Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cấp nước Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.61 KB, 64 trang )

Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định( TSCĐ) là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kĩ
thuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũng là yếu tố cơ bản của
vốn kinh doanh. Tài sản cố định giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm cho Doanh nghiệp. Trong điều kiện khoa học
kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò mà tài sản cố định
mang lại càng đáng kể. Đối với mỗi Doanh nghiệp (DN), TSCĐ là cơ sở vật
chất kĩ thuật thể hiện trình độ công nghệ năng lực sản xuất và thế mạnh của
DN trong thời kỳ trong nền kinh tế. Trên thực tế vấn đề không đơn giản là đầu
tư mua sắm TSCĐ mà quan trọng là phải bảo toàn phát triển và sử dụng có
hiệu quả TSCĐ.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sử dụng hợp lý và sử dụng hiệu quả
TSCĐ, do đó mỗi DN cần đặt ra một chế độ quản lý thích đáng toàn diện đối
với TSCĐ. Từ theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ cả về số lượng và giá trị
đến sử dụng hợp lý đầy đủ, phát huy hết công suất của TSCĐ, nâng cao năng
suất, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, nhanh chóng thu hồi được vốn đầu
tư để tái sản xuất. Hiệu quả quản lý TSCĐ quyết định hiệu quả sử dụng vốn,
chất lượng sản phẩm thông qua đó đánh giá năng lực sản xuất của DN.Từ tầm
quan trọng của TSCĐ trong DN mà cần thiết phải xây dựng được chu trình
quản lý TSCĐ một cách khoa học và có ý nghĩa về mặt kinh tế, giúp cho hạch
toán TSCĐ được chính xác và thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng, chống thất thoát TSCĐ.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của việc tìm hiểu tình hình sử
dụng TSCĐ của DN, qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH nhà nước một

1
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

thành viên Cấp nước Phú Thọ, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo cùng các anh


chị trong phòng Tài vụ- kế toán đã giúp em hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp
của mình: “ Hoàn thiện kế toán Tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH
NN 1TV Cấp nước Phú Thọ”.
Kết cấu chuyên đề gồm 2 phần chính:
Phần I: Thực trạng kế toán TSCĐ HH tại Công ty TNHH NN 1TV
Cấp nước Phú Thọ
Phần II: Hoàn thiện kế toán TSCĐ HH tại Công ty TNHH NN 1TV
Cấp nước Phú Thọ

PHẦN I:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV
CẤP NƯỚC PHÚ THỌ

2
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

1.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ.
1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên cấp nước Phú Thọ là một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Phú Thọ, tiền thân của công ty là nhà
máy nước Việt Trì được thành lập theo quyết định số 426/QĐ- TCC ngày
21/08/1970 của UBND tỉnh Vĩnh Phú. Khi mới thành lập công suất thiết kế
của nhà máy mới chỉ đạt 16.000m
3
/ngày đêm.
Năm 1976 do quy mô thành phố Việt Trì phát triển nhanh chóng cả về
công nghiệp cũng như dân sinh,nhà máy nước Việt Trì đã đầu tư xây dựng
nâng công suất hoạt động lên 20.000m

3
/ngày đêm.
Năm 1992, UBND tỉnh Vĩnh Phú ra quyết định số 1169 cho phép thành
lập nhà máy nước Việt Trì với tổng số vốn là 4.533.659.000 đồng, với nhiệm
vụ chính của nhà máy là sản xuất và phân phối nước sạch trong khu vực thành
phố Việt Trì.
Năm 1993, theo quyết định số 890 của UBND tỉnh Vĩnh Phú, nhà máy
nước Việt Trì đã đổi tên thành công ty cấp nước Vĩnh Phú.Sau khi tỉnh Vĩnh
Phú tách ra thành 2 tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, công ty cấp nước Vĩnh Phú
được đổi tên thành công ty cấp nước Phú Thọ theo quyết định số 69 ngày
16/01/1997 của UBND tỉnh Phú Thọ.Với chức năng chủ yếu sản xuất và phân
phối nước sạch, cung cấp nước thô chưa qua xử lý cho các nhà máy, xí nghiệp
sản xuất công nghiệp.
Trong 5 năm từ năm 2001-2005, tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú
Thọ, sau khi hệ thống cấp nước được đầu tư mở rộng và đi vào hoạt động,việc
cung cấp nước sạch đã đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho khách hàng cả về
số lượng lẫn chất lượng.Trong 5 năm qua, hệ thống cung cấp nước đã đi vào

3
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

hoạt động, không phải lúc nào cũng” xuôi chèo mát mái”, có những thời điểm
do điện áp không đảm bảo nên việc xử lý nước đôi khi bị gián đoạn, gây tâm
lý hoài nghi cho khách hàng. Để khắc phục tình trạng đó,Công ty đã đầu tư
lắp đặt thêm 1 máy biến áp 1.600 KVA tự điều chỉnh điện áp nên khu xử lý
nước sạch đã đi vào hoạt động ổn định. Ngay sau khi hệ thống mới đi vào
hoạt động, tháng 9/2001, bằng nguồn tài trợ của Ngân hàng tái thiết Cộng hoà
Liên Bang Đức, công ty đã phối hợp với tư vấn nước ngoài triển khai dự án
nâng cao nhận thức của cộng đồng về nước sạch và vệ sinh môi trường tại
thành phố Việt Trì. Dự án đã thành công và đạt hiệu quả tốt.

Theo đà phát triển của nền kinh tế thị trường, ngay từ đầu năm 2005
công ty đã từng bước thực hiện kế hoạch sắp xếp chuyển đổi thành công ty
TNHH 1 thành viên cấp nước Phú Thọ.Ngay từ đầu năm Công ty cấp nước
Phú Thọ đã chủ động triển khai các bước: thành lập ban đổi mới tại doanh
nghiệp,tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng- Nhà Nước
trong cán bộ công nhân viên, thành lập các tổ công tác giúp việc ban đổi mới
DN và tiến hành thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển đổi theo quy định. Đến
đầu tháng 10 Công ty đã cơ bản hoàn thành các thủ tục như đánh giá, xác định
giá trị TS của DN,phương án quản lý tài chính,phương án sắp xếp lại lao động
sau chuyển đổi, dự thảo điều lệ và hoạt động của Công ty TNHH 1 thành
viên, dự thảo thoả ước lao động tập thể sau chuyển đổi.Sau khi đã thực hiện
xong các hồ sơ thủ tục theo quy định, Công ty đã gửi tới thường trực Ban đổi
mới phát triển DN tỉnh để Ban đổi mới kiểm tra đánh giá thẩm định đảm bảo
đúng tiến độ kế hoạch của Tỉnh.Cùng với việc thực hiện chuyển đổi DN theo
đúng thời gian quy định, Công ty còn đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh,
lo đủ việc làm cho người lao động.Tháng 12/2005 Công ty cấp nước Phú Thọ
đã chính thức đổi tên thành Công ty TNHH 1 thành viên cấp nước Phú Thọ.

4
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Từ ngày 15/05/2007 đến nay Công ty đã được sửa đổi thành Công ty
TNHH nhà nước 1 thành viên cấp nước Phú Thọ.Công ty hoạt động theo mô
hình chủ tịch công ty trên nguyên tắc tự chủ về tài chính. Mục tiêu của Công
ty là sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thúc đẩy nền kinh
tế- xã hội phát triển, đảm bảo cung cấp nước sạch theo tiêu chuẩn chất lượng
Việt Nam cho cuộc sống và sức khoẻ của con người. Hiện nay Công ty quản
lý 8 đầu mối, bao gồm: Xí nghiệp nước sạch Việt Trì, Xí nghiệp cấp nước
Công nghiệp Việt Trì, xí nghiệp thi công cấp thoát nước, Xí nghiệp cấp nước
thị xã Phú Thọ, Xí nghiệp cấp nước Phù Ninh, xí nghiệp sửa chữa và thi công,

nhà máy chế biến phế thải đô thị Việt Trì, xí nghiệp cấp nước Lâm Thao.
Hoà theo giai đoạn hội nhập, đổi mới nền kinh tế hiện nay, Công ty
TNHH NN 1TV cấp nước Phú Thọ đã từng bước có những thay đổi tạo nên
bộ mặt mới khởi sắc hơn xứng đáng là cánh chim đầu đàn lớn mạnh trong các
DN của tỉnh Phú Thọ.
1.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của
Công ty TNHH NN 1TV Cấp nước Phú Thọ
Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên cấp nước Phú Thọ có tư cách
pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, là đơn vị hạch toán độc lập, chủ động tìm
khách hàng tiêu thụ nước máy, sản xuất sản phẩm, tự chủ về tài chính.Công ty
có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Nhà nước như chế độ hạch toán DN,
luật thuế DN, bảo vệ tài nguyên môi trường, thực hiện tốt luật lao động, tuyển
dụng lao động, trả lương công nhân viên...Công ty có quyền tổ chức sản xuất
và huy động vốn theo đúng quy định pháp luật Nhà nước ban hành.
-Nhiệm vụ của Công ty:
Công ty là DN chủ yếu sản xuất và phân phối nước sạch, thi công sửa
chữa lắp đặt đường ống cấp nước thuộc nhánh cấp nước cho các tiểu khu dân
cư.

5
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Trong thời kỳ bao cấp, Công ty sản xuất nước lắp đặt xây dựng các
công trình cấp thoát nước theo kế hoạch của UBND tỉnh giao. Sau khi
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Công ty được trao quyền tự chủ trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó các nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là:
+ Tìm hiểu nhu cầu của thị trường.
+ Mở rộng thị trường thị phần tiêu thụ.
+ Tổ chức sản xuất cung cấp phân phối nước sinh hoạt va nước cho sản
xuất công nghiệp trong tỉnh, thi công lắp đặt đường ống cho mọi khách hàng

+ Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm,
giảm chi phí sản xuất...
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong vài năm gần đây
đã hình thành nên những khu Công nghiệp, các cơ sở công cộng, dịch vụ
khách hàng, nhà hàng phát triển nhanh chóng điều đó càng đòi hỏi tính cấp
thiết của nhu cầu sử dụng nước nhiều hơn. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử
dụng nước, Công ty đã mạnh dạn vay vốn của chính phủ Cộng Hoà Liên
Bang Đức đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, xây
dựng hệ thống cung cấp nước với công suất thiết kế lớn phục vụ cho nhu cầu
sử dụng trong tỉnh
Hàng tháng Công ty lên kế hoạch việc sản xuất cho từng tháng như chỉ
tiêu, kết quả hoạt động kinh doanh của từng Xí nghiệp trong tháng nhằm thúc
đẩy quá trình sản xuất của từng Xí nghiệp, khẳng định xí nghiệp có hoàn
thành nhiệm vụ hay không.
Do đặc thù của mặt hàng là nước sạch, nhu cầu sử dụng của người dân
là liên tục và ngày càng gia tăng do đó đòi hỏi quá trình sản xuất của Công ty
là liên tục, với khối lượng lớn, sản xuất hàng loạt. Vì vậy chu kỳ sản xuất của
Công ty không thể mang tính thời vụ mà phải liên tục theo từng ngày, từng
tháng, từng quý.

6
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Sản phẩm của Công ty là duy nhất mang tính đặc trưng riêng của ngành
cả về sản xuất và tiêu thụ.Do đó thị trường luôn là rộng lớn, đây cũng chính là
tiềm năng Công ty cần khai thác.
Bộ phận sản xuất của Công ty gồm bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản
xuất phụ và bộ phận vận chuyển cung cấp
Thứ nhất, bộ phận sản xuất chính của Công ty là Xí nghiệp sản xuất
nước sạch Việt Trì, có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp nước sạch .Ngoài ra

công ty còn một Xí nghiệp nước Công nghiệp nằm ở phía nam Thành phố. Xí
nghiệp này có nhiệm vụ cung cấp nước công nghiệp cho các nhà máy lớn
như: Nhà máy Păng Zim, các khu Công nghiệp của Thành phố.
Thứ hai, bộ phận sản xuất phụ gồm các xí nghiệp trực thuộc Công ty:
Xí nghiệp thi công, vai trò chuyên lắp đặt thi công các đường ống dẫn nước
tới các khu dân cư và các phòng ban khác có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình
sản xuất và cung cấp nước cho khách hàng.
Thứ ba, bộ phận vận chuyển và cung cấp :
Nước được vận chuyển theo hệ thống đường ống tới các khu dân cư, được sự
theo dõi của tổ điều phối 24/24 giờ để đảm bảo cho việc cung cấp và tránh
thất thoát nước trong quá trình cung cấp. Bên cạnh đó còn có sự giám sát theo
dõi của phòng Kinh Doanh kịp thời ngăn chặn những vi phạm và xử lý các sai
phạm của người dân.
Công ty đã đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đaị tiên tiến nhất của
Cộng hoà Liên Bang Đức với công suất 60.000m
3
/ngày đêm.
-Công ty đã bố trí công nhân làm việc theo 3 ca liên tục đối với công
nhân vận hành máy móc để phục vụ một cách tối ưu nhất thoả mán nhu cầu
khách hàng. Với những công nhân thi công đường ống cũng được bố trí một
cách hợp lý trong việc quản lý, sửa chữa hệ thống đường ống kịp thời.

7
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

-Đặc điểm về mặt bằng nhà xưởng, điều kiện về ánh sáng, Công ty bố
trí khu vực sản xuất trực tiếp nằm trên gò cao bên dòng Sông Lô, hệ thống
nhà xưởng khang trang,sạch sẽ đảm bảo tổt cho quá trình sản xuất nước sạch,
đủ tiêu chuẩn về ánh sáng, vệ sinh môi trường.
-Về an toàn lao động: Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị bảo đảm sản

xuất an toàn cho công nhân như: quần áo bảo hộ, mũ, giày, ủng,...Ngoài ra
Công ty thường tổ chức các lớp học về an toàn lao động cho cán bộ công
nhân viên tham gia. Đồng thời cũng tào điều kiện tổ chức các cuộc thi nhằm
thu hút khuyến khích cán bộ công nhân viên nâng cao hiểu biết và trách
nhiệm về an toàn lao động
Sơ đồ1.1: Dây truyền sản xuất nước sạch
Nước sông

8
(1)(2)
(3)
(7)
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

1 Trạm bơm nước thô
2.Bể trộn
3 Bể phản ứng
4.Bể lắng ngang
5.Bể lọc + Bể chứa
6. Trạm bơm nước sạch
7. Nhà hoá chất
8. Bể thu hồi
Nước ra mạng
Đi phân phối
- Thuyết minh dây chuyền sản xuất:
*Nước nguồn lấy từ sông Lô, phường Dữu Lâu- Việt Trì, nước qua
trạm bơm nước thô(1) đặt ở đầu nguồn đưa nước lên bộ phận sát trùng(2). Ở
đây phèn, clo được đánh vào nước có tác dụng liên kết các hạt cặn nhỏ lơ
lửng trong nước thành những hạt cặn lớn do đó sẽ lắng xuống đáy bể nhanh
hơn, ngoài ra nó còn có tác dụng khử trùng nước. Trước khi cho clo vào nước

phèn được hoà trộn thành dung dịch và được điều chỉnh đúng nồng độ. Khi
đánh phèn vào nước sẽ xảy ra phản ứng hoá học tạo thành dạng keo kết tủa

9
(8)
(5)
(6)
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

hấp thụ chất đất và bẩn trong nướn chìm xuống đáy làm cho nước trong hơn,
ở công đoạn này đòi hỏi phải hoà đúng liều lượng phèn để không gây lãng phí
và không quá ít làm cho nước không sạch.
* Sau khi đánh phèn nhờ sự kết tủa bông liên kết các hạt cặn. Quá
trình này xảy ra trong bể phản ứng(3). Hạt cặn sẽ được lắng xuống bể lắng(4).
Tốc đọ lắng phụ thuộc vào chất lượng nước nguồn, kích thước, hình dáng hạt
cặn, trọng lượng riêng của từng hạt cặn và nhiệt độ.Tốc độ lắng càng nhanh,
thời gian nước lưu lại càng ít, năng suất cao và giảm được giá thành.Từ bể
lắng nước sẽ đi xuống bể lọc(5). Lọc là khâu cuối cùng của quá trình làm sạch
nước, nên nó đóng vai trò rất quan trọng. Lọc tiến hành sau giai đoạn làm
lắng, cho nước đi qua các lớp vật liệu lọc ( các loại sỏi, cát vàng và thạch
anh..) Các lạo vật liệu phải đảm bảo vệ sinh.
*Giai đoạn lọc để tách các hạt lơ lửng, các chất hữu cơ, các vi trùng
để đảm bảo chất lượng nước. Sau giai đoạn lọc,nước sẽ chảy vào bể chứa rồi
qua trạm bơm nước sạch(6). Tại đây, nước sẽ được bơm qua mạng phân phối
theo hệ thống đường ống bơm tới các khu dân cư phục vụ nhu cầu cấp thiết
của người dân.
* Nhà hoá chất(7) là nơi vừa để chứa hoá chất vừa cung cấp hoá
chất cho quá trình xử lý nước và cũng là nơi kiểm nghiệm chất lượng nước.
* Bể thu hồi(8) sẽ chưa nước cặn ở bể phản ứng và bể lắng lọc quay
trở lại tránh lãng phí.

Qua sơ đồ sản xuất trên ta thấy quy trình công nghệ được tiến hành từ
khâu đầu tới khâu cuối là một dây truyền liên tục, mỗi khâu có những đặc
điểm công nghệ riêng và giữa các khâu đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Bộ máy quản lý của Công ty:
Bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình trực tuyến- chức năng. Mỗi
phòng ban thực hiện một chức năng khác nhau và được quản lý, điều hành bởi

10
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Giám Đốc công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty. Các xí nghiệp
trực thuộc hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán phụ thuộc, tất cả các hoạt
động kinh tế đều phải thông qua Công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty được chia thành 2 khối là khối văn phòng
và các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
- Giám đốc là người đứng đầu ra quyết định quan trọng theo dõi và xử
lý những công việc lớn của công ty và chịu trách nhiệm những quyết định của
mình. Bên cạnh Giám đốc có 3 phó giám đốc phụ trách giúp việc cho Giám
đốc trong công tác quản lý DN. Đồng thời có các trưởng, phó phòng ban và
các Giám đốc, phó Giám đốc các xí nghiệp cũng phụ trách giúp việc cho
Giám đốc.
- Các trưởng phó phòng, Giám đốc, phó Giám đốc các xí nghiệp làm
nhiệm vụ quản lý phòng và xí nghiệp cua mình, giám sát quản lý công việc
của phòng, xí nghiệp của mình hàng ngày hàng tuần báo cáo về công ty theo
lịch giao ban.
- Để có một bộ máy giúp việc tốt cho Giám đốc trong hoạt động sản
xuất kinh doanh thì giữa các phòng ban trong Công ty phải có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, tức là mọi thông tin trong Công ty liên quan đến hoạt động
SXKD đều được xử lý và phản hồi tới Giám đốc để Giám đốc đi đến quyết
định đúng đắn.Mối quan hệ đó được thể hiện trog Công ty như sau:

+ Phòng tổ chức hành chính phải thường xuyên cung cấp số lượng CB-
CNV trong Công ty tăng giảm một cách kịp thời để phòng kế toán tính tiền
lương cho CB- CNV một cách chính xác.
+ Mọi công việc phát sinh liên quan tới tổ chức, kĩ thuật, tài vụ đề phải
thông qua Ban giám đốc. Giám đốc là người đưa ra quyết định.

11
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Sơ đồ1. 2:Bộ máy tổ chức của Công ty

12
Chủ tịch kiêm
Giám Đốc Công
ty
Phó Giám Đốc Công ty
phụ trách kế hoạch-
Sản xuất
Phó Giám Đốc
Công ty phụ
trách kĩ thuật- Dự
án
Phòng
tổ
chức-
hành
chính
Phòng
kế toán
tài vụ

Phòng
kế
hoạch
Phòng
kỹ
thuật
thiết kế
Phòng
vi tính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
khách
hàng và
lắp đặt
đồng hồ
BQL
dự án
cấp
nước
Phó Giám Đốc
Công ty phụ trách
tài chính
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

- Tình hình Tài Chính của Công ty:
Mặt hàng chính của Công ty là sản xuất và cung cấp nước sạch sinh
hoạt cho các khu dân cư, nước thô phục vụ cho nhu cầu sử dụng của các nhà
máy sản xuất.

Bảng 1.1: Sản lượng nước sạch trong 5 năm gần đây của Công ty:
Chỉ tiêu
Sản lượng nước(Đơn vị: triệu m
3
)
2003 2004 2005 2006 2007
Sản lượng
nước sạch 8.679.600 9.665.600 10.040.920 11.314.050 13.520.100
( Nguồn từ phòng tài vụ- kế toán)
Qua bảng số liệu trên “ Sản lượng nước sạch” mà Công ty đạt được
qua các năm từ năm 2003 đến năm 2007 tăng lên 4.840.500 m
3
tương ứng với
mức tăng là 55,77%. Đặc biệt trong 2 năm từ 2006 đến 2007 sản lượng nước
công ty khai thác được đã tăng mạnh lên 2.206.050 m
3
tương ứng với mức

13
XN
cấp
nước
thị xã
Phú
Thọ
Nhà máy
chế biến
phế thải
đô thị
Việt Trì


nghiệp
cấp
nước
Phù
Ninh

nghiệp
cấp
nước
Lâm
Thao

nghiệp
thi
công
cấp
thoát
nước
XN cơ
khí sửa
chữa
và xe
thi
công
XN cấp
nước
công
nghiệp
XN sản

xuất
nước
sạch
Việt
Trì
Tổ điều phối
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

tăng 19,5%.

Qua đó thấy được Công ty đang mở rộng phát triển mạng lưới
cấp nước ra các huyện, thị xã, thị trấn trong tỉnh. Nhu cầu của thị trường ngày
càng lớn, việc sử dụng nước sạch của người dân trong tỉnh ngày càng gia
tăng, đây chính là điều kiện thuận lợi giúp cho Công ty tăng doanh thu sản
xuất nước hằng năm. Mặt khác, hoà vào sự phát triển kinh tế Việt Nam nói
chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng đã hình thành nên rất nhiều khu Công nghiệp
với nhiều DN đa dạng về ngành nghề, đây chính thị trường đầy tiềm năng tiêu
thụ nước cho Công ty. Do đó trong 2 năm trở lại đây sản lượng tiêu thụ nước
của Công ty đã tăng mạnh đem lại nguồn doanh thu lớn. Song trên thực tế nhu
cầu sử dụng nước trong tỉnh vẫn chưa cao, chưa sử dụng tối đa hết công suất
thiết kế của dây truyền mà Công ty đã đầu tư. Đây chính là những trăn trở mà
ban giám đốc điều hành Công ty luôn phải cố gắng nỗ lực tìm mọi phương
hướng và giải pháp hữu hiêụ nhằm nâng cao hơn nữa sản lượng tiêu thụ nước
sạch của Công ty trong những năm tới.
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu Tài Chính của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
S
T
T
Năm

Chỉ tiêu
2003 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu 19.591 22.561 25.872 28.102 31.205
2 Lợi nhuận
trước thuế
287 324 421 524 595
3 Thuế thu nhập DN 80,36 90,72 117,88 146,72 166,6
4 Lợi nhuận sau thuế 206,64 233,28 303,12 377,28 428,4
5 Tài sản bình quân
trong năm
126.901 124.735 105.478 126.116 140.101
6 Vốn lưu động bình 90.027 111.094 135.022 142.314 165.023

14
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

quân trong năm
(Nguồn từ phòng tài vụ- kế toán)
Doanh thu hằng năm của Công ty đã có xu hướng tăng lên song ở mức
chưa cao do sản lượng nước hàng năm tăng không cao. Doanh thu đạt được từ
năm 2007 so với năm 2003 đã tăng lên 11.614.000.000VNĐ tương ứng với
mức tăng 59,3%. Lợi nhuận sau thuế mà công ty đạt được có chiều hướng gia
tăng sau mỗi năm. Lợi nhuận sau thuế đạt được năm 2007 so với năm 2003 đã
tăng lên 221.760.000 VNĐ tuơng ứng với mức tăng 107,3%. Đây là tín hiệu
đáng mừng cho thấy hiệu quả sự lãnh đạo của Ban giám đốc, sự cố gắng
quyết tâm của cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Giá trị tài sản trong các năm đều tăng song số chênh lệch giữa các năm
ở mức không cao cho thấy tốc độ phát triển của Công ty là chậm. Do vậy việc
đầu tư thêm trang thiết bị để phát triển sản xuất của công ty cần được Ban
giám đốc Công ty chú trọng hơn để nâng cao sản lượng nước trong từng năm.

Tài sản bình quân trong từng năm đã được Công ty chú trọng đầu tư
mua mới để phục vụ tốt hơn cho sản xuất, góp phần làm gia tăng sản lượng
nước hằng năm. Việc sử dụng tài sản của Công ty thực sự đem lại hiệu quả
trong kinh doanh góp phần làm gia tăng lợi nhuận.

15
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

1.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TỔ CHỨC VẬN
DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP
NƯỚC PHÚ THỌ.
1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty:
Xuất phát từ quy mô, đặc điểm cụ thể về sản xuất kinh doanh và căn cứ
vào trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán hiện nay mà Công ty TNHH NN
1TV đã lựa chọn loại hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán rất phù
hợp với mô hình của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH NN
1 thành viên cấp nước Phú Thọ gồm có 8 người có trách nhiệm, chuyên môn
gắn bó với công việc.Công ty áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập
trung.Công ty chỉ mở 1 bộ sổ kế toán, tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện
tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán.
Phòng kế toán công ty thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận,
ghi sổ,xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của Công
ty.
Phòng tài vụ công ty đứng đầu là kế toán trưởng với từng phần hành
giao cho từng cá nhân cụ thể nhưng do số lưọng nhân viên kế toán ít do đó
mỗi người phụ trách và kiêm nhiều việc.

16
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp


SƠ ĐỒ 2.1: BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC
PHÚ THỌ


* Chức năng, nhiệm vụ:
Phòng tài vụ Chức năng - nhiệm vụ
1. Bùi Thị Minh Thanh
Kế toán trưởng
- Quản lý các hoạt động của phòng kế toán cũng
như phân xưởng, tham mưu tình hình tài chính các
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán TSCĐ, các khoản vay và nghiệp vụ phi
tiền mặt.
- Cập nhật Sổ Cái vào các tài khoản
- Tổng hợp kiểm tra và chuẩn bị báo cáo tài chính

17
Kế toán trưởng
Phó phòng tài
vụ
Kế toán công nợKế toán vật tư
Thủ quỹ Kế toán XN
PhúThọ
Kế toán XN thi
công cấp nước
Kế toán NM
chế biến phế
thải
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp


quý năm. Chịu trách nhiệm trực tiếp về các Báo
cáo tài chính trước Giám đốc và các ngành liên
quan(kiểm toán, ngân hàng, tài chính,kho bạc,
thuế...)Có thể khẳng định kế toán trưỏng là người
phụ trách đối nội và đối ngoại
- Báo cáo trực tiếp lên Giám đốc, các cấp có thẩm
quyền về các vấn đề tài chính.
- Giám sát các hoạt động SXKD liên quan tới các
phòng ban khác
2. Vũ Thị Ngọc Lan
Phó phòng
- Hằng ngày tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, kê khai thuế đầu ra và đầu
vào, Báo cáo thuế GTGT phải nộp trong tháng
- Kế toán nghiệp vụ tiền mặt dự án
- Trợ giúp kế toán trưởng chuẩn bị các Báo cáo tài
chính quý, năm và các công việc kế toán khác.
- Theo dõi tình hình thanh toán các khoản tạm ứng
cho công nhân viên, thanh toán lương, theo dõi các
khoản phải thu phải trả
3. Đoàn Diệu Hương
Kế toán viên
- Kế toán nghiệp vụ nhập xuất vật tư
- Đền bù các dự án
4. Dương Hồng Sơn Kế
toán viên
- Kế toán theo dõi công nợ tiền nước, nghiệm thu
công trình của các XN
5. Phí Thị Thanh Huệ
Kế toán XN cấp nước thị

xã Phú Thọ
- Chuẩn bị số liệu, sổ sách kế toán, trình nộp lên
phòng kế toán Công ty để tổng hợp kế toán quý
năm.
- Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc XN các vấn đề
tài chính của XN.

18
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

6. Trương Thị Hải Anh
Kế toán XN thi công cấp
thoát nước
- Chuẩn bị số liệu sổ sách kế toán, trình nộp lên
phòng kế toán công ty để tổng hợp quý năm.
- Báo cáo trực tiếp cho Giám đốc XN các vấn đề
tài chính của XN thi công
7. Nguyễn Thị Xuân
Kế toán XN chế biến rác
thải
- Tập hợp tính giá thành sản phẩm sau chế biến rác
- Chuẩn bị số liệu sổ sách trình nộp lê phòng kế
toán Công ty.
8.Bùi Thị Bính
Thủ quỹ kiêm thủ kho
- Quản lý lượng tiền mặt có tại két của Công ty và
lượng vật tư có tại kho.
- Kiểm nhận lượng tiền, vật tư vào ra theo phiếu
thu chi nhập xuất
- Hằng ngày vào sổ quỹ các nghiệp vụ liên quan

đến tiền mặt, cuối ngày thủ quỹ đối chiếu với sổ
quỹ kế toán
- Hằng ngày thủ kho căn cứ vào hoá đơn nhập xuất
kho vào thẻ kho để nắm được số vật tư tại kho.
1.2.2 Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty:
1.2.2.1 Các chính sách kế toán chung của Công ty:
-Công ty TNHH NN 1 thành viên cấp nước Phú Thọ áp dụng chế độ kế
toán của Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006.
-Công ty sử dụng hình thức kế toán” Nhật ký- Chứng từ”
-Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N tính
theo ngày dương lịch

19
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

- Đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
-Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam( VNĐ)
-Hệ thống tài khoản áp dụng thống nhất theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC.
- Áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
1.2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản:
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam
theo quyết định số 15/QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006 do Bộ trưởng BTC
quy định.
1.2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán
Do quy mô của Công ty lớn nên hình thức Nhật ký- Chứng từ được sử
dụng là phù hợp với các loại chứng từ bắt buộc như: phiếu thu, phiếu chi, hoá
đơn bán hàng và các loại chứng từ hướng dẫn.
Tổ chức chứng từ kế toán là tổ chức vận dụng phương pháp chứng từ

trong việc ghi chép kế toán để ban hành và vận dụng chế độ chứng từ trong
đơn vị cơ sở hay đó là việc thiết kế khối lượng công tác kế toán hạch toán ban
đầu trê hệ thống các chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ theo một quy trình
luân chuyển chứng từ nhất định. Đây là giai đoạn đầu tiên để thực hiện việc
ghi sổ và lập báo cáo kế toán
Tổ chức chứng từ kế toán gồm các giai đoạn: thứ nhất lựa chọn số
lượng và chủng loại chứng từ, thứ hai tổ chức lập chứng từ, thứ ba tổ chức
kiểm tra chứng từ, thứ tư là tổ chức ghi sổ kế toán, thứ năm tổ chức bảo quản
lưu trữ và huỷ bỏ chứng từ.
Sổ kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp đối ứng tài khoản là
phương tiện vật chất cơ bản cần thiết để người làm kế toán ghi chép phản ánh,
hệ thống hoá số liệu kế toán.

20
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của Công ty để lựa chọn hình thức sổ kế
toán phù hợp là NK- CT.Theo hình thức này ba gồm các loại sổ:
- Nhật ký chứng từ
- Bảng kê
- Bảng phân bổ
- Sổ cái
Cụ thể, công ty sử dụng các loại sổ kế toán: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân
hàng, sổ TSCĐ, Sổ chi tiết thanh toán với ngưòi mua, người bán, sổ chi tiết
bán hàng, sổ chi tiết vay, sổ chi phí sản xuất kinh doanh,...các loại bảng phân
bổ: bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương BHXH, bảng phân bổ
nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra lấy số liệu
ghi trực tiếp vào NK- CT hoặc từ bảng kê, sổ chi tiết có liên quan
- Đối với NK-CT được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì căn cứ

vào số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng chuyển số liệu vào
NK- CT.
- Đối với các chứng từ có liên quan tới sổ thẻ kế toán chi tiết thì được
ghi trực tiếp vào sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng cộng các bảng tổng hợp chi
tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.
- Đối với các loại cho phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc sẽ được tập hợp phân loại trong
bảng phân bổ sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê
và NK- CT có liên quan.
- Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các NK- CT kiểm tra đối chiếu
số liệu trên các nhật ký với sổ thẻ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan
và lấy số liệu tổng cộng của NK- CT ghi tiếp vào Sổ cái.

21
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

- Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong NK- CT,
bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính
Hiện nay, Công ty đã đưa chương trình kế toán máy nên trình tự kế toán theo
hình thức NK-CT được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NK-CT
Sơ đồ 2.3 : Quá trình xử lý nghiệp vụ trong hệ thống kế toán máy

22
Chứng từ KT
Bảng phân bổ
Sổ quỹ Sổ( thẻ) kế
toán
Chi tiết
Nhật ký- Chứng từ

Sổ Cái các TK
Báo cáo
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng kê
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh
Lập chứng từ
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Đối với tổ chức hạch toán TSCĐ tại Công ty theo hình thức “nhật ký-
chứng từ” cũng được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ ghi sổ hạch toán TSCĐ theo hình thức Nhật ký- Chứng từ

23
Phiếu nhập, phiếu
xuất
Các chứng từ kế toán
Tệp số liệu kế toán
Báo Cáo Tài Chính
Tệp số liệu tổng hợp tháng
Cập nhật CT vào máy
Tổng hợp số liệu cuối
tháng
Lên Báo Cáo
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp


1.2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo của Công ty:

Sổ chi tiết
TSCĐ
Bảng phân bổ khấu
hao
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ Cái TK 211
Báo Cáo Tài Chính
Ghi hằng ngày
Ghi cuối kỳ
Đối chiếu kiểm tra
24
Nhật ký- Chứng từ 1
Đại học Kinh Tế Quốc Dân Chuyên đề tốt nghiệp

Báo cáo kế toán là phương thức tổng hợp số liệu kế toán theo các chỉ
tiêu kinh tế tài chính nhằm phản ánh một cách tổng quan toàn diện, tình hình
tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và trình độ sử dụng vốn của DN sau
một kỳ kinh doanh.
Hệ thống báo cáo bao gồm:
* Báo cáo nội bộ:
- Báo cáo quỹ tiền mặt hằng ngày
- Báo cáo tiền gửi ngân hàng hàng tháng
- Báo cáo công nợ hàng tháng
Báo cáo theo quý:
- Báo cáo chi phí giá thành sản phẩm
- Báo cáo lãi lỗ kinh doanh
- Báo cáo thu nhập

* Báo cáo cơ quan cấp trên:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu B01- DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu B02- DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu B03- DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu B09- DN
1.3 TÌNH HÌNH TRANG BỊ, ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
TSCĐ HH TẠI CÔNG TY TNHH NN 1TV CẤP NƯỚC PHÚ THỌ.

25

×