Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

giáo án môn đạo đức lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.27 KB, 48 trang )

Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 7 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 7 QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ,
ANH CHỊ EM
(tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân
trong gia đình.
- Biết được vì sao những người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
- Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
- HS khá, giỏi: Biết dược bổn phận của trẻ là phài quan tâm, chăm sóc những người
thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
* Giáo Dục môi trường
- Mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi gia đình
có người nghiện ma túy, rượu, có người tham gia vào các hành vi ma túy.
* Quyền trẻ em:
- Liên hệ xem em được ông bà, cha mẹ, anh chị em đối xử như thế nào? Từ đó cho các
em thấy quyền được chăm sóc.
- Liên hệ xem em có thường xuyên quan tâm, giúp đỡ ông bà, cha mẹ… những việc gì?
Tại sao? Từ đó giáo dục bổn phận của các em với người thân.
* NỘI DUNG TÍCH HỢP:
Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp/kĩ thuạt dạy học:
- Thảo luận nhóm.
- Đóng vai
- Kể chuyện.
2. Phương tiện dạy học:


- Vở BTĐĐ3
- Các bài thơ, bài hát, câu chuyện… về chủ đề gia đình.
- Các tấm thẻ máu xanh, vàng, đỏ.
- Giấy trắng, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể
B. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết Đạo Đức hôm trước các em học bài gì ?
- Qua bài học “Tự làm lấy việc của mình” em rút ra bài học gì ?
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Nguyễn Thị Toan 1
1. Giới thiệu bài:
- Yêu cầu cả lớp hát bài: Cả nhà thương
nhau của nhạc sĩ Phan Minh.
- Bài hát nói lên điều gì ?
- Bài hát nói về tình cảm giữa cha, mẹ và
con cái trong gia đình. Vậy chúng ta cần cư
xử đối với những người thân trong gia đình
như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu về điều đó.
- GV ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: HS kể về sự chăm sóc ông
bà, cha mẹ dành cho mình.
*Mục tiêu: HS cảm nhận những tình cảm
và sự quan tâm chăm sóc mà mọi người
trong gia đình đã dành cho mình. Hiểu
được giá trị quyền được sống với gia đình,
được bố mẹ quan tâm chăm sóc.

*Tiến hành: Hoạt động nhóm đôi
- GV Yêu cầu HS hãy nhớ lại và kể cho bạn
nghe về việc mình được ông bà, bố mẹ yêu
thương chăm sóc như thế nào?
- GV yêu cầu lần lượt một số HS kể trước
lớp
- GV hỏi cả lớp:
- Em nghĩ gì về tình cảm sự chăm sóc
của mọi người trong gia đình dành cho em?
- Em đã nghĩ gì về những bạn nhỏ
thiệt thòi hơn chúng ta phải sống thiếu tình
cảm và sự chăm sóc của cha mẹ?
Kết luận: Mỗi người chúng ta đều có gia
đình và dược ông bà, cha mẹ, anh chị em
thương yêu quan tâm chăm sóc. Đó là
quyền của trẻ em được hưởng. Song còn có
những bạn nhỏ thiệt thòi sống thiếu tình
yêu thương chăm sóc của gia đình. Vì vậy
chúng ta cần thông cảm chia sẻ với các bạn.
- Cả lớp vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
- HS trao đổi với nhau về tình cảm, chăm
sóc ông bà, cha mẹ danh cho mình (2 phút)
- 1-2 HS trả lời:
- Em rất vui sướng khi được mọi người
trong gia đình quan tâm chăm sóc…
- Em rất thương những bạn đó…
- HS lắng nghe.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Các bạn có quyền được xã hội và mọi
người xung quanh cảm thông thương yêu

và giúp đỡ.
3. Hoạt động 2: Kể chuyện bó hoa đẹp
nhất
*Mục tiêu: HS biết bổn phận phải quan
tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- Kĩ năng đảm nhận chăm sóc người thân
trong những việc vừa sức.
*Tiến hành:
- GV kể chuyện bó hoa đẹp nhất kết hợp sử
dụng tranh minh họa.
- Yêu cầu một HS đọc hoặc kể lại chuyện
* Yêu cầu thảo luận nhóm đôi:
- Chị em Ly đã làm gì nhân dịp sinh nhật
mẹ?
- Vì sao mà mẹ nói rằng bó hoa mà chị
em Ly tặng là bó hoa đẹp nhất?
Kết luận:
- Con cháu có bổn phận quan tâm chăm sóc
ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia
đình.
- Sự quan tâm chăm sóc của các em sẽ
mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ông bà,
cha mẹ và những người thân trong gia đình.
* Hướng dẫn HS luyện tập:
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT3)
* Mục tiêu: HS biết đồng tình với những
hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm
chăm sóc đối với ông bà, cha mẹ, anh chị
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy

nghĩ, cảm xúc của người thân.
- HS lắng nghe
- 1 HS kể hoặc đọc lại chuyện
- Chị em ly đã hái những bông hoa kết lại
tặng mẹ.
- Vì bó hoa thể hiện sự quan tâm, tình hiếu
thảo của hai chị em Ly đối với mẹ nên mẹ
nói “đây là bó hoa đẹp nhất”
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo
luận.
- Cả lớp nhận xét bổ sung
- HS lắng nghe
- 1-2 HS nhắc lại
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Cách tiến hành: Các nhóm thảo luận
- GV chia lớp thành 5 nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội
dung tình huống BT3 trang 13 vở BT.
* Theo em mỗi bạn trong tình huống sau sử
xự dụng đúng hay sai ? Vì sao?
a. Bao giờ cũng vậy sau bữa ăn, Hương
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả có
kèm lời giải thích
- Các câu trả lời đúng là:
- Hương làm như thế là đúng, thể hiện sự
nhanh nhẹn rót nước, lấy tăm cho ông bà,
cha mẹ. Những lúc rảnh rỗi Hương còn đọc
báo, nhổ tóc sâu cho ông bà.
b. Sâm đang chơi với bạn ngoài ngõ thì
thấy bà ngoại ở quê ra chơi. Sâm vội chạy

dến lục túi bà tìm quà rồi quay lại chơi tiếp
với các bạn
c. Mấy hôm nay bố Phong bận việc ở cơ
quan. Vừa ăn tối xong bố đã phải ngồi váo
bàn làm việc. Thấy vậy Phong vặn nhỏ tivi
và dỗ dành em để em khỏi vào quấy bố.
d. Hôm nay bố mẹ đi làm vắng chỉ có
Linh ở nhà trông em. Linh mải chơi nhảy
dây để em ngã sưng cả trán.
e. Thấy mẹ bị ốm, Hồng không đi chơi.
Em quanh quẩn bên mẹ. Lúc thì rót nước,
lúc lấy thuốc, lúc lại thay khăn chướm trán
cho mẹ.
Kết luận:
- Việc làm của bạn Hương (trong tình
huống a), Phong (trong tinh huống c), Hồng
(trong tình huống e) là đúng thể hiện sự
quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ.
-Việc làm của bạn Sâm (trong tình huống b)
bạn Linh (trong tình huống d) là chưa
ngoan, chưa quan tâm đến bà dến em nhỏ.
GV hỏi thêm:
- Các em có làm dược viêc như bạn Hương,
Phong, Hồng để thể hiện sự quan tâm,
chăm sóc giúp đỡ ông bà cha mẹ không?
Ngoài những việc đó ra các em còn làm
được việc nào khác?
- GV khen ngợi những HS đã làm được
Hoạt động của giáo viên
chăm sóc ông bà, cha mẹ.

- Việc làm của Sâm như thế là sai, chưa
ngoan chưa quan tâm đến bà.
- Việc làm của Phong là đúng thể hiện sự
chăm sóc bố.
- Mẹ đi làm Linh phải trông em cẩn thận để
giúp đỡ bố mẹ chăm sóc em. Việc làm của
Linh là sai chưa quan tâm đến em.
- Việc làm của Hồng là đúng thể hiện sự
quan tâm chăm sóc mẹ.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- HS lăng nghe
- 2 HS khá, giỏi trả lời
Hoạt động của học sinh
những việc tốt thể hiện sự chăm sóc ông bà,
cha mẹ.
- Nhắc các em thực hiện thường xuyên ở
nhà.
D. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
- GDMT, quyền trẻ em.
E. Dặn dò:
- Các em về nhà sưu tầm tranh ảnh, bài thơ, bài hát, ca dao tục ngữ, các câu
chuyện về tình cảm gia đình, về sự quan giúp đỡ giữa những người thân trong gia đình.
- Mỗi em vẽ ra giấy một món quà em muốn tặng ông bà, cha mẹ anh chị em nhân
ngày sinh nhật.
VD: Kính cho ông bà, khăn quàng tặng bà, điểm 10 tặng mẹ v.v…
Điều chỉnh, bổ sung:






Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 9 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 9 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 1)

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn.
- Nếu được một vài việc làm cụ thể chia sẻ vui buồn cùng bạn.
- Biết chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- HS khá, giỏi: Hiểu được ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Tích hợp GD phòng chống ma túy và chất gây nghiện
- Bạn bè cùng quan tâm, chia sẻ buồn vui cùng nhau, giúp nhau vượt qua khó khăn
nhất là khi bị bạn bè rủ rê, lôi kéo vào các hánh vi có liên quan đến ma túy, hoặc gia
đình bạn có người nghiện ma túy.
* NỘI DUNG TÍCH HỢP:
Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi bạn vui, buồn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp/kĩ thuạt dạy học:
- Nói cách khác
- Đóng vai
2. Phương tiện dạy học:
- Vở bài tập đạo đức 3
- Tranh minh họa cho hoạt động 1(tiết 1)
- Phiếu học tập cho hoạt động 1(tiết 2)
- Các câu chuyện bài hát, bài thơ, ca dao tục ngữ tấm gương nói về tình bạn
nói về sự thông cảm chia sẻ niềm vui cùng bạn.
- Thẻ màu đỏ, vàng, xanh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nêu những việc làm giúp đỡ ông bà, cha mẹ
- Nhận xét.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: (khám phá)
- GV yêu cầu cả lớp hát bài: “Lớp chúng mình
đòan kết” nhạc và lời của nhạc sỹ Mộng Lân
- Qua bài hát vừa rồi, các em có cảm nhận gì về
tình bạn?
- Cả lớp vừa vỗ tay vừa hát
- HS trả lời
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Bạn bè là phải biết yêu thương, quan tâm, - HS lắng nghe
giúp đỡ nhau. Trong tiết học hôm nay chúng ta
sẽ học về một cử chỉ đẹp trong tình bạn.
- GV ghi tựa bài.
2. Phát triển bài (kết nối):
Hoạt động 1: Thảo luận và phân tích tình
huống.
*Mục tiêu: HS biết một biểu hiện chia sẻ vui
buồn cùng bạn.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ khi
ban vui, buồn.
*Cách tiến hành:
- GV Yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và
cho biết nội dung tranh.
- GV giời thiệu tình huống 1 BT1

- Đã hai ngày nay, … vượt qua khó khăn này?
- Nếu là bạn cùng lớp với Ân em sẽ làm gì an
ủi, giúp đỡ bạn? vì sao?
Kết luận:
Khi bạn có chuyện buộn em cần lắng
nghe động viên an ủi hoặc giúp đỡ bạn bằng
những việc làm phù hợp với khả năng (như
chép bài hộ bạn, giảng bài cho bạn hiểu, phụ
bạn một số việc nhà…) để bạn có thêm sức
mạnh vượt qua khó khăn.
3. Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết chia sẻ buồn vui cùng bạn
trong các tình huống.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm tông, chia sẻ khi bạn
vui, buồn.
* Cách tiến hành :
- GV chia lớp thành 5 nhóm
- Mỗi nhóm xây dựng một kịch bản có nội
dung tình huống cụ thể như:
- Chung vui với bạn: khi bạn được điểm tốt, khi
sinh nhật bạn…
- Chia sẻ với bạn khi bạn gặp khó khăn:
- HS quan sát tranh và trả lời 1-2 em trả
lời.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị xây dựng kịch bản. Phân
công người đóng vai.
- HS lần lượt đóng vai.

- HS cả lớp nhận xét rút ra kinh nghiệm
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
bạn ngã đau, bạn bị ốm, khi nhà bạn nghèo
không có tiền mua sách vở.
Kết luận:
- Khi bạn có chuyện vui cần chúc mừng chung
cùng bạn.
- Khi bạn có chuyện buồn cần an ủi động viên
và giúp đỡ bạn bằng những việc làm phù hợp
với khả năng.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ
* Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ trước những ý
kiến có liên quan đến nội dung bài học.
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
* Cách tiến hành :
- GV đọc lần lượt từng ý kiến
- Các ý kiến:
a. Chia sẻ vui buồn cùng bạn là cho tình bạn
thêm thân thiết gắn bó.
b. Niềm vui lỗi buồn là của riêng mỗi người,
không nên chia sẻ với ai.
c. Niềm vui được nhân lên, nỗi buồn sẽ vơi đi
nếu được cảm thông và chia sẻ.
d. Người không quan tâm đến niềm vui nỗi
buồn của bạn bè thì không phải là người bạn
tốt.
đ. Trẻ em có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ khi
gặp khó khăn.
e. Phân biệt đối xử với các bạn nghèo có hoàn
cảnh khó khăn là vi phạm quyền trẻ em.

Kết luận:
- Các ý a, c, d, e là đúng.
- Ý kiến b là sai.
- HS cả lớp nhận xét rút ra kinh nghiệm
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành
hoặc không tán thành hay lưỡng lự bằng
cách giơ thẻ màu.
- Đúng: Thẻ đỏ
- Sai: Thẻ xanh
- Đúng: Thẻ đỏ
- Đúng: Thẻ đỏ
- Đúng: Thẻ đỏ
- Đúng: Thẻ đỏ
D. Củng cố:
- GD phòng chống ma túy.
- Nhận xét giờ học.
E. Dặn dò:
- Về thực hiện sự quan tâm giúp đỡ chia sẻ với bạn bè trong lớp, trong trường và
nơi ở. Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao tục ngữ bài thơ, bài hát… nói về tình bạn
về sự chia sẻ buồn vui cùng bạn.
Điều chỉnh, bổ sung:


Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 10 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 10 CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 2)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể
B. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi HS nêu ghi nhớ nội dung bài cũ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* GV giới thiệu bài tiết 2.
1. Hoạt động 1: Phân biệt hành vi đúng
hành vi sai (BT4).
*Mục tiêu: HS phân biệt hành vi đúng,
hành vi sai đối với bạn bè khi có chuey65n
vui buồn.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ
khi bạn vui, buồn.
*Cách tiến hành:
- GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS làm
bài tập cá nhân.
2. Nội dung phiếu bài tập:
Em hãy viết vào ô trống chữ Đ trước ý
kiến việc làm đúng chữ S trước việc làm ý
kiến sai:
a. Hỏi thăm, an ủi khi bạn có chuyện
buồn
b. Động viên giúp đỡ bạn khi bạn bị
điểm kém.
c. Chúc mừng khi bạn được điểm 10
d. Vui vẻ nhận giúp đỡ bạn khi bạn bị
điểm kém
e. Tham gia cùng bạn quyên góp sách
vở quần áo cũ để ủng hộ bạn nghèo
trong lớp
f. Thờ ơ cười nói khi bạn có chuyện

buồn
g. Kết bạn với những bạn khuyết tật với
các bạn nhà nghèo
Hoạt động của giáo viên
- HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp điền vào phiếu
Hoạt động của học sinh
h. Ghen tức khi bạn học giỏi hơn mình
Kết luận:
- Các việc a, b, c, d, đ, g là các việc làm
- Một HS đọc bài của mình
đúng vì thể hiện sự quan tâm đến bạn bè
khi vui buồn, thể hiện quyền không bị phân
biệt đối xử, quyền hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em
nghèo trẻ em khuyết tật.
- Các việc e, h là các việc sai vì đã không
quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của abn5
bè.
3. Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 2: Liên hệ và tự liên hệ
*Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc thực
hiện chuẩn mực đạo đức của bản thân và
của các bạn khác trong lớp, trong trường.
Đồng thời giúp các em khắc sâu hơn ý
nghĩa của việc chia sẻ cảm thông chia sẻ
vui buồn cùng bạn.
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chia HS theo đơn vị nhóm bàn
- GV yêu cầu HS tự liên hệ trong nhóm

theo các nội dung:
- Em đã biết chia sẻ buồn vui với các bạn
bè trong lớp, trong trường chưa? Hãy kể
một trường hợp cụ thể. Khi bạn bè chia sẻ
buồn vui em cảm thấy như thế nào?
- GV mời một HS lên liện hệ trước lớp
Kết luận:
Bạn bè tốt cần phải biết cảm thông,
chia sẻ vui buồn lẫn nhau.
- Cả lớp nhận xét từng ý kiến
- HS lắng nghe
- HS hoạt động nhóm bàn
- Lần lượt các bạn trong nhóm tự liên hệ
cho các bạn trong nhóm nghe.
- 2-3 HS lên liên hệ trước lớp
- Cả lớp lắng nghe.
D. Củng cố:
- Trò chơi phóng viên.
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trong lớp lần lượt đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn
trong lớp các câu hỏi liên quan đến chủ đề bài học. Ví dụ
+ Vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ buồn vui cùng nhau?
+ Cần làm gì khi bạn có niềm vui hoặc khi bạn có chuyện buồn?
+ Hãy kể một câu chuyện chia sẻ buồn vui với bạn?
+ Bạn hãy hát một bài, hoặc đọc một bài thơ, đọc câu ca dao, tục ngữ nói
về chủ đề tình bạn.
+ Bạn đã từng được bạn bè chia sẻ buồn vui chưa? Hãy kể một trường hợp
cụ thể, khi đó bạn cảm thấy thế nào?
+ Bạn sẽ làm gì khi thấy bạn mình bị phân biệt đối xử với các bạn nghèo
khuyết tật?

- Kết luận chung:
+ Khi bạn có chuyện vui, buồn em cần chia sẻ cùng bạn để niềm vui được
nhân lên, nỗi buồn được vơi đi. Mọi trẻ em đều có quyền được đối xử bình đẳng.
+ HS đọc câu ghi nhớ cuối bài.
+ Nhận xét:
+ Tuyên dương những bạn biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng bạn. Nhắc
nhở những em chưa làm tốt việc này
E. Dặn dò:
- Thực hiện theo nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập
Điều chỉnh, bổ sung:






Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 12 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 12 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
(tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường.
- Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành những
nhiệm vụ được phân công.
- HS khá, giỏi: Biết Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền vừa là bổn phận
của HS.
* NỘI DUNG TÍCH HỢP:
- GDBVMT: Giáo dục HS tích cực tham gia và nhắc nhở các bạn tham gia bảo vệ
môi trường, làm cho môi trường thêm xanh, sạch đẹp.

Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
- Kĩ năng tự trọng và đảm nhiệm trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
TKNL&HQ: Các việc lớp, việc trường có liên quan tới giáo dục SDNLTK&HQ:
+ Bảo vệ, sử dụng nguồn điện của lớp, của trường một cách hợp lý (Sử dụng quạt,
đền điện, các thiết bị dạy học có sử dụng điện hợp lý hiệu quả,…)
+ Tận dụng các nguồn chiếu sáng tự nhiên, tạo sự thoáng mát, trong lành của môi
trường lớp học, trường học, giảm thiểu sử dụng điện trong học tập, sinh hoạt.
+ Bảo vệ sử dụng nước sạch của lớp, của trường một cách hợp lý,… nước uống
nước sinh hoạt, giữ vệ sinh, …
+ Thực hành và biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả ở lớp, trường và gia đình.
- Tham gia các hoạt động GD tài nguyên, MT biển, đảo phù hợp với lứa tuổi ở lớp,
trường.
- Phòng chống ma túy và các TNXH
- Tích cực tham gia phòng chống ma túy do lớp, trường tổ chức
* Quyền trẻ em:
- Liên hệ xem ở trường em có tham gia vào các hoạt động của trường hay không?
Là việc gì? Làm tốt chưa? Đó là quyền và bổn phận của trẻ em.
II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Dự án
- Thảo luận.
- Bài viết nửa trang.
- Đóng vai, xử lý tình huống.
2. Phương tiện dạy học:
- Vở BT Đạo Đức
- Tranh tình huống của bài tập 1.
- Các bài hát về chủ đề nhà trường.

- Các loại thẻ màu: Xanh, đỏ, vàng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể
B. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét chung về tiết ôn tập.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- Khởi động: GV cho HS hát bài “Em yêu
trường em”, Nhạc và lời của Hoàng Vân.
- Qua bài hát vừa rồi các em cảm thấy như
thế nào?
- Trường học là ngôi nhà thứ 2, chúng ta
phải biết yêu quí. Vậy chúng ta phải làm gì
để thể hiện điều đó. Chúng ta cùng tìm hiểu
qua bài học hôm nay.
- GV ghi tựa bài.
2. Phát triển bài (kết nối):
Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động 1: Phân tích tình huống
(BT1/19)
*Mục tiêu: HS biết được một biểu hiện
tích cực của việc tham gia việc trường, lớp.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp
và tập thể.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của
mình về việc trường, lớp.
- GV treo tranh tình huống và yêu cầu HS
quan sát và cho biết nội dung bức tranh.
- GV gọi HS trả lời

- GV giới thiệu tình huống: Trong khi cả
lớp đang tổng vệ sinh sân trường: Bạn thì
cuốc đất, bạn thì trồng hoa… riêng Thu lại
ghé tai rủ Huyền đi nhảy dây. Theo em bạn
Huyền có thể làm gì tại sao?
Hoạt động của giáo viên
- Cả lớp hát.
- HS trả lời
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời
- Nội dung bức tranh vẽ cảnh: cả lớp làm
vệ sinh trường có 2 bạn không làm mà rủ
nhau đi chơi.
- Lớp nhận xét
- HS thảo luận nhóm bàn sau đó các nhóm
nêu cách giải quyết:
a/ Huyển đồng ý đi chơi với Thu
b/ Huyền từ chối không đi và để mắc bạn đi
chơi một mình.
c/ Huyền dọa bạn sẽ mách cô giáo
d/ Huyền ngăn Thu lao động xong rồi hãy
đi chơi.
Hoạt động của học sinh
- GV ghi cách giải quyết của HS lên bảng
- Nếu là bạn Huyền ai chon cách a, b, c, d?
- Yêu cầu thảo luận nhóm (mỗi nhóm 6 em
2 bàn quay bàn vào nhau) chuẩn bị lên
đóng vai thể hiện cách ứng xử.
Kết luận:
Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể

hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc
trường và biết khuyên nhủ các bạn khác
cùng làm.
- Ngoài những việc làm trên, các em cũng
cần phải nhớ tắt đèn, quạt khi ra khỏi lớp
nhằm góp phần bảo vệ, sử dụng năng lượng
hợp lí và hiệu quả.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúng,
hành vi sai trong những tình huống có liên
quan đến việc lớp, việc trường.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của
mình về các việc trong lớp.
- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm
khi nhận việc của lớp giao.
Cách tiến hành:
- GV yêu cau622 HS mở vở bài tập ra làm
tập 2 (trang 19)
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài của bài tập.
- GV chép sẵn bài tập vào bảng phụ và yêu
cầu 1HS lên sửa
GV chốt lại:
- Việc làm của các bạn trong tình huống c,
d là đúng.
- Việc làm cùa các bạn trong tình huống a,
b là sai.
4. Vận dụng:
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu : Củng cố nội dung bài học.
- Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp

và tập thể.
- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách
nhiệm khi nhận việc của lớp giao.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến
Hoạt động của giáo viên
- HS các nhóm lên trình bày cách giải
quyết.
- Nhóm khác góp ý kiến bổ sung về mặt tốt
hay chưa tốt ở mỗi cách ứng xử.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp làm
vào vở bài tập
- Cả lớp cùng sửa bài tập, 1 em lên làm
bảng phụ
- Lớp nhận xét.
- HS nghe - suy nghĩ và bày tỏ thái độ của
mình bằng cách giơ tấm thẻ màu.
Hoạt động của học sinh
- Các ý kiến:
a/ Trẻ em có quyền tham gioa làm những
công việc của trường mình, lớp mình.
b/ Tham gia việc lớp, việc trường mang lại
niềm vui cho em.
c/ Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường
đã được phân công, còn những việc khác
không cần quan tâm.
d/ Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
là tự giác làm và làm tốt các công việc của
lớp của trường phù hợp với khả năng.
GV kết luận:

- Các ý kiên a, b, d là đúng.
- Ý c là sai.
- GDBVMT: Các em phải biết tích cực
tham gia dọn vệ sinh trường lớp và nhắc
nhở các bạn cùng tham gia để góp phần
làm cho MT thêm xanh, sạch, đẹp.
- Các em cần phải biết sử dụng nguồn ánh
sáng tự nhiên như mơ cửa lớp cho thoáng
mát nhắm giảm thiểu sử dụng điện trong
HT, sinh hoạt.
- GD quyền trẻ em
- Đồng ý: thẻ đỏ
- Đồng ý: thẻ đỏ
- Sai: thẻ xanh
- Đồng ý: thẻ đỏ
- HS lắng nghe.
D. Củng cố:
-Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
E. Dặn dò:
- Tìm các gương làm tốt việc lớp, việc trường.
- Các em phải tích cực tham gia và làm tốt 1 số việc phù hợp với khả năng.
Điều chỉnh, bổ sung:






Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 13 Môn: ĐẠO ĐỨC

Tiết 13 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG
(Tiết 2)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viện Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài – ghi tựa
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Hoạt động 1: Xử lý tình huống (BT4/21)
*Mục tiêu: HS biết thể hiện tính tích cực
tham gia việc lớp, việc trường trong các
tình huống cụ thể.
- Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm
khi nhận việc của lớp giao.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 5 nhóm (mỗi nhóm 6
em)
Giao việc cho các nhóm.
Nhóm 1: xử lý tình huống 1
Nhóm 2: …………………2
Nhóm 3: … 3
Nhóm 4: …………………4
Nhóm 5: …………………5
Các tình huống cụ thể là:
- Tình huống1: Lớp tuấn chuần bị đi cắm
trại. Tuấn dược phân cong mang cờ và hoa

để trang trí lều trại. Nhưng Tuấn nhất định
từ chối vì ngại mang. Em sẽ làm gì nếu em
là bạn Tuấn?
- Tình huống 2: Nếu là một HS khá cùa
lớp, em sẽ làm gì khi trong lớp có một số
bạn học yếu.
- Tình huống 3: Sau giờ ra chơi cô giáo đi
họp và dặn cả lớp ngồi làm bài tập. Cô vừa
đi một lúc, một số bạn đùa nghịch làm ồn
Hoạt dộng của giáo viên
- HS thực hiện thảo luận
- 2 bàn quay mặt vào nhau
- Cử nhóm trưởng thư kí
- Cách nhóm bắt đầu thảo luận đưa ra
các cách cư xử lí.
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- Dự kiến cách xử lí đúng:
+ Nếu em là bạn tuấn thì em không từ
chối.
+ Em sẽ xung phong giúp các bạn học.
+ Em nhắc nhở các bạn ngồi yên lặng
làm bài, không được làm ồn ảnh hưởng
đến bạn ngồi bên cạnh.
Hoạt động của học sinh
Nếu em là cán bộ lớp, em sẽ làm gì trong
tình huống đó?
- Tình huống 4: Khiên được phân công
mang lọ hoa đến lớp để chuẩn bị cho buổi
liên hoan kỉ niệm ngày 8/3. Nhưng đúng
hôm đó Khiên bị ốm. Nếu em là Khiên em

sẽ là gì?
Kết luận:
a/ Là bạn của Tuấn em khuyên bạn không
nên từ chối .
b/ Em nên xung phong giúp đỡ bạn yếu.
c/ Em nên nhắc nhở các bạn không nên làm
ồn ảnh hưởng lớp bên cạnh
d/ Em có thể nhờ một người trong gia đình
hoặc bạn em mang lọ hoa đến lớp hộ em.
3. Vận dụng:
Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc lớp,
Việc trường (BT5/20)
* Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS thể hiện sự
tích cực tham gia
- Kĩ năng lắng nhge tích cực ý kiến của lớp
và tập thể.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- Viết ra giấy những việc em đã tham gia
với lớp, với trường trong tuần vừa qua.
- GV nhận xét.
- Tuyên dương những HS đạ tích cực và
nhắc nhở những HS chưa tích cực tham gia
việc lớp, việc trường.
- Em hiểu thế nào là tích cực tham gia việc
lớp, việc trường ?
Hoạt động của giáo viên
+ Em có thể nhờ người thân trong gia
đình hoặc bạn bè mang đến lớp hộ em.
- Cả lớp nhận xét các cách xử lí của các

nhóm.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận cặp đôi, 2-4 cặp HS đứng
lên trình bày.
- HS dưới lớp nghe- nhận xét bổ sung
* Thảo luận cả lớp. – 3 HS trả lới
Ví dụ: Tích cực tham gia việc lớp, việc
trường là:
- Việc gì của lớp của trường cũng tham
gia.
- Làm xong công việc của mình nếu còn
thời gian thì giúp công việc của người
khác.
Hoạt động của học sinh
- GDBVMT: Như vậy, tích cực tham gia
việc lớp, việc trường ở đây là hoàn thành
tốt công việc mà mình được giao theo hết
khả năng của mình. Ngoài ra nếu có điều
kiện và khả năng có thể giúp những bạn
khác hoàn thành tốt nhiêm vụ.
- Tham gia tốt việc lớp, việc trường vừa lá
quyền vừa là bổn phận của mỗi HS góp
phần BVMT.
- Trong quá trình tham gia việc trường, việc
lớp chúng ta cần phải biết sử dụng nước
sạch của lớp, của trướng một cách hợp lí và
cùng nhắc nhở các bạn sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả.
* GV ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường
biển, đảo do trường, lớp… tổ chức

- Làm hết tất cả các công việc được giao.
- 2 HS đọc bài học cuối vở bài tập.
D. Củng cố:
- Cho cả lớp hát bài: Em yêu trường em
Nhạc và lời: Mộng Lân
- GV nhận xét
E. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Quan tâm giúp dỡ hàng xóm, láng giềng
Điều chỉnh, bổ sung:






Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 14 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 14 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM, LÁNG GIỀNG
(Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nếu được một số việc làm thể hiện quan tâm giúp đỡ hàng xóm, láng giềng.
- Biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả
năng.
- Với HS khá, giỏi: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
* NỘI DUNG TÍCH HỢP:
Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng lắng nghe tích ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng
xóm.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc
vừa sức.

* GD phòng chống ma túy và chất gây nghiện
- Khi hàng xóm có người nghiện ma túy và tê nạn xã hội, cần có thái độ thông cảm, chia
sẻ, giúp đỡ, không xa lánh hoặc hắt hủi.

II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Thảo luận.
- Trình bày 1 phút
- Đóng vai.
2. Phương tiện dạy học:
- Vở BT Đạo Đức 3
- Tranh minh họa chuyện chị Thủy của em
- Phiếu giao việc, đồ dùng để đóng vai cho hoạt động 3, tiết 2
- Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể
B. Kiểm tra bài cũ:
- Kể những việc em đã làm để góp phần làm cho trường lớp thêm đẹp.
- Nhận xét.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu câu hỏi:
+ Ở canh nhà em có những người nào?
+ Những người đó đối xử với em và gia
đình em như thế nào?
- Hàng xóm láng giềng là những người
sống cạnh nhà chúng ta, họ là những người
giúp ta những lúc khó khăn, hoạn nạn. bài
- HS trả lời.

- HS lắng nghe.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
học hôm nay giúp ta phải biết làm gì để
giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- GV ghi tựa bài.
2. Hướng dẫn tìn hiểu bài:
* Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động 1: BT1: Phân tích chuyện: Chị
Thủy của em.
Mục tiêu: HS biết được một số biểu hiện
quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm,
thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.
Cách tiến hành:
- GV kể chuyện (có sử dụng tranh minh
họa)
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
- Vì sao bé Viện lại cần sự chăm sóc của
chị Thủy?
- Bạn Thủy đã làm gì để bé Viên vui chơi ở
nhà?
- Vì sao mẹ bé Viên lại thầm cảm ơn bạn
Thủy?
- Qua câu chuyện trên em đã học bạn Thủy
được điều gì?
Kết luận:
Hàng xóm láng giềng là những người sống
bên cạnh, gần gũi với gia đình ta. Bởi vậy
chúng ta cần quan tâm giúp đỡ họ những
lúc khó khăn cũng như lúc hoạn nạn.

Hoạt động 2: Bài tập 2: Đặt tên tranh
Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của các
hành vi, việc làm đối với hàng xóm láng
giềng.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm,
giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa
sức.
Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu nội
dung một bức tranh và đặt tên cho bức
tranh đó.
+ Nhóm 1: Thảo luận bức tranh 1
+ Nhóm 2: …………………… 2
+ Nhóm 3: …………………… 3
+ Nhóm 4: …………………… 4
Hoạt động của giáo viên
- HS lắng nghe.
- Bé Viên, chị Thủy và mẹ bé Viên
- Vì mẹ của bé đi làm không có ai trông
nom em.
- Thủy dắt bé vào nhà làm chong chóng cho
em chơi, dạy em học.
- Vì bạn Thủy đã trông nom bé Viên giúp
đỡ bác ấy.
- Em đã học được bạn Thủy là giúp đỡ bác
hàng xóm láng giềng khi cần thiết.
- HS lắng nghe.
- HS sinh hoạt nhóm
- Hai bàn quay mặt vào nhau.

- Cử nhóm trưởng – thư kí
- Nhận việc
- Tiến hành thảo luận.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác góp ý kiến
Hoạt động của học sinh
Kết luận:
- Tranh 1: ND: Chào hỏi lễ phép khi gặp
hàng xóm.
Đặt tên: Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng
xóm.
- Tranh 2: ND Các bạn đang đá bóng cạnh
nhà hàng xóm
Đặt tên: Không nên đá bóng trong giờ nghỉ
trưa
- Tranh 3: ND: Nhận thư giúp hàng xóm
khi họ đi vắng
Đặt tên: Nhận thư giúp hàng xóm
- Tranh 4: ND: Lấy đồ giúp hàng xóm lúc
trời sắp mưa.
Đặt tên: Cất quần áo giúp hàng xóm.
Khẳng định: Việc làm của các bạn nhỏ
trong tranh 1,3,4 là quan tâm giúp đỡ hàng
xóm láng giềng. Còn các bạn trong tranh 2
là làm ồn ảnh hưởng đế hàng xóm láng
giềng.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: HS bày tỏ thái độ của mình
trước những ý kiến quan niệm có liên quan
đến việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng

giềng.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm,
giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa
sức.
Cách tiến hành:
- GV nêu các câu tục ngữ
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ a, b
Các ý kiến:
a/ Hàng xóm tắt lửa tối đền có nhau.
b/ Đèn nhà ai nhà ấy rạng.
c/ Quan tân giúp đỡ hàng xóm láng giềng là
biểu hiện tình làng nghĩa xóm.
d/ Trẻ em cũng cần quan tâm giúp đỡ hàng
xóm láng giềng bằ các việc phù hợp với
khả năng.
- HS thảo luận nhóm, bàn dùng thẻ đưa ra ý
kiến.
Các ý bày tỏ phù hợp
- Tán thành (thẻ đỏ)
- Không tán thành (thẻ xanh)
- Đúng (thẻ đỏ)
- Đúng (thẻ đỏ)
D. Củng cố:
- Hàng xóm láng giềng cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Dù còn nhỏ tuổi các
em cũng biết là các việc phù hợp với sức của mình đỡ giúp hàng xóm láng giềng.
E. Dặn dò:
- Về nhà thực hiện quan tâm, giúp dỡ hàng xóm, láng giềng bằng những việc
phù hợp với khả năng.
- Sưu tầm các truyện, thơ, ca dao, tục ngữ… về chủ đề quan tâm giúp đỡ
hàng xóm láng giềng.

- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung:




Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 22 Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 22 TÔN TRỌNG ĐÁM TANG
(Tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.
* NỘI DUNG TÍCH HỢP:
Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.
* GD ATGT:
- HS biết khi gặp đám tang ngoài đường để tôn trọng người đã khuất và để bảo đảm
ATGT nhắc nhở mọi người chấp hành tốt luật giao thông

II. CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Nói cách khác.
- Đóng vai.
2. Phương tiện dạy học:
- Phiếu học tập cho HĐ2 tiết 1
- Truyện kể về chủ đề bài học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
A. Ôn định lớp: HS hát tập thể

B. Kiểm tra bài cũ:
GV đưa BT và yêu cầu HS cả lớp đưa thẻ đúng sai để trả lời:
BT: Khi gặp gỡ, giao tiếp với người nước ngoài ta phải:
+ Thể hiện tôn trọng, mến khách
+ Giúp đỡ họ khi cần thiết.
+ Cười đùa, chỉ trỏ khi thấy họ ăn mạc lạ.
+ Chào hỏi thân thiện, cởi mở.
- GV nhận xét.
C. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài – ghi tựa
+ Khi đi đường gặp đám tang, em sẽ làm
gì?
+ Khi gia đình người thân, hàng xóm có
đám tang em sẽ làm gì?
- Khi trong gia đình, người thân, hàng xóm
có đám tang, chúng ta cần làm những việc
gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu
điều đó.
Hoạt động của giáo viên
- HS lắng nghe
Hoạt động của học sinh
- Ghi tựa bài
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Kể chuyện đám tang
*Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải tôn
trọng đám tang và thể hiện một số cách ứng
xử cần thiết khi gặp đám tang.
- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám
tang.

Cách tiến hành:
- GV kể chuyện
- Đàm thoại: nếu các câu hỏi b trang 37.
- GV kết luận: Tôn trọng đám táng là
không làm gì xúc phạm đến tang lễ.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
*Mục tiêu: HS biết phân biệt hành vi đúnh
với hành vi sai khi gặp đám tang.
- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự
đau buồn của người khác.
Cách tiến hành:
- GV phát phiếu học tập cho HS và nêu y/c
của bài tập 2 trang 37.
- Đàm thoại: nếu các câu hỏi b trang 37.
- HS làm việc cá nhân.
- Y/c HS trình bày kết quả của mình.
GV nhận xét KL: Các việc b, d là những
việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám
tang. Các việc a, c, d, e là những việc
không nên làm.
- HS trả lời cá nhân, các bạn khác lắng
nghe nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nhắc lại.
- 1 HS nêu y/c của bài tập
- HS làm việc cá nhân
- 3 HS trình bày kết quả, các bạn khác lắng
nghe và bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe.
D. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ bài: GDATGT

E. Dặn dò:
- Thực hiện tôn trọng đám tang và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
- GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh, bổ sung:




Ngày soạn:……………. Ngày dạy:…………….
Tuần 19Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 19 ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
(tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Bước đầu biết: Thiếu nhi trên thế giới đều là an hem, bạn bè, cần phải đoàn kết giúp đỡ
lẫn nhau không phân biệt dân tộc, màu da, ngôn ngữ,…
- Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế phù hợp với
khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
*NỘI DUNG TÍCH HỢP: Giáo dục tấm gương đạo đức HCM
+ GDBVMT:
- HS thể hiện tình đòan kết với thiếu nhi quốc tế trong các hoạt động bảo vệ môi
trường them xanh, sạch đẹp.
Giáo dục kĩ năng sống:
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế.
- Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếunhi quốc tế
- Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
- Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế chính là lới dạy của bác Hồ
* Mức độ (liên hệ)
II. CHUẨN BỊ:
1. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực:
- Thảo luận.

- Nói về cảm xúc của mình
2. Phương tiện, đồ dùng dạy học:
- Vở bài tập.
- Các bài thơ, bài hát, tranh ảnh nói về tình hữu nghi giữa thiếu nhi VN và thiếu
nhi quốc tế.
- Các tư liệu về họat động giao lưu giữa thiếu nhi VN với thiếu nhi thế giới.
- Một số trang phục của các dân tộc (nếu có).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU
C. Ôn định lớp: HS hát tập thể
D. Kiểm tra bài cũ:
- Kiều tra sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét
E. Bài mới:

×