Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm hiểu thiết bị water bath heater tại trung tâm phân phối khí (GDC) cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.12 KB, 25 trang )

Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, trong khi nhân loại đang cố gắng đi tìm những nguồn
nhiên liệu mới thay thế thì Dầu Mỏ vẫn là nguồn tài nguyên quý báu và đáng
giá nhất thế giới. Với trí tuệ và sự sáng tạo vô tận của con người, Dầu Mỏ đã
được tinh lọc và chế biến đem lại những ứng dụng vô cùng tuyệt vời. Dầu Mỏ
và khí Gas cung cấp ba phần năm nhiên liệu mà chúng ta đang dùng. Trong
cuộc sống hiện đại không nơi nào không có sự hiện diện của Dầu Mỏ: Dầu
hỏa dùng để đốt, xăng để chạy các loại xe và máy bay, nhựa đường để làm
đường… Song song với nó thì nghành công nghiệp Khí được sử dụng
làm nhiên liệu và nguyên liệu đầu vào cho ngành chế biến hóa chất: thủy tinh,
chế biến thực phẩm…để sản xuất phân hóa học, các loại nhựa, cao su tổng
hợp. Là những sinh viên theo học nghành công nghệ hóa dầu chúng tôi nhận
thức sâu sắc được tầm quan trọng của nghành công nghiệp này đối với sự phát
triển chung của nền công nghiệp quốc gia. Đây chính là lý do tại sao nhóm
chúng tôi quyết định thực hiện bài báo cáo “ Tìm hiểu thiết bị water bath
heater tại Trung Tâm phân phối khí (GDC) Cà Mau”.
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 1
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
Chương I: Giới thiệu về Công ty Khí Cà Mau 4
1. Giới thiệu tổng quan về công ty 4
2. Quá trình thành lập công ty 4
3. Chức năng và nhiệm vụ 5
Chương II: Tổng quan hệ thống PM3 Cà Mau 6
1. Công nghệ đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau 6
2. Trạm LFS / LBV / GDC 10
2.1. Trạm tiếp bờ (LFS) 10
2.2. Trạm valve ngắt tuyến (LBV) 10


2.3. Trung tâm phân phối khí (GDC) 10
3. Đặc điểm nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra 10
3.1. Quy trình kiểm soát khí đầu vào 10
3.2. Sản phẩm khí đầu ra 13
Chương III: Một số thiết bị và hệ thống quan trọng 15
1. Water Bath Heater 15
1.1. Tổng quan 15
1.2. Các thông số kỹ thuật của Water Bath Heater 16
1.3. Nguyên lý vận hành của Water Bath Heater 18
Chương IV: Sự cố và cách khắc phục 21
1. Tổng quan 21
2. Quy trình vận hành 21
KẾT LUẬN 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BR-B Bunga- Ray Platform
GDC Gas Distribution Centre
LBV Line Block Valve
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 2
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
LFS Landfall Station
PVGas CM Công ty Khí Cà Mau
PVCFC Cty TNHH MTV Phân bón Dầu Khí Cà Mau
PVPower CM: Công ty Điện lực Dầu Khí Cà Mau
PP1 Nhà máy Điện 1
PP2 Nhà máy Điện 2
CPMB Ban Quản lí Dự án Khí Điện Đạm Cà Mau
SDV Shutdown valve
BDV Blowdown valve
LEL Lower Explosion Limit

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY KHÍ CÀ MAU
1. Giới thiệu tổng quan về Công ty
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 3
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Tên cơ sở: CN TCT khí Việt Nam – Công ty Khí Cà Mau, cơ quan chủ
quản: Tập đoàn DK VN/TCT Khí Việt Nam.
Địa chỉ: Khu CN Khí- Điện- Đạm Cà Mau, Xã Khánh An, Huyện U
Minh, Cà Mau.
Điện thoại: +84.780.359 1343 | +84.780.359 1344. Fax: +84.780.359
1315
2. Quá trình thành lập Công ty
Công ty Khí Cà Mau (tiền thân là xí nghiệp Khí Cà Mau) là đơn vị chi
nhánh trực thuộc Tổng Công ty dầu Khí Việt Nam. Công ty Khí Cà Mau được
thành lập theo QĐ số 1722/ QĐ-DKVN ngày 03/07/2006 của hội đồng quản
trị Tổng Công ty Dầu Khí Việt Nam (nay là tập đoàn Dầu Khí Việt Nam).
Ngày khởi công dự án Khí: 09/04/2006.
Ngày 29/04/2007: Bắt đầu đưa khí vào đường ống.
Ngày 11/05/2007: Nhận bàn giao hiện trạng để vận hành từ Tổng thầu
Vietsovpetro.
Ngày 15/05/2007: Bắt đầu cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 1.
Ngày 04/04/2008: Bắt đầu cấp khí cho Nhà máy Điện Cà Mau 2.
Ngày 15/09/2011: Bắt đầu cấp khí cho Nhà máy Đạm Cà Mau.
Tổng mức đầu tư gần 300 triệu USD.
Bảng .1. Sản lượng khí cung cấp cho 2 NM Điện và NM Đạm
Khách hàng Công suất Tiêu thụ khí
NM điện Cà Mau 1 750 MW 0.775–0.904 tỷ Sm
3
khí /năm
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 4

Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
NM điện Cà Mau 2 750 MW 0.775–0.904 tỷ Sm
3
khí /năm
NM Đạm Cà Mau 800.000 tấn/năm 0.499 – 0.5 tỷ Sm
3
khí /năm
Bảng 1 Sản lượng khí cấp khí hằng năm
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
2013
(Dự Kiến)
Sản
Lượng
178,9 647,2 1196,7 1556,3 1549 1902 2000
(triêu
Sm
3
)
3. Chức năng và nhiệm vụ
Chức năng: quản lý, vận hành và khai thác đường ống dẫn khí PM3-Cà
Mau.
Nhiệm vụ: tiếp nhận khí từ mỏ PM3 – CAA và lô B46-Cái Nước, cung
cấp khí cho 2 Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 và Nhà máy Đạm Cà Mau.
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN HỆ THỐNG PM3 CÀ MAU
1. Công nghệ đường dẫn khí PM3 Cà Mau
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 5
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Hệ thống PM3 Cà Mau bao gồm: đường ống đứng, 298 km đường ống
biển, đường kính 18 inch, trạm tiếp bờ LFS, 27 km đường ống bờ đường kính

18 inch, và Trung tâm phân phối khí GDC cấp khí cho 02 NM Điện và NM
Đạm Cà Mau.
Hình 1 Sơ đồ khối đường ống PM3 Cà Mau
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 6
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Bảng 2.1.Các thông số thiết kế cho đường ống
CÁC THÔNG SỐ GIÁ TRỊ
Đường kính ngoài 18”
Bề dày ống
12.7 mm
17.5 mm (Riser)
Vật liệu làm ống API 5L X65
Lưu lượng tối đa 2 tỷ m
3
/năm
Áp suất thiết kế (max) 147.6 barg
Áp suất vận hành (max) 138 barg
Nhiệt độ thiết kế (max) 60
0
C
Nhiệt độ vận hành (max) 50
0
C
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 7
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
* SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ỐNG DẪN KHÍ PM3 – CÀ MAU
Hình 1.2.Sơ đồ đường ống dẫn khí PM3 Cà Mau
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 8
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
 Thuyết minh sơ đồ đường ống dẫn khí PM3- Cà Mau

Dòng khí thương phẩm từ giàn BR-B (Bunga – Raya Platform) được
cấp vào trạm tiếp bờ (LFS), qua Shutdown valve UV-4004, rồi qua hệ thống
tách bụi Dry Gas Filter, sau đó qua Shutdowwn valve UV-4024, ở đây tách 1
phần khí đi vào hệ thống khí điều khiển cho trạm LFS, còn dòng khí chính
qua trạm valve ngắt tuyến (LBV), cuối cùng dòng khí đến trung tâm phân
phối (GDC), qua hai Shutdown valve UV-6005 và UV-6002, sau đó dòng khí
sẽ đi vào hệ thống tách bụi tách lỏng Filter Separator FS 6002A/B/C, rồi qua
hai thiết bị gia nhiệt Water Bath Heater HT-6003A/B để được gia nhiệt (nhằm
mục đích đảm bảo nhiệt độ khí cấp cho khách hàng luôn cao hơn 20
o
C so với
nhiệt độ điểm sương của hydrocarbon tại áp suất cấp cho 2 Nhà máy Điện và
Nhà máy Đạm theo Hợp đồng bán khí) trước khi qua cụm đo đếm và điều áp,
từ đây dòng khí tách ra 1 phần đi vào hệ thống khí điều khiển cho trạm GDC,
rồi đi qua hai cụm đo đếm Metering Skids và cụm điều áp trước khi cung cấp
cho 2 nhà máy Điện và Nhà máy Đạm.
Bảng 2.2.Thông số thiết kế áp suất cho đường ống
Parameters
BRA
(barg)
LFS
(barg)
GDC
(barg)
To PPs & FP
(barg)
Designed 147,6 98,4 98,4 98,4
MAOP 138 88,6 88,6 88,6
Operating Pressure <138 <88,6 <88,6 40-60
• Công suất tiêu thụ tối đa của 02 Nhà máy điện: 6,4 triệu Sm

3
/ngày ~ 265
kSm
3
/hr.
• Công suất tiêu thụ tối đa của Nhà máy Đạm: 1,386 triệu Sm
3
/ngày ~ 58
kSm
3
/hr.
• Công suất đường ống: 6 triệu Sm
3
/ ngày ~ 250 kSm
3
/hr.
2. Trạm LFS / LBV / GDC
2.1. Trạm tiếp bờ (LFS)
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 9
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Đầu vào qua Shutdown valve UV-4004.Tại đây dòng khí được tách bụi
bởi hệ thống Dry Gas Filter và 1 phần đi vào hệ thống khí điều khiển trước
khi vào trạm valve ngắt tuyến (LBV).
2.2. Trạm valve ngắt tuyến (LBV)
Dòng khí sau khi qua LFS, sẽ đi vào trạm valve ngắt tuyến LBV, trạm
này có chức năng quan trọng là sẽ tự động ngắt khi hai trạm LFS và GDC gặp
sự cố thông qua việc đóng Shutdown valve UV-5005.
2.3. Trung tâm phân phối khí (GDC)
Dòng khí sau khi đi qua LBV tiếp tục được xử lý ở trung tâm phân phối
khí GDC và bán cho 02 hộ khách hàng là 02 Nhà máy Điện và Nhà máy

Đạm.
3. Đặc điểm nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra
3.1. Quy trình kiểm soát khí đầu vào
a. Thành phần khí tại GDC
Bảng 2.3.Ví dụ thành phần khí tại GDC (đơn vị: %)
C
1
C
2
C
3
nC
4
iC
4
nC
5
iC
5
nC
6
N
2
CO
2
80,21 6,11 2,97 0,64 0,64 0,13 0,20 0,07 1,34 7,63
b. Mục đích
Kiểm soát nguyên liệu khí đầu vào nhằm đưa ra các cách phòng ngừa
và có chế độ vận hành thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm khí đầu ra
và đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, an toàn, hiệu quả.

c. Phạm vi ứng dụng
Quy trình kiểm soát khí đầu vào được áp dụng cho phòng sản xuất.Khí
PM3 - khai thác từ mỏ PM3 CAA bao gồm phần lớn là khí tự nhiên và rất ít
khí đồng hành. Khí được tập trung và được xử lý để tách nước condensate,
lọc bụi / tạp chất và loại bỏ CO
2
tại giàn BRB khí sau khi xử lý, khi ra khỏi
BRB và được đưa tới giàn nén trung tâm BRA-CP trước khi đi vào đường ống
dẫn khí PM3-Cà Mau.
d. Các chỉ tiêu kiểm soát
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu và thông số kiểm soát khí đầu vào
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 10
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
STT Các chỉ tiêu kiểm soát
Tần suất
kiểm soát
Bộ phận
thực hiện
Nguồn cung
cấp dữ liệu
1
Áp suất đầu ra của khí
tại BRB
2h/lần GDC
TML cung
cấp qua điện
thoại/ mail.
2
Nhiệt độ đầu ra của khí
tai BRB

2h/ lần GDC
TML cung
cấp qua điện
thoại/ mail.
3
Lưu lượng khí từ giàn
cung cấp cho PV Gas
2h/ lần GDC
TML cung
cấp qua điện
thoại/ mail.
4
thời gian Shutdown tại
giàn
GDC
TML cung
cấp qua điện
thoại/ mail.
5
Nhiệt độ điểm sương
của hydrocacbon tại 45
Barg
1 ngày/ lần GDC Tính toán
6
Thành phần khí ( bao
gồm hydrocacbon, N
2
,
CO
2

)
1 ngày/ lần Tổ CN
Trên daily
Report của
TML
7 Hàm lượng H
2
O 1 ngày/ lần Tổ CN
Trên daily
Report của
TML
8
Lượng khí TML cung
cấp (v, nhiệt lượng)
1 ngày/ lần Tổ CN
Trên daily
Report của
TML
9
Số liệu ấn định (khả
năng cấp của TML, ấn
định của PV Gas,xác
nhận ấn định của TML).
1 ngày/ lần Tổ CN
Theo dõi qua
các mail ấn
định.
10 Các chỉ tiêu theo hợp Theo quý Tổ CN Yêu cầu TML
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 11
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái

đồng mua bán khí với
TML (H
2
S, mercaptan,
Hg)
hoặc khi cần
thiết
cung cấp.
Các chỉ tiêu kiểm soát do mỗi bộ phận thực hiện sẽ được bộ phận đó
tổng hợp lập thành file mềm/cứng để lưu và xuất trình khi có yêu cầu. Ngoài
việc kiểm soát các chỉ tiêu trong bảng 5, vận hành GDC có trách niệm điều
khiển áp suất đầu ra giàn BRB không vượt qua 138 Barg dựa theo việc tính
toán lưu lượng khí ấn định với TML như trong quy trình tính toán lượng khí
dự báo ấn định với PVPCM, PVCFC và TML hằng ngày.
Bảng2.5.Đặc tính kỹ thuật khí PM3-Cà Mau đầu vào
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Đặc tính kỹ thuật
1 Hàm lượng CO
2
max % mol 8.0
2 Hàm lượng H
2
S max ppmV 10
3 Hàm lượng Mercaptan max mg/ sm
3
11
4 Nước max mg/sm
3
80
5 Hg max µg/sm
3

20
3.2. Sản phẩm khí đầu ra
a. Mục đích kiểm soát sản phẩm đầu ra
Kiểm soát sản phẩm khí PM3 thương mại không đạt chất lượng theo
yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng mua bán khi hạ nguồn PM3 và Block 46-Cái
Nước. Quy định trách nhiệm kiểm soát sản phẩm khí không đạt chất lượng
của các bộ phận liên quan.
b. Các tiêu chuẩn và đặc tính khí đầu ra khi cung cấp
Bảng 2.6. Tiêu chuẩn và đặc tính khí đầu ra
STT Tên Chỉ Yêu Cầu Kỉ Thuật Bộ Phận Tần Suất
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 12
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Tiêu thực hiện
1
Nhiệt Trị
Tổng (GCV)
Tối thiểu 37 MJ/Sm
3
Tổ vận hành 2h/lần
2
Áp suất
(Barg)
-Trong khoảng 33-60 Barg
(theo thỏa thuận công ty
điện lực dầu khí Cà Mau
và công ty khí Cà Mau về
áp suất cho công ty điện
lực khí Cà Mau).
-Từ 40-60 Barg đối với
nhà máy Đạm Cà Mau.

Tổ vận hành 2h/lần
3 Nhiệt độ
Tối thiểu 20
0
c so với nhiệt
độ điểm sương
hydrocacbon tại áp suất
cấp cho nhà máy điện và
tối thiểu 20
0
c cấp cho nhà
máy Đạm Cà Mau.
Tổ vận hành 2h/lần
4
Hàm lượng
hydrosunfua
Tối đa 10 phần triêu thể
tích (10 ppmV)
Tổ công nghệ Quý/lần
5
Hàm lượng
CO
2
Tối đa 8% mol Tổ vận hành 2h/lần
6 Mercaptan Tối đa 11 mg/sm
3
Tổ công nghệ Quý/lần
7 Thủy ngân
Tối đa 20 µg/Sm
3

đối với
công ty điện lực dầu khí
Cà Mau.
Tối đa 9 µg/Sm
3
đối với
công ty Đạm Cà Mau.
Tổ công nghệ Quý/lần
8 Nước Tối đa 80 mg/sm
3
Tổ công nghệ Quý/lần
c. Các yêu cầu khác
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 13
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Các hạt bụi hay tạp chất rắn hoặc các vấn đề về chất lỏng, sáp nhựa và
các thành phần từ nhựa ở trong khí phải được loại trừ hợp lý để tránh gây tổn
hại đến thiết bị hạ nguồn.
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 14
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
CHƯƠNG III
MỘT SỐ THIẾT BỊ VÀ HỆ THỐNG QUAN TRỌNG
1. Water Bath Heater
1.1. Tổng quan
Khí thương phẩm từ giàn BRA sau khi đi qua trạm tiếp bờ LFS và trạm
valve ngắt tuyến LBV sẽ vào đến trung tâm phân phối khí GDC. Tại đây dòng
khí sẽ được lọc tách bụi bẩn và lỏng (nếu có) bằng hệ thống Filter Separator,
sau đó sẽ đi qua 2 thiết bị gia nhiệt Water Bath Gas Heater HT – 6003A/B để
được gia nhiệt (nhằm mục đích đảm bảo nhiệt độ khí cấp cho khách hàng luôn
cao hơn 20
o

C so với nhiệt độ điểm sương của hydrocarbon theo Hợp đồng
bán khí) trước khi qua cụm đo đếm và điều áp để cấp sang 2 Nhà máy Điện
và Nhà máy Đạm.
Cụm thiết bị gia nhiệt gồm 2 Heater HT6003A/B truyền nhiệt theo
dạng trao đổi nhiệt gián tiếp thông qua môi trường nước. Mỗi Heater được
thiết kế bao gồm 3 buồng đốt với tổng công suất 19MMBTU, ở chế độ vận
hành bình thường chỉ cần 1 Heater hoạt động (với 2 buồng đốt) là đủ công
suất cho toàn bộ GDC, Heater còn lại ở chế độ Standby.
1.2.
Các thông số kỹ thuật của Water Bath Heater
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 15
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Hãng sản xuất: OAKWELL ENGINEERING INTERNATIONAL PTE
LTD.
- Hai Water Bath Heater (WBH) HT 6003A/B
- Các thông số thiết kế của (WBH) như sau:
 Hãng sản xuất: Oakwell Engineering International Pte Ltd.
 Công suất thiết kế: 5135 KW = 19 MMBTU/H
 Kích thước: Đường kính: 4.29 m, chiều dài 13,7m.
 Áp suất thiết kế/vận hành: 92/60 bar
Các bộ phận chính của Water Bath Heater
• Vỏ Heater
Là bộ phận để chứa nước và các bộ phận truyền nhiệt khác. Vỏ làm
bằng thép tấm, một đầu liên kết với ống dẫn khí và đầu kia liên kết với buồng
đốt bằng các mặt bích. Bên ngoài vỏ Heater được bọc lớp cách nhiệt với mục
đích nhằm giảm thiểu sự mất nhiệt vào môi trường xung quanh, đồng thời
đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành.
• Hệ thống ống dẫn khí (Coil system)
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 16
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái

Được gắn vào nửa trên của Vỏ Heater có tác dụng nhận nhiệt từ môi
trường nước và truyền nhiệt cho khí lưu thông trong ống.
• Đầu đốt chính
Được đặt bên trong buồng đốt, trên đầu đốt có ống dẫn khí Fuel Gas và
có bộ phận điều chỉnh hỗn hợp khí, gồm có 1 valve bướm để điều chỉnh lượng
khí vào và một valve bướm để điều chỉnh lượng Fuel Gas vào buồng đốt, các
valve bướm này được điều chỉnh độ đóng mở thông qua một motor. Đầu đốt
có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhiệt cho Heater, nguồn nhiệt được tạo ra bởi sự
đốt cháy nhiên liệu là Fuel Gas.
• Đầu đốt Pilot
Đường Pilot để mồi lửa cho đầu đốt chính. Đầu đốt đường Pilot được
mồi lửa bằng phương pháp đánh lửa của Buji. Trên đường Pilot sẽ được lắp
đặt đầu dò lửa, đầu dò sẽ báo về PLC (Programable Logic Controller) đặt
trong LCP (Local Control Panel) để on/off Burner.Trong trường hợp vận hành
bình thường sau khi mồi lửa, đường pilot sẽ tắt và đường main sẽ Dry trì ngọn
lửa.
• Flame Detector
Là thiết bị đầu dò lửa pilot, khi pilot cháy đầu dò sẽ gửi tín hiệu điện về
bộ điều khiển, điện áp hiển thị trên bộ điều khiển từ 1,25V-5V.
• Temperature Switch
Mỗi Heater có 02 Temperature Switch gồm:
 01 Temperature Switch để bảo vệ quá nhiệt của ống khói được
set ở nhiệt độ 399
0
C.
 01 Temperature Switch để bảo vệ quá nhiệt của bồn nước Water
Bath Heater sẽ shutdown khi nhiệt độ bồn nước lớn hơn 65
0
C.
• Thiết bị điều khiển

Dùng bộ điều khiển Flame relay của HONEYWELL gồm các chức
năng như sao: bộ điều khiển này nhận các tính hiệu từ đầu dò lửa (Flame
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 17
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
detector), Switch nhiệt độ của bồn nước (temperature switch) và nhiệt độ của
ống khói (temperature switch).
Nếu bộ điều khiển này nhận được tín hiệu báo mất lửa từ đầu dò lửa bộ
điều khiển sẽ lệnh cho shutsown valve để ngừng cung cấp cho đường main
burn để đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Tín hiệu từ Temperature tranmitter của nhiệt độ khí sau các valve điều
áp được gửi về bộ điều khiển, bộ điều khiển sẽ điều chỉnh nhiệt độ dòng khí
thông qua độ mở valve TV theo giá trị Setpoint được thiết lập trên HMI.
Nếu nhiệt độ trên ống khói quá cao, Temperature Switch của ống khói
gửi tín hiệu về bộ điều khiển trạng thái Alarm nhiệt độ ống khói.
1.3 Nguyên lý vận hành Water Bath Heater

Một WHB có 03 đầu đốt, theo thiết kế một đầu đốt chạy 75% thì đạt
được 50% công suất của WHB. Vì vậy thường chỉ chạy 02 đầu đốt để có
100% công suất còn 01 đầu standby.
Các đầu đốt chưa chạy thì đóng đường cấp khí pilot và nhiên liệu lại.
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 18
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Khi bật nguồn cung cấp cho bộ điều khiển PLC của WBH thì PLC sẽ
hoạt động để điều khiển độ mở của Valve bướm ở bồng đốt ngay, vì vậy nếu
đặt SV
Gas.temp
> PV
Gas.temp
thì valve bướm sẽ mở 100% dù lúc đó WBH vẫn chưa
khởi động vậy để tránh trường hợp khí vào buồng đốt đột ngột, trước khi khởi

động heater thì cần đặt setpoint nhiệt độ về thấp hơn nhiệt độ hiện tại đầu ra
(sang nhà máy Điện và Đạm) khi khởi động thành công, tăng từ từ setpoint
đến điểm đặt.
Nguyên lý điều khiển nhiệt độ của WBH:
• Gas Temp.Feed: bộ chọn tín hiệu để điều khiển nhiệt độ.
• TT-6055A: chọn tín hiệu nhiệt độ từ TT-6055A để làm giá trị PV cho
bộ điều khiển.
• TT-6055B: chọn tín hiệu nhiệt độ từ TT-6055B để làm giá trị PV cho
bộ điều khiển.
• TT-6101: chọn tín hiệu nhiệt độ từ TT-6101 để làm giá trị PV cho bộ
điều khiển.
• Auto: bộ điều khiển sẽ so sánh giữ 3 giá trị TT-6055A và TT-6055B và
TT-6101 đẻ lấy nhiệt độ nhỏ hơn làm PV cho bộ điều khiển nhiệt độ.
• Cách cài đặt Setpoint nhiệt độ khí đầu ra khi vận hành WBH
• Nhiệt độ điểm sương hydrocacbon 03 ngày lớn nhất trước đó =
Dewpoint(
0
C).
• Giá trị nhiệt độ cài đặt cho WBH = Dewpoint + 20 (
0
C)
• Booj điều khiển sẽ chọn nhiệt độ nhỏ nhất trong 03 giá trị sau để làm
giá trị PV cho bộ điều khiển nhiệt độ:
• Nhiệt độ đầu ra của nhánh cấp khí cho Nhà máy Điện CM1 (TT-
6055A)
• Nhiệt độ đầu ra của nhánh cấp khí cho Nhà máy Điện CM2 (TT-
6055B)
• Nhiệt độ đầu ra của nhánh cấp khí cho Nhà máy Đạm CM1 (TT-6101)
• Lưu ý: bộ chọn giá trị PV để điều khiển nhiệt độ cũng có thể chỉ lấy giá
trị PV từ TT-6055A hoặc TT-6055B hoặc TT-6101.

Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 19
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 20
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
CHƯƠNG IV
SỰ CỐ VÀ KHẮC PHỤC
1. Tổng quan
Khí từ giàn BR-B cấp vào bờ sau khi qua LFS và LBV sẽ đi vào trung
tâm phân phối khí GDC. Tại LFS, khí sẽ được lọc bụi bằng hệ thống lọc Dry
Gas Filter FD-4005/FD-4006/FD-4004, sau đó được điều áp bằng cụm van
PCV-4007A/B/C và dẫn về GDC. Đầu vào GDC là 2 shutdown valve UV-
6005 và UV-6002, tiếp đến là hệ thống lọc tách Filter Separator FS-
6002A/B/C được lắp đặt song song nhằm tách lỏng và bụi. Tiếp theo khí được
gia nhiệt bằng một trong hai thiết bị gia nhiệt HT-6003A/B. Sau đó khí đi qua
hệ thống đo đếm và cụm van điều áp để giảm áp suất đến giá trị áp suất cài
đặt, trước khi đi qua shutdown valve đầu ra UV-6065, UV-6068 và SDV-6101
để cấp khí cho PP1, PP2 và PVCFC.
Trung tâm GDC và trạm LFS được trang bị 2 hệ thống bảo vệ là SDS
(kiểm soát các switch) và F&G (kiểm soát các detector) với 2 cấp độ
shutdown: ESD-1 (shutdown và blowdown) và ESD-2 (chỉ shutdown).
Quá trình dừng khẩn cấp (ESD) và khởi động lại trạm là 2 quá trình
nguy hiểm nhất so với tình trạng hoạt động bình thường, vì vậy khi xảy ra
ESD các VHV cần bình tĩnh tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử
lý, đảm bảo an toàn rồi mới tiến hành khởi động lại trạm.
2. Quy trình vận hành
a. Xữ lý và khởi động lại ESD-1
 Nguyên nhân dẫn đến ESD-1
ESD-1 sẽ bị kích hoạt bởi một trong 2 hệ thống SDS và F&G.
Kích hoạt ESD-1 bởi hệ thống F&G, đối với 02 trạm LFS và GDC,
ESD-1 sẽ được kích hoạt khi:

- Khi 02 đầu dò trong cùng 01 zone phát hiện cháy.
- Khi 02 đầu dò khí (GD) trong cùng 01 zone báo rò rỉ ở mức high high (hàm
lượng khí ≥60% LEL).
 Hiện trạng khi ESD-1
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 21
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Đối với trạm LFS khi ESD-1 tại LFS bị kích hoạt, sẽ dẫn đến các tác
động sau đây:
- Đóng shutdown valve đầu vào UV-4004, shutdown valve đầu ra UV-
4024 để cô lập LFS.
- Mở blowdown valve BDV-4006, xả khí ra vent Silence để giảm áp
cho trạm.
- Shutdown máy phát Diesel Generator và Gas Generator (nếu đang
chạy máy phát).
Hậu quả của ESD-1 tại LFS là cô lập và xả áp toàn bộ trạm, dẫn đến áp
suất tuyến ống biển tăng dần lên và áp suất tuyến ống bờ giảm dần.
Đối với trạm GDC khi ESD-1 tại GDC bị kích hoạt, sẽ có những tác
động sau đây:
- Đóng tất cả shutdown valve tại GDC nhằm cô lập trạm và cô lập từng
cụm thiết bị, bao gồm shutdown valve đầu vào UV-6005, shutdown valve đầu
ra qua PP1 UV-6065, shutdown valve đầu ra PP2 UV-6068, shutdown valve
đầu ra PVCFC SDV-6101 và shutdown valve UV-6064 của hệ thống
Instrument & Fuel Gas.
- Mở tất cả blowdown valve của trạm để xả khí ra flare, giảm áp cho
trạm, bao gồm BDV-6061 để xả áp đoạn Heater-Filter/separator, BDV-6099
để xả áp hệ thống Instrument & Fuel Gas, BDV-6057 để xả áp đoạn ống qua
PP1, BDV-6060 để xả áp đoạn ống qua PP2, BDV-6101 để xả áp đoạn ống
qua FP.
- Mở Deluge valve ở khu vực được phát hiện có cháy hoặc rò rỉ khí ở
mức high high để làm mát cho khu vực đó, đồng thời khởi động bơm điện

PU-6009 của hệ thống cứu hỏa.
- Shutdown máy phát diesel (khi đang chạy máy phát để thay điện lưới)
nếu nguyên nhân dẫn đến ESD-1 là do FD, GD ở khu vực máy phát bị kích
hoạt.
- Shutdown các Heater 6002A/B.
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 22
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Hậu quả của ESD-1 là ngừng cấp khí cho PP1, PP2 và PVCFC, cô lập
và giảm áp toàn bộ GDC.
b. Xử lý và khởi động lại sau ESD-2
 Nguyên nhân dẫn đến ESD-2
Khi 1 trong 2 LZT của một Filter Separator báo mức lỏng ở mức high
high
Khi 2 trong 3 PZT-6106A/B/C trên đường Instrument & Fuel Gas báo
động mức Low Low
Khi PZT-6004 báo áp suất đầu vào trung tâm GDC ở mức high high
(lúc này hệ thống SDS chỉ đóng shutdown valve đầu vào UV-6005 để bảo vệ
GDC không bị quá áp).
 Hiện trạng khi ESD-2
Đối với trạm LFS khi ESD-2 tại LFS bị kích hoạt, shutdown valve đầu
vào UV-4004 và đầu ra UV-4024 sẽ bị đóng lại.
Riêng đối với trường hợp PZT-4106A/B/C kích hoạt (chỉ cần 2 trong 3
PZT) khi bị quá áp, 2 shutdown valve đầu vào và ra vẫn mở, tuy nhiên UV-
4109/4005/4008 trên các nhánh Dry Gas Filter sẽ bị đóng.
Hậu quả của ESD-2 tại LFS là gián đoạn nguồn khí cấp vào bờ làm áp
suất tuyến ống biển tăng dần lên và áp suất tuyến ống bờ giảm dần xuống.
Đối với trạm GDC khi ESD-2 tại GDC bị kích hoạt, sẽ dẫn đến đóng tất
cả shutdown valve tại GDC nhằm cô lập trạm và cô lập từng cụm thiết bị, bao
gồm shutdown valve đầu vào UV-6005, shutdown valve đầu ra PP1 UV-6065,
shutdown valve đầu ra PP2 UV-6068, shutdown valve đầu ra cho PVCFC

SDV-6101 và shutdown valve UV-6064 cấp khí cho hệ thống Instrument &
Fuel Gas.
Hậu quả của ESD-2 là cô lập toàn bộ trạm GDC, dừng cấp khí cho hai
nhà máy Điện và nhà máy Đạm.
KẾT LUẬN
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 23
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
Qua quá trình đi thực tập trong thời gian qua, được sự giúp đỡ tận tình
của mọi người trong Công ty.Tôi đã có được thêm nhiều kiến thức bổ ích, đặt
biệt là sự trải nghiệm thực tế và có ý thức hơn để trở thành một người kỹ sư
trong tương lai.
Qua chuyến đi thực tế, được quan sát đường ống dẩn khí và các thiết bị,
đã giúp tôi có cái nhìn trực quan, đầy đủ hơn các thiết bị.Từ đó nhận ra được
sự khác biệt giữa thực tế và lý thuyết đã học.
Bên cạnh đó đã giúp tôi rèn luyện cử chỉ, tác phong, lời nói, kinh
nghiệm làm việc nhóm tốt hơn và rút ra được nhiều bài học quý báu.
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 24
Báo cáo thực tập chuyên ngành GVHD: Nguyễn Quang Thái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu được cung cấp tại Công ty Khí Cà mau
[1]. Các tài liệu do Công ty Khí Cà Mau cung cấp:
[2]. Quy trình vận hành các Filter tại trạm LFS và GDC-
Nguyễn Ngọc Giang Linh.
[3]. Quy trình vận hành hệ thống Instrument tại trạm LFS và
GDC- Nuyễn Ngọc Giang Linh.
[4]. Quy trình vận hành máy phát điện tại trạm LFS, LBV và
GDC- Lương Thế Vinh.
[5]. Quy trình vận hành cụm van điều áp tại trạm LFS và
GDC- Đặng Công Quốc.
[6]. Quy trình vận hành Water Bath Heater HT-6003A/B tại

trạm GDC- Đặng Công Quốc.
[7]. Quy trình vận hành hệ thống UPS tại tram GDC- Nguyễn
Thành Đại
Nhóm SVTH: DH10H2 Trang 25

×