THỰC TRẠNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QỦA KINH DOANH TẠI CÔNG TY
KINH DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ NỘI.
1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY KINH DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ
NỘI.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Lịch sử hình thành.
Ban đầu công ty có tên là Công ty thu hồi phế liệu kim khí, được thành lập từ năm 1972 với chức năng thu
mua thép phế liệu trong nước tạo nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc nấu luyện thép ở nhà máy gang thép
Thái Nguyên. Công ty thu hồi phế liệu kim khí là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân trực thuộc
Tổng công ty Kim khí Việt Nam - Bộ vật tư. Để hoạt động của công ty có hiệu quả cao và đáp ứng được mọi
yêu cầu về nguồn cung cấp thép phế liệu cho hoạt động sản xuất, Bộ vật tư có Quyết định số 628/ QĐ - VT
tháng 10 năm 1985 hợp nhất hai đơn vị Công ty thu hồi phế liệu kim khí và Trung tâm giao dịch và dịch vụ vật
tư ứ đọng chậm luân chuyển thành Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội. Công ty là một đơn vị trực thuộc Tổng công
ty Kim khí, hạch toán độc lập. Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 600/ TM -
TCCB của Bộ thương mại ngày 28/ 05/ 1993, trực thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam ( trước kia là Tổng công
ty Kim khí ).
Ngày 15/ 04/ 1997, Bộ công nghiệp ra Quyết định số 511/ QĐ - TCCB sáp nhập Xí nghiệp dịch vụ vật tư
( là đơn vị phụ thuộc Tổng công ty Thép ) vào Công ty vật tư thứ liệu Hà Nội. Ngày 05/ 06/ 1997, Công ty vật
tư thứ liệu Hà Nội đổi tên thành Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội theo Quyết định số 1022/ QĐ -
HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam. Công ty có trụ sở chính tại 658 - Trương Định -
Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội có địa bàn kinh doanh rộng nhưng chủ yếu tập trung tại Hà Nội.
Trực thuộc công ty có 24 đơn vị , các đơn vị kinh doanh của công ty có tính tập trung cao ở địa bàn Hà Nội.
Công ty dễ quản lý tình hình hoạt động kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc.
1.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 11141 ngày 22/ 06/
1996. Công ty hoạt động với tổng số vốn kinh doanh là 54.436.172.202 đồng ( số liệu cuối năm 2002 ), trong
đó:
Vốn lưu động là:40.385.441.744 đồng, chiếm 74,19 % tổng số nguồn vốn.
Vốn cố định là : 14.050.730.458 đồng, chiếm 25,81 % tổng nguồn vốn.
Cơ cấu vốn của công ty tương đối hợp lý với loại hình doanh nghiệp thương mại.
Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
631.545 661.424 674.631
Các khoản giảm trừ DT
376 713 570
- Giảm giá hàng bán
79 92 84
- Hàng bán bị trả lại
297 621 486
1. Doanh thu thuần
631.169 606.711 674.061
2. Giá vốn hàng bán
602.413 628.432 642.524
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ
28.756 32.279 31.537
6. Chi phí bán hàng
13.572 13.265 14.157
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
983 3.465 2.531
8. Lợ nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14.201 15.549 14.849
Nhìn vào kết quả trên ta thấy, trong ba năm liên tiếp tốc độ phát triển của công ty tăng dần và hoạt động
luôn có lãi. Cụ thể : Doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 2%, doanh thu năm 2001 so với năm 2000 tăng
4,7%. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2000 là 14.201 triệu đồng, năm 2001 là 15.549 triệu đồng,tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng của công ty có xu hướng giảm dần, thu nhập từ hoạt động kinh doanh năm 2002 chỉ
đạt 95,5% so với năm 2001. Trong các năm luôn phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ
doanh thu chiếm trong tổng doanh thu năm 2000 là 0,06%; năm 2001 là 0,12%; năm 2002 là 0,08%.
Xét về các khoản chi phí kinh doanh cho thấy:
- Chi phí bán hàng tương đối ổn định, năm 2001 so với năm 2000 giảm 2,3%, năm 2002 tăng so với năm
2000 là 6,7%.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, năm 2001 so với năm 2000 tăng 252,5% , năm 2002 so với năm
2000 tăng 157,5%.
Điều đó chứng tỏ sự thay đổi cách thức quản lý đã làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, giảm
hiệu quả kinh doanh. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh chủ yếu do đưa công nghệ mới vào quản lý và
làm cho công ty tăng rõ rệt hiệu quả quản lý. Năm 2003, công ty có kế hoạch thực hiện một số biện pháp nhằm
kích thích tiêu thụ như có sự ưu đãi với khách hàng tiêu thụ với lượng hàng lớn, đa dạng hoá kênh tiêu thụ, hình
thức thanh toán, mở rộng địa bàn hoạt động. Theo sự dự báo về việc phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các công
trình xây dựng, công ty lập kế hoạch doanh thu sẽ đạt được năm 2003 là 770 tỉ đồng.
1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty.
Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội là một công ty kinh doanh có quy mô lớn, với tổng số cán bộ
công nhân viên là 432 người trong đó có 54 nhân viên quản lý trên văn phòng công ty. Công ty chuyên kinh
doanh các mặt hàng thép, vật liệu xây dựng và kinh doanh các mặt hàng phụ tùng thông qua hệ thống cửa hàng
của công ty.
Về nguồn hàng, công ty khai thác nguồn hàng tương đối đa dạng. Công ty chủ yếu khai thác nguồn hàng
sản xuất trong nước như mặt hàng kim khí, ống VINAPIPE, xi măng, phụ tùng, gang, vòng bi... Ngoài ra, công
ty còn khai thác các nguồn hàng nhập khẩu từ Nga, Hàn Quốc như các loại thép, kim khí ngoại, vòng ống FKF,
phôi thép, vòng bi, phụ tùng, hàng gang... Thị trường kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và tương đối
đa dạng. Công ty có dự định mở thêm một số chi nhánh ở các tỉnh, thành phố để đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn
nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Công ty nắm vững khả năng kinh doanh, nhu cầu thị trường để xây dựng kế
hoạch tổ chức, thực hiện phương án kinh doanh hiệu quả.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Cơ cấu bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo được sự
thống nhất, tự chủ và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
* Ban giám đốc bao gồm:
- Giám đốc công ty : Do chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty thép bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Là người
đại diện cho pháp nhân công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng chính sách và pháp luật của
Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Tổng công ty về mọi hoạt động công ty đến kết quả cuối cùng.
- Phó giám đốc công ty: Do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm và miễn nhiệm. Phó giám đốc
được giám đốc uỷ quyền điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm về kết quả công
việc của mình trước pháp luật và trước giám đốc công ty.
- Kế toán trưởng: Do Tổng giám đốc Tổng công ty thép bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán trưởng giúp
giám đốc công ty công việc quản lý tài chính và là người điều hành chỉ đạo, tổ chức công tác hạch toán thống kê
của công ty.
* Các phòng ban chức năng của công ty:
- Phòng tổ chức hành chính: Phòng tổ chức hành chính được biên chế 14 cán bộ công nhân viên, có nhiệm
vụ tham mưu cho giúp việc cho giám đốc công ty về công tác tổ chức cán bộ - lao động tiền lương. Ngoài ra,
phòng còn có nhiệm vụ bảo vệ công tác thanh tra, bảo vệ, thi đua, quân sự và công tác quản trị hành chính của
các văn phòng công ty.
- Phòng tài chính - kế toán: Phòng tài chính - kế toán được biên chế 11 cán bộ công nhân viên, thực hiện
công tác hạch toán các hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán, theo dõi các khoản thu chi của công ty. Giúp
lãnh đạo xây dựng các kế hoạch về tài chính, các nội dung pháp luật về kế toán, thống kê.
- Phòng kinh doanh: Phòng gồm 24 cán bộ công nhân viên, có nhiệm vụ chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh
của toàn công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị trường. Tham mưu cho giám
đốc lập kế hoạch kinh doanh quý và năm cho toàn công ty, đề xuất các biện pháp điều hành, chỉ đạo kinh doanh
từ văn phòng công ty đến các cơ sở phụ thuộc.
- Ban thu hồi công nợ: Gồm có 2 cán bộ công nhân viên, giúp việc cho Giám đốc trong việc theo dõi tình
hình thanh toán nợ của khách hàng và có các biện pháp để thu hồi nợ một cách có hiệu quả.
- Các đơn vị phụ thuộc: Công ty có 18 cửa hàng, bên cạnh đó còn có xí nghiệp kinh doanh kim khí và vật
tư chuyên dùng, xí nghiệp kinh doanh thép hình, xí nghiệp kinh doanh thép lá, chi nhánh của công ty tại TP. Hồ
Chí Minh và hai kho tại địa bàn Hà Nội. Các đơn vị được quyền mua bán, tự quyết định giá mua bán trên cơ sở
kinh doanh của công ty được giám đốc phê duyệt.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
2- TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN, CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY KINH
DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ NỘI .
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Do đặc điểm của ngành kinh doanh và quy mô hoạt động của công ty đa dạng và lớn nên Công ty kinh
doanh thép và vật tư Hà Nội đã chọn hình thức công tác kế toán nửa tập trung, nửa phân tán.
Theo mô hình này, công ty có thể theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động của các đơn vị phụ thuộc cũng
như toàn công ty một cách dễ dang, thuận tiện. Đồng thời có sự phân công lao động kế toán nên công việc kế
toán tại công ty thực hiện thuận lợi, không bị dồn ép và có điều kiện nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên.
2.1.1. Kế toán tại các đơn vị phụ thuộc.
Các cửa hàng, xí nghiệp và chi nhánh của Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội với đặc điểm về mặt
hàng kinh doanh , tổ chức quản lý quá trình kinh doanh, quy mô kinh doanh lớn nên công ty cho phép các đơn
vị phụ thuộc này hạch toán theo hình thức báo sổ. Các đơn vị này có hệ thống sổ sách kế toán, có đội ngũ nhân
viên kế toán riêng thực hiện toán bộ khối lượng công tác kế toán thực hiện tất cả các phần hành kế toán từ khâu
kế toán ban đầu đến khâu hạch toán doanh thu, xác định kết quả và lập báo cáo kế toán. Các cửa hàng hạch toán
đến khâu xác định kết quả tiêu thụ, sau đó xác định phần kết quả nộp lên Công ty. Định kỳ, cứ 1 tháng các cửa
hàng nộp Bảng kê bán hàng lên công ty đồng thời đơn vị chuyển báo cáo kết quả kinh doanh lên phòng tài chính
- kế toán của công ty để quyết toán.
2.1.2. Phòng tài chính - kế toán của Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội .
Phòng tài chính - kế toán của công ty có nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin kế toán thống kê trong
phạm vi toàn công ty, trên cơ sở đó phân tích và lập các báo cáo tài chính giúp giám đốc công ty ra quyết định.
Ngoài việc thực hiện công tác kế toán về các nghiệp vụ quản lý và kinh doanh phát sinh tại công ty, phòng tài
chính - kế toán còn thực hiện chức năng điều hành kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn
vị phụ thuộc.
Ban
thu hồi công
nợ
Phòng
kinh doanh
Phòng
tài chính kế
toán
Phòng
tổ chức hành
chính
Các đơn vị phụ
thuộc
Ban
giám đốc công ty
Bộ máy kế toán của công ty đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp theo là kế toán tổng hợp, các nhân viên kế
toán và thủ quỹ. Mỗi nhân viên trong phòng đều được phân công trách nhiệm và kiêm nhiệm một vài phần hành
cụ thể như sau:
- Kế toán trưởng: Người đứng đầu bộ máy kế toán, tham mưu chính về công tác kế toán tài vụ của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm tổng hợp phần hành kế toán của từng kế toán viên, thực
hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán, theo dõi công tác của các đơn vị
phụ thuộc, lập báo cáo quyết toán toàn công ty.
- Kế toán doanh thu : Là kế toán theo dõi tình hình bán hàng, tổng hợp doanh thu theo dõi tình hình nhập -
xuất - tồn hàng hoá.
- Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động của TSCĐ
- Kế toán tiền lương: Thực hiện nhiệm vụ theo dõi tiền lương, BHXH
- Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi thanh toán thu chi, thủ tục thanh toán.
- Kế toán công nợ: Là kế toán theo dõi và ghi sổ các khoản phải thu, phải trả với khách hàng, với nhà cung
cấp, với các đơn vị phụ thuộc.
- Kế toán chi phí: Là kế toán theo dõi và tập hợp chi phí phát sinh trong quá trình bán hàng và quản lý.
- Kế toán vật liệu, công cụ - dụng cụ: Là kế toán theo dõi và tập hợp tình hình biến động tăng giảm VL, CC
- DC cũng như tình hình nhập – xuất - tồn vật liệu, CC - DC trong toàn công ty.
Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
2.2.Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Tổ chức công tác kế toán tại công ty gồm 3 quá trình, nhưng giữa chúng lại có sự thống nhất và phối hợp
chặt chẽ với nhau.
2.2.1. Tổ chức chứng từ kế toán.
Tổ chức quá trình lập chứng từ kế toán tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội: sử dụng các chứng từ
ban đầu phù hợp với nội dung kinh tế phát sinh. Các chứng từ ban đầu đều đúng biểu mẫu của Bộ tài chính ban
hành, bảo đảm các yếu tố cơ bản cần thiết của một chứng từ.
Một số chứng từ mà công ty sử dụng:
- Phiếu thu MS 01 - TT ( QĐ số 1141/ QĐ - TC - CĐKT ).
- Phiếu chi MS 01 - TT ( QĐ số 1141/ QĐ -TC - CĐKT ).
- Hoá đơn GTGT MS 01 - GTKT - 3LL.
- Hợp đồng bán hàng
- Phiếu nhập kho MS 01 - VT.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ MS 03 - VT.
- Một số chứng từ khác có liên quan
2.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán.
Công ty sử dụng các tài khoản tuân theo hệ thống tài khoản kế toán hiện hành . Vì là công ty kinh doanh
thương mại nên công ty thường sử dụng các tài khoản như:
TK 111, TK 112, TK 133, TK 136, TK 141, TK 156, TK 211, TK 214, TK 311, TK 331, TK 333, TK 411,
TK 421, TK 511, TK 512, TK 515, TK 641, TK 642, TK 911,...
Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký - Chứng từ. Vì vậy, công ty có sử dụng các
bảng kê, sổ chi tiết, các NKCT, sổ Cái các tài khoản để phục vụ công tác kế toán trong công ty.
2.2.3. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.
Kế toán
VL, CCDC
Kế toán
chi phí
Kế toán tiêu
thụ hàng hoá
Kế toán
công nợ
Kế toán vốn
bằng tiền
Kế toán tiền
lương và
BHXH
Kế toán tài
sản
cố định
Bộ phận kế toán các đơn vị phụ thuộc
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Định kỳ ( quý, năm ) công ty lập các báo cáo kế toán sau:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh : Mẫu số B 02 - DN ( ban hành theo Quyết định số 1141/ QĐ - TC
- CĐKT ngày 1 - 11 - 1995 của Bộ tài chính. )
- Bảng cân đối kế toán : Mẫu số B 01 - DN ( ban hành theo Quyết định số 1141/ QĐ - TC - CĐKT ngày 1 -
11 - 1995 của Bộ tài chính. )
- Thuyết minh báo cáo tài chính : Mẫu số B 09 - DN.
2.3. Tổ chức sổ kế toán tại công ty.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký - Chứng từ.
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc ( đã kiểm tra ), kế toán phần hành ghi vào các bảng kê, bảng phân bổ
có liên quan. Riêng các chứng từ có liên quan đến tiền mặt còn phải ghi vào sổ quỹ; liên quan đến sổ, thẻ kế
toán chi tiết thì ghi trực tiếp vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Căn cứ vào các bảng kê lấy số liệu vào các Nhật ký -
Chứng từ có liên quan. Đồng thời, cộng các bảng kê, sổ chi tiết, lấy số liệu ghi vào NKCT liên quan. Cuối
tháng, cộng các bảng kê, sổ chi tiết lấy số liệu ghi vào Nhật ký - Chứng từ có liên quan. Sau đó, cộng các Nhật
ký - chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các NKCT có liên quan rồi lấy số liệu từ các NKCT ghi vào các sổ
Cái. Định kỳ ( quý, năm ) lập báo cáo kế toán.
Tổ chức sổ kế toán tại Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội được khái quát theo sơ đồ sau:
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ
Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/ 01/ 2003 đến ngày 31/ 12/ 2003.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang Việt Nam đồng: Theo tỷ giá ngân hàng
thông báo tại thời điểm hạch toán(dùng tỷ giá thực tế).
- Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp giá thực tế đích danh.
- Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp khấu hao bình quân.
3 - TỔ CHỨC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
KINH DOANH THÉP VÀ VẬT TƯ HÀ NỘI.
3.1.Giá cả và phương thức thanh toán.
3.1.1. Giá cả.
Với mục tiêu mở rộng thị trường, tăng thị phần trên thị trường, ngoài các hoạt động chào hàng, quảng
cáo... công ty còn sử dụng chính sách giá cả hết sức linh hoạt. Nhưng việc hoạch định giá cả không phải là một
công việc dễ dàng mà nó phải được hoạch định trên giá cả thị trường, giá cả của các đối thủ cạnh tranh, mối
Nhật ký – chứng từ số
Báo cáo kết quả kinh doanh
Bảng
tổng hợp chi
tiết
Sổ Cái
Các bảng kê Sổ chi tiết
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
quan hệ giữa khách hàng với công ty. Và giá bán phải tính trên cơ sở trị giá hàng hoá mua vào cộng các chi phí
phát sinh và có lãi.
Đối với các cửa hàng , công ty quy định mức giá cụ thể cho từng mặt hàng, trên cơ sở đó các cửa hàng có
thể linh động xác định giá hàng hoá bán ra,ngoài ra công ty thực hiện giảm giá đối với những khách hàng mua
thường xuyên, ổn định, mua với khối lượng lớn... mức giảm giá được tính trên tổng số doanh thu bán cả quý cho
khách hàng đó với tỷ lệ 0,5% đến 1%. Với chính sách giá cả này, công ty đã duy trì được mối quan hệ lâu dài
với khách hàng cũ và ngày càng thu hút nhiều khách hàng mới.
3.1.2. Phương thức thanh toán.
Theo sự thoả thuận giữa khách hàng và công ty hay theo hợp đồng kinh tế đã ký kết thì khách hàng có thể
thanh toán theo các hình thức sau: Tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm thu, điện chuyển tiền, thư
tín dụng... Việc thanh toán có thể theo hình thức thanh toán ngay hoặc theo hình thức thanh toán trả chậm sau
một khoảng thời gian nhất định sau khi người mua nhận hàng và chấp nhận thanh toán. Trong hợp đồng quy
định cụ thể thời hạn thanh toán và tối đa là 45 ngày.
Do đặc điểm loại hàng của công ty là để phục vụ cho xây dựng, chế tạo ...nên khách hàng khi mua hàng
hoá thường mua với khối lượng tương đối lớn, tổng giá thanh toán lớn. Khả năng thanh toán ngay của khách
hàng thường gặp khó khăn, họ ưa thích sự thanh toán chậm. Họ sẵn sàng mua với giá cả cao hơn một chút
nhưng có điều kiện thanh toán dễ dàng hơn. Chính vì lý do đó nên phương thức thanh toán chậm hiện nay của
công ty chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Và để quản lý chặt chẽ, không bị chiếm dụng vốn thì trong hợp đồng
kinh tế công ty luôn xác định rõ thời hạn thanh toán. Nếu quá hạn, công ty sẽ tính phần lãi suất quá hạn 1%/
tháng trên tổng số nợ. Trước khi chấp nhận hình thức thanh toán chậm, công ty nên xem xét khả năng tài chính
của khách hàng để tránh rủi ro khi khách hàng không có khả năng thanh toán được nợ.
3.2. Kế toán quá trình bán hàng ở Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội.
3.2.1. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng trực tiếp.
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc đơn đặt hàng, phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn GTGT thành
3 liên ( liên 1 lưu vào sổ gốc, liên 2 giao cho người mua, liên 3 giao cho bộ phận kho làm thủ tục xuất kho và
ghi thẻ kho ).
Định kỳ 2 đến 4 ngày, thủ kho nộp liên 3 giao cho phòng kế toán để tiến hành ghi sổ.
Ví dụ 1: Ngày 2/ 6/ 2003, công ty bán với khối lượng lớn hàng hoá cho công ty TNHH Thanh Bình tại kho
Mai Động như sau:
+ Thép tấm SNG: loại 8x1500x6000 mm: 120.000 kg giá bán: 3.500đ
loại 10x1500x6000 mm: 100.000 kg giá bán: 3.500đ
+ Thép tròn trơn: 15.000 kg giá bán: 4.600đ
Công ty TNHH Thanh Bình thanh toán bằng tiền mặt 30%, phần còn lại thanh toán sau 25 ngày bằng tiền
mặt.
Lập hoá đơn GTGT như sau:
HOÁ ĐƠN ( GTGT ) Mẫu số: 01 - GTKT - 3LL
Liên 3 ( dùng để thanh toán ) GP/ 01 - B
Ngày 2 tháng 6 năm 2003 N
0
: 031715
Đơn vị bán hàng: Công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội
Địa chỉ: 658 Trương Định Số TK:...............
Điện thoại:............... Mã số: 01.00287934
Tên người mua hàng: Anh Hải
Đơn vị: Công ty TNHH Thanh Bình - HTC
Địa chỉ: 621 Ngô Gia Tự - Hà Nội Số TK:................
Hình thức thanh toán: 30% thanh toán ngay Mã số: 01.00595569
70% trả chậm sau 25 ngày
STT Tên hàng hoá, dịch vụ
ĐV
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3= 1x2
1 Thép tấm SNG kg
8x1500x6000mm 120.000 3.500 420.000.000
10x1500x6000mm 100.000 3.500 350.000.000
Cộng 220.000 770.000.000
2 Thép tròn trơn kg 15.000 4.600 69.000.000
Cộng tiền hàng:................................................................839.000.000
Thuế suất thuế GTGT:5%. Tiền thuế GTGT:.................... 41.950.000
Tổng cộng tiền thanh toán:...............................................880.950.000
Số tiền viết bằng chữ: Tám trăm tám mươi triệu chín trăm năm mươi nghìn đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )