Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

nghiên cứu đặc điểm của vi khuẩn phân lập trên cá kèo bệnh xuất huyết nuôi ở tỉnh bạc liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.71 KB, 53 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản




NGUYỄN THỊ BÉ HẬU





NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP
TRÊN CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) BỆNH XUẤT
HUYẾT NUÔI Ở TỈNH BẠC LIÊU






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN




2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
Bộ Môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản




NGUYỄN THỊ BÉ HẬU




NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA VI KHUẨN PHÂN LẬP
TRÊN CÁ KÈO (Pseudapocryptes lanceolatus) BỆNH XUẤT
HUYẾT NUÔI Ở TỈNH BẠC LIÊU



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH


2012

i


LỜI CẢM TẠ
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ cùng
toàn thể quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện luận văn này. Đặc biệt em xin chân
thành cảm ơn Cô Đặng Thị Hoàng Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý
chân thành cho em thực hiện tốt đề tài, hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học
này.
Xin gởi lời cám ơn đến cô cố vấn Nguyễn Thị Thu Hằng và quý thầy cô,
các anh chị trong khoa Thủy sản và bộ môn Sinh học & Bệnh Thuỷ sản đã giảng
dạy và hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian học tập cũng như trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
tại trường đại học.
Xin chân thành cảm ơn chị Dung, anh Hoàng, anh Văn và chị Hà đang công
tác ở tỉnh Bạc Liêu đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian đi thu mẫu và điều
tra tại địa phương.
Và xin chân thành biết ơn sâu sắc gia đình và những người thân của em đã
tạo mọi điều kiện, sự động viên, tình yêu thương về vật chất cũng như tinh thần
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Gửi lời cảm tạ đến tập thể lớp BHTS khóa 34 đã hết lòng ủng hộ, quan tâm,
giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cám ơn!













ii


TÓM TẮT
Cá kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) là một trong những đối tượng nuôi
tiềm năng mới có giá trị kinh tế cao, khi nghề nuôi được thâm canh hóa với việc
tăng mật độ nuôi thì vấn đề dịch bệnh xảy ra thường xuyên hơn và là mối nguy
hiểm nhất cho nghề nuôi. Đề tài được thực hiện nhằm xác định vi khuẩn gây
bệnh xuất huyết trên cá bống kèo nuôi ở Bạc Liêu làm cơ sở cho các nghiên cứu
phòng và trị bệnh trên cá kèo nuôi thương phẩm. Mẫu bệnh phẩm được thu tại ao
nuôi cá có các dấu hiệu bệnh lý bất thường như bơi lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, không
phản ứng hoặc phản ứng rất chậm với tiếng động. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
của cá bệnh là màu sắc nhợt nhạt, xuất huyết trên thân, trên bụng, nắp mang và
thường xuất huyết ở các gốc vi ngực, vi bụng, vi lưng và vi hậu môn, các khối u
trên bề mặt cơ thể, mắt lồi, mờ đục và phù ra. Những dấu hiệu bên trong được
ghi nhận là xoang bụng chứa đầy dịch nhờn, gan xuất huyết hoặc tái nhạt, tỳ tạng
bị sưng to hoặc teo nhỏ và xuất huyết, thận xuất huyết và bị nhũn, mật sưng to.
Kết quả phân tích vi sinh cho thấy các chủng vi khuẩn phân lập được là vi khuẩn
hình cầu, gram dương, không di động, catalase và oxidase âm tính và có khuẩn
lạc dạng tròn, nhỏ, màu trắng trong hoặc trắng đục. Kết quả định danh bằng kít
API 20 STREP 10 chủng vi khuẩn đặc trưng đã định danh được 5 loài vi khuẩn
Streptococcus iniae, S. agalactiae, S. phocae, Lactococcus raffinolactis,
Enterrococcus faecium.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH BẢNG v
DANH SÁCH HÌNH vi
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Nội dung của đề tài 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
2.1.1 Phân loại 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái 3
2.1.3 Phân bố và tập tính sống 4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.6 Mùa vụ sinh sản 5
2.2 Một số bệnh vi khuẩn trên cá Biển 5
2.2.1. Bệnh do Vibrio 5
2.2.2. Bệnh do Pseudomonas 6
2.2.3. Bệnh do Streptococcus 6
2.2.4. Bệnh do Flexibacter 6
2.2.5. Bệnh do Photobacter 7
2.2.6. Bệnh vi khuẩn trên thận (Bacterial Kidney Disease – BKD) 7
2.2.7. Bệnh Mycobacteriosis 7
2.2.8. Bệnh furuculosis ở cá 8
2.2.9. Bệnh Piscirickettsiosis 8


iv

CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 9
3.2 Vật liệu nghiên cứu 9
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 9
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu 10
3.3.1 Nhuộm Giemsa 10
3.3.2 Phân lập và định danh vi khuẩn 10
3.4 Phương pháp xử lý số liệu 14
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
4.1 Thông tin về bệnh xuất huyết ở cá kèo 15
4.2 Dấu hiệu bệnh lý 17
4.3 Kính phết 19
4.4 Kết quả phân lập vi khuẩn 20
4.5 Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hóa 20
4.5.1 Hình thái vi khuẩn 20
4.5.2 Đặc điểm sinh lý, sinh hóa 21
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 30
5.1 Kết luận 30
5.2 Đề xuất 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 34









v

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Thông tin về ao nuôi cá kèo 15
Bảng 4.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh hoá của 20 chủng vi khuẩn đại
diện 23


























vi

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Ao nuôi cá kèo 17
Hình 4.2 Mẫu cá khỏe (A); Gan cá bị nhợt nhạt (B); gan cá bị xuất huyết và
thận bị nhũn (C); gan cá bị nhầy còn thận sưng to và xuất huyết (D); cá kèo
bị xuất huyết trên các vây và toàn thân (E); cá bị cong thân (F); cá kèo tấp mé
(G) 18
Hình 4.3 Mẫu kính phết thận cá kèo 19
Hình 4.4 Kết quả phân lập vi sinh 20
Hình 4.5 Hình dạng vi khuẩn 21
Hình 4.6 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu OF 22
Hình 4.7 Kết quả test muối 6.5% và nitrat 22
Hình 4.8 Kết quả tan huyết 24
Hình 4.9 Cá bị xuất huyết nặng 25
Hình 4.10 Kết quả test của vi khuẩn Streptococcus iniae 25
Hình 4.11 Cá bị lồi mắt và xuất huyết 26
Hình 4.12 Kết quả test của vi khuẩn Streptococcus agalactiae 26
Hình 4.13 Cá xuất huyết và gan nhạt màu 27
Hình 4.14 Kết quả test của vi khuẩn Streptococcus phocae 27
Hình 4.15 Gan cá xuất huyết 28
Hình 4.16 Kết quả test của vi khuẩn Lactococcus raffinolactis 28
Hình 4.17 Dấu hiệu bệnh cá và kết quả test của Enterrococcus faecium 28
Hình 4.18 Hình 4.18 Ngưng kết miễn dịch 29








1

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu
Hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới rất phát triển, đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế, nguồn lợi thủy sản ngày
càng cạn kiệt do đánh bắt, khai thác bừa bãi, vì vậy mô hình nuôi công nghiệp
ngày càng phổ biến ở nước ngoài, trong nước và đặc biệt là Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL). Trước kia người nuôi chỉ chú trọng đến con tôm, do nó
mang lại lợi nhuận cao, mặt khác nuôi tôm cũng mang lại rủi ro không nhỏ cho
người nuôi. Nhận ra được mối trở ngại đó, và biết được nguồn thu nhập từ việc
nuôi cá biển cũng không kém nên nhiều hộ nuôi đã dùng ao nuôi tôm chuyển
sang nuôi cá, một số loài có giá trị kinh tế cao được chọn nuôi như cá kèo, cá
chẽm, cá chình,vv.
Từ năm 2000 đến nay nguồn lợi cá kèo rất được quan tâm và tiến hành
nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề đánh giá nguồn lợi, biến động quần thể,
khai thác cá kèo giống, thử nghiệm nuôi, đặc điểm sinh học, tập tính di cư, …
(Võ Thành Toàn, 2005). Hàng năm sản lượng khai thác cá kèo trong tự nhiên cao
và chiếm vị trí quan trọng ở ĐBSCL, cá kèo có thịt thơm ngon được nhiều người
ưa chuộng, cá có thể được ăn tươi hoặc phơi khô.
Do khai thác nhiều mà cung không đủ cầu nên ngày càng thúc đẩy người
nuôi chuyển sang nuôi cá kèo, tại Bạc Liêu diện tích nuôi tôm sú đã và đang
chuyển sang mô hình nuôi cá kèo ở mật độ thấp và mật độ cao vào mùa mưa, gần

50% số hộ nuôi chuyên tôm đã chuyển sang hình thức nuôi cá kèo (Trương
Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương, 2011). Cá kèo là một đối tượng kinh tế
mới vì vậy các nhà nghiên cứu chỉ mới quan tâm đến vấn đề nuôi, con giống, đặc
điểm sinh học, tập tính di cư,….họ chưa đặc biệt quan tâm đến các bệnh trên cá
kèo, do cá thu gom ngoài tự nhiên nên khả năng bị bệnh là rất cao, chính vì thế
vấn đề bệnh trên cá kèo là một vấn đề hết sức nóng bỏng cần được quan tâm.
Trong số các bệnh thường gặp ở cá kèo có bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn
Aeromonas, bệnh trắng đuôi do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba, bệnh mất
nhớt do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra (Nguyễn Khải Định, 2008).
Tuy nhiên thông tin chi tiết về bệnh đặc biệt là bệnh xuất huyết ở cá kèo còn rất
hiếm. Nhằm cung cấp thông tin về các bệnh cũng như xác định vi khuẩn gây
bệnh xuất huyết trên cá kèo nuôi ở tỉnh Bạc Liêu làm cở sở cho các nghiên cứu
phòng và trị bệnh cá kèo thương phẩm giúp nghề nuôi cá kèo ngày càng hiệu
quả, bền vững nên đề tài “Nghiên cứu đặc điểm của vi khuẩn phân lập từ cá

2

kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) bệnh xuất huyết nuôi ở tỉnh Bạc Liêu”
được thực hiện.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Xác định đặc điểm bệnh học của vi khuẩn phân lập từ cá kèo nuôi ở Bạc
Liêu làm cơ sở cho các nghiên cứu phòng và trị bệnh trên cá kèo nuôi thương
phẩm.
1.3 Nội dung của đề tài
1. Thu thập thông tin về bệnh lý bệnh do vi khuẩn trên cá kèo nuôi ở Bạc
Liêu.
2. Xác định đặc điểm vi khuẩn bằng phương pháp sinh hóa.




3

CHƯƠNG II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.1 Phân loại
Theo (Mai Đình Yên, 1992) ở Nam bộ có hai loại cá kèo là
Pseudapocryptes lanceolatus (cá bống kèo vẩy nhỏ) và Parapocryptes
serperaster (cá bống kèo vẩy to). Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng có
hai loại cá kèo này (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Nguyễn
Hữu Phụng (1997) đã phân loại được hai loài cá kèo Pseudapocryptes
lanceolatus và Pseudapocryptes macrolepis. Larson (2000) xác định cá bống kèo
có tên khoa học là Pseudapocryptes elongate, loài Pseudapocryptes elongatus có
tên đồng nghĩa là Pseudapocryptes lanceolatus (Bloch & Scheneider, 1801);
(Rainboth, 1996). Hiện nay cá bống kèo vẩy nhỏ đang được gọi phổ biến là
Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816). Tên tiếng việt là cá kèo, cá bống kèo
hay cá kèo vẩy nhỏ. Tên tiếng anh là Lanceolate goby. Theo Cuveir (1816) thì cá
kèo vẩy nhỏ được phân loại như sau:
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Giống: Pseudapocryptes
Loài: Pseudapocryptes elongatus hay Pseudapocryptes lanceolatus
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Theo Rainboth (1996) thì cá kèo có chiều dài đến 20cm, chiều cao thân
bằng 14% chiều dài chuẩn, có 6 - 7 vạch đen chạy xiên từ lưng đến giữa bên
thân, có những chấm nhỏ trên má, nắp mang và gáy nhưng không có trên thân.
Công thức vi của loài này là: D1. V; D2. I, 30-31; A. I, 28-29; P 18-19; V 1,5
(Mai Đình Yên, 1992). Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993)
thì công thức vi của loài Pseudapocryptes elongatus được xác định là: D1. V;
D2. I, 30-33; A. I, 27-30; P 17-20; V 1,5. Còn theo Trần Đắc Định (2002) công

thức vi của loài cũng được xác định là: D1. V;D2. I, 30-33; A. I, 27-30; P 17-20;
V 1,5.
Cá kèo có thân hình trụ dài, dẹp dần về phía đuôi. Đầu nhỏ, hình chóp,
mõm tù, miệng hẹp. Răng hàm trên một hàng, răng trong nhỏ mịn, răng hàm
dưới một hàng thưa. Hai vi lưng rời nhau. Thân có màu xám đen, bụng màu nhạt.

4

Nửa trên của thân có khoảng 7 - 8 sọc đen hướng xéo về phía trước, rõ về đuôi.
Cá kèo có chiều dài lớn nhất là 20cm (Kottelat và Whitten, 1996).
2.1.3 Phân bố và tập tính sống
Cá kèo là loài có vùng phân bố rộng từ Ấn Độ, Thái Lan đến Mã Lai, quần
đảo Ấn Độ - Úc Châu, Trung Quốc và Việt Nam (Bloth và Schneider, 1801).
Theo Rainboth (1996) thì cá kèo cũng được tìm thấy ở Tahiti và vùng ven biển
Bắc Trung Quốc. Cá kèo được tìm thấy phổ biến ở vùng cửa sông ven biển, khai
thác bằng lưới kéo vào con nước rong và nước kém của thủy triều. Theo Kottelat
và Whitten (1996) thì cá kèo sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, khoảng nhiệt độ
thích hợp cho cá kèo sinh trưởng và phát triển là 23-28
o
C. Ở Việt Nam cá kèo
phân bố chủ yếu ở vùng ven biển ĐBSCL (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993; Rainboth, 1996; Mai Đình Yên, 1992).
Cá kèo sống chủ yếu ở vùng nước lợ, mặn nhưng cũng có thể sống ở nước
ngọt, chúng làm hang ở các bãi bùn và có thể trườn lên các bãi này để tìm thức
ăn (Bloch và Schneider, 1801).
Trương Hoàng Minh và ctv (2009) nghiên cứu về sự phân bố của cá kèo
giống ở hai tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu cho thấy cá phân bố nhiều ở vùng rừng
ngập mặn ven biển trôi nổi theo dòng nước từ ngoài khơi vào nội địa khoảng
8km, mật độ tập trung nhiều vào tháng 6 - 9. Mật độ cá kèo giống có liên quan
chặt chẽ với lượng mưa, độ mặn, lưu tốc dòng chảy và độ trong.

2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Trần Đắc Định và ctv (2002) nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của cá kèo ở
vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu cho thấy trên tổng số mẫu 508 mẫu cá thu được có
chiều dài tổng của cá từ 10,1-20,3cm. Theo Võ Thành Toàn (2005) thì qua kết
quả phân tích các tham số tăng trưởng của 1.264 mẫu cá được thu trong 12 tháng
từ 3/2004-2/2005 tại khu vực Kinh Xáng – Bạc Liêu (L

=22,1cm, K=0,81/năm,
t
o
=-0,8) và chỉ số tăng trưởng là 2,778. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Đắc
Định và ctv (2007) thì cá kèo có kích thước tương đối nhỏ trong số tổng 1.058
mẫu thu từ tháng 1 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005, chiều dài cơ thể cá cái đạt
từ 9,0cm đến 24,0cm, chiều dài ban đầu (L
m
) cho cá trưởng thành đối với cá cái
là 15,4cm và cá đực là 16,3cm. Theo dữ liệu tần suất chiều dài của cá kèo vẩy
nhỏ cho thấy chiều dài cực đại cá có thể đạt được là L

=25,9cm với tốc độ tăng
trưởng K=0,66/năm và t
o
=-0,26. Dự kiến tuổi thọ cao nhất của cá kèo là 4,35
năm.
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng

5

Theo Trần Đắc Định và ctv (2002), cá kèo là loài cá có tính ăn thiên về
thực vật do tỷ lệ giữa chiều dài ruột (L

i
) và chiều dài chuẩn (L

) là 3,27. Kết quả
khảo sát trong ống tiêu hóa của cá kèo thì thấy tảo lam, tảo khuê và mùn bã hữu
cơ là chủ yếu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tảo khuê chiếm tỉ lệ cao nhất trong
chuỗi thức ăn của cá kèo (83,1%), kế đến là mùn bã hữu cơ trong nền đáy
(14,9%) và tảo lam (1,9%). Ngoài ra, một số ít động vật phù du cũng hiện diện
trong thức ăn của cá bao gồm: Copepoda (0,06%) và Cladocera (0,03%). Kết
quả này cho thấy cá kèo sống trong môi trường rất giàu tảo khuê và mùn bã hữu
cơ, nền đáy là bùn hay bùn cát.
Kết quả này tương tự như kết quả nghiên cứu của A.L. Sarker và ctv
(1980) khi nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng trên cá kèo cho thấy: đây là loài cá
ăn thực vật. Kết quả tìm thấy 84% thực vật phù du trong ống tiêu hóa của cá.
Các loài tảo chủ yếu là : Pleurosigma, Navicula, Nitzschia, Synedra, Cloteriopsis
và Oscilatoria. Khẩu phần ăn của cá trong thí nghiệm này là 1,3-10,5% trọng
lượng thân.
2.1.6 Mùa vụ sinh sản
Sarker et al. (1980) nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng trên cá kèo cho thấy
đây là loài cá ăn thực vật. Kết quả tìm thấy 84% thực vật phù du trong ống tiêu
hóa của cá. Các loài tảo chủ yếu là: Pleurosigma, Navicula, Nitzschia, Synedra,
Cloteriopsis và Oscilatoria. Khẩu phần ăn của cá trong thí nghiệm này là 1,3-
10,5% trọng lượng thân. Theo Trần Đắc Định và ctv (2002), cá kèo là loài cá có
tính ăn thiên về thực vật do tỷ lệ giữa chiều dài ruột (L
i
) và chiều dài chuẩn (L

)
là 3,27. Kết quả khảo sát trong ống tiêu hóa của cá kèo thì thấy tảo lam, tảo khuê
và mùn bã hữu cơ là chủ yếu từ kết quả nghiên cứu cho thấy tảo khuê chiếm tỉ lệ

cao nhất trong chuỗi thức ăn của cá kèo (83,1%), kế đến là mùn bã hữu cơ trong
nền đáy (14,9%) và tảo lam (1,9%). Ngoài ra, một số ít động vật phù du cũng
hiện diện trong thức ăn của cá bao gồm: Copepoda (0,06%) và Cladocera
(0,03%). Kết quả này cho thấy cá kèo sống trong môi trường rất giàu tảo khuê và
mùn bã hữu cơ, nền đáy là bùn hay bùn cát.
2.2 Một số bệnh vi khuẩn trên cá biển
Theo Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Ngọc Du (2010) các bệnh nguy hiểm thường
gặp trên động vật nuôi biển là những bệnh sau:
2.2.1. Bệnh do Vibrio

6

Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn V. anguillarum, V. ordalii, V. Salmonicida và V.
Vulnificus. Ở khu vực Đông Nam Á, bệnh xảy ra chủ yếu trên cá mú, cá chẽm.
Biểu hiện bệnh lý là xuất huyết, đốm đỏ, lở loét, vây bị ăn mòn. V. anguillarum
có 23 kiểu huyết thanh O đã biết, chỉ có O
1
, O
2
O
3
có liên quan đến bệnh Vibrio
trên cá. Vaccin cho V. anguillarum có thành phần chủ yếu là kiểu huyết thanh
O
1
, O
2
hoặc kết hợp O
1
, O

2
và O
3
. V. vulnificus có 2 kiểu huyết thanh, trong đó
chủng vi khuẩn mang kiểu huyết thanh E gây bệnh hiện vẫn chưa có vaccine
phòng bệnh. Hiện nay các nước Bắc Âu thường sử dụng vaccine kết hợp chứa
hai loại V. anguillarum và V. salmonicida để phòng bệnh.
2.2.2. Bệnh do Pseudomonas
Pseudomonas anguilliseptica được xem là tác nhân gây bệnh quan trọng nhất.
Bệnh xảy ra ở nhiệt độ thấp (dưới 16
o
C) vào những tháng mùa đông. Biểu hiện
bệnh lý là bụng chướng, có những đốm xuất huyết ở da và nội quan. Ở cá mú,
thân bị lở loét, xuất huyết da, vây và đuôi, mắt lồi và đục. Bệnh nhiễm trùng máu
xuất huyết do Pseudomonas sp. gây ra và tác động lên cá ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ
cá chết từ 20 – 60%. Trong trường hợp của cá chình, độc lực của chủng gây bệnh
có liên quan đến sự hiện diện của một loại kháng nguyên vỏ K của huyết thanh
cá có tác dụng kháng lại độc tính của vi khuẩn. Thông tin giúp cho việc nghiên
cứu phát triển vaccine trong tương lai. Phòng bệnh bằng cách cải thiện chất
lượng nước nuôi có thể giúp kiểm soát được nguồn dịch bệnh.
2.2.3. Bệnh do Streptococcus
Là một phức hợp các bệnh tương tự nhau gây ra bởi những loài khác nhau làm
tổn hại thần kinh trung ương thông qua biểu hiện viêm mắt và viêm màng não.
Bệnh gặp ở tất cả các giai đoạn cá nuôi, gọi là bệnh “red boil”. Tác nhân gây
bệnh là vi khuẩn Streptococcus sp., là loại cầu khuẩn gram âm, có đường kính
0,5-1,0mm, thường dính với nhau thành hình chuỗi. Cá có biểu hiện yếu và bơi
xoay vòng, mắt lồi và xuất huyết ở vùng nắp mang, quanh miệng và hậu môn, có
những nốt đỏ ở vùng da. Bệnh có thể gây thiệt hại lên đến 10% . Thực tế cho
thấy đã có nhiều thất bại trong việc sử dụng vaccine phòng bệnh Streptococcosis
ở cá hồi. Trị bệnh bằng cách sử dụng acid oxolinic cho ăn hoặc tắm perfuran

hoặc sử dụng một số kháng sinh.
2.2.4. Bệnh do Flexibacter
Tác nhân gây bệnh là Flexibacter maritimus. Bệnh phát tán rộng ở châu Âu,
Nhật Bản, Bắc Mỹ và Australia. Bệnh mòn đuôi gây ra bởi Flexibacter
maritimus, thường xảy ra ở cá con. Đuôi cá bị lở loét, ăn mòn, thậm chí mất hẳn.

7

Bệnh xảy ra khi nồng độ muối trong nước cao. Vi khuẩn xâm nhiễm vào cá
thông qua những vùng tổn thương của vây. Mặc dầu có tính đồng nhất về mặt
sinh hóa, vi khuẩn có ít nhất hai nhóm chính huyết thanh O. Sự biến đổi về mặt
huyết thanh học cho thấy vaccine cho cá này có thể không có hiệu quả đối với
bệnh flexibacteriosis ở những loài cá biển khác. Hiện đã có vaccine đa giá để
phòng bệnh flexibacteriosis và vibriosis, flexibacteriosis và streptococcosis cho
cá bơn.
2.2.5. Bệnh do Photobacter
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Photobacterium damselae subsp. piscicida. Năm
1990, bệnh đã gây tổn thất về kinh tế rất lớn cho nghề nuôi cá biển cá tráp, cá
chẽm… ở các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải. Cá bệnh có những nốt trắng ở
vùng nội tạng, đặc biệt ở thận và lách. Bệnh xảy ra nghiêm trọng khi nhiệt độ
nước ấm (trên 18
0
C), khi nhiệt độ thấp, cá ở tình trạng ủ bệnh. Sự khác biệt về
độc lực vi khuẩn phụ thuộc vào nguồn phân lập. Ngoài ra sự nhạy cảm với bệnh
còn tùy thuộc vào độ tuổi của cá. Hiện nay đã có nhiều vaccine thương mại
phòng bệnh do Ph. damselae subsp. piscida, nhưng hiệu quả còn phụ thuộc nhiều
vào loài cá, kích cỡ cá, thành phần vaccine và chất kích thích miễn dịch.
2.2.6. Bệnh vi khuẩn trên thận (Bacterial Kidney Disease – BKD)
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Renibacterium salmoninarum có dạng hình que,
gram dương, gây bệnh trên cả cá nước ngọt và nước mặn. Bệnh xảy ra ở Bắc Mỹ,

Nhật, Tây Âu và Chile. Bệnh chỉ xảy ra ở những cá hồi trên một năm tuổi. Biểu
hiện: mắt lồi, bụng chướng, xuất huyết gốc vây, có những hạt mủ trắng ở trên
thận. Những nốt mủ ngày càng lớn làm thận bị hoại tử. Kháng nguyên phổ biến
chính là protein p57 có tính bền nhiệt, hiện diện ở bề mặt tế bào. Sự phát hiện
kháng nguyên hòa tan 57kDa này là nền tảng cho sự phát triển các phương pháp
huyết thanh học và di truyền học trong chẩn đoán bệnh. Hiện nay đã có vaccine
thương mại với thành phần là các tế bào sống của vi khuẩn Arthrobacter
davidanieli thể hiện sự bảo hộ kéo dài có ý nghĩa chống lại bệnh BKD ở cá hồi.
2.2.7. Bệnh Mycobacteriosis
Là bệnh mãn tính có ảnh hưởng trên gần 200 loài cá nước ngọt và cá biển. Tác
nhân là vi khuẩn Mycobacterium là vi khuẩn hiếu khí không di động, có dạng
hình que, sinh trưởng chậm trên môi trường nuôi cấy. Bệnh xảy ra ở vùng Thái
Bình Dương và Đại Tây Dương, ở cá lóc, cá bơn, và cá chẽm. Biểu hiện: những
nốt màu trắng xám trên lách, thận và gan. Cá bị mất thăng bằng, tổn thương và
xuất huyết trong cơ. Vi khuẩn có giai đoạn ủ bệnh thời gian dài, làm cá phát triển

8

còi cọc. Phương pháp PCR có độ nhạy cao trong việc phát hiện mycobacteria
trong mô cá và máu. Phương pháp này tỏ ra hữu hiệu trong việc sàng lọc cá bố
mẹ không mang mầm bệnh. Phòng bệnh cho cá: tránh các loại thức ăn đã bị
hỏng. Ngoài ra có thể dùng kháng sinh trộn vào thức ăn để trị bệnh cho cá.
2.2.8. Bệnh furuculosis ở cá
Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas salmonicida subsp. salmonicida gây
thiệt hại lớn trong nghề nuôi cá hồi nước mặn và nước ngọt. Tác nhân này cũng
gây ảnh hưởng trên một số loài cá khác. Bệnh phát triển ở dạng nhiễm trùng máu
xuất huyết mãn tính hay cấp tính, và thường hoại tử. Trong trường hợp cấp tính
thường xuất hiện những vết lở loét ăn sâu. Những cách tiếp cận khác nhau đã
được sử dụng trong việc phát triển vaccine sống phòng bệnh furuculosis. Kỹ
thuật DNA tái tổ hợp cho phép tạo những dòng đột biến rất yếu và ổn định bằng

cách dùng kỹ thuật thay thế gen đồng vị, đã được thử nghiệm thành công trong
phòng thí nghiệm giống như vaccine sống an toàn.
2.2.9. Bệnh Piscirickettsiosis
Là bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi. Tác nhân gây bệnh là Piscirickettsia
salmonis, là vi khuẩn di động gram âm và là vi khuẩn nội bào bắt buộc. Ngoài
thận và gan, não cũng được xem là mô đích tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Cá
bị bệnh có biểu hiện lờ đờ, biếng ăn, sậm màu, thở khó khăn và bơi trên mặt
nước. Dấu hiệu đầu tiên là những vết thương màu trắng nhỏ và những vết loét
cạn ở trên da. Biểu hiện đặc trưng nhất của tổn thương bên trong là sự hiện diện
của những nốt có vỏ bọc màu trắng ngả sang vàng, kích thước 2cm, rải rác ở gan.
Hiện nay, một vaccine tiểu đơn vị tái tổ hợp đơn giá (monovalent recombinant
subunit vaccine) được tạo ra có tính bảo hộ cao trên cá hồi coho đã được thử
nghiệm.

9

CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2012.
Địa điểm:
- Phòng thí nghiệm Bộ môn Sinh Học và Bệnh Thủy Sản, Khoa Thủy Sản,
Trường Đại Học Cần Thơ.
- Địa điểm điều tra và thu mẫu: tỉnh Bạc Liêu.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Cá kèo thương phẩm
3.2.2 Dụng cụ và hóa chất
Dụng cụ
- Bộ tiểu phẫu, lame, lamen, kính hiển vi.

- Que cấy, đèn cồn, bật lửa, viết lông dầu, viết chì, bình xịt cồn
- Ống nghiệm, đĩa Petri thủy tinh, chai môi trường, cốc thủy tinh
- Micropipet 1ml, 5ml, hộp đầu col 1ml, 5ml
Hóa chất
- Methanol, dung dịch Wright, dung dịch pH 6,2-6,8, dung dịch Giemsa, dung
dịch pH 6,2, Oxidase, Catalase, Parafine
- Cồn tuyệt đối ( pha cồn 96%, cồn 70%), nước muối sinh lý, nước cất
- Hóa chất nhuộm gram :
o Dung dịch 1: crystal violet, ethanol 95%, ammonium oxalate, nước
cất.
o Dung dịch 2: iodine, potassium iodide, nước cất.
o Dung dịch 3: 95% ethanol: 5% acetone.
o Dung dịch 4: safranin, ethanol 95%, nước cất.
- Bộ Kít API 20Strep (BioMeureix, Pháp).

10

- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Tryptic soy agar (TSA + 1,5% NaCl), Tryptic
Soy Broth (TSB + 1,5% NaCl), môi trường O/F (oxidation-fermentation
medium + 1,5% NaCl ), môi trường Nitrate Broth (+ 1,5% NaCl).
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nhuộm Giemsa
Mẫu phết thận: Mẫu được cố định qua dung dịch Methanol trong 1 phút và
nhuộm theo phương pháp nhuộm mẫu của Humason, 1979 (trích dẫn bởi
Rowley, 1990). Các bước thực hiện như sau:
- Cho lame mẫu vào dung dịch Wright trong 3-5 phút
- Chuyển mẫu sang dung dịch pH 6,2 – 6,8 từ 5-6 phút
- Sau đó cho vào dung dịch Giemsa trong 20-30 phút
- Cho mẫu vào dung dịch pH 6,2 từ 15-30 phút
- Rửa sạch mẫu bằng nước cất, để khô tự nhiên

Đọc kết quả dưới kính hiển vi ở vật kính 40x và 100x.
3.3.2 Phân lập và định danh vi khuẩn
Phân lập, nuôi cấy
Khử trùng mặt ngoài cơ thể cá bằng cồn 70%. Sau khi mổ cá, khử trùng cơ quan,
dùng dao mổ tiệt trùng rạch một đường trên thận, tỳ tạng, gan hay vết thương.
Đặt que cấy vào nơi vừa rạch, xoay nhẹ để lấy mẫu bệnh phẩm và cấy trên đĩa
agar. Trường hợp tỳ tạng quá nhỏ có thể dùng nhíp lấy 1 ít tỳ tạng và cấy lên đĩa
agar. Ủ các đĩa môi trường này trong tủ ấm ở nhiệt độ 30-32
o
C. Sau 24-48 giờ,
quan sát và ghi nhận kết quả phân lập.
Tách ròng vi khuẩn
Mẻ cấy ròng (thuần) là mẻ cấy trong đó chỉ có một loài hoặc một chủng vi sinh
vật duy nhất sống và phát triển. Thao tác tách ròng mẻ cấy vi khuẩn cần được
thực hiện nếu sau khi phân lập vi khuẩn phát triển trên môi trường nhân tạo với
nhiều loại khuẩn lạc khác nhau. Tách ròng vi khuẩn bằng cách dùng que cấy nhặt
từng loại khuẩn lạc từ trên đĩa có chứa nhiều loại vi khuẩn cấy vào các đĩa agar
mới.
Xác định đặc điểm hình thái vi khuẩn
Sau khi ủ vi khuẩn 24-48 giờ (ở 30-32
o
C), tiến hành quan sát hình dạng, màu sắc
của khuẩn lạc để xác định tính ròng của mẻ cấy. Nếu chỉ có 1 dạng khuẩn lạc thì

11

nhuộm Gram, quan sát với vật kính 100X để xác định Gram, hình dạng và kích
thước vi khuẩn sau khi tách ròng. Sau đó quan sát khả năng di động và kiểm tra
một số chỉ tiêu sinh hóa của vi khuẩn.
Quan sát hình dạng khuẩn lạc

Một khuẩn lạc do nhiều tế bào vi khuẩn hợp thành và có đặc điểm hình thái khác
nhau tùy theo từng loài vi khuẩn. Khuẩn lạc có thể có các hình dạng như to, nhỏ,
nhỏ li ti, trên mặt agar thì khuẩn lạc có thể nổi, bằng, khuyết xuống.
Quan sát màu sắc khuẩn lạc
Trên môi trường phân lập tổng quát trypticase soy agar (TSA) hay nutrient agar
(NA) thì khuẩn lạc có thể có màu trắng trong, trắng đục, trắng ngà, kem, vàng
kem, xám,
Trên môi trường phân lập chuyên biệt (TCBS Agar, Aeromonas Agar,
Pseudomonas agar, ) khuẩn lạc thường có màu vàng hay xanh, một số ít vi
khuẩn có màu đen.
Quan sát tính di động
Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý lên lame, tiệt trùng que cấy, lấy một ít vi khuẩn trải
đều lên giọt nước. Đậy lamen lại, quan sát ở vật kính 100X có giọt dầu.
Nhuộm Gram
Nhỏ 1 giọt nước cất lên lame, tiệt trùng que cấy, lấy 1 ít vi khuẩn trải đều lên
giọt nước. Để khô tự nhiên, hơ lướt lame trên ngọn lửa đèn cồn để cố định vi
khuẩn.
Các bước nhuộm Gram:
- Nhỏ dung dịch Crystal violet (dung dịch 1) lên lame, để yên 1 phút. Sau
đó rửa lại bằng nước cất rồi vẩy cho ráo nước.
- Nhỏ dung dịch Iodine (dung dịch 2) lên lame, để yên 1 phút.
- Tẩy màu bằng aceton (dung dịch 3): nhỏ từ từ aceton lên lame cho đến khi
giọt nuớc trên lame không còn màu tím, rồi rửa lame lại bằng nước cất.
- Nhỏ dung dịch Safranin (dung dịch 4) lên lame, để 2 phút. Sau đó rửa lại
bằng nước cất và vẩy cho khô nước.
Để lame mẫu khô ở nhiệt độ phòng, quan sát tiêu bản nhuộm ở vật kính 100X có
giọt dầu soi kính.
Xác định đặc điểm sinh lý, sinh hóa của vi khuẩn

12


Kiểm tra tính ròng của vi khuẩn: kiểm tra các khuẩn lạc trên đĩa cấy có cùng
nằm trên đường cấy, đồng nhất về màu sắc và hình dạng. Quan sát tiêu bản vi
khuẩn nhuộm Gram, xem các tế bào vi khuẩn có đồng nhất về kích thước, hình
dạng, màu sắc (màu tím/hồng).
Phản ứng Oxidase: dùng que cấy tiệt trùng nhặt một khuẩn lạc cho tiếp xúc trên
que thử oxidase. Quan sát que thử trong 30 giây và ghi nhận sự thay đổi màu sắc.
Phản ứng Catalase: nhỏ 1 giọt dung dịch 3% H
2
O
2
lên lame. Dùng que cấy tiệt
trùng lấy 1 ít vi khuẩn cho vào dung dịch 3 % H
2
O
2
.
Khả năng lên men và oxy hóa đường glucose (O-F): chuẩn bị 2 ống nghiệm
chứa môi trường O-F đã tiệt trùng với 1% đường glucose. Dùng que cấy tiệt
trùng lấy 1 ít vi khuẩn trên đĩa agar và cấy thẳng vào 2 ống nghiệm chứa môi
trường O/F (cấy thẳng đứng tới đáy ống nghiệm), sau đó phủ 0,5-1ml dầu
parafine tiệt trùng vào 1 ống nghiệm tạo diều kiện yếm khí trong ống nghiệm
(kiểm tra khả năng lên men glucose: F), ống còn lại sẽ kiểm tra tính hiếu khí của
vi khuẩn (khả năng oxy hóa: O) và ủ trong tủ ấm 30-32
o
C. Đọc kết quả sau 24-48
giờ (có thể kiểm tra kết quả trong vòng 7 ngày).
Khả năng phát triển của vi khuẩn trong môi trường TSB (+ 6,5%NaCl)
Hòa tan môi trường tryptic soy broth (theo nhãn hướng dẫn) thêm 6,5% NaCl,
cho 5ml vào ống nghiệm, thanh trùng ở 121

o
C trong 15 phút. Dùng pipet cho 2-3
giọt dung dịch vi khuẩn vào ống nghiệm TSB có 6,5% muối, ủ trong tủ ấm, sau
24-48 giờ. Vi khuẩn phát triển trong môi trường TSB (+6,5% NaCl) cho phản
ứng dương (+) với một màu trắng đục và ngược lại ống nghiệm trong suốt cho
phản ứng âm (-).
Phản ứng tạo nitrit từ nitrate
Hòa tan môi trường nitrate broth (theo nhãn hướng dẫn) (+1,5% NaCl), cho 3-
5ml vào ống nghiệm, thanh trùng ở 121
o
C trong 15 phút. Dùng pipet cho 2-3 giọt
dung dịch vi khuẩn vào ống nghiệm. Ủ trong tủ ấm ở 28-30
o
C. Sau 1-5 ngày nhỏ
1ml thuốc thử A và 1ml thuốc thử B vào ống nghiệm. Phản ứng dương (+) khi
màu đỏ xuất hiện trong khoảng 1-2 phút và ngược lại âm (-).
Thuốc thử : A: Hòa tan 0,8% Sulphanilic acid trong 5 N- axit acetic.
B: Hòa tan 0,5% α naphthylamine trong 5N- axit acetic.
Phương pháp ngưng kết miễn dịch
Nguyên lý: Hiện tượng ngưng kết miễn dịch là hiện tượng kháng nguyên và
kháng thể kếp hợp với nhau để hình thành đám ngưng kết đủ to để mắt thường có
thể nhìn thấy được. Sự hình thành một mạng lưới giữa kháng nguyên và kháng

13

thể chỉ có thể xuất hiện với kháng thể có ít nhất là hai hóa trị. Ở phản ứng ngưng
kết miễn dịch đòi hỏi kháng nguyên hữu hình. Đó là kháng nguyên có kích thước
lớn như hồng cầu và tế bào vi sinh vật. Kháng nguyên hữu hình có epitop bề mặt
có thể liên kết chéo với các kháng thể tạo thành từng cụm có thể nhìn thấy được
bằng mắt thường. Phản ứng ngưng kết nhạy hơn phản ứng kết tủa nên được dùng

để định tính và bán định lượng kháng thể trong huyết thanh.
Phương pháp: Nhỏ một giọt dung dịch strep-B-latex (10l) lên lame và nhỏ một
giọt nước muối sinh lý lên lame, dùng tâm tre tiệt trùng lấy một vài khuẩn lạc
trên đĩa agar cấy thuần hòa vào giọt nước muối sinh lý và trộn hai giọt dung dịch
lại với nhau, phản ứng xảy ra khi ngưng kết xuất hiện trong vòng 5-10 giây. Nếu
phản ứng vượt quá 30 giây thì phản ứng có thể là sai. Nếu không có sự hiện diện
của kháng nguyên tương ứng sẽ không có ngưng kết xảy ra. Bột kít strep-B-latex
dùng phân biệt nhóm Streptococus agalaetiae týp 2 do vi khuẩn có màng
capsular polysaccharide.
Khả năng tan huyết
Ý nghĩa: Tan huyết là sự phân hủy của các tế bào máu, do quần thể vi khuẩn có
khả năng gây tan huyết khi phát triển trên môi trường thạch máu, nó được sử
dụng để phân loại vi khuẩn đặc trưng. Đặc biệt dùng trong việc phân loại các liên
cầu khuẩn, do liên cầu khuẩn có khả năng tiết ra chất hemolysin gây tan huyết.
Phương pháp: Vi khuẩn được phân lập trên mẫu cá bệnh, phải được xác định là
loài vi khuẩn gram dương, hình cầu, vi khuẩn nuôi trên đĩa TSA (+1,5% NaCl).
Khi vi khuẩn đã thuần, dùng que cấy nhặt 1 khuẩn lạc và cấy lên đĩa môi trường
Blood (+1,5% NaCl). Sau 48 giờ ở 30-32
o
C vi khuẩn phát triển và đọc kết quả.
Đọc kết quả:
- Dạng alpha: Streptococcus Pneumoniae và một nhóm liên cầu khuẩn
(Streptococcus viridans hoặc viridans streptococci) sẽ cho ra kết quả alpha là
tán huyết không hoàn toàn. Nhóm vi khuẩn này làm thay đổi màu sắc trong
môi trường thạch nhưng tán huyết không đầy đủ và tán huyết một phần. Tán
huyết alpha được gây ra do vi khuẩn có khả năng sản xuất ra hydrogen
peroxide làm oxi hóa hemoglobin trong môi trường Blood.
- Dạng beta: còn được gọi là tán huyết đầy đủ, dùng để nhận biết Streptococcus
pyogenes hoặc nhóm strep (GAS), nó có khả năng tiết ra enzyme streptolysin
có khả năng gây ra sự tán huyết đầy đủ, làm xuất hiện một khu vực sáng trên

môi trường Blood.

14

- Dạng grama: khi vi khuẩn không gây ra hiện tượng tán huyết cũng như môi
trường thạch không có gì thay đổi, thường là vi khuẩn Enterococcus (nhóm D
strep) hiển thị tán huyết dạng grama.
Định danh vi khuẩn bằng bộ kít API 20Strep
Chuẩn bị:
- Dùng pipet hút 5ml nước cất cho vào khuôn nhựa để giữ ấm trong suốt quá
trình ủ trong tủ ấm. Đặt bộ kít API 20Strep vào khuôn nhựa.
- Dùng que cấy tiệt trùng lấy một ít vi khuẩn cho vào ống chứa 2ml API
Suspension Medium (dung dịch gốc).
- Đo mật độ vi khuẩn bằng cách so độ đục của dung dịch gốc với ống
McFarland số 4.
- Hút 500µl dung dịch gốc cho vào API GP Medium (dung dịch 1), lắc đều vi
khuẩn
Tiến hành kiểm tra đặc điểm sinh hóa:
- Dùng pipet tiệt trùng hút 100µl dung dịch vi khuẩn của dung dịch gốc cho
đầy vào các ô VP, HIP, ESC, PYRA, αGAL, βGUR, βGAL, PAL, LAP. Và
cho đầy (nửa ô bên dưới) vi khuẩn vào ô ADH.
- Cho đầy (nửa ô bên dưới) vi khuẩn từ dung dịch 1 vào các ô còn lại (từ ô RIB
đến GLYG). Tiếp tục cho dầu (mineral oil) đã được tiệt trùng (nửa ô bên
trên) vào các ô từ ADH → GLYG.
- Đậy nắp khuôn nhựa, ủ mẫu ở nhiệt độ 36
o
C + 2
o
C.
- Đọc kết quả

Sau 4 - 4,5 giờ, cho thuốc thử vào các ô
VP: 1 giọt VP1 + 1 giọt VP2.
HIP: 2 giọt NIN.
PYRA, αGAL, βGUR, βGAL, PAL, LAP: 1 giọt Zym A + 1 giọt Zym B
Đọc kết quả của các phản ứng sau 10 phút.
Sau 24 giờ, Đọc kết quả các ô ESC, ADH, RIB

GLYG. Không đọc lại kết
quả các ô HIP, PYRA, αGAL, βGUR, βGAL, PAL, LAP.
3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.

15

CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thông tin về ao nuôi cá kèo
Qua khảo sát 6 hộ nuôi cá kèo với hình thức nuôi thâm canh (chiếm 100%),
đạt năng xuất khá cao trung bình 11 tấn/ha, diện tích nuôi trung bình của các ao
là 2.300m
2
(nhỏ nhất 2.000m
2
và lớn nhất 3.000m
2
) và mật độ thả trung bình
200con/m
2
với kích thước cá trung bình là 2cm (Bảng 4.1; Hình 4.1).
Bảng 4.1 Thông tin về ao nuôi cá kèo

Tên hộ Địa chỉ
Diện tích
(m
2
)
Mật
Độ
(con/
m
2
)
Bệnh Thuốc
Nguyễn Văn Soạn

Phường 2-thị xã
Bạc Liêu
24.000/12ao 200
Xuất
huyết, tuột
nhớt
CPSH:
Supraklenz
Tạ Hùng Cường
Vĩnh Mỹ-Hòa
Bình- Bạc Liêu
6.000/3ao 200
Xuất
huyết
Amoxicillin,
Enrofloxacin

(600g/con)
Nguyễn Thị Ân
Hòa Bình-Bạc
Liêu
6.000/3ao 200
Xuất
huyết,
cong thân
Amoxicillin
Trần Văn Thi
ấp Do Thới-xã
Vĩnh Mỹ A-
huyện Hòa
Bình- Bạc Liêu
15.000/5ao 200
Xuất
huyết,
xoang
bụng chứa
dịch
Amoxicillin
Capsules BP
(500mg)

Phan Thanh Việt
ấp Do Thới-xã
Vĩnh Mỹ A-
huyện Hòa
Bình- Bạc Liêu
5.000/2ao 200

Xuất
huyết,
phân trắng

Amoxicillin,
Enrofloxacin,
vi sinh diệt
khuẩn + tỏi
Nguyễn Văn Qúy
ấp Do Thới-xã
Vĩnh Mỹ A-
huyện Hòa
Bình- Bạc Liêu
6.000/2ao 200
Xuất
huyết,
phân trắng
và cong
thân
Amoxicillin,
Enrofloxacin

Theo các hộ nuôi thì cá kèo nuôi khoảng 3,5-4 tháng thì có thể thu hoạch. Tuy
nhiên, khi thả giống vào tháng 10-11 âm lịch thì thời gian nuôi khoảng 4,5-5

16

Theo các hộ nuôi thì cá kèo nuôi khoảng 3,5-4 tháng thì có thể thu hoạch. Tuy
nhiên, khi thả giống vào tháng 10-11 âm lịch thì thời gian nuôi khoảng 4,5-5
tháng. Các hộ nuôi cho rằng thả giống đợt 2 cá chậm lớn là do độ mặn quá cao

làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của cá, bên cạnh đó chi phí cho vụ nuôi cũng
rất cao nhưng năng suất không được như mong muốn. Cá kèo tăng trưởng tốt
nhất ở độ mặn là 10‰ (Lê Văn Lĩnh, 2009), nhiệt độ dao động trong khoảng 23-
32
o
C (Quách Xuân Bửu, 2009).
Nghiên cứu của Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thanh Phương (2011), ở
hai Tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu, diện tích nuôi tôm sú đã và đang chuyển sang
mô hình nuôi cá kèo ở mật độ thấp và mật độ cao vào mùa mưa. Gần 50% số hộ
nuôi chuyên tôm đã chuyển sang hình thức nuôi cá kèo với mật độ cao và có trên
50% số hộ chuyển qua hình thức nuôi cá kèo ở mật độ thấp. Cùng với nghiên
cứu của Nguyễn Tấn Nhơn (2008) khảo sát 61 hộ nuôi cá kèo ở các tỉnh Sóc
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau với mật độ nuôi bình quân là 80 con/m
2
. Nghiên cứu
của Trần Ngọc Hải và Nguyễn Tấn Nhơn (2009) nuôi cá kèo ở Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau mật độ nuôi trung bình 80 con/m
2
. Trước xu hướng chuyển từ
diện tích nuôi tôm sang nuôi cá kèo thì hiện nay tổng diện tích nuôi cá kèo tại
Bạc Liêu là rất lớn 342,22 ha (Hoàng Trang - TTKNKN Bạc Liêu, 2011) cùng
với mật độ nuôi cao trung bình 200 con/m
2
nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra
gây thiệt hại cho người nuôi. Theo hộ nuôi sau khi thả giống 1-2 tháng thì cá
thường có dấu bệnh như bệnh xuất huyết, đường ruột, bụng to, cong thân, tuột
nhớt, phân trắng. Bệnh xảy ra làm cá chết trung bình 2-5 kg/ngày. Cũng theo
người nuôi thì cá bệnh là do môi trường ô nhiễm, mật độ nuôi cao, thời tiết thay
đổi làm cá bị sốc, đặc biệt sau mỗi trận mưa. Ngoài ra, bệnh cũng do nguồn
giống tự nhiên nên chưa đảm bảo chất lượng và không được kiểm tra trước khi

thả giống. Trong quá trình nuôi, các hộ bổ sung chế phẩm sinh học và vi sinh
diệt khuẩn để bảo đảm chất lượng nguồn nước, các hộ nuôi rất ít sử dụng vitamin
để tăng sức đề kháng cho cá. Khi bệnh, các hộ nuôi sử dụng kháng sinh ở dạng
nguyên liệu hoặc thương mại như Amoxicillin, Enrofloxacin để điều trị trong
vòng 3-5 ngày là cá khỏi bệnh. Ngoài ra, các hộ nuôi giảm lượng thức ăn hàng
ngày vì cá bệnh ăn ít sẽ làm dơ nước do trong quá trình nuôi không thay nước.
Tuy nhiên, nguồn giống cá kèo hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, cùng với
giá cả thị trường chưa ổn định, giá thức ăn ngày càng tăng cao nên nghề nuôi cá
kèo cũng gặp một số khó khăn. Vấn đề quan tâm hiện nay là cùng với việc thâm
canh hóa mật độ nuôi càng cao, diện tích nuôi càng tăng thì dịch bệnh xảy ra là
đều không thể tránh khỏi, đặc biệt là bệnh xuất huyết trên đối tượng này đã gây
nhiều thiệt hại không nhỏ cho người nuôi.


17








Hình 4.1 Ao nuôi cá kèo

4.2 Dấu hiệu bệnh lý
Cá kèo nuôi công nghiệp tại Bạc Liêu được thu ngẫu nhiên 8-10 con/ao có
các dấu hiệu bệnh lý bất thường như bơi lờ đờ, tấp mé, bỏ ăn, không phản ứng
hoặc phản ứng rất chậm với tiếng động. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài như màu sắc
nhợt nhạt, xuất huyết trên thân, trên bụng, nắp mang và thường xuất huyết ở các

vi như vi ngực, vi bụng, vi lưng, vi hậu môn, các khối u trên bề mặt cơ thể, mắt
lồi, mờ đục và phù ra. Dấu hiệu bệnh lý bên trong được ghi nhận là: xoang bụng
chứa đầy dịch nhờn, gan xuất huyết hoặc tái nhạt, tỳ tạng bị sưng to hoặc teo nhỏ
và xuất huyết, thận xuất huyết và bị nhũn, mật sưng to (Hình 4.2).
Theo Dương Nhựt Long (2003) thì khi cá bệnh có dấu hiệu bơi lảo đảo, trên
thân xuất hiện nhiều điểm xuất huyết nhỏ li ti, bệnh nặng thì các gốc vây xuất
huyết là bệnh xuất huyết (đốm đỏ) là do một số loài vi khuẩn như Aeromonas
hydrophila và Pseudomonas gây ra. Còn theo Từ Thanh Dung (2005), khi cá
bệnh xuất hiện từng đốm đỏ nhỏ trên da, quanh miệng và nắp mang, rõ nhất là
hai bên thân và bụng, vây bụng, cá bơi lội xoắn tròn (lảo đảo), mất thân bằng thì
cũng có thể là bệnh do Pseudomonas spp gây ra. Huỳnh Công Minh (2010), ghi
nhận được những dấu hiệu bệnh lý như xuất hiện nhiều đốm đỏ trên cơ thể, xuất
huyết trên thân, vây, quanh miệng, lưỡi, xuất hiện vết loét ăn sâu vào cơ thể, hoại
tử đuôi, vây, xuất hiện các vết thương trên lưng, các khối u trên bề mặt cơ thể,
vẩy dễ rơi rụng, mắt lồi, mờ đục và phù ra, bụng trương lên và chứa nhiều dịch,
nội tạng bị hoại tử, gan tái nhạt, mật và thận sưng to, bong bóng bị xuất huyết là
có liên quan đến vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas, Edwardsiella, Vibrio.
Brock et al. (1997) cho biết bệnh do Vibrio gây ra còn gọi là bệnh xuất huyết với
các dấu hiệu bệnh lý như lờ đờ, giảm ăn, trôi nổi gần bề mặt và bơi lội mất
phương hướng. Ruột chứa dịch, gan, thận và tỳ tạng có thể bị sưng phồng.

×