Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.15 KB, 8 trang )



Thực trạng và giải pháp phát triển các khu công
nghiệp tại Hải Dương

Đào Thị Hồng Lam


Trường Đại học Công nghệ
Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân Thiên
Năm bảo vệ: 2007


Abstract: Trình bày một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp
(KCN). Nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN tại Hải Dương qua tìm hiểu môi
trường phát triển các KCN tại Hải Dương; vai trò của các KCN đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội của tỉnh Hải Dương và khu tam giác kinh tế đồng bằng Bắc Bộ Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Đưa ra những căn cứ và giải pháp phát triển các khu công nghiệp
tại Hải Dương giai đoạn 2006 -2010: cải thiện môi trường đầu tư và môi trường làm việc
cho người lao động; công tác quy hoạch; hoàn thiện bộ máy quản lý các KCN; quy định
ngành nghề sản xuất kinh doanh trong các KCN

Keywords: Hải Dương; Khu công nghiệp; Kinh tế sản xuất

Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển lực lượng sản xuất và để chuyển từ sản xuất
nhỏ lên sản xuất lớn là vấn đề cần thiết. Để đạt được mục tiêu này, ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà có những con đường và giải pháp riêng. Việt Nam đã và đang
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang ở giai đoạn toàn


cầu hoá. Những thành tựu vượt bậc của khoa học công nghệ và công nghệ thông tin khiến các
quốc gia cần phải tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế, triệt để khai thác và phát huy lợi thế
so sánh của mình. Việt Nam trở thành thành viên 150 của wto, nền kinh tế Việt Nam cạnh tranh
ngang bằng với 149 thành viên còn lại của tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Năm 2006, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt xấp xỉ 40 tỷ USD và GDP hai năm liên tiếp đạt trên 8%, cùng
với những kết quả ấy: tên tuổi hàng hoá Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam được nhắc nhiều hơn


trên thị trường thế giới, thu nhập của từng người lao động, của từng doanh nghiệp và của nền
kinh tế tăng lên, vốn đầu tư nước ngoài đạt trên 10 tỷ USD. Trong bối cảnh hiện nay, để đạt được
sự tăng trưởng cao và bền vững, Việt Nam đang thực sự đứng trước những cơ hội và thách thức
lớn. Việc nghiên cứu xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư phát
triển sản xuất và xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất cần thiết.
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định:
“Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác, công
nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và
thu hút nhiều lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả
các khu công nghiệp, khu chế xuất. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham
gia phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; sản xuất
tư liệu sản xuất quan trọng theo hướng hiện đại; ưu tiên thu hút đầu tư của các tập đoàn kinh tế
và các công ty xuyên quốc gia. Khẩn trương thu hút vốn trong và ngoài nước đầu tư thực hiện
một số dự án quan trọng " [ Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X- trang 30]. Việt
Nam đã ưu tiên phát triển các khu công nghiệp. Đây chính là giải pháp tập trung sản xuất, giúp
các doanh nghiệp tiết kiệm trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tiện lợi trong việc tổ chức
quản lý, bảo vệ tốt môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, giảm chi phí, hạ giá thành và
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Phát triển khu công nghiệp có vai trò to
lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Nằm trong xu thế chung của đất nước, Tỉnh Hải Dương kể từ sau chín năm tái lập (1997 -
2006) kinh tế xã hội đã có sự phát triển đáng kể. Hải Dương có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong

tam giác phát triển kinh tế của các tỉnh phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), có nhiều
tuyến giao thông quan trọng đi qua, gần cảng biển và sân bay, gần các trung tâm công nghiệp và
thành phố lớn Hải Dương có nhiều cơ hội để phát triển nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ
và nông nghiệp. Xuất phát từ một tỉnh có sản xuất nông nghiệp chiếm ưu thế, Hải Dương luôn
xác định để phát triển kinh tế xã hội cân đối và bền vững cần phải tập trung vào phát triển công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Hải Dương luôn gắn liền
và chịu sự tác động từ chiến lược phát triển của vùng và cả nước. Để chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ
XIII đã chỉ rõ: “Phát huy mọi nguồn lực; vượt khó khăn thử thách, đẩy mạnh công nghiệp hoá,


hiện đại hoá. Từng bước tăng cường cơ sở kinh tế - xã hội và nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền
kinh tế, đảm bảo các yếu tố phát triển bền vững và có hiệu quả". Ngay từ khi tái lập tỉnh, Hải
Dương đã thấy rõ vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế địa phương nhằm chuyển dịch
nhanh cơ cấu kinh tế theo mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp là ngành chủ đạo
tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế của
tỉnh, phù hợp với xu thế chung của cả nước, của khu vực và trên thế giới. Việc phát triển công
nghiệp đã tạo ra nguồn thu lớn hàng năm cho ngân sách tỉnh (chiếm 60 %- 70%), tạo ra động lực
và định hướng cho các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế xã hội của tỉnh. Trong thời gian qua, nhờ phát triển các khu công nghiệp mà kinh tế xã hội của
Hải Dương có nhiều chuyển biến tích cực như: đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, gắn nông nghiệp với công
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao
động địa phương Tuy nhiên, việc phát triển các khu công nghiệp cũng nảy sinh nhiều vấn đề
như: phát triển cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, phân phối quỹ đất, xử lý chất thải công
nghiệp Nhiều khu công nghiệp ở các địa phương trong cả nước hoạt động hiệu quả như khu
công nghiệp Mê Linh (Vĩnh Phúc), Bắc Thăng Long (Hà Nội), Việt Nam - Singapore (Bình
Dương), Phố Nối (Hưng Yên). Bên cạnh đó, có nhiều khu công nghiệp được đầu tư lớn nhưng khi đi
vào hoạt động vẫn chưa hiệu quả như khu công nghiệp Nomura (Hải Phòng), Đài Tư (Hà Nội). Việc
nghiên cứu xây dựng và phát triển những khu công nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất

kinh doanh là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng
Nhận thấy tầm quan trọng của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tôi đã nghiên cứu đề tài: Thực trạng và giải
pháp phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dương. Việc nghiên cứu nhằm khẳng định vai trò
của các khu công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, phân tích những
điểm thành công và chưa thành công của Hải Dương trong việc phát triển các khu công nghiệp
và qua đó đề ra các giải pháp cho thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu để xây dựng khu công nghiệp hoạt động hiệu quả là một vấn đề hấp dẫn
để nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tìm hiểu. Trong đó có một số nghiên cứu như:
- Luận văn Thạc sĩ, Phùng Quốc Chí (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên:
Thực trạng và giải pháp, Khoa Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung đề cập đến thực


trạng của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên, một địa phương nằm trong vùng
tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ( Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh) và mới tách tỉnh Hải
Hưng thành Hải Dương và Hưng Yên. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh vai trò then chốt của
các khu công nghiệp trong giải pháp thu hút vốn FDI vào các địa phương trong giai đoạn hiện
nay
GS.TS Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ đổi
mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Tác giả đưa ra một cách nhìn tổng quan về vấn đề phát
triển nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong đó có những phân tích rất sâu sắc về
vấn đề phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế với vai trò đầu tàu trong chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.
- Aradhna Aggarwal (2004), Export Processing Zones in India: Analysis of the Export
Performance, Icrier. Nội dung cơ bản của nghiên cứu này là những phân tích về vai trò và tác
động của khu công nghiệp và khu chế xuất đối với hoạt động thương mại và xuất khẩu của ấn
Độ.
Ngoài ra còn có nhiều hội thảo, dự án và tác giả nghiên cứu về vấn đề này như: Ngô Thế
Bắc (2001),“Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Phát triển Kinh tế,

số 3; Trần Ngọc Hưng (2001), “Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển khu công nghiệp
ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế, tháng 4; Th.s Phan Tiến Ngọc (2006), " Vai trò của khu công
nghiệp, khu chế xuất với phát triển kinh tế Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 341; Th.s
Đinh Hữu Quý (2006), "Mô hình khu kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập", Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, số 403; PGS. TS Phương Ngọc Thạch (2006)," Các chính sách tác động không thuận
lợi đến phát triển các khu công nghiệp", Tạp chí Phát triển kinh tế, số 188; TS Đặng Văn Thắng
(2006) " Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp- Bài học thực tiễn và những quan
điểm định hưóng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 397; Enrique Blanco de Armas & Mustapha
Sadni Jallab (2002), A Review of the Role and Impact of Export processing Zones in World
Trade: the Case of Mexico, University Lumière Lyon
Tuy nhiên việc nghiên cứu để xây dựng mô hình khu công nghiệp khác nhau với những đặc
điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách đầu tư của Nhà nước đối với từng địa phương, từng
vùng, ở từng giai đoạn là khác nhau và chưa có nghiên cứu cụ thể về khu công nghiệp tại Hải
Dương - Một tỉnh đồng bằng thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


- Mục đích: góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư vào khu công
nghiệp nói chung và các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương nói riêng.
- Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hoá lý luận về sự phát triển khu công nghiệp.
+ Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư tại các khu
công nghiệp nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và so sánh với
một số khu công nghiệp của các tỉnh tiêu biểu
- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng các khu công nghiệp ở Hải Dương từ 2003 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, việc nghiên cứu áp dụng theo phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thông qua thống kê, phân tích, đối chiếu, và so

sánh để tổng hợp và dự báo và từ đó rút ra những giải pháp tối ưu.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
+ Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng các khu công nghiệp tại một
tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, tại Việt Nam nói chung.
+ Làm rõ thực trạng và những hạn chế trong hoạt động đầu tư tại các khu công nghiệp tại
Hải Dương.
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phát triển các khu công
nghiệp tại Hải Dương.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển khu công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dương.
Chương 3: Những căn cứ và giải pháp phát triển các khu công nghiệp tại Hải Dương trong
những năm tới.







References
Tiếng Việt
1. Ban quản lý các KCN Hải Dương (2005), Các văn bản liên quan đến quản lý KCN.
2. Ban quản lý các KCN Hải Dương (Từ năm 2003 - 2006), Tình hình thực hiện qua các
năm và phương hướng nhiệm vụ những năm tiếp theo.
3. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Báo cáo tình hình đầu tư vào các KCN tỉnh
Hải Dương.
4. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Báo cáo tình hình cấp giấy phép đầu tư

và chấp thuận đầu tư cho các dự án trong các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.
5. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Báo cáo tình hình sử dụng đất trong các
khu công nghiệp tỉnh Hải Dương.
6. Ban quản lý các KCN Hải Dương (1/2007), Mức thuế suất, ưu đãi thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp thành lập theo Nghị định số
108/2006/NĐ - CP ngày 22/9/2006 của Chính Phủ.
7. Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương ( 1/2007), Báo cáo của các phòng thuộc Ban
quản lý (Phòng quản lý lao động, phòng xuất nhập khẩu, phòng quản lý doanh nghiệp, phòng
quản lý đầu tư).
8. Ngô Thế Bắc (2001), “Khu công nghiệp - Khu chế xuất ở Việt Nam hiện nay” ,Tạp chí
Phát triển Kinh tế, số 3.
9. Nguyễn Thanh Bình (2007), "Giải quyết nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp ở Hà
Nội.", Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 122.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác- Lê Nin, Nxb Chính
trị quốc gia.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Phát triển khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (7/2006), "Thành tựu 15 năm xây dựng và phát triển khu công
nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam", Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
13. Các quy định mới về khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tại Việt Nam
(2005), Nxb Chính trị Quốc gia.
14. Phùng Quốc Chí (2004), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên thực trạng và giải
pháp, Luận văn Thạc sĩ, Khoa kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.


15. Nguyễn Văn Chọn (1996), Kinh tế đầu tư, Nxb Giáo dục.
16. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-
Lê Nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia.
17. Trần Ngọc Hưng (2001), “Hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư phát triển khu công
nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế, số tháng 4.

18. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Phân tích và quản lý các dự án đầu tư, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật.
19. Phan Tiến Ngọc (2006),"Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất với phát triển kinh
tế Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 341.
20. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hoá ở
Malaysia, Nxb Thế giới.
21. Quốc hội (2005), Luật đầu tư, số 59/2005/QH10.
22. Quy chế, Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị
định số 36/CP năm 1997.
23. Đinh Hữu Quý (2006), " Mô hình khu kinh tế đặc biệt trong điều kiện hội nhập", Tạp
chí Kinh tế và Dự báo, số 403.
24. Phương Ngọc Thạch (2006), " Các chính sách tác động không thuận lợi đến phát triển
các khu công nghiệp", Tạp chí Phát triển kinh tế, số 188.
25. Đặng Văn Thắng (2006), " Nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp- Bài
học thực tiễn và những quan điểm định hưóng", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 397.
26. Nguyễn Văn Thường (2004), Một số vấn đề kinh tế- xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị Quốc gia.
27. Vũ Anh Tuấn (2004), " Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, những vấn đề đặt
ra", Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng 2.
28. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương (8/2003), Báo cáo quy hoạch phát triển các KCN
tỉnh Hải Dương đến năm 2005 và 2010.
29. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), Nxb Chính trị
Quốc gia.
30. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991), Nxb Chính trị
Quốc gia.


31. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1997), Nxb Chính trị
Quốc gia.
32. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001), Nxb Chính trị

Quốc gia.
33. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006), Nxb Chính trị
Quốc gia.

Tiếng Anh
34. Aradhna Aggarwal (2004), Export Processing Zones in India: Analysis of the
Export Performance, ICRIER.
35. Brian Van Arkadie & Raymond Mallon (2004), Vietnam- the tiger is changing,
Statistics Publishing house.
36. Enrique Blanco de Armas & Mustapha Sadni Jallab (2002), A Review of the Role
and Impact of Export processing Zones in World Trade: the Case of Mexico, University Lumière
Lyon.
37. Michael. E. Porter (1996), The competitive Strategy. M. Business.
38. Michael. E. Porter (1998), The competitive advantage of Nations. M. Business.
39. UNIDO, Vienna (1986), Guide to practical project appraisal social benefit - cost
analysis in developing countries.
40. Wei Ge (1999), The Dynamics of Export Processing Zones, UNTAD.

41. Các Website : www.mpi.gov.vn (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
www.haiduong.gov.vn (tỉnh Hải Dương)
www.binhduong.gov.vn (tỉnh Bình Dương)
www.dongnai.gov.vn (tỉnh Đồng Nai)
www.hungyen.gov.vn (tỉnh Hưng Yên)

×