Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công Thương VN- Chi nhánh Huế (2).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.27 KB, 55 trang )

LỜI MỞ ĐẦU


1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Trong cơ chế thị trường, nền kinh tế hàng hoá phát triển rất đa dạng và phong phú,
ngành Ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng đặc biệt là các NHTM.Sự ra đời của các
ngân hàng thương mại đã đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển nền kinh tế. Nó là cầu
nối, là người dẫn vốn cho các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Chính vì vậy, để phát
triển nền kinh tế nhằm đạt được những mục tiên đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ ưu
tiên hàng đầu phải thực hiện là củng cố và lành mạnh hố hoạt động của hệ thống tài chính
tiền tệ nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng.
Để hịa chung vào sự phát tiển kinh tế đất nước, qua rất nhiều năm, hệ thống ngân
hàng thương mại đã có những chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới, hồn thiện và
hiện đại hóa các nghiệp vụ đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Hoạt động cho vay luôn được coi
là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại, có vai trị quan trọng tạo ra nguồn thu chủ
yếu cho ngân hàng và giúp ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả
nhất.Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra đời của các ngân hàng thương mại cơ
phần thì hàng loạt các sản phẩm cho vay đã ra đời làm cho các sản phẩm cho vay của ngân
hàng ngày một đa dạng phong phú. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,mức sống của
người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ vì thế mà cũng tăng lên theo đó cho
vay tiêu dùng ra đời và ngày một trở thành mục tiêu mà các ngân hàng hướng tới.có thể nối
chưa bao giờ thị trường cho vay tiêu dùng lại sôi động như hiện nay.Các ngân hàng liên tục
đưa ra các sản phẩm mới, ngày càng hoàn thiện sản phẩm của mình tạo cho khách hàng
được phục vụ tốt nhất có thể.
Chi nhánh Ngân Hàng TMCP Cơng Thương VN- Chi nhánh Huế là một Ngân hàng
thương mại quốc doanh có mức dư nợ hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong những
năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTMCPCTVN đã có những bước phát
triển đáng kể, chất lượng cho vay được cải thiện dần qua từng năm. Qua thời gian thực tập


tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế, em đã có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt
động kinh doanh cua Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng. Làm sao để cùng
với việc tăng trưởng dư nợ thì chất lượng CVTD không ngừng được nâng cao? Đây không
chỉ là một vấn đề trăn trở với NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế mà còn đối với các NHTM
nói chung. Do vậy em chọn đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP

1


Công Thương VN- Chi nhánh Huế” để làm đề tài nghiên cứu với hy vọng góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động CVTD nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh của
NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế nói chung trong những năm tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Chuyên đề tốt nghiệp hướng vào 3 mục tiêu sau:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về oạt động cho vay tiêu dùng của các
NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Huế.
- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở NHTMCPCTVNChi nhánh Huế
3.
Đối tượng nghiên cứu:
Căn cứ vào ba mục tiêu trên, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung
vào hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế trong 3 năm 2008,
2009 và 2010.
4.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp thu thập thơng tin
và phương pháp phân tích. Thơng tin thu thập được thông qua nhiều kênh như quá trình
thực tập trực tiếp tại chi nhánh, các báo cáo tài chính năm, báo cáo tín dung… Phương
pháp phân tích sử dụng các thông tin này, kết hợp với phương pháp so sánh, đối chiếu,

tổng hợp thơng tin, từ đó đưa ra những nhận định về tình hình cho vay tiêu dùng ở
NHTMCPCTVN- Chi nhánh Huế.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính được chia thành 3 chương.
+ Chương 1: Khái quát chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại.
+ Chương 2; Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công thương
VN- Chi nhánh Huế.
+ Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Công
Thương VN- Chi nhánh Huế.

2


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂNCHO VAY TIÊU DÙNG
CỦA NHTM
1.1.
Cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.1.
Khái niệm cho vay tiêu dùng:
- Lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi
nhuận đối với các NHTM Việt Nam. Do vậy, cho vay được xem là hoạt động chủ đạo của
các NHTM Việt Nam.
- Hoạt động cho vay có thể được hiểu “là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng
hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân,
doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó: Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi
vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, Bên đi vay có trách nhiệm
hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”
- Dựa trên những tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay làm
nhiều loại như: Cho vay theo “Mức độ tín nhiệm khách hàng” (gồm có: Cho vay có bảo
đảm và cho vay khơng có bảo đảm) ; Cho vay theo “Đối tượng tham gia vào quy trình cho

vay” (gồm có: Cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp); Dựa trên tiêu thức “Mục đích sử
dụng vốn” (gồm có: Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng)...
- Nếu cho vay SXKD là hoạt động ngân hàng cho các tổ chức, doanh nghiệp hay
các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự án đầu tư, các phương án sản
xuất thì Cho vaytiêu dùng lại là hình thức tài trợ cho nhu cầu chi tiêu.
- Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay trang trải nhu cầu nhà ở,
đồ dùng gia đình, xe cộ...Bên cạnh đó, những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục, y tế và du
lịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD. Như vậy, bằng việc CVTD các ngân hàng sẽ giúp
các cá nhân, hộ gia đình thỏa mãn nhu cầu trước khi họ có khả năng chi trả.
- Do dó, có thể khái quát CVTD tại NHTM như sau:
CVTD là một hình thức cho vay, qua đó Ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá
nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian
nhất định, với những thỏa thuận mà hai bên đã kí kết (về số tiền cấp, thời gian cấp, lãi suất
phải trả…) nhằm giúp cho hách hàng có thể sử dụng những hàng hóa dịch vụ trước khi họ
có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn.
1.1.2.
Đối tượng của CVTD:
Đối tượng của CVTD rất đa dạng, có thể khái quát thành các nhóm sau:
- Nhóm đối tượng có thu nhập thấp:
Những người có thu nhập thấp thì thơng thường nhu cầu vay để tiêu dùng không
cao và bị giới hạn bởi thu nhập, việc vay vốn chỉ nhằm cân đối giữa thu nhập và chi tiêu.
- Nhóm đối tượng có thu nhập trung bình:

3


Nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích lũy, dự
phịng của mình để chi tiêu. Do đó, nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so
với nhóm đối tượng có thu nhập thấp.
- Nhóm đối tượng có thu nhập cao:

Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh tốn và coi đó như
một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích lũy của họ chưa cao hay lợi nhuận do đầu
tư mang lại chưa thu được. Đây là nhóm đối tượng có những khoản tiêu dùng lớn và
thường xuyên. Do đó, các NHTM cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận và mở
rộng nhóm đối tượng này.
1.1.3.
Đặc điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng:
1.1.3.1. Đặc điểm về quy mô:
Đối với CVTD ta có thể thấy một đặc điểm là: “Quy mơ các khoản vay nhỏ
nhưng số lượng các khoản vay rất lớn”. Với mục đích vay để tiêu dùng nên các khoản vay
thường không lớn. Hơn nữa, nhu cầu của dân cư với các loại hàng hóa xa xỉ là khơng cao
hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích lũy trước đối với các loại tài sản có giá trị
lớn. Tuy vậy, vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ biến, đa dạng và thường xuyên
đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mơ nhỏ nhưng do
số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của các ngân hàng thường khá
lớn.
1.1.3.2. Đặc điểm về lãi suất:
Không giống hầu hết các khoản cho vay SXKD hiện nay có lãi suất thay đổi theo
điều kiện thị trường, lãi suất cho vay tiêu dùng thường cố định. Khi đưa ra mức lãi suất cố
định này các ngân hàng sẽ phải dự tính đến: yếu tố lãi suất huy động đầu vào (có xu
hướng thay đổi như thế nào), tính đến phần bù rủi ro và chi phí. Tuy quy mô mỗi khoản
vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí lớn. Hơn nữa, CVTD còn
được xem là tiềm ẩn rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao. Vì thế lãi suất CVTD thường
cao và ổn định.
1.1.3.3. CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ:
Thật vậy, số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của dân
cư và cầu có khả năng thanh tốn của họ. Do đó, nó có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Số
lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển. Lúc này, người dân
có mức thu nhập tương đối cao và ổn định, tình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan. Và
ngược lại, trong thời kỳ nền kinh tế rơi vào suy thoái, rất nhiều các nhân và hộ gia đình sẽ

cảm thấy khơng mấy tin tưởng vào tương lai, nhất là khi họ thấy nhu cầu của họ giảm
xuống. Lúc này, mọi ngưởi có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng. Do đó, việc vay ngân

4


hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoản CVTD
giảm xuống trầm trọng.
1.1.3.4. Đăc điểm về rủi ro:
- Nhìn chung, các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng của
các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội… nó cịn chịu tác động của
những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng.
- Trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được hậu quả do những rủi ro
khách quan như suy thoái kinh tế, mất mùa, thiên tai...Đặc biệt, hoạt động CVTD phụ
thuộc vào chu kỳ kinh tế. Khi nền kinh tế suy thối thì người tiêu dùng sẽ không thấy tin
tưởng vào tương lai và cùng với những lo lắng về thu nhập, nguy cơ thất nghiệp, họ sẽ
hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng.
- Ngoài ra, CVTD còn chịu một số rủi ro chủ quan như tình trạng sức khỏe, khả
năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình... Điều đó tạo nên rủi ro lớn cho ngân hàng, hơn
nữa thơng tin tài chính của đối tượng rất kó đầy đủ và chính xác hoàn toàn bởi số lượng
các khoan vay rất lớn trong khi số lượng cán bộ tín dụng của ngân hàng thì có hạn. Mặt
khác, yếu tố đạo đức cá nhân người tiêu dùng cũng là nhân tố tác đọng trực tiếp vào việc
trả nợ cho ngân hàng.
1.1.3.5. Đặc điểm về chi phí và lợi nhuận của CVTD:
- Về chi phí: Do thơng tin thân nhân, lai lịch và tình hình tài chính của khách
hàng thường khơng đầy đủ và khó thu nhập, ngân hàng phải bỏ nhiều chi phí cho công tác
thẩm định và xét duyệt cho vay. Hơn thế nữa, do khoản vay có quy mơ nhỏ và số lượng
các khoản vay lớn nên ngân hàng cũng phải chịu một chi phí đáng kể để quản lý hồ sơ
khách hàng. Chính vì thế, CVTD trở thành một trong những khoản mục có chi phí lớn
nhất trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Về lợi nhuận: Do rủi ro và chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ của CVTD lớn
nên ngân hàng thường đặt lãi suất cao đối với các khoản CVTD. Bên cạnh đó, số lượng
các khoản CVTD rất lớn làm cho tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động CVTD của các
NHTM là rất đáng kể.
1.1.4.
Phân loại cho vay tiêu dùng:
Dựa trên các tiêu thức khác nhau ta có thể phân chia CVTD thành nhiều loại
khác nhau.
1.1.4.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn của khách hàng:
Nếu căn cứ vào “Mục đích sử dụng vốn” thì CVTD được chia làm hai loại là:
CVTD cư trú và CVTD phi cư trú.
- CVTD cư trú:

5


Là khoản tín dụng được cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu mua, xây dựng, cải tạo
nhà cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình). Đặc điểm của những món vay này là quy
mơ thường lớn, thời gian dài. Việc đánh giá giá trị tài sản tài trợ có vai trị vơ cùng quan
trọng đối với ngân hàng. Nếu như trong CVTD thơng thường thì thu nhập tương lai của
người vay là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho vay hay khơng thì trong cho
vay nhà ở, giá trị và tình hình biến động của tài sản được tài trợ là yếu tố mà ngân hàng rất
quan tâm. Bởi vì khoản tín dụng tài trợ cho loại tài sản này có giá trị lớn, nên sự biến động
theo hướng khơng có lợi của nó sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn cho ngân hàng.
- CVTD phi cư trú:
Đây là những khoản cho vay phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống như mua sắm
phương tiện, đồ dùng, du lịch, học hành, y tế hoặc giải trí ...Đặc điểm của những khoản
tín dụng này thường có quy mơ nhỏ, thời gian tài trợ ngắn. Do đó mà mức độ rủi ro đối
với ngân hàng là thấp hơn những khoản cho vay tiêu dùng bất động sản. Đối với loại cho
vay này, yếu tố quyết định cho vay hay không là khả năng trả nợ của người vay, sau đó

mới xem xét đến giá trị tài sản bảo đảm.
1.1.4.2. Căn cứ vào cách thức hoàn trả:
Nếu dựa trên tiêu thức này thì CVTD được phân thành: CVTD trả góp và CVTD
phi trả góp.
- CVTD trả góp:
Hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CHTD của các ngân hàng bởi
tính hợp lý của nó. Theo hình thức này, người đi vay trả nợ cho ngân hàng (gồm cả gốc và
lãi) theo nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định (tháng hoặc q).
Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc những khách hàng mà thu
nhập định kỳ của họ khơng đủ để thanh tốn hết số nợ trong một lần.
Khi áp dụng loại cho vay này thì ngân hàng phải quan tâm đến những vấn đề
cơ bản sau:

Loại tài sản được tài trợ:
Thơng thường, thiện chí của người vay sẽ tốt hơn khi tài sản hình thành từ
tiền vay thỏa mãn nhu cầu của họ trong tương lai. Khi lựa chọn tài sản để tài trợ, ngân
hàng thường chú ý đến điều này vì ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho nhu cầu mua
sắm những tài sản có thời gian sử dụng lâu dài và có giá trị lớn bởi vì có như vậy người
tiêu dùng mới được hưởng nững tiện ích do tài sản đem lại trong một khoảng thời gian
dài.

Số tiền phải trả trước:
Thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một
phần giá trị tài sản cần mua sắm (khoảng 20-30%). Đây là số tiền phải trả trước, phần còn

6


lại ngân hàng sẽ cho vay. Số tiền ứng trước này phải đủ lớn để một mặt làm cho người đi
vay nghĩ rằng chính họ là chủ sở hữu tài sản để họ có thái độ sử dụng tài sản một cách

đúng đắn, cẩn thận. Mặt khác, số tiền này phần nào hạn chế được rủi ro cho ngân hàng.

Điều kiện thanh toán:
Khi xác định các khoản liên quan đến việc thanh toán nợ của khách hàng,
ngân hàng phải chú ý đến một số vấn đề sau:
+ Thời hạn cho vay không nên quá dài nhằm tránh cho việc tài sản tài trợ bị
giảm giá trị theo thời gian đi kèm với rủi ro tín dụng tăng lên.
+ Gía trị của tài sản nợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa thu hồi
được.
+ Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng, thông thường
là theo tháng, do nguồn trả nợ của người tiêu dùng chủ yếu là thu nhập nhận được hàng
tháng.
+ Số tiền thanh toán mỗi kỳ phải phù hợp với khả năng thu nhập xét trong
mối quan hệ hài hòa với các nhu cầu chi tiêu khác của khách hàng. Số tiền này có thể
được tính bằng các phương pháp như:
 Phương pháp lãi đơn:
Theo phương pháp này, vốn gốc người đi vay phải trả từng kỳ hạn trả nợ
được tính đều nhau, bằng cách lấy vốn ban đầu chia cho số kỳ hạn thanh tốn, cịn lãi phải
trả mỗi kỳ hạn được tính trên số tiền khách hàng thực sự còn thiếu.
 Phương pháp lãi gộp:
Đây là phương pháp thường được áp dụng trongCVTD trả góp. Theo phương
pháp này, lãi được tính bằng cách: lấy vốn gốc nhân với lãi suất và thời hạn vay.Sau đó
cộng với vốn gốc ban đầu rồi chia cho số kỳ hạn phải thanh toán để xác định số tiền phải
thanh tốn trong mỗi kì hạn.
+ Vấn đề phân bổ lãi theo theo thời gian:
Khi sử dụng phương pháp lãi gộp, các ngân hàng thường tiến hành phân
bổ lại phần lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ có thể được thực hiện theo định kỳ gắn
liền với các kỳ hạn thanh toán hoặc cũng có thể được thực hiện theo quý hay theo năm tài
chính.
Ngân hàng thường áp dụng một số phương pháp như:

 Phương pháp đường thẳng (phân bổ lãi đều nhau), áp dụng cho các
khoản vay ngắn hạn.
 Phương pháp lũy thoái (phân bổ lãi giảm dần), áp dụng cho các khoản vay
trung và dài hạn.
+ Vấn đề trả nợ trước hạn:

7


Khi người vay trả nợ trước hạn, có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau:
 Nếu tiền trả góp theo phương pháp lãi đơn thì vấn đề rất đơn giản, người
đi vay chỉ phải thanh tốn tồn bộ gốc còn thiếu và lãi vay của kỳ hạn hiện tại cho ngân
hàng.
 Nếu tiền lãi được tính bằng phương pháp lãi gộp thì vấn đề sẽ phức tạp
hơn vì theo phương pháp này, lãi được tính dựa trên giả định “Người vay sẽ sử dụng tiền
vay cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng”. Khi khách hàng trả nợ trước hạn thì thời hạn
khách hàng nợ thực tế khác thời hạn nợ ghi trong hợp đồng và như vậy số tiền lãi phải trả
cũng có sự thay đổi. Khi đó, ngân hàng sẽ phải sử dụng phương pháp “Phân bổ lãi cho
vay theo thời gian”, dựa trên thời hạn nợ thực tế để tính số lãi thực tế phải thu.
- CVTD phi trả góp:
+ CVTD trả một lần:
Đây là hình thức tài trợ mà theo đó số tiền đi vay của khách hàng sẽ được thanh
toán một lần khi hợp đồng tín dụng đế hạn. Đặc điểm của khoản tín dụng này thường là có
quy mơ nhỏ và thời hạn vay ngắn. Hình thức cho vay này được ngân hàng áp dụng vì nó
giúp ngân hàng khơng mất nhiều thời gian như khi ngân hàng tiến hành thu nợ làm nhiều
kỳ. Tuy nhiên, người tiêu dùng lại không ưa thích hình thức này do nó khơng có tính hợp
lý như hình thức CVTD trả góp nên trong thực tế những khoản CVTD cấp theo hình thức
này khơng nhiều.
+ CVTD tuần hồn:
Đây là các khoản CVTD, trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ

tín dụng hoặc phát hành séc thấu chi dựa trên tài khoản vãng lai. Theo phương pháp này
thì trong thời hạn tín dụng được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập
kiếm được từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép thực hiện việc cho vay và trả
nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một hạn mức tín dụng. Trong tất cả các lãi suất
CVTD thì CVTD tuần hồn có mức lãi suất cao nhất bởi những khoản vay này khơng
được đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hồn tương đối cao.
1.1.4.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay:
Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3 loại:
Cho vay cầm đồ; Cho vay thế chấp lương; Và cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ
tiền vay.
- Cho vay cầm đồ:
Là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích
tiêu dùng nhưng ngân hàng sẽ giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo các nghĩa vụ của
khách hàng. Danh mục các loại tài sản và điều kiện các loại tài sản được cầm đồ được

8


ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng
của ngân hàng.
- Cho vay thế chấp lương:
Cho vay thế chấp lương thường được áp dụng cho khách hàng có việc làm ổn
định, thu nhập ổn định, ngoài các khoản chi tiêu thường xun hàng tháng thì cịn một
phần tích lũy để trả nợ vay. Số tiền ngân hàng cho khách hàng vay được xác định dựa trên
nhu cầu muốn vay và thu nhập thường xuyên của khách hàng. Do đó, khi xét duyệt cho
vay, ngân hàng cần thu thập đủ thông tin về các thu nhập khác nhau cũng như các khoản
chi tiêu khác thường xuyên của khách hàng.
- Cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ tiền vay:
Nó thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua
các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Dựa vào khả năng tài chính và trả nợ

của khách hàng, giá trị tài sản cần mua sắm ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thích
hợp, thơng thường mức cho vay tối đa của ngân hàng là khoảng 70%-80% giá trị tài sản
cần mua.
1.1.4.4. Căn cứ vào hình thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay
vốn:
Theo tiêu thức này, CVTD được phân làm hai loại là: CVTD trực tiếp và CVTD
gián tiếp.
- Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
Đây là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
của mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng. CVTD trực tiếp
thường được thể hiện theo sơ đồ sau:

Ngân hàng

(1)

Cơng ty bán lẻ

(3)

(5)

(2)

(4)

Người tiêu dùng
Trong đó:
(1): Ngân hàng và người tiêu dùng ký kết hợp đồng vay.
(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền mua tài sản cho cơng ty bán lẻ.

(3): Ngân hàng thanh tốn số tiền mua tài sản cịn thiếu cho cơng ty bán lẻ.

9


(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay cho ngân hàng.
• Ưu điểm:
+ Hình thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và
khách hàng, quyết định có vay hay khơng hồn tồn do ngân hàng quyết định, ngồi ra,
ngân hàng có thể sử dụng triệt để trình độ kiến thức, kinh nghiệm của CBTD để tìm kiếm
các khoản vay có chất lượng.
+ Khi khách hàng quan hệ trực tiếp với ngân hàng, có nhiều khả năng khách
hàng sẽ sử dụng thêm các dịch vụ khác của ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, mở tài
khoản tiền gửi tiết kiệm… Và như vậy, quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng được mở
rộng.
• Nhược điểm:
Ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro nếu ngân hàng khơng có quan hệ tốt với cơng ty
bán lẻ. Trong thực tế có nhiều trường hợp đã có sự cấu kết giữa người tiêu dùng và công
ty bán lẻ nhằm tăng giá trị của tài sản mua sắm. Gía trị giả này lớn hơn giá trị thực của tài
sản mua sắm nên số tiền còn thiếu mà ngân hàng thanh tốn cho cơng ty bán lẻ cũng cao
hơn. Do đó, nếu có rủi ro, người tiêu dùng khơng trả được nợ cho ngân hàng, trong nhiều
trường hợp Ngân hàng phải phát mãi tài sản này, khi đó giá trị mà ngân hàng thu được
nhỏ hơn giá trị mà ngân hàng phải bỏ ra lúc đầu.
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do
những công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. Giữa ngân
hàng và công ty bán lẻ sẽ ký một Hợp đồng mua bán nợ, trong đó ngân hàng sẽ đưa ra các
điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối đa và loại sản phẩm
được bán chịu. CVTD gián tiếp thường được thể hiện qua sơ đồ:

(1)
Ngân hàng
Công ty bán lẻ
(4)
(5)

(6)

(2)

Người tiêu dùng

(3)

Trong đó:

10


(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký hợ đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng ngân
hàng sẽ đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối
đa và loại sản phẩm được bán chịu.
(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký hợp đồng mua bán chịu hàng hóa.
Thơng thường người mua hàng phải trả trước một phần giá trị tài sản.
(3): Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng.
(4): Công ty bán lẻ bán cho ngân hàng bộ chứng từ hàng hóa bán chịu.
(5): Ngân hàng thanh tốn tiền cho cơng ty bán lẻ.
(6): Người tiêu dùng thanh tốn tiền trả góp cho ngân hàng.
Để thích ứng với từng đối tượng khách hàng, ngân hàng đưa ra các phương thức
khách nhau trong kỹ thuật cho vay gián tiếp:

- Tài trợ truy địi tồn bộ: Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các
khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu, công ty bán lẻ cam kết sẽ thanh tốn cho ngân
hàng tồn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không thanh tốn cho ngân
hàng.
- Tài trợ truy địi hạn chế: Theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán
lẻ đối với các khoản nợ người tiêu dùng mua chịu khơng thanh tốn chỉ giới hạn trongmột
chừng mực nhất định, phụ thuộc vào các điều khoản đã được thỏa thuận giữa ngân hàng
với công ty bán lẻ.
- Tài trợ miễn truy đòi: Theo phương thức này, sau khi bán các khoản nợ cho
ngân hàng, cơng ty bán lẻ khơng cịn chịu trách nhiệm cho việc liệu người tiêu dùng có
thanh tốn nợ cho ngân hàng hay khơng? Với ngân hàng, phương thức này chứa nhiều rủi
ro nên chi phí của khoản vay này được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức
trên và những khoản nợ được mua cũng được ngân hàng lựa chọn rất kỹ. Ngoài ra, chỉ có
những cơng ty bán lẻ rất ó uy tín với ngân hàng mới được áp dụng phương thức này.
- Tài trợ có mua lại: Theo phương hức này, khi thực hiện CVTD gián tiếp với
hình thức “Tài trợ miễn truy đòi” hoặc “ Tài trợ truy đòi hạn chế”, nếu rủi ro xảy ra, người
tiêu dùng khơng thanh tốn được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng buộc phai thanh lý tài
sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, nếu có thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán
lại cho chính cơng ty bán lẻ phần nợ mình chưa được thanh tốn, kèm theo tài sản đã được
người tiêu dùng sử dụng trong một thời gian.. Phương thức này phù hợp với các công ty
bán lẻ mạnh về tài chính và có trách nhiệm. Với phương thức này, cơng ty bán lẻ ít có rủi
ro hơn so với phương thức “Tài trợ truy địi hồn tồn”.
So với phương thức CVTD trực tiêó thì CVTD gián tiếp có những ưu điểm và
nhược điểm sau:
• Ưu điểm:

11


+ Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng.

+ Giảm các chi phí xét duyệt hơn so với cho vay trực tiếp.
+ Rất phù hợp với cách thức mua hàng lâu bền, giá trị lớn với cả người mua
(mua hàng trước khi có đủ tiền) và với cả người bán hàng (khi khơng có đủ khr năng tài
chính giữ tất cả các tích trái của họ).
+ Là nguồn gốc của việc mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động
ngân hàng khác.
+ Trong trường hợp có quan hệ với những cơng ty bán lẻ tốt, cơng ty có vốn tự
có rịng lớn, CVTD gián tiếp an tồn hơn CVTD trực tiếp. Bởi vì đảm bảo của khoản vay
tỏ ra vững chắc hơn khi có người bán ký hậu trên chứng từ hoặc kỳ phiếu và người bán
hàng cũng chịu trách nhiệm giám sát các khoản cho vay trong một giới hạn nào đó (như
theo dõi các khoản không trả đúng hạn, việc tái sở hữu, bán hàng hóa tái sở hữu…) làm
cho chi phí ngân hàng giảm xuống.
• Nhược điểm:
+ Ngân hàng khơng tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng đã được bán chịu, do
đó khả năng lừa đảo, giả mạo và xuyên tác nhiều hơn so với vay trực tiếp.
+ Thiếu sự kiểm sốt của ngân hàng khi cơng ty bán lẻ thực hiện việc bán chịu
hàng hóa.
+ Trong q trình thực hiện việc trả góp, xảy ra khơng ít trường hợp người mua
trả lại hàng hóa cho người bán (khi họ thấy khơng thỏa mãn hoặc khơng có khả năng chi
trả) – tình huống này thường khơng xảy ra đối với cho vay trực tiếp. Những khoản tranh
chấp này ảnh hưởng lớn đến kết quả tín dụng.
1.1.5. Vai trị của hoạt động cho vay tiêu dùng:
1.1.5.1. Đối với khách hàng:
CVTD là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng.
Nhờ những khoản vay tiêu dùng từ ngân hàng, họ có thể mua sắm những hàng hóa cần
thiết, các hàng hóa xa xỉ, có giá trị cao, giúp họ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và cải thiện
cuộc sống hàng ngày ngay cả khi khả năng tài chính hiện tại của họ chưa cho phép. Vì
vậy, việc ngân hàng thực hiện và phát triển hoạt động CVTD sẽ mang đến những lợi ích
tốt, thiết thực cho khách hàng. Có thể nói rằng, khách hàng chính là những người hưởng
lợi nhiều nhất và trực tiếp những lợi ích mà hình thức CVTD này mang lại.

1.1.5.2. Đối với ngân hàng:
CVTD tuy đã xuất hiện từ những năm 1980, nhưng gần đây nó mới được các
NHTM quan tâm mở rộng và phát triển. Và loại hình tín dụng này còn khá mới mẻ ở các
NHTM Việt Nam. Nhưng khơng phải vì thế mà phủ nhận vai trị quan trọng của hoạt động
CVTD đối với các NHTM. Vai trò ấy được khái quát như sau:

12


+ CVTD tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nhờ đó góp phần giúp
các NHTM tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao thu nhập và phân tán được rủi ro.
Trong điều kiện ngày nay, khi mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính- Ngân
hàng ngày cành gay gắt, quyết liệt thì vai trị của CVTD thực sự quan trọng đối với các
NHTM, bởi nó góp phần tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng so với các định chế
tài chính khác. CVTD, nếu xét về tổng quy mơ thì mức độ rủi ro của nó lớn (do quy mô
lớn), nhưng thực tế do quy mô của mỗi khoản cho vay thường nhỏ và số lượng các khoản
tiêu dùng lớn nên ngân hàng có thể phân tán được rủi ro tốt hơn. Hơn thế nữa, do lãi suất
CVTD thường cao nên thu nhập của các NHTM từ hoạt động CVTD thường rất lớn.
+ CVTD giúp các NHTM mở rộng quan hệ với khách hàng.
Do tính lan truyền trong dân cư là rất cao nên các ngân hàng có thể thơng qua
các khoản cho vay tiêu dùng mà quảng cáo về mình, từ đó thu hút các khách hàng đến với
các dịch vụ khác của ngân hàng. Trong khi đó, các khoản tín dụng tiêu dùng tuy là những
khoản nhỏ nhưng nhu cầu về chúng lại rất lớn nên nếu khai thác được thị trường này thì
các NHTM có thể sử dụng được một số lượng vốn lớn.Hơn nữa, dân cư là khách hàng
tiềm năng lớn của ngân hàng, để phát triển bền vững thì các ngân hàng cần phải dựa vào
nhóm đối tượng này.
1.1.5.3. Đối với nền kinh tế:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các sản phẩm, dịch vụ tiêu
dùng ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả

cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền. Nếu người
tiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thỏa mãn được nhu cầu của họ
ngay trong hiện tại. Điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hóa, thúc đẩy hoạt động sản xuất
kinh doanh của các hãng, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng. Do đó, với việc
thực hiện hoạt động CVTD có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế, tạo
nên sự hòa hợp giữa Cung và Cầu tiêu dùng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển cao
hơn.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng:
Hiện nay, tín dụng vẫn chiếm khoảng 60%-70% trongtổng tài sản cóa của các
NHTM. Vì thế sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào tín dụng
và chất lượng tín dụng. Việc đánh giá chất lượng tín dụng ở các ngân hàng thông qua rất
nhiều chỉ tiêu.Cụ thể hơn, để đánh giá hiệu quả phát triển hoạt động CVTD, các ngân
hàng sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định tính:

13


* Đảm bảo nguyên tắc cho vay:
Một tổ chức kinh tế hoạt động đều dựa trên các nguyên tắc nhất định. Do đặc
thù của ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâu sắc
đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, do vậy có các nguyên tắc khác nhau.
Trong đó, nguyên tắc cho vay là một nguyên tắc quan trọng đối với mỗi ngân hàng.
Để đánh giá chất lượng một khoản cho vay, điều đầu tiên phải xem xét là khoản
vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không?
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành
theo quyết định số: 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc
ngân hàng nhà nước:
Tại điều 6: Nguyên tắc cho vay quy định rõ:

“ Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải bảo đảm:
1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng.”
Hai nguyên tắc cho vay trên là nguyên tắc tối thiểu mà bất cứ một khoản cho
vay nào cũng phải được bảo đảm.
*Cho vay đảm bảo có điều kiện:
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đó là cho vay có đảm
bảo có điều kiện hay khơng?
Trong “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng” ban hành
theo Quyết định số: 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31 thang 12 năm 2001 của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước:
Tại điều 7: Điều kiện vay vốn quy định rõ:
“ Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các
điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu
quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quy
định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và
hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nươc Việt Nam.”
*Qúa trình thẩm định:

14


Thẩm định cho vay là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề quyết định việc

cho vay và hiệu quả vốn đầu tư. Thẩm định là quá trình phân tích đánh giá dự án trên cơ
sở những chuẩn mực, nhằm rút ra những kết luận làm căn cứ cho việc đưa ra quyết định
cho vay.
Qúa trình thẩm định là cách tốt nhất để ngân hàng nắm được thông tin về năng
lực pháp luật, đạo đức, tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng… Đây là khâu
không thể thiếu trong quá trình quyết định cho vay và theo dõi khoản vay. Qúa trình thẩm
định phải tuân theo nguyên tắc, các căn cứ, các quy trình và nội dung thẩm định của từng
ngân hàng. Một khoản vay có chất lượng là khoản vay đã được thẩm định và phải bảo
đảm các bước của quá trình thẩm định.
1.2.2.2. Chỉ tiêu định lượng:
Chỉ tiêu định lượng giúp cho ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về mặt chất
lượng tín dụng, giúp các ngân hàng có các biện pháp xử lý kịp thời những khoản vay kém
chất lượng. Các chỉ tiêu cụ thể mà các ngân hàng thường dùng là:



Doanh số cho vay tiêu dùng:
Doanh số cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm, nhằm thỏa mản
những nhu cầu chi tiêu trước khi họ có khả năng chi trả.
Doanh số cho vay tiêu dùng phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt
động cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân
tố khác cố định thì doanh số cho vay tiêu dùng càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động
cho vay tiêu dùng của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay tiêu dùng của ngân
hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt động của ngân hàng là
khơng tốt.
Ngồi ra ngân hàng cịn dùng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho vay tiêu
dùng trong tổng số cho vay của ngân hàng.
Tỷ trọng cho vay tiêu dùng = *100%




Doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng:
Doanh số thu nợ trong cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số
tiền ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho khách hàng trong một thời kỳ.
Để phản ánh tình hình thu nợ cho vay tiêu dùng, ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu
tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng
trong từng thời kỳ. Chỉ tiêu này được tính bằng cơng thức:
Tỷ trọng thu nợ = *100%

15


Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng. Nó phản
ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay tiêu dùng nhất định thì Ngân hàng sẽ thu
về được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ lệ này càng cao càng tốt.



Dư nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng:
Dư nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số
tiền ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày khoản vay được
cho vay cho đến hạn thanh toán tại thời điểm đang xem xét.
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu
như:
Tỷ lệ nợ quá hạn= *100%
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá
hạn. Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn,
khơng được phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Các khoản nợ quá hạn bao gồm:
- Nợ cần chú ý.

- Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ.
- Nợ có khả năng mất vốn.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng
đầu tư cho vay tiêu dùng, cho biết việc khách hàng không thực hiện được việc trả nợ đúng
hạn theo cam kết. Dư nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ q hạn thấp thì chất lượng tín dụng
càng cao.
Hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự
an toàn trong kinh doanh của ngân hàng. Do đó, việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay
đúng hạn, thể hiện qua tỷ trọng nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý ngân
hàng, tác động trực tiếp đến sự tồn tại của ngân hàng.
Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ
xấu:
Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD= *100%
Nợ xấu (hay nợ có vấn đề, nợ khơng lành mạnh, nợ khó địi, nợ khơng thể địi,
…) là khoản mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết
này đã hết hạn.
+ Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả
năng ngân hàng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi.

16


+ Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi
không đủ trang trải nợ gốc và lãi.
+ Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.
Các khoản nợ xấu bao gồm:
- Nợ dưới tiêu chuẩn.
- Nợ nghi ngờ

- Nợ có khả năng mất vốn
Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cho phép dư nợ quá hạn của các Ngân
hàng thương mại không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho
vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng



Vịng quay vốn tín dụng cho vay tiêu dùng:

Vịng quay vốn tín dụng= *100%
Trong đó:
Dư nợ bình qn CVTD=( Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian
thu hồi nợ của Ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là
tốt và việc đầu tư càng được an toàn.
* Lợi nhuận của ngân hàng
Lợi nhuận= Tổng thu- Tổng chi- Thuế
Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của
ngân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động cho vay tiêu dùng của các
NHTM.
Có nhiều nhân tố tác động đến CVTD, nhưng ta có thể chia các nhóm này thành
hai nhóm nhân tố chính đó là: Nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.
1.3.1. Nhóm các nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố mà bản thân ngân hàng khơng kiểm sốt được, gồm có
các nhân tố sau: Mơi trường kinh tế; Mơi trường pháp lý; Mơi trường văn hóa xã hội; Chủ
trương chính sách của Nhà nước.
1.3.1.1. Mơi trường kinh tế:
Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
động CVTD nói riêng. Nó có thể là điềukiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động CVTD hoặc


17


ngược lại. Mơi trường kinh tế bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế; Thu nhập bình quân
trên đầu người; Tỷ lệ xuất- nhập khẩu; Tỷ lệ lạm phát…
Chúng ta cũng biết là nhu cầu hàng hóa, dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn
vào tình trạng nền kinh tế. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, hưng thịnh, tốc
độ tăng trưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng
sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong tương lai có thể chi trả được các
khoản nợ. Vì vậy hoạt động CVTD của ngân hàng trong giai đoạn này sẽ tăng lên. Ngược
lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, khơng ổn định thì nhu cầu chi tiêu sẽ
giảm, do lúc này người dân có xu hướng tích lũy hơn là tiêu dùng, bởi vậy CVTD trong
thời kỳ này sẽ giảm.
1.3.1.2. Môi trường pháp lý:
Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích của mình,
việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân của họ, song phai trong
khuôn khổ mà pháp luật của quốc gia đó cho phép. Vì vậy, các hoạt động của ngân hàng
nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũng phải nằm trong phạm vi khn khổ của
pháp kuật, nó cũng phải tn theo những quy định của Nhà nước, luật các tổ chức tín
dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng,
không đồng bộ, khơng kịp thời và cịn nhiều kẽ hở thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho
NHTM.
Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ và
kịp thời thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào sự phát triển của hệ
thông ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và đó cùng là cơ
sở pháp lý để ngân hàng giải quyết các khiếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra khi
ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình.
1.3.1.3. Mơi trường văn hóa xã hội:
Nhân tố này gồm có: Tập quán; Trình độ dân trí; Lối sống; Thói quen…Nó ảnh

hưởng trực tiếp đến hành vi của khách hàng. Và do vậy, nó cũng ảnh hưởng đến hoạt
động CVTD và các hoạt động khác của ngân hàng. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng có áp
dụng dịch vụ CVTD trong khu vực có trình độ dân trí thấp, kiến thức về ngân hàng hầu
như khơng có; nhu cầu mua sắm, tiêu dùng khơng cao thi dịch vụ CVTD và các hoạt động
khác của ngân hàng rất chậm phát triển. Nhưng cũng chính ngân hàng nào nếu được xây
dựng trong khu vực có trình độ dân trí cao, thu nhập đầu người của dân cư lớn, nhu cầu
mua sắm lớn- chi tiêu lớn, họ hiểu và sử dụng thường xuyên các dịch vụ của ngân hàng thì
khơng chỉ dịch vụ CVTD mà cả các dịch vụ khác của ngân hàng cũng sẽ phát triển.
1.3.1.4.
Chủ trương chính sách của Nhà nước:

18


Đây là những chính sách mang tầm vĩ mơ và thường có thời gian thực hiện
tương đối dài. Các chính sách này cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến CVTD. Chẳng hạn, khi
Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế và tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các
chính sách khuyến khích đầu tư (Sự giản đơn về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…)… Tất cả
những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế- xã hội;
GDP sẽ tăng; Tỷ lệ thất nghiệp giảm; Mức thu nhập của người lao động tăng, qua đó làm
tăng nhu cầu tiêu dùng. Cùng với nó là các chính sách về Thuế thu nhập; Thuề về hàng
hóa, dịch vụ; các chương trình ưu đãi hỗ trợ phát triển, xóa đói, giảm nghèo; Phát triển
kinh tế vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Những yếu tố như thế đều tác động về trước mắt và
lâu dài đến cầu tiêu dùng của người dân. Do đó, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến dịch vụ
CVTD của các NHTM.
1.3.2.
Nhóm các nhân tố chủ quan:
Việc mở rộng hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách
quan mà nó cịn chịu tác động bở các nhân tố chủ quan. Những nhân tố này xuất phát từ
chính bản thân của ngân hàng nên ngân hàng có thể chi phối được.

1.3.2.1. Chính sách tín dụng của NHTM:
Chính sách tín dụng bao gồm: Các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với khách
hàng; Kỳ hạn của khoản tín dụng; Mức lãi suất cho vay; Mức lệ phí; Hướng giải quyết
những khoản nợ khó địi…
Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu
đa dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn ngân hàng sẽ thành công trong việc mở rộng
hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nói riêng. Ngược lại, với chính sách tín dụng
cứng nhắc, kém linh hoạt thì sẽ hạn chế hoạt động tín dụng, giảm tính cạnh tranh trong
hoạt động giữa các ngân hàng.
1.3.2.2. Quy trình cấp tín dụng:
Quy trình cấp tín dụng là tơng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngân hàng
trong việc cấp tín dụng, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi nhận hồ
sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Việc xây dựng một quy
trình tín dụng hồn thiện và hiệu quả có ý nghĩa rất lớn trong công tác ngăn ngừa và hạn
chế rủi ro xảy ra, đồng thời nó cịn gây được cảm tình với khách hàng, nhờ đó thu hút
được nhiều khách hàng hơn.
1.3.2.3.
Thơng tin tín dụng:
Có thể nói, hoạt động chính của ngân hàng là đi vay và cho vay. Trong đó, hoạt
động cho vay phụ thuộc vào lòng tin của ngân hàng đối với khách hàng. Do vậy, để hoạt
động cho vay nói chung và CVTD nói riêng được mở rộng với chất lượng cao, hiệu quả

19


lớn thì ngân hàng phải nắm bắt được thơng tin một cách kịp thời và chính xác về khách
hàng vay vốn. Gồm có:
• Các thơng tin tài chính của khách hàng: Khả năng về tài chính của khách
hàng, thu nhập hiện tại, khả năng trả nợ và bảo đảm tín dụng…
• Các thơng tin phi tài chính của khách hàng: Tư duy, uy tín, các mối quan hệ

xã hội…
• Các thơng tin gián tiếp: Tình hình kinh tế xã hội, thông tin vè xu hướng phát
triển và khả năng cạnh tranh của các NHTM khác.
1.3.2.4. Chất lượng cán bộ và cơ sở vật chất thiết bị:
Có thể khẳng định rằng, việc mở rộng hoạt động CVTD có thành cơng hay
khơng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ, nhân viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị
của ngân hàng. Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ, nhân viên ngân hàng chính là
hình ảnh của ngân hàng. Nếu như trong quá trình giao tiếp cới cán bộ, nhân viên ngân
hàng mà khách hàng cảm thấy an toàn về trình độ nghiệp vụ của các cán bộ và cảm thấy
an tồn khi giao dịch với ngân hàng thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến đó. Đồng thời,
việc ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với phạm vi và quy mô hoạt
động để phục vụ chính xác, nhanh chóng các u cầu của khách hàng thì sẽ giúp ngân
hàng có khả năng cạnh tranh và thực hiện việc mở rộng các hoạt động của ngân hàng,
trong đó có hoạt động CVTD.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTMCP
CÔNG THƯƠNG VN – CHI NHÁNH HUẾ
2.1. Tổng quan về VietinBank Huế:
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của VietinBank Huế:
-Vào tháng 8 năm 1988. thực hiện NQ của Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI về
việc triển khai cơng tác đổi mới nền kinh tế từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự
quản lý định hướng của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) từng bước phân cấp cụ
thể, NHTM đã tách khỏi Ngân hàng Nhà nước về mặt chức năng và nhiệm vụ hoạt động.
Ngân hàng Cơng thương (NHCT) Bình Trị Thiên ra đời trong hồn cảnh đó, ngân hàng có
trụ sở đặt tại Huế, 2 chi nhánh tại Đông Hà, Đồng Hới. Tất cả các hoạt động kinh doanh
đều chịu sự chỉ đạo từ NHNN tỉnh và NHCT Việt Nam.
-Tháng 7 năm 1989, do sự phân chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng
Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, chi nhánh Ngân hàng Cơng thương đã được tách ra
từ NHCT Bình Trị Thiên theo QĐ 217/42 của hội đồng Bộ trưởng. Từ đó đến nay Ngân
hàng Thương mại Cổ Phần Cơng Thương chi nhánh Thừa Thiên Huế không ngừng phấn
đấu, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nhất là giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từ chế

độ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cùng với những định hướng phát

20


triển quan trọng để không ngừng nâng cao số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường.
-Đến năm 2002, ngân hàng đã mở một chi nhánh cấp 2 tại Phú Bài, một quầy
giao dịch ở Thuận An và rất nhiều quầy tiết kiệm. Cho đến nay, chi nhánh cấp 2 tại Phú
Bài đã tách riêng thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam, các quầy giao dịch trở
thành phòng giao dịch, quầy tiết kiệm trở thành các điểm giao dịch ở những nơi trọng điểm
trên địa bàn thành phố Huế.
-Vietinbank Huế hoạt động kinh doanh theo hệ thống Ngân hàng Thương mại
quốc doanh trực thuộc NHCT Việt Nam: Kinh doanh tiền tệ thanh tốn và các hình thức tín
dụng khác. Ngân hàng thực hiện chế độ hạch tốn tồn ngành theo pháp lệnh ngân hàng,
hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính. Vietinbank Huế chịu mọi sự chi phối và điều hành
của Ngân hàng Công Thương Việt Nam qua các văn bản, thể chế và thực hiện các quy định
về việc báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh định kỳ, thường xuyên. Tuân thủ các chính
sách, chế độ của Ngân hàng đảm bảo nguyên tắc tập trunh thống nhất trong toàn hệ thống.
Cùng với quá trình đổi mới của đất nước và tỉnh nhà, chi nhánh đã khẳng định được vai trị
và vị trí là một NHTM lớn trên địa bàn, thường xuyên cung ứng đầy đủ các sản phẩm và
dịch vụ trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh tốn và kinh doanh đối ngoại góp phần đắt
lực thực hiện các mục tiêu kinh tế của Đảng và nhà nước, thực thi các chính sách tiền tệ
kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh nhà thông qua đầu tư của
mình.
-Ngày 15/4/2008 tại trung tâm Hội nghị Quốc gia- Mỹ Đình, thành phố Hà Nội,
NHCT Việt Nam đã vinh dự nhận giải thưởng Cúp vàng ISO. Vietinbank Huế đã vững
vàng khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng có uy tín, phát triển mạnh ở địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy vậy chưa bănhf lòng với kết quả đạt được, Vietinbank Huế ln
cố gắng hồn thiệ dịch vụ hiệ có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,

động thời tạo được sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.
-Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại chi nhánh theo mơ hình trực tuyến- chức
năng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong quản lý đồng thời vừa tiết kiệm thời gian và chi phí
hoạt động.
-Sau hơn 22 năm đi vào hoạt động và phát triển, Vietinbank Huế đã không ngừng
mở rộng quy mô hoạt động trên khắp địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với một bộ máy tổ
chức gồm nhiều phòng khác nhau.
Đây là sơ đồ bộ máy tổ chức tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương
Việt Nam- Chi nhánh Huế:

21


22


Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ
Phịng khách
hàng doanh

Phó giám đốc 1

Marketing

nghiệp

Giám đốc

Tổ
tổng hợp


Phịng tổ chức hành chính
Phịng kế tốn giao dịch
Phịng kế tốn giao dịch-

Phó giám đốc 2

Thuận An

Phịng quản lý rủi ro

Tổ thơng tin điện tốn
Phịng tiền tệ
kho quỹ

Phó giám đốc 3

Phịng khách
hàng cá nhân
7 phịng giao
dịch

PGĐ
Thuận
An

PGĐ
Duy
Tân


PGĐ
Nguyễn
Huệ

PGĐ
Gia
Hội

PGĐ
Thuận
Thành

PGĐ
Nguyễn
Hồng

Tổ
thẻ
Phó GĐ
Hương
Trà

PGĐ
Tây
Lộc

PGĐ
Phú
Bài


(Nguồn: Phịng tổ chức hành chính NHCT- Chi nhánh Huế)
Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
2.1.2. Tình hình cơ bản của Vietinbank Huế giai đoạn 2008-2010:
2.1.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngân hàng:
Bảng 1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại Vietinbank Huế giai đoạn
2008-2010
ĐVT: Triệu đồng

23


Chỉ
tiêu

2008

2009

2010
(+)/(-)

A-TÀI SẢN
1.Dự trữ và
thanh toán
2. Đầu tư và
cho vay
3. Thanh tốn
vốn

4. Tài sản có
khác
TỔNG TÀI
SẢN
B-NGUỒN
VỐN
I- Vốn huy
động
1. Tiền gửi DN
2. Tiền gửi tiết
kiệm
II- Các khoản
vay
1. Vay NHNN
2. Vay TCTD
khác
III- Thanh
toán vốn
IV-Vốn, quỹ
TCTD
V- Nguồn vốn
khác
TỔNG
NGUỒN VỐN

So sánh
2009/2008
%

2010/2009

(+)/(-)
%

14.505

15.645

18.774

1.140

7,86

3.129

20,00

779.390

1.159715

1.540687

380.325

48,80

380.972

32,85


994.796

803.715

808.681

-191.081

-19,21

4.966

0,62

93.108

240.302

261.784

147.194

158,09

21.482

8,94

1.881.799


2.219.377

2.629.926

337.578

17,94

410.549

18,50

1.875.538

1.900.438

2.001.403

24.900

1,33

100.965

5,31

1.236.307

1.179.491


1.075.641

-56.816

-4,60

-103.805

-8,8

639.231

720.947

925.762

81.716

12,78

204.815

28,41

3.427

95.011

198.421


91.584

2.672,42

103.410

108,84

974

70.072

217.146

69.098

7.094,25

147.074

209,89

706

100.950

162.925

100.244


14.198,9

61.975

61,39

334

1.782

2.013

1.448

433,53

231

13

820

51.124

48.018

50.304

6.134,63


-3.106

-6,08

1.881.799

2.219.377

2.629.926

337.578

17,94

410.549

18,50

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)
Sau nhiều năm hoạt động, Vietinbank Huế đã không ngừng phát triển về mọi
mặt. Đặc biệt là tình hình tài sản và nguồn vốn cũng tăng trưởng qua các năm (qua số liệu
tử bảng 1.1).
2.1.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:

24


Bảng 2: Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vetinbank Huế
ĐVT: Triệu đồng

So sánh
Chỉ tiêu

2008

2009

2010

2009/2008
(+)/(-)
%

2010/2009
(+)/(-)
%

1. Tổng huy
1.875.538
1.900.438
2.001.403
24.900
1,33
100.965
5,31
động
2. Doanh số cho
725.041
883.872
1.077.498

158.831 21,91
193.626
21,91
vay
3. Tổng thu
216.455
221.576
236.446
5.121
2,37
14.870
6,71
nhập
4. Tổng chi phí
182.720
165.833
175.378
-16.887 -9,24
9.545
5,76
5. Lợi nhuận
33.735
55.743
61.068
22.008 65,24
5.325
9,55
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)
Qua bảng 2, ta thấy:
* Về tình hình huy động vốn:

Tình hình huy động vốn tăng dần từ năm 2008-2010. Cụ thể, năm 2008 là
1.875.538 triệu đồng, năm 2009 là 1.900.438 triệu đồng, tăng 24.900 triệu đồng so với
năm 2008, sang năm 2010 là 2.001.403 triệu đồng, tăng 100.965 triệu đồng so với năm
2009. Huy động vốn tăng đều như vậy chứng tỏ chi nhánh rất biết cách giữ vững uy tín
cho mình, ln tạo được lịng tin đối với khách hàng.
* Về tình hình cho vay:
Doanh số cho vay qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2008 doanh số cho vay là
725.041 triệu đồng, năm 2009 là 883.872 triệu đồng tăng 158.831 triệu đồng tương đương
với 21,91% so với năm 2008. năm 2010 là 1.077.498 triệu đồng, tăng 193.626 triệu đồng
tương đương với 21,91% so với năm 2009.Đặc biệt tỷ trọng cho vay trong ngành nông
lâm ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng mạnh, tỷ trọng ngành dịch vụ chưa
cao, thậm chí trong năm 2010 cịn giảm xuống. Ngun nhân là do trong năm 2010, ảnh
hưởng của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, từ đó được gia nhập công
nghệ và kỹ thuật tiên tiến song dịch vụ chưa được đầu tư và phát triển mạnh nên chưa bắt
kịp với thị trường. Đó là xu thế phát triển của nền kinh tế, cơng nghiệp đang phát triển
mạnh thì nhu cầu càng cao. Do vậy, cho vay càng lớn làm cho doanh số cho vay ngày
càng tăng.
* Về doanh thu:
Doanh thu tăng đều qua các năm, năm 2009 đạt 221.576 triệu đồng tăng 5.121
triệu đồng hay tăng 2,37% so với năm 2008. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 14.870 triệu

25


×