Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

kinh doanh quốc tế sản phẩm unitel (dịch vụ mạng viễn thông viettel) tại thị trường lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.13 KB, 62 trang )

Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
BÀI THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Sản phẩm kinh doanh: UNITEL (Dịch vụ mạng viễn thông VIETTEL)
Thị trường kinh doanh: Thị trường Lào
Giới thiệu về UNITEL ở thị trường Lào
Thương hiệu Unitel:
• Triết lý thương hiệu Unitel: Đem mỗi người dân Lào đến gần hơn với cuộc sống
giàu đẹp
• Định vị thương hiệu Unitel: Kết nối làm giàu cuộc sống người dân Lào.
Tên Unitel: Từ “Uni” trong tiếng Anh được hiểu là Unity (Đoàn kết). Theo đó, Unitel
được hiểu là biểu tượng của tình đoàn kết giữa hai dân tộc, cũng là biểu tượng của sức
mạnh đoàn kết giữa toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Từ “Uni” cũng có thể
được hiểu theo nghĩa “Universal” (toàn cầu), cho thấy không chỉ ước vọng về mạng
lưới vươn tầm quốc tế mà còn tinh thần hợp tác quốc tế của Unitel. Đặc biệt, Unitel có
cách phát âm tương tự như từ “Ru nị” (ở đây) trong tiếng Lào. Ở đây, bạn có thể nói
chuyện. Ở đây bạn có thể chia sẻ với chúng tôi. Unitel giống như một người bạn thân
thiết, gần gũi với người dân Lào để lắng nghe, đáp ứng mọi nhu cầu nhỏ nhất của
khách hàng. Ngoài ra cái tên Unitel còn là một lời khẳng định “You and I tell” (Bạn và
tôi cùng nói). Nó giống như lời cam kết Unitel luôn luôn lắng nghe, chia sẻ và làm hài
lòng khách hàng.
Khẩu hiệu: Chọn khẩu hiệu “Brighter” (Hạy si vit thì sốt sáy), Unitel hứa hẹn đem lại
cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc cho người Lào cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Đây
là lý do Unitel chọn định vị thương hiệu “kết nối làm giàu thêm cuộc sống”. Đó là kết
1
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
nối giữa cuộc sống với công nghệ thông tin, kết nối con người với con người, kết nối
truyền thống và hiện đại, kết nối giữa các thế hệ. Kết nối là phương tiện để đảm bảo
cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú tốt đẹp cả về ý nghĩa vật chất và tinh thần.
Đó là mục đích mang ý nghĩa nhân sinh cao đẹp nhất mà Unitel mong muốn vươn tới.
Logo: Hình logo bao gồm hai mảnh ghép vào nhau là cách điệu của hai chữ U và N,
tượng trưng cho chữ mở đầu của Unitel. 2 miếng ghép đặt vào nhau tượng trưng cho 2


quốc gia Việt Nam và Lào, và phần giao nhau chính là Unitel. Về màu sắc, Unitel chọn
gam màu nóng - màu vàng và đỏ xen lẫn nhau, thể hiện sự ấm áp, thân thiện. Riêng
chữ Unitel được đặt màu đen, thể hiện sự cao quý và tính bền vững, trường tồn.
A. CHUẨN BỊ KINH DOANH
I. Giới thiệu về VIETTEL
1.1 Chặng đường phát triển
- 1/6/1989: Thành lập Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO), tiền thân
của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel).
- 1989 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps); xây dựng tháp
anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (85m).
- 1995: Doanh nghiệp mới duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh dịch đầy đủ các
dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.
- 1999: Hoàn thành đường trục cáp quang Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có
công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên
một sợi quang.
- 2000: Doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ
IP (VoIP) trên toàn quốc.
- 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế.
- 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
- 2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN). Cổng vệ tinh quốc tế.
2
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
- 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Cổng cáp quang quốc tế.
- 2005: Dịch vụ mạng riêng ảo.
- 2006: Đầu tư sang Lào và Campuchia.
- 2007: Doanh thu 1 tỷ USD. 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động –
Internet
- 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.
Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
- 2010 : Viettel trở thành tập đoàn kinh tế nhà nước.

1.2 Thành tích đạt được
Tại Việt Nam:
- Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành hàng Bưu chính-Viễn thông-Tin học do
người tiêu dùng bình chọn.
- Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt
Nam.
- Mạng di động đứng đầu Việt Nam với việc cung cấp dịch vụ GPRS trên toàn quốc,
có 11 triệu thuê bao, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển
nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn).
- Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2009
- Số 1 về dịch vụ di động tại Việt Nam.
- Số 2 về vùng phủ dịch vụ PSTN, VoIP và ADSL ở Việt Nam.
- Số 1 về tốc độ truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.
- Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.
- Số 1 về đột phá kỹ thuật: Thu – phát trên một sợi quang. VoIP. Cung cấp GPRS
trên toàn quốc. Thử nghiệm thành công Wimax. Triển khai NGN. Hệ thống tính
cước tích hợp. MPLS. DWDM (40 x 10Mbps).
3
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
- Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng ở Việt Nam.
Trong khu Vực:
- Doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông.
Trên thế giới:
- Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới
- Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence
bình chọn)
- Nhà cung cấp dịch vụ của năm tại thị trường mới nổi trong hệ thống Giải thưởng
Frost&Sullivan Asia Pacific ICT Awards 2009.
Nhận xét:

Viettel telecom ra đời với sứ mệnh luôn theo đuổi trở thành nhà cung cấp dịch vụ Viễn
thông số một tại Việt Nam và có tên tuổi trên thị trường thế giới, do đó công ty luôn
phấn đấu và cố gắng nỗ lực hết mình để vươn lên trong thị trường Viễn thông cạnh
tranh đầy cam go và quyết liệt như hiện nay.
Chỉ tính riêng trong năm 2008, Viettel có tới 25,5 triệu thuê bao kích hoạt mới, đạt
119% kế hoạch và bằng tổng số thuê bao phát triển trong vòng 4 năm 2004-2007.
Năm 2008,mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng Viettel vẫn hoàn thành tốt
chỉ tiêu kinh doanh với doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận ước khoảng
6.600 tỷ đồng, tăng 26% so với kế hoạch và gấp 1,7 lần so với năm 2007.
Năm 2009, Viettel đạt doanh thu 60,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 80%. Đây là năm thứ
5 Viettel phát triển nhanh. Bốn năm trước (2004 – 2008) phát triển trên 100%. Trong 5
năm qua, tổng doanh thu của Viettel tăng 32 lần
Từ thành công và đà tăng trưởng trong năm 2009, năm 2010 Viettel tiếp tục đặt mục
tiêu duy trì tăng tốc độ tăng trưởng nhanh, thấp nhất là 60%, tương đương với doanh
4
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
thu đạt 75 – 78 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục lắp đặt gần 20.000 trạm BTS, trong đó chủ yếu
là trạm 3G tại thị trường Việt Nam.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Viettel trong năm 2010 là triển khai nghiên
cứu phát triển và sản xuất thiết bị Viễn thông và CNTT. Năm 2010, Viettel dự kiến
đưa ra thị trường 3-5 sản phẩm đầu tiên.
Trong năm 2010, Viettel tiếp tục đẩy mạnh đầu tư về hạ tầng Viễn thông tại Việt Nam,
đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đầu tư cho công nghệ mới, tiếp tục triển
khai các dự án của năm 2009: hoàn thành quang hóa đến xã, hoàn thành xây dựng mỗi
xã một trạm BTS, đưa điện thoại Homephone về các hộ gia đình, tiếp tục hoàn thành
kết nối Internet tới các trường học trong cả nước.
Viettel cũng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho an ninh quốc phòng như phủ sóng
hoàn toàn quần đào Trường Sa và khu vực Biển Đông, triển khai cáp quang vùng biên
giới
Có thể nói rằng dù Viettel là doanh nghiệp phát triển sau các nhà mạng như:

Vinaphone, Mobiphone nhưng trong chặng đường phát triển của mình ,công ty đã có
những bước phát triễn nhảy vọt, số lượng thị phần tăng lên cấp số nhân trong những
năm phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh của mình. Không chỉ phát triển thị
trường trong nước mà còn tập trung phát triển thị trường nước ngoài. Trong những
năm qua, hoạt động kinh doanh của Viettel đã có những thành công đáng kể và thương
hiệu Viettel đã được khẳng định trên thị trường Viễn thông. Hiện nay Viettel trở thành
nhà cung cấp dịch vụ di động số một tại Việt Nam.
5
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
II. THỊ TRƯỜNG VIETTEL HƯỚNG TỚI
- Trên thị trường viễn thông trong nước, hiện tốc độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và
khốc liệt khi có tới 7 nhà mạng cùng tham gia khai thác. Thị trường viễn thông di
động Việt Nam được nhận định là sắp cán ngưỡng bão hòa. Đấy chưa kể, nhiều
doanh nghiệp khác cũng đã xin giấy phép hoặc liên kết với doanh nghiệp đã có hạ
tầng khác để tham gia vào thị trường này.
- Tuy nhiên, ngay cả khi Viettel hiện đang là một trong ba mạng di động "thống lĩnh
thị trường" và có ưu thế nhất về số lượng thị phần thuê bao, nhưng giá cước dịch vụ
(chủ yếu là gọi và tin nhắn) đã sắp tiệm cận giá thành, không thể hạ thấp hơn.
- Trong khi đó, doanh thu từ các nhà viễn thông di động trong nước hiện nay đa số
vẫn là từ các dịch vụ truyền thống là gọi và SMS. Còn nguồn thu từ các dịch vụ giá
trị gia tăng khác thì gần như vẫn chưa có gì.
- Thị trường trở nên bão hòa, tốc độ tăng trưởng của thị trường viễn thông trong nước
đã được Viettel nhận định sẽ giảm. Vì thế, chiến lược mà tập đoàn này tính toán là
đi đầu tư, kinh doanh tại những thị trường có mật độ người sử dụng điện thoại di
động thấp hơn.
- Tháng 2/2009, Viettel chính thức khai trương mạng di động đầu tiên của hãng tại
nước ngoài - mạng Metfone ở đất nước chùa Tháp Campuchia, sau một năm rưỡi
xây dựng hạ tầng mạng rộng khắp toàn quốc. 8 tháng sau, Viettel tiếp tục khai
trương mạng Unitel tại Lào.
- Mặc dù là năm cả kinh tế thế giới lẫn trong nước gặp rất nhiều khó khăn do tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, nhưng ngay trong lúc khai
trương hai mạng di động tại Campuchia và Lào, Viettel vẫn "âm thầm" đi tìm mở
rộng ra các thị trường mới.
6
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
- Đó là vụ thương thảo mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại
Bangladesh, với số tiền Viettel cam kết đầu tư là là 250 triệu USD, và sau đó nâng
lên 300 triệu USD; thương vụ 59 triệu USD mua lại 70% cổ phần của Công ty viễn
thông Teleco tại Haiti.
- Teletalk là mạng di động nhỏ nhất tại Bangladesh, có khoảng 1 triệu thuê bao trong
tổng số khoảng 50 triệu thuê bao di động ở quốc gia này. Tuy nhiên, Viettel vẫn
chưa tiết lộ thông tin chính thức gì về Teletalk. Còn tại thị trường Haiti, ông Tống
Viết Trung, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết, Viettel sẽ rót khoảng 300 triệu
USD vào thị trường này.
- Tất cả những kế hoạch đầu tư ra nước ngoài trên đây của Viettel có thể khẳng định
đây là những bước đi rất tạo bạo và dồn dập của một tập đoàn còn non trẻ trong lĩnh
vực viễn thông so với nhiều công ty, tập đoàn đa quốc gia về viễn thông trên thế
giới.
- Với kế hoạch dồn dập đầu tư ra nước ngoài đã và đang được thực hiện, tập đoàn
này đặt tham vọng: "Đến năm 2015 sẽ có một thị trường quy mô khoảng 500 triệu
dân, doanh thu từ thị trường nước ngoài lớn gấp 3 – 5 lần thị trường trong nước và
trở thành một trong 10 doanh nghiệp viễn thông đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế
giới".
- "Tới năm 2020, Viettel sẽ phấn đấu có một thị trường với 1 tỷ dân"
7
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
III. XÂY DỰNG BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG CHO DỊCH VỤ
MẠNG VIỄN THÔNG UNITEL
“ UNITEL cho cuộc sống trên đất Lào tươi đẹp hơn ”
Chúng tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò ý kiến khách hàng về dịch vụ mạng viễn

thông UNITEL. Kính mong anh (chị) bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi sau. Xin vui
lòng chọn phương án thích hợp với ý kiến của bạn.
Xin quý khách hàng vui lòng điền thông tin vào mẫu sau:
Họ và tên:…………………………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………………
Tuổi:…………………………………………………………………………….
Giới tính:………………………………………………………………………
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………
1. Hiện nay anh/chị có sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) không?
A. Có
B. Không
Nếu bạn chọn phương án A, xin vui lòng điền thông tin vào những câu hỏi dưới đây
2. Anh/ chị sử dụng ĐTDĐ bao lâu rồi?
A.Dưới 3 tháng
B.Trên 3 tháng
Nếu bạn chọn phương án B, xin vui lòng điền thông tin vào những câu hỏi dưới đây
3. Anh/ chị đang sử dụng mạng di động nào?
A.Viettel
B. Mạng di động khác
8
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
4. Anh chị biết đến nhà cung cấp Viettel (UNITEL ) qua phương tiện truyền thông
nào?
A. Tivi, radio
B. Pano, áp phích, băng rôn
C. Internet, báo chí
D. Bạn bè, người thân giới thiệu
E. Ý kiến khác
5. Lý do anh/ chị sử dụng mạng di động Viettel(UNITEL)
A.Chất lượng dịch vụ tốt

B.Thương hiệu mạnh
C.Chăm sóc khách hàng tốt
D.Được người khác cho, tặng sim
E. Giá cước rẻ
F. Đại lý, cửa hàng gần nhà, dễ tìm
G. Quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn
H. Ý kiến khác
6. Chất lượng dịch vụ
A. Mạng di động phủ sóng rộng khắp
B. Chất lượng đàm thoại rõ ràng
C.Các cuộc gọi thông suốt, không bị nghẽn mạng hay nhiễu sóng, đặc biệt là vào dịp lễ
tết
D. Có thể gửi và nhận tin nhắn nhanh chóng, chính xác
E. Dễ dàng sử dụng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng
F. Ý kiến khác
9
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
7. Chất lượng phục vụ
A. Thủ tục hòa mạng, chuyển đổi loại thuê bao đơn giản
B. Nhiều hình thức thanh toán cước thuận tiện cho khách hàng
C. Trường hợp bị mất máy, hoặc hư sim card có thể liên hệ bất cứ cửa hàng nào để làm
thủ tục thay sim card một cách dễ dàng
D. Anh/chị luôn nhận được các thông tin cập nhật liên quan đến dịch vụ đang sử dụng
E. Hệ thống cửa hàng giao dịch rộng khắp thuận tiện cho khách hàng
F. Nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ
G. Thường có các hình thức thăm hỏi khách hàng (gọi điện, gửi thiệp ) hay tặng quà
vào dịp đặc biệt (sinh nhật, lễ ,tết )
H. Tỷ lệ kết nối thành công đến điện thoại CSKH cao, không bị nghẽn mạng
I. Giao dịch viên, nhân viên CSKH có thái độ thân thiện vui vẻ và lịch sự khi giao tiếp
với khách hàng

J. Mọi thắc mắc khiếu nại đều được nhận ngay sự hỗ trợ của nhân viên CSKH và được
giải quyết thỏa đáng
8. Giá cước
A. Chi phí hòa mạng dịch vụ di động hiện nay là hợp lý
B. Giá cước gọi và nhắn tin là hợp lý
C. Giá cước các dịch vụ giá trị gia tăng của mạng là hợp lý
D. Giấy báo cước đối với trả sau hoặc cách trừ tiền cước đối với trả trước rõ ràng,
chính xác
9. Uy tín thương hiệu
A. Nghĩ đến mạng di động anh/chị nghĩ ngay đến UNITEL đầu tiên
B. Anh/chị nhớ rõ Logo và slogan của UNITEL
C. Các chương trình khuyến mãi luôn hấp dẫn và trung thực
D. Anh/chị sẽ tiếp tục sử dụng mạng UNITEL trong thời gian tới
E. Anh/chị sẽ giới thiệu mạng UNITEL cho bạn bè, người quen
10
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
10. Anh/chị thường xem tin tức trên
A. Tivi, đài
B. Báo giấy
C. Báo mạng
D. Ý kiến khác
11. Hiện nay ngoài mạng UNITEL anh/chị có sử dụng thêm mạng khác không?
A. Có
B. Không
12. Lý do anh/chị sử dụng thêm mạng khác
A. Vì cần nhiều số điện thoại
B. vì đang có chương trình khuyến mãi hấp dẫn
C. Do bạn bè, người thân tặng sim
D. Vì chất lượng mạng di động khác tốt hơn
E. vì muốn so sánh chúng với nhau

F. Ý kiến khác
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý khách!
Mọi thắc mắc, góp ý có thể vui lòng liên hệ trực tiếp qua Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách
hàng.
11
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
IV. NHÂN VIÊN THỰC HIỆN ĐIỀU TRA
Để phán ánh kết quả điều tra có thật sự chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào
nhân sự phụ trách quá trình điều tra và thu thập thông tin khách hàng, và quá trình
thống kê các số liệu, các thông tin vì vậy cần có những yêu cầu sau đối với các nhân
viên điều tra :
4.1 YÊU CẦU CHUYÊN MÔN
Công ty sẽ chọn ra những đánh giá viên có đủ năng lực có thể đáp ứng được các yêu
cầu về công tác điều tra thị trường dựa trên những tiêu chuẩn sau:
- Có những vốn hiểu biết về thị trường kinh doanh tại các nước khu vực Đông Nam
Á, đặc biệt là tại Lào
- Sử dụng thành thạo tiếng Lào, các kỹ năng giao tiếp.
- Có kinh nghiệm làm thị trường 5 năm trở lên.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát.
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao
- Có thể đi công tác xa.
- Có khả năng thuyết trình tốt, khả năng thuyết phục.
- Có khả năng phân tích thị trường, phân tích và sàng lọc thông tin.
- Nhiệt tình, năng động, nhạy bén với thị trường, có khả năng làm việc độc lập và
làm việc theo nhóm.
- Thành thạo tin học văn phòng, biết cách sử dụng các phần mềm thống kê và phân
tích trên máy.
- Tốt nghiệp chuyên ngành Marketing, Quả trị kinh doanh ở các trường đại học.
- Hiểu về sản phẩm của công ty, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
12

Thc hnh Qun tr kinh doanh Quc T Sinh viờn: Phan Th Tuyt
4.2 NI DUNG TP HUN
- Tp hun v quỏ trỡnh iu tra th trng bao gm :
+ Thi gian, a im.
+ Cỏch thc tin hnh.
+ Thu thp kt qu.
+ Phõn tớch kt qu ó iu tra.
+ Gi bỏo cỏo phõn tớch v cụng ty.
- Nghiên cứu chính sách ngoại thơng của các quốc gia là bạn hàng cũng nh các quốc
gia ở trong khu vc mà Công ty có ý định mở rộng thị trờng.
- Xác định và dự báo biến động của quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trờng thế
giới, v nhng lnh vc l mt hng ch yu ca cụng ty.
- Tìm hiểu thông tin giá cả và phân tích cơ cấu các loại giá quốc Tế, nhng bin ng
v giỏ c trờn th trng quc t, c bit l cỏc nc thuc khu vc cn nghiờn
cu.
- Tp hun kh nng thuyt phc khỏch hng.
- Tp hun cỏch lm vic chuyờn nghip.
- Tỡm hiu thúi quen tiờu dựng ca khỏch hng.
- Nghiờn cu phõn loi th trng, phõn loi khỏch hng mc tiờu, tp hun cỏch thu
thp thụng tin v ý kin khỏch hng.
- T vn thụng tin cho khỏch hng v sn phm mi ca cụng ty.
- Nghiờn cu trc cỏc ti liu liờn quan n hot ng iu tra th trng
- Lp k hoch v quỏ trỡnh iu tra.
- Cp nht kin thc cụng vic qua vic, c cỏc sỏch bỏo v kinh doanh v tip th.
- a ra cỏc chin lc phỏt trin vic kinh doanh a bn c giao phú.
13
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quyết định lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường theo phương pháp Điều tra,
khảo sát . Cách làm này cho phép bạn giới thiệu tới người tiêu dùng các mẫu sản phẩm

mới, tiếp thị quảng cáo và thu thập thông tin phản hồi ngay tức thì. Các cuộc điều tra
dạng này có thể đảm bảo tỷ lệ phản hồi trên 90%, nhưng lại có nhược điểm là khá tốn
kém vì phải thuê một số lượng lớn nhân viên để làm việc này.
5.1 Phương pháp điều tra, khảo sát
- Dựa vào bảng câu hỏi điều tra thông minh và thẳng thắn, bạn có thể phân tích một
nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu. Quy mô nhóm khách hàng
mẫu càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng sát thực và đáng tin cậy bấy
nhiêu.
- Các cuộc điều tra trực tiếp (In-person surveys) thường là những cuộc phỏng vấn
trực tiếp thực hiện tại các địa điểm công cộng, ví dụ trung tâm mua sắm, công viên
giải trí…
- Các cuộc điều tra qua điện thoại (Telephone surveys) sẽ phần nào tiết kiệm hơn
so với hình thức điều tra trực tiếp. Tuy nhiên, do người dân thường “dị ứng” trước
các phương pháp tiếp thị từ xa, nên việc thu hút mọi người tham gia vào các cuộc
điều tra qua điện thoại ngày càng khó khăn. Phỏng vấn qua điện thoại thường có tỷ
lệ phản hồi vào khoảng 50% đến 60%. Đây là phương pháp tối ưu để các hãng như
Microsoft, Ford, Dell Computer hoàn thành nội dung của bảng câu hỏi.
- Các cuộc điều tra qua thư từ (Mail surveys) là cách thức đòi hỏi ít chi phí để tiếp
cận với một số lượng lớn các khách hàng. Cách làm này rẻ hơn nhiều so với các
cuộc điều tra trực tiếp và điều tra qua điện thoại, nhưng tỷ lệ phản hồi bạn thu được
chỉ từ 3% đến 15%. Mặc dù tỷ lệ phản hồi thấp, nhưng các cuộc điều tra qua thư
luôn là sự lựa chọn thích hợp (xét về khía cạnh tài chính) đối với các công ty nhỏ.
Ở Canada tỷ lệ sử dụng phương pháp này chiếm 6,2%, ở Mỹ 7% và đặc biệt các
nước có trình độ học vấn cao như Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Thụy Điển, Hà
Lan… phương pháp này rất phổ. Tuy nhiên ở Châu Phi, Á, việc điều tra bằng thư
14
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
tín lại khó triển khai vì đa số dân cư sống ở nông thôn. Theo kinh nghiệm, dùng thư
tín để điều tra là phương pháp rất thành công trong nghiên cứu thị trường quốc tế,
nhất là trong các ngành công nghiệp.

- Các cuộc điều tra trực tuyến (Online surveys) thường đem lại tỷ lệ phản hồi rất
khó dự đoán và những thông tin không đáng tin cậy, bởi vì bạn không thể kiểm soát
tất cả các phản hồi. Tuy nhiên, những cuộc điều tra trực tuyến rất dễ dàng tiến hành
nhờ yếu tố tiết kiệm về mặt chi phí. Các tập đoàn lớn thường kết hợp nhiều phương
pháp điều tra, thăm dò khác nhau để có các thông tin chính xác nhất về thị trường
khi sản phẩm được tung ra. Ví dụ hãng Apple luôn có một bộ phận chuyên trách về
hoạt động điều tra thị trường. Bộ phận này hàng quý phải đưa ra các chiến lược
điều tra mới và luôn bổ sung danh sách khách hàng sẽ được điều tra.
5.2 Lý do chọn phương pháp điều tra khảo sát
- Những con số và thông tin thu thập được từ quá trình điều tra là tương đối chính
xác, nó phù hợp với mục đích điều tra của công ty, chính vì vậy khi đưa ra những
nhận định dựa vào các số liệu đã phân tích là khá phù hợp với thị trường đang
nghiên cứu.
- Thị trường Lào tuy là thị trường mới nhưng những đòi hỏi về sản phẩm là hết sức
khắt khe, chính vì vậy mà công ty cần chú ý đến chất lượng dịch vụ và các tiêu
chuẩn quốc tế về sản phẩm để được chấp nhận vào thị trường
- Công ty cũng cần phân khúc thị trường sao cho phù hợp để từ đó định vị sản phẩm
và định vị nhóm người tiêu dùng sản phẩm này là thuộc nhóm nào, để có những
thiết kế tập trung vào Kiểu dáng, hay chất lượng sản phẩm.
- Cùng cần đặc biệt chú ý tới phương thức Marketing sản phẩm và quá trình PR tạo
ấn tượng tốt đối với người tiêu dùng, đó chính là quá trình thu hút sự chú ý của
khách hàng 1 cách tốt nhất.
15
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
VI. MẪU ĐIỀU TRA
6.1 Đối tượng
Thị trường mà UNITEL hướng tới là thị trường Lào, trong đó:
- Đối tượng cần nghiên cứu là trong độ tuổi từ 15 – 45.
+ Học sinh, sinh viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
+ Cán bộ nhân viên

+ Người nội trợ
- Số lượng : 100.000 người
- Giới tính: tất cả mọi giới tính
Giải Thích : cần nghiên cứu rõ về số lượng, để đảm bảo tính chính xác của quá trinh
điều tra, và định lượng được số sản phẩm sẽ cung cấp vào thị trường các nước sở tại
sao cho phù hợp.
- Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, đòi hỏi con người luôn
phải tìm mọi cách để thích nghi với sự phát triển này của xã hội. Thời gian càng trở
nên quý báu, việc gặp gỡ trò chuyện, làm việc được hỗ trợ bởi các công cụ như điện
thoại, mạng viễn thông giúp cho mọi người có thể tiết kiệm được thời gian hơn
- Giới trẻ ngày nay không ai là không sở hữu cho mình một chiếc điện thoại phục vụ
cho công việc, giao lưu, tán ngẫu với bạn bè, giải trí những lúc căng thẳng. Vì vậy
cần tập trung vào đối tượng trẻ này
- Đối với các bà nội trợ, những người luôn có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng lại chỉ
luôn luôn ở nhà thì việc tán ngẫu với bạn bè qua điện thoại là rất phổ biến. Đây
cũng là đối tượng cần hướng tới của UNITEL
6.2 Thời gian điều tra:
Thực hiện điều tra trong vòng 3 tháng kể từ khi tiến hành điều tra.
16
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
Giải thích : Có thời gian rõ ràng cho quá trình điều tra để đảm bảo tiến độ làm việc, để
đảm bảo xây dựng các chiến lược kinh doanh tại thị trường sở tại sao cho phù hợp.
6.3 Phạm vi điều tra
- Tại các thành phố lớn, các khu vực trọng điểm có dân cư đông đúc, trình độ dân trí
cao và nền kinh tế sôi động.
- Tại các trường học, các cơ quan, các địa điểm sẽ chọn là những vùng gần nhau,
thuận tiện cho qua trình di chuyển đi lại.
Giải thích : khoanh vùng phạm vi điều tra giúp tiết kiệm chi phí thị trường và các chi
phí phát sinh, và cũng một phần phản ánh tính chính xác của khu vực cần nghiên cứu.
6.4 Phương pháp:

Sử dụng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến khách hàng qua thư tín và phỏng vấn trực tiếp tại
các trung tâm mua sắm, công viên giải trí, trường học…
Giải thích : Để thu thập thông tin một cách chính xác, phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu của công ty.
6.5 Đối thủ cạnh tranh
- Thị trường Lào hiện có tất cả 5 mạng viễn thông. Dân số của Lào chỉ khoảng 6 triệu
người, phân bố khá thưa thớt nên các mạng viễn thông chủ yếu tập trung ở các
thành phố lớn. Lao Asia Telecom là công ty viễn thông thuộc quân đội Lào.
- Lao Asia Telecom phát triển tương đối khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt trên thị
trường
- Các sản phẩm của tất cả các công ty hiện tại đang chịu rất nhiều cạnh tranh trên thị
trường. chính vì vậy công ty cũng cần chú ý nghiên cứu và phân tích về đối thủ
cạnh tranh để tối ưu hóa sản phẩm về mặt giá cả và chất lượng nhằm chiếm lĩnh thị
trường.
17
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
Giải Thích : Công ty cần phân tích rõ những chiến lược sản phẩm của đối thủ cạnh
tranh hiện đang sử dụng là tập trung vào chất lượng hay tập trung vào giá cả sản phẩm,
để đưa ra những chiến lược kinh doanh cho phù hợp.
VII. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
7.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
7.1.1 Tình hình kinh tế
- Cũng như nhiều ngành khác, ngành điện tử viễn thông cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ
những biến đông của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, xã hội làm ra
nhiều của cải hơn, hàng hóa lưu thông, thu nhập tăng thì nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn
thông cũng gia tăng. Và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, nhu cầu tiêu dùng giảm
cũng sẽ ảnh hưởng tới ngành viễn thông.
- Chính phủ Lào bắt đầu có các chính sách cải cách kinh tế, giảm tập trung khuyến
khích kinh tế tư nhân kể tư năm 1986. Nhờ có những biện pháp đổi mới này mà tốc
độc tăng trưởng đã đạt 6% kể từ năm 88 đến 2008 ( một vài năm bị ảnh hưởng cuộc

khủng hoảng tài chính Châu Á năm 2007).
- Năm 2009, GDP Lào đã đạt mức tăng trưởng 6.5%. Mặc dù có tốc độ phát triển
kinh tế khá quan, cơ sở vật chất hạ tầng của Lào vẫn còn yếu kém, đặc biệt là khu
vực nông thôn, Hệ thống đường xá còn rất sơ khai, viễn thông, điện còn chưa cung
cấp đầy đủ đến các vùng sâu vùng xa.
- Tính đến năm 2011, Kinh tế Lào vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tỷ trọng
hơn 27.8% tổng số GDP và là nguồn cung cấp lao động chính (hơn 70%). Trong nửa
cuối 2008 đầu 2009 Lào đã nhận khoảng 560 triệu đo la tiền viện trợ. Tỷ lệ đói
nghèo giảm từ 46% năm 1992 xuống 26% năm 2010.
- Nhờ có đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nhiệt điện, khai khoáng, xây dựng, nền
kinh tế đã có những bước tiến đang kể. Lào đã đạt được bình thường hóa quan hệ
thương mại vào năm 2004 để chuẩn bị gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO. Về
18
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
lĩnh vực tài chính, Lào đang nỗ lực để đảm bảo thu thuế do kinh tế thế giới có dấu
hiệu đi xuống dẫn đến giảm thu nhập trong các dự án khai khoáng. Một cơ chế đầu
tư đơn giản, mở rộng tín dụng ngân hàng cho tiểu nông và doanh nghiệp nhỏ sẽ góp
phần giúp kinh tế Lào phát triển tốt. Chính phủ cũng cam kết sẽ hỗ trợ các nhà
đầu tư. Dự kiến năm 2020 Lào sẽ không còn nằm trong số các nước kém phát triển
nữa.
Các chỉ tiêu kinh tế
2009 2010 2011
GDP (ppp)
14.89 16.12 tỷ 17.44 tỷ USD (xếp thứ
134 toàn cầu)
GDP (OER) 6.341 tỉ USD
7.9 tỷ USD
Tăng trưởng GDP
7.6% 7.9 % 8.3% (xếp thứ 8 toàn cầu)
GDP theo đầu

người
2,400/người 2,500 /người 2,700USD/người (xếp thứ
173 trên thế giới)
GDP theo ngành
Nông nghiệp 27.8%; Công nghiệp 34.8%; Dịch vụ 37.4% (2011)
Lực lượng lao
động
3.69 triệu (2011) ; 3.65 triệu (2010)
Tỷ lệ lạm phát
0% 5.7 %
7.8%
Mặt hàng nông
nghiệp
khoai lang, khoai tây, rau quả, ngũ cốc, cà phê, mía, thuốc lá, vải, chè,
gạo, lạc, trâu nước, lợn, dê, gia cầm
Các ngành công
nghiệp
Đồng, thiếc, vàng, quặng, gõ, điện, chế biến nông nghiệp, xây dựng,
dệt may, xi măng, du lịch
Tăng trưởng công
nghiệp
17.7% đứng
thứ 2 thế giới
19
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
Tổng Kim ngạch
XNK
2.412 tỷ USD 3.534 tỷ USD 4.212 tỷ USD tăng
19.18%
Kim ngạch xuất

khẩu
1.104 tỷ USD 1.474 tỷ USD 1.842 tỷ USD tăng
24.96%
Mặt hàng chính
sản phẩm gỗ, cà phê, điện, thiếc, đồng, vàng
Bạn hàng XK
chính
Thái Lan 31.1%, Trung quốc 23%, Việt Nam 12.9%
Kim ngạch nhập
khẩu
1.308 tỷ USD 2.06 tỷ USD 2.37 tỷ USD tăng 15.05%
Mặt hàng chính
Máy móc thiết bị, xe cộ, khí đốt, hàng tiêu dùng
Bạn hàng NK
chính
Thái Lan: 65.6%%, Trung Quốc : 14.6%, Việt Nam 6.6%
7.1.2 Tình hình chính trị
- Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền
đề để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Chế độ một đảng; Đảng NDCM Lào lãnh đạo toàn diện; Quốc hội do dân bầu, nhiệm
kỳ 5 năm; Chính phủ có 15 Bộ và cơ quan ngang Bộ;
20
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
- Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính: cả nước có 16 đơn vị hành
chính cấp tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn.
+ Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thể hóa
và bắt tay thực hiện Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới với chủ
trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, từng bước tiến tới
mục tiêu XHCN. Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn
10 năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng. Đại

hội VII (2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước
đến năm 2020; đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước
thoát khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai
nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển
đất nước vững chắc hơn, đưa Lào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững
chắc cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới CNXH".
+ Đại hội Đảng VIII (3/2006) nêu : tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa
bình, độc lập, hữu nghị và hợp tác; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; thực hiện chủ
trương CNDCND Lào sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước nhằm bảo
đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của mỗi bên; nhấn mạnh tiếp tục củng cố, tăng
cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước XHCN, trong đó tiếp tục
tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam, hợp tác toàn diện
với Trung Quốc và các nước anh em khác, thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước láng
giềng có chung biên giới, tích cực tham gia hoạt động trong ASEAN trên tinh thần giữ
vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN.
- Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao và các cấp ngành, địa phương; đặc
biệt là các chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước CHDCND Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 19-22/6/2006; chuyến thăm hữu
nghị chính thức Lào của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh 10-13/10/2006 đã mở ra thời
kỳ mới cho quan hệ hai nước sau khi cả hai nước kết thúc thắng lợi Đại hội Đảng ở
21
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
mỗi nước. Tần suất các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước từ sau
Đại hội Đảng ở mỗi nước năm 2006 đến nay ngày càng cao: tất cả các đồng chí lãnh
đạo hai nước đã sang thăm chính thức lẫn nhau. Gần đây nhất, chuyến thăm chính
thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn 23-25/4/2009
càng khẳng định sự coi trọng của Lãnh đạo cấp cao Lào trong quan hệ đối ngoại
với Việt Nam.
7.1.3 Các yếu tố pháp luật
- Quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng NDCM Lào về xây dựng nền quốc phòng

toàn dân vững mạnh, QĐND Lào được tăng cường xây dựng củng cố về mọi mặt,
không chỉ là đội quân chiến đấu mà còn là đội quân công tác, sản xuất giỏi. Sự trưởng
thành và lớn mạnh của QĐND Lào đã góp phần đập tan các cuộc bạo loạn, gây rối của
các lực lượng phản động, đánh trả các hành động vũ trang khiêu khích, lấn chiếm biên
giới của kẻ thù, giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Lào. Với những thành tích
xuất sắc đạt được, QĐND Lào được Đảng, Nhà nước Lào hai tầng lần tặng thưởng
Huân chương Vàng Quốc gia - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước Lào.
- Về an ninh, quán triệt sâu sắc Nghị quyết 51 Bộ Chính trị Trung ương Đảng NDCM
Lào (1981), công tác xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng nhân dân, xây dựng
mạng lưới an ninh cơ sở được triển khai đều khắp. Lực lượng vũ trang an ninh nhân
dân được sự giúp đỡ của quần chúng, phối hợp với chính quyền đoàn thể các cấp đã
lần lượt phát hiện, truy quét nhiều cơ sở phản động ngầm, kịp thời phát hiện và đập tan
các âm mưu gây bạo loạn của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh cho các hội nghị
quốc gia, quốc tế tổ chức ở Lào.
22
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
7.1.4 Các nhân tố văn hoá - xã hội
Nền văn hóa Lào chịu ảnh hưởng nặng của Phật giáo Thượng tọa bộ. Sự ảnh hưởng
này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, văn học và nghệ thuật biểu diễn của
Lào.
Về âm nhạc:
Người Lào sử dụng nhạc cụ khaen. Các ban nhạc thường sử dụng khaen (mor khaen)
cùng với đàn kéo cùnv các nhạc công khác. Lam saravane là loại nhạc Lào phổ biến
nhất. Người Lào ở Thái Lan đã phát triển một dạng gọi là “ mor lam sing”.
Các địa điểm có tính văn hóa lịch sử cao của Lào có thể kể tới Cánh đồng chum ở tỉnh
Xieng Khouang.
Về ngôn ngữ:
Ngôn ngữ Lào và Thái có vẻ giống nhau nhưng thực tế khác biệt nhau. Dù phần lớn
người Lào hiểu tiếng Thái khẩu ngữ và viết và thậm chí nói được tiếng Thái, phần lớn
người Thái bên ngoài vùng Isan không hiểu tiếng Lào. Chữ viết Lào và Thái cũng khác

nhau và nhìn chung ít người Thái đọc được chữ Lào. Điểm tương đồng giữa hai ngôn
ngữ này nhìn chung chúng có có nhiều danh từ như nhau nhưng phần lớn động từ và
tính từ thì khác biệt và tiếng Lào không sử dụng các hậu tố giống đực và giống cái như
trong tiếng Thái.
Về Lễ hội:
Lễ hội ở Lào hay được gọi là Bun. Nghĩa đúng của Bun là phước. Làm Bun nghĩa là
làm phước để được phước. Cũng như các bước trong khu vực Đông Nam Á, lễ hội tại
đất nước Lào cũng chia làm 2 phần, phần lễ và phần hội. Lào là xứ sở của lễ hội, tháng
nào trong năm cũng có. Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như
ở một số nước Á Đông), Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H’mong (tháng 12).
Ngoài ra còn các lễ hội: Bun PhaVet ( Phật hóa thân) vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya
(Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng thiên) vào tháng 5; Bun Khao
23
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin (tưởng nhớ người đã mất) vào
tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Sau đây là một số lễ hội chính tại
đất nước Lào.
Bun That Luang: Lễ hội này diễn ra ở chùa That Luang và chùa Si Muong – cũng gồm
2 phần: phần lễ và phần hội.
Phần lễ
Lễ là nghi thức tế tự do chính con người tưởng tượng ra để giao cảm với thần linh.
Ngoài tính cách tín ngưỡng dân gian như nghi thức rước Phí Mương (thần bảo hộ tỉnh)
từ Chùa Si Muong đến That Luang, lễ trong Boun That Luang còn mang ý nghĩa chính
trị của Một Ngày Hội Thề. Từ thời vua Fa Ngum (thế kỷ 14) cho đến 1975, lễ nầy do
quốc vương Lào làm chủ tế. Trong lễ Hội Thề người ta thấy có mặt đầy đủ chức sắc,
đại biểu, tỉnh mường, làng bản trưởng được mời về bàn việc nước … và mỗi vị có một
cái kiệu bằng sáp ong (hó phợng), xếp thành hàng ngang trước nơi hành lễ. Nhà sư chủ
trì cầm một cuộn dây bằng sợi vải trắng đi vòng nối các tỉnh mường, làng bản lại với
nhau. Biểu tượng nầy phản ánh sự cam kết trung thành, thống nhất, đoàn kết quốc gia,
cấm chia rẽ

Phần hội
Câu cửa miệng của nguời Lào là “Khôn Lao mặc muồn” (người Lào thích vui) được
thể hiện rõ nét trong phần hội. Hội chủ yếu là vui chơi, giải trí dưới nhiều hình thức từ
ẩm thực đến văn nghệ, văn hoá, thể thao, mua bán, triển lãm. Đặc biệt Bun That Luang
cũng là thời điểm của Hội Chợ triển lãm tầm vóc quốc tế, kéo dài ba ngày, ba đêm.
Đây là Tết năm mới theo lịch cổ truyền ở Lào còn được gọi là Bunpimay,(Pi Mai, Pee
Mai, Koud Song Kane hay Bunhot Nậm) có nghĩa là Hội té nước diễn ra từ 13 đến
15/4 hằng năm. Đây là Tết theo Phật lịch vì ở Lào, đạo Phật từ lâu đã trở thành quốc
đạo. Người dân té nước để cầu may, bình yên cho cả năm. Cũng như người dân Thái
Lan và Campuchia , lễ hội Bunpimay mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho
24
Thực hành Quản trị kinh doanh Quốc Tế Sinh viên: Phan Thị Tuyết
vạn vật, ấm no hạnh phúc thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Bunpimay là dịp
để nuôi dưỡng và hun đúc nghệ thuật dân tộc.
7.1.5 Các yếu tố tự nhiên - công nghệ
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ có tác động quyết định đến 2 yếu tố
cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí cá biệt
của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Song để thay đổi
công nghệ không phải dễ. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố
khác như: trình độ lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển,
sự điều hành quản lý Với Viettel đây vừa là điều kiện thuận lợi vừa tạo ra những
khó khăn: sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ 3G sắp tới giúp Viettel có
điều kiện lựa chọn công nghệ phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng
dịch vụ, năng suất lao động, nhưng khó khăn là sự cạnh tranh rất lớn trong ngành, cùng
với đòi hỏi giảm giá các dịch vụ…
Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết Yếu tố này ảnh hưởng
đến chất lượng các dịch vụ, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông.
Tóm lại: Những nhân tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần phải có những chiến lược

cụ thể để giữ vững và phát triển thị phần.
25

×