Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty chế biến bột sắn yên thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.39 KB, 46 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời và phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền
sản xuất xã hội. Khi nền sản xuất xã hội ngày càng đa dạng thì kế toán càng trở nên
quan trọng và là một trong những công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế nhà
nước, doanh nghiệp. Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường công tác kế toán ngày
càng được nâng cao.
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng. Thực tế cho
thấy với mỗi cơ chế quản lý khác nhau thì công tác bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh cũng được triển khai theo những hình thức khác nhau. Khi thị trường có
tính cạnh tranh cao, hàng hóa đa dạng và phong phú thì vấn đề bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh càng trở nên vô cùng quan trọng. Vì nếu doanh nghiệp tổ chức
qui trình bán hàng đảm bảo thu hồi vốn, bù đắp chi phí và có lãi đó là cơ sở để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để doanh nghiệp đó
tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế trong nền kinh tế cạnh
tranh sôi động và quyết liệt như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng công tác
kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh vận dụng lý luận được học khi ở
trường kết hợp với thực tế thu nhận được từ công tác kế toán tại Nhà máy chế biến
tinh bột sắn, em đã chọn đề tài “ Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh ” để làm đề tài thực tập của mình.
Nội dung của đề tài đƣợc chia làm 3 chƣơng chính
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Chương II: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
Chương III: Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế


nên báo cáo của em không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Vì vậy em mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô Khoa kinh tế và những người quan tâm để
nhận thức của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô
giáo Trần Thị Thu Hiền và các cán bộ trong phòng kế toán nhà máy chế biến tinh
bột sắn Yên Thành đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Sinh viên
Nguyễn Thị Trang

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
1.1 Những vấn đề chug về bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm về kế toán bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp,
đây là quá trình chuyển giao quyền sở hữu người mua và doanh nghiệp thu tiền về
hoặc được quyền thu tiền
Xét về góc độ kinh tế: Bán hàng là quá trình hàng hóa của doanh nghiệp được
chuyển từ hình thái vật chất sang hình thức tiền tệ.
Quá trình bán hàng ở các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương
mại nói riêng có những đặc điểm chính sau đây:
Có sự thỏa thuận trao đổi giữa người mua và người bán, người bán đồng ý bán
người mua đồng ý mua, họ trả tiền hoặc có nghĩa vụ trả tiền.
Có sự thay đổi về quyền sở hữu về hàng hóa, người bán mất quyền sở hữu
người mua có quyền sở hữu về hàng hóa đã mua bán. Trong quá trình tiêu thụ hàng
hóa các doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng một khối lượng hàng hóa và nhận
lại của khách hàng một khoản gọi là doanh thu bán hàng. Số doanh thu này là cơ sở

đề doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh của công ty mình.
1.1.1.2. Khái niệm về xác định kết quả bán hàng
Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và
thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết quả
bán hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ. Việc xác định
kết quả bán hàng thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh thường là cuối
tháng, cuối quý, cuối năm tùy thuộc vào đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng
doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng không
chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Đối với bản thân
doanh nghiệp có bán được hàng mới có thu nhập để bù đắp những chi phí bỏ ra, có
điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống của người lao động,
tạo nền tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Việc xác định chính xác kết quả bán hàng
là cơ sỏ xác định chính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đối với nhà
nước thông qua viêc nộp thuế, phí, lệ phí vào ngân sách nhà nước, xác định chi phí
hợp lý và sử dụng có hiệu quả số lợi nhuận.
1.1.3. Yêu cầu, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với doanh
nghiệp. Kế toán trong các doanh nghiệp với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế,
thu nhận xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản
đó trong doanh nghiệp nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh của doah nghiệp. Quản lý bán hàng là quản lý kế hoạch và
thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng thời kỳ, từng khách hàng, từng hợp đồng
kinh tế
Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện những nhiệm vụ
 Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng thành phẩm, hàng hóa dịch vụ bán ra

và tiêu thị nộ bộ. hạch toán đúng đắn trị giá vốn của hàng đã bán chi phí bán hàng
và các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng kết quả bán hàng
 Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, lợi nhuận, phân phối
lợi nhuận. Đồng thời làm đúng nhiệm vụ với nhà nước trong các khoản phải nộp và
thanh toán
 Cung cấp thông tin về tình hình bán hàng, xác định kết quả phục vụ cho việc
lập báo cáo và quản lý doanh nghiệp
Yêu cầu đối với kế toán bán hàng là phải giám sát chặt chẽ hàng hóa tiêu thụ
trên tất cả các phương diện, số lượng, chất lượng. Tránh hiện tượng mất mát, hư
hởng hoặc tham ô, lãng phí, kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi phí. Đồng thời
phân bố chính xác hàng bán để xác định kết quả kinh doanh. Phải quản lý chặt chẽ
tình hình thanh toán của khách hàng yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng thời
gian tránh trường hợp mất mát, ứ đọng vốn.
1.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.2.1. Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.1.1. Doanh thu bán hàng
1.2.1.1.1. Khái niệm
Là toàn bộ số tiền thu được từ các hoạt động giao dịch như bán sản phẩm hàng
hóa cho khách hàng bao gồm toàn bộ các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá
bán (nếu có).
1.2.1.1.2. Tài khỏan sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, để
phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

TK 511 được chi tiết thành:
TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa
TK 5112: Doanh thu cung cấp dịch vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp



TK 5113: Doanh thu trợ cấp, trợ giá
TK 512 – Doanh thu nội bộ
TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như: TK 111- Tiền mặt,
TK 131 – Phải thu khách hàng,…
1.2.1.1.3. Nguyên tắc hạch toán doanh thu bán hàng
Đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, khi viết
hóa đơn bán hàng phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp và
tổng giá thanh toán. Doanh thu bán hàng được phan ánh theo số tiền bán hàng chưa
có thuế GTGT.
Đối với hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu
được phản ánh trên tổng giá thanh toán
Đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất nhập khẩu thì doanh thu
tính trên tổng giá mua bán.
Doanh thu bán hàng (kể cả doanh thu nội bộ ) phải được theo dõi chi tiết theo
từng mặt hàng, nhằm xác định chính xác đầy đủ kết quả kinh doanh của từng loại
mặt hàng.
1.2.1.2. Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm chiết khấu thương mại, giảm gía hàng
bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp và thuế
xuất nhập khẩu. Các khoản giảm trừ doanh thu là cơ sở để tính doanh thu thuần và
kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán.
1.2.1.2.1. Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua với số lượng lớn.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa sai quy
cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ
bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán


1.2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
TK 521 – Chiết khấu thương mại.
TK 5211 – Chiết khấu hàng hóa.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TK 5212 – Chiết khấu thành phẩm
TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ
Kết cấu TK 521
- Số chiết khấu thương mại đó chấp
nhận thanh toán cho khách hàng
- Kết chuyển số chiết khấu đã
thanh toán sang TK 511-Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ để xác định
doanh thu thuần của kỳ hạch toán
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Kết cấu TK 531
- Doanh thu của hàng đã bán bị trả
lại tiền cho người mua hàng hoặc trả vào
khoản nợ phải thu
- Kết chuyển giá bán của hàng bán
bị trả lại vào TK 511 để xác định doanh
thu thuần
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Kết cấu TK 532
- Các khoản giảm giá hàng bán đã
chấp nhận cho người mua hàng
- Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm
giá hàng bán vào TK 511 để xác định
doanh thu thuần

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

1.2.1.2.3. Nguyên tắc hạch toán giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu phải được hạch toán riêng, trong đó các khoản
chiết khấu thương mại. giảm giá hàng bán được xác định như sau
Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý và công bố công khai các khoản chiết
khấu thương mại, giảm giá hàng bán
Các khoản chiết khấu thương mại. giảm giá hàng bán cho số lượng bán ra
trong kỳ phải đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có lãi
Phải ghi rõ trong hợp đồng kinh tế và hóa đơn bán hàng
1.2.2. Các phương thức tính trị giá vốn hàng xuất kho để bán

1.2.2.1.Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thuyết là hàng hóa nhập trước thì sẽ được xuất trước.
Do đó, giá trị hàng hóa xuất kho được tính hết theo giá nhập kho lần trước rồi mới
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


tính tiếp giá nhập kho lần sau. Như vậy, giá trị hàng hóa tồn sẽ phản ánh với giá
hiện tại vì được tính giá của lần nhập kho mới nhất
1.2.2.2. Phương pháp nhập sau, xuất trước
Phương pháp này dựa trên giả thuyết là hàng hóa được nhập lần sau nhất sẽ được
xuất ra sử dụng trước. Do đó, giá trị hàng hóa xuất kho được tính hết theo giá nhập
kho mới nhất rồi tính tiếp giá nhập kho kế tiếp sau đó. Như vậy. giá trị hàng tồn kho
sẽ được tính theo giá tồn kho cũ nhất
1.2.2.3. Phương pháp bình quân gia quyền
Là phương pháp căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị hàng nhập trong
kỳ để tính giá bình quân của 1 đơn vị hàng hóa. Sau đó tinh giá trị hàng hóa xuất
kho bằng cách lấy số lượng hàng hóa xuất kho nhân với giá đơn vị bình quân.
1.2.2.4. Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý hàng hóa
theo từng lô hàng nhập. Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá của lô
hàng đó để tính. Phương pháp này thường được sử dụng với những loại hàng có giá
trị cao, thường xuyên cải tiến mẫu mã, chất lượng.
1.2.3. Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3.1. Kế toán chi phí bán hàng
1.2.3.1.1. Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản
phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ
Nội dung bao gồm các yếu tố sau:
 Chi phí nhân viên bán hàng
 Chi phí vật liệu bao bì
 Chi phí dụng cụ đồ dùng
 Chi phí khấu hao tài sản cố định
 Chi phí bảo hành sản phẩm
 Chi phí dịch vụ mua ngoài
 Chi phí bằng tiền khác
1.2.3.1.2. Tài khoản sử dụng
TK 641 – Chi phí bán hàng, để tập hợp và kết chuyển CPBH thực tế phát sinh trong
kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
TK 641 không có số dư và được chi tiết thành 7 TK sau:
TK 6411 – Chi phí nhân viên bán hàng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TK 6412 – Chi phí vận chuyển bao bì
TK 6413 – Chi phí công cụ dụng cụ
TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCD
TK 6415 – Chi phí bảo hành
TK 6416 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6417 – Chi phí bằng tiền khác
Kết cấu TK 641
- Tập hợp chi phí bán hàng thực tế
phát sinh trong kỳ
- Các khoản ghi giảm chi phí bán
hàng
- KC chi phí bán hàng để tính kết
quả kinh doanh hoặc để chờ kết chuyển

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
1.2.3.2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3.2.1. Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động quản lý sản
xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính chất chung toàn
doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp chi tiết thành các yếu tố chi phí sau
 Chi phí nhân viên quản lý
 Chi phí vật liệu quản lý
 Chi phí đồ dùng văn phòng
 Chi phí khấu hao tài sản cố định
 Thuế, phí và lệ phí
 Chi phí dự phòng
 Chi phí dịch vụ mua ngoài
 Chi phí bằng tiền khác
1.2.3.2.2. Tài khoản sử dụng
TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, để tập hợp và kết chuyển các chi phí quản
lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung
của toàn doanh nghiệp

TK 6421 – Chi phí nhân viên quản lý

TK 6422 – Chi phí vật liệu quản lý
TK 6423 – Chi phí đồ dùg văn phòng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TK 6424 – Chi phí khấu hao TSCD
TK 6425 – Thuế, phí và lệ phí
TK 6426 – Chi phí dự phòng
TK 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác
Kết cấu TK 642
- Các chi phí quản lý thực tế phát
sinh trong kỳ
- Trích lập và trích lập thêm khoản
dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng
phải trả
- Các khoản ghi giảm CP QLDN
- Hoàn nhập số chênh lệch dự
phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải
trả đã trích lập lớn hơn số phải trích lập
cho kỳ tiếp theo
- Kết chuyển CP QLDN về 911 để
xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

1.2.4. Kế toán xác định kết quả kinh doanh
1.2.4.1. Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất
kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động
kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác
Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo
ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cug cấp dịch vụ và hoạt
động tài chính:
Kết quả
từ hoạt
động
SXKD
=
Tổng
doanh thu
thuần về
bán hàng
và cung
cấp dv
-
Gía vốn
của hàng
xuất đã
bán và CP
thuế
TNDN
-
CPBH và
CPQLDN
1.2.4.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán kết quả kinh doanh kế toán sử dụng TK 911 “ xác định kết quả kinh
doanh” . Tài khoản này dùng để tính toán, xác định kết quả của hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư

Kết cấu tài khoản 911:
- Trị gía vốn của sản phẩm, hàng
hóa dịch vụ đã tiêu thụ
- Chi phí thuế TNDN
- Chi phí tài chính trong kỳ
- CPBH, CPQLDN tính cho hàng
tiêu thụ trong kỳ
- Kết chuyển số lãi từ hoạt động
kinh doanh trong kỳ
- Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
- Doanh thu thuần hoạt động tài
chính trong kỳ
- Thu nhập thuần khác trong kỳ
- Kết chuyển số lỗ từ hoạt động
kinh doanh trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Kết cấu TK 421
- Số lỗ từ hoạt động kinh doanh
trong kỳ
- Phân phối tiền lãi
- Số lãi thực tế từ hoạt động kinh
doanh trong kỳ
- Số lãi được cấp dưới nộp lên, số

lỗ được cấp trên bù
- Xử lý các khoản lỗ từ hoạt đọng
kinh doanh
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Số dư bên nợ: phản ánh khoản lỗ chưa xử lý hoặc số phân phối quá số lãi
Số dư bên có: phản ánh khoản lãi từ hoạt động kinh doanh chưa phân phối
TK 421 có 2 tài khoản cấp 2
TK 4211 – Lợi nhuận năm trước
TK 4212 - Lợi nhuận năm nay
1.2.5. Kế toán giá vốn hàng bán
Sau khi xác định được trị giá vốn của hàng xuất kho để bán, doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán cần phải xác định kết quả để cung cấp thông tin
trình bày báo cáo tài chính. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và sự vận động
của sản phẩm, hàng hóa mà kế toán xác định giá vốn của hàng đã bán

Trị giá vốn
hàng xuất
bán
=
Trị giá mua
hàng xuất
+

Chi phí thu
mua phân bổ
cho hàng đã
Báo cáo thực tập tốt nghiệp



bán

1.2.5.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức gửi hàng
Kết cấu tài khoản 632
- Giá vốn hàng hóa, giá thành sản
phẩm gửi cho khách hàng hoặc gửi đại

- Trị giá vốn thực tế lao vụ, dịch vụ
đã thực hiện với khách hàng chưa được
chấp nhận
- KC trị giá vốn thành phẩm, hàng
hóa gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được
khách hàng chấp nhận thanh toán cuối
kỳ
- Giá vốn hàng hóa giá thành sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được khách
hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh
toán
- Trị giá vốn thành phẩm, hàng hóa
đã gửi đi bị khách hàng hoặc đại lý trả
lại
- KC giá vốn hàng hóa, thành phẩm
đã gửi đi, lao vụ đã cung cấp chưa được
khách hàng chấp nhận cung cấp đầu kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
1.2.5.1. Kế toán giá vốn hàng bán theo phương thức bán hàng trực tiếp
- Kết cấu theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Kết cấu tài khoản 632
- Giá vốn thực tế của sản phẩm,
hàng hóa đã tiêu thụ trong kỳ

- CP NVL, CP NC vượt trên mức
bình thường và chi phí SXC cố đinh
không phân bổ, không được tính vào giá
trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá
vốn hàng bán trong kỳ
- Các khoản hao hụt, mất mát của
hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường do cá nhân gây ra
- CP xây dựng, tự chế TSC Đ
- Chênh lệch giữa mức dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
- Số KH bất động sản đầu tư
- CP liên quan đến bất động sản
đầu tư
- CP sửa chữa, nâng cấp cải tạo bất
- Hoàn nhập số chênh lệch dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm
trước lớn hơn mức cần lập cuối năm nay
- Kết chuyển giá vốn thực tế của
sản phẩm hàng háo, dịch vụ đã tiêu thụ
trong kỳ để xác định kết quả
- Giá vốn thực tế của sản phẩm đã
bán bị người mua trả lại
- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh
doanh trong kỳ để xác định kết quả kinh
doanh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


động sản đầu tư không đủ điều kiện tính

vào nguyên giá bất động sản đầu tư
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

- Kết cấu theo phương pháp kiểm kê định kỳ
- Kết cấu tài khoản 632
- Giá thành thực tế sản phẩm gửi
bán, sản phẩm tồn kho chưa xác định
tiêu thụ đầu kỳ
- Tổng giá thành thực tế của thành
phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
- Kết chuyển giá vốn hàng hóa bán
trong kỳ từ TK 611
- Các khoản khác tính vào giá vốn
hàng bán
- Kết chuyển giá thành sxtt của
thành phẩm gửi bán chưa tiêu thụ, thành
phẩm tồn kho cuối kỳ
- Kết chuyển giá thành sxtt của
thành phẩm được xác định đã bán trong
kỳ
- Kết chuyển giá vốn thực tế của
hàng hóa đã bán trong kỳ để xác định kết
quả kinh doanh
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


CHƢƠNG II: THỰC TẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN YÊN THÀNH
2.1. Tổng quan về nhà máy sắn chế biến tinh bột sắn Yên Thành
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên
Thành
Tên gọi: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
Địa chỉ: Xóm Ngọc Thượng – Công Thành – Yên Thành – Nghệ An
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 2716000008
Điện thoại: 0383868494
Fax: 0383868535
Nghành nghề SXKD: Chế biến tinh bột sắn, thức ăn gia súc và phân bón vi sinh
MST: 2900526374
Số tài khoản: 360620100740 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Yên Thành
Giám đốc: Hoàng Duy Thành
Tiền tệ sử dụng: VND
2.1.1.1. Qúa trình hình thành nhà máy
Chi nhánh tổng công ty máy động lực và nông nghiệp tại Nghệ An được thành
lập vào ngày 16/1/2003 theo quyết định số 03/MDDL – MNN của Chủ tịch HDQT
tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – là một doanh nghiệp
nhà nước, hạch toán độc lập, định kỳ hạch toán quyết toán là 1 năm, từ ngày 01/01
đến hết ngày 31/12
Là một chi nhánh mới thành lập quản lý 2 cơ sở: Nhà máy chế biến tinh bột
sắn Yên Thành và khách sạn VEAM – Cửa lò – Nghệ An. Chi nhánh ra đời trong
điều kiện toàn đảng toàn dân ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX đã đề ra. Trong đó có mục đích CNH – HDH, đặc biệ là CNH –
HDH nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy mà nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên
Thành được chọn là dự án trọng điểm và được xây dựng trên địa bàn xã Công
thành, huyện Yên Thành với diện tích 6,5 ha
Nằm cạnh quốc lộ 7, là trung tâm của huyện có diện tích trồng sắn như sau:

Nghĩa Đàn, Qùy Hợp, Tân Kỳ, Đô Lương, Nghi Lộc, Yên Thành, Quỳnh Lưu….
Với mục tiêu là tiêu thụ hết sản phẩm cho bà con nông dân. Vì vậy quá trình
đầu tư được thực hiện nhanh chóng và khẩn trương. Tháng 10/ 2003 nhà máy hoàn
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


thành và chạy thử thành công với tổng kinh phí 15,2 tỷ đồng. Cho đến năm 2004
nhà máy chính thức hoạt động. Sản phẩm đạt chất lượng cao, nhanh chóng chiếm
ưu thế trên thị trường và được VinaColtol công nhận là dự án hoàn thành sớm nhất
trong ba dự án của chi nhánh
2.1.1.2. Qúa trình phát triển của nhà máy
Năm 2004 nhà máy chính thức đi vào hoạt động khi đó toàn bộ công nhân
viên chỉ có 57 người, trong đó có 2 người trình độ đại học, 4 cao đẳng, 7 trung cấp,
8 sơ cấp còn lại là lao động phổ thông. Thời điểm này nguồn nhiên liệu còn ít, thời
gian hoạt động chỉ có 3 tháng lại không đều, năng suất còn kém chỉ đạt 1.500 tấn,
với doanh thu 4,2 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 210 triệu, thu nhập bình quân
đầu người chỉ đạt 750.000 đ/ người/ tháng. Do những khó khăn được tháo gỡ có
hiệu quả nên nguồn nguyên liệu nhiều hơn, quy mô hoạt động cũng tăng lên, lực
lượng sản xuất tăng lên. Cơ cấu bộ máy cũng ngày càng được hoàn thiện năng lực
công tác cao. Vùng nguyên liệu ngày càng được mở rộng đáp ứngnhu cầu sản xuất
của nhà máy. Năm 2006, sản xuất nhà máy đạt sản lượng 6.700 tấn với doanh thu
đạt 24,6 tỷ đồng nộp ngân sách nhà nước 1,23 tỷ thu nhập bình quân tăng lên
1.250.000 đ/ người/ tháng với tổng số cán bộ công nhân viên là 95 người. Bên cạnh
đó nhà máy còn tạo việc làm cho 180 lao động trong địa bàn vào làm việc theo thời
vụ tại nhà máy với công việc như: xuống sắn, đóng là bốc xếp bã, bốc xếp sản phẩm
tiêu thụ với các thu nhập khoảng 900.000 đ/ người/ tháng. Ngoài ra nhà máy còn
được công đoàn nghành Công Thương tặng cờ thi đua Xanh Sạch Đẹp.
Năm 2007 với chỉ tiêu được giao là 8000 tấn sản phẩm, cơ cấu nhân sự ổn
định, cán bộ công nhân viên nhà máy đang ra sức thi đua lao động nhằm sản xuất
vượt chỉ tiêu đề ra nhờ đó nhà máy đã đạt sản lượng 8700 tấn với doanh thu đạt

34,6 tỷ đồng nộp ngân sách 1,73 tỷ thu nhập bình quân tăng lên 1.480.000 đ/ người/
tháng với tổng số cán bộ công nhân viên là 955 người, được bộ Công Thương tặng
cờ thi đua xuất sắc. Mặc dù nằm trong điều kiện nền kinh tế thế giới có nhiều biến
động xấu, giá cả lương thực lên xuống thất thường. Với chỉ tiêu được giao cán bộ
công nhân viên đã ra sức vượt chỉ tiêu và đạy được 8.100 tấn, thu nhập bình quân
người lao động đạt 1.850.000 đ/ người/ tháng.
Trong quá trình phát triển nhà máy đã tiến hành xây dựng nhà máy chế biến
xử lý nước thải theo công nghệ Biogas, đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải theo tiêu
chuẩn mới nhà máy đã phải điề chỉnh giảm công suất sản xuất. Vì vậy năm 2009
sản phẩm của nhà máy chỉ đạt 6000 tấn, doanh thu đạt 35,58 tỷ đồng, thu nhạp bình
quân của người lao động vẫn giữ mức 1.850.000 đ. Năm 2010 công tác xử lý nước
thải tiếp tục được xây dựng, công tác sản xuất chế biến được ổn định trở lại bình
thường. Sản lượng đạt 8000 tấn, thu nhập người lao động 1.900.000 đ/ người/
tháng. Để chuẩn bị nguồn nhân sự cho năm 2011 bao gồm nhân sự sản xuất chế
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


biến tinh bột sắn, chế biến thức ăn chăn nuôi và chế biến vi sinh. Tháng 12/ 2010
nguồn nhân sự nhà máy thêm 10 người. Đến nay nhà máy đã tiến hành nâng cấp
nhiều công trình cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống cấp thoát và xử lý nước thải.
Công tác sản xuất ổn định, nguyên liệu dồi dào, tổng doanh thu cao hơn so với năm
2011 và đạt >90 tỷ đồng.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
2.1.2.1. Chức năng , nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh
 Sản xuất và kinh doanh chế biến nông sản
 Thiết kế lắp đặt và chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm thủy sản
 Kinh doanh khách sạn, ăn uống, dịch vụ lữ hành và du lịch sinh thái
Đối với nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành, thực hiện sản xuất tinh bột sắn
chất lượng cao, phục vụ cho nghành công nghiệp dệt, giấy và chế biến thực phẩm
cao cấp. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hàn

Quốc. Sản phẩm phụ là bã sắn dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ
Khái quát bộ máy sản xuất
 Tổ rửa nghiền
Đưa nguyên liệu vào nhà máy rửa khô, rửa nước sạch sẽ trước khi đưa vào nahf
máy nghiền nhỏ sao đó bơm lên máy tách bã
 Tổ tách bã, tách mũ và tinh lọc sữa non, cô đặc
Dùng công nghệ li tâm siêu tốc để tách bã và tách mũ, cô đặc dịch sữa và sau đó
bơm vào bình chứa
 Tổ tách nước
Dùng công nghệ li tâm siêu tốc để tách nước ra khỏi tinh bột, sau đó chuyển vào lò
sấy ở nhiệt độ cao
 Tổ thành phẩm
Nhận tinh bột đã sấy khô đóng bao theo quy cách 50kg/ bao, vận chuyển thành
phẩm nhập kho và chờ tiêu thụ
 Tổ môi trường
Là bộ phận không thể thiếu trong các nhà máy chế biến nông sản. Nhà máy chế biến
tinh bột sắn, tổ môi trường có nhiệm vụ thu gom chất thải ra tập kết vào bãi để xử
lý. Dùng men sinh học, vòi cho xuống các hố nước thải để xử lý. Trong nước khi
thải ra môi trường đảm bảo giảm tối thiểu gây ô nhiễm môi trường, quét dọn vệ sinh
khu sản xuất, thường xuyên kiểm tra các hố nước thải.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Sơ đồ 1: sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
















Củ sắn
tươi


Rửa
nước
Phiếu
tiếp
nhận
Rửa
khô
Băm nhỏ
Tách bã, rửa bã, rủa
dịch
Nghiền
Dịch sữa
non
Sạn cát
Bã làm thức
ăn

Tinh lọc sửa non
và cô đặc bằng li
âm
Xử lý môi
trường
Dịch sữa
già
Tách
nước
Đánh
tơi
Sấy tinh bột
Rây miết
Đóng bao
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


2.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng trong công
tác tổ chức quản lý ở doanh nghiệp với các chức năng cung cấp thông tin và kiểm
tra các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành tổ chức công tác kế toán theo hình
thức tập trung. Nghĩa là toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại
phòng kế toán doanh nghiệp. Các bộ phận trực thuộc không có tổ chức bộ phận kế
toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán
ban đầu, thu thập kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi chứng từ kế toán về phòng kế
toán tập trung của doanh nghiệp.
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy kế toán





Kế toán trưởng
Kế toán
tập hợp
chi phí
tính giá
thành sản
phẩm,
thành
phẩm
Kế toán
vốn
bằng
tiền
thanh
toán
Kế toán
tiêu thụ
và thuế
Kế
toán
tiền
lương
Thủ
quỹ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên
 Kế toán trƣởng: : là người phụ trách chung công tác kế toán trong nhà máy,
là người giúp việc cho giám đốc có nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế
toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cho
từng phần hành theo đúng chế độ kinh tế tài chính như: chế độ chứng từ kế toán, hệ
thống tài khoản kế toán, chế độ sổ kế toán, chính sách thuế…. Đôn đốc kiểm tra các
phần việc của từng phần hành kế toán, giám sát và ký duyệt các chứng từ kinh tế
phát sinh, kiểm tra đối chiếu các số liệu giữa các phần hành liên quan lập báo cáo
tài chính một cách kịp thời, đúng chế độ kế toán. Tổ chức kiểm tra kế toán, phân
tích các hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy nhằm đánh giá đúng tình hình, kết
quả hiệu quả kế toán kinh doanh của doanh nghiệp
 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, thành phẩm: là kế
toán viên chịu trách nhiệm về tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và thành
phẩm. Tổ chức ghi kế toán chi tiết và ghi tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh
liên quan đến sản xuất sản phẩm trong kỳ và tính giá thành sản xuất của sản phẩm,
đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.Thống kê các chi tiêu liên quan đến chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
 Kế toán vốn bằng tiền thanh toán: là kế toán chịu trách nhiệm thu thập các
chứng từ liên quan đến tiền mặt và ngân hàng. Ghi chép kế toán chi tiết và tổng hợp
các khoản vốn bằng tiền, các khoản công nợ. Thực hiên công việc giao dịch với
ngân hàng.
 Kế toán tiêu thụ và thuế: ghi chép, phản ánh doanh thu bán hàng và các
khoản giảm trừ doanh thu, ghi chép các phản ánh thuế ở khâu tiêu thụ, tính toán và
ghi chép kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp trị giá vốn hàng xuất bán. Ghi chép kế
toán tổng hợp và chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí bán hàng
trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Lập báo cáo về doanh thu chi phí. Ghi
chép, phản ánh theo dõi các loại thuế phát sinh trong kỳ. Hàng tháng làm báo cáo
thuế, theo dõi tình hình nộp thuế
 Kế toán tiền lƣơng: là kế toán chịu trách nhiệm về tiền lương và các khoản
trích theo lương

 Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi tiền và tiền mặt tồn quỹ, ghi vào sổ quỹ
2.1.3.2. Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán
Một số đặc điểm chung:
 Chế độ kế toán doanh nghiệp: Nhà máy áp dụng chế độ kế toán hiện hành
theo quyết định số 15/2006/Q Đ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính
 Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hằng năm
 Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đơn vị VN Đ
Sơ đồ 2: Trình tự ghi sổ kế toán ( Theo hình thức chứng từ ghi sổ )




















 Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc xác định nguyên giá
TSCD hữu hình, vô hình:
Nguyên giá TSCĐ = Giá thực tế theo hóa đơn + chi phí vận chuyển + chi phí lắp đặt
chạy thử…
 Phương pháp khấu hao TSCĐ : Công ty áp dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng theo quyết định số 206/2003 Q Đ – BTC của bộ tài chính
 Hệ thống tài khoản: áp dụng theo quyết định số 15/2006/ Q Đ – BTC ngày
20/3/2006 của bộ tài chính
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:thực hiên theo phương pháp kê khai
thường xuyên
 Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: theo phương pháp bình quân
gia quyền
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế
toán chi
tiết
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi
sổ
Bảng tổng
hợp chi tiết
số liệu
Sổ cái
Bảng cân đối

phát sinh
Báo cáo tài
chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


2.1.3.2. Giới thiệu các phần hành kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
 Tài khoản sử dụng
 TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 TK 632: Gía vốn hàng bán
 TK 641: Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá
trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ
 TK 642: Chí phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt
động kinh doanh, quản lý hành chính…
 TK 911: Xác định kết quả kinh doanh: dùng để xác định kết quả hoạt động
kinh doanh trong doanh nghiệp
 Chứng từ sử dụng
 Hóa đơn GTGT ( mẫu số: 01 GTKT3/001 )
 Hóa đơn bán hàng, chừn từ cung cấp dịch vụ
 Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi
 Các chứng từ thanh toán ( phiếu thu, séc chuyển khoản, ủy nhiệm thu, giấy
báo có, bảng sao kê của ngân hàng…)
 Sổ kế toán sử dụng
 Sổ chi tiết bán hàng, bản tổng hợp chi tiết bán hàng
 Sổ cái TK 511, TK 632, TK 741, TK 642
 Quy trình thực hiện

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



Sơ đồ 3: quy trình thực hiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh









2.2 Thực trạng và giải pháp kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
2.2.1. Đặc điểm công tác bán hàng tại nhà máy
2.2.1.1. Sản xuất sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay sản phẩm chủ yếu của nhà máy là sản
xuất tinh bột sắn chất lượng cao, phục vụ cho các ngành phục vụ công nghiệp dược
phẩm , dệt, xây dựng và chế biến thực phẩm cao cấp. Sản phẩm sản xuất phục vụ
xuất khẩu, thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Sản phẩm phụ
là bã sắn dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi
2.2.1.2. Phương thức bán hàng
Bán hàng trực tiếp qua kho: là hình thức bán hàng mà khách hàng nhận lại kho
của doanh nghiệp
Bán thông qua đại lý: là phương thức bán hàng trong đó doanh nghiệp giao
hàng cho cơ sở đại lý để đại lý trực tiếp bán hàng. Theo đó đại lý bán đúng giá
doanh nghiệp niêm yết và hưởng chiết khấu theo tỷ lệ quy định
Bán hàng theo hợp đồng: là hình thức bán hàng theo hợp đồng đã ký kết với
khách hàng
2.2.1.3. Phương thức thanh toán
Doanh nghiệp sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: Thanh toán trực

tiếp, thanh toán trả trước, thanh toán trả chậm…. Trong đó phương pháp chủ yếu
được sư dụng nhiều nhất là phương thức thanh toán trực tiếp
2.2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết chi bán
hàng
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ
Sổ cái TK 511,
TK 632, TK 641,
TK 642…
Bảng tổng hợp
chi tiết bán hàng
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Kế toán bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
bởi bán hàng là khâu cuối cùng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Kế toán bán hàng ghi chép về kết cấu, số lượng. chủng loại hàng bán trên
từng mặt hàng và về đặc điểm bán hàng, phương thức bán hàng, phản ánh kịp thời
đầy đủ chính xác tình hình bán hàng của doanh nghiệp

2.2.2.1. Thủ tục xuất kho thành phẩm
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho được tính trên cơ sở giá gốc. khi ký kết
hợp đồng kinh tế với đối tác thì bộ phận kinh doanh hoặc kế toán tiêu thụ sẽ tiến
hành lập phiếu xuất ko theo hợp đồng cung ứng sản phẩm
Ví dụ: Ngày 6/1/2014 nhà máy xuất cho công ty TNHH một thành viên Thục Cơ với
số lượng 40 tấn. Doanh nghiệp tiến hành lập phiếu xuất kho như sau:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Bảng 2.1: phiếu xuất kho
















2.2.2.2. Kế toán giá vốn hàng bán
2.2.2.2.1. Kế toán chi tiết giá vốn hàng bán
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Yên Thành hạch toán hàng tồn kho theo phương

pháp kê khai thương xuyên. Đơn giá xuất kho được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền
Tài khoản sử dụng: 632, 155







CHI NHÁNH TCT MÁY ĐL VÀ
MÁY NN NGHỆ AN
Mẫu số C12 – H
Q Đ số:999 – TC/Q Đ/QĐKT
Ngày 2 – 11 – 1996 bộ tài chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 06/02/2014
Số: 0000877
Họ và tên người nhận hàng: Nguyễn Văn Dũng
Lý do xuất kho: xuất bán cho công ty TNHH MTV Thục Cơ
Xuất tại kho: thành phẩm
ST
T
Tên , nhãn
hiệu, quy
cách, phẩm
chất vật tư,
dụng cụ, sp,
hh


số
Đơn
vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thự
c
xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Tinh bột sắn
BKS: 37C -
04117

kg
4000
4000
6.589,54
263.581.9
18


Bằng chữ: hai trăm sáu mươi ba triệu năm trăm tám mươi mốt nghìn chín
trăm mười tám đồng
Ngày 06/02/2014
Người lập
phiếu
Người nhận
hàng
Thủ kho
Kế toán
trưởng
Giám đốc

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Bảng 2.2: sổ chi tiết TK 632
CHI NHÁNH TỔNG CÔN GTY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG
NGHIỆP NGHỆ AN
SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN
TK 632
Tên sản phẩm: Tinh bột sắn
Tháng 02/2014
Ngày
tháng
ghi sổ
Chứng từ
Tên khách
hàng
Diễn giải

TK
đối
ứng
Phát sinh
Số
Ngày
Nợ

1/1/201
3
0000857
1/1/20
13
Cty XNK
Quảng
Phát
Xuất tinh
bột sắn
155
182.653.065

2/1/201
3
0000860
2/1/21
03
Cty MVT
Thục Cơ
Xuất tinh
bột sắn

155
292.244.904

3/1/201
3
0000855
3/1/20
13
Cty
TNHH
thương
mại XNK
Xuất tinh
bột sắn
155
2.476.755.5
61

4/1/201
3
0000867
4/1/20
13
Cty
TNHH
XNK
Xuất tinh
bột sắn
155
336.081.640


………







7/1/201
3
0000879
7/1/20
13
Cty
TNHH
Quảng
Phát
Xuất tinh
bột sắn
155
292.244.904

…….








20/1/20
13
0000906
20/1/2
013
Cty MVT
Thục Cơ
Xuất tinh
bột săn
155
134.993.403

30/1/20
13
0000945
30/1/2
013
Cty MVT
Thục Cơ
Xuất tinh
bột sắn
155
212.973.474

Báo cáo thực tập tốt nghiệp







Cộng PS
t1

37.167.706.
887





632
911

37.16
7.706.
887
Ngày 31 tháng 2 năm 2014

2.2.2.2.2. Kế toán tổng hợp giá vốn hàng bán
Bảng 2.3 Chứng từ ghi sổ ( nợ TK 155)
























Bảng 2.4: chứng từ ghi sổ( ghi nợ tk 632)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số :01
Ngày 31 tháng 01 năm 2014
Đơn vị tính:đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền (đồng)
Ghi chú
Nợ

Nhập kho từ
phân xưởng
sản xuất
155

154
2.397.798.959

Nhập kho từ
phân xưởng
sản xuất
155
154

1.627.034.780

………




Nhập kho từ
phân xưởng
sản xuất


1.444.279.393

……………




Cộng



16.248.670.167


Kèm…… chứng từ gốc

Ngƣời lập
Ngày 31 tháng 01 năm 2014

Kế toán trƣởng

Báo cáo thực tập tốt nghiệp



















CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: 02
Ngày 31 tháng 01 năm 2014
Đơn vị tính: đồng
Trích yếu
Số hiệu tài khoản
Số tiền (đồng)
Ghi chú
Nợ

Xuất tinh bột
săn
632
155
182.653.065

Xuất tinh bột
săn
632
155
2.476.775.561

……




Xuất tinh bột
săn
632

155
343.387.762






Cộng


37.167.706.887


Kèm…. Chứng từ gốc
Người lập
Ngày 31 tháng 01 năm 2014
Kế toán trưởng

×