Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.99 KB, 22 trang )

 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN SAU ĐẠI HỌC
***
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI 5 :
“ Thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải Dương”
Nhóm học viên thực hiện: Nhóm 5 - Lớp: CH 20HD
4.

GV hướng dẫn: TS. ĐỖ THỊ HƯƠNG
HẢI DƯƠNG NĂM 2012
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
1
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………… 4
NỘI DUNG ………………………………………………………………… 5
Chương 1: THỰC TRẠNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI
DƯƠNG …………
5
1.1. Sự ra đời và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương 5
1.2. Đánh giá những tác động của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương
9
Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TẠI HẢI DƯƠNG
14
2.1. Hoàn thiện công tác dự báo và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp 14


2.2. Chủ động kêu gọi dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nâng cao chất
lượng đánh giá và thẩm định các dự án khu công nghiệp
15
2.3. Giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người có đất bị thu
hồi để phát triển khu công nghiệp
16
2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp 17
2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực đầu tư phát triển khu công
nghiệp 18
2.6. Tăng cường hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi
trường trong các khu công nghiệp 19
KẾT LUẬN
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
PHỤ LỤC 22
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
2
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI TIỂU LUẬN
CCN : Cụm công nghiệp
CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CTCP : Công ty cổ phần
KCN : Khu công nghiệp
KCNC : Khu công nghệ cao
KCX : Khu chế xuất
KH – CN : Khoa học – công nghệ
KT- XH : Kinh tế -xã hội
NĐ : Nghị định
NQ : Nghị quyết
TU : Tỉnh uỷ

UBND : Uỷ ban nhân dân
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
3
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
LỜI MỞ ĐẦU
- Phát triển khu công nghiệp là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư
thúc đẩy công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đồng thời tạo điều kiện
bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm phát triển bền vững. Ở nước ta, năm 1991, Đảng và
Nhà nước có chủ trương triển khai thí điểm việc thực hiện giải pháp quan trọng này. Từ đó
đến nay, cả nước đã có gần 200 trăm khu công nghiệp với các quy mô, loại hình được
phân bổ hầu khắp các tỉnh, thành phố. Sự phát triển các khu công nghiệp đã góp phần to
lớn vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Hải Dương là tỉnh mới được tái lập từ 1/1/1997, thuộc một trong tám tỉnh của
vùng kinh tế trọng điểm ở đồng bằng Bắc bộ với hệ thống giao thông thủy, bộ, đường sắt
thuận lợi. Hải Dương trở thành địa bàn cung cấp hàng hóa quan trọng đồng thời tham gia
trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển với các tỉnh và thành phố lớn ở phía Bắc.
Trong tương lai, Hải Dương là trọng điểm thu hút, phát triển công nghiệp, du lịch thương
mại và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng. Trong xu thế phát triển chung của cả
nước, tỉnh Hải Dương đã có 10 khu công nghiệp với diện tích 3.915 ha (chiếm gần 4%
diện tích đất nông nghiệp). Sự phát triển khu công nghiệp ở Hải Dương trong thời gian
qua đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút vốn và công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lý tiến bộ của nhiều nước trên thế giới. Đồng thời, sự phát triển khu công
nghiệp đã tạo điều kiện cho sự ra đời các khu đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư.
Tuy nhiên, trong 17 năm qua, sự phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương đã bộc
lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm, thu nhập của
người dân mất đất, sự quá tải của hệ thống kết cấu hạ tầng Những bất cập đó đang là lực
cản cho việc phát huy vai trò của các khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn, gây ra những bức xúc trong xã hội.
Nhằm góp phần vào giải quyết những bức xúc này, nhóm 5 chúng tôi đã được

phân đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dương”
để nghiên cứu làm Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế. Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa
về mặt lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp bách không chỉ đối với tỉnh Hải Dương mà
còn đối với cả nước.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
4
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
NỘI DUNG
Chương 1
THỰC TRẠNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HẢI DƯƠNG
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chủ trương phát triển các khu công
nghiệp của tỉnh Hải Dương.
Trước khi tái lập, Hải Dương là tỉnh nông nghiệp. Nền kinh tế của tỉnh trong tình
trạng kém phát triển, kết cấu hạ tầng yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, vốn đầu
tư thiếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm chạp, thu nhập bình quân đầu người thấp.
Bảng 1 : Cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Hải Dương giai đoạn 1995-2000.
Đơn vị tính: %
Năm Công nghiệp - xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ
1995 34,94 40,62 24,44
1997 35,23 34,15 30,62
2000 37,20 34,80 28,00
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2000.
Nhằm phát triển công nghiệp, Hải Dương sớm có chủ trương quy hoạch phát triển
các vùng công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu và quy hoạch phát triển đồng bộ các
KCN tập trung quản lý theo Nghị định 36/CP của Chính phủ. Năm 2001, UBND tỉnh phê
duyệt "Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2010" và phê
duyệt Đề án “Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tỉnh giai đoạn 2001-2005”
đồng thời thành lập và giao cho Ban quản lý các KCN tỉnh làm đầu mối để triển khai thực
hiện đề án.

Ngày 17/7/2002, UBND tỉnh ra Quyết định số 3149/2002/QĐ - UB ban hành quy định về
ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh đã quy định các ưu đãi về
giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất, ưu đãi về thuế thu nhập, ưu đãi về vay vốn, về đầu tư các
công trình hạ tầng KCN, về thủ tục hành chính. Ngày 3/4/2003 UBND tỉnh lại có Quyết định số
920/2003/QĐUB ban hành quy định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và
làng nghề trên địa bàn tỉnh cùng với những nội dung ưu đãi như trên.
Quy hoạch thành phố Hải Dương trở thành khu đô thị loại 1 vào năm 2017, cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
5
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trên địa bàn của từng giai đoạn, điều kiện
phát trển KT - XH của các vùng, vị trí địa lý, khả năng thu hút đầu tư, dự kiến bổ sung
quy hoạch đầu tư xây dựng các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và 2020 như sau:
Bảng 2: Các khu công nghiệp phát triển giai đoạn 2010 – 2020
Đơn vị tính: ha
TT
Tên khu công nghiệp
Diện tích đất
KCN đã được
thành lập
Diện tích
quy hoạch
đến năm
2010
Diện tích quy
hoạch đến năm
2015 - > 2020
Tổng
diện tích

A. KCN đã thành lập
1 KCN Đại An 603,82 - - 603,82
2 KCN Nam Sách 63,93 - - 63,93
3 KCN Phúc Điền 87,00 250 - 87,00
4 KCN Tân Trường 199,30 200 - 199,30
5 KCN Việt Hòa – Kenmark 46,40 - 90 46,40
6 KCN Phú Thái 72,00 - - 72,00
7 KCN Tàu Thủy – Lai Vu 212,89 - - 212,89
8 KCN Cộng Hòa 357,03 - - 357,03
9 KCN Cẩm Điền và Lương Điền - 183,9 - 183,9
10 KCN Lai Cách - 132,4 - 132,4
B. KCN đưa vào quy hoạch
1 KCN Quốc Tuấn và An Bình 300 200 500
2 KCN Kim Thành 200 100 300
3 KCN Lương Điền–Ngọc Liên 200 100 300
4 KCN Bình Giang 200 100 300
5 KCN Hiệp Sơn, Kinh Môn 150 - 150
6 KCN Thanh Hà - 200 200
7 KCN Hoàng Diệu - 300 300
8 KCN Hưng Đạo - 200 200
Tổng số 1.642,37 1.816,3 1.290 4.748,67
Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 2006-
2020.
1.1.2. Tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương
từ năm 1991 đến nay
Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép thành lập đến năm 2015 và
định hướng đến năm 2020 là 17 KCN tập trung, với diện tích quy hoạch 3.607 ha, trong
đó có 10 KCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN với diện tích đất quy hoạch
2.087 ha (trong đó diện tích đạt quy hoạch xây dựng các nhà máy công nghiệp là 1.393
ha) bao gồm các KCN sau: KCN Nam Sách, KCN Đại An, KCN Phúc Điền, KCN Tân

Trường, KCN Việt Hòa - Kenmark, KCN Tàu Thủy - Lai Vu, KCN Phú Thái, KCN Cộng
Hoà, KCN Lai Cách, KCN Cẩm Điền - Lương Điền.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
6
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Trong 10 KCN đang đầu tư xây dựng có 8 KCN do nhà đầu tư trong nước đầu tư
xây dựng hạ tầng, 1 KCN do nhà đầu tư nước ngoài xây dựng (khu công nghiệp Việt Hòa
- Kenmark), 1 KCN do nhà đầu tư trong nước liên doanh với nước ngoài xây dựng (KCN
Cẩm Điền - Lương Điền).
- KCN Đại An: Là một trong những KCN đầu tiên tại tỉnh Hải Dương được Thủ
tướng Chính Phủ cho phép thành lập theo Văn bản số 317/CP- CN ngày 21/3/2003. KCN
Đại An có quy mô diện tích 664 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 1300 tỷ đồng. Trong đó
diện tích khu I là 193,22 ha (174,22 ha đất KCN và 19 ha đất khu dân cư phục vụ công
nghiệp). Từ tháng 8 năm 2003 KCN đã sẵn sàng cho thuê đất để xây dựng nhà xưởng và
đầu tư sản xuất kinh doanh. Năm 2007 KCN Đại An đã mở rộng khu II là 474 ha, trong đó
diện tích đất công nghiệp là 403 ha, diện tích đất khu dân cư là 71 ha…
- KCN Phúc Điền: Được thành lập theo quyết định số 1305/2003/QĐ-UB ngày
8/5/2003 của UBND tỉnh Hải Dương. Địa điểm tại xã Cẩm Phúc và xã Cẩm Điền, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 170 ha.
Về hạ tầng kỹ thuật, nguồn điện cấp cho KCN được lấy từ đường dây 110KV tới
trạm biến áp tổng với công suất 110/35KV. Nguồn nước cung cấp cho KCN được lấy từ
nguồn nước sạch của Nhà máy nước Cẩm Giàng với công suất 4400m
3
/ngày đêm.
Các ngành nghề đầu tư trong KCN: Gia công cơ khí, lắp ráp và điện tử, chế biến
thực phẩm và sản xuất nông nghiệp, dệt, may và sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ truyền thống của địa phương và một số ngành nghề khác.
- KCN Nam Sách: Được thành lập theo văn bản số 18/CP-CN ngày 7/1/2003 của Thủ
tướng Chính phủ và Quyết định số 539/2003/QĐ-UB ngày 27/02/2003 của UBND tỉnh Hải
Dương. Tổng diện tích KCN là 63 ha, địa điểm tại xã Ái Quốc và Nam Đồng, huyện Nam

Sách. Tổng vốn mức đầu tư là 86,629 tỷ đồng. Thời gian hoạt động 50 năm, kể từ năm 2003.
Diện tích đã cho thuê tính đến 15/03/2004 là 63 ha (chiếm tỷ lệ 100%).
Các ngành nghề đầu tư trong KCN gồm: may mặc, dệt, da giầy, bao bì, giấy, chế
biến nông, lâm sản và các ngành nghề khác.
- KCN Tân Trường: Được thành lập theo Văn bản số 214/TTg - CN của Thủ tướng
Chính phủ ngày 20/3/2003 và Quyết định số 1454 /QĐ - UBND của UBND ngày
1/4/2005. Tổng diện tích là 199,3 ha (diện tích chưa mở rộng là 131,7 ha). Chủ đầu tư là
Công ty TNHH Nam Quang. Tổng số vốn đã thực hiện là 147.664.484 USD (tương đương
với 2543,63 tỷ đồng). Tỷ lệ lấp đầy trong KCN là 100%.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
7
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Như vậy, tổng diện tích các KCN trên địa bàn tỉnh là 1.898,47 ha (trước đây là
1.153,59 ha), trong đó diện tích đất đã sử dụng là 819,71 ha.
Ngày 22-1-2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chấp thuận bổ sung
10 KCN của Hải Dương vào Danh mục các KCN dự kiến mở rộng và ưu tiên thành lập mới
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Bảng 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN
Chỉ tiêu ĐVT

số
Năm 2006
21 DN
Năm 2007
53 DN
Năm 2008
73 DN
A B C 1 2 3
I. Vốn đầu tư (01=02+09) USD 01 94.436.325 225.946.358 237.988.644
1. Vốn pháp định: (02=03+06) USD 02 86.073.651 132.749.576 120.718.073

a. Bên Việt Nam góp
(03=04+05)
USD 03 2.702.711 1.017.496 1.471.299
- Bằng tiền mặt USD 04 1.219.250 480.000 764.399
- Giá trị quyền sử dụng đất, các
nguồn tài nguyên, giá trị quyền
sử dụng mặt nước, mặt biển
USD 05 1.003.461 537.496 706.900
b. Bên nước ngoài góp
(06=07+08)
USD 06 83.370.940 131.732.080 119.246.774
- Tiền mặt USD 07 81.507.856 127.356.731 62.837.322
- Máy móc, thiết bị USD 08 1.863.084 4.375.349 56.409.452
2. Vốn vay: (09=10+11) USD 09 8.362.674 93.196.783 117.270.571
- Vay trong nước USD 10 8.720.283 53.311.057 47.115.953
- Vay từ nước ngoài USD 11 464.148 39.885.726 70.154.618
II. Lao động có đến cuối tháng
báo cáo (12=13+14)
Người 12 8.996 18.711 33.491
1. Lao động Việt Nam Người 13 8.674 18.473 32.899
2. Lao động nước ngoài Người 14 318 238 383
III. Giá trị hàng nhập khẩu
(15=16+17)
USD 15 95.863.325 185.678.484 504.933.752
- Nhập khẩu để XDCB hình thành
doanh nghiệp
USD 16 15.681.208 45.329.243 74.301.601
- Nhập khẩu để sản xuất, kinh
doanh
USD 17 80.182.117 140.349.241 430.632.150

IV. Doanh thu (18=19+20+21) USD 18 103.562.430 189.091.960 716.882.248
- Xuất khẩu USD 19 90.363.569 160.130.027 502.806.982
- Nội tiêu thu ngoại tệ USD 20 13.198.861 28.178.146 108.652.703
- Nội tiêu thu tiền Việt Nam, quy
đổi ra USD
USD 21 0 783.788 5.422.563
- Tỷ lệ xuất khẩu thực hiện (22=
19/ 18*100%)
% 22 87 85 76
V. Thuế và các khoản nộp
NSNN
USD 23 720.574 2.849.842 8.569.768
VI.Ngoại tệ chuyển ra nước
ngoài
USD 24 624.011 7.543.239 30.529.856
VII. Sản phẩm chủ yếu 25
Điện và điện
tử
Điện và điện
tử
Điện và điện
tử
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
8
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Nguồn: Ban Quản lý dự án khu công nghiệp Hải Dương.
1.2. ĐÁNH GIÁ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH HẢI DƯƠNG
1.2.1. Những tác động tích cực
- Việc thu hút đầu tư vào các KCN đã góp phần quan trọng làm tăng nguồn vốn

đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
Hải Dương là một trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Đến nay, 10 KCN ở Hải Dương đã có chủ đầu tư nước ngoài vào xây dựng kinh
doanh hạ tầng kỹ thuật với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 6.233 tỷ đồng. Trong năm
2008, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong các KCN của tỉnh đạt 1.251,7 tỷ đồng, luỹ kế
vốn thực hiện xây dựng hạ tầng là 2.429 tỷ đồng, đạt 38,96%. Cụ thể về tình hình hoạt
động và đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh như sau:
+ KCN Nam Sách: Hiện có 19 dự án trong và ngoài nước đầu tư với tổng số vốn
đăng ký là 219,77 triệu USD, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 47,82 ha, đã lấp đầy
100% diện tích đất cho thuê.
+ KCN Phúc Điền: Hiện có 25 dự án trong và ngoài nước đầu tư với tổng số vốn
đăng ký là 219,25 triệu USD, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 58,91 ha, đã lấp đầy
100% diện tích đất cho thuê.
+ KCN Đại An: Hiện có 31 dự án trong và ngoài nước đầu tư với tổng số vốn đăng
ký là 429,03 triệu USD. Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê giai đoạn 1 là 85,121 ha
với tỷ lệ lấp đầy đạt 77,9%, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê giai đoạn mở rộng là
19,8 ha với tỷ lệ lấp đầy đạt 14,7%.
+ KCN Tân Trường: Hiện có 20 dự án đầu tư nước ngoài đầu tư với tổng số vốn
đăng ký là 417,17 triệu USD…
- Tác động đến tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
Đến nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 34.500 lao động trực tiếp vào
làm việc, trong đó tuyển dụng mới 15.300 người.
Thu nhập của người lao động ở các KCN đạt mức khá với mức lương bình quân
của công nhân khoảng 1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng. Tuy so với mặt bằng tiền công
chung trong xã hội còn thấp, nhưng với mức thu nhập như vậy, người lao động đã có điều
kiện tốt hơn cho việc cải thiện nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt của gia đình.
Lao động trong các KCN đã được đào tạo, nâng cao tay nghề, được rèn luyện trong
môi trường công nghiệp và được tiếp cận với công nghệ hiện đại. Với 62% số dân trong
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
9

 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
độ tuổi lao động, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp
(khoảng 25%). Đó là điều bất lợi đối với các doanh nghiệp nhưng lại là cơ hội cho người
lao động có việc làm và được học nghề để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Cùng với vấn đề sử dụng lao động, tạo việc làm trong các KCN thì việc giải quyết
về nhu cầu nhà ở, quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần và tinh
thần cho người lao động, xây dựng các khu vui chơi giải trí, tổ chức các hoạt động giao
lưu văn hoá, thể thao là điều rất quan trọng và cần thiết.
Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, hiện các KCN của tỉnh đều có quy
hoạch phần đất để xây dựng nhà ở cho công nhân của từng KCN. Nhưng vì nhiều lý do,
đến nay, các dự án chưa phát huy hiệu quả.
- Tác động đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái
Một trong những mục tiêu quan trọng của việc xây dựng và phát triển các KCN là
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý môi trường. Khi công nghiệp phát triển, tốc độ
khai thác tài nguyên lớn, chất thải đổ vào môi trường ngày càng nhiều. Nếu không có giải
pháp tích cực để quản lý môi trường sinh thái sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khó
có thể khắc phục được.
Với định hướng xây dựng các KCN sạch, thân thiện với môi trường. Hiện các KCN
trong tỉnh đã có 2 nhà máy xử lý nước thải đi vào hoạt động chính thức, 1 nhà máy chuẩn
bị hoạt động. Đến nay đã có 41/117 doanh nghiệp thực hiện báo cáo đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường theo quy định khi tham gia đầu tư sản xuất kinh
doanh trong KCN.
- Tác động tới việc thực hiện các mục tiêu KT- XH của tỉnh
Các KCN đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu cơ bản mà
tỉnh đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN năm 2008 (theo giá cố định 1994) ước
khoảng 2.650 tỷ đồng, chiếm 14,7% trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Các KCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ: tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ tăng nhanh từ 37,2% - 28,0% lên 43,2% - 29,6%, tỷ trọng nông
nghiệp, lâm nghiệp giảm từ 34,8% xuống còn 27,2%. Cơ cấu lao động trong khu vực
nông, lâm, thuỷ sản- Công nghiệp xây dựng- Dịch vụ chuyển từ 82,4%- 10%- 7,6% năm

2000 thành 70%- 16,4%- 13,6%.
Các KCN trên góp phần to lớn vào việc thực hiện xoá đói, giảm nghèo…
- Tác động của KCN đến việc tăng quy mô xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
10
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Một trong những tác động quan trọng của KCN ở tỉnh Hải Dương đối với sự phát
triển KT- XH là tăng xuất khẩu hàng hoá. Thời gian qua, lượng hàng hoá xuất khẩu ngày
càng có xu hướng tăng lên, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, cơ cấu xuất khẩu có
sự chuyyẻn dịch theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm.
- Tác động đến đời sống và thu nhập của dân cư
Sự hình thành và phát triển của các KCN có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư
trong khu vực như tác động đến số dân cư bị thu hồi đất để dành cho KCN, tác động đến
việc làm và việc kinh doanh của dân cư trên địa bàn, tác động đến an ninh trật tự trong
khu vực
1.2.2. Tác động tiêu cực trong hoạt động của các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hải Dương
- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào các KCN còn bất hợp lý, công nghệ lạc hậu
Thời gian vừa qua, để thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư vào các KCN, ngoài các ưu
đãi của Chính phủ, UBND tỉnh Hải Dương đã có rất nhiều chính sách ưu đãi đầu tư như:
Ưu đãi về giá thuế và miễn giảm tiền thuế đất (Miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm
50% tiền thuê đất trong thời gian 5 năm). Ưu đãi về thông tin quảng cáo và khuyến khích
vận động đầu tư vào KCN. Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một đầu mối. Thẩm
định và chấp nhận dự án giấy phép đầu tư không quá 5 ngày.
Mặc dù chính sách ưu đãi đúng đắn, nhưng do nóng vội trong việc lấp đầy diện tích
các KCN nên đã dẫn đến tình trạng chạy đua xây dựng KCN theo phong trào, các địa
phương không khai thác hết được những lợi thế của mình dẫn đến lãng phí nguồn lực.
Hơn nữa, do nôn nóng trong việc xây dựng nhanh các KCN nên chưa chú trọng trong
chọn lọc các dự án đầu tư, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trong nước. Về lâu dài,
điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát huy nội lực và sự phát triển bền vững trên địa

bàn tỉnh.
Mặt khác, do chủ quan trong chọn lọc các dự án đầu tư nên chất lượng các dự án
đầu tư thấp, chưa thu hút được các dự án có công nghệ hiện đại. Vì thế, nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường là rất cao.
- Người lao động trong các KCN còn phải đối mặt với tình trạng cuộc sống thiếu
ổn định
Thiếu đồng bộ, không khoa học trong quy hoạch xây dựng KCN. Tình trạng thiếu
nhà ở, trường học, chợ, trung tâm giải trí, cơ sở y tế cho người lao động còn phổ biến tại
các KCN. Riêng về nhà ở cho công nhân trong các KCN, theo dự báo đến năm 2020, gần
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
11
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
378.000 công nhân ở KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhu cầu nhà ở với tổng diện
tích hơn 4,5 triệu m
2
. Các dự án xây nhà chung cư cho công nhân tại KCN Nam Sách và
KCN Đại An là hai dự án đầu tiên và triển khai rất sớm tại Hải Dương. Nhưng vì nhiều lý
do, đến nay, các dự án chưa phát huy hiệu quả.
Hơn nữa, sự tập trung quá mức của các KCN dẫn tới tình trạng quá tải, mất an ninh
trật tự, an toàn xã hội, tai nạn giao thông gia tăng, các dịch vụ phục vụ cho sự phát triển
của con người bị thiếu hụt nghiêm trọng. Mặc dù thu nhập của người lao động đã được cải
thiện nhưng người lao động trong các KCN trên địa bàn tỉnh phải làm việc trong điều kiện
rất vất vả, tăng ca, tăng giờ làm diễn ra rất phổ biến.
Trong các doanh nghiệp ở KCN lại có rất ít tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi
của người lao động dẫn đến tình trạng vi phạm Luật lao động, sa thải công nhân tuỳ tiện,
nợ lương kéo dài, đối xử thô bạo với công nhân diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả những vấn
đề trên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả KT- XH và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc
cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần của người lao động.
- Môi trường sinh thái còn nhiều vấn đề phải quan tâm
Ô nhiễm môi trường xảy ra tại các KCN ngày càng có xu hướng gia tăng bởi vì

doanh nghiệp không mặn mà với việc đảm bảo môi trường mà chỉ quan tâm đến lợi
nhuận. Thậm chí, doanh nghiệp còn có thái độ bất hợp tác với chính quyền trong việc thực
hiện nghiêm chỉnh các quy định về môi trường tại KCN.
Theo kết quả quan trắc phân tích nước thải từ các KCN cho thấy hầu hết các chỉ
tiêu đều vượt chuẩn cho phép nhiều chỉ tiêu gấp hàng chục lần. Nước thải xả trực tiếp ra
môi trường đã gây ra ô nhiễm cả một vùng rộng lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân
dân. Nếu để cho các doanh nghiệp sản xuất thì gây bức xúc trong dân, nhân dân khiếu
kiện ngày càng nhiều. Ngược lại, nếu đóng cửa các doanh nghiệp thì người lao động mất
việc làm. Đây là bài toán khó giải quyết bởi không phải doanh nghiệp nào trong tỉnh cũng
có đủ năng lực để đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Điển hình như KCN Phú Thái tại thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với 13 doanh
nghiệp lớn nhỏ. Những hộ dân sống tại đây đang phải đối diện với nguy cơ bệnh tật, có
người đã chết vì ung thư, có người đã bỏ nhà ra đi vì không thể chịu đựng thêm. Có
khoảng 2.500 người dân sống đang chịu ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường từ các nhà
máy trong khu công nghiệp Phú Thái. Khoảng 3,5 ha đất nông nghiệp xung quanh các nhà
máy không thể cấy trồng gì trong vòng 6 năm. Nước thải chảy xuống sông không những
ảnh hưởng đến nông nghiệp, mà cách đó không bao xa là điểm lấy nước của Nhà máy
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
12
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
nước sạch Phú Thái, cấp cho 7.000 người dân thị trấn và một phần dân số của xã Kim
Anh, Phúc Thành.
Theo số liệu của Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh (PC36), thời gian gần
đây đã điều tra phát hiện gần 600 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ hơn
380 tổ chức và cá nhân, chuyển cơ quan điều tra khởi tố 8 vụ, 13 bị can, phối hợp với các
cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền trên 1 tỉ đồng.
- Việc làm, đời sống và thu nhập của người có đất bị thu hồi cho phát triển các
KCN còn nan giải
Các KCN trên địa bàn tỉnh chưa phải hoạt động theo nguyên tắc tiết kiệm đất nông
nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp đã được thuỷ lợi hoá. Việc lựa chọn địa điểm xây

dựng KCN chưa được tiến hành một cách khoa học, chưa tính toán toàn diện các điều
kiện về địa chất, thuỷ văn, điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nên đã sử
dụng nhiều diện tích đất trồng lúa, đất có ưu thế với sản xuất nông nghiệp. Phần diện
tích đất nông nghiệp còn lại hết sức manh mún, nằm xen giữa các KCN, dân cư, hệ
thống tưới tiêu bị ách tắc, ô nhiễm, gây cản trở sản xuất và sản xuất tập trung.
Việc thu hồi đất cả đất ruộng lẫn đất ở của nông dân tất yếu dẫn đến việc chuyển
đổi nhà ở và việc làm của họ. Công tác đền bù để giải phóng mặt bằng còn diễn ra chậm
chạp và không thoả đáng, không công bằng dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ của người
dân mất đất . Giá tiền đền bù nói chung là thấp khó có thể đủ để người dân có thể tái tạo
cho mình một công việc mới.
Hơn nữa, người dân cũng không biết sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả, nên
nhanh chóng rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác, do các doanh nghiệp trong KCN có
trình độ công nghệ thấp nên ít có khả năng trả lương cao vì vậy đời sống của người lao
động cũng không được đảm bảo.
Đối với chính sách hỗ trợ học nghề, mặc dù đã có sự thay đổi bằng việc chuyển
tiền cho các cơ sở dạy nghề để đào tạo miễn phí cho người lao động nhưng các cơ sở đào
tạo nghề vừa thiếu về quy mô vừa yếu về năng lực đào tạo nên không thu hút được học
sinh học nghề. Bên cạnh đó số tiền hỗ trợ thường không đủ để nông dân có thể học được
một nghề thành thạo để có thể kiếm được việc làm phù hợp. Quỹ đất nông nghiệp của
vùng ven đô bị cắt giảm hết sức nhanh chóng, dành phần cho phát triển công nghiệp và
khu đô thị mới.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố từ hơn 1,8 nghìn héc-ta (năm 2000) giảm
xuống còn gần 680 ha (năm 2007) và chỉ còn khoảng 200 ha (năm 2010). Phần diện tích đất nông
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
13
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
nghiệp còn lại hết sức manh mún, nằm xen giữa các KCN, dân cư, hệ thống tưới tiêu bị ách tắc, ô
nhiễm, gây cản trở sản xuất và sản xuất tập trung.
Chương 2
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP

TẠI HẢI DƯƠNG
2.1. Hoàn thiện công tác dự báo và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp
Công tác dự báo và quy hoạch là vấn đề vô cùng quan trọng. Để hoàn thiện công
tác dự báo và quy hoạch cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, đảm bảo tính khoa học. Quy hoạch là dự báo cho một tương lai tương đối
dài nên phải sử dụng các phương pháp khoa học đặc biệt là phương pháp mô hình hoá,
phương pháp điều tra khảo sát thế mạnh của từng vùng, nhu cầu đầu tư để khai thác các
thế mạnh đó.
Hai là, quy hoạch phải đảm bảo tính mềm dẻo linh hoạt bởi quy hoạch chỉ là dự
báo cho tương lai nên có thể có nhiều nhân tố làm cho thực tế không diễn ra đúng như dự
báo. Do vậy, phải chuẩn bị các phương án điều chỉnh khi cần thiết và không nên coi dự
báo như là một mục tiêu bất di bất dịch nhất thiết phải đạt tới.
Ba là, quy hoạch phải đảm bảo tính đồng bộ, gắn quy hoạch phát triển các KCN
với quy hoạch phát triển các khu đô thị, quy hoạch phát triến các công trình hạ tầng ngoài
hàng rào.
Từ việc dự báo và quy hoạch các KCN nói chung, dự báo và quy hoạch các KCN
Hải Dương cần chú trọng vào những vấn đề cơ bản sau:
- Quy hoạch phát triển các KCN phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch phát triển
KT-XH của từng vùng, từng địa phương trong tỉnh với tư cách như là một trong những
giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu của quy hoạch phát triển vùng. Quy hoạch phát
triển các KCN là sự cụ thể hoá quy hoạch phát triển KT-XH thành các bước đi cụ thể trên
địa bàn tỉnh trong lĩnh vực phát triển công nghiệp.
- Quy hoạch phát triển các KCN phải gắn liền với quy hoạch phát triển khu dân cư, khu
đô thị, đảm bảo sự phát triển tương xứng giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, giữa quy
hoạch trong hàng rào và ngoài hàng rào, cụ thể là:
+ Xây dựng KCN, khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch định hướng phát triển không
gian, mô hình tổ chức chung với cơ cấu doanh nghiệp sản xuất (có yêu cầu về tiêu chuẩn môi
trường) cộng với hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất cộng với khu dân cư, nhà ở
và dịch vụ thương mại, khu vui chơi giải trí, theo đó các công trình kết cấu hạ tầng được thiết
kế và xây dựng.

Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
14
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
+ Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là thành phần cơ bản nhất thúc đẩy sự phát triển và phân
bố lực lượng sản xuất.
Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cần phải đi trước một bước và mang tính chiến
lược mới tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong các KCN. Vấn đề quan tâm đầu tiên
trong hệ thống hạ tầng phục vụ KCN là nhà ở cho người lao động trong các KCN. Tuy
nhiên, hiện nay việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân vẫn còn nhiều bế tắc do nhiều
nguyên nhân. Vì vậy cần phải có một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Tỉnh uỷ và UBND phải có văn bản hướng dẫn cụ thể để khi quy hoạch
KCN phải quy hoạch nhà ở cho công nhân cũng như các công trình phục vụ công cộng
khác.
Thứ hai, cần khuyến khích công nhân mua nhà trả góp rồi trừ dần vào thu nhập
hàng tháng. Đây là hình thức gắn chặt các thế hệ của người công nhân làm việc lâu dài với
các doanh nghiệp trong các KCN.
Thứ ba, cần khuyến khích các nhà đầu tư các công ty kinh doanh nhà đầu tư nhà ở
cho công nhân bằng nhiều biện pháp trong đó cần miễn tiền thuê đất tuỳ theo thời gian và
tuỳ theo địa bàn đầu tư nhằm giảm giá cho người lao động thuê nhà.
- Quy hoạch về không gian cần coi trọng việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhằm
hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là những vùng đất tốt, những vùng có mật
độ dân cư cao, đồng thời phải chú trọng đến việc vận hành an toàn các trục đường quốc lộ.
2.2. Chủ động kêu gọi dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, nâng cao chất
lượng đánh giá và thẩm định các dự án khu công nghiệp
- Chủ động kêu gọi dự án đầu tư
Thực hiện thống nhất và chủ động công tác vận động xúc tiến đầu tư vào KCN với
sự tham gia của các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương. Thành lập một bộ phận
chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào các KCN.
- Đổi mới mạnh mẽ về nội dung phương pháp vận động xúc tiến đầu tư. Chú trọng
xúc tiến đầu tư theo từng lĩnh vực, địa bàn và đối tác cụ thể. Rà soát lại toàn bộ chính sách

liên quan đến thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh để tìm ra những nội dung không phù hợp,
xem xét, bãi bỏ hoặc sửa đổi bổ sung cho phù hợp đảm bảo chính sách đơn giản, dễ thực hiện
và không chồng chéo.
- Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang xây dựng hoặc
đang sản xuất kinh doanh. Thiết lập chính sách một giá không phân biệt nhà đầu tư nước
ngoài, nhà đầu tư tỉnh khác với nhà đầu tư địa phương về giá cước, chi phí, thuế, thuế thu
nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, phí sử dụng hạ tầng ….
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
15
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
- Thực hiện các chính sách nhất quán, điều kiện và môi trường đầu tư ổn định, thị
trường tài chính lành mạnh.
- Nâng cao chất lượng đánh giá thẩm định các dự án KCN. Sự thành công hay thất
bại của một dự án phụ thuộc vào tất cả các giai đoạn trong chu kỳ của dự án từ khâu chuẩn
bị đến khâu triển khai, vận hành dự án. Tuy vậy, giai đoạn chuẩn bị có ý nghĩa vô cùng
quan trọng vì nó tạo những điều kiện quyết định sự thành bại cúa dự án sau này. Để có dự
án tốt, trước hết cần có phương pháp đánh giá và thẩm định dự án đúng đắn, có các thông
tin trung thực, chính xác phục vụ cho việc đánh giá dự án, các dữ liệu thực tế là nguyên
liệu cho việc lập dự án, cần có các chuyên gia giỏi trung thực để đánh giá và thẩm định dự
án.
Muốn nâng cao chất lượng các dự án dầu tư vào các KCN cần thực hiện những giải
pháp sau:
Một là, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm dự án, nâng cao tính chuyên nghiệp
của hoạt động phân tích và thẩm định dự án thông qua việc thành lập các cơ quan tư vấn có
uy tín thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của dự án nói riêng
và chất luợng của dự án nói chung.
Hai là, xây dựng cơ sở dữ liệu, thường xuyên cập nhật dễ dàng, tiếp cận và có độ
chính xác cao phục vụ cho việc lập dự án. Cần quy định cụ thể trách nhiệm của các Sở,
ban ngành trong việc định kỳ cung cấp các số liệu thống kê nâng cao trình độ tin cậy của
các số liệu.

Ba là, nhanh chóng xoá bỏ cơ chế “ xin - cho”, nâng cao trách nhiệm thực sự của
các chủ đầu tư bằng những ràng buộc cả về vật chất lẫn tinh thần
2.3. Giải quyết tốt vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người có đất bị
thu hồi để phát triển khu công nghiệp
Để đảm bảo vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi
để phát triển công nghiệp cần phải có sự thay đổi về mặt tư duy cũng như phải có cách
làm đồng bộ mới có thể khắc phục những khiếm khuyết của công tác đền bù giải phóng
mặt bằng.
Trước hết, cần phải tôn trọng lợi ích của dân, bảo đảm hài hòa các loại lợi ích. Sau
đó, cần chú ý rằng mọi hoạt động đầu tư phải mang lại lợi ích xã hội lớn hơn tổng chi phí
mà xã hội bỏ ra và không gây ra thiệt hại cho bất cứ chủ thể nào trong cộng đồng dù đó
chỉ là một người dân bình thường. Mức cải thiện phúc lợi phải phân bổ rộng rãi đến mọi
tầng lớp dân cư, không để cho một nhóm người nào được hưởng lợi quá lớn. Để quán triệt
các quan điểm này, cần thực hiện tốt các giải pháp sau :
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
16
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
- Nhanh chóng hoàn thiện các quy hoạch về sử dụng đất ổn định, lâu dài. Tránh
tình trạng quy hoạch chắp vá dẫn đến thay đổi thường xuyên làm xáo trộn cuộc sống nhân
dân. Cần chú ý đến việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật của khu vực tái định cư, chú ý đến
công việc của họ đảm bảo thu nhập, đời sống của gia đình họ được cải thiện hơn trước.
Thực tế có những nơi người dân bị thu hồi đất với mức đền bù thoả đáng với một
số tiền lớn nhưng không biết sử dụng đồng tiền một cách có hiệu quả để tạo dựng cho
mình một cuộc sống mới lâu dài. Rất nhiều người trong số họ đã dùng tiền đền bù vào
việc tiêu xài hoang phí trong khi việc làm để tạo ra thu nhập thì tạm bợ, không ổn định vì
vậy họ nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn và bần cùng hoá. Do đó phải có chính
sách đào tạo nghề hợp lý sau khi thu hồi đất.
- Việc đền bù cần phải công khai minh bạch để người dân có thể kiểm tra giám sát.
- Xây dựng mối đoàn kết giữa các chủ đầu tư với chính quyền nhân dân địa
phương. Thường xuyên trao đổi nhằm giải quyết triệt để những phát sinh hoặc mâu thuẫn

nảy sinh trong nhân dân địa phương trên cơ sở quán triệt phương châm “lấy dân làm gốc”.
Xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm, chống đối gây cản trở tiến trình
phát triển các KCN nói riêng và tiến trình xây dựng các công trình của nhà nước nói
chung.
- Tỉnh uỷ, UBND tỉnh cần nghiên cứu các biện pháp phù hợp như xây dựng nhà ở
với nhiều loại hình: hộ gia đình, khu chung cư, khu đô thị của các hộ trong vùng di dời,
giải toả.
2.4. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các khu công nghiệp
Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động của các KCN dẫn đến
giảm hiệu quả KT - XH là thiếu lực lượng xã hội được đào tạo. Thông thường sau khi
được tuyển chọn, người lao động được tham gia những khoá đào tạo ngắn hạn tại doanh
nghiệp để làm quen với công việc và làm quen với thao tác dây chuyền.
Việc cung cấp lao động hiện nay cho các KCN còn nhiều mâu thuẫn. Các KCN
thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề trong khi số lao động cần bố trí ở địa phương thì dư
thừa nhiều…
Để tổ chức hoạt động đào tạo lao động nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động
của các nhà đầu tư,nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN phải có những giải pháp cụ
thể sau:
Nâng cao nhận thức và thực hiện tốt việc đào tạo nghề cho người lao động để đáp
ứng nhu cầu sản xuất hiện đại trong các KCN.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
17
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Nhanh chóng xây dựng và phát triển các trường dạy nghề dưới nhiều hình thức như
đào tạo ngắn hạn, đào tạo dài hạn. Khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ đầu tư trong
và ngoài tỉnh, doanh nghiệp nước ngoài tổ chức đào tạo lại tại các doanh nghiệp, các trung
tâm.
Đầu tư đúng mức cho công tác đào tạo nghề. Cần phát triển mô hình liên kết đào
tạo giữa nhà trường, trung tâm dạy nghề, cơ sở dạy nghề với cơ sở sản xuất để đào tạo
theo đơn đặt hàng, làm cho quá trình đào tạo gắn với yêu cầu ccủa các doanh nghiệp.

Có chính sách khuyến khích đào tạo và xây dựng các trường dạy nghề, trung tâm
dạy nghề, cơ sở dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các trung tâm dạy
nghề. Điều đó sẽ có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp.
Cần quy hoạch các KCN hợp lý, tránh tình trạng tập trung quá nhiều KCN trên một
địa bàn dẫn đến việc tập trung quá nhiều người lao động cả trong và ngoài tỉnh trên địa
bàn đó gây khó khăn cho việc tuyển dụng lao động và gây áp lực lớn đối với cơ sở hạ tầng
xã hội.
Nâng cao về kiến thức pháp luật cần thiết cho người lao động đặc biệt là Luật Lao
động để họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp và đối với
xã hội.
Tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể nhất là công đoàn để bảo vệ quyền lợi
của người lao động, cũng như các quy định của pháp luật về lao động, Luật Công đoàn,
Luật Bảo hiểm xã hội…
Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển các KCN từ đó
phục vụ cho việc phát triển KT - XH phải được giải quyết trên cơ sở hoàn thiện và nâng
cấp hệ thống đào tạo, sự thay đổi nhận thức của người dân, người lao động cũng như từ
phía người sử dụng lao động. Những giải pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ
tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư để thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn
tỉnh.
2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực đầu tư phát triển khu công
nghiệp
Cơ chế thông thoáng, chính sách đúng đắn sẽ tạo động lực cho việc đầu tư phát
triển KCN. Để làm được điều đó cần chú ý:
Trước hết, phải cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư vào KCN. Thủ
tục hành chính nhanh chóng, đơn giản là điều tất cả các nhà đầu tư đều mong muốn. Nếu
thủ tục hành chính rườm rà sẽ mất nhiều thời gian và làm mất đi cơ hội kinh doanh của
các nhà đầu tư, trở thành rào cản đối với việc thu hút đầu tư. Do vậy, cần thực hiện cơ chế
“một cửa, tại chỗ” để các thủ tục hành chính được đơn giản hoá đến mức tối thiểu đặc biệt
là thủ tục cấp phép đầu tư. Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ số 433/KTĐN ngày
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang

18
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
27/10/1992 và số 22/TB ngày 4/2/1993 đã mở đầu cho việc hình thành một cơ chế quản lý
mới, cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Đó là cơ chế uỷ quyền để Ban quản lý các KCN giải quyết
nhanh chóng các thủ tục về đầu tư và các lĩnh vực quản lý khác.
Hai là, hoàn thiện khung pháp lý. Cần rà soát các văn bản pháp lý có liên quan đến
KCN. Kiểm tra lại toàn bộ chính sách liên quan đến thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh
nhằm tìm ra những nội dung không còn phù hợp để đề xuất Chính phủ xem xét, bãi bỏ
hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chính sách ưu đãi phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo sự
bình đẳng giữa các nhà đầu tư, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư. …
Ba là, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn thông qua việc tạo sân
chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp, không thiên vị một doanh nghiệp nào.
Bốn là, cần có những quy định hợp lý nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các ngân hàng
trong việc cho các doanh nghiệp thuộc diện di dời được vay vốn. Vì hiện nay muốn sử
dụng tài sản này thế chấp để vay vốn thì doanh nghiệp phải làm xong thủ tục hoàn công
mới được giải ngân, mà thời gian để tiến hành thủ tục hoàn công diễn ra khá lâu.
Năm là, các khu vực có KCN cần được hưởng chính sách: có tỷ lệ để lại nguồn thu
từ KCN cho địa phương để giải quyết hạ tầng ngoài KCN và những vấn đề xã hội phát
sinh từ KCN như về đào tạo nhân lực, về y tế, về lao động nhập cư
Phối hợp tay ba với các ngân hàng thương mại cho vay vốn, tổ chức giám định thiết
bị máy móc, thiết bị thế chấp vay vốn, nhằm ràng buộc trách nhiệm pháp lý và kinh tế của
các tổ chức giám định trong việc giám định máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình vay
vốn.
2.6. Tăng cường hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi
trường trong các khu công nghiệp
Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng cần có giải
pháp tăng thêm đầu tư cho các công trình xử lý chất thải chung trong các KCN, buộc các
doanh nghiệp phải lắp đặt thiết bị xử lý chất thải và thực hiện chủ trương “ai gây ô nhiễm,
người đó phải chi trả”, cần kiểm soát chặt chẽ việc phát triển các KCN theo đúng quy
hoạch, ngăn chặn triệt để ngay từ đầu không để khu dân cư nằm xen lẫn với các nhà máy

công nghiệp.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, các cơ quan chức năng, nhất là Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh cần khẩn trương đánh giá tác động về môi trường của từng đơn
vị sản xuất cụ thể. Đối với những đơn vị cố tình né tránh trách nhiệm, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, cần có quyết định đình chỉ sản xuất. Đặc biệt khi thu hút đầu tư, Hải
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
19
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Dương cần chọn lọc và kiên quyết từ chối đầu tư đối với các dự án sản xuất gây ô nhiễm
môi trường.
Tóm lại, KCN là mô hình phát triển kinh tế có vai trò to lớn trong sự phát triển KT-
XH của tỉnh Hải Dương. Phương hướng và giải pháp quan trọng thúc đẩy các KCN hoạt
động có hiệu quả trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh là tiếp tục hoàn thiện công tác quy
hoạch, hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính hấp dẫn của nó với các nhà đầu tư, chủ
động kêu gọi đầu tư, hoàn thiện cơ chế chính sách đền bù, giải toả cho người dân có đất bị
thu hồi và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho các KCN. Điều đó sẽ góp phần đẩy
nhanh hơn nữa quá trình CNH- HĐH ở Việt Nam nói chung và ở Hải Dương nói riêng.
KẾT LUẬN
Việt Nam, mô hình KCN được chính thức xây dựng từ năm 1991 trở lại đây.Việc
xây dựng và phát triển KCN là một chủ trương đúng đắn nhằm thúc đẩy quá trình CNH,
HĐH đất nước.
Đối với Hải Dương, xây dựng và phát triển KCN là một tất yếu khách quan. Các
KCN trên địa bàn tỉnh đã có vai trò to lớn trong việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước,
giải quyết được một số lượng lớn việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng cường xuất khẩu hàng hoá của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại và tiến bộ. Tuy vậy, quá trình phát triển KCN cũng bộc lộ rất nhiều hạn chế và
bất cập. Việc quy hoạch các KCN thiếu tính đồng bộ, không khoa học, nóng vội dẫn đến
một diện tích lớn đất nông nghiệp bị mất đi để xây dựng KCN. Phát triển các KCN còn
mang nặng tính tự phát, chạy theo phong trào. Bộ máy tổ chức, quản lý còn chậm đổi mới,
kém hiệu lực. Việc giải toả và đền bù đất thu hồi không minh bạch dẫn đến tình trạng

khiếu kiện của người dân mất đất ngày càng có chiều hướng gia tăng, lòng tin của người
dân vào chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước giảm sút. Môi trường ô nhiễm
làm ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động trong các KCN và người dân sống xung
quanh. Các dự án vào KCN chưa được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ nên trong quá trình triển
khai còn nhiều vướng mắc làm lãng phí nguồn lực…
Trên cơ sở phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng và giải pháp trong quá trình xây
dựng và phát triển các KCN ở Hải Dương với sự phát triển KT- XH, Nhóm 5 chúng tôi đề
xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy tính tích cực, hạn chế, ngăn ngừa những
tiêu cực xảy ra của các KCN.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
20
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
Mặc dù nhóm đã cố gắng tập trung nghiên cứu song do năng lực và thời gian còn
hạn nên không thể tránh được những sai sót. Nhóm xin cảm ơn sự góp ý của thầy, cô và
các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng môn Kinh tế quốc tế - TS. Đỗ Thị Hương.
2. Ban Quản lí dự án Hải Dương (2008),Báo cáo tổng hợp đầu tư các khu công nghiệp
2008.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo tổng hợp đề án điều chỉnh quy hoạch phát
triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam thời kỳ 2005 – 2020, Tài liệu nội bộ.
4. Chính phủ (1997),Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (Ban hành
kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ).
5. Cục thống kê tỉnh Hải Dương (2006), Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
6. Giáo trình kinh tế Quốc Tế - GS.TS.Đỗ Đức Bình và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng.
- Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân – Hà Nội – 2010.
7. Trần Thị Dung (2004), "Về việc phát triển các khu công nghiệp tại các khu vực Bắc
Bộ",Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, (5) tr.14,15.

8. Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005),Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ
XIV, Tỉnh ủy Hải Dương.
9. Thủ tướng Chính phủ (2004), "Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg về hỗ trợ vốn ngân
sách Trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN tại các địa phương có
điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn",Thông tin khu công nghiệp Việt Nam, (11) tr. 36.
10. Viện Kinh tế học (1994), Kinh nghiệm thế giới về phát triển khu công nghiệp, khu chế
xuất và Đặc khu kinh tế.
11. Website KCN Việt Nam.
12. Website Báo Nhân dân điện tử 2012.
13.Website Tạp chí Cộng sản 2012.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
21
 Bài tiểu luận môn kinh tế Quốc tế
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CÁC DOANH NGHIỆP ĐÃ THỰC HIỆN
ĐẾN HẾT NĂM 2008
Nguồn: báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và những đề xuất kiến nghị - Phòng Quản lý
doanh nghiệp- Ban Quản lý các KCN tỉnh Hải Dương.
Nhóm 5- Lớp:CH 20HD Trang
TT Tên KCN Tình hình thực hiện dự án
DN trong KCN
Vốn đầu tu
(Triệu USD)
Vốn thực
hiện
(Triệu USD)
Diện
tích
đất

thuê
(ha)
Số LĐ
đăng ký
(Người)
Số LĐ đã
tuyển
dụng
(Ngươi)
Số
lượng
DN
DN
trong
nước
DN
Liên
doanh
DN
nư-
ớc
ngo
ài
Vốn
đăng

Vốn
điều
lệ
Năm

2008
(Đến
T9)
Luỹ
kế
từ
khi
khởi
công
1 Đại An 28 2 1 25 407 190 31 125 94 20.000 7.836
2 Nam Sách 20 5 2 13 216 34 15 90 49 22.000 10.920
3 Phúc Điền 25 3 1 21 177 110 47 175 58 10.000 7.331
4 Tân Trường 20 0 1 9 278 100 46 100 70 5.000 6.190
5 TàuThủy 7 6 1 0 124 38 21 92 36 5.000 1.160
6
Việt Hòa
Kenmark
7 0 0 7 225 98 78 118 9 5.600 54
7 Cộng hoà 1 1 50 10
8 Phú Thái
9 L.Điền- C. Điền 1 1 44 10
10 Lai Cách 2 1 1 34 10 4
Tổng cộng 111 19 6 76 1.700 600 238 700 320 53.404 33.491
22

×