Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May giai đoạn 2006 – 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.26 KB, 81 trang )

Chiến lược Xuất khẩu ngành Dệt May
giai đoạn 2006 – 2010
Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas)
Dự thảo lần 2
Hà Nội, tháng 01-2006
Dự thảo do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) và Công ty tư vấn MCG thực hiện, với sự trợ
giúp của Dự án VIE 61/94 (Hỗ trợ Xúc tiến thương mại và Phát triển Xuất khẩu), do Cục Xúc
tiến Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đồng thực hiện
NỘI DUNG
Danh mục các bảng biểu 5
Danh mục hình minh hoạ 5
Những ký tự viết tắt 5
1. Phần I - Giới thiệu 8
1.1. Cơ sở 8
1.2. Nguyên tắc phân tích 8
1.2.1. Phạm vi chiến lược 8
1.2.2. Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược 9
1.2.3. Phân tích chuỗi giá trị 9
2. Phần II – Phân tích thực trạng 10
2.1. Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch 10
2.2. Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam 11
2.3. Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam 12
2.3.1. Phân tích định tính Chuỗi giá trị 13
2.3.2. Phân tích định lượng chuỗi giá trị 28
2.4. Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh29
2.4.1. Giá cả 33
2.4.2. Thời gian sản xuất 35
2.4.3. Dịch vụ khách hàng 37
2.5. Phân Tích SWOT (Mạnh-Yếu-Cơ hội-Thách thức) 38
2.5.1. Điểm mạnh 38
2.5.2. Điểm yếu 38


2.5.3. Cơ hội 40
2.5.4. Thách thức 41
2.6. Chính sách và Chiến lược hỗ trợ ngành của chính phủ 42
2.7. Mạng lưới hỗ trợ thương mại của ngành 43
3. Phần III – Tầm nhìn và Chuỗi giá trị trong tương lai
3.1. Tầm nhìn 45
3.2. Chuỗi giá trị trong tương lai - Hình ảnh minh họa. 45
4. Phần IV - Kết luận và khuyến nghị 47
4.1. Tập trung hơn vào thị trường EU đồng thời tiếp tục quan tâm đầy đủ
đối với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản. 47
4.2. Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành dệt may 47
4.3. Chuyển trọng tâm từ CMT sang FOB
4.4. Cải thiện hệ thống nghiên cứu và đào tạo cho ngành dệt may 48
4.5. Giảm chi phí sản xuất 48
4.6. Giảm thời gian sản xuất 49
4.7. Nâng cao ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn lao động 49
5. Định hướng 50
5.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 50
5.1.1. Vấn đề chiến lược 1: Kĩ năng tìm kiếm nguồn nguyên liệu 50
5.1.2. Vấn đề chiến lược 2: Củng cố năng lực thiết kế 51
5.1.3. Vấn đề chiến lược 3: Nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia Hội
chợ thương mại, xúc tiến liên hệ trực tiếp với khách hàng và quan
hệ với công chúng. 53
5.1.4. Vấn đề chiến lược 4: Nâng cao năng suất 54
5.1.5. Vấn đề chiến lược 5: Thúc đẩy hoạt động phát triển SMEs 55
5.2. Cải thiện môi trường kinh doanh cho Các doanh nghiệp 56
5.2.1. Vấn đề chiến lược 6: Xây dựng các Trung tâm tìm kiếm nguồn
nguyên liệu 56
5.2.2. Vấn đề chiến lược 7: Xây dựng trung tâm thông tin 57
5.2.3. Vấn đề chiến lược 8: Thúc đẩy thương mại điện tử 58

5.2.4. Vấn đề chiến lược 9: Củng cố năng lực của Vitas 58
5.3. Cải thiện các chính sách của Nhà nước liên quan tới Ngành 59
5.3.1. Vấn đề chiến lược 10: Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp dệt may nhà
nước và Thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào thượng nguồn 59
5.3.2. Vấn đề chiến lược 11: Cải tiến thủ tục hải quan 60
5.3.3. Vấn đề chiến lược 12: Cải thiện chính sách thuế 60
5.4. Tăng cường sự đóng góp của ngành dệt may vào quá trình phát triển kinh tế
xã hội của đất nước 61
5.4.1. Vấn đề chiến lược 13: Cải tiến quy phạm lao động 61
6. Xác định các ưu tiên 62
7. Kế hoạch hành động và giám sát thực hiện
7.1. Kế hoạch hành động 66
7.2. Giám sát thực hiện 74
Danh mục các bảng biểu
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005................................11
Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam..........................14
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ................17
Bảng 6: Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU.Bảng 7: Tổng lượng nhập khẩu sản
phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ Việt Nam của các thành viên chính của EU.........20
Bảng 8: Sản phẩm dệt may cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU.Bảng 9: Tình hình
hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam.Bảng 11: So sánh CSFs giữa Việt
Nam và những nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn khác...........................................................30
Bảng 13: Tỉ lệ lương trong ngành dệt may ở một số nước.....................................................34
Bảng 14: Thời gian sản xuất trong ngành may mặc của Việt Nam và của một số đối thủ cạnh
tranh......................................................................................................................................35
Bảng 15: So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang các thị
trường lớn..............................................................................................................................37
Bảng 16: Kết quả thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg....................................................42
Bảng 17: Kết quả của hoạt động thực hiện Quyết định 55/2001/QĐ-TTg ............................42
Bảng 18: Một số nét chính về các tổ chức hỗ trợ thương mại của Việt Nam đối với ngành dệt

may........................................................................................................................................43
Bảng 19: Điểm chuẩn tuân thủ về mặt xã hội........................................................................50
Danh mục hình minh hoạ
Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam..................................13
Hình 2: Sự phát triển của ba nhà nhập khẩu lớn nhất............................................................15
Hình 3: So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc....33
Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam...................................34
Hình 5: Thời gian sản xuất điển hình của xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam................36
Hình 6: Chuỗi giá trị trong tương lai của ngành dệt may Việt Nam......................................46
Những ký tự viết tắt
Agtek Hội Dệt – May – Thêu – Đan của Thành phố Hồ Chí Minh
ATC Hiệp định của WTO về hàng Dệt may
BTA Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ
CIF Chi phí, Bảo hiểm, Cước phí
5
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
CMT Cắt, May, Sửa (Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu)
EU Liên minh Châu Âu
FOB Giao hàng trên phương tiện vận chuyển (Free on Board)
ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế
LEFASO Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SOE Doanh nghiệp quốc doanh
TCA Hiệp định Dệt may
UK Vương quốc Anh
US Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Vietrade Cục Xúc tiến Thương mại
Vinatex Tổng Công ty Dệt May Việt nam
Vitas Hiệp hội Dệt May Việt nam

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
6
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Tóm tắt
(Được chỉnh sửa sau bản thảo đầu tiên)
7
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
1 Phần I - Giới thiệu
1.1 Cơ sở
Ngành dệt may là ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cho Việt Nam sau
dầu mỏ và khí đốt. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may là 4,4 tỉ đôla năm 2004 và
ước tính đạt 4,8 tỉ đôla năm 2005. Ngành dệt may sử dụng trên hai triệu công nhân,
chiếm 18% tổng số công ăn việc làm trong lĩnh vực công nghiệp.
Với việc dỡ bỏ hạn ngạch vào ngày 01 tháng 01 năm 2005 đối với những nước thành
viên WTO, xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng
tăng từ những đối thủ lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kis-tăng và In-đô-nê-xia. Việc
ngành dệt may Việt Nam không thể đạt được mục tiêu xuất khẩu năm 2005 với mức
5,2 tỉ đôla đã cho thấy ngành hiện còn tồn tại một số điểm yếu cần nhanh chóng khắc
phục để tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được mục tiêu về kim
ngạch xuất khẩu 8-9 tỉ đôla năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ đề ra
1
, cần phải có một
chiến lược quốc gia cho ngành nhằm hạn chế những yếu điểm và đẩy mạnh hơn nữa
xuất khẩu dệt may của Việt Nam, đây là vấn đề rất cấp thiết.
Chiến lược này là một hoạt động của Dự án VIE 61/94 do Cục Xúc tiến Thương mại
(Vietrade) - Bộ Thương mại và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) thực hiện.
1.2 Nguyên tắc phân tích
Phân tích chiến lược dựa trên 03 nguyên tắc sau đây:

1.2.1 Phạm vi chiến lược
Sức cạnh tranh của một ngành bắt nguồn từ ba yếu tố: (i) sức cạnh tranh của chính các
doanh nghiệp, (ii) môi trường kinh doanh mà các doanh nghiệp đang hoạt động và (iii)
chính sách của Chính phủ và của các nước khác liên quan đến ngành. Ba yếu tố này
tương tác với nhau; bất cứ vấn đề nào bất lợi nảy sinh trong mỗi yếu tố đều có ảnh
hưởng và tác động không tốt đến những yếu tố khác và ảnh hưởng lớn đến sức cạnh
tranh của cả ngành. Do đó, chiến lược này sẽ tập trung khắc phục những vấn đề nảy
sinh ở cả ba yếu tố.
1
Quyết định số 55/2001/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành Dệt
May trong giai đoạn 2001 - 2010
8
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Sự phát triển của ngành cần phải có tác dụng đóng góp tích cực đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của Việt Nam.
1.2.2 Khuôn khổ thiết kế và quản trị chiến lược.
Chiến lược trước tiên phân tích thực trạng về hoạt động và năng lực cạnh tranh quốc tế
của ngành dệt may Việt Nam. Sau đó, chiến lược sẽ xây dựng một tầm nhìn cho ngành
đến năm 2010 và bước cuối cùng là đưa ra các khuyến nghị về những động thái chiến
lược cần thực hiện nhằm đạt được tầm nhìn đó.
Do các nguồn lực để thực hiện chiến lược ở cả khu vực nhà nước và tư nhân đều hạn
hẹp, nên cần phải lập thứ tự ưu tiên cho các hoạt động của các bên liên quan trong
chiến lược. Đặc biệt, cần phải có một kế hoạch hành động, trong đó nêu rõ vai trò và
trách nhiệm của mỗi tổ chức đối với mỗi hoạt động và trong một khuôn khổ thời gian
cụ thể.
1. 2.3 Phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị của ngành được sử dụng như một công cụ chính trong chiến lược này.
Phân tích chuỗi giá trị sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về vị trí cụ thể của ngành
dệt may Việt Nam so với ngành dệt may của các nước khác trên thế giới. Điểm mạnh

và điểm yếu trong mỗi liên kết của chuỗi giá trị cũng thể hiện một quan điểm chiến
lược về những hoạt động cần làm để bổ sung giá trị vào mỗi liên kết và đạt được
những hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn.
9
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
2 Phần II – Phân tích thực trạng
2.1 Những thách thức mới sau khi xoá bỏ hệ thống hạn ngạch
Hệ thống hạn ngạch đã tạo ra một sự “bóp méo” thị trường. Nhiều nước xuất khẩu dệt
may không hiệu quả trong những năm 90 của thế kỷ trước đã tận dụng vấn đề hạn
ngạch để tiếp cận với những nước nhập khẩu dệt may. Trong một thời kỳ không còn
hạn ngạch, những nước này sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với những nước xuất khẩu
mạnh.
Giai đoạn xóa bỏ hệ thống hạn ngạch, tính từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, đã chứng
minh cho những luận điểm trên. Trong nửa đầu năm 2005, các nhà xuất khẩu như Mê-
xi-cô, Phi-lip-pin và Nê-pan đã nhận thấy tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu âm lần lượt là
-3,62%, -4,56%, và –14,34%; các nhà xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-
la-đet, In-đô-nê-xia và Thái Lan đã tăng tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu tương ứng là
50,49%, 36,59%, 16,51%, 9,09% và 8,71%. Trong cùng thời kỳ đó, xuất khẩu dệt may
của Việt Nam chỉ tăng ở mức 3,37%
2
Không còn hạn chế về hạn ngạch, các nhà nhập khẩu dệt may hiện giờ đang tự do tìm
kiếm và lựa chọn từ các nước và các nhà máy trên thế giới những nhà cung cấp có khả
năng mang lại cho họ nhiều giá trị nhất. Nhiều hoạt động nhằm tìm kiếm nguồn hàng
có trước giai đoạn xoá bỏ hạn ngạch đã được củng cố hơn thông qua việc dỡ bỏ từng
bước, các nhà xuất khẩu phải hiểu rõ những diễn tiến này để có thể tồn tại:
 Các nhà nhập khẩu đã và đang lựa chọn với số lượng ít hơn các nhà máy và các
nước trong số các quốc gia xuất khẩu để giảm bớt chi phí liên quan đến việc lựa
chọn và tìm kiếm. Trong giai đoạn 2002-2005, các nhà nhập khẩu đã giảm những
nước lựa chọn từ 53 xuống còn 26 và xu hướng này đã được củng cố hơn sau ngày

01/01/2005.
 Giá bán lẻ và giá gốc của hàng dệt may đang giảm xuống do (i) sự xuất hiện và
tầm quan trọng ngày càng tăng của những cửa hàng giảm giá rất lớn (discount
mega-stores) như Wal Mart, (ii) sản xuất quá nhiều hàng dệt may ở các nước đang
phát triển. Việc này dẫn đến tình trạng giảm giá hàng xuất khẩu từ 10-20% trong
vòng 3-5 năm gần đây
3
.
2

3
Chuyển hướng ngành Dệt May từ trong ra ngoài - Oxfam Hong Kong 2004
10
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
 Khách hàng có xu hướng ngày càng yêu cầu thời gian giao hàng ngắn hơn, số
lượng nhỏ hơn do họ đang nỗ lực cắt giảm hoạt động lưu kho, giảm việc bán hạ
giá để tăng lợi nhuận. Xu hướng này cũng phần nào bị chi phối bởi các hoạt động
hiệu quả của các công ty như Zara và Gap, là những công ty đã đặt tầm quan trọng
bậc nhất vào việc lưu kho hiệu quả và thời gian sản xuất ngắn.
 Khách hàng quốc tế ngày càng có xu hướng trực tiếp tìm đến tận các nhà sản xuất
và không cần đến những đại lý mua hàng. Tuy nhiên, chỉ có một số các nhà sản
xuất dệt may trước kia, những người có khả năng cung ứng dịch vụ, thường bán
thông qua đại lý mua, là có lợi từ xu thế này với các hoạt động như tìm kiếm
nguồn nguyên liệu, vận chuyển, thiết kế và dịch vụ chọn gói.
2.2 Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam được ước tính đạt 4,8 tỉ đôla năm 2005, tăng 9,5% so với
giá trị xuất khẩu năm 2004. Tỉ lệ tăng trưởng này là tỉ lệ thấp nhất từ năm 2002. Lý dó là do
việc xoá bỏ từng bước hạn ngạch trong Hiệp định Dệt May của WTO (ATC) dẫn tới sức
cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ các đối thủ xuất khẩu dệt may khổng lồ là Trung Quốc từ đầu

năm 2005, khi mà đất nước này vẫn chưa bị tái áp đặt hạn ngạch và sức cạnh tranh cũng đến
từ những đối thủ lớn khác như Ấn Độ, Băng-la-đét, Sri-lan-ca và Pa-kis-tăng. Hơn thế, xuất
khẩu dệt may cuả Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn phụ thuộc vào hạn ngạch.
Có ba nhà nhập khẩu dệt may lớn nhất từ Việt Nam là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, lần lượt
chiếm 55%, 20% và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may. Hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam ở những thị trường này được thể hiện trong Bảng 1:
Bảng 1: Tình hình xuất khẩu dệt may của Việt Nam từ 2000 đến 2005
Đơn vị: triệu đôla
Thị trường 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Hoa Kỳ 50 45 951 1,973 2,474 2,640
Tỉ lệ tăng
trưởng - -9,9% 2.032,3% 107,5% 25,4% 6,7%
EU 609 599 570 580 763 875
Tỉ lệ tăng
trưởng - -1,6% -4,8% 1,8% 31,6% 14,7%
Nhật Bản 620 588 521 514 531 605
Tỉ lệ tăng
trưởng - -5,2% -11,4% -1,3% 3,3% 14,0%
Khác 614 730,4 710 587 618 680
11
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Tỉ lệ tăng
trưởng - 20,0% -2.,% -17,3% 5,3% 10,0%
Tổng 1.892 1.962 2.752 3.654 4.386 4.800
Tỉ lệ tăng
trưởng - 7,0% 40,0% 33,0% 20,0% 9,5%
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Bảng trên đã chỉ ra rằng xuất khẩu dệt may của Việt Nam tập trung chủ yếu vào thị trường
Hoa Kỳ, chiếm 55% tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh xuất khẩu

trong các năm 2002 và 2003 do kết quả của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam –
Hoa Kỳ được ký kết vào tháng 10/2001, tỉ lệ tăng trưởng đã giảm xuống còn 25,4% vào năm
2004 và duy trì ở mức 6,7% năm 2005.
Trong năm 2005, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tiến triển thuận lợi trên thị trường EU.
Cần lưu ý rằng, tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao vào thị trường EU năm 2004 với mức 31,5%
là do sự gia nhập của 10 nước thành viên mới vào EU tháng 5 năm 2004. Con số tăng trưởng
thực tế dao động trong khoảng từ 2-5%. Sau khi dỡ bỏ hạn chế về hạn ngạch đối với xuất
khẩu dệt may của Việt Nam vào EU ngày 01 tháng 01 năm 2005, tỉ lệ tăng trưởng đã tăng
lên 14% năm 2005.
Xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản đã tạo ra một tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng từ 3,3%
năm 2004 lên đến 14% năm 2005. Có tỉ lệ tăng trưởng mạnh này là do hoạt động nhập khẩu
mạnh hơn về dệt may trên thị trường Nhật Bản, sự tăng trưởng ngoại thương chung giữa Việt
Nam và Nhật Bản và việc nhận thức rõ hơn về thị trường này của các nhà sản xuất dệt may
của Việt Nam.
2.3 Chuỗi giá trị xuất khẩu Dệt May hiện nay của Việt Nam.
Sản phẩm dệt may là một chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi người mua, điều này có nghĩa
là những khách hàng quốc tế (bán lẻ hoặc những công ty phát triển thương hiệu)
thường có vị thế trội hơn trong chuỗi giá trị. Điều này có thể lý giải như sau:
 Do sản xuất quá nhiều sản phẩm dệt may và người mua có thể tiến hành lựa
chọn và mua sản phẩm từ vài ngàn nhà máy sản xuất ở trên nhiều nước, cả nước
phát triển và đang phát triển. Theo ước tính thì công suất cung ứng hàng may mặc
hiện nay của thế giới cao hơn gấp hai lần so với nhu cầu thực tế;
 Các nhà bán lẻ hàng may mặc hay các công ty có thương hiệu có vai trò quyết
định về xu hướng thời trang trong mỗi mùa bằng cách thảo luận và thoả hiệp với
nhau về màu sắc và mẫu mốt cho các mùa thời trang.
12
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
 Chuỗi giá trị của sản phẩm may mặc trong hình minh họa (Hình 1) dưới đây là
một điển hình về xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam, chiếm khoảng 70% hàng

xuất khẩu theo hình thức CMT. Chuỗi giá trị gồm có 04 thành phần chính: khách
hàng quốc tế, nhà sản xuất trong nước, nguồn hàng và trung gian.
Hình 1: Chuỗi giá trị xuất khẩu hàng dệt may hiện nay của Việt Nam.
2.3.11 Phân tích định tính Chuỗi giá trị
Khách hàng quốc tế: Chuỗi giá trị của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam lạc hậu so
với khách hàng quốc tế (bán lẻ, công ty phát triển thương hiệu) là những người khởi
xướng việc mua sản phẩm dệt may.
Nhìn chung, mỗi người mua hàng thường sử dụng nhiều phương thức để tìm kiếm
nguồn hàng dệt may. Có thể tìm nguồn từ những nhà bán buôn/nhà nhập khẩu ở trên
đất nước của chính họ hoặc từ các đại lý hay từ những cơ sở thu mua của họ ở Hồng
13
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Sự dịch chuyển của thông tin
Production
Spinning
Weaving
Pattern making
Confection
Merchandising
Design
Machinery
Accessories
Dyestuff &
chemicals
Fibres
Fabric
Raw cotton
Packaging
Transportation for

raw materials
Logistics
Customs
Branded
marketers
Retailers
Importers
Wholesalers
Foreign material
sale office
Shipping
Logistics
Customs
Buying agents
Buying Offices
Product movement
Sourcing
Intermediary
International buyersDomestic manufacturers
Sản xuất
Xe chỉ
Dệt
Tạo mẫu
Liên kết
Kế hoạch kinh
doanh
Máy móc
Phụ kiện
Nhuộm
Hoá chất

Sợi
Vải
Cotton thô
cotton
Đóng gói
Vậnchuyển nguyên
liệu thô
Hậu cần
Hải quan
Công ty quảng
cáo thương hiệu
Các nhà bán lẻ
Nhà nhập
khẩu
Bán buôn
Văn phòng bán
Nguyên liệu nước
ngoài
Vận chuyển
Hậu cần
Hải quan
Đại lý mua hàng
Văn phòng mua
hàng
Nguồn
Trung gian
Khách hàng quốc tế
Các nhà sản xuất trong nước
Kông, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc. Họ cũng có thể tìm kiếm nguồn hàng trực tiếp từ
các nhà sản xuất khi các nhà sản xuất hàng dệt may có thể cung cấp dịch vụ trọn gói cho họ

4
.
Đối với Việt Nam, khách hàng quốc tế thường tìm kiếm nguồn cung cấp thông qua các
đại lý mua hàng và cơ sở thu mua của họ
5
.
Phân tích ba (03) thị trường mua hàng quan trọng nhất của xuất khẩu Việt Nam về sản
phẩm dệt may là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản được thể hiện tóm tắt trong Bảng 2;
Bảng 2: Vài nét về ba nhà nhâp khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam
Thị trường Hoa Kỳ EU Nhật Bản
Quy mô thị trường (tỉ đô la Mỹ) 70 91 22
Tỉ lệ tăng lên bình quân của
nhập khẩu (2000-2003)
1% 8% -5%
Tỉ lệ tăng về nhập khẩu (2004) 7% 12% 11%
Thị phần của Việt Nam 3,5% 0,96% 2,8%
Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2005 trên
các thị trường
6,7% 14,7% 14%
Ưu điểm Chất lượng bình
thường, thiết kế đơn
giản, số lượng lớn
Không hạn ngạch Không hạn ngạch,
khoảng cách ngắn
Nhược điểm Hạn ngạch Không linh hoạt
về khối lượng
Yêu cầu chất lượng
rất cao
Tiềm năng tăng trưởng Trung bình Cao Trung bình

Nguồn:Cơ sở dữ liệu COMTRADE.
Nhập khẩu ở thị trường Mỹ và EU chỉ tăng tương ứng 1% và 8% giữa các năm 2000-
2003, Nhật Bản đã giảm nhập khẩu hàng dệt may trong thời kỳ này. Tuy nhiên, tỉ lệ
gia tăng về nhập khẩu dệt may tăng lên 7% trên thị trường Hoa Kỳ, 12% ở thị trường
EU và 11% ở thị trường Nhật Bản.
Xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam đã chiếm lĩnh được những thị phần rất khả quan
ở Mỹ và Nhật Bản tương ứng với 3,5% và 3%. Thị phần của Việt Nam ở thị trường
4
Dịch vụ trọn gói bao gồm CMT cùng với những chức năng do đại lý mua hàng thực hiện được thể hiện trong vai
trò là người trung gian của chuỗi cung ứng.
5
Đại lý mua hàng là những trung gian độc lập với người mua. Cơ sở thu mua do người mua thiết lập.
14
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
EU thấp hơn rất nhiều so với các thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, chỉ chiếm 0,9%
trong tổng nhập khẩu.
Hình 2 đã được xây dựng dựa trên các thông tin ở Bảng 2 nhằm phân tích và so sánh
sự phát triển về tiềm năng của những thị trường này. Mô hình này được xây dựng dựa
trên Ma trận tỉ lệ tăng trưởng củan Tập đoàn vấn Boston và Những chiến lược
Porfolio thu hút thị trường của General Electric. Mô hình này là một công cụ được sử
dụng để xác định những tiềm năng của thị trường mục tiêu. Dựa trên mức độ về tiềm
năng, mỗi thị trường cần phải có sự đầu tư và quan tâm thích hợp. Theo mô hình này,
một thị trường được coi là có sức cuốn hút khi thị trường có tỉ lệ tăng trưởng nhiều
hơn hoặc bằng 10% và một thị trường bị cho là không có sức cuốn hút khi mức tăng
trưởng thấp hơn 10%. Một nhà xuất khẩu được gọi là một nhân tố hoạt động tích cực
trên một thị trường khi có thị phần nhiều hơn hoặc bằng 3% trên thị trường đó và
ngược lại nhà xuất khẩu đó sẽ được gọi là nhân tố hoạt động không tích cực khi có thị
phần thấp hơn 3%. Với mô hình này, chúng tôi phân tích 03 thị trường nhập khẩu lớn
nhất của hàng dệt may Việt Nam là Hoà Kỳ, EU và Nhật Bản. Ba thị trường này chiếm

86% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Hình 2: Sự phát triển của ba nhà nhập khẩu lớn nhất
15
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Thị Phần
Nhân tố hoạt động chưa tích
cực
tại các thị trường hấp dẫn
Nhân tố hoạt động tích cực
tại các thị trường hấp dẫn
Nhân tố hoạt động chưa tích cực
tại các thị trường không hấp dẫn
Nhân tố hoạt động tích cực
Tại các thị trường không hấp dẫn
Nhật Bản
EU
Hoa Kỳ
EU
Nhật Bản
Ti lệ
tăng
trưởng
nhập
khẩu
Tổng
nhập
khẩu
Nhập khẩu
từ VN

Hoa Kỳ
10%
3%
Thị trường Hoa Kỳ: Năm 2004, thị trường Hoa Kỳ có tỉ lệ tăng trưởng thấp so với thị
trường Nhật Bản và EU, và thuộc diện thị trường không hấp dẫn. Việt Nam là một
nhân tố hoạt động tích cực trên thị trường này khi chiếm 3,5% tổng nhập khẩu may
mặc của Hoa Kỳ và là nước xuất khẩu may mặc lớn thứ 6 vào thị trường này (thể hiện
ở Bảng 3). Do thực tế về hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ, ngành dệt may của Việt
Nam khó có thể tăng trưởng nhanh và có được thị phần lớn hơn nữa. Biểu đồ phát
triển về xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ được thể hiện ở Hình 2. Tuy nhiên, để
đạt được sự phát triển này, cần phải có sự quan tâm thực sự, trong đó việc trở thành
thành viên của WTO để xoá bỏ hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ là một nhân tố rất
quan trọng.
Bảng 3: Những nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ
Đơn vị: Triệu đôla
Nước xuất khẩu 2003 2004
Tổng nhập khẩu 77.434 83.312
1 Trung Quốc 11.609 14.560
2. Mê-xi-cô 7.941 7.793
3. Hồng Kông 3.818 3.959
4. Ấn Độ 3.212 3.633
5. Ca-na-đa 3.118 3.086
6. Việt Nam 2.484 2.720
7. Hôn-đu-ras 2.507 2.678
8. In-đô-nê-xia 2.376 2.620
9. Pa-kis-tăng 2.215 2.546
10.Thái Lan 2.072 2.198
Nguồn: “Báo cáo tình hình các nhà xuất khẩu lớn” (Major Shipper Report), Bộ Thương mại
Hoa Kỳ, 2005
Hoạt động xuất khẩu của sản phẩm dệt may Việt Nam được phân loại theo loại hình

nguyên liệu ở Hoa Kỳ trong nửa đầu năm 2005, thể hiện ở Bảng 4. Tỉ lệ tăng trưởng
âm của hàng cotton cho thấy Việt Nam còn yếu về sản phẩm này. Tỉ lệ tăng trưởng
cao của Việt Nam đối với hàng len, hàng MMF (sợi nhân tạo – Man-made Fibres) và
hàng quần áo trẻ em cho thấy Việt Nam có sức cạnh tranh đối với sản phẩm này. Tuy
nhiên, do sản phẩm cotton chiếm 60,2% giá trị xuất khẩu và những tỉ lệ tăng trưởng
của sản phẩm len và MMF không thể bù đắp lại cho sản phẩm cotton, dẫn tới tổng tỉ lệ
tăng trưởng của giá trị xuất khẩu ở mức âm.
16
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.
Sản phẩm Đơn vị Khối lượng
(Triệu)
Kim ngạch
(Triệu đô la)
Thay đổi khối
lượng
Thay đổi kim
ngạch
Hàng dệt may M2 426,41 1.440,33 1,74% -0,95%
Sản phẩm cotton M2 216,80 866,58 -5,17% -11,60%
Sản phẩm len M2 3,33 32,08 68,30% 88,26%
Sản phẩm dệt may
MMF (sợi nhân tạo)
M2 199,12 523,83 7,95% 17,79%
Quần áo trẻ em Kg 2,15 40,29 41,03% 34,70%
Nguồn: EmergingTextiles.com
Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ theo hạn ngạch
đối với 25 cats, được thể hiện ở Bảng 5. Đáng chú ý là Việt Nam gần như hoàn thành
được hạn ngạch đối với cats 334/335, 338/339, 340/640, 342/642, 359-S/659-S, 434,

440, 620, và vượt hạn ngạch đối với cats 638/639, 647/648 và 341/641.
Đáng chú ý là trong năm 2005, cat quan trọng nhất 338/339 (30% tổng kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường Hoa Kỳ) gần đạt được chỉ tiêu hạn ngạch (96,58%), phần không
hoàn thành 3,42% có thể là do kết quả của hệ thống phân bổ hạn ngạch của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2005, khi cat này của Trung Quốc không bị áp hạn
ngạch, cat này của Việt Nam đã giảm xuống 29%. Cùng thời gian này, xuất khẩu cat
này từ Trung Quốc đã tăng gần 450%. Điều này có nghĩa là Việt Nam không có sức
cạnh tranh đối với cat này so với Trung Quốc nhưng vẫn có sức cạnh tranh so với
những nước xuất khẩu khác.
Bảng 5: Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2005: Hạn ngạch và tỉ
lệ hoàn thành
Hạng/loại Sản phẩm Đơn vị
Hạn ngạch
2005
Tỉ lệ hoàn
thành
Tăng hạn
ngạch 2006
200 Chỉ khâu Kg 324.210 29,43%
13,36%
310
Sợi cotton kết
hợp Kg 734.876 7,66%
13,36%
332 Dệt kim cotton Dpr 1.080.700 1,97%
13,36%
17
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
333

Áo khoác com-
lét tá 38.905 40,36%
13,36%
334/335 Áo khoác cotton tá 697.247 89,59%
13,36%
338/339
Áo sơ mi dệt
kim cotton tá 14.183.582 96,58%
15,65%
340/640
Áo sơ mi dệt
M/B tá 2.146.505 96,92%
13,36%
341/641 Áo choàng dệt tá 823.040 110,14%
13,36%
342/642 Váy tá 583.796 83,25%
13,36%
345
Áo nịt len
cotton tá 307.851 24,77%
13,36%
347/348 Quần cotton tá 7.199.151 84,69%
15,65%
351/651 Quần áo ngủ tá 516.012 74,78%
13,36%
352/652 Đồ lót tá 1.965.906 64,76%
13,36%
359-C/659-C Bộ liền quần Kg 351.041 17,82%
13,36%
359-S/659-S Đồ bơi Kg 567.368 85,67%

13,36%
434
Áo khoác len
M/B tá 15.863 79,97%
8,37%
435
Áo khoác len
W/G

39.138 61,33%
8,38%
440 Sơ mi dệt len tá 2.448 98,41%
8,37%
447 Quần len M/B tá 50.919 54,83%
8,37%
448 Quần len W/G tá 31.335 34,68%
8,37%
6200 Vải dệt MMF M2 6.877.575 77,08%
13,36%
632
Hàng dệt kim
MMF Dpr 540.350 4,90%
13,36%
638/639
Sơmi dệt kim
MMF

1.289.975 104,11%
13,36%
645/646

Áo nịt len
MMF

208.578 48,17%
13,36%
647/648 Quần MMF tá 2.097.655 101,18%
13,36%
Source: United States International Trade Commission
Năm 2006, hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ tăng lên đối với hầu hết các cat là 13%.
Hai cat quan trọng nhất là 338/339 và 347/348 tăng lên 15,65%/. Sự tăng lên này cùng
với thực tế là tất cả các cat, trừ cat 338/339, đã không hoàn thành được hạn ngạch
năm 2005. Điều này cho thấy bản thân khối lượng hạn ngạch không phải là vấn đề lớn
trong năm 2006, những vấn đề chính của hạn ngạch là do các nguyên nhân khác. Kinh
nghiệm trong những năm gần đây cho thấy rằng hạn ngạch có thể có những ảnh hưởng
tiêu cực đến các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ và các nhà xuất khẩu của Việt Nam, đặc
biệt là trước khi đạt được thoả thuận về hạn ngạch của năm. Nguyên nhân nữa là do
các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ còn đang do dự khi tìm kiếm nguồn hàng từ một nước mà
hạn ngạch chưa cụ thể, trong khi đó, các nhà xuất khẩu lại không biết gì nhiều về hạn
ngạch mà Việt Nam sẽ nhận từ Hoa Kỳ và bao nhiêu hạn ngạch họ sẽ nhận từ chính
18
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
phủ Việt Nam. Hệ thống phân bổ hạn ngạch tự động có tới 70% hạn ngạch do chính
phủ Việt Nam thực hiện trong năm 2006 chỉ có thể giải quyết một phần nhỏ của vấn
đề.
Nhật Bản là một thị trường lớn thứ ba về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tỉ lệ
tăng lên trong nhập khẩu của Nhật Bản ở mức thấp với trung bình -5%/năm trong các
năm 2000-2003, nhưng đã tăng lên 11% năm 2004. Năm 2005, xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam sang Nhật Bản đã tăng lên 14% với kim ngạch xuất khẩu là 605
triệu đôla Mỹ, chiếm 2,8% tổng nhập khẩu của Nhật Bản. Việt Nam là nước xuất khẩu

hàng dệt may lớn thứ hai vào thị trường Nhật Bản sau Trung Quốc với tỉ lệ nhập khẩu
là 90%. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn bị coi là nhân tố hoạt động chưa
tích cực ở thị trường có sức cuốn hút lớn là Nhật Bản. Điều này có nghĩa là tiềm năng
của hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam ở thị trường Nhật Bản cao hơn so với thị
trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nhìn vào Hình 2 có thể thấy rõ vị trí của thị trường Nhật
Bản nằm trong góc của hình tứ giác biểu thị về hoạt động xuất khẩu “chưa tích cực
trên thị trường có sức cuốn hút”, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn để gia tăng nhanh
chóng hoạt động xuất khẩu ở thị trường này và chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn.
Tương tự như ở thị trường Hoa Kỳ, khi các chương trình xúc tiến xuất khẩu phù hợp
được thực hiện thì mới có sự phát triển thực sự.
EU là thị trường tiềm năng nhất về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Một mặt, tỉ
lệ gia tăng về nhập khẩu của EU cao hơn so với thị trường Hoa Kỳ và Nhật Bản, tăng
12% so với 7% của thị trường Mỹ và 11% của thị trường Nhật Bản trong năm 2004.
Mặt khác, nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam chỉ chiếm 0,96% trong tổng nhập
khẩu của EU và xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam chỉ đứng thứ 22 ở thị trường
EU (xem Bảng 4). Hơn thế, EU là khu vực nhập khẩu lớn nhất trên thế giới, chiếm
43% tổng nhập khẩu sản phẩm dệt may toàn cầu. Hiện tại, xuất khẩu sản phẩm dệt
may của Việt Nam đang được hưởng GSP (Hệ thống ưu đãi phổ cập) và không bị áp
hạn ngạch ở thị trường EU.
Như các chi tiết được thể hiện trong Hình 2, Việt Nam hiện tại vẫn là một nhà xuất
khẩu được coi là nhân tố hoạt động chưa tích cực ở thị trường có sức hấp dẫn như EU.
Xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trường EU có tiềm năng tăng
trưởng và có khả năng chiếm lĩnh được thị phần lớn hơn. Tuy nhiên, để có thể phát
huy được tiềm lực này, các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải có khả năng đáp ứng
được những yêu cầu của khách hàng EU về khối lượng và mẫu mã với khả năng ít
nhất là ngang bằng như các đối thủ cạnh tranh khác.
19
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Bảng 6: Các nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU.

Nước xuất khẩu
2002
2003
2005
Tổng nhập khẩu 68.313 80.359
875.000
1.Trung Quốc 11.885 15.127
22.097
2. Thổ Nhĩ Kỳ 8.621 10.833
10.283
3. Ru-ma-ni 3.689 4.495
4.588
4. Băng-la-đét 2.691 3.590
4.371
5. Ấn Độ 4.156 4.898
3.822
6. Tuy-ni-di 2.960 3.325
3.202
7. Ma-rốc 2.603 2.929
2.855
8. Ba Lan 2.268 2.420
n/a
9. In-đô-nê-xia 1.921 1.997
2420
10. Hồng Kông 2.266 2.407
1.117
22. Việt Nam 711 668
875
Nguồn: WTO Secretariat and EmergingTextiles.com
Đáng lưu ý là EU không phải là một thị trường đơn lẻ mà là sự kết hợp của 25 thị

trường khác nhau với những đặc điểm khác nhau. Có bốn nước nhập khẩu hàng dệt
may lớn nhất là Đức, Anh, Pháp và Tây Ban Nha chiếm 84% tổng lượng nhập khẩu
sản phẩm dệt may.
Bảng 7: Tổng lượng nhập khẩu sản phẩm dệt may và hoạt động nhập khẩu từ
Việt Nam của các thành viên chính của EU.
Thị
trường
Kim ngạch
nhập khẩu
(tỉ đôla)
Tỉ lệ gia
tăng nhập
khẩu năm
2000 – 2004
Tỉ lệ gia tăng
nhập khẩu
trong năm
2003-2004
Kim ngạch
nhập khẩu từ
Việt Nam
Thị phần
của Việt
Nam
Tỉ lệ gia tăng
nhập khẩu
của Việt Nam
trong năm
2000-2004
Đức 25 6% 9% 0,3025 1,21% 4%

Anh 21,5 13% 15% 0,131 0,61% 14%
Pháp 17 11% 13% 0,165 0,97% 7%
Italia 11,3 18% 22% 0,0675 0,6% 17%
Tây Ban
Nha
8 19% 21% N/A N/A N/A
Nguồn: COMTRADE Database
20
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Bảng 7 cho thấy Anh là thị trường có sức cuốn hút nhất do quy mô thị trường lớn, tỉ lệ
gia tăng về nhập khẩu cao và thị phần về hàng dệt may của Việt Nam còn nhỏ. Tỉ lệ
tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam vào Anh đã gia tăng nhanh chóng từ 2000-2004,
tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn nhỏ, chỉ ở mức 0,61%.
Tuy thị trường Đức thể hiện tỉ lệ gia tăng trong nhập khẩu chậm, những cũng vẫn rất
hấp dẫn cho các nhà sản xuất của Việt Nam do thị trường Đức là thị trường lớn nhất ở
EU và là một thị trường truyền thống của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường Đức thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ nhập khẩu gia tăng của Đức. Điều này cho
thấy rằng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam có tiềm năng trong để có thể chiếm
lĩnh thị phần lớn hơn ở thị trường này.
Thị trường Italia và Tây Ban Nha cũng là thị trường có sức cuốn hút do tỉ lệ gia tăng
nhập khẩu của họ khá cao. Những thị trường này cũng đều là những thị trường mới
của Việt Nam. Nếu có hình thức xúc tiến xuất khẩu phù hợp vào những thị trường này
thì xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sẽ tăng lên.
Mặc dù có một tỉ lệ gia tăng về nhập khẩu rất ổn định nhưng Pháp vẫn đang tìm kiếm
các sản phẩm dệt may từ các nước như Ma-rốc, Angêria và những nước châu Âu khác.
Thậm chí Trung Quốc cũng chỉ đứng thứ 9 ở thị trường Pháp. Hơn nữa, quan hệ
thương mại giữa Pháp và Việt Nam hoàn toàn “im ắng”.
Khách hàng EU hiếm khi tìm sản phẩm dệt may trực tiếp từ Việt Nam; thông thường
họ đặt hàng thông qua các đại lý mua hàng hoặc những văn phòng đại diện ở các nuớc

thứ ba như Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan hay Hàn Quốc. Thực tế, có các hình thức
thông tin hai chiều giữa khách hàng châu Âu và các cơ sở thu mua và đại lý mua hàng
về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng của các nước cung cấp. Do đó, xúc tiến
xuất khẩu hàng dệt may sang thị truờng EU cần phải thực hiện phương pháp tiếp cận
theo 03 mũi: xúc tiến vào thị trường EU, xúc tiến vào các cơ sở thu mua và các đại lý
mua hàng.
Rất nhiều hoạt động có thể thực hiện để xúc tiến xuất khẩu vào thị trường EU:
• Thu thập, phân tích và quảng bá về thông tin thị trường EU;
• Xúc tiến các chương trình hợp tác theo ngành giữa Vitas và các hiệp hội ở
EU;
• Củng cố các kệnh giao tiếp và bán hàng trực tiếp cho khách hàng EU;
• Tổ chức tuần lễ thời trang Việt Nam ở EU với sự tham gia của các nhà thiết kế
và sản xuất hàng dệt may của Việt Nam; và
• Mời các nhà báo ngành của EU tới Việt Nam để nghiên cứu và viết bài về
ngành dệt may cho các tạp chí của Châu Âu.
21
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Bảng dưới đây thể hiện các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh ở thị trường
EU
Bảng 8: Sản phẩm dệt may cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường EU.
Nhà xuất khẩu
2003 2004
Xuất khẩu
(triệu đôla)
% hạn ngạch
thực hiện
Xuất khẩu
(triệu đôla)
% hạn ngạch

thực hiện
Cat. 7
Ấn Độ 88,87 106,78 80,98 97,84 91,12
Thị phần (%) 42,67 37,98
Hồng Kông 30,33 75,49 27,51 63,33 90,69
Thị phần (%) 14,56 12,90
Trung Quốc 12,89 103,00 17,93 98,03 139,15
Thị phần 6,19 8,41
Pa-kis-tăng 10,29 58,40 16,33 72,12 158,69
Thị phần 4,94 7,66
In-đô-nê-xia 12,38 76,18 12,15 66,18 98,11
Thị phần 14,56 5,70
Thái Lan 4,98 56,09 6,31 47,88 126,63
Thị phần (%) 2,39 2,96
Việt Nam 2,76 81,93 5,186,586 58,04 188,18
Thị phần (%) 1,32 2,43
Tổng nhập khẩu 208,30 213,20 102,35
Cat. 8
Băng-la-đet 130,09 Giám sát 132,69 Giám sát 102,00
Thị phần (%) 43,50 43,99
Trung Quốc 18,32 101,19 27,38 95,87 149,42
Thị phần (%) 6,13 9,08
Ấn Độ 58,91 106,11 56,07 100,26 95,19
Thị phần (%) 19,70 18,59
Hồng Kông 27,90 53,60 21,60 36,30 77,44
Thị phần (%) 9,33 7,16
In-đô-nê-xia 18,91 73,96 17,73 63,42 93,74
Thị phần (%) 6,33 5,88
Việt Nam 14,29 99,04 15,01 55,92 105,04
Thị phần (%) 4,78 4,98

Tổng nhập khẩu 299,04 301,63 100,87
22
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Cat. 14
Trung Quốc 10,25 71,30 11,35 59,31 110,73
Thị phần (%) 96,85 94,13
Việt Nam 0,23 46,03 0,64 87,81 281,13
Thị phần (%) 2,14 5,28
Hàn Quốc 0,67 0,78 0,67 0,75 100,07
Thị phần (%) 0,63 0,56
Đài Loan 0,40 0,83 0,41 0,08 10,33
Thị phần (%) 0,38 0,03
Tổng nhập khẩu 10,58 12,06 113,93
Cat. 15
Trung Quốc 18,93 101,78 20,91 97,96 110,44
Thị phần (%) 60,69 59,48
U-crai-na 5,37 Giám sát 7,01 Giám sát 130,42
Thị phần (%) 17,22 19,93
Ấn Độ 1,72 20,17 2,08 19,84 120,96
Thị phần (%) 5,52 5,92
Croatia 1,16 Giám sát 1,33 Giám sát 115,32
Thị phần (%) 3,71 3,80
Việt Nam 0,73 103,29 1,32 94,05 180,19
Thị phần (%) 2,36 3,77
Tổng nhập khẩu 31,19 35,16 112,70
Cat.16
Trung Quốc 18,67 102,99 17,17 93,35 91,98
Thị phần (%) 89,97 91,51
Croatia 0,68 Giám sát 0,70 Giám sát 101,90

Thị phần (%) 3,29 3,71
Việt Nam 0,50 Giám sát 0,57 Giám sát 115,57
Thị phần (%) 2,39 3,05
Bosnia-Herzagovina 0,18 Giám sát 0,22 Giám sát 126,87
Thị phần (%) 0,85 1,20
Tổng nhập khẩu 20,75 18,76 90,42
Cat. 17
Trung Quốc 6,10 50,29 6,43 46,04 105,50
Thị phần (%) 97,53 96,89
Việt Nam 0,15 Giám sát 0,19 Giám sát 142,28
23
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
Thị phần (%) 2,15 2,88
Tổng nhập khẩu 6,25 6,64 106,20
Cat. 21
Việt Nam 12,37 60,73 13,81 56,51 111,71
Thị phần (%) 86,04 87,71
Campuchia 0,63 Giám sát 899,078 Giám sát 141,83
Thị phần (%) 4,41 5,71
Lào 0,61 Giám sát 408,977 Giám sát 67,51
Thị phần (%) 4,22 2,60
Tổng nhập khẩu 14,37 15,75 109,58
Nguồn:hhtp://sigl.cec.eu.int
Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh về các Cat 7, 8, 14, 15, 16, 17 và 21 do có tỉ lệ
tăng trưởng và thị phần đầy hứa hẹn ở thị trường EU.
Áo sơ mi nam và nữ gồm có các loại 7 & 8: Mặc dù tỉ lệ hoàn thành về hạn ngạch của
Việt Nam đối với những cat này trong năm 2004 không cao do EU đã nâng hạn ngạch
đối với Việt Nam vào thời điểm cuối năm và các doanh nghiệp không thể hoàn thành
hết những phần bổ sung thêm đó, nhưng tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đối

với các cat là rất cao. Đặc biệt đối với cat 7, kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên hơn 88%
vào năm 2004 so với năm 2003. Tỉ lệ tăng trưởng của cat 8 cũng đạt 5,04%. Xuất
khẩu các cat này sang các nước khác cũng tăng lên về số lượng nhưng tỉ lệ tăng trưởng
lại có xu hướng giảm xuống. Trừ xuất khẩu cat 8 của Ấn Độ, các nhà cung cấp khác
đã không thể hoàn thành được chỉ tiêu hạn ngạch. Bên cạnh đó, Eurotex đã yêu cầu
xem xét về những chỉ tiêu an toàn của hàng dệt Trung Quốc đối với 12 chủng loại
hàng dệt và may mặc và cat 7 cũng nằm trong số đó.
Quần áo khoác ngoài thuộc các loại 14, 15, 17, 21: Đối với các cat này, nhập khẩu
của EU tăng lên đáng kể từ 6-14% đối với mỗi cat. Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu của
Việt Nam đối với các cat này cũng khá cao: 42% đối với cat 17, 80% đối với cat 15,
181% đối với cat 14. Đặc biệt đối với áo khoác có mũ trùm đầu và cat 21, EU chủ yếu
nhập khẩu từ Việt Nam với tỉ lệ là 86% năm 2003 và 87% năm 2004. Việt Nam cũng
không phải đối mặt với sự cạnh tranh đáng kể nào đối với cat này. Tỉ lệ hoàn thành
hạn ngạch của các nhà cung cấp khác đối với các cat này cũng không cao.
Bộ quần áo và complet nam giới hoặc cho nam thiếu niên thuộc cat 16: Xuất khẩu từ
Việt Nam sang EU đã tăng mạnh với tỉ lệ là 15% trong khi xuất khẩu của cat tương tự
24
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006
này từ Trung Quốc vẫn ở mức lớn nhất về số lượng nhưng có xu hướng giảm xuống
(năm 2004 là -8% so với năm 2003).
Trung gian: Khâu trung gian là một mắt xích quan trọng của chuỗi giá trị xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam. Ba lý do chính để giải thích vì sao các khách hàng quốc
tế lại lựa chọn hàng dệt may từ Việt Nam đều thông qua các nhà trung gian trong hầu
hết các đơn hàng. Thứ nhất, chỉ có một số ít các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt
Nam có khả năng cung cấp được các dịch vụ như nguồn nguyên liệu, thiết kế, những
hoạt động về hậu cần, dịch vụ trọn gói cho người mua, mà đây lại là những điều kiện
tiên quyết để khách hàng trực tiếp lựa chọn nguồn hàng từ một nước. Thứ hai là
khoảng cách xa xôi giữa Việt Nam và thị trường Hoa Kỳ hoặc EU ảnh hưởng lớn đến
các yếu tố về giá cả (kiểm soát chất lượng và chi phi đi lại) và sự thuận tiện. Cuối

cùng, phần lớn khách hàng quốc tế theo truyền thống thường tin tưởng vào các đại lý
của họ hơn là thực hiện việc tìm kiếm nguồn hàng theo phương thức tiến hành nội bộ.
Trong tất cả các trường hợp thì một cơ sở thu mua chịu trách nhiệm về cả một khu
vực, ví dụ như khu vực ASEAN. Với những nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn
Độ, khách hàng quốc tế lớn thường thiết lập một văn phòng ở mỗi nước.
Các đại lý mua hàng thường thực hiện các chức năng sau:
- Tìm kiếm và phân bổ hạn ngạch. Chức năng này rất quan trọng khi còn áp
dụng theo ATC nhưng lại không còn quan trọng sau khi xoá bỏ ATC vào ngày 30
tháng 12 năm 2004.
- Xác định nhà cung cấp phù hợp nhất đối với sản phẩm nào đó về giá cả, chất
lượng, thời gian giao hàng, hạn ngạch;
- Giám sát chất lượng đối với sản xuất;
- Tìm và ký hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;
- Sắp đặt việc chuyên chở nguyên liệu vào nước của nhà sản xuất và chuyên chở
thành phẩm ra khỏi nước đó;
Một trong số những chức năng quan trọng nhất của các đại lý mua hàng là tìm ra
những nước nào có sẵn hạn ngạch cho mỗi chủng loại và phối hợp các hoạt động tìm
nguồn hàng để họ có thể cung cấp đuợc sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Giai
đoạn không còn hệ thống hạn ngạch bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 có nghĩa là
các đại lý mua hàng mất đi chức năng này, nhưng đồng thời lại làm cho hoạt động của
các nhà trung gian trở nên dễ dàng hơn. Đây là nguyên do vì sao tầm quan trọng về vai
trò của các đại lý mua hàng đã giảm đi.
25
Vietnam Textile and Apparel Association (Vitas)
Garment Export Strategy 2006 - 2010Second Daft - February 2006

×