Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh quốc tế liên doanh vinata thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.27 KB, 71 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao.
1
1
CNH Công nghiệp hóa
CP Cổ phần
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐH Hiện đại hóa
NV Nguồn vốn
R&D Nghiên cứu và phát triển
SXKD Sản xuất kinh doanh
THHH Trách nhiệm hữu hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2
2
3
3
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập tổ chức thương mại WTO đã
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đặc biệt khi mà các hiệp định
thương mại được ký kết giữa nước ta và các nước trong khu vực và thế giới đang
ngày càng xóa đi các rào cản đối với các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các
hoạt động trên mọi lĩnh vực khác. Trong xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá
ngày càng gia tăng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới hiện nay, việc mở rộng các
quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi một quốc gia là một tất yếu khách quan. Đây là
quá trình khai thác các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực của nền kinh tế


của các quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững. Chính vì
thế không một nước nào bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc
gia mà không tham gia vào các hoạt động kinh tế trong khu vực và toàn cầu.
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế, hội nhập với
các nước trong khu vực và trên thế giới nên hoạt động kinh tế đối ngoại ngày
càng diễn ra sôi động. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, hợp tác và
đầu tư nước ngoài luôn được khuyến khích mở rộng, Để mở rộng hợp tác kinh
tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của đất nước, Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam,
bình đẳng và các bên cùng có lợi. Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với vấn đề
đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện
thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam.
4
4
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức
như hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh Trong 3 hình thức trên
thì doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức khá phổ biến trong nền kinh tế thị
trường của Việt Nam hiện nay. Qua hơn 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước
ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp liên doanh nói
riêng đã thể hiện và phát huy vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng hoạt động liên doanh với
nước ngoài vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề phát sinh, mặc dù Chính phủ
Việt nam đã ban hành nhiều biện pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ
vướng mắc, giảm bớt những khó khăn cho các doanh nghiệp liên doanh.
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động liên doanh tại Công ty Trách
nhiệm hữu hạn quốc tế liên doanh VINACONEX – TAISE (VINATA), với mong

muốn đóng góp một số ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn, em đã chọn đề tài: “Hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH quốc tế liên doanh VINATA :
Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình. Qua thời gian ngắn nghiên cứu thực tập tại công ty, với sự giúp
đỡ của cô giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của quý cơ quan, em đã hoàn thành
Chuyên đề.
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty quốc tế
liên doanh VINATA
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty quốc tế liên doanh VINATA. Trong đó, chuyên đề tập trung nghiên
cứu thực trạng hoạt động của công ty trong lĩnh vực xây dựng.
III. Mục tiêu nghiên cứu
5
5
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là thông qua thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty THHH quốc tế liên doanh VINATA trong giai
đoạn 2005-2010 để đưa ra những định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh cho công ty đến năm 2015.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề vận dụng kết hợp phương pháp thống kê, phân tích hệ thống và
các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp lôgic, phương pháp so sánh,
phương pháp tổng hợp để làm rõ nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
V. Bố cục của chuyên đề
Dựa theo mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề, ngoài các phần Lời mở đầu,
danh mục bảng biều đồ, danh mục ký tự viết tắt, mục lục, kết luận, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được cơ cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH quốc tế liên doanh VINACONEX
– TAISEI (VINATA)
Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

VINATA trong thời gian qua
Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp để phát triển hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty VINATA cho đến năm 2015
6
6
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ LIÊN
DOANH VINACONEX – TAISEI (VINATA)
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty VINATA
1.1.1.Quá trình hình thành của công ty
- Tên công ty : Công ty THHH Quốc tế Liên doanh VINACONEX –
TAISEI (VINATA)
- Đối tác liên doanh : Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Xây dựng Việt
Nam (VINACONEX) và tập đoàn TAISEI ( Nhật Bản)
Tổng công ty CP XNK Xây dựng Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước,
trực thuộc Bộ Xây Dựng, đóng vai trò quan trọng với tư cách là một tổng công ty
quốc tế, đã tham gia xây dựng nhiều dự án lớn trong và ngoài nước.
VINACONEX đã và đang triển khai các hoạt động với qui mô lớn ở nhiều lĩnh
vực như: thầu xây dựng dân dụng và công nghiệp, xuất khẩu lao động, xuất nhập
khẩu vật tư thiết bị, thương mại Đặc biệt, VINACONEX có rất nhiều kinh
nghiệm trong việc hợp tác với các đối tác nước ngoài. Hiện nay, VINACONEX
tham gia nhiều dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng đội ngũ đông đảo kỹ sư, công
nhân có tay nghề cao và đang trên con đường phát triển trở thành một tập đoàn
kinh tế mạnh của Việt Nam.
Tập đoàn TAISEI được được thành lập từ năm 1873, đóng vai trò quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế của nước Nhật Bản hiện
đại. Từ năm 1959, TAISEI đã tiến hành thi công nhiều công trình ở nước ngoài.
Hiện nay, TAISEI có gần 80 công ty con với văn phòng đại diện đặt tại 16 nước,
trong đó có tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Từ khi có mặt tại Việt Nam, TAISEI
đã mang đến nhiều cơ hội phát triển kỹ thuật xây dựng và chuyển giao trình độ
quản lý, khoa học công nghệ mới tiên tiến, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá,

công nghiệp hoá đất nước Việt Nam.
7
7
- Ngành nghề kinh doanh: cung cấp kỹ thuật thi công, tư vấn và giám sát
kỹ thuật thi công, tư vấn thiết kế và nhận thầu thi công các công trình ở nước
ngoài và các công trình có đấu thầu quốc tế tại Việt Nam; Kinh doanh bất động
sản.
- Thời hạn liên doanh: 70 năm kể từ ngày 2/6/1993 (ngày cấp Giấy phép
Đầu tư)
- Tổng vốn đầu tư: 22.200.000 USD
- Tỷ lệ góp vốn: Nhật Bản: 71% ; Việt Nam: 29%.
Phía Nhật Bản góp vốn bằng tiền mặt; phía Việt Nam góp vốn bằng tiền
mặt, nhà xưởng và quyền sử dụng đất.
VINATA là công ty liên doanh giữa Tổng công ty CP XNK & Xây dựng
Việt Nam (VINACONEX) và Công ty TAISEI.
Tổng công ty VINACONEX là doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân là đơn vị
hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xây dựng thành lập từ năm 1988, trở
thành Tổng công ty năm 1991, trực thuộc Bộ Xây dựng, có rất nhiều kinh nghiệm
trong việc hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài thông qua hoạt động
xuất nhập khẩu. VINACONEX đã và đang triển khai các hoạt động với qui mô ở
nhiều lĩnh vực như thầu xây dựng, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu vật tư
thiết bị, xây dựng dân dụng và công nghiệp, thương mại Hiện nay,
VINACONEX tham gia nhiều dự án trọng điểm quốc gia, sử dụng đội ngũ đông
đảo kỹ sư, công nhân có tay nghề cao và đang trên con đường phát triển để trở
thành một tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam.
Tập đoàn TAISEI được được thành lập từ năm 1873, là một trong những
tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản, lĩnh vực kinh doanh đa dạng nhưng chuyên về
kỹ thuật xây dựng, có mặt hầu hết ở các nước trong khu vực Đông Nam Á từ rất
sớm. TAISEI có năng lực tài chính rất mạnh, trình độ quản lý cao và đội ngũ
nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư ra

8
8
nước ngoài, đã thành công ở rất nhiều dự án xây dựng tại Châu Á và trên thế giới.
Từ khi có mặt tại Việt Nam, TAISEI đã mang đến nhiều cơ hội phát triển kỹ
thuật xây dựng và chuyển giao trình độ quản lý, khoa học công nghệ mới tiên
tiến, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước Việt Nam.
Kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, trải qua giai đoạn khởi đầu, tiếp cận
thị trường (1987 – 1990), hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu phát
triển, bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ từ 1991-1997. Đây cũng chính là
thời kỳ hình thành và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp FDI trong đó có Công
ty Liên doanh VINATA.
Được thành lập vào tháng 6/1993, Công ty Liên doanh VINATA ra đời
trong một hoàn cảnh khá thuận lợi. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển
mạnh. Nhà nước tăng cường đầu tư phát triển, các nguồn vốn vay, vốn viện trợ,
vốn hỗ trợ phát triển ODA và vốn đầu tư trực tiếp ồ ạt đổ vào Việt Nam. Kể từ
khi có Luật đầu tư nước ngoài, trải qua giai đoạn khởi đầu, tiếp cận thị trường
(1987 – 1990), hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu phát triển,
bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ từ 1991-1997. Đây cũng chính là thời
kỳ hình thành và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong
đó có Công ty Liên doanh VINATA.
Là một trong những liên doanh nước ngoài đầu tiên về xây dựng được
thành lập tại Việt Nam, VINATA đã chập chững những bước đi ban đầu và từng
bước chiếm lĩnh thị trường xây dựng mà chủ yếu là các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, đứng vững và vượt qua thời
kỳ khủng hoảng, VINATA đã ngày càng khẳng định uy tín và vị trí của mình
trong đội ngũ những nhà thầu xây dựng Việt Nam.
9
9
1.1.2.Quá trình phát triển của công ty
Trong thời kỳ đầu khi mới được thành lập đầy khó khăn thử thách do một

mặt cán bộ công nhân viên công ty chưa quen làm việc trong môi trường doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với hệ thống quản lý và công nghệ có thể nói là
khác nhiều so với các doanh nghiệp Việt Nam, mặt khác hàng rào ngôn ngữ,
phong tục tập quán hình thức quản lý và trình độ chuyên môn khác nhau cũng
gây không ít khó khăn trong quan hệ và ảnh hưởng tới hoạt động của VINATA.
Không có cách nào khác là VINATA phải tự hoàn thiện mình, củng cố lòng tin
và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài với cán bộ kỹ sư
VINATA và sự hợp tác mới bắt đầu thực sự có hiệu quả.
Cùng với sự phát triển bùng nổ của ngành xây dựng những năm 1995 -
1998, VINATA liên tiếp nhận được các công trình xây dựng lớn trên toàn quốc,
trong đó phải kể đến các công trình phía Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và các
Khu công nghiệp Tân Thuận, Biên Hoà và Amata (Đồng Nai), Phú Mỹ (Bà Rịa-
Vũng Tàu) các công trình phía Bắc như Nhà máy xi măng Chinfon (Hải
Phòng), Nhà máy ô tô VINDACO của hãng Daihatsu (Sóc Sơn - Hà Nội), Nhà
máy Toyota Motor Vietnam Đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là VINATA
được giao tổng thầu công trình xây dựng Nhà máy kính nổi VFG tại Quế Võ -
Bắc Ninh (1996-1997) với giá trị sản lượng rất lớn - trên 20 triệu USD, là công
trình lớn nhất từ trước tới nay mà VINATA nhận thầu. Đây là một công trình có
qui mô xây dựng lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao theo tiêu chuẩn nhà máy
công nghiệp của Nhật Bản, được VINATA thi công đảm bảo chất lượng cao theo
yêu cầu của Chủ đầu tư và hoàn thành bàn giao đúng tiến độ cho Chủ đầu tư.
Công trình này đã đánh dấu bước phát triển trong kỹ thuật thi công xây lắp, trình
độ quản lý dự án, quản lý thi công của đội ngũ cán bộ, kỹ sư VINATA còn rất
non trẻ.
10
10
Đặc biệt, VINATA đã để lại dấu ấn của mình trong những dự án quan
trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước như tham gia
thi công Công trình cải tạo và nâng cấp quốc lộ 5 (từ Km 0 đến Km 47 đạon Hà
Nội đến Hải Dương). Đây là một công trình được thi công theo tiêu chuẩn hiện

đại, áp dụng nhiều công nghệ kỹ thuật mới của Nhật Bản. Trong phạm vi phần
việc được giao, VINATA đã hoàn thành xuất sắc, góp phần vào việc đưa đường 5
vào sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực Đông Bắc của đất
nước.
Không chỉ chiếm lĩnh thị trường trên lĩnh vực xây lắp, việc thiết kế và
trang trí nội thất văn phòng làm việc cho các hãng nước ngoài cũng là một mảng
quan trọng được chú ý khai thác và VINATA cũng đã trở thành một nhà thầu có
uy tín. Nhiều văn phòng đại diện của các tập đoàn, công ty, ngân hàng tên tuổi
của thế giới và Việt Nam (như Fujibank, Fujitsu, Citybank, Vietcombank, Japan-
airline ) tại cả hai thành phố lớn Hồ Chí Minh và Hà Nội đều đã được VINATA
thiết kế và thi công đáp ứng đòi hỏi cao về kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng cao,
tiến độ và an toàn, đặc biệt công tác bảo hành chăm sóc khách hàng được thực
hiện tốt làm hài lòng các Chủ đầu tư.
Trong giai đoạn 1999 - 2000, cùng với các nước trong khu vực, Việt Nam
đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Hoạt
động đầu tư nước ngoài suy thoái, đầu tư nước ngoài trong xây dựng gần như
“đóng băng”, thị trường xây dựng nước ta bị thu hẹp - đặc biệt trong lĩnh vực
hoạt động của Công ty chủ yếu là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lại càng
khó khăn nghiêm trọng. Việc bảo đảm công ăn việc làm cũng như duy trì hoạt
động sản xuất kinh doanh là một thử thách hết sức to lớn đặt ra với lãnh đạo cũng
như toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty. Đảng uỷ và Ban lãnh đạo Công
ty đã quyết tâm, và cùng với nỗ lực của BCH Công đoàn và Đoàn thanh niên, đã
động viên toàn thể cán bộ công nhân viên công ty đồng tâm nhất trí, cùng trăn trở
11
11
bàn bạc tìm tòi mọi biện pháp để đưa Công ty vượt qua khó khăn, duy trì sản
xuất-kinh doanh và tiếp tục đi lên.
Từ năm 2001 - 2003, tuy đã ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhưng thị
trường xây dựng Việt Nam vẫn đang tiếp tục khó khăn, dẫn đến tình trạng cạnh
tranh quyết liệt và phá giá công trình, làm cho nhiều doanh nghiệp xây dựng lại

phải đương đầu với những thách thức mới. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo
Công ty đã sáng suốt xác định một sách lược cạnh tranh đúng đắn là bên cạnh
việc đẩy mạnh công tác marketting thì mấu chốt là phải bảo đảm chất lượng và
tiến độ công trình và giữ được lòng tin với khách hàng.
Lĩnh vực trang trí nội thất tiếp tục phát huy thế mạnh và năng động trong
công tác marketting với nhiều công trình của các khách hàng truyền thống cũng
như các khách hàng mới, trong đó khá nổi bật là các văn phòng của Đại sứ quán
Anh, Đại sứ quán Bỉ, Đại sứ quán Mỹ, Đại sứ quán Pháp, các hãng Japan -
Airline, LG, Samsung, Nissan-Techno, Vietcombank, Citibank, Prudential
chính vì vậy mà giá trị sản lượng kinh doanh của VINATA tăng lên đáng kể.
Đặc biệt, từ năm 2004 đến nay, sau giai đoạn khủng hoảng, đầu tư nước
ngoài đã tiếp tục trở lại Việt Nam. Công ty lại nhận thầu thi công được nhiều các
công trình của các nhà đầu tư lớn trên khắp cả nước, doanh thu của Công ty tăng
vọt so với trước đây : năm 2004 : trên 13 triệu USD; năm 2005 : gần 37 triệu
USD; các năm 2006/2007/2008 tăng vọt ; riêng năm 2008 đạt 105 triệu USD
(tương đương 1.850 tỷ đồng) cao nhất từ khi thành lập cho đến nay.
Hiện nay, với trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh, VINATA đang tích cực phát triển mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn
quốc. Khẩu hiệu của VINATA cũng giống như khẩu hiệu của Công ty mẹ
TAISEI " For a Lively World" (Vì một Thế giới Sống động) thể hiện cam kết của
Công ty trong việc đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội. Ngoài ra, biểu tượng
của VINATA là sự kết hợp những phần chính từ biểu tượng của hai công ty mẹ là
12
12
VINACONEX và TAISEI cũng có dụng ý thể hiện sự hài hoà với môi trường và
những nỗ lực của chúng tôi trong việc phát triển hoạt động xây dựng, mong
muốn được đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Việt Nam Các màu cam,
xanh biển và xanh lá cây của biểu tượng thể hiện một tương lai tươi sáng, công
nghệ tiên tiến và sự phong phú của môi trường tự nhiên.
Bởi lẽ VINATA đã và đang phát triển với những tư duy chiến lược như

vậy, VINATA ngày càng khẳng định vị trí trước các đối thủ cạnh tranh khác bằng
việc phát triển và áp dụng các biện pháp công nghệ xây dựng tiên tiến, điều đó
cho phép VINATA ngày càng làm hài lòng khách hàng và đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
Sau gần 20 năm thành lập, trải qua những thăng trầm và những bước
chuyển mình để tồn tại và phát triển, ngày nay VINATA được biết đến là một
liên doanh xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả tại Việt
Nam, được hai bên đối tác tin tưởng, các nhà đầu tư nước ngoài biết đến thương
hiệu và tìm đến giao việc. VINATA từng bước đã khẳng định mình trên thị
trường và được xem như một địa chỉ tin cậy là cầu nối cho những nhà đầu tư
nước ngoài muốn xây dựng nhà máy của họ tại Việt Nam.
1.2. Cơ cấu tổ chức và các nguồn lực của công ty VINATA
1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu bộ phận lãnh đạo cao nhất là Hội đồng quản trị, có 6 thành viên,
trong đó 4 người của Taisei và 2 người của Vinaconex tham gia. Chủ tịch HĐQT
là người của Taisei chỉ định và Phó Chủ tịch HĐQT là người của Vinaconex chỉ
định.
Ban giám đốc có Tổng giám đốc và hai Phó TGĐ. Theo Điều lệ của Công
ty, TGĐ do Taisei cử, Phó TGĐ thứ nhất do VINACONEX cử. Tổng GĐ và
PTGĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT về các hoạt động kinh doanh hàng ngày của
13
13
Công ty. Các vị trí Giám đốc Tài chính/Kế toán trưởng, Nhân sự, Thiết kế, Đấu
thầu, Quản lý dự án đều do người Việt Nam đảm nhiệm
- Các phòng ban:
+ Phòng Tài chính Kế toán;
+ Phòng Tổ chức Hành chính;
+ Phòng Xây dựng;
+ Phòng Quản lý dự án ;
+ Phòng Kỹ thuật ;

+ Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh.
- Cơ cấu lao động: Tổng số lao động trong biên chế là 330 người.
Trong đó khu vực miền Bắc có 270 người và Chi nhánh phía Nam có 60 người.
Các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức đoàn thể được thành lập và hoạt
động trực thuộc Tổng công ty VINACONEX như Đảng bộ có 70 đảng viên;
Đoàn thanh niên; Công đoàn; Ban nữ công
1.2.2. Các nguồn lực của công ty
Các nguồn lực của Công ty hiện nay được phân bổ tương đối hợp lý và
được tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Với các nguồn lực này, nếu như Công ty có thể sử dụng một cách hiệu quả cao
sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho quá trình kinh doanh. Cụ thể đó là:
- Nguồn lực về hiệu quả kinh doanh các sản phẩm nội địa là thế mạnh
trong công tác hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Kinh doanh nguyên vật liệu
xây dựng và kinh doanh dịch vụ là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận
cao cho công ty.
- Nguồn lực hiện tại đó chính là thế mạnh về nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp. Thực tế, Công ty không chỉ có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong
lĩnh vực xây dựng, mà còn có đội ngũ cán bộ trẻ năng động và sáng tạo nên tạo
14
14
rất nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì yếu tố con
người là yếu tố quan trọng nhất và không thể thiếu để tạo nên thành công của
công ty.
- Nguồn lực không thể không nhắc đến trong công ty còn là nguồn lực về
thị trường cung cấp sản phẩm cho các đối tác. Một trong những lĩnh vực hoạt
động của công ty là cũng cấp thiết bị, kỹ thuật thi công. Trong giai đoạn hiện nay,
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như hạ tầng cơ sở để phát triển kinh tế
đang là vấn đề được quan tâm và đầu tư một cách đồng bộ từ cả Nhà nước cũng
như các doanh nghiệp. Vì vậy tiềm năng nguồn lực này sẽ còn tiếp tục phát triển
và mở rộng hơn nữa trong tương lai.

- Nguồn lực về tài sản và nguồn vốn tài chính là một trong những nguồn
lực quan trọng nhất đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói
chung và công ty VINATA nói riêng. Tài sản và nguồn vốn của công ty thay đổi
đáng kể qua các năm hoạt động, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2007-2010
Đơn vị: USD
Năm 2008 2009 2010
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn
B. Tài sản dài hạn
30.380.709,79
29.161.684,80
1.219.024,99
11.988.986,50
10.398.234,85
1.590.751,65
15.032.105,44
13.417.804,54
1.614.300,90
NGUỒN VỐN
A- Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B- Vốn chủ sở hữu
30.380.709,79
21.840.373,18
21.784.220,83
56.152,35
8.540.336,61
11.988.986,5

4.973.810,48
4.934.713,98
39.096,58
7.015.176,02
15.032.105,4
8.264.533,76
8.227.803,72
36.730,04
6.767.571,68
Nguồn:Báo cáo tài chính các năm từ 2007 đến 2010 của công ty VINATA
15
15
Qua số liệu của các thời điểm khác nhau ta có thể thấy được các biến động
về tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những đánh giá
nhận xét về một góc độ nào đó về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để tiến
hành sản xuất kinh doanh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động, phân
phối và sử dụng khối lượng tài sản và nguồn vốn một cách hợp lý.
Nhìn vào số liệu bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010 và 2009 ta có
thể thấy tài sản và nguồn vốn năm 2009 là 11.988.986,50 USD giảm đáng kể so
với 2008 là 30.380.709,79 USD (giảm 60,54%) cho thấy trong năm 2009 công ty
không mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh. Nhưng năm 2010 tài sản và
nguồn vốn lại tăng 25,38% tương ứng với 3.043.118,94 USD so với 2009.
- Tài sản: Năm 2009 tài sản của công ty giảm 25,38% so với năm 2008.
Trong đó Tài sản ngắn hạn giảm 18.763.449,95 USD do tiền và các khoản tương
đương tiền giảm 18,03%, điều này làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm
đi đáng kể. Tiếp đó là các khoản phải thu trừ các khoản phải thu khác, đều giảm,
tức là mức độ rủi ro thu hồi vốn của công ty đã giảm đáng kể, đã thu hồi được
khá nhiều những khoản nợ từ khách hàng và các đối tác xây dựng. Hàng tồn kho
năm 2009 giảm 1.058.114,47 USD tức là giảm 77,56% so với 2008. Điều này
chứng tỏ tốc độ chu chuyển vốn lưu động tăng, làm cho hiệu quả sử dụng vốn của

công ty tăng.
Về phần tài sản dài hạn thì năm 2009 có phần tài sản dài hạn là
1.590.751,65 USD, tăng 30,49% so với 2008. Hầu hết cá khoản mục trong tài sản
dài hạn của năm 2009 đều tăng trừ tài sản cố định giảm nhẹ. Cho thấy công ty rất
chú trọng trong đầu tư máy móc thiết bị, tài sản cố định của công ty chủ yếu là
nhà văn phòng, trang thiết bị cho văn phòng, các thiết bị cho công tác xây dựng
Nếu năm 2009 tài sản của công ty giảm so với 2008 thì năm 2010 tài sản
và nguồn vốn lại tăng 25,38% so với 2009. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng
16
16
3.019.569,69 USD ứng với 29,03% so với 2009. Tiền và các khoản tương đương
tiền tăng 3.480.956,10 USD làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Các
khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ (0,0043%), đồng thời hàng tồn kho cũng tăng
379.949,95 USD tạo cơ hội cho doanh thu của công ty tăng nhưng kèn theo đó là
rủi ro thu hồi vốn của công ty cũng tăng. Phần tài sản dài hạn của công ty năm
2010 cũng tăng 1,48% so với năm 2009.
- Nguồn vốn: Có thể phân tích tình hình nguồn vốn của công ty thông qua
một số chỉ tiêu như Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu/Nguồn vốn hay Hệ số nợ
Công thức tính:
+ Tỷ trọng VCSH/NV: (VCSH/NV)*100%
+ Hệ số Nợ: (NPT/NV)*100%
Có thể thấy được cụ thể cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng sau:
Bảng 1.2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tỷ trọng VCSH/NV 28,11 58,51 45,02
Hệ số Nợ 71,89 41,49 54,98
Nguồn:Báo cáo tài chình các năm từ 2007 đến 2010 của công ty VINATA
Nợ phải trả tăng sẽ cho thấy khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
cũng như việc tận dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt

động sản xuất kinh doanh. Tuy vậy khi nợ phải trả cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới
khả năng tự chủ tài chính của công ty. Năm 2009 nợ phải trả của công ty là
4.973.810,48 USD, giảm 77,23% so với năm 2008 nhưng năm 2010 nợ phải trả
của công ty lại tăng lên thành 8.264.533,76 USD, tức là tăng 57,55% so với 2009.
Đồng thời xét đến hệ số nợ của công ty. Nếu năm 2008 hệ số nợ của công ty
17
17
chiếm 71,89% trong tổng nguốn vốn của công ty thì hệ số này năm 2009 đã giảm
xuống còn 41,49%, năm 2010 có tăng lên 54,98% do công ty có mở rộng sản
xuất kinh doanh nên cần số lượng vốn lớn hơn. Hệ số hợ giảm đồng nghĩa với
việc tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn sẽ tăng. Điều này cho thấy
công ty đã dần quan tâm, có sự tụ chủ tài chính tốt hơn và có chính sách hợp lý
hơn để xây dựng và phát triển công ty.
Từ những vấn đề trên có thể thấy là nguồn lực về tài sản và nguồn vốn này
sẽ tiếp tục được phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo. Từ đó, cải thiện và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty và các phòng ban
1.3.1. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty VINATAlà liên doanh giữa Tổng Công Ty Xuất nhập khẩu xây
dựng Việt Nam - VINACONEX và TAISEI - tập đoàn xây dựng hàng đầu của
Nhật Bản, VINATA có chức năng chuyên thi công những công trình dân dụng,
nhà máy công nghiệp, tư vấn và trang trí nội thất cho các đại sứ quán, văn phòng
đại diện các công ty nước ngoài tại Việt Nam; Nhận thầu các công trình trong
nước có yêu cầu kỹ thuật cao hoặc chất lượng đặc biệt; Cung cấp các dịch vụ
giám sát và tư vấn xây dựng, các dịch vụ thiết kế và tư ấn thiết kế xây dựng. các
dịch vụ kỹ thuật và cho thuê máy móc xây dựng Sau hơn 10 năm hoạt động
VINATA đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường xây dựng
Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.
Với đội ngũ nhân viên giỏi, công nhân lành nghề, công nghệ xây dựng tiên

tiến, VINATA đã thực hiện thành công nhiều dự án lớn trên phạm vi toàn quốc,
trở thành nhà thầu có uy tín trong lĩnh vực xây dựng và trang trí nội thất. Hàng
loạt các nhà máy có tên tuổi như TOYOTA, Kính nổi Việt Nam, Mitsubishi,
18
18
TOTO trong các KCN Thăng Long, Nội Bài (Hà Nội), Nomura (Hải Phòng),
Biên Hoà và Amata (Đồng Nai), Tân Thuận (TP HCM), các Đại sứ quán Bỉ, sứ
quán Anh, sứ quán Mỹ, văn phòng Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, Ngân hàng
Citibank, Ngân hàng Mizuho, Văn phòng LG, Samsung tại các cao ốc hiện đại
ở Hà Nội và TP HCM đã chứng minh điều đó.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Có thể thấy là công ty tuy là công ty chưa lớn nhưng quy mô công ty cũng
khá cơ bản và đang dần hoàn thiện trong những năm tới. Tuy nhiên các ban cũng
phân công rõ ràng nhiệm vụ của chính mình dẫn đến việc thực hiện công việc
tránh được hiện tượng chồng chéo. Mỗi người có một nhiệm vụ riêng biệt, tuy
chưa rõ ràng nhưng cũng se dần hoàn thiện các tổ chức cùng với quy mô của
công ty.
1.3.2.1 Ban giám đốc
- Tổng giám đốc: là người đại diện về pháp nhân của công ty, có quyền điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty, là người chịu trách
nhiệm trước tổng công ty và nhà nước. Tổng giám đốc do hội đồng quản trị bổ
nhiệm và miễn nhiệm. Tổng giám đốc có nhiệm vụ nhận vốn, đất đai, tài nguyên
và các nguồn lực khác do Tổng Công Ty giao để quản lý và sử dụng theo nhiệm
vụ được giao.
- Phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất
và kinh doanh của công ty, được ủy quyền thay mặt Tổng giám đốc giải quyết
các công việc khi Tổng giám đốc vắng mặt , chịu trách nhiệm trước pháp luật và
Tổng giám đốc ủy quyền đàm phán và kí kết một số hợp đồng kinh tế với khách
hàng trong và ngoài nước , trực tiếp quản lý các phòng: phòng kế hoạch, các xí
nghiệp của công ty, phòng kinh doanh, phòng quản lý, đại diện cho người lao

động về chất lượng
19
19
- Giám đốc điều hành: giúp tổng giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất
của công ty , chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và các công việc được giao.
Giám đốc điều hành trực tiếp quản lý các phòng: phòng tài chính kế toán, các
phân xưởng phụ trợ, các xí nghiệp địa phương, phòng kho vận, trường đào tạo và
đại diện cho người lao động về môi trường an toàn lao động.
1.3.2.2 Các phòng ban chính
- Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ ghi chép , xử lý và phân tích các
dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , quản lý nguyên vật liệu
nhập vào, xuất ra , tính toán các khoản lương cho cán bộ công nhân viên, tính
toán các khoản phải nộp cho Nhà Nước. Phòng tài chính kề toán còn tham gia
tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiền vốn, các quy định về chỉ tiêu tiền mặt, chuyển
khoản của các khâu trong công ty, xây dựng và trình Tổng giám đốc ban hành
những quy định về ghi chép sổ sách các số liệu ban đầu, các quy định về hạch
toán kế toán ở các đơn vị
- Phòng Tổ chức hành chính: là đơn vị tổng hợp vừa có chức năng giải
quyết về nghiệp vụ quản lý sản xuất kinh doanh vừa phục vụ về hành chính và xã
hội, tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về các công tác cán bộ lao động ,
tiền lương, hành chính, quản trị , y tế nhà trẻ, bảo vệ quân sự và các hoạt động
xã hội của công ty.
- Phòng xây dựng: Tham mưu cho Tổng giám đốc và thực hiện các lĩnh
vực: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện các dự án đầu tư
trong phạm vi toàn Tổng công ty; xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
hàng năm và dài hạn; xây dựng các dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế dự toán các hạng
mục, công trình trên cơ sở kế hoạch đầu tư được phê duyệt; Triển khai tổ chức
thực hiện các dự án đầu tư, các hạng mục công trình, thuyết kế; Tổ chức nghiệm
thu, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán công trình.
- Phòng kỹ thuật: Có chức năng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống máy móc

20
20
của công ty hoạt động tốt để duy trì và nâng cao năng suất sản xuất của công ty,
chịu trách nhiệm về hoạch định các định mức nguyên vật liệu cho sản xuất sản
phẩm, các yêu cầu kỹ thuật sản phẩm, định mức lao động cho công nhân kỹ thuật
và các xí nghiệp trên khía cạnh an toàn sản xuất, an toàn lao động, nghiên cứu và
bảo dưỡng thiểt bị máy móc, đào tạo bồi dưỡng tay nghề… Đây là bộ phận hết
sức quan trọng trong công ty vì nếu hệ thống máy móc của công ty không hoạt
động tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, bộ phận này
cũng có trách nhiệm đảm bảo các thông tin cho công ty được cập nhật liên tục để
công ty hoạt động có hiệu quả, đảm bảo liên lạc giữa các phòng ban được thông
suốt.
- Phòng quản lý dự án:Phòng Quản lý dự án là phòng chuyên môn có chức
năng tham mưu giúp việc cho Lãnh đạo Công ty trong quản lý, điều hành về các
lĩnh vực:Triển khai thực hiện dự án;Công tác nghiên cứu tiếp thị, khảo sát và tìm
kiếm các đối tác hợp tác đầu tư; Xây dựng các hệ thống quản lý: ISO, môi
trường, an toàn lao động
Mối quan hệ giữa các phòng ban: Các phòng ban trong công ty được kết
nối với nhau thông qua mạng internet và mạng điện thoại trong nội bộ công ty.
Giữa các bộ phận có thể liên lạc với nhau nhanh chóng và thuận tiện bằng cách
gửi email hoặc gọi điện. Mỗi nhân viên ở các phòng ban đều có 1 máy vi tính và
1 điện thoại bàn phục vụ cho quá trình làm việc.
21
21
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY VINATA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
VINATA trong thời gian qua
2.1.1. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của công ty VINATA
"Đối với một thế giới sống động" là khẩu hiệu, Công ty THHH quốc tế liên

doanh VINATA, như mẹ Tổng công ty Taisei, muốn thể hiện cam kết của mình
để góp phần vào sự phát triển thịnh vượng của xã hội. Điều này cũng đồng nghĩa
với thực tế rằng VINATA đã khẳng định được vị trí và thương hiệu của mình
trong thị trường xây dựng Việt Nam trên cơ sở phát triển ổn định. VINATA được
thành lập vào tháng 6 năm 1993 là một liên doanh giữa VINACONEX và Taisei
CÔNG TY CỔ PHẦN (một nhà thầu hàng đầu Nhật Bản), kế thừa những ưu
điểm của thương hiệu, kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và kỹ thuật hiện đại.
Sự lựa chọn cho lĩnh vực công nghệ mới, có nhiều ưu điểm như: chất lượng kiểm
soát tốt, thi công đơn giản và nhanh, tiết kiệm chi phí, nhân công, ít phụ thuộc
vào thời tiết Những lợi thế này đã được áp dụng trong xây dựng dân dụng và
công nghiệp, thiết kế, dự án nội thất, tạo ra một thương hiệu có uy tín của
VINATA.
Đặc biệt lợi thế do công nghệ hiện đại là lợi thế đặc biệt quan trọng dẫn
đến thành công của công ty VINATA ngay từ khi công ty bắt đầu đi vào hoạt
động. Hiện nay, VINATA đã và đang ứng dụng một số công nghệ tiên tiến, hiện
đại trong thi công xây dựng được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Một số công nghệ tiên tiến, hiện đại đang được ứng dụng trong thi
công xây dựng của VINATA
22
22
Tên công nghệ Ứng dụng
Công nghệ coppha trượt
Trượt lõi nhà cao tầng, trượt ống silo,
ống khói
Biện pháp thi công bán topdown Thi công tầng hầm nhà cao tầng
Công nghệ thi công coppha tự hành toàn
tiết kiệm
Thi công vỏ bê tông đường hầm
Công nghệ ván khuôn leo và ván khuôn
trượt bề mặt cong

Thi công đập tràn và mũi phun công
trình thủy điện
Phương pháp nâng vật nặng trong thi
công xây lắp cùng với hệ thống ván
khuôn trượt
Thi công silo và nhà cao tầng có chiều
cao lớn và mặt bằng hẹp
Công nghệ coppha định hình tấm lớn Thi công lõi thang máy
Công nghệ thi công tường vây bằng cọc
bê tông cốt thép tiền chế ứng lực trước
Thi công tầng hầm nhà cao tầng
Nguồn: />Bằng nỗ lực của mình trong quá trình xây dựng và trưởng thành, đến nay
thương hiệu VINATA đã được khẳng định là địa chỉ tin cậy đối với các nhà đầu
tư trong nước và nước ngoài. Để ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của mình
trong thị trường xây dựng, VINATA không ngừng đầu tư nâng cao năng lực máy
móc thiết bị thi công, mạnh dạn nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong
xây dựng, với giàn thiết bị hùng hậu, trong đó có những thiết bị hiện đại như
công nghệ đúc hẫng dùng cho thi công cầu, công nghệ đổ bê tông cốt pha trượt
23
23
dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, công nghệ bê tông dự ứng lực
dùng cho các cấu kiện đòi hỏi cường độ cao, công nghệ tự động hóa và đội ngũ
cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân viên có trình độ chuyên môn, kiến thức
chuyên sâu, giàu kinh nghiệm
Hầu hết các công trình do VINATA thi công đều hoàn thành trong thời
gian ngắn, dưới 1 năm và đảm bảo chất lượng công trình. Như dự án xây
dựngNhà máy EPE Marumitsu VN - Giai đoạn 2 thuộc KCN Quang Minh - Vĩnh
Phúc, với diện tích 24.679 m2, khởi công vào tháng 08 năm 2009 đã hoàn thành
vào tháng 03 năm 2010. Hay dự án xây dựng Nhà máy CHIYODA INTEGRE
Việt Nam - Giai đoạn 2 thuộc KCN Thăng Long - Đông Anh - Hà nội, tiến hành

khởi công vào tháng 05 năm 2009 đã với diện tích mặt sàn là 2.560 m2, đã hoàn
thành chỉ trong 5 tháng và chính thức khánh thành vào tháng 10 năm 2009. Đặc
biệt như dự án xây dựng Nhà máy Sumitomo Bakelite thuộc KCN Thăng Long -
Đông Anh - Hà nội với diện tích 18.000 m2 đã được VINATA hoàn thành trong
4 tháng, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2009.
Số lượng công trình thực hiện trong năm 2009 và hoàn thành vào năm
2010 tăng đột biến tăng đột biến lên cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.Hành
trình hơn 19 năm xây dựng và phát triển - VINATA - Với đội ngũ cán bộ công
nhân viên và kỹ sư tận tâm và giỏi nghề, đặc biệt là Ban Lãnh đạo năng lực, có
tầm nhìn và vô cùng tâm huyết của mình đã xây dựng thành công nhiều công
trình tầm vóc, tên tuổi lớn của đất nước. VINATA đã thực hiện nhiều dự án lớn
trong các khu công nghiệp như KCN Thăng Long , KCN Nội Bài, KCN Nomura
Hải Phòng, KCN Tân Trường Hải Dương, KCN Quế Võ - Bắc Ninh Các công
trình cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.2: Một số dự án xây dựng công trình đã thực hiện của công ty
VINATA năm 2005-2011
24
24
Công trình Địa điểm
Thời gian thi
công
Nhà máy EPE Marumitsu VN -
Giai đoạn 2
KCN Quang Minh - Vĩnh
Phúc
08.2009 -
03.2010
Nhà máy NICHIAS HP No.3 KCN Nomura - Hải phòng
05.2009 -
07.2010

Nhà máy IRISO Electronics Việt
Nam
KCN Tân Trường - Cẩm
Giàng - Hải Dương
05.2009 -
01.2010
Nhà máy Sumitomo Bakelite
KCN Thăng Long - Đông
Anh - Hà nội
04.2009 -
08.2010
Nhà máy TOYOTA Motor Việt
Nam
KCN Phúc Yên, Vĩnh Phúc
04.2008 -
07.2009
Nhà máy CANON Việt Nam 07B
Quế Võ
KCN Quế Võ - Bắc Ninh
12.2007 -
08.2008
Nhà máy CHIYODA INTEGRE
Việt Nam - Giai đoạn 2
KCN Thăng Long - Đông
Anh - Hà nội
05.2008 -
10.2009
Nhà máy SUMITOMO
ELECTRIC
KCN Tiên Sơn, Bắc

Ninh
10.200
6 - 03.2007
Nhà máy MITSUWA
KCN Quế Võ - Bắc
Ninh
03.200
6 - 08.2006
Nhà máy SANYO DI Solutions
Việt Nam
KCN Biên Hoà 2
08.200
5 - 04.2006
Nguồn: />25
25

×