Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện Gia Lộc, thể hiện bằng GIS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.81 KB, 43 trang )

ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
MỤC LỤC
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 1
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Gia Lộc
Hình 1.2
.Nhiệt độ không khí TB các tháng( năm 2009) của tỉnh Hải Dương
Hình 1.3
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm trung bình
Hình 1.4
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi lượng mưa trung bình
Hình 1.5
Lượng bốc hơi TB qua các năm
Hình 1.6
Sơ đồ hệ thống sông của huyện Gia Lộc
Hình 1.7
Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng của các ngành trong huyện theo năm(%)
Hình 1.8
Biểu đồ thể hiện dân số TB theo TT - NT tỉnh Hải Dương (2005 – 2009)
Hình 1.9 Biểu đồ thể hiện dân số TB tỉnh Hải Dương (2005 – 2009)
Hình 1.10 Số lao động đang làm việc qua các năm .
Hình 1.11 Tình hình dân số huyện Gia Lộc ( 2005 – 2010) .
Hình 1.12 Tốc độ tăng dân số tự nhiên huyện Gia Lộc ( 2005 – 2010)
Hình 1.13 Giá trị sản xuất công nghiệp
Hình 1.14 Diện tích gieo trồng cả năm chia theo các vụ sản xuất
Hình 1.15 Sản lượng ( TP, trâu, bò, lợn, gia cầm) của huyện Gia Lộc qua các năm
Hình1. 16 Giá trị SX nông nghiệp của huyện qua các năm)


Hình 2.1 Phân loại nguồn phát sinh chất thải rắn
Hình 3.1 Lượng phát sinh CTR dân sinh các xã trong huyện theo màu đậm nhạt
Hình 3.2 Biểu đồ cột thể hiện thành phần CTR theo phần trăm trọng lượng các xã trong huyện Gia
Lộc(%))
Hình 3.3 Bản đồ thể hiện tổng lượng CTR phát sinh do y tế của các xã trong huyện Gia Lộc theo độ đậm
nhạt
Hình 3.4 Bản đồ thể hiện tổng CTR phát sinh trường học các xã trong huyện Hoành
Hình 3.5 Bản đồ thể hiện tổng CTR nông nghiệp các xã trong huyện Gia Lộc theo độ đậm
nhạt(ĐVT:tấn/năm)
Hình 3.6 Bản đồ thể hiện tổng CTR Chăn nuôi của các xã trong huyện Gia Lộc theo độ đậm
nhạt(ĐVT:tấn/năm)
Hình 3.7 Bản đồ thể hiện tổng CTR nông nghiệp các xã trong huyện Gia Lộc theo hình cột (ĐVT:tấn/năm)
Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện thành phần CTR của các xã trong huyện.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 2
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
Bảng 1.1.
Nhiệt độ trung bình tháng và năm (
0
C)
Bảng 1.2 Độ ẩm TB tháng và năm (%)
Bảng 1.3 Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Bảng 1.4 Lượng bốc hơi TB tháng và năm (mm)
Bảng 1.5 Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành trong tỉnh theo năm (%)
Bảng 1.6 Tình hình dân số huyện Gia Lộc giai đoạn 2005 - 2010
Bảng1. 7 Diện tích, cơ cấu các loại đất
Bảng 2.1
Hệ số chăn nuôi
Bảng 2.2

Hệ số phát thải của cây trồng.
Bảng2.3
Sản lượng cây lương thực của các xã trong huyện Gia Lộc
Bảng 3.1
Lượng chất thải rắn phát sinh của các xã trong huyện Gia Lộc
Bảng 3.2
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Bảng 3.3
Số giường bệnh và tổng chất thải rắn y tế của các xã trong huyện Gia Lộc
Bảng 3.4 Tổng số học sinh và tổng CTR phát sinh của trường học các xã trong huyện Gia Lộc
Bảng 3.5 Tổng sản lượng cây trồng và tổng CTR phát sinh do trồng trọt của các xã trong huyện Gia Lộc.
(Tấn/năm)
Bảng 3.6 Tổng sản lượng vật nuôi và tổng CTR phát sinh do chăn nuôi của các xã trong huyện Gia Lộc
(Tấn/năm).
Bảng 3.7 Tổng chất thải rắn phát sinh do trồng trọt và chăn nuôi(tấn/năm)
Bảng 3.8 Bảng biểu thể hiện thành phần CTR của các xã trong huyện.
DANH MỤC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển, trong những năm gần đây, sự phát triển
chóng mặt của các ngành công nghiêp, nông nghiệp, cây dựng. dịch vụ… đem lại
nhiều lợi ích, nâng cao đời sống cho con người. Song song với sự phát triển không
ngừng của xã hội là sự biến đuổi môi trường lớn do lượng phát sinh chất thải rắn
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 3
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
ra môi trường ngày càng tăng làm ảnh trực tiếp tới hệ sinh thái và ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khoẻ con người.
Đồ án chuyên nghành “Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định
lượng CTR phát sinh chất thải cho huyện Gia Lộc, thể hiện bằng GIS.” nhằm

mục đích thống kê, tính toán xác định nguồn, lượng, loại chất thải rắn phát sinh
trong địa bàn, và được thể hiện bằng GIS, cho ta đánh giá được lượng chất thải
phát sinh của các Xã trong Huyện,và công cụ hỗ trợ cho việc lập báo cáo định kỳ về
hiện trạng môi trường, cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch quản lý rác thải trên toàn
khu vực
Gia Lộc nằm trên địa bàn tỉnh Hưng yên ,giáp danh vơi hà nội thuộc vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc. Đây là một trong những thuận lợi để phát triển kinh tế xã
hội.Văn Giang
đang từng ngày phát trển đi lên với nhiều ngành nghề và hệ thống
đường giao thông thuận lợi và dày đặc ,nên tình trạng ô nhiễm môi trường rất
cấp thiết. Vì vậy, việc
thống kê, tính toán xác định nguồn, lượng loại chất thải rắn
phát sinh trong địa bàn Huyện
gây ô nhiễm môi trường là vô cùng quan trọng.
Việc
sử dụng phương pháp đánh giá nhanh, xác định lượng CTR phát sinh cho huyện Gia
Lộc,

xây dựng tệp dữ liệu trong excel kết hợp với GiS sẽ trở thành công cụ hỗ trợ
đắc lực cho việc lập báo cáo định kỳ về hiện trạng môi trường, cơ sở cho việc xây
dựng kế hoạch quản lý rác thải của Huyện.
Trong quá trình làm bài tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến vô
cùng tận tình và kỹ lưỡng của Thầy giáo: Đàm Quang Thọ; Thầy Tạ Đăng Thuần
Nhờ có sự giúp đỡ của cácThầy mà em đã hoàn thành tốt đồ án được giao. Qua
đây, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các Thầy!
Em xin chân thành cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 1 tháng 11 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Bùi Hồng Phúc
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ

1.1. Tổng Quan Điều Kiện Tự Nhiên Huyện Gia Lộc
1.1.1. Điều kiện địa lý kinh tế
a, Vị trí địa lý
- Khu vực đánh giá phát thải nguồn gây ô nhiễm nước bao gồm toàn huyện
Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 4
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
- Huyện Gia Lộc là một huyện nằm phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương, có vị trí
tiếp giáp với các vùng sau:
 Phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ.
 Phía Tây giáp huyện Bình Giang.
 Phía Nam giáp huyện Thanh Miện và huyện Ninh Giang.
 Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương và huyện Cẩm Giàng, ranh giới là
con sông Sặt.
- Tọa độ địa lý:
• Vĩ độ: 20°51' đến 21°38' độ vĩ Bắc.
• Kinh độ: 106°17' đến 106°28' độ kinh Đông.
- Vị trí trên bản đồ:
Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Gia Lộc
c, Đặc điểm địa hình
− Huyện Gia Lộc là một huyện nằm phía Tây Nam của tỉnh Hải Dương có địa hình là
đồng bằng, tương đối bằng phẳng, tổng diện tích tự nhiên là 122,2 km
2
( Theo điều
tra diện tích năm 2009); đất nông nghiệp chiếm 67% diện tích, có xu hướng thấp
dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam hình thành 3 vùng chính:
o Vùng ven sông Sặt, sông Đình Đào cao độ phổ biến (+ 4,0), chỗ cao nhất +8 ÷ +9.
Thành phần gồm: đất pha cát, đất thịt nhẹ, ít chua, đất thấm nước cao, mực

nước ngầm nằm sâu.
o Vùng trung tâm với cao độ +2,0 m đến +2,5 m;
o Vùng ven sông Bá Liễu – Trại Vực, sông Hồng Đức, cao độ phổ biến + 1,0 đến +
1,5. Nơi thấp nhất + 0,5, đất chua, nước ngầm nằm cao.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 5
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
Đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng
- Đất đai được hình thành do phù sa sông Sặt – Đình Đào và các con sông nhỏ chảy
qua địa bàn huyện, thành phần cơ giới của đất từ thịt nhẹ đến thịt nặng pha nhiễm
chua và nghèo lân. Trong đó, chủ yếu là đất phù sa Glây của hệ thống sông Sặt.
1.1.2. Đặc trưng khí hậu
Huyện Gia Lộc - Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, tuy
không giáp với biển nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của khí hậu miền duyên hải, hàng
năm chia hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng IV đến tháng X, thời tiết nóng ẩm
mưa nhiều. Mùa đông lạnh, ít mưa từ tháng XI đến tháng III.
a, Nhiệt độ
• Nhiệt độ trung bình năm : 23,1
0
C.
• Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41
0
C.
• Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 13
0
C.
• Biên độ dao động ngày trung bình khoảng 8
0
C.

- Tháng lạnh nhất là tháng I có nhiệt độ trung bình 13
0
C, tháng nóng nhất là
tháng VII với nhiệt độ trung bình đạt 28,2
0
C – 29,2
0
C.
- Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 20
0
C là từ tháng XII
đến tháng III năm sau, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524 giờ.
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm (
0
C)
Đơn vị:
0
C
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2007 16,3 17 19 23 28 28,8 29,2 28,4 27,3 24,6 21,3 17,7
2008 16,5 17 20 23 26 28,9 29,2 28,6 27,5 25 21,5 18,2
2009 16.3 21 20 22 26 30.1 29.7 28.5 25.8 25.1 19.7 20
( Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009 )

Hình 1.2.Nhiệt độ không khí TB các tháng( năm 2009) của tỉnh Hải Dương
b, Độ ẩm
• Khu vực có độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
• Thời kỳ ẩm ướt nhất thường trùng với mùa xuân (tháng II, III và IV), độ ẩm
trong kỳ này vượt quá 85%, thnags có độ ẩm lớn nhất là tháng IV với độ ẩm
trung bình đạt từ 87%-90%.

• Thời kỳ khô nhất là những tháng đầu mùa đông, từ tháng XI đến tháng XII
với độ ẩm trung bình giảm xuống chỉ còn 79%.
Bảng 1.2. Độ ẩm TB tháng và năm (%)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 6
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
2007 85 87 89 90 88 84 85 89 87 84 82 83
2008 80 83 86 86 82 81 82 84 82 80 78 78
2009 82 74 85 87 85 84 83 87 87 83 77 77
( Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009 )

Hình 1.3.Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm trung bình

Mưa
• Tổng lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.500mm -
1.700mm.
• Lượng mưa phân bố khá đồng đều trong khu vực.Tổng lượng mưa trong
mùa mưa chiếm 80-85% tổng lượng mưa cả năm.
• Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 120 - 150 ngày, trong đó số ngày
mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60 - 65 ngày
• Ngoài ra ở Gia Lộc còn xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn đột xuất
kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11
và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)
Đơn vị: mm
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007 1 29 40 62 202 219 147 130 229 115 11 12
2008 41 20 26 72 178 364 178 267 359 21 408 16

2009 20,1 25 37 96 199 228 237 294 225 131 45 19
( Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009 )

Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện sự thay đổi lượng mưa trung bình


Bốc hơi:
• Theo số liệu thống kê nhiều năm, lượng bốc hơi trung bình năm đạt khoảng
700-1000 mm.
• Các tháng mùa mưa là những tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất, lượng bốc
hơi trung bình tháng VII đạt khoảng 70-110 mm.
• Các tháng mùa khô, lượng bốc hơi nhỏ nhất, trung bình đạt 30-70 mm kéo
dài từ tháng II đến tháng IV.
Bảng 1.4. Lượng bốc hơi TB tháng và năm (mm)
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
2007
65,9 49 50 56 83 89,4 95 73 73 82 84 79,1
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 7
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
2008
70,5 58 56 65 95 96 120 83 86 96 87 83
2009 75,9 56 52 59 89 96,1 109 80 81 93 97 90
( Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009 )

Hình 1.5. Lượng bốc hơi TB qua các năm
c, Chế độ gió bão
• Hướng gió hình thành trong mùa đông là đông bắc hay bắc và trong mùa hạ
là các hướng Đông Nam và Nam.

• Tốc độ trung bình vào khoảng 2-3,6 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất xảy ra khi có
bão, gây ra những trận mưa có cường độ lớn kéo dài vài ba ngày, đôi khi cả
tuần lễ.
• Lượng mưa do bão gây nên tại Gia Lộc chiếm tời 10- 20% tổng lượng mưa
năm. Mùa bão bắt đầu từ tháng V và kết thúc tháng XI, nhưng ảnh hưởng
với tần xuất lớn nhất trong các tháng VII, VIII và IX.
d, Chế độ thuỷ văn
• Đặc điểm thủy văn tỉnh Hải Dương là vùng sông ảnh hưởng thủy triều.
Ngoài ra còn ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Thái Bình, sông Luộc,
sông Kẻ Sặt ( thuộc hệ thống thủy lợi Bắc-Hưng-Hải), khả năng tiêu thoát
nước khá tốt.
• Huyện Gia Lộc có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, với các trục kênh
chính là Cửu An, Kẻ Sặt, Đình Đào, Tràng Kỹ, Cự Lộc - An Thổ đã được đầu
tư nạo vét nhưng không triệt để theo tính toán và lại bị bồi lấp nhanh.
e, Hệ thống sông ngòi, kênh, hồ
− Sông ngòi Huyện Gia Lộc thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
− Hệ thống sông ngòi dày đặc bao bọc và lan tỏa khắp địa bàn huyện, gồm
sông Sặt, sông Đình Đào, sông Tràng Thưa, sông Tràng Kỹ có đường thủy
trên sông Thái Bình. Các sông có đoạn chảy theo chiều ngang, có đoạn chảy
xuôi dòng, có đoạn như ngược chiều, nhưng cuối cùng đều đổ vào dòng
chính, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 8
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống sông của huyện Gia Lộc
1.2. Sức ép phát triển kinh tế xã hội của huyện đến sự phát sinh chất thải
1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
− Huyện Gia Lộc vốn là một huyện thuần nông, chủ yếu phát triển sản xuất
nông nghiệp. Tuy nhiên kết cấu hạ tầng như đường giao thông, điện cho sản

xuất và sinh hoạt, thông tin liên lạc dịch vụ thương mại tương đối phát
triển
− Tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 12%/năm
− Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ. Tính trong 5 năm (2004 – 2009), tốc độ tăng trưởng kinh tế của
huyện tăng bình quân 30,3%.
− Cùng với công nghiệp, lĩnh vực dịch vụ - thương mại cũng có bước phát triển
mạnh, nhất là dịch vụ vận tải, ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng,
khu vui chơi, dịch vụ hàng hoá tại các chợ và siêu thị…, đã đáp ứng kịp thời
nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
− Những năm gần đây, tuy diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp nhưng
sản xuất nông nghiệp vẫn luôn được coi trọng. Người dân đã chủ động áp
dụng tiến bộ KH-KT, đưa trên 70% diện tích lúa chất lượng cao vào đồng
ruộng. Kết quả trên không chỉ bảo đảm an ninh lương thực mà còn mang lại
giá trị kinh tế cao cho địa phương.
− Việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống được quan tâm mang
lại hiệu quả thiết thực. Các doanh nghiệp đã thu hút hàng vạn lao động có
việc làm ổn định và có thu nhập khá.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 9
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường

Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành
Tỷ lệ tăng trưởng của một số ngành mũi nhọn trong Huyện thời gian từ
2004 – 2009 ược thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 1.5: Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành trong tỉnh theo năm (%)
STT
Ngành nghề 2005 2006 2007 2008
2009

1 NN, lâm nghiệp, thuỷ sản 34,41 33,05 31,02 30,77 29,88
2 Công nghiệp, xây dựng 29,30 30,35 32,00 32,07 32,46
3 Dịch vụ 36,29 36,60 36,98 37,16 37,66
4 Tổng cộng 100 100 100 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2009)
Hình 1.7: Biểu đồ tỷ lệ tăng trưởng của các ngành trong huyện theo năm(%)

Vai trò và tác động của sự tăng trưởng kinh tế đến đời sống xã hội và môi
trường
(a) Vai trò của tăng trưởng kinh tế đối với người dân
• Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề chính trị, xã hội.
• Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng
hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó.
• Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất
lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy
dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá phát triển.
• Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp.
Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân
quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế
nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 10
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
• Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố
chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội
(b). Tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường:
• Môi trường đất : Có xu thế thoái hoá do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ;
khô hạn, ngập úng, lũ; trượt, sạt lở đất; mặn hoá, phèn hoá dẫn đến nhiều
vùng đất bị cắn cỗi, không còn khả năng canh tác và tăng diện tích đất bị

hoang mạc hoá.
• Môi trường nước : Chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt
nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng.
Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N,
tổng P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
• Môi trường không khí: Chất lượng không khí ở Hải Dương nói chung còn
khá tốt, đặc biệt là ở nông thôn . Thế nhưng vấn đề bụi lại đang trở thành
vấn đề cấp bách ở các khu đô thị và các khu công nghiệp. Việc gia tăng các
phương tiện giao thông cũng đang gây ô nhiễm không khí ở nhiều nơi. Nồng
độ chì, khí CO, NO
X
, SO
2
khá cao, trực tiếp gây hại đến sức khoẻ của những
người tham gia giao thông.
• Môi trường đô thị và công nghiệp : Ô nhiễm do hệ thống tiêu nước, thoát
nước lạc hậu, xuống cấp nhanh. Năng lực thu gom chất thải rắn còn thấp
kém; chất thải nguy hại chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy định.
Trong khi đó, bụi, khí thải, tiếng ồn do hoạt động giao thông vận tải nội thị
và mạng lưới cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với hạ tầng kỹ thuật đô
thị yếu kém, không theo kịp với sự gia tăng dân số đã làm nảy sinh các vấn
đề bất cập về mặt xã hội và vệ sinh môi trường đô thị.
• Môi trường lao động, dân số và môi trường : Nhiều khu vực sản xuất không
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh nghề
nghiệp. Dân số Hải Dương thuộc loại đông trên cả nước, gây áp lực rất lớn
lên môi trường.
1.2.2. Sức ép dân số và vấn đề di cư
- Ước tính năm 2010, dân số trung bình của tỉnh Hải Dương là 1.715.989
người; trong đó, dân số thành thị là 374.429 người (chiếm 21,8%), dân số
nông thôn là 1341.560 người (chiếm 78,2%).

- Số dân đang trong độ tuổi lao động : 76925 ( người)_( Niên giám thống kê
tỉnh Hải Dương năm 2009)
- Hiện trên địa bàn tỉnh hộ nghèo chiếm tỷ lệ 10-11% trong tổng số hộ, trong
đó trên 2.000 hộ nghèo hiện đang ở nhà tạm bợ, nhà dột nát cần hỗ trợ xây
mới. Các cấp chính quyền địa phương đã chủ động liên hệ tạo nguồn xây
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 11
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
dựng nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả hơn 100
ngôi nhà “đại đoàn kết” đã được trao đến tay các hộ trong năm 2010

Hình 1.8. Biểu đồ thể hiện dân số TB theo TT - NT tỉnh Hải Dương (2005 – 2009)
(Nguồn : Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009)
Hình 1.9. Biểu đồ thể hiện dân số TB tỉnh Hải Dương (2005 – 2009)
(Nguồn : Thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009)

Cũng qua điều tra đã cho thấy trên địa bàn tỉnh hiện có 130 cụ thọ 100 tuổi trở lên,
chiếm 4,8% số các cụ thọ 100 tuổi trở lên của cả nước), tăng 5 lần so với năm 1999.
Như vậy Hải Dương là tỉnh đông dân thứ 11/63 tỉnh thành trong cả nước và đứng
thứ 5/11 tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và là tỉnh thuộc nhóm tỉnh
có tỷ số giới tính khi sinh cao trong cả nước.
- Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở, tại thời điểm điều tra
1/4/2009 tổng số nhân khẩu toàn tỉnh Hải Dương là 1.703.492 người, chiếm
2% dân số cả nước ( dân số cả nước: 85.798.573 người). Trong đó nam
chiếm 48,9%, nữ chiếm 51,1%, nhân khẩu thnàh thị chiếm 19,1%, nhân khẩu
nông thôn chiếm 80,9%.
- Như vậy, sau 10 năm (1999 - 2009) dân số tỉnh ta tăng thêm 52.686 người,
bình quân mỗi năm tăng 0,3%, tỷ lệ tăng thấp hơn so với cả nước và vùng
đồng bằng Sông Hồng và giảm mạnh so với thời kỳ 10 năm trước. So với kết

quả tổng điều tra 1/4/1999, dân số của các huyện, thành phố trong tỉnh biến
động rất khác nhau.
− Có 5 huyện, thành phố dân số tăng, tăng nhiều nhất là TP Hải Dương, bình
quân tăng 5,3%/năm. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 1.029 người/ 1 km2.
Tỷ số giới tính của dân số tỉnh Hải Dương là 95,8 nam/100 nữ, thấp hơn của
cả nước (98,1 nam/100 nữ).

Nguồn lao động và việc làm
- Năm 2010, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế trong tỉnh tiếp
tục chuyển dịch theo tốc độ đô thị hoá, tức là tỷ trọng lao động khu vực nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản giảm (năm 2009 là 57,8% xuống 54,5% năm 2010); lao
động khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng (năm 2009 lao động khu vực công
nghiệp là 24,6% lên 27,3% năm 2010; lao động khu vực dịch vụ là 17,6%
năm 2009 lên 18,2% năm 2010).
- Các chính sách thị trường lao động hiện hành còn bộc lộ nhiều hạn chế. Thị
trường lao động phát triển chưa đồng hành với tăng trưởng kinh tế, lợi ích,
quyền lợi của người lao động còn bị xâm phạm. Một bộ phận lớn người lao
động chưa được bảo vệ, nhất là ở khu vực phi chính thức, khu vực kinh tế tư
nhân và nông thôn.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 12
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường

Hình 1.10. Số lao động đang làm việc qua các năm - Đơn vị: nghìn người
(Nguồn: Tổng cục Thống kê 2010)

Trong năm 2009, các cấp, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội tiếp tục triển khai
các chính sách xoá đói giảm nghèo cũng như đào tạo nghề và tạo việc làm cho
người lao động, tạo việc làm mới cho 3,2 vạn lao động.

Vấn đề dân số và lao động huyện Gia Lộc
- Dân số hơn 150.870 người (theo điều tra dân số năm 2008). Số lao động
đang làm việc trong nền kinh tế 81916 ( người). Điều này cho thấy huyện Gia
Lộc có một nguồn lao động dồi dào và do đó cần phải có một chương trình
tạo việc làm cho lượng lao động này.
Bảng 1.6 : Tình hình dân số huyện Gia Lộc giai đoạn 2005 - 2010 (ĐVT: Người)
Năm 2007 2008 2009
Tổng dân số
127135 145958 150917
Tốc độ tăng dân số tự nhiên (%) 0.99 1 1.03
(Nguồn : Báo cáo tình hình dân số huyện Gia Lộc giai đoạn 2005 - 2010)

Hình 1.11. Tình hình dân số huyện Gia Lộc ( 2005 – 2010) (ĐVT: Người)

Hình 1.12. Tốc độ tăng dân số tự nhiên huyện Gia Lộc ( 2005 – 2010)

Như vậy biến động tự nhiên dân số của huyện không đều qua các năm và có xu
hướng tăng : Năm 2009 so với năm 2008 tăng nhiều hơn so với năm 2007. Nguồn
nhân lực của huyện Gia Lộc tương đối dồi sao. Nguồn lao động không ngừng tăng
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 13
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
qua các năm : năm 2007 là 127135 người chiếm 42.6% so với tổng dân số và đến
năm 2008 là 145958 người chiếm 42.9%, năm 2009 là 150917 người chiếm 43.2%.
• Trong đó lao động có khả năng lao động chiếm tỷ lệ rất lớn (trên 95%) và
tăng qua các năm nhưng lao động khômg có khả năng lao động vẫn còn rất
nhiều mặc dù đang có xu hướng giảm.
• Lao động ngoài độ tuổi lao động nhưng có tham gia lao động còn nhiều và
cẫn tăng qua các năm. Những lao động ngoài độ tuổi lao động là lao động

dưới và trên tuổi lao động. Điều này chứng tỏ đời sống của nhân dân huyện
vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trẻ em, người già vẫn phải lao động để tăng
thêm thu nhập cho gia đình.
• Một đặc điểm đáng chú ý là lao động của huyện Gia Lộc tăng dần qua các
năm. Điều này chứng tỏ huyện Gia Lộc luôn chú trọng việc đào tạ nghề cho
người lao động và lực lượng lao động của huyện ngày càng có chất lượng.
1.2.3. Khi công nghiệp và xây dựng
− Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống
theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm. Chú trọng chế biến các sản phẩm xuất
khẩu, đưa ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm thành ngành công
nghiệp mũi nhọn trong việc phát triển công nghiệp nông thôn.
− Tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, chuyển mạnh sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa có chất lượng
và giá trị cao.
− Huyện Gia Lộc hoạt động kinh tế trong lĩnh vực Công nghiệp, tại địa bàn huyện có
Khu Công nghiệp Gia Lộc với diện tích 198 ha với nhiều nhà máy xí nghiệp đang
được thi công.
− Huyện Gia Lộc hiện có nhiều các công ty đang hoạt động sản xuất như Thạch Rau
Câu Long Hải, HaViNa, Bánh Đậu Xanh, Chợ Ôto Hải Dương
− Xã Yết Kiêu có một số ngành nghề truyền thống như dịch vụ thương mại : làng làm
bún ở xã Hoàng Diệu, làng nghề mây tre đan thôn Chằm, làm bún, giày da, làng giết
mổ gia cầm, gia súc Thị trấn Gia Lộc phát triển nghề sửa chữa cơ khí, gò hàn điện,
mộc
Hình 1.13: Giá trị sản xuất công nghiệp
( Nguồn: Số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009)

Duy trì tốc độ phát triển cao. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp
thời kỳ 2006-2010 bình quân 17,4 %/năm. Đẩy nhanh phát triển các ngành có hàm
lượng công nghệ cao như lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, công nghiệp tàu thủysaen
xuất lương thực thực phẩm với bước đi phù hợp điều kiện của huyện. Phát triển

nhanh công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may, da giày, nâng giá trị gia tăng
trong mỗi sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh. Nâng chất lượng hàng công
nghiệp thực phẩm, thủ công mỹ nghệ
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 14
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
1.2.4. Sự phát triển của ngành giao thông vận tải
− Mạng lưới giao thông của huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội của huyện, của tỉnh và cả vùng. Trên địa bàn huyện có quốc lộ 5A là
huyết mạch giao thông đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía nam. Huyện còn có
một số tuyến đường chính đã mở rộng, nâng cấp đưa vào sử dụng như đường 34B,
20B, 17A đây là các trục đường đảm bảo lưu thông với các huyện trong tỉnh. Huyện
Gia Lộc là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến giao thông quan trọng
chạy qua như Quốc lộ 5, QL37, QL38, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
− Mạng lưới giao thông được phân bố tương đối hợp lý trên địa bàn huyện, có 3
phương thức vận tải là đường bộ, đường thuỷ nội địa rất thuận tiện cho việc lưu
thông hàng hoá và hành khách trong và ngoài huyện, phát triển kinh tế - xã hội.
− Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm các quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường huyện,
đường giao thông nông thôn với tổng số khoảng 423 km; trong đó: quốc lộ có 5
tuyến dài 65 km, đường huyện có 5 tuyến dài 19 km, đường xã có tổng chiều dài
61km; ngoài ra còn khoảng 310 km đường thôn, xóm, đường trên đê và đường ra
đồng.
− Về giao thông, đường 17 chạy qua địa phận huyện tới TP. Thái Bình. và đường thuỷ
trên sông Thái Bình. Tuyến đường tỉnh 39B và 17A đi qua huyện nối liền với Thành
phố Hải Dương.
− Giao thông ở Gia Lộc là các tuyến đường liên xã được bê tông hoá và rải nhựa. Rất
thuận lợi cho việc giao thương và di chuyển.
− Có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như đường 5B mới nối Hải Phòng và
Hà Nội ( là đường cao tốc chỉ dành cho xe ôtô).

− Đường Quốc Lộ 38B nối Hải Dương với Ninh Bình đi qua các xã Quang Minh, Đồng
Quang, Đoàn Thượng, Toàn Thắng và thị trấn Gia Lộc.
− Đường mới Khu Công nghiệp Gia Lộc nối Trung tâm Thị trấn Gia Lộc với khu
đô thị Nam Cường và nối liền 2 đường 5A (cũ) và 5B (mới) Hà Nội - Hải Phòng.
1.2.5. Sự phát triển của ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng thời tiết nắng nóng, khô hạn, dẫn đến năng
suất bình quân một vụ giảm 2,4%; sản lượng vải thiều giảm 56,4%; ảnh hưởng
dịch bệnh tai xanh ở lợn, giá thức ăn chăn nuôi tăng dẫn đến đàn lợn giảm 1,9%.
Tuy nhiên, diện tích vụ đông tăng 10,8%, năng suất, sản lượng, giá bán tăng khá;
diện tích rau các loại tăng 5,7%, sản lượng tăng 13,8%; sản lượng thuỷ sản tăng
9,8%, đàn gia cầm tăng 13,8%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 7% và hầu hết
giá cả các mặt hàng nông sản tăng cao, vì vậy sản xuất nông nghiệp đã cơ bản đạt
được kết quả, mục tiêu đề ra
 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015
Bảng 1.7. Diện tích, cơ cấu các loại đất
TT Chỉ tiêu Mã
Hiện trạng năm 2009
Điều chỉnh Quy hoạch
đến năm 2015
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 15
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành

Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
Tổng diện tích đất tự nhiên 12215.10 100.00 11181.37 100.00
1. Đất nông nghiệp NNP 8282.60 67.81 7189.48 64.30
2 Đất phi nông nghiệp PNN 3932.50 32.19 3991.89 35.70
3 Đất thủy lợi DTL 1039.76 8.51 953.10 8.52
4 Đất bãi thải, XL chất thải RAC 2.60 0.02 13.92 0.12
5 Đất sông suối & mặt nước CD SMN 791.43 6.48 704.75 6.30
6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 1231.32 10.08 1315.66 11.77

Hình 1.14. Diện tích gieo trồng cả năm chia theo các vụ sản xuất
 Trồng trọt, chăn nuôi
Bảng 1.8. Sản lượng ( TP, trâu, bò, lợn, gia cầm) của huyện Gia Lộc
Loại Sản lượng (con)
Trâu 699
Bò 4586
Lợn 87385
Gia cầm 809
(Nguồn Niên Giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009)
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 16
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường

Hình 1.15 Sản lượng ( TP, trâu, bò, lợn,
gia cầm) của huyện Gia Lộc qua các năm
− Nông nghiệp Hưng Yên đang từng bước trở thành một nền kinh tế nông nghiệp
phát triển năng động theo hướng sản xuất hàng hóa, hướng tới sự phát triển hiệu
quả và bền vững.
− Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp-nông thôn được chú trọng, đặc biệt
các chương trình thủy lợi, giao thông nông thôn, thông tin-liên lạc,… góp phần cải

thiện điều kiện sản xuất - đời sống, nâng cao khả năng thâm canh, lưu thông sản
phẩm và thông tin kinh tế.
− Các hoạt động dịch vụ kinh tế phát triển mạnh và rộng khắp đáp ứng yêu cầu thâm
canh cây trồng, vật nuôi. Tỷ lệ cơ giới hóa trong các khâu canh tác được nâng cao:
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 17
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
trên 90% trong khâu làm đất, 100% khâu tuốt và xay xát lúa (trong đó trên 30%
xay xát đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu).

Hình 1.16. Giá trị SX nông nghiệp của huyện qua các năm
1.2.6. Sự phát triển của ngành du lịch
• Hải Dương là có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế cũng
như phát triển du lịch với các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc bộ đặc biệt là
các trung tâm động lực của vùng như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh qua hệ
thống tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 10 và hệ
thống sông Thái Bình, sông Kinh Thầy.
• Hải Dương có tiềm năng tài nguyên du lịch tương đối phong phú và đa dạng,
trong đó có nhiều tài nguyên có giá trị đặc biệt như khu di tích danh thắng
Côn Sơn - Kiếp Bạc; khu di tích Văn Miếu Mao Điền; v.v.
• Huyện có đền thờ Yết Kiêu tại xã Yết Kiêu, quê hương của ông, di tích lịch sử
Đền Quát, mộ Đỗ Quang, đình Phương Điếm, đền Cuối. Ngoài ra còn có đền
thờ Nguyễn Chế Nghĩa tại Thị trấn Gia Lộc.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. PHÂN LOẠI CÁC NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI RẮN
2.1.1. Định nghĩa chất thải rắn.
- Chất thải rắn: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó

quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từcác hoạt động sản xuất và
hoạt động sống.
- Chất thải nguy hại: Là chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang một trong
các đặc tính nguy hại trực tiếp ( dex cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với chất khác
gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.
2.1.2. Phân loại các nguồn chất thải rắn phát sinh.
* Các loại chất thải được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại
theo nhiều cách:
- Theo vị trí vận hành: CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ,
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Người ta phân biệt theo các thành phần
vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại,
- Theo bản chất nguồn tạo thành, CTR được phân thành các loại:
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 18
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học,
các trung tâm dịch vụ, thương mại. Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt
các loại CTR sau:
• Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừ thãi, rau, quả, loại chất thải này
mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi
khó chịu;
• Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và
phân của dộng vật khác;
• Chất thải lỏng chủ yếu là bung ga cỗng rãnh, là các chất thải ra từ các khu
sinh hoạt của dân cư;
• Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các loại vật liệu sauu đốt
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy

khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ
than;
• Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que củi,
nilon, vỏ bao gói
+ CTR công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao gồm:
• Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong
các nhà máy nhiệt điện;
• Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất;
• Các phế thải trong quá trình công nghệ;
• Bao bì đóng gói sản phẩm.
+ Chất thải xây dựng: Là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình, chất thải xây dựng bao gồm:
• Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
• Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;
• Các vật liệu như kim loại, chất dẻo
• Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước.
+ Chất thải nông nghiệp: Là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ,
- Theo mức độ nguy hại: CTR được phân thành các loại:
+ Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất
thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất
thải nhiễm khuẩn, lây lan có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người, động vật và
cây cỏ:
• Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công
nghiệp và nông nghiệp.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 19

ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
+ Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chưacs các chất hoặc hợp chất có một
trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây
nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng:
• Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm:
• Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật
• Các loại kim tiêm, ống tiêm;
• Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ;
• Chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân;
• Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: Chì, thủy ngân,
Cadimi, Asen, Xianua,
• Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện.
 Các chất thải nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc
hại cao, tác động xấu đến sức khỏe;
 Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại
phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật;
 Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các chất và
hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
Hình 2.1: Phân loại nguồn phát sinh chất thải rắn.
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 20
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
2.1.3. Đặc điểm của các nguồn phát sinh chất thải rắn.
- CTR sinh hoạt: CTR sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao.
- CTR công nghiệp: CTR công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc
điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là:
+ Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy

+ Cơ sở sản xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy
+ Chi phí cho xử lý, quản lý CTR nằm trong hạch toán giá thành sản phẩm
+ Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại.
 Tuy nhiên, CTR công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác thải
sinh hoạt, do đó chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
- CTR nông ngiệp: Là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động
nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản
phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ…
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các
hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm:
+ Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;
+ Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ;
+ Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…
- CTR dịch vụ: Chủ yếu được thải bỏ từ các nhà hàng, khách sạn… có trên địa
bàn huyện.
2.2. Các phương pháp gián tiếp xác định lượng chất thải rắn.
a. Phương pháp khối lượng - thể tích
- Trong phương pháp này khối lượng hoặc thể tích (hoặc cả khối lượng và
thể tích) của chất thải rắn được xác định để tính toán khối lượng chất
thải rắn. Phương pháp đo thể tích thường có độ sai số cao.
 Ví dụ: 1m
3
chất thải rắn xốp (không nén) sẽ có khối lượng nhỏ hơn 1m
3
chất thải rắn được nén chặt trong xe thu gom và cũng có khối lượng khác
so với chất thải rắn được nén rất chặt ở bãi chôn lấp. Vì vậy nếu đo bằng
thể tích thì kết quả phải được báo cáo kèm theo mức độ nén chặt của chất
thải hay là khối lượng riêng của chất thải rắn ở điều kiện nghiên cứu.
- Để tránh nhầm lẫn và rõ ràng, khối lượng chất thải rắn nên phải được
biểu diễn bằng phương pháp cân khối lượng. Khối lượng là cơ sở nghiên cứu

chính xác nhất bởi vì trọng tải của xe chở rác có thể cân trực tiếp với bất kỳ
mức độ nén chặt nào của đó chất thải rắn. Những số liệu về khối lượng rất
cần thiết trong tính toán vận chuyển bởi vì khối lượng chất thải rắn vận
chuyển bị hạn chế bởi tải trọng mật độ cho phép của trục lộ giao thông.
Mặc khác phương pháp xác định cả thể tích và khối lượng rất quan trọng
trong tính toán thiết kế công suất bãi chôn lấp rác, trong đó các số liệu
được thu thập trong khoảng thời gian dài bằng cách cân và đo thể tích xe
thu gom.
b. Phương pháp đếm tải
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 21
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
- Trong phương pháp này số lượng xe thu gom, đặc điểm và tính chất của
chất thải tương ứng (loại chất thải, thể tích ước lượng) được ghi nhận
trong suốt một thời gian dài. Khối lượng chất thải phát sinh trong thời gian
khảo sát (gọi là khối lượng đơn vị) sẽ được tính toán bằng cách sử dụng
các số liệu thu thập tại khu vực nghiên cứu trên và các số liệu đã biết trước.
c. Phương pháp cân bằng vật chất
- Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất, thực hiện cho từng
nguồn phát sinh riêng lẻ như các hộ dân cư, nhà máy cũng như cho khu
công nghiệp và khu thương mại. Phương pháp này sẽ cho những dữ liệu
đáng tin cậy cho chương trình quản lý chất thải rắn. Các bước thực hiện
cân bằng vật liệu gồm những bước thực hiện như sau:
 Bước 1: Hình thành một hộp giới hạn nghiên cứu. Đây là một bước quan trọng
bởi vì trong nhiều trường hợp khi lựa chọn giới hạn của hệ thống phát sinh chất
thải rắn thích hợp sẽ đưa đến cách tính toán đôn giản.
 Bước 2: Nhận diện tất cả các hoạt động phát sinh chất thải rắn xảy ra bên trong hệ
thống nghiên cứu mà nó ảnh hưởng đến khối lượng chất thải rắn.
 Bước 3: Xác định tốc độ phát sinh chất thải rắn liên quan đến các hoạt động nhận

diện ở bước 2.
 Bước 4: Sử dụng các mối quan hệ toán học để xác định chất thải rắn phát sinh,
thu gom và lưu trữ.
d. Sử dụng các hệ số phát thải (phương pháp đánh giá nhanh).
- Hệ số phát thải của WHO hoặc của các tổ chức quốc tế khác.
- Hệ số phát thải của các nước phát triển.
- Tham khảo hệ số phát thải đã sử dụng trong các báo cáo ĐTM đã được thẩm
định, Báo cáo định kỳ, Cam kết bảo vệ Môi trường.
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng khác
- Các hệ số này được xác định trên cơ sở các kết quả đo đạc của các công nghệ
cụ thể do vậy việc sử dụng chúng cần lựa chọn hệ số tương ứng cho các cơ
sở có trình độ công nghệ và quy mô tương tự.
- Bằng cách sử dụng các hệ số định mức đã được kiểm nghiệm trong thực tế
để xác định mức độ phát thải bụi và khí độc tại các nguồn thải.
- Khi biết thông tin về các cơ sở sản xuất công nghiệp như thành phần nguyên
liệu,nhiên liệu sử dụng,lượng tiêu thụ và sản lượng thì dựa vào định mức
phát thải có thể ước tính tổng lượng phát thải theo khả năng tiêu thụ
nguyên liệu của cơ sở sản xuất đó.
- Mỗi loại hình sản xuất sẽ có các định mức phát thải bụi và các loại khí
độc,đây chính là căn cứ để đánh giá mối liên hệ giữa quá trình sản xuất và
phát thải nghĩa là thể hiện khả năng phát thải của từng loại hình sản xuất.
2.3. Nguồn thông tin, số liệu - Cơ sở tính toán lượng phát sinh chất thải rắn.
 Nguồn thông tin, số liệu:
• Các kết quả đo đạc trực tiếp( các báo cáo HTMT, ĐTM, Cam kết BVMT )
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 22
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
• Lấy số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2009 : dân số các xã,
diện tích, số trường học, bệnh viện, số lượng trâu bò lợn gà, ngô khoai

• Các tài liệu quốc tế( WHO, EU, EPA) và các giáo trình
2.3.1. Cơ sở tính toán lượng phát sinh CTR
- Sử dụng hệ số phát thải của WHO
- Nguồn phát sinh:
• CTR sinh hoạt
Hệ số phát thải(kg/người/ngày)
Nông thôn Thành thị
0.5 1
 Thành phần các chất trong chất thải rắn không nguy hại trong sinh
hoạt của sinh hoạt:
CTR không nguy hại
Hữu cơ Cao
su,nhựa,giẻ,vải
tổng hợp
Giấy
carton,vải
bông
Kim loại Thủy
tinh,cốc sứ
Đất
đá,gạch
vụn.xỉ than
51.1% 5.2% 4.2% 2.5% 1.8% 35.9%
• CTR y tế:
Hệ số phát thải(kg/người/năm)
Chất thải hữu cơ Chất thải lây nhiễm
1400 600
• CTR Nông nghiệp:
 Trồng trọt
Trồng trọt

Hệ số phát thải
(kg/tấn sản phẩm)
Lúa gạo 54483
Ngô 426
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 23
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
Đậu tương 321
Mía 1113
 Chăn nuôi
 Hệ số chăn nuôi:
Bảng 2.1:Hệ số chăn nuôi
Loài (con/năm) Hệ số chăn nuôi (kg/sản phẩm)
Lợn 699
Gà 4586
Bò,trâu 87385
Cừu 809
(Nguồn: WHO)
 Hệ số phát thải của cây trồng:
Bảng 2.2: Hệ số phát thải của cây trồng
Loại cây trồng Hệ số(kg/Tấn SP)
Bông 2500
Lúa gạo 800
Lúa mạch 1400
Mía đường 300
Củ cải đường 100
Cà phê 3500
Lúa mì 1100
Đỗ tương 1600

Ngô 1500
Bobo 700
(Nguồn: WHO)
Bảng 2.3: Sản lượng cây lương thực của các xã trong huyện Gia Lộc
• CTR từ Trường học.
Học sinh Thành phần CTR
Giấy Lá cây Cát
Hệ số phát
thải(kg/người/ngày)
0.5 0.1 0.2 0.2
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 24
ĐHSP KỸ THUẬT HƯNG YÊN Đồ án chuyên ngành
Khoa CN Hoá Học & Môi Trường
(Nguồn: WHO)
2.4. Ứng dụng của Gis trong quản lý nguồn thải.
2.4.1. Định nghĩa về Gis
- Thuật ngữ GIS được sử dụng rất tự nhiên trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như địa lý, kỹ thuật tin học các hệ thống tích hợp sử dụng trong các ứng
dụng môi trường tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian,…
- Sự đa dạng của các lĩnh vực sử dụng, các phương pháp và khái niệm khác
nhau được áp dụng trong GIS, dẫn đến có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
GIS:
+ Tập hợp đa dạng các công cụ dùng để thu thập, lưu trữ, truy cập, biến
đổi và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn;
+ Hệ thống quản ký cơ sở dữ liệu máy tính dùng thu thập, lưu trữ truy
cập, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian;
+ Hệ thống ủng hộ quyết định có chức năng tích hợp dữ liệu không gian
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
 Từ các định nghĩa trên, định nghĩa tổng quát sau đây được sử dụng:

“Hệ thống các công cụ nền máy tính dùng thu thập, lưu trữ, truy cập, biến đổi,
phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến vị trí trên bề mặt trái đất và tích hợp
các thông tin này vào quá trình lập quyết định”.
2.4.2. Các chức năng cơ bản của hệ thống địa lý.
- Hệ thống thông tin địa lý có thể nhóm lại thành các chức năng sau: Nhập dữ
liệu, lưu trữ dữ liệu, phân tích dữ liệu (chức năng xử lý số liệu, chức năng suy
giải và phân tích thông tin ), xuất dữ liệu ( chức năng trình bày dữ liệu).
2.4.3. Ứng dụng của GIS trong Quản lý nguồn thải.
- Số hóa bản đồ, tạo ra các lớp dữ liệu thông tin một cách minh bạch, cụ thể.
- Thể hiện được các lớp dữ liệu về lượng phát sinh CTR của từng xã trong
huyện với máu sắc đậm nhạt khác nhau để dễ quản lý nguồn thải.
- Giám sát và theo dõi các xe tải ở mọi nơi, mọi lúc.
- Nhận dạng và biết được biến cố lạc đường trong quá trình hoạt động.
- Nhận dạng các phương tiện không làm việc trong suốt quá trình hoạt động.
- Ước tính số km hoạt động bằng bộ phận đo km trong xe tải.
- Tối ưu hoá các tuyến đường ngắn nhất từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp.
- Để quản lí khối lượng lớn dữ liệu không gian.
- Thùng rác, điểm thu gom, đường phố, con đường, lộ trình xe tải,
phường/khu vực/vùng/cơ quan chính, nhiều cấp dữ liệu khác nhau –
phường, khu vực, vùng, và thành phố.
- Vị trí, khoảng cách, khả năng tiếp cận, trạng thái gần gủi về không gian và
thời gian. Bãi chôn lấp và các hoạt động chôn lấp trong thực tế có thể được
cải tiến với khả năng điều khiển chính xác bằng việc ứng dụng hệ thống
thông tin địa lí(GIS).
SVTH: Bùi Hồng Phúc
Lớp MTK7 Trang 25

×