Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.53 KB, 68 trang )

Tên đề tài: Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh
giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
Chương I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HÀNG HOÁ VÀ DỊCH
VỤ PHI THỊ TRƯỜNG ÁP DỤNG CHO LOÀI SAO LA .................................................3
1.1. Khái quát về tổng giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn của loài Sao
La.............................................................................................................3
1.1.1 Tổng giá trị kinh tế....................................................................................................3
1.1.2. Giá sẵn lòng chi trả (WTP).....................................................................................6
1.1.3. Vì sao phải đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La......................................................7
1.1.4. Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của loài Sao La...........................................................8
1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation
Method-CVM)........................................................................................8
1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.....................................................8
1.2.2. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP..................................................................11
1.2.3. Các bước tiến hành phương pháp CVM................................................................12
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CVM........................................................16
1.2.5. Tình hình áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)............................19
1.2.6. Tiểu kết chương I...................................................................................................21
Chương II. HIỆN TRẠNG VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT, ..............................................23
TỈNH NGHỆ AN.....................................................................................................................23
2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở Vườn Quốc Gia Pù Mát............23
2.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................23
2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................23
2.1.1.2. Địa hình...........................................................................................................24
2.1.1.3. Hệ thống sông ngòi, thác nước.......................................................................24
2.1.1.4. Khí hậu............................................................................................................25
2.1.1.5. Phân khu bảo tồn nghiêm ngặt........................................................................25


2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội.......................................................................................25
2.1.2.1. Dân cư..............................................................................................................25
2.1.2.2. Nông nghiệp....................................................................................................26
2.1.2.3. Lâm nghiệp......................................................................................................27
2.1.3. Hệ động thực vật....................................................................................................27
2.1.3.1. Động vật..........................................................................................................28
2.1.3.2. Thực vật...........................................................................................................29
2.2. Những thông tin chung về loài Sao La........................................32
2.2.1. Đặc điểm hình thái.................................................................................................32
2.2.2. Phân bố...................................................................................................................33
2.2.3. Nơi sống, lãnh thổ..................................................................................................34
2.2.4. Vùng sống và tính lãnh thổ....................................................................................35
2.2.5. Tập tính sinh hoạt...................................................................................................35
2.2.6. Thức ăn và nhu cầu ăn uống..................................................................................35
2.2.7. Sinh sản, sinh trưởng và phát triển.........................................................................35
2.2.8. Các mối đe doạ đối với Sao La..............................................................................36
2.3. Các áp lực và thách thức đối với Vườn Quốc Gia......................36
2.4. Tiểu kết chương II.........................................................................37
Chương III. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢO TỒN LOÀI SAO LA .......................................39
Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT...........................................................................................39
3.1. Tổng quan về quá trình nghiên cứu.............................................39
3.1.1. Quá trình điều tra thu thập số liệu..........................................................................39
3.1.2. Mục đích điều tra....................................................................................................39
3.1.3. Nội dung điều tra....................................................................................................40
3.1.4. Kết cấu bảng hỏi và các bước tiến hành điều tra...................................................40
3.1.4.1. Kết cấu bảng hỏi..............................................................................................40
3.1.4.2. Các bước tiến hành điều tra............................................................................41
3.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của đối tượng phỏng vấn.....................42
3.2.1. Giới tính, độ tuổi, dân tộc và trình độ học vấn......................................................42
3.2.2. Nghề nghiệp và thu nhập........................................................................................43

3.3. Hiểu biết của đối tượng tham gia phỏng vấn về loài Sao La.....45
3.4. Ước lượng mức sẵn lòng chi trả của đối tượng tham gia phỏng
vấn về giá trị bảo tồn của loài Sao La.................................................47
3.5. Kiến nghị, đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn loài Sao La........52
3.6. Tiểu kết chương III.......................................................................54
KẾT LUẬN..............................................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................56
PHỤ LỤC..................................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CVM Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
WTP Mức sẵn lòng chi trả
WTA Mức sẵn lòng chấp nhận
SFNC Dự án lâm nghiệp và xã hội tỉnh Nghệ an
WWF Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới
IUCN Liên minh bảo tồn thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế
Khung 1.1 Mức sẵn lòng chi trả (WTP)
Khung 1.2 Trình tự tiến hành phương pháp CVM
Khung 1.3 Áp dụng CVM ở Hoa Kỳ
Hình 2.1 Vị trí địa lý của Vườn Quốc Gia Pù Mát
Bảng 2.1 Danh mục các loài động vật ở Vườn Quốc Gia Pù Mát
Bảng 2.2 Nhóm các loài động vật quý hiếm ở Pù Mát
Bảng 2.3 Danh mục các thực vật có mạch ở Vườn Quốc Gia Pù Mát
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các đặc điểm kinh tế - xã hội của đối tượng được
phỏng vấn
Bảng 3.2 Hiểu biết của người dân về tình trạng của Sao La
Hình 3.1 Biểu đồ tỉ lệ người đánh giá mức độ của việc bảo tồn Sao La
Bảng 3.3 Thống kê mô tả giá trị WTP của đối tượng tham gia phỏng vấn
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy biến phụ thuộc WTP


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nguồn gen động thực vật bị suy giảm một cách đáng lo ngại
trên phạm vi toàn cầu. Lý do chủ yếu là hoạt động chặt phá rừng, săn bắt các
loại động vật hoang dã phục vụ cho mục đích buôn bán. Một số loài động
thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Sao La là một loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ghi vào
sách đỏ thế giới. Số lượng cá thể Sao La tồn tại còn rất ít, chủ yếu tập trung ở
phía Bắc Tây Trường Sơn, đặc biệt là ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, nó là biểu
tượng cho hệ sinh thái sống động nơi đây. Nhắc đến Sao La người ta biết nó
là biểu tượng của Vườn Quốc Gia Pù Mát.
Để đánh giá đúng tầm quan trọng của việc duy trì, bảo vệ hệ động thực
vật thì cần nhất là chúng ta phải lượng giá được giá trị bảo tồn của loài động
thực vật đó để có những chính sách đầu tư bảo vệ hợp lý. Sao La là một loài
động vật trong số đó. Vì vậy đề tài mà em tiến hành nghiên cứu ở đây là:
“Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để đánh giá giá
trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu của chuyên đề
- Giới thiệu đặc điểm của loài Sao La và tầm quan trọng của nó.
- Nêu lên thực trạng bảo tồn loài Sao La này
- Ước lượng giá trị bảo tồn bằng tiền của Sao La từ đó đưa ra các kiến
nghị, giải pháp để bảo tồn loài Sao La một cách có hiệu quả.
3. Phạm vi áp dụng nghiên cứu
Nghiên cứu chọn mẫu điều tra là 3 thôn/bản Làng Xiềng, Thái Sơn và
Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
- Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp

-Phương pháp thực địa
5. Tóm tắt nội dung chuyên đề
Nội dung chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I Tổng quan về phương pháp đánh giá hàng hoá và dịch vụ phi
thị trường áp dụng cho loài Sao La
Chương II Hiện trạng Vườn Quốc Gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Mô tả một số đặc điểm của Vườn Quốc Gia Pù Mát như vị trí địa lý;
điều kiện khí hậu, sông ngòi, động thực vật và đặc điểm của loài Sao La.
Chương III Đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La ở Vườn Quốc Gia Pù
Mát
Trong chương này, chúng ta sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
để ước lượng mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với công tác bảo tồn Sao
La bằng hình thức hỏi trực tiếp người được phỏng vấn. Sau đó nêu ra một số
kiến nghị và giải pháp để thực hiện tốt công tác bảo tồn.
2
Chương I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ PHI THỊ TRƯỜNG ÁP DỤNG
CHO LOÀI SAO LA
1.1. Khái quát về tổng giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn của loài Sao La
Hiện nay, Kinh tế thị trường đã phải thừa nhận chất lượng môi trường
là một loại hàng hoá, gọi là hàng hoá môi trường. Tức là nó có sự trao đổi
mua bán trên thị trường, tuy nhiên nó có một tính chất đặc thù như:
- Nó có thể là hàng hoá mang tính cá nhân ( Tài nguyên tự nhiên)
- Nó có thể là hàng hoá công cộng ( không thể trao đổi mua bán như
hàng hoá tự nhiên). Ví dụ như: nguồn nước, không khí, cảnh quan
môi trường, đa dạng sinh học,…Chính vì vậy, kinh tế học môi
trường cho rằng cần phải có một cách lượng giá (đánh giá) loại
hàng hoá này phù hợp với giá trị của nó.
1.1.1 Tổng giá trị kinh tế
Để đánh giá một hệ sinh thái hay một hàng hoá môi trường thì các nhà

kinh tế học cho rằng, trước hết phải có quan điểm nhìn nhận có tính tổng hợp
bởi lẽ thực chất của một hệ sinh thái hay một hàng hoá môi trường thì bản
thân nó đã có tính tổng hợp. Cụ thể đó là tổng giá trị kinh tế ( TEV:Total
Economic Valuation).
TEV = UV + NUV
UV = DUV + IDUV
NUV = OV + BV + EXV
Trong ba giá trị đó thì giá trị OV không rõ ràng giữa UV và NUV, có
thể nó có cả hai tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể.
3
Hình 1.1 Tổng giá trị kinh tế
Nguồn: Katherine Bolt, Giovanni Ruta, Maria Sarraf, lượng giá chi phí
của suy thoái môi trường (ESTIMATING THE COST OF ENVIRNMENTAL
DEGRATION, September 2005)
Giá trị sử dụng trực tiếp ( DUV ) của một loại hàng hoá môi trường là
loại hàng hoá mà đã có giá trao đổi trên thị trường.
Giá trị sử dụng gián tiếp ( IDUV ) là những hàng hoá môi trường mà
giá trị của nó không thể tính được trực tiếp bằng tiền mà phải thông qua giá
gián tiếp.
Tổng giá trị kinh tế
Giá trị
sử dụng
trực tiếp
Giá trị
lựa
chọn
Giá trị lưu
truyền
Giá trị
tồn tại

Giá trị sử
dụng
gián tiếp
lợi ích có
thể sử
dụng
trực tiếp
Lợi ích
từ chức
năng của
môi
trường
Lợi ích
trực tiếp
và gián
tiếp của
thế hệ
tương lai
gỗ, củi,
du lịch,
giải trí
sức
khoẻ…
Bảo vệ
đất, chắn
sóng,
chắn cát,
hấp thụ
C…
Bảo tồn

đa dạng
sinh học,
môi
trường
lợi ích từ
mong muốn
bảo tồn cho
thế hệ mai
sau
lợi ích từ
các giá trị
vẫn tồn tại
Tính khó lượng hoá dần
4
Giá trị tuỳ chọn (OV) phụ thuộc vào từng loại môi trường, tính chất
môi trường khác nhau thì giá trị OV cũng khác nhau. Mỗi cá nhân có thể tự
đánh giá cách lựa chọn để sử dụng môi trường hay tài nguyên môi trường
trong tương lai. Giá trị tuỳ chọn là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm
tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sử dụng trong hiện tại. Mỗi
cá nhân có thể biểu lộ sự sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để
chống lại khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai.
Giá trị tuỳ chọn còn có thể bao gồm giá trị sử dụng của những người
khác ( nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá trị sử dụng của người
khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy người khác cũng thu được lợi ích nên
bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người
khác).
Giá trị tuỳ thuộc ( BV ) là giá trị gần giống với giá trị OV nhưng khác
ở chỗ là nó phụ thuộc vào từng hệ sinh thái. Chẳng hạn, đối với rừng ngập
mặn ở Giao Thuỷ thì nó cơ bản phụ thuộc vào cửa sông Ba Lạt ( Cửa sông
Hồng đổ ra biển). Do đó, mức độ tăng trưởng của hệ sinh thái này phụ thuộc

vào lượng phù sa đưa ra biển được bồi lắng. Mặt khác, hệ sinh thái này phụ
thuộc vào khí hậu mùa đông lạnh phía Bắc nên tốc độ tăng trưởng của cây
không cao. Trong khi đó, ở Cần Giờ ( phía Nam ) không bị ảnh hưởng bởi
mùa đông lạnh, nhận được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời hơn nên tốc độ
tăng trưởng sinh học của cây cao hơn.
Giá trị tồn tại ( EXV ) liên quan đến các thế hệ mà duy trì giá trị của hệ
sinh thái đó có ý nghĩa đến thế hệ mai sau. Chẳng hạn, giá trị tồn tại của rừng
ngập mặn là sự đánh giá tính hữu ích của giá trị khu rừng mai sau hoặc việc
thu lại giá trị của thế hệ hiện nay là do công duy trì của thế hệ trước đây.
Chính vì vậy loại giá trị này nhận thức thì không khó nhưng lượng giá bằng
tiền thì rất khó khăn.
5
Theo Mitchell and Carson (1989), tổng giá trị kinh tế (TEV) là tổng
của giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Như vậy, tổng giá trị kinh tế cuối
cùng sẽ được đo bằng công thức sau:
TEV= ( DUV + IDUV ) + ( OV + BV + EXV )
1.1.2. Giá sẵn lòng chi trả (WTP)
Nhằm mục đích theo đuổi ý tưởng tổng hợp các ý thích cá nhân, trước
hết ta nên đặt câu hỏi là làm thế nào đo lường những phần lợi thêm và thiệt
mất về sự thoả mãn. Một cách để làm việc này có thể là dựa vào sự lựa chọn
của dân chúng trong một cuộc trưng cầu dân ý, nhưng điều này cũng không
cho chúng ta biết về cường độ ưa thích hoặc không thích về một việc nào đó.
Mức đo lường ý thích của một cá nhân về một hàng hoá trên thị trường được
bộc lộ bằng mức sẵn lòng chi trả (WTP) của họ đối với mặt hàng đó.
Bằng cách xem xét mức mà người ta sẵn lòng trả cho một mối lợi, hoặc
sẵn sàng nhận để chịu một tổn hại, chúng ta tìm được cách đo lường cường độ
ý thích của con người. Khung 1.1 nghiên cứu chi tiết hơn về khái niệm của
mức giá sẵn lòng chi trả (WTP). Khái niệm WTP là điều chúng ta cần để giải
quyết vấn đề tổng hợp giữa các cá nhân khi có một số người thích tình trạng
A như đã nêu ở trên và một số người khác không thích. Vì vậy mức sẵn lòng

chi trả của mỗi người sẽ khác nhau.
Chẳng hạn một hoàn cảnh cụ thể như sau:
Người thứ nhất: WTP để chuyển sang tình trạng A = 20 đồng
Người thứ hai: WTP để chuyển sang tình trạng A = 10 đồng
Người thứ ba: WTP để chuyển sang tình trạng A = 5 đồng
Khung 1.1 - Mức giá sẵn lòng chi trả (WTP)
6
Số lượng
Giá
B
A
C
D
O
Hình (a)
Đường cầu
Hình (a) cho thấy đường cầu của một sản phẩm. Đây có thể là
một sản phẩm bán ở thị trường ( một mặt hàng có giá thị trường) hoặc một
mặt hàng không có thị trường (một mặt hàng phi thị trường).
Giả sử rằng giá đang ở mức OA. Đường cầu sẽ là OD. Chúng ta có thể
xem đường cầu là “đường sẵn lòng chi trả”: nó cho thấy mức sẵn lòng chi trả
cho một sản phẩm thêm vào và đó là đường mức sẵn lòng chi trả biên. Số
tiền mà các cá nhân chi trả thực sự ở ngoài thị trường ( hoặc số tiền mà họ
sẽ trả nếu có thị trường) cho bởi tổng chi OACD. Nhưng có giá WTP cao
hơn cho các đơn vị đầu tiên, như WTP là OB cho đơn vị đầu tiên, và giảm
xuống DC ứng với đơn vị cuối cùng. Do đó, WTP cao hơn mức chi trả thật
sự. Nếu chúng ta cộng phần dôi ra của WTP ở phía trên OA (giá thật sự trả)
của mỗi đơn vị sản phẩm, chúng ta sẽ có hình tam giác ABC. Phần này được
gọi là phần thặng dư của người tiêu thụ: đó là lợi ích có được trên số tiền mà
họ phải trả thật sự. WTP là tổng của OACD+ABC=OBCD được tạo bởi

phần thặng dư và phần thật sự phải trả của người tiêu thụ.
1.1.3. Vì sao phải đánh giá giá trị bảo tồn loài Sao La
Việc đánh giá giá trị bảo tồn của loài Sao La có ý nghĩa hết sức quan
trọng.
Thứ nhất, qua việc điều tra đánh giá tổng hợp các giá trị của loài Sao
La sẽ giúp người dân địa phương có nhận thức về tầm quan trọng của Sao La
từ đó phần nào có thể thay đổi hành động của mình hay góp phần bảo vệ loài
động vật quý hiếm này.
Thứ hai, việc xác định giá trị kinh tế của loài Sao La sẽ xác định được
giá trị thực bằng tiền của loài động vật này, từ đó có thể góp phần xác định
các mức phạt hay đền bù khi cá nhân hay tổ chức có vi phạm đến sự sống của
loài Sao La.
7
Thứ ba, xác định giá trị kinh tế của việc bảo tồn Sao La và biết được
mức độ quan trọng của nó sẽ giúp cho các nhà chính sách có các biện pháp và
chính sách đầu tư thích hợp để bảo tồn loại động vật này, cũng như đầu tư cho
khu vực có loài động vật này sinh sống.
1.1.4. Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của loài Sao La
Sao La là loài động vật có kích thước khá lớn nặng gần 100kg và cao
khoảng 90cm nhưng việc nhìn thấy nó trong tự nhiên là rất hiếm.
Về mặt kinh tế Sao La không có giá trị cao về mặt dược phẩm hay thực
phẩm so với các loại động vật khác như tê giác hay bò tót…Nhưng nếu chúng
bị các thợ săn bắt gặp thì vẫn bị bắn hạ và đem về dùng như các thực phẩm
của các loại động vật bình thường khác. Ngoài ra, các vật phẩm khác từ Sao
La như sừng chẳng hạn thì vẫn thu hút được sự tò mò của nhiều người thành
thị Việt Nam và chúng được bán với giá khoảng 25-65$ cho mỗi vật phẩm.
Về mặt sinh thái, Sao La là một mắt xích quan trọng trong toàn bộ hệ
sinh thái. Nếu một cá thể Sao La mất đi sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quần thể
Sao La, và vì số lượng trong quần thể Sao La còn lại rất ít và lại không thể
quan sát thấy nên tính đặc biệt quan trọng và quý hiếm của nó lại càng cao.

Sao La có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát hiện các
nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn trên toàn thế giới.
1.2 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method-CVM)
1.2.1 Khái niệm về phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
Phương pháp CVM thường được sử dụng để ước lượng giá trị kinh tế
cho tất cả các loại hệ sinh thái và dịch vụ môi trường. Nó sử dụng để ước
lượng cho cả giá trị sử dụng và phi sử dụng, nhưng hầu hết nó áp dụng cho
việc ước lượng giá trị phi sử dụng của một loại hàng hoá môi trường.
Phương pháp CVM thực chất bỏ qua những đánh giá có tính xác định
trước, lượng giá giá trị hàng hoá môi trường người ta phỏng vấn trực tiếp
8
người dân một cách ngẫu nhiên về đánh giá của họ đối với hàng hoá môi
trường ở vị trí cần đánh giá hay xem xét. Trên cơ sở đó bằng thống kê xã hội
học và kết quả thu được từ các phiếu đánh giá người ta sẽ xác định hàng hoá
môi trường đó.
Theo Katherine Balt- Ước lượng chi phí của suy thoái môi trường :”
Phương pháp CVM là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá
và dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi
phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó
không có giá trên thị trường”.
Phương pháp CVM là một trong những kỹ thuật đánh giá thực hiện
dưới sự sắp xếp trực tiếp các giả định ( Mitchell and Carson 1989)
Khi có một thay đổi trong chính sách môi trường sẽ gây một vài ảnh
hưởng đến môi trường, những phần lợi ích nhận được hay phần lợi ích bị mất
đi được đưa vào bảng câu hỏi thông qua việc điều tra mức sẵn lòng chi trả
thật sự của họ khi có những thay đổi chính sách liên quan đến vấn đề môi
trường đó. Mức giá này được khảo sát cả đối với những người liên quan trực
tiếp đến một tài sản môi trường và cả những đối tượng không liên quan trực
tiếp đến tài sản môi trường nhưng họ có nhận thức về việc bảo vệ tài sản môi
trường đó.

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là một phương pháp trực
tiếp để ước lượng mức sẵn lòng chi trả. CVM dựa trên ý tưởng đơn giản là
nếu bạn muốn biết giá sẵn lòng chi trả của một người cho tính chất nào đó của
môi trường, bạn hãy đơn giản hỏi họ. Nói “đơn giản” nhưng cuối cùng sẽ thấy
nó trở nên chẳng đơn giản chút nào mặc dù ý tưởng ban đầu dường như rất rõ
ràng. Phương pháp gọi là “đánh giá ngẫu nhiên” bởi vì nó cố làm người được
hỏi nói họ hành động thế nào nếu họ được đặt trong một tình huống giả định.
Nếu hàng hoá chúng ta đang xem xét là hàng hoá thị trường chúng ta chỉ cần
9
quan sát hành vi của con người trên thị trường. Nhưng khi hàng hoá không có
thị trường, chẳng hạn đặc tính chất lượng môi trường, chúng ta chỉ có cách là
hỏi họ chọn như thế nào nếu được đặt trong một tình huống nhất định, nghĩa
là nếu họ được giả định phải quyết định trong thị trường các đặc tính chất
lượng môi trường đó.
Ngày nay, nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên được thực hiện cho rất
nhiều yếu tố môi trường: chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải
trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn
bắn, phát thải chất độc hại, bảo tồn các con sông, sẵn lòng tránh bệnh tật do ô
nhiễm và nhiều loại khác.
Để hiểu được bản chất của CVM thì tốt nhất là chúng ta phải xem xét
kỹ nội dung trong bảng phóng vấn. Bảng phỏng vấn CVM được thiết kế để
làm người được phỏng vấn nghĩ về các đặc điểm môi trường và phát biểu giá
sẵn lòng trả tối đa cho các đặc điểm môi trường đó. Bảng phỏng vấn có 3
thành phần quan trọng:
• Mô tả chính xác đặc điểm môi trường là gì để từ đó có thể hỏi người
được phỏng vấn.
• Các câu hỏi về người được phỏng vấn được đưa ra một cách ngắn
gọn và thích hợp ví dụ thu nhập, nơi sinh sống, việc sử dụng các
hàng hoá liên quan.
• Một câu hỏi hay một bộ câu hỏi được thiết kế để rút ra phản hồi về

giá sẵn lòng trả của người được phỏng vấn.
Mục tiêu trung tâm của bảng phỏng vấn là để biết người được phỏng
vấn đánh giá đặc điểm môi trường có giá trị như thế nào đối với họ. Thuật
ngữ kinh tế gọi là làm cho người được phỏng vấn bộc lộ giá sẵn lòng chi trả
tối đa so với trường hợp không có sử dụng hàng hoá môi trường. Nếu họ trả
lời trung thực, con số họ bộc lộ chính là giá trị lợi ích ròng của hàng hoá môi
10
trường mà họ đánh giá. Người ta đã phát triển một số kỹ thuật để thu thập
được những thông tin phản hồi này.
1.2.2. Cơ sở lý thuyết và cách thu thập WTP
WTP là mức sẵn lòng chi trả của cá nhân để hưởng thụ một giá trị nào
đó, ví dụ như việc cải thiện chất lượng môi trường, có được một ngày nghỉ để
đi câu cá, hay một chuyến đi thăm miệt vườn. Cá nhân lựa chọn mức WTP
phục thuộc vào sở thích của mình.
Như phần trên chúng ta đã biết thì hàng hoá môi trường có những hàng
hoá có giá thị trường nhưng cũng có những hàng hoá không định giá được
bằng giá thị trường ( còn gọi là giá trị phi thị trường). Những hàng hoá này
để định giá được giá trị của chúng thì cách tốt nhất đang được áp dụng phổ
biến là sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Tức là chúng ta tiến hành
thực hiện một cuộc khảo sát và hỏi cư dân mức sẵn lòng chi trả của họ cho
một loại hàng hoá môi trường được nhắc đến. Phương pháp này được ứng
dụng phổ biến chủ yếu bởi nó khá linh động và nó có thể đánh giá giá trị của
bất cứ loại hàng hoá môi trường nào nếu hàng hoá môi trường đó có thể được
mô tả chính xác.
Rõ ràng nhất là hỏi người được phỏng vấn cung cấp con số này mà
phỏng vấn viên không được gợi ý hoặc thăm dò.
Có thể dùng kỹ thuật để ước lượng mức WTP của người được hỏi như
sử dụng trò chơi đấu giá ( Randall, Ives and Eastman. 1974): phỏng vấn viên
sẽ bắt đầu hỏi bằng cách nêu ra mức sẵn lòng chi trả ngày càng cao cho người
được hỏi đối với loại hàng hoá được nêu đến khi đưa ra một mức nào đấy mà

người được hỏi trả lời là “Không”. Hoặc người phỏng vấn đưa ra mức sẵn
lòng chi trả từ cao đến thấp cho đến khi người được hỏi trả lời “ Có” thì kết
thúc việc hỏi và chấp nhận mức sẵn lòng chi trả đã nêu.
Phương pháp tiếp cận theo hình thức câu hỏi mở, người được hỏi chỉ
11
việc trả lời “Yes” hoặc “No” vào một yêu cầu trong bảng hỏi là họ có sẵn
lòng chi trả cho loại hàng hoá môi trường được nêu trong đó. Trong trường
hợp các loại hàng hoá công cộng thì câu hỏi mở là kĩ thuật thích hợp được
khuyến khích dùng.
Một kỹ thuật nữa là đưa cho người được phỏng vấn một thẻ in sẵn các
mức giá trị và đề nghị họ đánh dấu vào con số tương ứng với giá sẵn lòng chi
trả cao nhất của họ.
Mức WTP thu thập được là khác nhau đối với các đối tượng khác nhau
bởi họ sẵn lòng chi trả khi họ có đủ khả năng chi trả, điều đó phụ thuộc vào
thu nhập của họ. Kinh nghiệm của các nước phát triển áp dụng phương pháp
điều tra thu thập mức sẵn lòng chi trả cho một loại hàng hoá môi trường nào
đó cho thấy WTP phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập, trình độ học vấn,
lứa tuổi. Vì vậy hàm WTP có dạng như sau:
WTP = f (wi, ai, ei, qi)
Trong đó:
i: chỉ số của quan sát hay người được điều tra
WTP: Mức sẵn lòng chi trả
f: Hàm phụ thuộc của WTP vào các biến w, a, e, q
w: Biến thu nhập
a: Biến tuổi
e: Biến trình độ học vấn
q: Biến đo lường “ số lượng” của chất lượng môi trường
1.2.3. Các bước tiến hành phương pháp CVM
Để tiến hành một nghiên cứu thành công, đạt kết quả cao thì việc tiến
hành tuần tự các bước CVM rất quan trọng:

Bước1:
12
Xây dựng các công cụ cho điều tra gồm các phương tiện mà dựa trên
nguyên lý để tìm ra WTP/WTA (bằng lòng chi trả/ bằng lòng chấp nhận) của
các cá nhân và để thực hiện các việc đó có thể phân thành 3 nhóm khác nhau
nhưng có liên quan đến nhau.
Nhóm 1: Thiết kế một kịch bản giả thiết
Nhóm 2: Nên hỏi câu hỏi WTP hay WTA bởi vì trong mỗi hoàn cảnh
khác nhau thì phương cách trả lời khác nhau.
Nhóm 3: Chúng ta phải tạo ra một kịch bản để người phỏng vấn sẽ
thuận tiện nhất trong việc trả lời WTP hay WTA. Ví dụ: Những người có
nhận thức cao, những người có hiểu biết cao thì cách thức tiếp cận của chúng
ta là hỏi trực tiếp trả lời thẳng bằng tiền. Nhưng những người nghèo, thu nhập
thấp có trình độ thấp nhưng vẫn hiểu được giá trị của hàng hoá môi trường,
chúng ta hỏi có sẵn sàng đóng góp ngày công không, thì họ sẽ đồng ý, từ
đóng góp đó quy được ra tiền.
Bước 2: Sử dụng công cụ điều tra của một mẫu tổng thể
Bước này là bước quyết định ban đầu của bản thân mỗi cuộc điều tra,
bao gồm cách tiến hành điều tra bằng gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tra
trực tiếp người dân; kích thước mẫu tiến hành điều tra bao nhiêu, đối tượng
điều tra là ai và các thông tin liên quan khác trong bảng hỏi. Câu trả lời cho
những vấn đề này là dựa vào những thông tin khác nhau như tầm quan trọng
của vấn đề định giá, tổng hợp các câu hỏi được hỏi, và chi phí tiến hành điều
tra.
Bản thân cuộc phỏng vấn nhìn chung ảnh hưởng bởi tổng hợp các câu
hỏi vì nó thường dễ dàng hơn để giải thích xung quanh thông tin được yêu
cầu trả lời. Người phỏng vấn thường phải tiến hành điều tra trong thời gian
dài do người được hỏi thiếu thông tin về vấn đề nghiên cứu. Trong một số
trường hợp, những sự giúp đỡ cần thiết là cung cấp video hay tranh ảnh màu
13

cho đối tượng hỏi để họ hiểu được điều kiện giả định mà họ sẽ định giá.
Trong quá trình điều tra thì phỏng vấn là quan trọng nhất. Tuy nhiên,
quá trình điều tra bằng gửi thư điện tử với mục đích tỉ lệ trả lời cao có thể
cũng khá đắt. Điều tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử rất ngắn gọn.
Điều tra bằng cách gọi điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thường
rất khó để hỏi những câu hỏi đánh giá ngẫu nhiên đối với đối tượng hỏi bởi vì
giới hạn số lượng xung quanh thông tin yêu cầu.
Trong trường hợp giả định tiến hành bằng gửi thư điện tử thì người
điều tra muốn khảo sát một mẫu rộng, trên nhiều vùng địa lý và hỏi những
câu hỏi về vị trí cụ thể và lợi ích của nó; cái mà dễ dàng được miêu tả trong
bài viết.
Bước 3 : Thiết kế mẫu điều tra thực tế
Đây là một phần quan trọng và khó nhất trong quy trình và có thể phải
tiến hành từ 6 tháng hoặc lâu hơn mới hoàn thành. Nó đòi hỏi kỹ năng nói
chung trong các bước. Quy trình thiết kế điều tra thường bắt đầu với cuộc
phỏng vấn đầu tiên với nhóm trung tâm trong mẫu chọn. Trong nhóm trung
tâm đầu tiên, người nghiên cứu sẽ hỏi những câu hỏi chung chung, bao gồm
những câu hỏi về hiểu biết của người đó về mối liên quan với nơi được hỏi và
sự gắn bó của họ với địa điểm và động vật hoang dã nơi đó và cách họ đánh
giá về nơi đó và cho những dịch vụ môi trường sống mà nó cung cấp.
Trong nhóm trọng tâm tiếp theo, những câu hỏi đưa ra chi tiết hơn và
cụ thể hơn để quyết định thông tin liên quan cần là gì và bằng cách nào để có
những thông tin đó. Ví dụ, người đó có thể cần thông tin về địa điểm khảo sát,
đặc điểm nổi bật của các loài động vật và môi trường sống. Người điều tra
muốn tìm hiểu những hiểu biết của người được phỏng vấn về việc khai thác
và tác động của việc khai thác đó cũng như tình hình áp dụng các kiểm soát
của địa phương.
14
Nếu người đó phản đối việc khai thác, họ có thể trả lời câu hỏi định giá
theo nhận thức.

Bước này cách tiếp cận để kiểm tra rất khó khăn đối với những câu hỏi
định giá và kĩ thuật thanh toán khác nhau sẽ được thử kiểm tra.
Những câu hỏi mà có thể xác định bất cứ “ khoản” đặt giá (sự chi trả)
nào hoặc những người trả lời khác không đánh giá giá trị thực sự của họ cho
dịch vụ ưa thích cũng được thực hiện và kiểm tra ở bước này.
Sau một số nhóm trọng tâm được tiến hành và người nghiên cứu đạt
được một điểm, nơi mà họ có một ý tưởng bằng cách nào để cung cấp thông
tin cần thiết, mô tả kịch bản giả thiết, và hỏi câu hỏi định giá, họ sẽ bắt đầu
kiểm tra thử bởi vì cuộc điều tra này sẽ được tiến hành bằng kĩ thuật gửi thư
điện tử. Nó sẽ được tiến hành trước với một số tiếp xúc có thể với người điều
tra. Người được hỏi giả giả định họ nhận được một cuộc điều tra trên mail và
điền vào đó. Sau đó người điều tra sẽ hỏi những câu về cách họ điền vào.
Người điều tra tiếp tục quá trình này cho đến khi họ hoàn thiện được mẫu
khảo sát mà người đó dường như hiểu được và trả lời theo nhận thức và mức
giá thực sự mà họ chi trả (WTP) cho những dịch vụ của nơi điều tra.
Bước 4 : Xử lý số liệu
Bước này là bước tiến hành tổng hợp những thông tin thu được và xử lý
số liệu. Những phiếu điều tra không hợp lệ sẽ bị loại bỏ, những thông tin thu
thập hợp lệ sẽ được tổng hợp trên cơ sở đó xây dựng các biến để phân tích.
Bước 5 : Ước lượng mức WTP
Bước này là bước hoàn thành phân tích và báo cáo kết quả. Dữ liệu
được phân tích bằng các phần mềm thống kê để xác định các thông số cần
thiết cho báo cáo như trung bình của mẫu, WTP trung bình,…
Sau khi đã tính toán xong thì chúng ta cũng cần phải phân tích độ nhạy
tức là xem xét sự thay đổi của giá trị đã tính toán trước sự biến động của thị
15
trường. Cụ thể, xem xét liên quan đến tỷ số chiết khấu và biến động về giá trị
ròng trong thực hiện đưa vào phân tích chi phí-lợi ích môi trường và đó là kết
quả chúng ta đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách và sử dụng.
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp CVM

 Ưu điểm:
Phương pháp này rất thuận lợi cho việc sử dụng dạng hàng hoá môi
trường, tính giá trị của các loại hàng hoá không có giá trên thị trường.
Khi thiết kế kỹ thuật từ kịch bản đến tiêu chí lựa chọn thì cũng thực
hiện tương đối dễ dàng.
Xử lý các kết quả hiện nay chúng ta đã có phần mềm có sẵn.
 Hạn chế:
 Vì chúng ta dùng kỹ thuật WTP/WTA cho nên kết quả đưa lại phụ
thuộc rất lớn vào người được phỏng vấn. Do đó, nếu người được
phỏng vấn không hiểu biết kỹ thì kết quả có thể không chính xác.
Từ kinh nghiệm của những nghiên cứu trước đây người ta rút ra,
thông thường số tiền mà điều tra có được chỉ đạt 80-90% so với giá
trị thực của nó.
 Giữa việc sử dụng WTP/WTA thì kết quả cũng khác nhau mặc dù
cùng một đối tượng được phỏng vấn.
Trên lý thuyết câu hỏi về việc trả tiền có thể được đặt ra hoặc như
thường lệ: “ Bạn sẵn lòng trả bao nhiêu (WTP) để có được tài sản môi trường
này?” hoặc là dưới dạng ít gặp hơn “ Bạn sẵn lòng chấp nhận bao nhiêu
(WTA) để bồi thường cho việc từ bỏ tài sảng môi trường này?” Khi đem so
sánh hai dạng câu hỏi trên các nhà phân tích để ý rằng WTA cao hơn WTP rất
nhiều, một kết quả mà các nhà phê bình cho là làm mất hiệu lực của phương
pháp CVM. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng có những
nguyên do về tâm lý và kinh tế chỉ ra rằng các cá nhân cảm nhận mạnh mẽ
16
“chi phí của việc mất mát” (dưới dạng bồi thường WTA) hơn là “ lợi ích của
việc đạt được” (dạng WTP). Nếu đúng như vậy, thì sự khác biệt mà người ta
tìm thấy giữa WTA/WTP thực sự hỗ trợ cho tính hiệu lực của CVM.
 Thiên lệch một phần-toàn phần
Các nhà phê bình phương pháp CVM đã lưu ý rằng nếu người ta lần
đầu tiên được hỏi về WTP của họ cho một phần tài sản môi trường (như một

con sông trong hệ thống các con sông) và sau đó được hỏi đánh giá cho toàn
bộ tài sản ( nghĩa là toàn bộ hệ thống các con sông ) thì số tiền được phát
biểu là như nhau. Tại sao như vậy? Câu trả lời dường như nằm trong cách
phân bố thông thường việc chi tiêu của họ; đầu tiên chia thu nhập khả dụng
của họ thành nhiều khoản ngân sách ( như nhà ở, thực phẩm, xe hơi, giải trí)
sau đó chia tiếp vào khoản mục thực sự phải mua. Vì thế đối với việc giải trí,
bước đầu là xác định tổng ngân sách mà mỗi cá nhân dành cho giải trí và sau
đó chia tiếp thành số tiền họ sẵn lòng chi tiêu cho mỗi nơi họ muốn viếng.
Một phương pháp giải quyết vấn đề này là đầu tiên hỏi họ để biết tổng ngân
sách dành cho giải trí và kế đó là WTP của họ đối với tài sản môi trường đang
xem xét, nhắc nhở họ về ngân sách giải trí có hạn và rằng số tiền mà họ dành
cho tài sản này không thể chi tiêu cho việc khác. Một phương pháp thứ hai là
giới hạn việc sử dụng CVM trong việc đánh giá một nhóm lớn của hàng hoá
môi trường ( toàn bộ hơn là từng phần), nếu cần nên nhắc nhở họ lần nữa về
ngân sách giải trí có hạn của họ. Việc giới hạn này, nếu cần, sẽ làm hạn chế
đáng kể việc áp dụng CVM ở quy mô rộng lớn và chính nó có thể tạo ra
những trở ngại nhiều hơn đối với khả năng của người trả lời để hiểu nhóm lớn
hàng hoá như vậy.
 Thiên lệch theo phương tiện
Khi hỏi một câu hỏi về WTP các nhà phân tích phải xác định việc đóng
góp theo con đường nào (phương tiện đóng góp). Những người được hỏi có
17
thể thay đổi WTP của họ tuỳ theo phương tiện đóng góp được chọn. Ví dụ
như, trong một thí nghiệm gần đây đối với WTP cho việc giải trí ở Norfork
Broads, WTP thông qua tổ chức từ thiện thì thấp hơn đáng kể so với WTP
thông qua thuế. Trong trường hợp này, những người được hỏi nghi ngờ khả
năng của các quỹ từ thiện để bảo vệ môi trường và mặc dù họ không thích
đóng thuế, họ vẫn thấy rằng cách này đảm bảo hơn cho việc bảo vệ môi
trường. Nó còn bắt buộc nhiều người đóng góp hơn là nếu việc đóng góp
thông quy việc quyên góp từ thiện. Những kết quả như vậy rõ ràng cho chúng

ta biết cản trở cả về mặt phương tiện đóng góp cũng như về giá trị tài sản
đang xem xét. Một giải pháp cho vác trở ngại như thế là sử dụng phương tiện
đóng góp nào thường được sử dụng nhất trong thực tế.
 Thiên lệch điểm khởi đầu:
Những nghiên cứu ban đầu đã thử gợi ý cho những người trả lời bằng
cách đề nghị một số tiền khởi đầu sau đó tăng lên hay giảm đi số tiền dựa theo
người trả lời đồng ý hay từ chối trả số tiền đó. Tuy nhiên, người ta thấy rằng
sự lựa chọn mức tiền ban đầu ảnh hưởng đến số tiền WTP sau cùng của người
trả lời.
Khung 1.2 Trình tự tiến hành phương pháp CVM
(1)
Xác định các
mục tiêu cụ thể
1a. Xác định đối tượng cần đánh giá
1b. Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và đơn vị đo
1c. Xác định khoảng thời gian tiến hành điều tra
1d. Xác định đối tượng phỏng vấn
(2)
Thiết kế câu
hỏi
2a. Giới thiệu
2b. Thông tin kinh tế - xã hội
2c. Đưa ra viễn cảnh
2d. Kĩ thuật để tìm hiểu WTP
2e. Cơ chế chi trả
(3) 3a. Quyết định kích thước mẫu
18
Chọn mẫu tiến
hành khảo sát
3b. Quyết định tiến hành điều tra như thế nào, khi nào, ở đâu

3c. Điều tra thử
3d. Tiến hành điều tra
(4)
Xử lý và phân
tích số liệu
4a. Thu thập và kiểm tra số liệu
4b. Xử lý số liệu
4c. Loại bỏ những phiếu điều tra không phù hợp
4d.Xây dựng các biến
4e.Phân tích số liệu
(5)
Ước lượng
mức WTP
5a. Lựa chọn mô hình WTP
5b. Ước lượng mức WTP trung bình hàng năm của mỗi cá
nhân
5c. Lợi nhuận ròng hàng năm
5d. Tổng giá trị của hàng hoá và dịch vụ môi trường
Nguồn: Markandya và cộng sự 2002: 429
1.2.5. Tình hình áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
Trong khu vực liên quan đến các quy tắc môi trường, phân tích chi phí
-lợi ích của USEPA liên quan đến hoạt động làm sạch không khí, 1970-1990
(USEPA 1997) sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để định
giá của sự giảm đi trong các bệnh nghiêm trọng, kinh niên và sự giảm đi tình
trạng chết yểu liên quan tới việc cải thiện chất lượng môi trường không khí.
Cụ thể, các nghiên cứu CV cung cấp ước lượng về mức sẵn lòng chi trả
(WTP) để tránh thời kì triệu chứng ( Lochman et al 1979; Tolley et al.1986),
cũng như mức WTP để giảm những rủi ro về triệu chứng của việc nhiễm bệnh
viêm phế quản kinh niên ( Krupnick and Corpper 1992). Nghiên cứu CV cho
mức WTP cho việc giảm rủi ro tình trạng chết yểu được sử dụng liên quan tới

nghiên cứu bồi thường tiền công để định giá một trường hợp chết yểu ( Jones
–Lee et al.1985).
Nghiên cứu CV sử dụng để tính toán chi phí - lợi ích của việc đầu tư cơ
19

×