Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Luận văn thạc sĩ về XK gốm mỹ nghệ của VN vào thị trường Nhật Bản, thực trạng và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 149 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HCM
-----------

PHẠM THỊ KIM THỦY

XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA
VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG
NHẬT B ẢN, THỰC TRẠNG VÀ CÁC
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ
: 60.34.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN

Tp. Hồ Chí Minh- Năm 2006


2

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ............................................................................................i
Chương 1: Cơ sở khoa học để khẳng định cần đẩy mạnh xuất
khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản................... 1


1.1 Cơ sở lý luận để đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ............................................. 1
1.1.1 Học thuyết của chủ nghĩa trọng thương ............................................................. 1
1.1.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith .................................................... 1
1.1.3 Học thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo .............................................. 2
1.1.4 Lý thuyết bền vững............................................................................................. 3
1.2 Tổng quan về thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản ................................................. 4
1.2.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ với
Việt Nam ..................................................................................................................... 4
1.2.1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản........................... 4
1.2.1.2 Quan hệ thương mại của Nhật Bản với Việt Nam..................................... 5
1.2.2 Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất
khẩu vào thị trường này............................................................................................... 8
1.2.2.1 Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng gốm mỹ nghệ của người Nhật Bản ....... 9
1.2.2.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng gốm mỹ nghệ nhập
khẩu...................................................................................................................... 12
1.2.2.3 Những điều cần lưu ý trong kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào
thị trường Nhật Bản ............................................................................................. 13
1.3 Triển vọng đối với gốm mỹ nghệ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản ................ 14
1.3.1 Ý nghĩa của việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản..................................... 14
1.3.2 Triển vọng của thị trường Nhật Bản đối với gốm mỹ nghệ Việt Nam ............ 14
1.4 Những bài học kinh nghiệm để đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ sang Nhật
Bản của các nước láng giềng ........................................................................................ 16
1.4.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc........................................................................... 16


3

1.4.2 Kinh nghiệm của Thái Lan................................................................................ 17
1.4.3 Kinh nghiệm của Malaysia................................................................................ 19
1.4.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ...................................................... 19


Kết luận chương 1
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản .......................................................... 21
2.1Khái quát về gốm mỹ nghệ Việt Nam .................................................................... 21
2.1.1 Giới thiệu đôi nét vế gốm sứ ............................................................................ 21
2.1.2 Gốm mỹ nghệ Việt Nam .................................................................................. 22
2.2 Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian qua................... 23
2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong thời gian
qua ............................................................................................................................. 23
2.2.2 Một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu........................................ 25
2.2.2.1Hiệu quả sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ ................................ 25
2.2.2.2 Nguồn lao động cung cấp cho ngành hàng gốm mỹ nghệ....................... 28
2.2.2.3 Trình độ cơng nghệ sản xuất.................................................................... 28
2.2.2.4 Hoạt động nghiên cứu và phát triển mẫu mã........................................... 30
2.3 Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong
thời gian qua.................................................................................................................. 31
2.3.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng .................................................... 32
2.3.1.1 Về xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản trong thời gian qua........................................................................................ 32
2.3.1.2 Về tỷ trọng xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ so với hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản trong thời gian qua....................... 33
2.3.1.3 Về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam ...................... 34
2.2.2 Về thương hiệu gốm công mỹ nghệ ................................................................ 35
2.2.3 Về chất lượng và giá cả hàng gốm mỹ nghệ xuất khẩu ................................... 36
2.2.4 Về mẫu mã sản phẩm ....................................................................................... 38


4


2.2.5 Về phương thức xuất khẩu ............................................................................... 40
2.2.6 Về cơ cấu thị trường gốm mỹ nghệ của Nhật Bản ........................................... 42
2.4 Những nhân tố tác động đến việc sản xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ
của Việt Nam vào Nhật Bản......................................................................................... 43
2.4.1 Mơi trường bên ngồi ...................................................................................... 43
2.4.1.1 Cơ hội....................................................................................................... 43
2.4.1.2 Nguy cơ.................................................................................................... 45
2.4.2 Môi trường bên trong ....................................................................................... 47
2.4.2.1 Điểm mạnh............................................................................................... 47
2.4.2.2 Điểm yếu.................................................................................................. 49

Kết luận chương 2
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ
nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản .................................. 53
3.1 Mục tiêu đề xuất các giải pháp .............................................................................. 53
3.2 Quan điểm đề xuất các giải pháp .......................................................................... 53
3.2.1 Nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm là cơng cụ quan trọng để thâm nhập
thị trường của Nhật Bản ............................................................................................ 53
3.2.2 Coi việc huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước tham gia vào việc sản
xuất và xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ là quan điểm mang tính nguyên tắc và
xuyên suốt nhằm nâng cao vị thế của hàng Việt Nam trên thị trường Nhật Bản...... 53
3.2.3 Coi việc thâm nhập thị trường Nhật Bản là bước quan trọng để thâm nhập
các thị trường khác .................................................................................................... 54
3.2.4 Quan điểm các doanh nghiệp nổ lực, Nhà nước hổ trợ cho các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu ................................................................................................ 54
3.4 Cơ sở đề xuất các giải pháp – phân tích SWOT nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản..................................... 56
3.4.1 Phân tích khả năng khai thác các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu
của ngành hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam. ................................................................. 58



5

3.4.2 Phân tích khả năng khai thác các cơ hội và khắc phục các nguy cơ của
ngành hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam......................................................................... 61
3.5 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường
Nhật Bản ........................................................................................................................ 63
3.5.1 Giải pháp về vốn nhằm đẩy mạnh việc sản xuất, xuất khẩu gốm mỹ nghệ
của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản..................................................................... 63
3.5.2 Đa dạng hoá các phương thức xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào thị trường
Nhật Bản.................................................................................................................... 64
3.5.3 Nâng cao tính cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam........................... 66
3.5.3.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng hàng gốm mỹ nghệ .......... 66
3.5.3.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá hàng gốm mỹ nghệ ...................... 73
3.5.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing mở rộng thị trường xuất khẩu....................... 74
3.5.5 Giải pháp tăng cường liên kết .......................................................................... 75
3.5 Kiến nghị đối với nhà nước .................................................................................... 77
3.5.1 Chính sách hỗ trợ tài chính của Chính Phủ ...................................................... 77
3.5.2. Đẩy mạnh vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước .................................... 77
3.5.3 Hồn thiện cơng tác bảo hộ kiểu dáng sở hữu công nghiệp............................. 78
3.5.4 Xây dựng chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất
khẩu gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản theo hướng chiến lược liên kết, liên doanh với
các nhà nhập khẩu Nhật Bản ..................................................................................... 78

Kết Luận Chương 3
Kết Luận ..............................................................................................vi
Danh mục các tài liệu tham khảo
Phụ lục



6

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản .............................. 6
Bảng 1.2: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản.................... 7
Bảng 1.3:Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Nhật Bản............................ 8
Bảng 1.4: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2004.................. 8
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam năm 2003, 2005 phân
theo đối tác...................................................................................................................... 24
Bảng 2.3: Chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế khi sử dụng 2 loại lò....................... 26
Bảng 2.4: Nguồn cung cấp mẫu mã cho các doanh nghiệp ...................................... 30
Bảng 2.5: Lợi thế cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp ....................................... 38
Bảng 2.6: Sở thích của người Nhật Bản dưới cách nhìn của các doanh nghiệp ....... 39
Bảng 2.7: Số lượng du khách Nhật Bản đến Việt Nam ............................................ 41
Bảng 2.8: Khả năng am hiểu về thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp ........... 46
Bảng 2.9: Những vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện xuất
khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Nhật Bản ........................................................................... 47
Bảng 2.10: Khó khăn trong kinh doanh của doanh nghiệp ....................................... 49
Bảng 2.11: Cách thức xuất khẩu hàng của doanh nghiệp sang Nhật Bản................. 50
Bảng 2.12: Khách hàng chủ yếu của doanh Nghiệp ................................................. 50
Bảng 2.13: Phương thức tìm kiếm đối tác Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt
Nam ........................................................................................................................... 51
Bảng 3.1: Phân tích khả năng khai thác các điểm mạnh của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam......................................................................................................................... 59
Bảng 3.2: Phân tích khả năng khắc phục các điểm yếu của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam......................................................................................................................... 60
Bảng 3.3: Phân tích khả năng khai thác các cơ hội của ngành gốm mỹ nghệ Việt
Nam................................................................................................................................. 61

Bảng 3.4: Phân tích khả năng khắc phục các nguy cơ của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam......................................................................................................................... 62


7

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản (ĐVT:%) ................................ 5
Sơ đồ 1.2: Quy trình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản.......................... 12
Sơ đồ 2.1: Sơ dồ cung ứng đất nguyên liệu............................................................... 25
Sơ đồ 2.2: Kênh phân phối hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu ...................................... 40
Sơ đồ 2.3: Biểu đồ thị phần kim ngạch gốm các loại nhập khẩu vào Nhật Bản
năm 2004......................................................................................................................... 42
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ Rađa dịnh vị khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam
tại thị trường Nhật Bản ................................................................................................... 52
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam giai đoạn 1995-2005 25
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản..32
Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và hàng gốm mỹ nghệ
của Việt Nam vào Nhật Bản ........................................................................................... 33
Hình 2.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam và hàng gốm mỹ
nghệ của Việt Nam vào Nhật Bản


8

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài
Mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt
trong lĩnh vực kinh tế không ngừng được mở rộng và phát triển. Nhật Bản được đánh

giá là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hai bên đã
nhất trí tiến hành vịng đàm phán đầu tiên về hiệp định tự do thương mại song
phương vào tháng 1\2007 và đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều từ
8,5 tỷ USD năm 2005 lên 15 tỷ USD vào năm 2010. Chuyến thăm chính thức Nhật
Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 19/10/2006 vừa qua là động lực, mở ra
nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam - Nhật
Bản và cho rất nhiều ngành nghề sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam trong đó có
ngành gốm mỹ nghệ.
Sản xuất gốm mỹ nghệ Việt Nam là một nghề thủ công cổ truyền đặc sắc và rất
độc đáo của dân tộc Việt Nam, từ lâu đã phát triển khắp mọi miền của đất nước.
Khơng ít đồ gốm ở nước ta đã được làm ở một trình độ kỹ thuật tương đối cao và đã
trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Trong suốt nhiều thế kỷ, nước ta đã xuất khẩu đồ
gốm sang các nước không chỉ trong khu vực Châu Á, Châu Đại Dương mà cả Châu
Âu. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta đã liên tục tăng. Năm 1995
kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của nước ta chỉ đạt 22 triệu USD thì đến năm
2000 đã đạt 100,8 triệu USD, gần gấp 5 lần kim ngạch năm 1995, tốc độ tăng trưởng
bình quân của giai đoạn này đạt gần 80%. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ
đạt 123,5 triệu USD và đặc biệt đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ
nghệ đã có sự tăng trưởng nhảy vọt, đạt 174 triệu USD.
Một trong những thị trường đầu ra cho gốm mỹ nghệ Việt Nam là Nhật Bản, thị
trường có ảnh hưởng tới việc phát triển kinh tế thế giới nói chung và khu vực Châu Á
nói riêng. Tuy nhu cầu nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ của quốc gia này rất lớn nhưng
hiện nay chúng ta chỉ xuất đáp ứng một phần rất nhỏ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm
mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản không những tạo điều kiện thuận
lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập, đem tinh hoa của Việt


9

Nam sang các nước bạn mà còn giúp ta duy trì và phát triển ngành gốm vốn có

truyền thống lâu đời, nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng này của Việt Nam.
Tuy nhiên, tại thị trường Nhật Bản ngành gốm Việt Nam đang phải cạnh tranh
với các sản phẩm gốm cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn như:
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…Do đó, muốn đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng gốm
mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, trong điều kiện mà ngành gốm mỹ
nghệ của Việt Nam đang ở mức phát triển chưa cao, tính cạnh tranh cịn thấp thì cần
phải nghiên cứu kỹ thị trường này; đánh giá được khả năng thâm nhập thị trường
thực tế của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để đẩy
mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Chính vì những lý do đó, người viết chọn
đề tài luận văn: “Xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản, thực trạng và các giải pháp phát triển” như một đóng góp nhỏ vào thực hiện
nhiệm vụ chung của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản đối với
xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam. Nghiên cứu những đặc trưng của thị
trường này và sự thâm nhập, phát triển của xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trên
thị trường Nhật Bản.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực địa tại những làng nghề sản
xuất, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ chủ lực tại Việt Nam như Bát Tràng, Bình Dương,
Đồng Nai, Vĩnh Long vì ngành sản xuất gốm sứ mỹ nghệ tại những địa phương này
đã đóng góp tới hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của cả nước. Trong đề tài
này, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu gốm mỹ nghệ vì hàng sứ và bán sứ mỹ nghệ Việt
Nam chưa phát triển, chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc,
Nhật Bản…
Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động kinh doanh xuất khẩu
gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 1998 đến năm
2005.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:



10

Luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến việc xuất
khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản, các thông tin thị trường hàng gốm mỹ
nghệ của Nhật Bản, các đối thủ cạnh tranh của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam trên thị
trường Nhật Bản.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu của ngành hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam
nói chung và phân tích tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nói riêng trong
những năm gần đây. Qua đó luận văn xác định các yếu tố tác động thuận lợi, bất lợi
cũng như những điểm mạnh, điểm yếu ảnh hưởng tới việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
Thơng qua việc tổng hợp, phân tích đánh giá ở trên để đưa ra các giải pháp
cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ sang thị
trường Nhật Bản.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, mô tả và vân
dụng quan điểm, đường lối của Đảng về khuyến khích phát triển sản xuất – kinh
doanh những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống mang bản sắc văn hoá dân
tộc … để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng thủ cơng này, góp phần vào việc phát
triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế
giới.
Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó gồm cả
hai phương pháp là định tính và định lượng để thực hiện nghiên cứu, các phương
pháp khảo sát điều tra thực địa, phương pháp chuyên gia để thu thập thơng tin, phân
tích những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt
Nam vào thị trường Nhật Bản.
Nhằm thu thập những số liệu, thơng tin để có thể phân tích, đánh giá thực
trạng xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản, tác giả đã

tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng câu hỏi đối với 70 cơ sở sản xuất xuất khẩu
gốm mỹ nghệ trong nước (Phụ lục số 1, 2, 3) tại các vùng sản xuất chủ lực là Bát
Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long.


11

5. Những đóng góp mới của đề tài:
Cho đến nay Việt Nam đã có những cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
xuất khẩu gốm mỹ nghệ như sau:
1. Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “ Những giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam” do PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân làm chủ nhiệm,
trong đó đã nghiên cứu thực trạng sản xuất xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam , xác
định những nguyên nhân cơ bản kiềm hãm khả năng xuất khẩu và từ đó đề ra những
giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Luận án tiến sĩ : “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt
Nam và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu” của ơng Vũ Minh Tâm do
PGS – TS Đoàn Thị Hồng Vân, TS. Lê Tấn Bửu làm người hướng dẫn khoa học,
trong đó đã nghiên cứu và phân tích khả năng cạnh tranh, xác định những nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam từ đó xây
dựng những định hướng phát triển và những giải pháp cụ thể có tính khả thi cao
nhằm khơng ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu
của gốm mỹ nghệ Việt Nam.
3. “Đề án Phát triển ngành gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu Vĩnh Long từ năm
2004 đến năm 2010” do Sở Công Nghiệp tỉnh Vĩnh Long nghiên cứu, trong đó
nghiên cứu những đặc điểm của gốm sứ mỹ nghệ tỉnh Vĩnh Long, những điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội, nguy cơ nhằm đề xuất ra những giải pháp để đẩy mạnh phát triển
sản xuất, xuất khẩu ngành gốm sứ mỹ nghệ của tỉnh Vĩnh Long ra thị trường các
nước.
4. Rất nhiều các bài báo, tham luận đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc

trên các tờ báo của Trung ương lẫn địa phương liên quan phản ánh tình hình sản xuất,
xuất khẩu của ngành gốm sứ mỹ nghệ của các địa phương trên cả nước...
Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học và thực
tiễn để thực hiện nội dung đề tài đã chọn, có thể tóm tắt một số đóng góp mới luận
văn sẽ làm phong phú hơn về lý luận và thực tiễn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản:


12

1.Hệ thống các lý thuyết về quan hệ kinh tế quốc tế nhằm làm rõ hơn những
luận cứ khoa học về sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
2. Phân tích, đánh giá được tình hình xuất khẩu và xác định những nhân tố ảnh
hưởng tới việc xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật
Bản.
3.Nêu lên những bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ
nghệ của các nước vào thị trường Nhật Bản như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,
để ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam có thể học tập nhằm khắc phục những điểm
yếu cũng như phát huy những thế mạnh của mình.
4. Xây dựng những giải pháp cụ thể có tính khả thi cao để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
6. Nội dung của đề tài, các vấn đề cần giải quyết:
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học để khẳng định cần phải đẩy mạnh xuất khẩu
gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của Việt Nam vào
thị trường Nhật Bản.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ của
Việt Nam vào thị trường Nhật Bản.

Tác giả dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này, tuy nhiên,
do thời gian hạn chế, hơn nữa, vấn đề luận văn đề cập tới là vấn đề lớn nên luận văn
chưa nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh của đề tài. Rất mong được sự góp ý và chỉ
giáo của quý Thầy Cô, anh chị và các bạn quan tâm đến đề tài này.


13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CẦN ĐẨY
MẠNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM VÀO THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN
1.1 Cơ sở lý luận để đẩy mạnh xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ
1.1.1 Học thuyết của chủ nghĩa trọng thương
Thuyết trọng thương ra đời và phát triển vào thế kỷ XV, XVI, XVII. Theo thuyết
trọng thương, một quốc gia càng có nhiều vàng thì càng giàu có, cịn hàng hoá chỉ là
phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ. Con đường duy nhất để tăng thêm tài
sản quốc gia là con đường ngoại thương và ngoại thương phải thực hiện xuất siêu.
Hoạt động ngoại thương là một trị chơi có tổng lợi ích bằng zero giữa hai quốc gia
trao đổi hàng hoá với nhau, nếu bên này có lợi thì bên kia phải có thiệt hại tương
ứng. Lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của
việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh tế, thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phải phối hợp bảo vệ
thương nhân. Những người trọng thương rất coi trọng thị trường dân tộc, theo họ,
trên cơ sở hình thành và phát triển thị trường dân tộc, mới dần dần mở ra thị trường
quốc tế.
Do những hạn chế của lịch sử, tầm nhìn của thuyết trọng thương về các vấn đề
kinh tế còn phiến diện. Tuy nhiên, vận dụng một số tư tưởng của thuyết trọng thương
người viết rút ra nhận định: để tăng cường phát triển ngành gốm mỹ nghệ thì phải
đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường các nước. Một trong những đầu ra
cho gốm mỹ nghệ Việt Nam là thị trường Nhật Bản, thị trường có ảnh hưởng tới việc

phát triển kinh tế thế giới nói chung và khu vực Châu Á nói riêng và có sức mua lớn
đối với hàng gốm mỹ nghệ cao. Bên cạnh đó, Nhà nước phải đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ phát triển ngành truyền thống này, nhà nước phải phối hợp cùng
với sự nổ lực cố gắng của doanh nghiệp.
1.1.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) là nhà lý luận kinh tế học chính trị cổ điển nổi tiếng
người Anh, người được suy tôn là “cha đẻ của kinh tế học”. Theo Adam Smith,


14

thương mại đặc biệt là ngoại thương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của
một quốc gia. Mỗi một quốc gia nên chun mơn hố vào những ngành sản xuất mà
họ có lợi thế tuyệt đối chẳng hạn như tài nguyên thiên nhiên dễ khai thác, lao động
dồi dào, giá nhân cơng rẻ, khí hậu ơn hồ… Quốc gia sẽ chỉ xuất khẩu những hàng
hoá mà họ có lợi thế tuyệt đối. Thương mại khơng là quy luật trị chơi bằng khơng
mà là luật trị chơi tích cực theo đó các quốc gia đều có lợi trong thương mại quốc
tế…
Vận dụng học thuyết này ta thấy: Việt Nam có lợi thế để phát triển ngành gốm mỹ
nghệ như có nguồn tài nguyên đất sét, cao lanh… dồi dào; có đội ngũ lao động lành
nghề, chi phí lao động tương đối thấp… Trong khi đó, Nhật Bản lại rất nghèo về tài
nguyên thiên nhiên, phân bố rải rác với trữ lượng thấp, chi phí nhân cơng lại cao…
Đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản là các nhà sản xuất cung ứng và phân phối kết
hợp chặt chẽ với nhau thành những tập đồn và cơng nghiệp đóng vai trò quan trọng
nhất của nền kinh tế Nhật Bản. Vì vậy, Việt Nam nên tập trung phát triển ngành gốm
mỹ nghệ nhằm đảm bảo cung cấp cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu mặt
hàng này vào thị trường Nhật Bản.
1.1.3 Học thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo:
David Ricardo( 1772 -1823) là nhà duy vật, nhà kinh tế học người Anh, ông được
C. Mác đánh giá là người “đạt tới đỉnh cao nhất của kinh tế chính trị tư sản cổ điển”

Theo David Ricardo, một nước ln có thể và rất có lợi khi tham gia vào q trình
phân cơng lao động quốc tế bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả
năng tiêu dùng của một nước. Thương mại quốc tế có thể xảy ra khi có lợi thế so
sánh. Tuy nhiên, lợi thế so sánh ở đây không phải là dựa vào sự khác biệt về tài
nguyên thiên nhiên mà là dựa vào trình độ phát triển các yếu tố sản xuất của mỗi
quốc gia như trình độ nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ, cơ sở kỹ thuật… Lợi thế
so sánh tồn tại bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác
nhau giữa hai hàng hố. Mỗi quốc gia nên chun mơn hố vào sản xuất và xuất
khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu những sản phẩm mà
mình khơng có lợi thế so sánh thì tất cả các quốc gia sẽ có lợi…


15

Vận dụng học thuyết này ta thấy: để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng gốm
mỹ nghệ bên cạnh việc khai thác, phát huy tốt các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên,
về phát huy tay nghề cao của các nghệ nhân lành nghề còn phải tăng cường việc cải
tiến kỹ thuật cơng nghệ trong q trình sản xuất, khơng ngừng hồn thiện các quy
trình sản xuất, đổi mới thiết bị, cải tiến mẫu mã… nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng hoá các loại mẫu mã nhằm tăng
kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, do tác động của xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế
giới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhật Bản, ngành gốm mỹ nghệ của Nhật Bản
đang mất dần lợi thế so sánh và xu hướng chuyển dịch lĩnh vực sản xuất ra ngoài
nước Nhật Bản - đặc biệt là trong ngành gốm mỹ nghệ- để tận dụng nhân công rẻ,
hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng mức tiêu
thụ trên thị trường Nhật Bản. Xu hướng tăng mạnh nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ
vào thị trường Nhật Bản đã và đang mở ra cơ hội to lớn cho chúng ta.
1.1.4 Lý thuyết bền vững
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng với những nhu cầu của hiện tại mà
không phải phương hại hoặc làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của thế hệ sau với

những vấn đề của thế hệ này. Để phát triển bền vững, mỗi thế hệ phải có ý thức bảo
vệ mơi trường, tài nguyên thiên nhiên để có thể chuyển giao cho thế hệ sau không
nhỏ hơn tài nguyên thiên nhiên hiện nay.
Vận dụng học thuyết này ta thấy: để phát triển bền vững ngành hàng gốm mỹ
nghệ cần phải đặc biệt chú trọng tới việc chống ô nhiễm môi trường, bảo vệ mơi
trường sinh thái, chuyển những lị sản xuất gốm trong khu vực dân cư vào các khu
công nghiệp, thay các lò củi bằng lò gas, lò tunel; thay những sản phẩm to, nặng
thành những sản phẩm tinh xảo, có giá trị cao nhằm khơng ngừng nâng cao kim
ngạch xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau. Điều
này thật sự có ý nghĩa khi trong thời gian gần đây người tiêu dùng Nhật Bản ngày
càng quan tâm đến vấn đề ô nhiễm mơi trường ở các đơ thị. Họ địi hỏi bản thân sản
phẩm lẫn bao bì phải đạt tiêu chuẩn về mơi trường, tiêu chuẩn về chất lượng, đảm
bảo an tồn cho người tiêu dùng. Do đó, để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng


16

gốm mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú
trọng vào các vấn đề trên.
1.2 Tổng quan về thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản
1.2.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ
với Việt Nam
1.2.1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản
Nhật Bản nằm ngoài khơi lục địa Châu Á theo hình cánh cung dài hơn 3.800 km từ
20o25 đến 45o35 Vĩ Bắc; bốn mặt tiếp giáp với biển: Thái Bình Dương, biển Nhật
Bản, biển Đơng Trung Quốc và biển Okhotsk. Nhật Bản là một quần đảo hình cung
gồm bốn hòn đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Shikoku, Kyushu và hơn 1000 đảo nhỏ
phân bố rải rác ở Đông Bắc Châu Á, trong đó Honshu chiếm diện tích lớn nhất ( 60%
diện tích nước Nhật)
Dân số của Nhật Bản khoảng 130.000.000người (năm 2005), mật độ dân số

khoảng 331người/km2. Về dân tộc, đại đa số là người Nhật (99.4%) và các nhóm
khác( phần lớn là Triều Tiên – 0.6%). Về tôn giáo, 84% người Nhật theo đạo Thần
Đạo và Đạo Phật, các tôn giáo khác chiếm khoảng 16%. Về ngôn ngữ, chủ yếu là
tiếng Nhật.
Nước Nhật rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại phân bố rải rác với trữ lượng
thấp, đa phần các nguyên liệu chiến lược phục vụ cho sự phát triển kinh tế đều dựa
vào nhập khẩu: gang, sắt, thép, cao su… Trong khi đó, Nhật Bản khơng được tiếp
quản các thành tựu kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng hiện nay Nhật Bản
đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới và đứng đầu Châu Á về phát
triển kinh tế. Đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản là các nhà sản xuất cung ứng và
phân phối kết hợp chặt chẽ với nhau thành những tập đồn và cơng nghiệp đóng vai
trị quan trọng nhất của nền kinh tế Nhật Bản.
Từ năm 1990 đến nay, gần 15 năm trôi qua, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua 3
thời kỳ suy thoái, giảm sút về tốc độ tăng trưởng, đưa mức tăng trưởng xuống thấp
hơn mức1%, thậm chí năm 1998 chỉ cịn -1.7%. Tuy nhiên trong hai năm liên tục
2003-2004, kinh tế Nhật Bản đã trên đà khôi phục mạnh ( năm 2003 là 2.2% và năm
2004 là 2.1%). Đây là con số tăng trưởng kinh tế cao nhất của Nhật Bản trong hơn ¼


17

thế kỷ qua, và đây là tín hiệu tốt đẹp với những nước có quan hệ thương mại chặt chẽ
với Nhật Bản, trong đó có Việt Nam. ( Xem phụ lục 7 : Bảng 1.5)
Sơ đồ 1.1 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản (ĐVT:%)
4
3

2.9

2.9

2.2 2.1

2
1
0
1990
-1

0.4 0.6 0.6 0.6

-2

1995

0.3
-0.5

0.6

2000

-0.02
-0.7

2005

-1.7
Nguồn: JETRO

Mặc dầu có sự suy giảm kinh tế liên tục, nhưng nhiều mặt hàng xuất khẩu của

Nhật Bản vẫn đứng hàng đầu thế giới: xe hơi, hàng điện tử, hàng điện, sản phẩm cơ
khí chính xác.. mà Nhật Bản vẫn đứng hàng thứ hai trên thế giới về kinh tế. Ngồi ra
vai trị cường quốc kinh tế của Nhật Bản cũng được củng cố khi Nhật Bản là nước
xuất khẩu tư bản ra nước ngoài nhiều nhất trên thế giới. Nước Nhật Bản có mức dự
trữ ngoại tệ rất cao với khoảng 200 tỷ USD và là đất nước xây dựng mơ hình kinh tế
“dựa vào thương mại”, cán cân ngoại thương xuất siêu lớn.
Vị trí quan trọng của nền kinh tế Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới được nâng
lên khi Nhật Bản trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất trên thế giới với mức tài trợ
bình quân mỗi năm là 12 tỷ USD và là nước đóng góp về tài chính nhiều nhất cho tổ
chức Liên Hiệp Quốc.
1.2.1.2 Quan hệ thương mại của Nhật Bản với Việt Nam
Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ tốt đẹp từ lâu đời. Vào thời phong kiến,
nhiều tàu buôn Nhật Bản đã ghé cập cảng Việt Nam để thông thương và phố cổ Hội
An là một trong những chứng tích quan trọng cho mối quan hệ đó. Sau khi nước


18

Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời, Nhật Bản thiết lập mối quan hệ với
miền Bắc Việt Nam vào tháng 9 năm 1973 và với nước Việt Nam thống nhất vào
tháng 7 năm 1976, đặt nền tảng cho quan hệ giữa hai nước
Quan hệ thương mại Việt-Nhật đang phát triển với tốc độ cao và luôn duy trì là
một trong 3 thị trường xuất khẩu trọng điểm của ta sau Mỹ và EU. Nếu như kim
ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2000 đạt 5,22 tỷ USD, thì
năm 2005 kim ngạch xuất nhập khẩu 2 nước đã đạt hơn 8,163 tỷ USD, tăng gần 2 lần
so với năm 2000. Trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu của
ta trong những năm gần đây luôn đạt tốc độ phát triển khá cao, tăng trung bình từ 1520% so với năm trước. Trong cán cân thương mại thì Việt Nam ln là nước xuất
siêu. Cả năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của ta sang Nhật Bản đạt khoảng 4,56 tỷ
USD, tăng 20,3% so với năm 2004 (từ năm 2001 đến nay, lần đầu tiên tốc độ tăng
trưởng vượt qua con số 20%).

Bảng 1.1 : Quan hệ xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Nhật Bản
Xuất khẩu
(triệu USD)
So sánh với năm
trước (%)
Nhập khẩu
(triệu USD)
So sánh với năm
trước (%)
Tổng kim ngạch
XNK( triệu
USD)
So sánh với năm
trước(%)

1998
1.512

1999
1.786

2000
2.622

2001
2.604

2002 2003
2.801 3.200


2004
2005
3.792 4.600

-

118,1

146,8

99,3

107,6 114,2

118,5

121,3

1.478

1.477

2.500

1.785

2.701 2.800

3.126


3.604

-

99,9

169,3

71,4

151,3 103,7

111,6

115.3

2.990

3.263

5.122

4.389

5.502 6.000

6.918

8.204


-

109,1

157,0

85,7

125.4 123.8

115,3

118,6

Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam
Về nhập khẩu năm 2005, kim ngạch nhập khẩu của ta từ Nhật Bản đạt khoảng 3,6
tỷ USD, tăng 15,3% so với 2004. Xuất siêu của ta sang Nhật Bản đạt khoảng 960
triệu USD, tăng hơn 43% so với năm ngối. Nếu trừ dầu thơ ta vẫn xuất siêu trên 370
triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về kim ngạch đơn


19

thuần mà đang có những bước phát triển tương đối rõ nét về cơ cấu mặt hàng xuất
khẩu.
Tính đến tháng 8 vừa qua, Nhật Bản đã có tổng cộng 677 dự án Đầu tư trực tiếp
(FDI) còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn FDI đăng ký 6,8 tỷ USD, đứng thứ
3 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam. Tuy nhiên Nhật Bản lại
là nước đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện (khoảng 4,69 tỷ USD). Trong đó, vốn đầu
tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (85%). Bên cạnh đó,

Nhật Bản là nước tài trợ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt
Nam. Trong giai đoạn từ 1992-2005, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam khoảng 11 tỷ
USD vốn ODA, chiếm khoảng 30% trong tổng số khối lượng ODA của cộng đồng
quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ khơng hồn lại khoảng 1,4 tỷ
USD.
Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
ngày 19/10/2006 là động lực, mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tếthương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên đã nhất trí tiến hành vịng
đàm phán đầu tiên về hiệp định tự do thương mại song phương vào tháng 1\2007 và
đặt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều từ 8,5 tỷ USD năm 2005 lên 15 tỷ
USD vào năm 2010.
Bảng 1.2: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản
ĐVT: triệu USD
TT
1
2
3
4
5

Mặt hàng
2000
Dệt may
619,58
Thủy sản
347,10
Đồ nội thất, thủ công 35,30
mỹ nghệ
Sản phẩm gỗ
Than đá
-


2001
591,50
362,13
30,96
90,37
67,20

2002
489,95
367,63
43,00

2003
478,19
575,00
51,38

128,00
132,00
92,47
101,00
Nguồn: Bộ Thương mại Việt Nam

Gần đây, ta đã xuất khẩu được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp, thực phẩm chế
biến... sang thị trường Nhật. Cùng với sự phát triển về mặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ gia
công nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu thành phẩm trong


20


tổng kim ngạch xuất khẩu cũng ngày càng được nâng cao (đặc biệt đối với sản phẩm
thủy sản, cơ khí, IT...).
Bảng 1.3 :Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Nhật Bản
Đơn vị tính: 1.000 USD
%
12 tháng – 2004

12 tháng – 2005

năm Thị

trước

phần

Thị
phần

% 2004 % 2005
Tổng xuất của Nhật

556,090,719

596,931,541 7.3%

Tổng nhập của Nhật

447,423,967


517,097,763 15.6%

Tổng XNK của Nhật Bản

1,003,514,686

1,114,029,304

11.0%

Việt Nam nhập khẩu

3,125,734

3,603,535 15.3%

0.56% 0.60%

Việt Nam xuất khẩu

3,791,524

4,559,854 20.3%

0.85% 0.88%

Tổng XNK với Việt Nam

6,917,258


8,163,389 18.0%

0.69% 0.73%

Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Nhật Bản
Bảng 1.4 : Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2004
Loại hàng
Tỷ lệ (%)
+ Phương tiện giao thơng vận tải
22,6
+Máy móc( thiết bị động cơ, máy dệt, 20,7
máy xây dựng)
+ Sản phẩm và nguyên liệu dệt
11,5
+Sản phẩm khác
45,2
100,0
Tổng cộng
Nguồn: JETRO
Theo JETRO, Việt Nam là một trong năm nước xuất khẩu nhiều nhất hàng thủ
công mỹ nghệ vào nước này. Còn mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ mỗi năm chúng ta chỉ
xuất sang Nhật khoảng trên dưới 10 triệu USD trong khi Nhật Bản nhập khẩu khoảng
1 tỷ USD mặt hàng gốm từ các nước, một con số quá nhỏ bé trong khi tiềm năng
cung cấp mặt hàng này của Việt Nam rất lớn.
1.2.2 Thị trường gốm mỹ nghệ Nhật Bản và một số vấn đề cần lưu ý khi xuất
khẩu vào thị trường này


21


Nhật Bản là thị trường truyền thống của hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam. Ngay từ
thế kỷ 15 -16 các bát uống trà Việt (gốm Chu Đậu) đã có mặt tại Nhật Bản, góp phần
phát triển trà đạo Nhật. Như vậy, nghệ thuật gốm trà Việt Nam đã ảnh hưởng tới lịch
sử trà đạo Nhật, cho ta thấy tâm hồn và sự rung cảm trước cái Đẹp của hai dân tộc có
nhiều nét tương đồng nhau.
Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD đồ gốm sứ mỹ nghệ. Nhưng do
thị trường Nhật Bản đòi hỏi rất cao về chất lượng, gốm vào Nhật Bản phải có dấu
JIS- nhãn hiệu tự nguyện trên cơ sở Luật Tiêu Chuẩn công nghiệp Nhật Bản, và dấu
“G”, “ceremic safety Mark” – nhãn hiệu “ Bảo đảm chất lượng hàng gốm”, nên hàng
gốm Việt Nam vào Nhật còn khá khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của
nước ta.
Nếu các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Việt Nam sản xuất được nhiều sản phẩm đáp
ứng các yêu cầu của thị trường Nhật Bản, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người
tiêu dùng và biết khai thác các yếu tố lịch sử, thì thị trường Nhật Bản thực sự là thị
trường đầy tiềm năng của gốm mỹ nghệ Việt Nam.
1.2.2.1 Quan niệm và thị hiếu tiêu dùng gốm mỹ nghệ của người Nhật Bản
Nhật Bản là một dân tộc hồi cổ và có khiếu thẩm mỹ từ những vật nho nhỏ.
Ngày nay trong các viện bảo tàng khắp nước này trân quý giữ những món trà khí
Việt từ đời Lý - Trần - Lê - Mạc đã liên tục đến Nhật Bản qua bao thế kỷ. Dòng trà
gốm đầu tiên Raku đã mang dáng bát trà Lý, Trần. Về sau dòng gốm này và các
trường phái khác thường mô phỏng theo mỹ thuật gốm nước ta. Họ gọi là Annam
Yaki để chỉ cho dòng gốm hoa lam của lò Chu Ðậu, Bát Tràng ở Ðàng Ngoài thời
Lê, Mạc; và Kochi Yaki, tức gốm Cochin China xứ Quảng Nam Ðàng Trong của
chúa Nguyễn về sau.
Hiện nay, trong các siêu thị của Nhật Bản có rất nhiều loại gốm của nhiều nước
khác nhau. Gốm Nhật Bản có 2 loại: một loại thơ mang tính nghệ thuật cao mà nhiều
người chúng ta đã biết - bán với giá như những tác phẩm nghệ thuật, thì một loại
khác giá khá rẻ, đó là đồ sứ gia dụng với men trắng, mỏng, hết sức tinh tế với trình
độ sản xuất cơng nghệ cao. Bên cạnh gốm Nhật cịn có đồ gốm gia dụng, đồ lưu niệm

của Trung Quốc mang phong cách Nhật làm theo đơn đặt hàng của các thương gia


22

Nhật Bản và được nhập về bán với giá bình dân. Gốm Thái Lan với các đĩa có kích
thước khác nhau được tráng men xanh như men ngọc nhưng ở giữa lòng đĩa là loại
men thuỷ tinh rạn và giá cả cũng rất bình dân.
Người Nhật biết đến gốm Việt Nam và rất hâm mộ gốm Việt Nam. Ở Nhật, bên
cạnh gốm Bát Tràng còn lại gốm sành xốp của Đồng Nai, và gốm của Bình Dương.
Gốm Bát Tràng là loại gốm sành trắng có truyền thống từ rất lâu đời, nhiều người
Nhật đã mến mộ và sử dụng loại gốm này từ những thế kỷ trước nên rất quan tâm
đến loại gốm Bát Tràng mới. Tuy nhiên, trong các loại hàng gốm Bát Tràng xuất
sang Nhật Bản, người Nhật thích nhất vẫn là các chậu trồng cây men trắng vẽ hoa
lam với những kiểu dáng hoa văn khác nhau. Người ta chú ý đến độ bền của gốm, độ
bóng và đều của men, kỹ thuật thành hình và kỹ thuật vẽ, chạm đắp nổi các hoa văn.
Nói cách khác, người Nhật rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, nghệ thuật tạo
hình và trang trí. Điều quan tâm nữa đó là phải ln thay đổi về mẫu mã nếu muốn
có được thị trường lâu dài.
Thời gian gần đây người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm nhiều tới gốm mỹ nghệ
dạng đất thô, đất đỏ. Hiện nay, nhu cầu về gốm mỹ nghệ dùng để làm vườn của
người tiêu dùng Nhật Bản rất lớn, đặc biệt là những sản phẩm có kiểu dáng mang nét
Châu Âu, có hoa văn thật đơn giản… Truớc đây Nhật Bản nhập khẩu các mặt hàng
này từ các nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Hiện nay, Nhật Bản đã chuyển sang
nhập khẩu những mặt hàng này từ Việt Nam, Trung Quốc do có chất lượng tương
đương nhưng giá thành lại thấp hơn. Tuy nhiên, giá các mặt hàng này của Trung
Quốc lại thường cao hơn của Việt Nam. Những hàng gốm được nhập từ các nước
khu vực Đông Nam Á phần lớn là hàng rẻ tiền. Những mặt hàng làm thủ công của
khu vực này cũng đang dần được nhập nhiều do ý thích hàng truyền thống của người
Nhật.

Hàng châu Âu được biết đến với chất lượng và mẫu mã tuyệt vời, thường
được bán trong các bách hoá tổng hợp hoặc các cửa hàng chuyên dụng ở Nhật Bản.
Phần lớn hàng châu Âu có nhãn mác nổi tiếng và được người tiêu dùng Nhật ưa
chuộng. Các chén tách, bộ đựng nước sốt, đĩa đựng bánh kẹo của châu Âu, những
thứ giờ đây đã trở thành lối sống Nhật Bản.


23

Người Nhật Bản dùng sản phẩm gốm nhà bếp làm theo kiểu truyền thống của
Nhật và theo kiểu phương Tây. Trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện hàng theo kiểu
phương Tây nhưng lại mang cả nét đặc trưng của Nhật, có hình con thoi hay hình quả
bầu dùng cho các mục đích khác nhau, từ dùng để ăn mì ống đến cơm cari và cả món
ăn Trung Quốc.
Các sản phẩm cốc chén kiểu phương Tây được dùng trong các dịch vụ uống
trà và cà phê, đĩa hình 6 cạnh thường dùng trong các món ăn truyền thống Nhật Bản
như món sống "sashimi", các loại đĩa to đường kính 20cm với độ sâu vừa phải thì
được dùng để ăn món cơm cari. Người Nhật thích màu xanh nhạt và hay chọn kiểu
cách có hoa, thơng dụng nhất là hoa hồng.
Ngồi ra người tiêu dùng Nhật Bản cịn có các đặc điểm về nhu cầu, thị hiếu
tiêu dùng hàng gốm mỹ nghệ như sau
- Thích những gì đơn giản, nhỏ nhắn, tinh tế và khéo léo hơn những thứ to
lớn, lộng lẫy, hồnh tráng.
- Người tiêu dùng Nhật Bản địi hỏi chất lượng sản phẩm cao: người tiêu dùng
Nhật Bản cho rằng sản phẩm sản xuất thủ cơng khơng có nghĩa là chất lượng không
tốt. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác khơng có vấn đề như một vết xước
nhỏ, đường viền không cân hay màu sơn bị mờ trong một sản phẩm thì ở Nhật Bản
được coi là bị hư hỏng. Việc đóng gói sản phẩm chất lượng cao cũng được người
Nhật Bản coi là cần thiết.
- Nguyên vật liệu tự nhiên: thiên nhiên là người bạn gần gũi và quen thuộc với

người Nhật Bản. Do đó những sản phẩm được làm từ chất liệu tự nhiên như gốm đặc
biệt được ưa chuộng.
- Sản phẩm phải mang bản sắc văn hoá quốc gia sản xuất chúng: người tiêu
dùng Nhật Bản rất quan tâm đến những sản phẩm phản ánh tập tục văn hoá, truyền
thống kỹ thuật, vật tư và thiết kế tại chính quốc gia đó. Gần đây ở Nhật Bản đã nổi
lên một khuynh hướng thời trang về sử dụng quà Á Châu và hàng trang trí nội thất
trong các giới tiêu thụ thuộc các nhóm tuổi khác nhau.
- Yếu tố sinh thái: gần đây người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm đến
vấn đề ô nhiễm mơi trường ở các đơ thị. Họ địi hỏi bản thân sản phẩm lẫn bao bì


24

phải đạt tiêu chuẩn về mơi trường. Vì vậy, họ có xu hướng tiêu dùng những sản
phẩm có bao bì khơng q cầu kỳ, sử dụng vật liệu có thể thu hồi, tái chế và dùng lại.
1.2.2.2 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng gốm mỹ nghệ nhập khẩu:
Quy trình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản:
Sơ đồ 1.2 Quy trình nhập khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào Nhật Bản: `
Bước 1:

Kê khai thủ tục nhập
khẩu

Bước 2:

Kiểm tra chứng từ

Không yêu cầu kiểm
định
Bước 3:


Yêu cầu kiểm định

Tiến hành kiểm định

Nếu đựơc phép nhập

Bước 4:

Nếu không đựơc
phép nhập khẩu

Làm thủ tục hải quan

Trả lại hoặc loại bỏ

Hoàn tất thủ tục
Nguồn: Bộ Thương Mại
Bước 1: Người nhập khẩu tiến hành kê khai hải quan, làm thủ tục nhập khẩu.
Bước 2: Hải quan kiểm tra chứng từ.
Bước 3: Nếu hàng hố u cầu kiểm định theo luật thì hải quan sẽ tiến hành
kiểm định, nếu khơng thì thơi.
Bước 4: Sau khi hải quan tiến hành kiểm định đối với lô hàng yêu cầu kiểm
định, người nhập khẩu tiến hành làm thủ tục hải quan nhập lô hàng nếu hàng hoá


25

được phép nhập và hồn tất thủ tục. Nếu lơ hàng không đạt yêu cầu kiểm định, hải
quan Nhật sẽ hồn trả lại hoặc loại bỏ lơ hàng.

Nhãn hiệu hàng hố: đối với hàng gốm, Nhật Bản có các dấu hiệu để chứng
nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng như
dấu JIS, G và “ Ceramic Ware Safety Mark”.
Nhãn hiệu tự nguyện dựa trên cơ sở Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản
(JIS). Doanh nghiệp nào muốn có dấu JIS trên sản phẩm của mình do Viện Tiêu
chuẩn Cơng nghiệp Nhật Bản thực hiện khi vào thị trường Nhật Bản thì phải tuân thủ
các quy định về bảo đảm chất lượng, mẫu mã của Luật Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật
Bản.
Nhãn hiệu “Đảm bảo chất lượng hàng gốm: - “Ceramic Ware Safety Mark” dựa
theo tiêu chuẩn công nghiệp tự nguyện. Uỷ Ban cố vấn về nhãn hiệu của Hiệp hội
các nhà sản xuất gốm Nhật Bản sẽ thực hiện việc đóng gói nhãn hiệu “ Ceramic
Ware safety Mark” lên các sản phẩm hoặc lên các bao bì sản phẩm ( trường hợp sản
phẩm được đóng gói trong hộp) sau khi các sản phẩm này được kiểm tra và chứng
nhận phù hợp với các quy định của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
( Xin xem thêm chi tiết ở phụ lục 4)
Quy định về thuế nhập khẩu: trừ các mặt hàng nằm trong danh mục ưu đãi,
mức thuế nhập khẩu nói chung là 3,4% cho những mặt hàng thơng thường, 2,3% cho
các nước tham gia Tổ chức thương mại thế giới.
( Xin xem thêm chi tiết ở phụ lục 6)
1.2.2.3 Những điều cần lưu ý trong kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thị
trường Nhật Bản
Chiến lược thâm nhập thị trường thông qua đối tác, nhà phân phối: Sự hiện
diện trực tiếp trên thị trường Nhật Bản là cách tốt nhất để có thể thâm nhập được vào
thị trường này. Nhưng đó là hình thức hết sức tốn kém. Việc tìm kiếm và lựa chọn
đối tác để đại diện cho Doanh nghiệp là chiến lược Marketing mang tính khả thi cao
hơn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
Lựa chọn nhà phân phối: Hình thức này địi hỏi phải có sự tuyển chọn kỹ lưỡng
dựa trên sự hiểu biết sâu sắc đối tác của DN tại Nhật.Tại Nhật, các nhà phân phối



×