuất.
(Phụ lục 08)
Nhận xét: Với hệ thống các máy móc được trang bị để sản xuất sản phẩm
( như được minh họa bằng quy trình sản xuất cơ khí tiêu chuẩn và thép trên) cùng
với một quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm khoa học, nghiêm ngặt, các sản
phẩm của công ty TNHH MECANIMEX, một khi được cung cấp ra thị trường, đều
đảm bảo được chất lượng của mình và ngày càng khẳng định được thương hiệu của
mình ngày cả trong nước và nước ngoài. Hơn thế nữa, công suất thiết kế của các
máy móc trong các dây chuyền sản xuất rất cao: lò oxy cơ bản,nhà máy thép cán,
nhà máy thép cán,nhà máy cuộn cán nguội,dây chuyền ống hàn, nhà máy ống
đúc…. Điều này giúp công ty TNHH MECANIMEX đã đáp ứng được cung về thị
trường thép và cơ khí tiêu chuẩn cao cấp- một thị trường đang phát triển với tốc độ
rất nhanh cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
2.1.2.2.2. Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý, mối quan
hệ giữa các bộ phận.
SV: NGUYỄN THỊ THỦY(09D150290) 24 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Lớp: K45D4
TRNG I HC THNG MI KHOA K TON KIM TON
S 09 : S t chc Cụng Ty TNHH MECANIMEX
B phn qun lý:

- Ch tch kiờm Tng Giỏm c Cụng ty: do Tng Giỏm c Tng Cụng ty
Mỏy v Thit b Cụng nghip b nhim. Nhim k ca Ch tch Cụng ty l 4 nm v
cú th c b nhim li. Ch tch Cụng ty chu trỏch nhim trc i din Ch s
hu v trc Phỏp lut v cỏc quyt nh ca mỡnh, thc hin cỏc ngha v quy nh
ti iu 86 Lut Doanh nghip.
Tng Giỏm c: iu hnh Cụng ty theo ch th trng, cú quyn ra ch th
mnh lnh m mi ngi trong cụng ty phi nghiờm chnh chp hnh v phi chu

trỏch nhim v mi hot ng kinh doanh ca mỡnh trc phỏp lut, trc Ch tch
Hi ng qun tr Tng Cụng ty v ton th cụng nhõn viờn ca Cụng ty.
Phú Tng giỏm c: hin gm cú 2 ngi
o Phú Tng giỏm c kiờm Giỏm c Nh mỏy Quy ch T Sn
o Phú Tng Giỏm c thng trc ph trỏch khi kinh doanh thng mi bao
gm c chi nhỏnh v vn phũng ti H Ni.
Phú Tng giỏm c c quyn kim tra ụn c v nhc nh cỏc thnh viờn
trong phm vi ph trỏch ca mỡnh; c quyn ký kt cỏc vn bn thuc chc nng
v nhim v ca mỡnh v chu trỏch nhim v cỏc vn bn ú; chu trỏch nhim trc
SV: NGUYN TH THY(09D150290) 25 KHểA LUN TT NGHIP
Lp: K45D4
Tổng Giám đốc kiêm
Chủ tịch Công ty
Phó TGĐ/ Giám
đốc CN Công ty
tại T.P HCM
Phó TGĐ/ Giám
đốc Nhà máy
Quy chế Từ Sơn
Phó TGĐ Thờng
trực phụ trách
Kinh doanh
Nhà máy
Quy chế
Từ Sơn
Chi nhánh
Công ty tại
T.P HCM
TC-HC
P. KD

XNK III
P. Tài chính
Kế toán
Phòng KD
XNK II
Phòng kinh
doanh XNK I
Đại diện tại
Hải Phòng

×