Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.37 KB, 74 trang )

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là vấn đề quan tâm của mọi quốc gia, mọi dân tộc. Một xã hội muốn
phát triển đòi hỏi phải coi trọng giáo dục vì giáo dục có tác động tới tất cả các lĩnh
vực của đời sống; đặc biệt giáo dục gắn với sự hình thành và phát triển con người,
động lực của phát triển kinh tế - xã hội
Trong xu thế hội nhập, GD & ĐT có vai trò và tầm quan trọng trong phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Nhiều kì đại hội gần đây, Đảng ta đã xây
dựng định hướng phát triển GD & ĐT, coi đây là lĩnh vực then chốt, tạo điều kiện
cho GD & ĐT thực hiện sứ mệnh đi trước, đón đầu. Quan điểm của Đảng về đường
lối phát triển giáo dục và đào tạo thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII;
Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6, lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X. Từ các văn kiện đó,
đường hướng phát triển GD &ĐT được chỉ đạo như sau: 1) Coi GD & ĐT là quốc
sách hàng đầu cùng với khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định góp phần tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội. 2) GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội, với khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh. Xây dựng
con người có đầy đủ phẩm chất để xây dựng và bảo vệ đất nước. 3) GD & ĐT là sự
nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ XI với tinh thần “Đổi mới căn bản, toàn diện nền GD
& ĐT của Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý
và đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng có tầm quyết định đến sự đổi mới chất
lượng của nền giáo dục.
Trong kết luận của Bộ chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII, phương hướng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 đưa ra 7 nhóm
giải pháp với nội dung giải pháp 3 là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.”
1
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Phát triển Giáo dục
mầm non giai đoạn 2006 - 2015”. Với mục tiêu “Phát triển giáo dục mầm non


nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ; củng cố, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục
mầm non, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo;
đa dạng hoá các phương thức chăm sóc, giáo dục; bảo đảm chế độ, chính sách cho
giáo viên mầm non theo quy định. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được
chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng”.
Một số chính sách phát triển giáo dục mầm non của Thủ tướng Chính phủ về
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015;
Yêu cầu về sự phát triển quy mô GD&ĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ giáo
viên có đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Bởi vì, đội ngũ
giáo viên là lực lượng nòng cốt trực tiếp biến các mục tiêu GD&ĐT thành hiện
thực, giữ vai trò quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Trường Đại học Hùng Vương được Bộ giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào
giáo viên các bậc học cho tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong khu vực, trong những năm
qua Nhà trường đã tuyển sinh và đào tạo hàng ngàn sinh viên bậc Mầm non được
xã hội chấp nhận và đánh giá cao, góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục và
phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
Qua đề tài này, nhằm đánh giá nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở giáo dục,
thực trạng học tập chuẩn hóa, nâng cao trình độ của giáo viên bậc Mầm non tỉnh
Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. Qua đó, đóng góp cơ sở khoa học thực tiễn về nhu
cầu tuyển dụng, chuẩn hóa kiến thức để Nhà trường xây dựng lộ trình đào tạo bậc
học Mầm non trong những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục Mầm
non của các tỉnh trong khu vực đến năm 2017.
2
Những lý do đã nêu cho thấy, việc khảo sát nhu cầu tuyển dụng và đào tạo
chuẩn hóa giáo viên bậc Mầm non rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chúng tôi
đã chọn vấn đề “Nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên
Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017” làm đề tài

nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2014.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định được thực trạng mức độ nhu
cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào
Cai, Hà Giang trong giai đoạn 2014 -2017. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
cụ thể góp phần vào xây dựng lộ trình đào tạo giáo viên Mầm non của Trường Đại
học Hùng Vương trong giai đoạn tiếp theo.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ giáo viên Mầm non tỉnh Phú
Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 – 2017.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển đội ngũ giáo viên Mầm non
tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở lí luận về nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ của giáo
viên Mầm non. Nếu đánh giá đúng thực trạng về nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở
giáo dục và đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào
Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017 thì góp phần xây dựng lộ trình tuyển sinh đào
tạo ngành Mầm non của trường Đại học Hùng Vương trong thời gian tới phù hợp
với nhu cầu tuyển dụng giáo viên Mầm non của tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá một số vấn đề về lí luận nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng
cao trình độ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng.
3
5.2. Khảo sát thực trạng đội ngũ giáo viên Mầm non và thực trạng xây dựng,
phát triển đội ngũ giáo viên Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang trong thời
gian qua.
5.3. Đề xuất một số giải pháp, qua đó giúp Nhà trường xây dựng lộ trình tuyển
sinh ngành Mầm non trong giai đoạn những năm tiếp theo.

6. Giới hạn nghiên cứu
Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ của giáo viên Mầm non tỉnh
Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang giai đoạn 2014 - 2017 chủ yếu về số lượng, trình độ.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, tổng hợp,
phân loại và hệ thống hoá các tài liệu khoa học và các chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, Nhà nước, của Ngành và của địa phương có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu.
- Nhóm phương pháp thực tiễn: Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
Phương pháp điều tra giáo dục; từ các dữ liệu thực tiễn có liên quan đến nhu cầu
tuyển dụng, đào tạo nâng cao trình độ giáo viên; điều tra, thu thập từ số liệu thực tế,
xử lý và sử dụng các thông tin đã thu thập từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá thực
trạng vấn đề nghiên cứu;
- Phương pháp thống kê toán học;
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Xây dựng cơ sở lý luận về nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình
độ của giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay.
8.2. Khảo sát, điều tra thực trạng về giáo dục đào tạo, đội ngũ giáo viên mầm
non hiện nay của tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang.
8.3. Đưa ra các giải pháp trong tuyển sinh, đào tạo giáo viên Mầm non đến năm
2017 của trường ĐH Hùng Vương.
4
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NHU CẦU TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO
TẠO NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN
1.1. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và
Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Những
thành tựu và kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong 10 năm đổi

mới (1986 - 1996) đã tạo tiền đề để đất nước ta phấn đấy và vạch ra mục tiêu cụ thể
“Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một đất nước
công nghiệp”. Để thực hiện mục tiêu đó, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban chấp
hành TW Đảng khóa VIII (tháng 2/1996) đã định hướng chiến lược phát triển giáo
giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết
đã đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đó:
“Xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học” là một giải
pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Muốn nâng cao chất
lượng giáo dục đào tạo thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các bậc học
nói chung và đội ngũ giáo viên Mầm non là một biện pháp cơ bản nhất. Chúng ta
đều nhận thực được rằng, lực lượng nòng cốt của sự nghiệp giáo dục góp phần
quyết định nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo đó chính là đội ngũ
giáo viên.
Trong toàn bộ di sản tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, vấn đề cơ bản nhất,
nổi bật nhất là vấn đề phát triển và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo
dục và tự giáo dục. Đối với Người, nhân tố con người với những tinh hoa, những
hiểu biết, năng lực và đạo đức là yếu tố then chốt, có tính quyết định đối với thành
công của cách mạng, tiến bộ của xã hội, tiền đồ của dân tộc và hạnh phúc của nhân
dân.
5
Trong những năm gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển đội ngũ
giáo viên, nhu cầu tuyển dụng và bồi dưỡng chuẩn hóa giáo viên như:
- Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học tỉnh Sơn La
đến năm 2015 (Trần Quốc Bình, 2006).
- Xây dựng qui hoạch phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2010 (Ngô Thượng Chinh, 2004).
- Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non Hà Nội (Vũ Thị
Minh Hà, 2004).
- Các biện pháp tăng cường quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng
trường Mầm non Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh (Trần Thị Kim Thoa,

2006).
- Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở các xã đặc biệt khó
khăn tỉnh Sơn La (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2006).
- Điều tra thực trạng dự báo và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Hải Dương đến năm 2010 và 2015
của tác giả Nguyễn Vinh hiển và cộng sự.
- Phân tích nhu cầu tuyển dụng- đề xuất đổi mới chương trình đào tạo và giáo
trình ngành cử nhân sư phạm tiếng Anh của tác giả Trương Viên và các cộng sự
Đại học Huế năm 2011.
- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Quảng Ngãi
cuả tác giả Cao Văn Khoa năm 2011.
Tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu khảo sát nhu cầu tuyển dụng, đào tạo
chuẩn hóa giáo viên bậc Mầm non tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang. Chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu vấn đề này này nhằm xây dựng cơ sở lý luận, khảo sát đánh giá
thực trạng, đề xuất lộ trình tuyển sinh, đào tạo chuẩn hóa bậc Mầm non của
Trường Đại học Hùng Vương phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở đào
tạo trong khu vực.
6
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học
nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu
được tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy
Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S.
Herman. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện
diện của nhu cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như
cơ thể sống phức tạp, là đặc điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung
quanh.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các
sách giáo khoa chuyên ngành hay các công trình nghiên cứu khoa học thường có

những định nghĩa mang tính riêng biệt.
Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu là tính chất của
cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó phân biệt
nó với môi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt đối,
đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.

(Thuyết
nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên -
Nguồn: Tạp chí Nhà quản lý, Dsi)
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng "cái gì đó" chỉ là
hình thức biểu hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản
chất của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể
được xem là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái
niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu
cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các
chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng
phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn
giản nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
7
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu
cầu nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể
làm thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một
nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có
khác nhau.
Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall
viết rằng: “Không có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. (Nhu cầu và vấn đề điều
khiển hành vi - Nguyễn Bá Minh, Nguồn: Tâm lý học, ChúngTa.com)Về vấn đề
cơ bản của khoa học kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận
định rằng nhu cầu không có giới hạn.
1.2.2. Tuyển dụng

Tuyển dụng, bổ sung người mới cho tổ chức là một trong những họat động
không thể thiếu của bất kì cơ quan, tổ chức nào. Họat động này nhằm mục tiêu đáp
ứng nhu cầu nhân sự của cơ quan, tổ chức (bao gồm cả việc xây dựng, duy trì và
mở rộng nhân sự), phục vụ cho quá trình phát triển của tổ chức.
Nói theo cách chung nhất, tuyển dụng (còn được goi là tuyển chọn, tuyển mộ,
tuyển…) là việc đưa người mới vào làm việc trong một cơ quan, tổ chức. Hiện nay
có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm tuyển dụng mà chúng ta cần tìm hiểu:
Theo quản trị nhân sự (Nguyễn Hữu Thân) :” Tuyển mộ nhân viên là một quá trình
thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn
tìm việc làm…Tuyển mộ là tập hợp các ứng viên lại. Tuyển chọn là xem ai trong số
các ứng viên ấy là người hội đủ các tiêu chuẩn để vào làm việc trong công ty”
Theo giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính Nhà nước (Học viện Hành chính
Quốc gia), tuyển dụng là “đưa thêm người mới vào làm việc chính thức cho tổ
chức, tức là từ khâu đầu tiên cho đến giai đọan hình thành nguồn nhân lực cho tổ
chức.”
Theo đó, quá trình tuyển chọn bao gồm 2 giai đọan,
+ Giai đọan 1 là “tuyển” tức quá trình thu hút người tham gia dự tuyển,
8
+ Giai đoan 2 là “chọn” tức là giai đọan xem xét, đánh giá để chọn ra những
cá nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do tổ chức đặt ra trong số những người tham
gia dự tuyển.
Theo khoản 5 điều 3 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc
tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước thì “
tuyển dụng là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước
thông qua thi hoặc xét tuyển.”
Ở đây, “ tuyển dụng” bao gồm luôn cả giai đoạn tập sự của người được tuyển
và việc bổ nhiệm sau khi tập sự. Và quà trình tuyển dụng bao gồm các giai đoạn
sau:
+ Xác định nhu cầu nhân sự mới cần đưa vào trong tổ chức.
+ Thu hút người lao động tham gia dự tuyển.

+ Tuyển chọn ra những người đáp ứng đươc các yêu cầu do tổ chức đặt ra.
+ Tập sự cho người mới để họ “hành chính hóa” bản thân họ.
+ Bổ nhiệm chính thức sau tập sự vào danh sách nhân sự tổ chức.
Còn khái niệm về tuyển dụng cán bộ công chức thì theo Từ điển giải thích
thuật ngữ hành chính thì “Tuyển dụng cán bộ công chức là việc tuyển người vào cơ
quan nhà nước sau khi đã đạt kết quả của kì thi tuyển.
Cũng theo từ điền này thì các căn cứ của công tác tuyển dụng Cán bộ công
chức là:
+ Nhu cầu công việc
+ Vị trí công tác của chức danh Cán bộ công chức trong cơ quan tổ chức cần
tuyển dụng.
+ Chỉ tiêu biên chế được giao.
+ Các tiêu chuẩn nhân thân tương quan với yêu cầu công vụ của người được
tuyển dụng bao gồm những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu về trình độ
nghiệp vụ (đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ).
+ Phải thi tuyển và phải trúng tuyển.
9
1.2.3. Nhu cầu giáo viên
Nhu cầu giáo viên của một thời kỳ nào đó là số lượng giáo viên cần thiết nhằm
đáp ứng sự phát triển giáo dục của cả ngành, của địa phương, của trường học trong
thời kỳ đó cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu của đội ngũ.
Nói cách khác, nhu cầu giáo viên được hiểu là những đặc trưng về số lượng,
về chất lượng và cơ cấu đội ngũ giáo viên xuất phát từ yêu cầu của ngành giáo dục,
của từng địa phương và các đơn vị trường học.
Nhu cầu giáo viên được phân ra các loại sau:
a. Nhu cầu chung (nhu cầu toàn bộ) là tổng số giáo viên cần thiết cho ngành
giáo dục trong thời kỳ kế hoạch (1 năm, 5 năm, 10 năm,…) để đảm bảo hoàn thành
kế hoạch giáo dục.
b. Nhu cầu phát triển là số lượng giáo viên cần tăng thêm trong suốt thời kỳ kế
hoạch nhằm đảm bảo nhu cầu giáo viên theo nhu cầu toàn bộ.

c. Nhu cầu thay thế là số lượng giáo viên cần để thay thế số giáo viên bị chết,
về hưu, mất sức lao động, thôi việc hoặc chuyển công tác khác trong thời kỳ kế
hoạch.
d. Tổng số nhu cầu phát triển và nhu cầu thay thế giáo viên trong thời kỳ kế
hoạch được gọi là nhu cầu bổ sung giáo viên.
e. Phụ thuộc vào độ dài của thời kỳ kế hoạch, nhu cầu (toàn bộ và bổ sung)
giáo viên được phân ra nhu cầu thường xuyên và nhu cầu triển vọng.
f. Tỷ lệ giữa số lượng giáo viên có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp trong tổng số giáo viên gọi là cơ cấu trình độ giáo viên.
g. Nhu cầu giáo viên có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp trên phương diện các ngành được đào tạo trong các trường đại học,
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hình thành cơ cấu giáo viên theo bộ môn.
Có thể biểu diễn mối liên hệ giữa nhu cầu chung, nhu cầu phát triển, nhu cầu
thay thế, nhu cầu bổ sung bằng sơ đồ sau:
10
Thời điểm hiện tại Thời điểm dự báo
1.2.3. Đào tạo nâng cao trình độ giáo viên
Luật giáo dục (điều 15 chương I) nêu r† "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong
việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, r‡n luyện,
nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có
chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực
hiện nhiệm vụ của mình…". Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là
dạy học và giáo dục. Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng
trực tiếp thực hiện chương trình giáo dục của cấp học. Chất lượng giáo dục của nhà
trường phần lớn do đội ngũ giáo viên quyết định. Do đó việc bồi dưỡng, phát triển
đội ngũ nhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường
Nghị quyết Trung ương hai khoá VIII xác định: giáo dục - đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát
triển giáo dục là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và của toàn xã hội, trong đó
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò

quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.
1.2.4. Mối quan hệ giữa nhu cầu tuyển dụng và đào tạo nâng cao trình độ
giáo viên của địa phương với khả năng đáp ứng của các cơ sở đào tạo giáo viên.
11
Nhu cầu (số lượng GV)
Nhu cầu toàn
bộ GV ở thời
điểm dự báo
Số lượng GV ở
thời điểm hiện
tại
Thời gian
Nhu cầu bổ sung
Nhu cầu phát triển
Nhu cầu thay thế
1.3. Một số nhân tổ ảnh hưởng đến quy mô phát triển giáo dục Mầm non
1.3.1. Nhân tố về Kinh tế - xã hội
Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục,
đào tạo của nước ta. Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục, đào tạo nước ta
tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh
thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục, đào tạo; tạo điều
kiện để đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, đào tạo, tiến tới một nền giáo dục, đào tạo tiên
tiến, hiện đại đáp ứng nhu cầu của xã hội và từng cá nhân người học.
Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế
sâu rộng hơn để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại đặt ra cho giáo dục, đào tạo nước nhà những yêu cầu, nhiệm vụ, thách thức
mới. Điều này đòi hỏi phải có định hướng phát triển, có tầm nhìn chiến lược, ổn

định lâu dài cùng những phương pháp, hình thức, tổ chức, quản lý giáo dục và đào
tạo cho phù.
Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng
thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục,
đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền
kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược phát triển nhân lực
giai đoạn 2011-2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam trong thời kỳ dân
số vàng là tiền đề cơ bản để chúng ta thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo.
Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự nghiệp
phát triển giáo dục, đào tạo, như: khoảng cách phát triển kinh tế, khoảng cách về
giáo dục, đào tạo giữa nước ta và các nước ngày càng mở rộng; hội nhập quốc tế và
12
phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm
nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn dần bản sắc văn hóa
dân tộc, sự thâm nhập của các loại dịch vụ giáo dục, đào tạo kém chất lượng từ bên
ngoài có thể gây rủi ro lớn đối với giáo dục, đào tạo, sự gia tăng khoảng cách giàu -
ngh‡o giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền có nguy
cơ dẫn đến tình trạng thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của người dân
1.3.2. Nhân tố về Khoa học - Công nghệ
Khoa học và công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là cơ sở để
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược con người,
phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm
động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế trí
thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền
kinh tế. Sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Như vậy, phát triển khoa học
- công nghệ phải là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá thắng lợi. (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI)
1.4. Giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.4.1. Vị trí, vai trò của giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân. Tầm
quan trọng của giáo dục mầm non là ở chỗ nó đặt nền móng ban đầu cho việc giáo dục
lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Niềm tin và hy vọng của từng
gia đình và của toàn xã hội về tương lai của trẻ và của đất nước. Chính vì vậy, Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương 2 kháo VIII đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 phải
“xây dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi.
Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình”.
13
1.4.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp của giáo dục Mầm non
- Mục tiêu:
Theo tinh thần của Chỉ thị 153 của Hội đồng Bộ Trưởng, ngày 12 tháng 8
năm 1966, mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ bằng tổ chức vui
chơi mà giáo dục các cháu đức tình tốt, chăm sóc sức khỏe cho các cháu, tập cho
các cháu vừa chơi vừa học, chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông, giáo dục
mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho một nền giáo dục tốt.
Theo điều 22 Luật giáo dục năm 2005: Mục tiêu của giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu
tố đầu tiên nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
- Nội dung:
Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ
đến khó; đảm bảo tính liên thông giữa các độ tuổi, giữa nhà trẻ, mẫu giáo và cấp
tiểu học; thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, gắn với cuộc
sống và kinh nghiệm của trẻ, chuẩn bị cho trẻ từng bước hoà nhập vào cuộc sống.
Phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hoà giữa nuôi dưỡng,
chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh
nhẹn; cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi; giúp trẻ em biết kính trọng, yêu
mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo; yêu quý anh, chị, em, bạn b‡;

thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi
học.
- Phương pháp
Đối với giáo dục nhà trẻ, phương pháp giáo dục phải chú trọng giao tiếp
thường xuyên, thể hiện sự yêu thương và tạo sự gắn bó của người lớn với trẻ; chú ý
đặc điểm cá nhân trẻ để lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp, tạo cho trẻ có
cảm giác an toàn về thể chất và tinh thần; tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được tích
cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự
14
phát triển các giác quan và các chức năng tâm - sinh lý; tạo môi trường giáo dục
gần gũi với khung cảnh gia đình, giúp trẻ thích nghi với nhà trẻ.
Đối với giáo dục mẫu giáo, phương pháp giáo dục phải tạo điều kiện cho trẻ
được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh dưới nhiều hình thức
đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo phương châm "chơi mà học, học
bằng chơi". Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục nhằm kích thích và tạo
cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm và sáng tạo ở các khu vực hoạt động
một cách vui vẻ. Kết hợp hài hoà giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá
nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp. Tổ
chức hợp lí các hình thức hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ và cả lớp, phù hợp với
độ tuổi của nhóm/lớp, với khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ
và với điều kiện thực tế.
1.5. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên Mầm non trong phát triển giáo dục -
đào tạo
1.5.1. Vị trí, vai trò của nhà giáo
Trong Luật Giáo dục, khái niệm Nhà giáo đã được định nghĩa: “Nhà giáo là
người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau: phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; đạt trình
độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề
nghiệp; lý lịch bản thân r† ràng. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học

gọi là giảng viên” [Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010),
Luật giáo dục (đã sửa đổi bổ sung năm 2009) và một số qui định có liên quan,
NXB Lao động, Hà Nội.].
Nguyễn Trãi viết: " Người thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo
lý làm người ". Đó là đào luyện tâm hồn, đào tạo lớp thế hệ trẻ, lớp sau kế tiếp lớp
trước bước vào đời xây dựng và bảo vệ tổ quốc
15
Theo Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục chính là
đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Bởi vì các thầy giáo có
nhiệm vụ nặng nề là đào tạo cán bộ cho nước nhà; là “người chiến sĩ trên mặt trận
tư tưởng văn hóa” thầy giáo có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo
đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi
dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lực sáng tạo phù hợp với sự phát
triển và tiến bộ của xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giáo dục là rất
quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…không có
giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa” [ Viện Hồ Chí
Minh và các lãnh tụ của Đảng (2007), Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo, NXB
Lao động – Xã hội, Hà Nội].
Giáo viên là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt chân lý
thời đại, cho nên mọi tài liệu, giáo trình dù hay đến đâu nếu không có thầy giáo
hướng dẫn thì không phát huy hết tác dụng đối với thế hệ trẻ. Hồ Chủ tịch luôn
luôn đánh giá đúng và đề cao vai trò của các thầy giáo, cô giáo đối với xã hội. Đội
ngũ các thầy cô giáo có vai trò quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
1.5.2. Nhiệm vụ của giáo viên Mầm non
Thực hiện theo công tác và kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ em
theo lứa tuổi, thực hiện đúng theo qui chế chuyên môn và chấp hành nội qui của
nhà trường; bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ. gương mẫu thương yêu,
tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ; chủ động phối hợp với gia đình trẻ trong việc
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dưỡng trẻ

theo khoa hoạc cho các bậc cha mẹ; r‡n luyện đạo đức, học tập chính trị, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ;
thực hiện các quyết định của hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng và các
cấp quản lý giáo dục; thực hiện các qui định khác của pháp luật.
16
1.5.3. Trình độ chuẩn của giáo viên Mầm non
Theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non, có hiệu lực kể
từ ngày 03 tháng 5 năm 2008, được sửa đổi, bổ sung. Trình độ chuẩn được đào tạo
của giáo viên mầm non là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non.
(QUYẾT ĐỊNH )BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON, ngày
13/2/2014)
Tiểu kết chương 1
17
Chương 2:
THỰC TRẠNG NHU CẦU TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NÂNG CAO
TRÌNH ĐỘ GIÁO VIÊN MẦM NON TỈNH PHÚ THỌ, LÀO CAI,
HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2014 - 2017
2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, Hà Giang
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là một tỉnh miền núi nằm giữa vùng Trung Bắc, chuyển tiếp giữa
vùng đồng bằng Bắc Bộ với hai vùng núi của miền Bắc là Tây Bắc và Việt Bắc, có
diện tích tự nhiên 352.384 ha, trong đó: đất sản xuất nông nghiệp là 98.814 ha
(chiếm 28%), đất lâm nghiệp là 164.857 ha (chiếm 46,8%), đất nuôi trồng thuỷ sản
là 3.906 ha (chiếm 1,1%). Tỉnh Phú Thọ có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, sông,
ngòi chảy qua: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Đà, Sông Chảy, Sông Bứa, Ngòi Giành,
Ngòi Lao,… với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất r† nét. Vì vậy, vừa thuận tiện cho
phát triển giao thông, phát triển nông, lâm nghiệp, nhng đồng thời cũng thờng
xuyên gặp các thiên tai nặng nề nh: bão lốc, lũ quét, hạn hán, ngập lụt

Về dân số, tỉnh Phú Thọ có dân số 1,326 triệu ngời, tỷ lệ tăng tự nhiên
0,98%, mật độ dân số 376,5 ngời/km2, số sống ở thành thị chiếm 15,7%. Có 21 dân
tộc chung sống hoà thuận trên địa bàn, ngời Kinh chiếm 79,6%, ngời Mờng chiếm
18,5%, còn lại là các dân tộc khác.
* Tài nguyên thiên nhiên.
- Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra thổ
nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít đỏ
vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%
(diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày,
18
thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số
nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông –
lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn
ha.
Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây
nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và
tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến
2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm
giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.
- Tài nguyên rừng
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả
nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên).
Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704
ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các
loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang
trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp
sản xuất giấy).
- Tài nguyên khoáng sản

Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số
loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh có
tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa
khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều
kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước
khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ
lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ lượng
khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn, tantalcum
19
trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức
thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp
như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
* Tiềm năng kinh tế
- Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản.
Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may
vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng được
một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc;
đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu
du lịch núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.
- Tiềm năng du lịch
Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ
nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, di tích
cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch.
Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao),
đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha,
trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền

Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc
Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến:
chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến
sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông),
Chu Hoá (Lâm Thao)…
Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ
tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội
phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo,
20
nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều
truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của
vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng. (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
2.1.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Lào Cai
Địa hình tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt
mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng
Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung
bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra
còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu
khác nhau.
Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá r† ràng, trong đó độ cao từ
300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan
Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả
Giàng Phình: 3.090m.
Bên cạnh đó, một số huyện của tỉnh Lào Cai có địa hình ít hiểm trở hơn, có
nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng ruộng nước ruộng, là địa bàn thuận lợi cho sản
xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia
phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt
theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng
nhiệt độ trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt

độ xuống dưới 0
0
C và có tuyết rơi).
Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Sương mù thường xuất hiện
phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những
vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
21
Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu
mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại
cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 76.203 ha, đất lâm nghiệp
178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha.
- Tài nguyên rừng
Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m
3
gỗ (trong đó,
rừng tự nhiên 16.876.006 m
3
; rừng trồng gỗ 368.259 m
3
); 207.512.300 cây tre, vầu
các loại. Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp 543.982 ha, chiếm 68% tổng diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất có rừng 274.766 ha, chiếm 34% tổng diện tích
tự nhiên toàn tỉnh (gồm có rừng tự nhiên 225.877 ha; và rừng trồng 48.889 ha). Đất
chưa có rừng 269.216 ha, chiếm 33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Với vốn
rừng trên, chỉ tiêu về mặt diện tích rừng bình quân đầu người của tỉnh Lào Cai là
0,45 ha/người, so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0,97 ha/người.
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú

(có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loài động, thực
vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gen thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài
thực vật quý hiếm của Việt Nam).
- Tài nguyên khoáng sản
Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất Việt Nam
với 35 loại khoáng sản khác nhau và trên 150 điểm mỏ. Trong đó có nhiều loại
khoáng sản như apatít, đồng, sắt, graphít, nguyên liệu cho gốm, sứ, thuỷ tinh,… với
trữ lượng lớn nhất cả nước. Một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận
chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp
chế biến các loại khoáng sản ở địa phương.
* Tiềm năng kinh tế
- Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có
cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển
22
kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí
hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa h‡, hấp dẫn du khách nhiều nơi trên thế giới tới du
lịch.
Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất
phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế
Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ng† lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại,
du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố,
diện tích hơn 5 triệu km
2
và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất,
thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng
và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình
vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không.
Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ

có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai
đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều
kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và
các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN –
Trung Quốc.
- Tiềm năng du lịch
Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ
dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường
Khương,… Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng trong nước và quốc tế; là một
trong các trọng điểm du lịch của quốc gia. Số khách du lịch đến Lào Cai năm 2002
là 350.000 người; khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế năm 2002 đạt 1,4
triệu lượt người. Năm 2003, khu du lịch Sa Pa tròn 100 tuổi. (Nguồn: Bộ Kế
hoạch và Đầu tư)
23
2.1.1.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Hà Giang
Hà Giang là tỉnh nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía bắc lãnh thổ
Việt Nam, Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao
trung bình từ 800 m đến 1.200 m so với mực nước biển. Đây là vùng tập trung
nhiều ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chưa tới
8.000 km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500 m - 2.500 m (10 ngọn cao 500 - 1.000
m, 24 ngọn cao 1000 - 1500 m, 10 ngọn cao 1.500 - 2.000 m và 5 ngọn cao từ
2.000 - 2.500 m). Tuy vậy, địa hình Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng
sau:
Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ,
Yên Minh, Đồng Văn, M‡o Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa
hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai m‡o sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp,
nhiều vách núi dựng đứng.
Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của
cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ 1.000m

đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên
ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị
phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thị
xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già
xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà
Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn,
nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6
0
C - 23,9
0
C, biên độ nhiệt trong năm có sự
dao động trên 10
0
C và trong ngày cũng từ 6 - 7
0
C. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối
lên đến 40
0
C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2
0
C
(tháng l). Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung
lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt
24
quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi
có số ngày giông cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều
nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong
năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến đời

sống của người dân tỉnh Hà Giang.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất
Trong 778.473 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 134.184 ha, chiếm
17% diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp có 334.100 ha, chiếm 42,4%, đất chưa sử
dụng có 310.064 ha, chiếm 39,3%, còn lại là đất chuyên dùng và đất ở. Theo kết
quả điều tra thổ nhưỡng, toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm
đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn
quả.
- Tài nguyên rừng
Hà Giang có diện tích rừng tương đối lớn, trong đó diện tích rừng tự nhiên
là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, sơn
dương, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng…; các loại gỗ: ngọc am, pơ mu, lát hoa, lát
chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá…; các cây dược liệu như sa nhân, thảo quả,
quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những giữ vai trò bảo vệ môi
trường sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ mà còn cung cấp những
nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, y tế và sẽ là những
điểm du lịch sinh thái lý tưởng của tỉnh.
Hà Giang còn nhiều khu rừng nguyên sinh chưa được khai thác, môi trường
sinh thái trong lành và chứa đựng nhiều tiềm ẩn kỳ thú. Các rừng đá trập trùng,
nhấp nhô ẩn hiện trong mây bạc, nhiều đỉnh núi cao trên 2.000 m như Pu Ta Kha,
Tây Côn Lĩnh; nhiều hang động đầy bí ẩn như Tùng Bá, Lùng Má, (huyện Vị
Xuyên), Tùng Vài (Quản Bạ), Hang Mây, Sảng Tủng (Đồng Văn); các danh thắng
như núi Cô Tiên, Cổng Trời (Quản Bạ).
25

×