Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

chiến lược kinh doanh chứng khoán của warren buffett

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.02 KB, 14 trang )

Đề tài: Chiến lược kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett
Phần I.Warren Buffett tiểu sử và sự nghiệp.
Warren Edward Buffett sinh ngày 30-8-1930 tại thành phố Omaha thuộc tiểu bang Nebraska, là
con của ông Horward và bà Leila Buffett. Cha là một nhà môi giới cổ phiếu đồng thời là một nghị
sỹ. Mới 6 tuổi, Buffett đã biết mua lại một giỏ 6 lon Coca-Cola với giá 25 xu, rồi chia ra bán lẻ
từng lon với giá 5 xu/lon. Lên 8 tuổi Buffett đã bước đầu đọc những tác phẩm viết về thị trường
chứng khoán. Khi 11 tuổi, ông tìm hiểu về bảng yết giá ở Harris Upham nơi cha ông hành nghề
môi giới. Trong năm đó lần đầu tiên ông mua ba cổ phiếu của của công ty Citries Service
Preferred (được bố là nhà môi giới giúp) với giá 38 USD/cổ phần. Sau đó, cổ phiếu này nhanh
chóng rớt giá xuống còn 27 USD. Khi giá tăng lại lên đến 40 USD, cậu bán và thu được một khoản
lợi nhỏ. Sau đó, cổ phiếu này tăng giá đến 200 USD, khiến cậu hết sức tiếc rẻ. Đây là bài học đầu
tiên về giá trị của đầu tư dài hạn đối với Buffett. Khi Warren Buffett 12 tuổi, cha cậu là Howard
Buffett đắc cử vào Quốc hội và chuyển gia đình lên Washington D.C. Ban đầu, Warren không chịu
đi cùng và phản ứng bằng cách bỏ nhà đi. Tuy nhiên, cậu đổi ý sau khi nhận ra tiềm năng thương
mại ở thủ đô. Tại đó, cậu nhận phát báo đến 5 vòng cùng một lúc, mỗi buổi sáng phát được đến
500 tờ báo, và kiếm được số tiền bằng với mức lương làm toàn thời gian là 175 USD.
Mười ba tuổi, Buffett làm việc giao báo cho hai tờ Washington Post và Washington Times
Herald. Bằng số tiền tiết kiệm được ông mua 7 máy chơi bắn bi tân trang với giá 25$/chiếc, đặt ở
tiệm cắt tóc gần nhà và mang về 50$ môi tuần. Năm 14 tuổi ông cùng một số người bạn trung học
mua chiếc Rolls Royce đời 1934 với giá 350$ và đem cho thuê mỗi ngày 35$. Tốt nghiệp trung
học năm 16 tuổi ông đã dành dụm được 6000$.
Từ năm 1947 đến 1949 ông học ở trường kinh doanh Wharton thuộc đại học Pennsylvania,
năm 1950 chuyển sang đại học Nebraska rồi tốt nghiệp bằng kinh tế tại trường này. Sau đó ông
đăng kí học trường kinh doanh Columbia thuộc đại học Columbia sau khi biết hai nhà đầu tư nổi
tiếng thời ấy là Benjamin Graham, (tác giả quyển "Nhà đầu tư thông minh") và David Dodd đang
dạy tại đây. Năm 1951 ông nhận bằng thạc sĩ kinh tế của đại học Columbia.
Sau khi đậu bằng Master về kinh tế học ở Columbia, Buffett quay về làm công việc đúc kết tin
tức cho công ty môi giới của cha mình. Warren Buffett làm nhân viên kinh doanh mảng đầu tư cho
công ty Buffett-Falk & Co. ở Omaha từ 1951 đến 1954, rồi làm chuyên viên phân tích chứng
khoán cho công ty Graham-Newman Corp ở New York từ 1954 đến 1956.
Năm 1956, công ty Graham-Newman giải thể vì Graham nghỉ hưu. Buffett quay lại Omaha mở


công ty hợp doanh đầu tư trách nhiệm hữu hạn, Ông làm chủ công ty Buffett Partnership, Ltd. từ
1956 đến 1969. Công ty khởi sự với 7 hội viên trách nhiệm hữu hạn cùng góp vố được 105.000$.
Buffett chịu trách nhịêm chung, góp 100$ vào vốn liếng hoạt động của công ty. Các hội viên hàng
năm nhận được 6% trên vốn đầu tư của họ và 75% doanh lợi vượt mức lợi tức còn Buffett chỉ nhận
được 25% doanh lợi vượt mức này. Hơn 13 năm sau Buffett tích luỹ đủ số vốn ban đầu nhân với
tỷ lệ kép hang năm 29,5%. Đây là một thành tựu đáng nể vì chỉ số bình quân công nghiệp Dow
Jones hạ thấp 5 điểm trong nhiều năm suốt thời gian 13 năm đó nhưng công ty của Buffett chưa
năm nào làm ăn thua lỗ. Năm 1959 số công ty ông quản lý tăng lên sáu và đến 1960 là bảy gồm có:
Buffett Associates, Buffett Fund, Dacee, Emdee, Glenoff, Mo-Buff and Underwood. Ông đề nghị
một bác sĩ là đối tác của mình mời thêm 10 bác sĩ khác có khả năng góp mỗi người 10.000 USD
vào công ty của ông, kết quả tất cả đều đồng ý.
Buffett hứa với hội viên của ông rằng:”Chúng ta đầu tư trên căn bản giá trị chứ không theo
cách phổ biến và công ty sẽ nỗ lực giảm tình trạng tổn thất vốn liếng lâu dài(chứ không phải tổn
thất vốn liếng theo bảng yết giá ngắn hạn) xuống đến mức tối thiểu”. Trong giai đoạn này ông
không chỉ đầu tư nắm quyền sở hữu các công ty mà còn đầu tư nắm quyền kiểm soát ở một số
công ty vô danh lớn cũng như nhỏ nữa. Năm 1961, ông mua lại Demspster Mill Manufacturing
Company, một công ty sản xuất thiết bị nông nghiệp. Năm 1962, ông mua lại cổ phiếu của một
công ty dệt đang èo uột là Berkshire Hathaway.
Uy tín và tiếng tăm Buffett ngày càng gây ấn tượng mạnh đối với thị trường và lôi kéo nhiều
nhà đầu tư tham gia. Cuối năm 1962, ông quyết định sáp nhập hết tất cả các công ty hợp danh lại
thành một công ty hợp danh duy nhất. Năm 1965, tổng tài sản công ty hợp danh đã tăng lên đến 26
triệu đôla.
Năm 1969 Buffett quyết định chấm dứt hoạt động công ty hợp danh đầu tư và các nhà đầu tư
đều được chia phần đầy đủ. Bufffett đầu tư phần vốn liếng của mình vào công ty Berrkshire
Hathaway với tổng số vốn 25triệu đôla và ông tiếp tục nắm quyền điều hành công ty. Sau hơn 20
năm hoạt động đến tháng 7 năm 1985 Buffett chấm dứt hoạt động tập đoàn dệt do nhận thấy ngành
dệt không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài.
Trong những năm đầu hoạt động tập đoàn dệt giúp ông đủ sức mua lại 8,6triệu đôla cổ phiếu
đang lưu hành của hai công ty bảo hiểm National Indemnity Company và National Fire & Marine
Insurance Company vào tháng 3 năm 1967, ông tiếp tục sử dụng vốn của hai công ty này đầu tư

vào các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Năm 1976 National Indemnity Company
và National Fire & Marine Insurance Company đã sở hữu một danh mục đầu tư trái phiếu trị giá
hơn 24,7 triệu đôla và một danh mục đầu tư cổ phiếu trị giá 7,2 triệu đôla. Sau hai năm số chứnng
khoán này đã lên đến 42 triệu đôla.
Và từ năm 1970 đến nay là chủ tịch kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, tài sản riêng lên
tới 25 triệu USD dù chỉ mới 39 tuổi, Warren giữ 29% cổ phần ở Berkshire Hathaway và lên làm
Chủ tịch hãng. Năm 2005 là nhà tỷ phú giàu thứ 2 thế giới với tài sản lên tới hơn 44 tỷ USD.
Phần II: Chiến lược đầu tư của Warren Buffett
A.Chiến lược đầu tư cổ phiếu.
Theo Warren Buffett, không có gì khác biệt giữa việc mua đứt một doanh nghiệp với việc mua
cổ phiếu do nó phát hành. Ông luôn chuộng làm chủ trực tiếp một công ty hơn bởi vì tư cách này
giúp ông tác động tới việc phân bổ vốn liếng của doanh nghiệp đó. Nếu không, giải pháp chọn lựa
của ông là sở hữu một phần công ty qua nghiệp vụ mua cổ phiếu thường. Dù trong bất cứ trường
hợp nào, Buffett vẫn luôn tìm kiếm các doanh nghiệp mà ông am tường nội dung hoạt động của
chúng; có triển vọng hoạt động thuận lợi lâu dài nhờ được điều hành bởi những con người có năng
lực và quan trọng hơn là đựoc đề nghị bán với mức giá cả hấp dẫn. Trước khi quyết định, ông thận
trọng tìm hiểu doanh nghiệp ấy, xem xét mọi khía cạnh định lượng và định tính của ban giám đốc,
tình hình tài chính và giá mua lại doanh nghiệp ấy. Tóm lại chiến lược đầu tư cổ phiếu của ông sẽ
trải qua bốn bước cơ bản sau:
Bước 1: Quay lưng với thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán rất phức tạp, đôi khi triển vọng tương lai của nó rộng mở nhưng đôi
khi lại ảm đạm quá mức. Dĩ nhiên tình trạng này có thể tạo nhiều cơ hội tốt cho các nhà đầu tư
nhất là khi cổ phiếu của các doanh nghiệp đang bị đánh giá ở mức vốn bất hợp lý. Theo Buffett thì
thị trường chỉ tồn tại để hỗ trợ nhà đầu tư bằng bộ máy mua và bán chứng khoán, nếu bạn tin rằng
thị trường chứng khoán khôn khéo hơn mình thì hãy đầu tư vào các quỹ chỉ số; còn nếu bạn có
kiến thức và hiểu doanh nghiệp của bạn và tin rằng mình hiểu biết hơn thị trường chứng khoán về
doanh nghiệp ấy; hãy tách khỏi thị trường chứng khoán. Văn phòng của Buffett không có hệ thống
báo giá chứng khoán mà ông vẫn thành công vượt trội. Buffett nói: “Sau khi mua được một loại
chứng khoán chúng ta không cần lo lắng xem thị trường có đóng cửa trong một hay hai năm
không. Chúng ta không cần xem bảng yết giá hàng ngày về 100% quyền sở hữu chứng khoán ở

See’s hoặc H. H. Brown của chúng tôi để xác định làm ăn phát đạt của mình. Vậy thì tại sao chúng
tôi cần đến bảng yết giá về 7% số cổ phiếu của chúng tôi ở Coca-Cola chứ?”
Bước 2: Đừng quan tâm đến nền kinh tế
Nếu mọi người tiêu tốn quá nhiều thời gian vô ích để lo lắng về thị trường chứng khoán thị họ
cũng sẽ lo lắng vô ích về nền kinh tế. Nếu bạn thường hăng say thảo luận hay tranh cãi các vấn đề
về nền kinh tế, hãy DỪNG LẠI, hãy cho phép mình được nghỉ ngơi. Các nhà đầu tư thường bắt
đầu bằng một giả định tình hình kinh tế rồi chọn lựa cổ phiếu thích hợp với giả định đó để đầu tư.
Buffett cho rằng điều đó thật ngu xuẩn vì: Thứ nhất, không ai có khả năng dự đoán nền kinh tế hơn
thị trườngchứng khoán. Thứ hai, nếu bạn chọn chứng khoán có lãi nhờ vào hoàn cảnh thị trường
thì bạn đang chạy theo lợi nhuận và sự đầu cơ. Buffett lại thích mua doanh nghiệp có khả năng
mang lại lợi nhuận trong bất kỳ nền kinh tế nào. Sẽ khôn ngoan hơn nếu bạn sử dụng thời gian để
định vị và sở hữu một doanh nghiệp có thể đem lại lợi nhuận trong tất cả môi trường kinh tế nếu
kinh tế thay đổi đúng như dự đoán.
Bước 3: Mua một doanh nghiệp chứ không mua cổ phiếu.
Warren Buffett không quan tâm trong việc mua đi bán lại cổ phiếu trong một thời gian ngắn.
Ông cho rằng, cổ phiếu chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ đông đối với Công ty đó.Vì thế,
không đầu tư vào cổ phiếu mà đầu tư vào Công ty. Với những Công ty có tiềm năng, Warren
Buffett áp dụng chiến lược “buy and hold -mua và giữ “, ông sẽ giữ cổ phiếu trong thời gian dài,
đôi khi giữ luôn.
Theo ông, muốn biết được năng lực thật sự của Công ty đó, việc đầu tiên cần làm là việc đọc
báo cáo thường niên của Công ty có ý định đầu tư. Ngoài những chỉ số tài chính vị trí, lợi thế cạnh
tranh của Công ty và năng lực của ban lãnh đạo cũng được ông đặc biệt quan tâm. Ông là chủ nhân
của câu nói, “economic moat” có nghĩa Công ty đó có lợi thế cạnh tranh cao, là Công ty dẫn đầu
của ngành kinh doanh chính của nó hoặc là có thương hiệu được đánh giá cao.
Trước khi quyết định đầu tư vào nột doanh nghiệp ông sẽ bắt đầu đánh giá dựa theo những
nguyên tắc của ông. Đó là:
1.Các nguyên tắc kinh doanh:
1.1. Phải chăng doanh nghiệp ấy đang tiến hành một công cuộc kinh doanh đơn giản và
dễ hiểu?
Theo Buffett, bạn không thể phỏng đoán sáng suốt về tương lai doanh nghiệp của bạn nếu như

bạn không biết rõ doanh nghiệp ấy làm thế nào để sinh lãi. Rất thường xảy ra trường hợp nhiều cá
nhân đầu tư vào 1 loại chứng khoán mà chẳng có chút khái niệm nào về các vấn đề như công ty
phát hành các chứng khoán ấy làm sao để kiếm được doanh thu, chi phí phát sinh ra sao, và làm
thế nào để thu hoạch được doanh lợi. Nếu bạn có thể am tường tiến trình kinh tế này, bạn mới có
thể xúc tiến tìm hiểu sâu hơn nữa. Buffett am hiểu sâu sắc về tình hình hoạt động về các doanh
nghiệp mà ông đầu tư bởi vì ông đã cố ý giới hạn chọn lựa quyết định đầu tư trong phạm vi năng
lực và tri thức cuả ông. Ông hiểu rõ doanh thu, chi phí, khối lượng tiền mặt, các mối tương quan
lao động, mức co giãn của giá cả và nhu cầu phân bổ vốn liếng của từng doanh nghiệp mà ông bỏ
vốn đầu tư.
1.2. Doanh nghiệp ấy có quá trình hoạt động kinh doanh nhất quán không?
Nếu bạn dự tính đầu tư tương lai gia đình mình vào một công ty, bạn cần phải biết liệu công ty
ấy có đứng vững trước thử thách của thời gian không? Rất có thể bạn sẽ không đánh cược tương
lai mình vào 1 công ty non trẻ chưa từng trải qua nhiều chu kỳ thăng trầm kinh tế và chưa từng va
chạm với các lực lượng cạnh tranh khác nhau. Bạn cần được bảo đảm rằng công ty bạn tồn tại
trong thương trường đủ lâu dài để chứng tỏ khả năng thu hoạch doanh lợi đáng kể theo thời gian.
Tuy nhiên, một công ty có thể gặp phải thời kỳ gián đoạn khả năng sinh lợi, như trường hợp Wells
Fargo và GEICO, mà vẫn có quá trình hoạt động kinh doanh nhất quán; thường thì thời kỳ gián
đoạn khả năng sinh lợi như thế giúp bạn có cơ hội hiếm hoi để đầu tư vào 1 doanh nghiệp ưu tú
theo mức giá đặc biệt hấp dẫn. Buffett tin rằng “Thay đổi nghiêm trọng và doanh lợi phi thường ít
khi đi đôi với nhau” thế nhưng các nhà đầu tư lại bị mơ tưởng về những thứ trong tương lai có thể
đem lại mà bỏ qua cả hiện thực kinh doanh trước mắt. Kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh và
đầu tư đã dạy cho Buffett rằng “Chuyển hướng mãi” hiếm khi đạt được thành công. Nghị lực có
thể phát huy có lợi nhờ mua doanh nghiệp khả quan theo giá cả hợp lý hơn là các doanh nghiệp
đang gặp khó khăn với giá hời hơn.
1.3. Doanh nghiệp ấy có triển vọng kinh doanh thuận lợi lâu dài không?
Doanh nghiệp hấp dẫn nhất để đầu tư vào, loại doanh nghiệp có triển vọng kinh doanh thuận
lợi nhất trong trường kì, chính là 1 công ty đặc quyền kinh doanh(ĐQKD). Công ty đặc quyền kinh
doanh là doanh nghiệp bán loại sản phẩm hay dịch vụ cần thiết hay được ưa chuộng, không có mặt
hàng nào thay thế hoàn toàn được và doanh lợi không bị khống chế bởi luật định. Công ty ĐQKD
cũng sở đắc rất nhiều lợi thế kinh tế cho phép nó đứng vững trước các tác động của nạn lạm phát.

Còn doanh nghiệp tệ hại nhất và không nên đầu tư vào chính là loại doanh nghiệp hàng hóa.
Doanh nghiệp hàng hóa (DNHH) bán các loại sản phẩm hay dịch vụ không thể phân biệt được với
các đối thủ cạnh tranh. Các DNHH có ít hoặc hoàn toàn không có lợi thế kinh tế. Điểm phân biệt
duy nhất cho các DNHH chính là giá cả. Khó khăn đối với việc sở hữa 1 DNHH là đôi khi có đối
thủ cạnh tranh sử dụng giá cả như 1 thứ vũ khí; các đối thủ này bán sản phẩm của họ thấp hơn phí
tổn sản xuất để tạm thời lôi cuốn khách hàng với hy vọng những khách hàng này rồi sẽ trung thành
với họ. Nếu bạn cạnh tranh chống lại các doanh nghiệp khác đôi khi bán sản phẩm thấp hơn giá
vốn, thì bạn sẽ gặp nguy cơ bị hủy diệt.
Nói chung, hầu hết các doanh nghiệp đều rơi vào khoảng giữa hai đối cực này. Chúng hoặc là
công ty ĐQKD suy nhược hoặc là DNHH hung mạnh. Một công ty ĐQKD yếu kém có triển vọng
kinh doanh thuận lợi lâu dài hơn DNHH hùng hậu. Thậm chí công ty ĐQKD suy nhược vẫn còn
đôi chút quyền lực ấn định giá bán sản phẩm cho phép nó thu hoạch được lợi suất từ vốn đầu tư
trên mức trung bình. Coca-cola bị xem là công ty ĐQKD yếu kém ở Hoa kỳ. Nhưng trên bình diện
quốc tế, nhất là ở thị trường không có sản phẩm thay thế hoàn toàn, thì Coca-cola là 1 công ty
ĐQKD hung mạnh. Gillette cũng sở đắc các phẩm chất ĐQKD giống như Coca-cola.
Ngược lại, DNHH hung hậu chỉ kiếm được lợi suất trên mức trung bình nếu như nó là nhà
cung cấp có phí tổn sản xuất thấp nhất, GEICO, Freddie Mac, và Wells Fargo hoạt động trong 1 thị
trường có tính sản phẩm hàng hóa nhưng vẫn kiếm được mức lợi suất cao hơn mức trung bình vì
họ là nhà cung cấp có phí tổn sản xuất thấp nhất. Một ưu điểm của việc sở hữu 1 công ty ĐQKD là
nó có thể chịu đựng được ban giám đốc thiếu năng lực mà vẫn tồn tại được, trong khi ở 1 DNHH
thì tình trạng thiếu năng lực mang đến cho giám đốc 1 đòn chí mạng.
2. Nguyên tắc quản trị
2.1.Ban giám đốc có sáng suốt hành động hợp lý không?
Bởi vì không cần phải theo dõi thi trường chứng khoán hay tình hình kinh tế nói chung, nên
thay vào đó bạn hãy theo dõi tình hình tiền mặt của công ty bạn. Cách thức tái đầu tư doanh lợi
tiền mặt của ban giám đốc sẽ quyết định xem liệu bạn sẽ gặt hái được lợi suất xứng đáng từ khoản
đầu tư của mình hay không. Nếu như công ty của bạn kiếm được khối lượng tiền mặt vượt quá
mức cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của nó, và đây chính là 1 loại doanh nghiệp bạn ưa
thích, hãy quan sát thận trọng hành động của ban giám đốc công ty. Quản trị viên sang suốt sẽ chỉ
đầu tư khoản tiền mặt dư thừa này vào các dự án đem lại lợi suất cao hơn chi phí trả lãi vay nợ

trong trường hợp không có khoản tiền mặt dư thừa này. Nếu lợi suất không khả quan, thì quản trị
viên sáng suốt sẽ hoàn trả tiền cho cổ đông bằng cách gia tăng mức cổ tức chi trả và mua lại cổ
phiếu đang lưu hành. Còn các quản trị viên hành động bất hợp lí sẽ tìm mọi cách tiêu pha khoản
tiền mặt dư thừa ấy chứ không hề muốn hoàn trả tiền cho cổ đông. Rốt cuộc họ cũng không còn
cách nào che đậy được khi đầu tư của họ đem lại lợi suất thấp hơn mức chi phí trả lãi vay nợ.
2.2.Ban giám đốc có chân thật với các cổ đông không?
Mặc dù có lẽ chẳng bao giờ có dịp ngồi chuyện trò với vị TGĐ công ty của bạn, nhưng bạn vẫn
có thể biết rất nhiều điều về vị TGĐ ấy nhờ cách thức thông đạt của ban giám đốc với cổ đông.
Ban giám đốc có báo cáo tình hình công ty theo cách thức giúp bạn hiểu rõ thành tích của từng bộ
phận kinh doanh không? Ban giám đốc có giám thú nhận thất bại của mình một cách công khai
như lúc thông báo thành công không? Quan trọng nhất là liệu ban giám đốc có dám thẳng thắn
khẳng định rằng mục tiêu ban đầu của công ty là tối đa hóa tổng lợi tức đầu tư của cổ đông mình
không? Trong các báo cáo thường niên của Berkshire Hathaway, Buffett hoàn toàn công khai về
thành quả kinh tế của công ty và thành tích của ban giám đốc cả tốt lẫn xấu. Nhờ đó mà ông đã tạo
được niềm tin của các nhà đầu tư cũng như cổ đông của công ty.
2.3.Ban giám đốc có đủ bản lĩnh để kháng cự mệnh lệnh của định chế không?
Theo Buffett, có 1 thế lực vô hình rất mạnh mẽ buộc các quản trị viên hành động hợp lí và xem
thường quyền lợi của cổ đông. Thế lực ấy chính là mệnh lệnh của định chế thể hiện dưới dạng tình
trạng bắt chước các quản trị viên khác trong ngành 1 cách thiếu suy nghĩ và rồ dại dù cho hành
động của những người này có vô lý đến mức nào đi nữa. Hãy thận trọng đối với các quản trị viên
nào biện minh hành động của họ bằng lối lập luận đại loại như nếu các công ty khác đã làm như
thế thì hẳn là phải tốt chẳng hạn. Một thước đo năng lực của quản trị viên là họ có khả năng tư duy
độc lập đến mức nào và khả năng tránh lối suy nghĩ theo kiểu cá mè 1 lứa như thế nào. Khi các vị
tổng giám đốc của công ty thiếu kỹ năng trong việc phân bổ vốn thì họ sẽ quay sang hỏi ý kiến của
đội ngũ chuyên viên, các cố vấn hoặc các ngân hàng đầu tư. Chính vào lúc ấy mệnh lệnh của các
định chế mới có dịp chen vào việc đưa ra quyết định của nhà quản trị. Ông cho rằng một nhà quản
trị sang suốt phải biết tự đưa ra quyết định của mình dựa trên sự phân tích xác đáng chứ không
phải chỉ biết chạy theo dự đoán của người khác.
3. Các nguyên tắc tài chính:
3.1 Chú trọng đến lợi suất từ vốn công ty, chứ không vào doanh lợi ròng trên mỗi cổ

phiếu.
Hầu hết các nhà đầu tư đều đánh giá thành quả hàng năm của công ty theo doanh lợi ròng trên
mỗi cổ phiếu (earn-ings per share – viết tắt là EPS), theo dõi để biết hiệu suất doanh lợi này có đạt
kỉ lục hay tăng nhiều hơn năm trước không? Thế nhưng, bởi vì các công ty không ngừng tăng thêm
cơ sở vốn liếng của mình bằng cách giữ lại 1 phần doanh lợi kiếm được trong năm trước, nên sự
gia tăng doanh lợi kiếm được (sẽ tự động làm gia tăng EPS) thực tế là vô nghĩa. Khi các công ty
lớn tiếng báo cáo rằng “Doanh lợi ròng trên mỗi cổ phiếu(EPS) đạt mức kỉ lục”, các nhà đầu tư
đều bị đánh lạc hướng để phải tin rằng ban giám đốc đã làm tròn nhiệm vụ không ai sánh bằng
trong nhiều năm. Buffett đã sử dụng chỉ tiêu lợi suất từ vốn đầu tư (return on equity- ROE) để
đánh giá doanh nghiệp thay vì sử dụng EPS. Chỉ tiêu này phản ánh tỷ số doanh lợi ròng sau khi chi
trả cổ tức / vốn cổ đông của công ty.
ROE =
LNST
Vốn cổ phần thường
Để sử dụng chỉ tiêu này Buffett cho rằng ta cần phải thực hiện một số điều chỉnh. Thứ nhất, tất
cả chứng khoán khả nhượng (gồm cổ phiếu và trái phiếu có thế giao dịch trên thị trường) phải
được đánh giá theo giá vốn gốc vì giá cả chứng khoán nói chung có thể ảnh hưởng lớn đến lợi suất
từ vốn của công ty. Thứ hai, nhà đầu tư phải kiểm tra các khoản mục bất thường có thể gây ra đối
với LNST. Buffett loại trừ tất cả lãi lỗ từ tài sản vốn liếng (TSCĐ, chứng khoán nắm giữ của công
ty khác) và các khoản mục bất ngờ (là những khoản mục hiếm khi xảy ra, có giá trị cụ thể và đáng
kể, chủ thể không mong muốn xảy ra trong tương lai) có thể làm tăng hoặc giảm doanh lợi kiếm
được của công ty. Đồng thời ông cũng tin rằng doanh nghiệp nên đạt được mức lợi suất khả quan
khi không ít hoặc không mắc nợ. Tuy nợ có tính năng đòn bẩy tài chính nhưng ông thà chú trọng
vào phẩm chất tài chính hơn là chấp nhận rủi ro cho phúc lợi của cổ đông bằng cách gia tăng nợ.
3.2 Tính toán doanh lợi của cổ đông để có được phản ánh trung thực về trị giá của công
ty.
Khả năng thu hoạch tiền mặt xác định trị giá của doanh nghiệp. Buffet chuyên đi tìm các công
ty kiếm được tiền mặt vượt hơn mức cần thiết để duy trì hoạt động bình thường chứ không hề tìm
các doanh nghiệp chỉ lo tiêu tiền. Nhưng khi xác định trị giá của 1 doanh nghiệp, điều quan trọng
phải hiểu là không phải mọi khoản doanh lợi kiếm được đều giá trị ngang nhau. Các công ty phải

dung nhiều tài sản cố định mới kiếm được lãi sẽ đòi hỏi khoản doanh lợi giữ lại để tồn tại lớn hơn
nhiều so với công ty dùng ít tài sản cố định, bởi vì 1 phần trong khoản doanh lợi kiếm được phải
được dành riêng để bảo trì và nâng cấp tài sản cố định ấy. Do đó, các khoản doanh nghiệp kiếm
được theo báo cáo của kế toán cần phải được điều chỉnh để phản ánh đúng mức khả năng tiền mặt
của doanh nghiệp.
Một công cụ chính xác hơn do Buffet đề nghị gọi là “doanh lợi của cổ đông”.
Doanh lợi của cổ đông = Lãi ròng(net income) (+) các khoản chi phí khấu hao tài sản hữu hình,
tài sản vô hình, và cạn kiệt tài nguyên (-) các khoản chi tiêu cơ bản mà công ty cần đến để duy trì
địa vị kinh tế và sản lượng của nó.
3.3 Tìm kiếm các công ty có mức lãi gộp cao.
Lãi gộp = doanh thu – giá vốn
Mức lãi gộp cao không chỉ phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp mà còn phản ánh được quyết
tâm của ban giám đốc nhằm khống chế chi phí nữa. Buffet ưa thích các quản trị viên có ý thức về
vấn đề chi phí và có ác cảm với các quản trị viên để mặc cho chi phí leo thang. Công bằng mà nói,
cổ đông gián tiếp sở hữu doanh lợi của công ty. Mỗi đôla chi tiêu thiếu khôn ngoan đã tước đoạt đi
1 đôla lợi tức của các vị chủ nhân công ty vậy. Bản thân ông có thái độ cứng rắn đối với các loại
phí tổn và chi tiêu không cần thiết. Ông rất nhạy cảm với mức lãi gộp của Berkshire. Ông tìm hiểu
xem đúng mức cần phải có bao nhiêu nhân sự để đảm nhiệm bất kỳ hoạt động kinh doanh nào và
tin chắc rằng để đạt được mỗi đôla doanh thu phải chi phí bao nhiêu mới thích hợp.
3.4 Đối với mỗi đôla doanh lợi giữ lại, hãy chắc chắn rằng công ty đã tạo ra được ít nhất 1
đôla giá trị thường.
Đây là 1 trắc nghiệm chứng khoán về tài chính nhằm cho bạn biết rõ không chỉ về sức mạnh
của doanh nghiệp, mà còn vấn đề liệu ban giám đốc đã phân bổ hiệu quả tài nguyên công ty đến
mức nào. Sau khi trừ đi tổng số cổ tức đã chi trả cho cổ đông trong năm khỏi lãi ròng, phần còn lại
chính là doanh lợi giữ lại của công ty. Giờ đây, cộng tất cả các khoản doanh lợi giữ lại trong thời
kỳ 10 năm. Kế đó, hãy tính khoản chênh lệch giữa trị giá thị trường hiện tại và vị trí giá thị trường
hồi 10 năm về trước của công ty. Nếu như công ty của bạn đã sử dụng các khoản doanh lợi giữ lại
kém hiệu quả trong thời kì 10 năm này, thì rốt cuộc thị trường sẽ vượt lên và định giá công ty ở
mức thấp. Nếu chênh lệch trị giá thị trường thấp hơn số doanh lợi giữ lại, thì tình hình kinh doanh
của công ty ngày càng tồi tệ đi. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn có khả năng kiếm được lợi suất

từ vốn đầu tư trên mức trung bình, thì khoản chênh lệch trị giá thị trường vượt quá tổng số doanh
lợi giữ lại của công ty, do đó tạo ra trên 1 đola trị giá thị trường đối với 1 đôla doanh lợi giữ lại.
Nếu công ty sử dụng doanh lợi giữ lại không có năng suất trong một thời gian dài, thì rốt cục
rồi thị trường sẽ định giá bất lựoi cho cổ phiếu của công ty. Ngược lại nếu công ty có thể thu hoạch
được lợi suất trên mức trung bình đối với số vốn liếng gia tăng thì thành quả ấy sẽ được phản ánh
qua sự tăng giá của cổ phiếu trên thị trường. Trong một bài trắc nghiệm nhanh của Buffett, sự gia
tăng ấy ít ra phải tương xứng với khoản doanh lợi giữ lại, tức là ít nhất phải tạo ra 1 đola doanh lợi
hoạt động đối với 1 đôla doanh lợi giữ lại. Nếu như trị giá tăng lên nhiều hơn doanh lợi giữ lại thì
mức gia tăng nhiều chừng nào tốt chừng ấy.
4. Các nguyên tắc thị trường:
4.1 Trị giá đích thực của doanh nghiệp là bao nhiêu?
Khi quyết định mua hay không mua cổ phiếu của một công ty Buffett thường căn cứ vào giá cả
và giá trị của nó và chỉ mua khi giá cả thấp hơn giá trị. Theo Buffett thì giá trị của một doanh
nghiệp được xác định bởi khối lượng tiền mặt ròng kỳ vọng phát sinh trong chu kỳ đời sống của
doanh nghiệp chiết tính theo một lãi suất thích hợp.
KL tiền mặt ròng =
KL tiền mặt
Lượng tiền mặt
Trong đó:
Khối lượng tiền mặt của doanh nghiệp chính là doanh lợi của cổ đông công ty
Lượng tiền mặt = lãi ròng sau thuế + khấu hao vốn cố định + các khoản dự phòng – khoản chi
trả cổ tức tiền mặt.
Nhờ đánh giá doanh lợi của cổ đông qua 1 thời gian dài, bạn sẽ biết rõ liệu khoản doanh lợi
tăng trưởng nhất quán theo 1 tỷ lệ trung bình nào không hay chỉ dao động quanh 1 trị giá nhất định
nào đó. Nếu như doanh lợi ấy dao động quanh 1 mức nhất định, bạn nên chiết khấu khoản doanh
lợi này theo mức lãi suât dài hạn(của trái phếu thời hạn 30 năm của Nhà nước). Nếu doanh lợi cổ
đông cho thấy có chiều hướng tăng trưởng trong tương lai, thì suất chiết khấu ấy có thể được giảm
đi bởi tỉ lệ tăng trưởng này. Thế nhưng, chớ nên lạc quan lắm về tỷ lệ tăng trưởng trong tương lai
của 1 công ty. Tốt nhất nên dùng cách ước tính thận trọng đối với đà tăng trưởng tương lai, còn
hơn để cho tâm trạng lạc quan thổi phồng trị giá công ty lên.

Lãi suất chiết khấu mà Buffett áp dụng là lãi suất trái phiếu dài hạn do chính phủ Hoa Kỳ phát
hành. Theo ông áp dụng mức lãi suất này sẽ né tránh được rủi ro vì: Thứ nhất, Buffett triệt tiêu
được rủi ro tài chính gắn với biện pháp tài trợ bằng công nợ nhờ việc không mua lại công ty nào
có mức nợ nần cao. Thứ hai, rủi ro kinh doanh sẽ bị giảm đi nếu không nói là bị loại trừ nhờ chú
trọng đến các công ty có doanh lợi nhất quán và tiên đoán được. Với cách tính này thì toàn bộ khái
niệm về rủi ro sẽ chẳng còn ý nghĩa gì cả. Ông không cộng thêm phần bù đắp rủi ro mất vốn vào
suất chiết khấu này. Tuy nhiên, ông cũng thận trọng điều chỉnh suất chiết khấu ấy cho cao lên trong
trường hợp lãi suất nói cung trên thị trường đang có chiều hướng hạ thấp đi.
4.2 Có thể đầu tư vào doanh nghiệp theo giá cả thấp hơn nhiều so với giá trị đích thực
của nó không?
Khi đã xác định được trị giá đích thực của doanh nghiệp rồi, thì bước kế tiếp sẽ là quan sát giá
cả trên thị trường chứng khoán. Nguyên tắc của Buffet chỉ đầu tư vào doanh nghiệp khi nào giá cổ
phiếu thấp hơn nhiều so với trị giá đích thực của nó. Hãy lưu ý rằng chỉ ở bước sau cùng này,
Buffet mới chịu để ý đến giá cả trên thị trường chứng khoán.
Phép tính trị giá đích thực của doanh nghiệp không phải là bài toán phức tạp cho lắm. Tuy vậy,
rắc rối vẫn có thể phát sinh nếu như nhà phân tích ước tính nhầm khối lượng tiền mặt kỳ vọng thu
hoạch được của doanh nghiệp ấy. Thứ nhất, tăng cường mức độ tiên đoán chính xác về khối lượng
tiền mặt tương lai bằng cách chỉ gắn bó với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh đơn giản và ổn
định. Thứ hai, ông nhấn mạnh rằng mỗi nghiệp vụ đầu tư đều phải có 1 biên độ an toàn (a margin
of safety) giữa giá mua cổ phiếu với trị giá đích thực của doanh nghiệp. Chính biên độ an toàn này
tạo ra 1 trái độn bảo vệ Buffet – và cả bạn nữa – trước các công ty có khối lượng tiền mặt có lẽ sẽ
bị biến động trong tương lai.
Warren Buffett luôn đặt ra cho mình những câu hỏi: “Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt
không, Công ty có mô hình kinh doanh đơn giản không? Lợi nhuận Công ty tốt, tăng trưởng ổn
định không? Tỷ số nợ trên vốn có thấp hơn? Tỷ số lợi nhuận trên nợ có cao không? Lượng tiền mặt
đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng không? Chi phí vận hành của Công ty đó có
ở mức chấp nhận được hay không? Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư. Khi đó Công ty sẽ
trở thành một máy in tiền với tốc độ ngày càng tăng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời từ lãi suất kép. Ban
lãnh đạo có tầm nhìn và bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không?
Bước 4: Quản lý danh mục đầu tư.

Buffett cho rằng tình trạng đa dạng hoá lớn danh mục đầu tư chỉ cần thiết khi nhà đầu tư không
biết mình dự tính làm gì. Ông đã đưa ra lời khuyên rằng: Nếu các nhà đầu tư không biết gì muốn
sở hữu cổ phiếu thường, họ nên đầu tư theo chỉ số và đầu tư đồng đều vốn liếng các loại chứng
khoán. Ngược lại, nếu bạn là nhà đầu tư có kiến thức sự đa dạng hóa thông thường với hàng chục
chứng khoán sẽ rất khó hiểu; Buffett yêu cầu những nhà đầu tư này cân nhắc: Nếu doanh nghiệp
tốt nhất bạn sở hữu có ít rủi ro tài chính nhất và có triển vọng dài hạn sáng sủa nhất, tại sao bạn
không đầu tư vào công ty được quan tâm thứ 20 thay vì đầu tư thêm vào công ty hàng đầu đó.
Nhà đầu tư có thể thẩm định mức tiến triển của danh mục đầu tư bằng cách tính doanh lợi toàn
diện của danh mục đó giống như Buffett đã làm.
Doanh lợi toàn diện của danh mục = EPS*Số cổ phiếu NĐT sở hữu
Buffett giải thích rằng mục đích của nhà đầu tư là xây dựng một danh mục đầu tư gồm các
doanh nghiệp sẽ thu được mức doanh lợi toàn diện cao nhất trong mười năm tới.
Ông cho rằng điều gì có ý nghĩa với doanh nghiệp thì cũng có ý nghĩa với chứng khoán. Nhà
đầu tư tuy sở hữu một phần nhỏ vốn liếng trong một doanh nghiệp nổi tiếng nhưng cũng nên có
thái độ kiên trì giống như vị chủ nhân của doanh nghiệp ấy, “Công ty mẹ sở hữu một chi nhánh có
đặc điểm kinh tế ưu việt lâu dài nhất định sẽ không chịu bán đi sản nghiệp ấy dù giá cả có hấp dẫn
đến mức nào đi nữa”.
Theo quan điểm của Buffett, khi bạn đang sở hữu một danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp
khác nhau, bạn không chỉ tránh bán đi những cổ phiếu thuộc các doanh nghiệp ưu tú nhất của mình
mà còn phải thận trọng hơn nhiều khi chọn doanh nghiệp mới để đầu tư vào. Nếu công ty nào
không hội đủ các điều kiện nêu ra trong 4 nguyên tắc đã nêu ở bước 3 thì không nên đầu tư vào.
Hãy kiên nhẫn chờ đợi cho được một doanh nghiệp đúng theo yêu cầu.Thật sai lầm khi nhà đầu tư
cho rằng không mua bán thì không sao phát đạt được trong hoàn cảnh này. Vì vậy hãy giới hạn
danh mục đầu tư để chỉ thực hiện một vài quyết định hợp lý mà thôi.
B.Đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định
Hoạt động đầu tư của Warren Buffett không chỉ giới hạn ở cổ phiếu thường mà ông còn mua
các loại chứng khoán có thu nhập ngắn hạn và dài hạn như tiền tệ, trái phiếu vầ cổ phiếu ưu đãi.
Ông thường xuyên đầu tư vào những loại cổ phiếu này mỗi khi có cơ hội. Mục đích của ông là tìm
kiếm những khoản đầu tư đem lại lợi suất sau thuế cao nhất. Trong danh mục đầu tư của Berkshire
Hathaway luôn có chứng khoán có thu nhập cố định vì lĩnh vực hoạt động của họ tập trung vào

những công ty bảo hiểm và họ cần phải thực hiện nghĩa vụ với khách hàng. Tuy nhiên, các loại
chứng khoán lợi tức cố định luôn chiếm một tỷ lệ thấp hơn nhiều trong danh mục đầu tư ở các
công ty bảo hiểm Berkshire so với các công ty bảo hiểm khác. Năm 1993, các loại chứng khoán lợi
tức cố định bao gồm tiền mặt, trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi chiếm 17% danh mục đầu tư của
Berkshire trong khi hầu hết các công ty bảo hiểm khác tỷ lệ này là 60%-80%.
1.Đầu tư vào trái phiếu
Buffett ít có cảm tình với trái phiếu vì hai nguyên nhân. Thứ nhất, do thành kiến với tình hình
lạm phát, ông cho rằng tiềm lực trong tương lai của tiền tệ nhất định sẽ giảm đi mà trái phiếu cuối
cùng cũng quy ra tiền nên chỉ khi nào cảm thấy vững tin rằng tiền tệ trong nước sẽ ổn định lâu dài
Buffett mới quan tâm tới trái phiếu. Thứ hai, tâm trí ông luôn bị ám ảnh bởi lạm phát phi mã, trong
bối cảnh này, cổ phiếu sẽ bị mất đi giá trị thực, nhưng trái phiếu chưa đáo hạn lại gánh chịu tổn
thất còn lớn lao hơn thế nữa. Công ty bảo hiểm đàu tư nhiều vào các loại trái phiếu trong bối cảnh
lạm phát tăng có thể bị mất trắng. Dù vậy để làm tròn nghĩa vụ với người nộp bảo phí, Berkshire
Hathaway vẫn đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định nhưng Buffett đã giới hạn vào loại trái
phiếu khả hoán, cổ phiếu ưu đãi khả hoán và các loại trái phiếu trung và ngắn hạn có quỹ trả nợ
khi đáo hạn. Ngoài ra trước khi mua Buffett còn đòi hỏi các trái khoán dài hạn hoàn toàn không bị
trỏ ngại đáng kể về mặt tài chính tức là lãi suất hiện hành xấp xỉ bằng tỷ lệ sinh lợi của hoạt động
kinh doanh và trái phiếu có khả năng mang lại một khoản chênh lệch nếu được bán.
Ví dụ Trái phiếu: Hệ thống cung cấp năng lượng công cộng Washington(WPPSS)
Vào ngày 25/7/1993, WPPSS thong báo rằng công ty không còn đủ khả năng thanh toán 2,25
tỷ đôla trái phiểu do các cấp hành chính phát hành nhằm tài trợ cho công trình dở dang hai lò phản
ứng hạt nhân mang tên Dự án 4 và 5. Chính quyền tiểu bang qui định rằng các cấp chính quyền địa
phương không có nghĩa vụ phải trả tiền cho WPPSS để mua khối năng lượng mà các cấp này đã
hứa hẹn mua trước đây, nhưng rốt cục không còn cần đến. Phán quyết của tòa án đã dẫn đến vụ vỡ
nợ trái phiếu địa phương lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Quy mô của vụ vỡ nợ và tình trạng rối
loạn tiếp sau đó đã làm sụp đổ thị trường trái phiếu công cộng trong nhiều năm. Các nhà đầu tư
bán đi các trái phiếu tiện ích trong tay làm cho giá cả sụt giảm và lãi suất hiện hành cao lên.
Đánh giá các rủi ro khi sở hữu trái phiếu địa phương tài trợ cho các dự án WPPSS 1,2 và 3;
Buffett cho rằng rủi ro thứ nhất là các trái phiếu này có thể không còn khả năng thanh toán và rủi
ro thứ hai là các khoản chi trả lãi có thể bị đình chỉ trong một thời gian dài và thứ ba dù kúc này

ông có thể mua thấp hơn mệnh giá nhưng cũng chỉ có thể nhận lại cao nhất bằng mệnh giá khi đáo
hạn mà thôi. Không lâu sau khi dự án 4 và 5 vỡ nợ, chỉ số S&P500 dã ngưng xếp hạng trái phiếu
tài trợ cho các dự án 1,2 và 3. Gía thị trường các trái phiếu có cuống thấp nhất tài trợ cho các dự án
1,2 và 3 đã hạ xuống còn 40cents/1$ trị giá và đem lại lãi suất miến thuế từ 15-17%; loại có cuống
cao nhất rớt xuống còn 80cents/$ trị giá. Không bị hoang mang, Buffett đã mua ồ ạt các trái phiếu
do WPPSS phát hành tài trợ cho các dự án 1,2 và 3 từ 10/1983 đến 6/1984. Cuối tháng6/1984
Berkshire đã sở hữu 139triệu đôla trái phiếu WPPSS tài trợ các dự án 1,2 và 3 với mệnh giá tổng
cộng bằng 205 triệu đôla, trái tức hàng năm 22,7 triệu đôla. Buffett giải thích rằng vụ đầu tư này
Berkshire đã hành động như mua được một doanh nghiệp trị giá 139 triệu đôla với kỳ vọng kiếm
được 22,7 triệu đôla sau thuế mỗi năm. Cùng thời kỳ này có nhiều doanh nghiệp rao bán thấp hơn
giá trị sổ sách và kiếm được lợi nhuận sau thuế 16,7% lại không bị nợ nần. Ông cho rằng để mua
được một doanh nghiệp như thế thi công ty phải bỏ ra từ 250 đến 300 triệu đôla còn đầu tư vào trái
phiếu WPPSS ông chỉ phải bỏ ra gần một nửa mức giá đó.
2. Kinh doanh chênh lệch giá chứng khoán.
Khi khoản tiền mặt quá dư thừa, đôi khi Buffett quay sang biện pháp kinh doanh chênh lệch
giá chứng khoán có rủi ro là việc mua chứng khoán theo giá thấp hơn mức giá công bố trong tương
lai. Mức giá tương lai này thường căn cứ vào trường hợp sáp nhập công ty, thanh lý phá sản hay
phát hành bằng đấu giá. Để đánh giá các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá có rủi ro, Buffett cho
rằng bạn phải trả lời bốn câu hỏi sau:
1.Xác suất xảy ra mức giá tương lai đó là bao nhiêu?
2.khoản vốn của bạn sẽ bị kẹt lại trong thời gian bao lâu?
3.Phải chăng có cơ may một điều gì đó khả quan hơn sẽ xảy ra?
4.điều gì sẽ xảy ra nếu biến cố đó không xảy ra?
Ví dụ điển hình cho cho chiến lược này là quá trình mua bán chứng khoán Arcata Corporation
của Berklshire. Năm 1981, Arcata Corp thỏa thuận bán công ty cho công ty Kohlberg Kravis
Roberts & Company (KKR). Hoạt động kinh doanh của Arcata là lâm sản và in ấn. Năm 1978
chính phủ Hoa Kỳ đã trưng dụng 10.000 mẫu đất trồng gỗ đỏ của Arcata để mở công viên. Chính
phủ đề nghị bồi thường cho Arcata 98 triệu đôla cho số gỗ bị trưng dụng, chi trả thành nhiều đợt và
6% lãi đơn cho phần nợ chưa trả dứt. Arcata kháng nghị vì cho rằng mức bồi thường như vậy là
không hợp lý. Năm 1981, Berkshire Hathaway đã mua 400.000 cô phiếu của Arcata xấp xỉ bằng

5%vốn công ty này với giá 33.5$/cp. Năm 1/1982 ông mua thêm 250.000 cp theo mức giá 38$/cp.
Tháng 3/1982 ông mua lại Arcata với giá 37,5$/cp và 1/2 số tiền bồi thường của chính phủ.
Berkshire đã thu được 1,7triệu đôla tiền lãi từ khoản đầu tư 22,9 triệu đôla này, một mức thu hoạch
hàng năm thỏa đáng 15%. Tháng 1/1987 tòa án xác định số gỗ đỏ bị trưng dụng là 275,7 triệu đô la
và lãi suất thích hợp là 14% lãi kép. Tòa án phán quyết rằng Arcata được bồi thường 600 triệu đôla
nhưng chính phủ kháng án và cuối cùng phải bồi thường 519 triệu đôla. Năm1988, Berkshire nhận
được 19,3 triệu đôla hay khoản trả thêm 29,48 đôla cho mỗi cổ phiếu.
3. Cổ phiếu ưu đãi khả hoán.
Cũng giống như khi đầu tư vào trái phiếu có tỷ lệ lãi suất cao, Buffett đầu tư vào trái phiếu có
khả năng chuyển đổi khi cơ hội đó tỏ ra tốt hơn khoản đầu tư khác. Cuối những năm 1980 và 1990,
Buffett đầu tư vào một số cổ phiếu ưu đãi có khả năng chuyển đổi như Salomon Brothers, Gillette,
US-Air, Champion International và American Express. Vào thời điểm đó, cổ phiếu ưu đãi của
những công ty này giúp ông thu được lợi nhuận lớn hơn bất kỳ hình thức đầu tư nào. Ông cho rằng
Cổ phiếu ưu đãi khả hoán có hai đặc điểm: thứ nhất nó là chứng khoán có lợi tức cố định và thứ
hai, nó là phương tiện để đánh giá.
Ví dụ điển hình là công ty MidAmerican
Ngày 14/3/2000, Berkshire mua 34,56 triệu đôla cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi cùng 900.942 cổ
phiếu thường của MidAmerican, một công ty điện và xăng dầu khí đốt với số tiền khoảng 1,24
triệu đôla tức 35,05$/cp. Hai năm sau Berkshire mua thêm 6,7 triệu đôla cổ phiếu ưu đãi khả hoán
với giá tiền 402 triệu đôla. Điều này khiến việc nắm giữ cổ phiếu của Berkshire lên tới 9% quyền
biểu quyết và hơn 80%lợi nhuận kinh tế của MidAmerican. Cùng với sự đầu tư thêm về vốn,
Buffett đã giúp MidAmerican mua đường ống dẫn xăng dầu trị giá 960 triệu đôla. Đến tháng
10/2003 MidAmerican đã phát triển trởthành nhà phân phối điện lớn thứ 3 ở Anh và cung cấp điện
cho 689.000 người ở Iowa trong khi đường ống dẫn xăng dầu qua sông Kern và Northern
Naturalchieems khoảng 7% khí đốt tự nhiên ở Mỹ. Tổng cộng công ty có khoảng 19 triệu đôla tài
sản và 6 triệu đôla doanh thu hàng năm từ 25 bang và một số quốc gia khác, đem lại lợi nhuận cho
Berkshire khoảng 300triệu đôla mỗi năm.
Quyết định đầu tư của ông chuyển phần lớn sang những công cụ đem lại thu nhập ổn định
trong năm 2002 và 2003 là hoàn toàn đúng đắn. Năm 2002, tổng thu nhập của Berkshire từ các
khoản đầu tư đem lại thu nhập ổn định là 1 triệu đôla, năm 2003 con số này tăng gần 3 lần lên tới

2,7 triệu đôla.
Phần III: Chiến lược kinh doanh chứng khoán của Warren Buffett có áp dụng được ở
Việt Nam hay không?
Các chiến lược kinh doanh chứng khoán của Buffett đều rất dễ hiểu và dễ thực hiện nên có thể
áp dụng ở bất cứ thị trường nào, nhưng để thực hiện được thì nhà đầu tư cần phải có những điều
kiện sau:
1. Phải có trình độ hiểu biểt rộng và sâu về những vấn đề tài chính, kinh doanh chứng khoán
cũng như hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.
Bản thân Buffett cũng là người đã tìm hiểu về thị trường chứng khoán ngay khi mới 11 tuổi và
đã theo học hết đại học kinh doanh thuộc đại học Columbia và đậu bằng Master về kinh tế học ở
Columbia. Hơn nữa ông lại được làm học viên, nhân viên, đồng nghiệp và đối tác của nhà đầu tư
nổi tiếng thời ấy là Benjamin Graham vì thế nên ông đã tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm quý
báu từ người thầy của mình trước khi lập công ty riêng và trở thành chủ tịch hội đồng quản trị của
tập đoàn Berkshire Hathaway.
2. Phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh
Xuyên suốt quá trình kinh doanh, nguồn vốn của Buffett cũng như các công ty mà ông lãnh
đạo cứ tiếp tục được xoay vòng, tích lũy và tăng lên theo thời gian. Nhờ đó mà ông luôn chủ động
về vốn khi thực hiện các phi vụ kinh doanh lớn nhưng ông luôn biết lựa chọn các phi vụ mà phù
hợp với khả năng của minh.
3. Ông có một đội ngũ các nhân viên là những người ưu tú và có năng lực thật sự thông qua
những cuộc mua lại doanh nghiệp bởi vì ông không muốn thay đổi bộ máy lãnh đạo của công ty đó
khi mà thấy được năng lực của họ. Do vậy họ có thể trợ giúp đắc lực cho ông trong quá trình kinh
doanh.
4. Thị trường chứng khoán phát triển
Như ta đã biết thị trường chứng khoán của Mỹ phát triển rất lâu đời và đồng đều về cả cổ
phiểu, trái phiếu cũng như các loại chứng khoán khác do đó thị trường có tính liên thông tốt. Trong
khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ phát triển chủ yếu là cổ phiếu, một số loại chứng
khoán không có thị trường thứ cấp (như CDs) hoặc không phát triển (thị trường tương lai); số
lượng các công ty có sổ phiếu được niên yết trên thị trường chứng khoán là rất nhỏ so với số lượng
tổng các công ty cổ phần ở Việt Nam.

5. Thông tin về các doanh nghiệp phải được công khai.
Ở Việt Nam thông tin về các công ty còn rất hạn chế, các báo cáo tài chính thì không được lập
đầy đủ và công khai gây ra tình trạng thông tin bất đối xứng và lựa chọn đối nghịch làm tăng rủi ro
cho các nhà đầu tư.

×