Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ KIM THƠM
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
THÍCH HỢP CHO HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Hà
THÁI NGUYÊN - NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ KIM THƠM
NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
THÍCH HỢP CHO HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Hà
THÁI NGUYÊN - NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bày trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ cho
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của cô giáo TS. Nguyễn Thuý Hà, Khoa Nông học, Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Cô đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình
cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
Các thầy cô giáo Khoa Sau đại học Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên;
Trạm Khuyến nông huyện Lâm Thao và Hợp tác xã nông nghiệp Cao Xá;
Hợp tác xã nông nghiệp Phường Minh Nông, Thành phố Việt Trì; Sinh viên
K5, K6 Trồng trọt, Khoa Nông - Lâm - Ngư, Trường Đại học Hùng Vương,
bạn bè đồng nghiệp và gia đình, đã giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực
hiện đề tài nghiên cứu này.
Tác giả
Nguyễn Thị Kim Thơm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN II
MỤC LỤC III
DANH MỤC CÁC BẢNG VII
DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ ) IX
DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ ) IX
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3
2.1. Mục đích 3
2.2. Yêu cầu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 5
1.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam 7
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 7
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam 11
1.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Phú Thọ 14
1.3. Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới và
Việt Nam 16
1.3.1. Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương trên thế giới 16
1.3.2. Những nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
24
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 24
2.1.1. Vật liệu 24
2.1.2. Địa điểm, thời gian và điều kiện thí nghiệm 24
2.2. Nội dung nghiên cứu 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.3.1. Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất đậu tương 25
2.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 10 giống đậu tương
tham gia thí nghiệm 26
2.3.3. Xây dựng mô hình thử nghiệm giống đậu tương có triển vọng tại vùng
chủ động nước và vùng không chủ động nước 30
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 31
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng sản xuất đậu tƣơng khu
vực nghiên cứu 32
3.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên 32
3.1.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn huyện Lâm Thao 35
3.1.3. Hiện trạng sản xuất và một số yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương ở
huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ 36
3.2. Kết quả đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống đậu
tƣơng thí nghiệm 40
3.2.1. Khả năng mọc mầm của các giống đậu tương vụ Đông năm 2010 và vụ
Xuân năm 2011 40
3.2.2. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương 41
3.3. Đặc điểm hình thái các giống đậu tƣơng thí nghiệm 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.4. Một số đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của các giống đậu tƣơng
trong thí nghiệm 46
3.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của các giống đậu tƣơng thí nghiệm 50
3.5.1. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống đậu tương thí nghiệm 50
3.5.2. Mức độ nhiễm bệnh hại của các giống đậu tương thí nghiệm 53
3. 6. Đánh giá tính chống đổ và tính tách quả các giống đậu tƣơng 55
3. 7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống đậu tƣơng thí
nghiệm 56
3.8. Chất lƣợng hạt của các giống đậu tƣơng thí nghiệm 61
3.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các giống đậu tƣơng thí nghiệm 62
3.10. Kết quả thử nghiệm mô hình giống đậu tƣơng triển vọng 63
3.10.1. Đặc điểm nổi trội của 2 giống đậu tương xây dựng mô hình 63
3.10.2. Kết quả thực hiện mô hình trình diễn 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 68
1. Kết luận 68
2. Đề nghị 69
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Tiế ng Việ t 71
Tiế ng Anh 73
Internet 73
PHỤ LỤC 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT: Công thức.
DT: Diện tích.
ĐC: Đối chứng.
ĐK: Đường kính.
HTX: Hợp tác xã.
LTTP: Lương thực thực phẩm.
NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NS: Năng suất.
NSLT: Năng suất lý thuyết.
NSTT: Năng suất thực thu.
SL: Sản lượng.
ST: Sinh trưởng.
UBND: Uỷ ban nhân dân.
VĐ: Vụ Đông.
VX: Vụ Xuân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới 7
Bảng 1. 2. Tình hình sản suất đậu tương của 4 nước đứng đầu trên thế giới
trong 3 năm gần đây 8
Bảng 1. 3. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương của các châu lục 10
Bảng 1. 4. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam qua một
số năm 12
Bảng 1. 5. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương tỉnh Phú Thọ từ năm
2000 - 2010 15
Bảng 2. 1. Các giống đậu tương thí nghiệm 24
Bảng 3. 1. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương huyện Lâm Thao 37
Bảng 3. 2. Kết quả điều tra các yếu tố hạn chế sản xuất đậu tương 39
Bảng 3. 3. Tỷ lệ mọc mầm của các giống đậu tương vụ Đông năm 2010 và vụ
Xuân năm 2011 40
Bảng 3. 4. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống đậu tương 42
Bảng 3. 5. Đặc điểm hình thái các giống đậu tương thí nghiệm 45
Bảng 3. 6. Một số đặc điểm sinh trưởng của cácgiống đậu tương 47
Bảng 3. 7. Mức độ nhiễm sâu hại của các giống đậu tương thí nghiệm 51
Bảng 3. 8. Mức độ bệnh của các giống đậu tương thí nghiệm 53
Bảng 3. 9. Tính chống đổ và tính tách quả của các giống đậu tương 55
Bảng 3. 10. Các yếu tố cấu thành năng suất các giống đậu tương 57
Bảng 3. 11. Năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm 59
Bảng 3. 12. Hàm lượng Protein, Lipid của các giống đậu tương 61
Bảng 3. 13. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của các giống đậu tương 63
Bảng 3. 14. Kết quả thử nghiệm mô hình tại HTX nông nghiệp Cao Xá 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
Bảng 3. 15. Kết quả thử nghiệm mô hình tại HTX nông nghiệp Minh Nông 65
Bảng 3. 16. Kết quả cho điểm về chọn giống của nông dân 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH (HÌNH VẼ, ẢNH CHỤP, ĐỒ THỊ )
Hình 2. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 26
Hình 3. 1. Năng suất thực thu các giống đậu tương trồng trong vụ Đông năm
2010 và vụ Xuân năm 2011 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương, còn gọi là đậu nành, tên khoa học là Glycine max (L) Merrill,
thuộc họ đậu (Pabaceae). Đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày, có giá trị
dinh dưỡng cao, trong hạt đậu tương có chứa 36 - 44% protein, 18 - 22%
lipit, 4 - 5 % chất khô [17]; Ngoài ra còn có các vitamin A, B, C, E, D, và các
chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, Protein của đậu tương là loại protein dễ
tiêu và có phẩm chất tốt nhất trong số các protein của thực vật. Protein trong
đậu tương hội đủ các thành phần axít amin thiết yếu với hàm lượng cao. Hàm
lượng các a xít amin có chứa lưu huỳnh của đậu tương như Methionine,
Cysteine,… rất gần với hàm lượng các chất này trong trứng, đặc biệt là hàm
lượng lysine cao gấp rưỡi trứng [5].
Đậu tương là nguyên liệu chế biến dầu thực vật, làm bánh kẹo, sữa đậu
nành, làm tương,… đồng thời cũng là nguyên liệu quan trọng để chế biến thức
ăn chăn nuôi [8] ). Hạt đậu tương còn được sử dụng nhiều trong y học dùng
làm vị thuốc chữa bệnh, giúp tránh hiện tượng suy dinh dưỡng ở trẻ em, người
già và có tác dụng hạn chế bệnh loãng xương ở phụ nữ, bệnh đái tháo đường,
thấp khớp.
Đậu tương là cây cải tạo đất tốt nhờ việc cố định Nitơ tự do thông qua hoạt
động của vi khuẩn Rhizobium Japonicum cộng sinh với rễ cây đậu tương. Mỗi
nốt sần như một “nhà máy phân đạm tý hon” ngày đêm sản xuất đạm, mà
không gây ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu cho thấy sau mỗi vụ trồng, đậu
tương đã cố định và bổ sung vào đất từ 60 - 80 kg N/ha, tương đương với 300 -
400 kg đạm sunphat [16].
Thân lá đậu tương có giá trị cao trong chăn nuôi và dùng chế biến phân xanh
rất tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Với những ưu thế như trên cộng với thời gian sinh trưởng ngắn, đáp ứng
được yêu cầu luân canh, xen canh, gối vụ với các cây trồng khác, góp phần
nâng cao năng suất cho cây trồng vụ sau, hoặc tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng nông nghiệp. Đậu tương ngày càng có một vai trò quan trọng trong cơ
cấu cây trồng của thế giới và Việt Nam.
Phú Thọ là tỉnh Trung du miền núi, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên
Quang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Hoà Bình, phía Nam giáp Hà Nội, phía
Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên 351.965,32 ha,
trong đó 3/4 là đất đồi núi. Diện tích đất nông nghiệp 97.513,53 ha, chiếm
27,70% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất lúa, lúa màu là 48.494,0 ha,
phần lớn có thể trồng được đậu tương.
Năm 2009, diện tích trồng đậu tương của tỉnh đạt 1.572,5 ha (giảm 782,3
ha), năng suất đạt 16,40 tạ/ha (tăng 1,902 tạ/ha), sản lượng đạt 2.579 tấn
(giảm 8.347 tấn) so với năm 2005. Năm 2010, diện tích trồng đậu tương đạt
2.971,6 ha, tăng 1.399,1 ha, năng suất đạt 16,61 tạ/ha, tăng 0,21 tạ/ha và sản
lượng đạt 4.935,7 tấn, tăng 2.356,5 ha so với năm 2009.
Định hướng của tỉnh đến năm 2020 đạt diện tích 4.000 ha, sản lượng đạt
khoảng 10 ngàn tấn [10]. Tuy vậy, việc phát triển đậu tương ở tỉnh Phú Thọ
còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, nhân lực, điều kiện
tự nhiên vốn có của tỉnh. Năng suất thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao
là yếu tố hạn chế mở rộng diện tích đậu tương ở Phú Thọ. Ngoài những nguyên
nhân hiểu biết của người dân về đậu tương còn hạn chế, dẫn đến thiếu đầu tư
thâm canh, không chú ý áp dụng biện pháp kỹ thuật và phòng trừ sâu bệnh, thì
nguyên nhân chính và chủ yếu nhất là công tác giống chưa được chú trọng (cả
việc lựa chọn giống tốt cho sản xuất và công tác duy trì, phục tráng, sản xuất
hạt giống có phẩm cấp, cung cấp cho nông dân) và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ chưa có một bộ giống tốt cho sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tuyển
chọn giống đậu tương thích hợp cho huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Tuyển chọn được giống đậu tương đạt năng suất cao, phù hợp với điều kiện
sinh thái của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế cho nông dân trồng đậu tương trên địa bàn nghiên cứu và các vùng phụ cận.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá điều kiện khí hậu, hiện trạng sản xuất và tiêu thụ đậu tương
của khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái, năng suất,
chất lượng của một số giống đậu tương trồng trong điều kiện vụ Đông, vụ
Xuân ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại, chống đổ của các giống
đậu tương tham gia thí nghiệm.
- Hạch toán hiệu quả kinh tế các giống đậu tương trồng trong điều kiện
vụ Đông, vụ Xuân ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ.
- Thử nghiệm mô hình trình diễn giống đậu tượng triển vọng tại vùng chủ
động nước và vùng không chủ động nước ở địa phương nghiên cứu.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được một số giống đậu tương có triển vọng, phù hợp với điều
kiện vụ Đông, vụ Xuân của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm thông tin khoa học về cây
đậu tương, làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa
học, tập huấn và chỉ đạo sản xuất về cây đậu tương.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Tuyển chọn được giống tốt, có năng suất cao, chất lượng tốt, có hiệu quả
kinh tế, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương, bổ sung vào bộ giống
đậu tương của tỉnh Phú Thọ.
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng
suất đậu tương tại địa phương.
- Tuyên truyền khuyến cáo mở rộng diện tích trồng đậu tương, nhất là diện
tích hoang hóa, không chủ động nước, vừa tăng thu nhập vừa có tác dụng cải
tạo, bồi dưỡng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Cây đậu tương là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm quan trọng.
Hàm lượng Protein trong đậu tương cao, cung cấp thực phẩm cho con người,
cho chăn nuôi, cho công nghiệp và cải tạo đất. Đậu tương có giá trị kinh tế cao,
có khả năng thích ứng rộng với điều kiện khí hậu, đất đai và môi trường.
Giống tốt quyết định tới năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản
xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất đậu tương nói riêng. Giống tốt phù hợp
với điều kiện đất đai, khí hậu,…từng vùng, từng địa phương sẽ phát huy được
tiềm năng vốn có của giống. Việc sử dụng giống tốt, chống chịu với điều kiện
bất lợi và sâu bệnh hại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, là mục tiêu quan trọng hàng đầu cho một nền nông nghiệp hiện đại.
Công tác chọn tạo giống tập trung vào các giống có năng suất cao, phù
hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. Đồng thời, phải có chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu; giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chế biến dầu
thực vật.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng
phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, song cũng thuận lợi
cho sâu bệnh phát sinh phát triển và gây hại, đòi hỏi sản xuất, canh tác phải có
biện pháp kỹ thuật phù hợp, phát huy tiềm năng về năng suất; đồng thời phải
nghiên cứu chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Thực tiễn sản xuất cho thấy, đậu tương là cây trồng cạn lấy hạt, có vai trò
rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, là một cây trồng không thể thiếu
trong các công thức luân canh cây trồng của các hệ thống nông nghiệp bền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
vững. Từ năm 2003, Bộ NN&PTNT phát động phong trào xây dựng cánh
đồng, khu đồi rừng hộ nông dân cho thu nhập cao. Nhiều tỉnh đồng bằng và
trung du Bắc bộ đã xây dựng được nhiều cánh đồng cho thu nhập trên 50 triệu
đồng/ha, trong đó có cây đậu tương trong các công thức luân canh. Một số
công thức luân canh, xen canh có hiệu quả là:
- Ngô đông xuân - Đậu tương hè - Cây vụ đông
- Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương đông
- Lúa xuân - Đậu tương hè thu - Cây vụ đông
- Đậu tương xuân - Lúa mùa sớm - Cây vụ đông
- Mía xen đậu tương, ngô xen đậu tương kết hợp chăn nuôi trâu bò; đậu
tương xen cây ăn quả.
Đặc biệt cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng, là cây trồng không kén
đất, các chi phí đầu tư không nhiều nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, mức độ
rủi ro thấp.
Hiện nay các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ, diện
tích bỏ hóa còn nhiều, chủ yếu ở những cánh đồng không chủ động nước,
chưa có công trình thủy lợi phục vụ sản xuất. Việc đưa cây trồng cạn nói
chung và cây đậu tương nói riêng vào các vùng này sản xuất là rất cần thiết để
tăng vụ và tận dụng diện tích đất bỏ hóa, góp phần cải tạo đất, chống xói mòn,
nâng cao thu nhập.
Tại tỉnh Phú Thọ, cây đậu tương có một vị trí quan trọng trong hệ thống
nông nghiệp, được phát triển và mở rộng diện tích ở vụ đông trên đất 2 vụ lúa.
Tuy nhiên trong sản xuất, nông dân sử dụng các giống đậu tương đã cũ,
không được phục tráng, đồng thời các biện pháp kỹ thuật chưa hiểu đúng và
áp dụng kịp thời, thiếu đầu tư thâm canh,… do vậy năng suất thấp, hiệu quả
sản xuất không cao. Việc giải quyết tốt khâu giống, kỹ thuật canh tác và phối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
hợp tốt trong khâu thâm canh sẽ là những yếu tố nâng cao năng suất và hiệu
quả sản xuất, thuyết phục trong việc phát triển sản xuất đậu tương.
1.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một trong 8 cây lấy dầu quan trọng, chiếm 97% sản lượng
cây lấy dầu trên thế giới. Do giá trị nhiều mặt của cây đậu tương và do nhu
cầu sử dụng nguồn protein thực vật ngày càng cao, đồng thời đậu tương có
khả năng thích ứng khá rộng nên được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới. Diện tích, năng suất và sản lượng cây đậu tương trên thế giới không
ngừng tăng lên qua các thời kỳ.
Bảng 1. 1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng đậu tƣơng trên thế giới
Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lƣợng
(Triệu tấn)
1960
21,00
12,00
25,20
1990
54,34
19,17
104,19
2000
74,37
21,70
161,30
2005
91,42
23,45
214,35
2006
95,25
22,92
218,35
2007
90,11
24,36
219,54
2008
96,87
23,84
230,95
2009
98,82
22,49
222,26
(Nguồn FAOSTAT, 18/3/2011)[29].
Bảng 1.1 cho thấy diện tích, năng suất, và sản lượng đậu tương trên thế
giới đều tăng mạnh. Diện tích trồng đậu tương trên thế giới đã không ngừng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
tăng lên, năm 2008 diện tích trồng đậu tương tăng 30,22% so với năm 2000.
Về năng suất, năm 2000 đạt 21,69 tạ/ ha, đến năm 2008 tăng lên 23,82tạ/ ha.
Về sản lượng, tăng từ 165,52 triệu tấn năm 2000 lên 230,95 triệu tấn năm
2008. Điều đó đã khẳng định hiệu quả, vai trò của cây đậu tương trong nền
nông nghiệp thế giới.
Mỹ là quốc gia có diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương đứng đầu thế
giới. Sở dĩ có được thành quả trên là do Mỹ quan tâm rất lớn đến công tác chọn
tạo giống, đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới. Năm 2009, diện
tích đậu tương của Mỹ là 28,84 triệu ha, chiếm 29,18% tổng diện tích đậu
tương toàn thế giới; Sản lượng đạt 82,82 triệu tấn, chiếm 36,27% tổng sản
lượng đậu tương thế giới.
Bảng 1. 2. Tình hình sản suất đậu tƣơng của 4 nƣớc đứng đầu trên
thế giới trong 3 năm gần đây
Tên
nước
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
DT
(Triệu
ha)
NS
(Tạ/ha)
SL
(Triệu
tấn)
DT
(Triệu
ha)
NS
(Tạ/ha)
SL
(Triệu
tấn)
DT
(Triệu
ha)
NS
(Tạ/ha)
SL
(Triệu
tấn)
Mỹ
29,33
22,77
66,77
29,93
28,60
85,74
28,84
28,72
82,82
Braxin
18,52
28,08
52,02
21,52
23,14
49,79
22,89
21,92
50,19
Achentina
12,40
28,00
34,88
14,30
22,00
31,50
14,03
27,28
33,30
Trung
Quốc
9,32
16,53
15,39
9,70
18,14
17,60
9,50
17,79
16,90
(Nguồn FAOSTAT, cập nhật ngày 18 /3/ 2011) [29].
Braxin là nước sản xuất đậu tương đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Năm
2009, diện tích trồng đậu tương đạt 22,89 triệu ha, chiếm 23,16% tổng diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
tích thế giới, năng suất 21,92 tạ/ha, sản lượng 50,19 triệu tấn chiếm 22,58%
tổng sản lượng đậu tương thế giới.
Tại Achentina, trong những năm qua sản suất đậu tương phát triển với tốc
độ khá mạnh đã đưa Achentina lên đứng vị trí thứ 3 trên thế giới. Năm 2009,
năng suất tăng so với năm 2008 và sản lượng tăng 33,30 triệu tấn, chiếm
14,98% tổng sản lượng đậu tương thế giới.
Trung Quốc là nước đứng thứ 4 trên thế giới về sản xuất cây trồng này. Ở
Trung Quốc, được trồng chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nơi này có những điển hình
năng suất cao, đạt tới 83,93 tạ/ha đậu tương hạt trên diện tích 0,4 ha và 49,6
tạ/ha trên diện tích 0,14 ha [10]. Năm 2009, năng suất đậu tương Trung Quốc
đạt 17,79 tạ/ha và sản lượng đạt 16,90 triệu tấn.
Tính riêng từng châu lục thì hiện nay châu Mỹ vẫn là châu lục sản xuất
đậu tương lớn nhất. Kết quả thống kê của FAO về diện tích, năng suất và sản
lượng đậu tương của các châu lục được tổng hợp tại bảng 1.3.
Số liệu trên bảng 1.3 cho thấy, châu Mỹ chiếm trên 75% tổng diện tích,
sản lượng đạt trên 85% tổng sản lượng thế giới và là châu lục có năng suất
đậu tương cao nhất. Tiếp đến là châu Á chiếm trên 20% diện tích và 12% sản
lượng toàn thế giới. Các châu lục khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ cả về diện tích và
sản lượng. Riêng châu Phi, có diện tích, sản lượng và năng suất đậu tương
thấp nhất thế giới, năng suất năm 2007 đạt 9,8 tạ/ha, năm 2008 đạt 11,1 tạ/ha,
năm 2009 đạt trên 12,09 tạ/ha.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng trên 100 nước trồng đậu tương nhưng
không phải tất cả đều cung cấp đủ nhu cầu đậu tương trong nước, phần lớn
các nước đều phải nhập khẩu đậu tương. Châu Á có nhiều nước sản xuất đậu
tương nhất, nhưng sản lượng cũng chỉ mới đáp ứng đươc khoảng 1/2 nhu cầu
cho các nước ở châu lục này. Vì vậy, hàng năm các nước Châu Á vẫn phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
nhập khẩu khoảng hơn 8 triệu tấn hạt đậu tương, 1,5 triệu tấn dầu, 1,8 triệu
tấn sữa đậu nành. Trong đó, nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất trên thế
giới là Trung Quốc.
Bảng 1. 3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng đậu tƣơng của các châu lục
Năm
Châu lục
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2007
Châu Mỹ
67,58
28,0
189,58
Châu Á
19,35
13,5
26,10
Châu Phi
1,28
9,8
1,26
Châu Âu
1,89
13,7
2,58
Thế giới
90,11
24,4
219,55
2008
Châu Mỹ
73,31
27,2
199,57
Châu Á
20,60
13,2
27,23
Châu Phi
1,24
11,1
1,38
Châu Âu
1,70
16,1
2,74
Thế giới
96,87
23,8
230,95
2009
Châu Mỹ
51,14
25,24
189,64
Châu Á
20,36
13,55
27,60
Châu Phi
1,31
12,09
1,59
Châu Âu
3,03
27,67
8,40
Thế giới
98,82
22,49
222,26
(Nguồn FAOSTAT, cập nhật ngày 18/3/2011) [29].
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2009 [30] Trung Quốc nhập khẩu
41,1 triệu tấn, chiếm khoảng 40,31% tổng lượng đậu tương nhập khẩu trên toàn
thế giới. Tiếp đến là Nhật Bản, Đài Loan… Quốc gia đảm bảo đủ nhu cầu đậu
tương trong nước và có để xuất khẩu phải kể đến các nước thuộc Châu Mỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Đứng đầu và chiếm thị trường xuất khẩu đậu tương chủ yếu của toàn thế giới là
Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2009 Mỹ xuất khẩu 34,43 triệu
tấn đậu tương, chiếm khoảng 45% lượng đậu tương xuất khẩu trên toàn thế
giới, tiếp đó là Braxin, năm 2009 xuất khẩu đạt 29,99 triệu tấn, chiếm khoảng
35% tổng lượng đậu tương xuất khẩu trên toàn thế giới.
Trong những năm gần đây, diện tích đậu tương tăng liên tục qua các
năm, cho thấy nhu cầu sử dụng đậu tương trên thế giới ngày càng tăng. Diện
tích đậu tương tăng nhanh, song năng suất lại tăng chậm. Điều này cho thấy
hướng tăng sản lượng đậu tương trên thế giới trong những năm vừa qua chủ
yếu do quá trình mở rộng diện tích.
1.2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đậu tương có thể gieo trồng được cả 3 vụ trong năm và là
cây quan trọng sau lúa, ngô. Trong những năm gần đây, cây đậu tương ngày
càng được chú trọng phát triển, diện tích và sản lượng tăng dần, nhưng năng
suất đậu tương của nước ta còn rất thấp so với thế giới.
Các tỉnh trồng nhiều đậu tương phía Bắc (Hà Tây, Bắc Giang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Sơn La,…) chiếm khoảng 60% tổng diện tích đậu tương trên cả
nước. Diện tích trồng còn lại ở các tỉnh phía Nam (Đaklak, Đồng Nai, Đồng
Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,…). Một số địa phương có điều
kiện tự nhiên thuận lợi cho năng suất đậu tương cao như (Quảng Ngãi
30tạ/ha), Hải Phòng (30tạ/ha) [5]. Trong quá trình sản xuất, cây đậu tương
chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết theo mùa vụ khá rõ rệt. Vụ Xuân và
vụ Hè thường thuận lợi hơn do có nhiệt độ cao và mưa nhiều trong suốt thời
gian sinh trưởng. Còn vụ Đông gặp nhiệt độ thấp và hạn đầu vụ là một trong
những khó khăn chính trong sản xuất đậu tương đối với miền Bắc [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Bảng 1. 4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng đậu tƣơng ở Việt
Nam qua một số năm
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(nghìn tấn)
1995
121,10
10,30
125,50
2000
124,10
12,03
149,30
2005
204,10
14,30
292,70
2006
185,60
13,90
258,10
2007
187,40
14,70
275,50
2008
191,50
14,03
268,60
2009
146,20
14,61
213,60
( Nguồn FAOSTAT, 18/3/ 2011)[29]
Bảng 1.4 cho thấy diện tích, năng suất và sản lượng đậu tượng ở nước ta
qua các năm có sự biến động khá lớn. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005
diện tích trồng đậu tương nước ta có chiều hướng tăng lên đạt đỉnh cao vào
năm 2005 với 204,1 nghìn ha, năng suất là 14,3 tạ/ ha, sản lượng tương ứng là
292,7 nghìn tấn. Nhưng đến năm 2006 và 2007 thì diện tích lại có xu hướng
giảm, năm 2007 diện tích trồng đậu tương chỉ còn 187,40 nghìn ha, giảm 16,7
nghìn ha so với năm 2005, nhưng năng suất tăng lên đạt 14,7 tạ/ ha, tăng 0.4
tạ/ ha so với năm 2005, sản lượng là 275,5 nghìn tấn, giảm 17,2 nghìn tấn so
với năm 2005.
Mục tiêu của nước ta trong đưa năng suất đậu tương bình quân lên ít nhất
là 1,5 tấn/ha, mở rộng diện tích gieo trồng đặc biệt là các tỉnh phía Bắc để có
sản lượng khoảng 500 nghìn tấn mỗi năm [11]. Theo kế hoạch dự báo quốc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
gia, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước và xuất khẩu thì sản
lượng đậu tương của cả nước phải đạt 1 triệu tấn vào năm 2010. Thực tế năm
2009, sản lượng đậu tương của nước ta mới chỉ đạt 213,6 nghìn tấn với năng
suất trung bình 14,61 tạ/ha, con số này còn quá xa vời so với mục tiêu đặt ra.
Tại hội nghị phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả cây đậu tương tại các
tỉnh phía Bắc diễn ra chiều 17/8/2011 ở Hưng Yên, ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi thống kê năm 2010, Việt Nam nhập khẩu 2,76
triệu tấn khô đậu tương, tương đương 3,7 triệu tấn đậu tương. Dự báo, năm
2011, nhu cầu đậu tương của nước ta khoảng 3,1 triệu tấn, năm 2015 là 4,2
triệu tấn và 2020 là 5 triệu tấn (Báo Nông nghiệp ngày 18/8/2011).
Cũng tại hội nghị này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Bùi Bá Bổng khẳng
định rằng, cần có một cuộc cách mạng thay đổi vị thế của cây đậu tương trong
cơ cấu cây trồng của nước ta (Báo Nông nghiệp ngày 18/8/2011).
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, theo GS Trần Đình Long - Chủ tịch
Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam, là do chưa có bộ giống tốt cho năng suất
cao, ổn định được người dân chấp nhận, việc cung ứng giống đậu tương còn
gặp nhiều khó khăn, chất lượng giống kém, quan tâm đầu tư kinh phí sản xuất
chưa nhiều, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, gây khó khăn cho việc áp dụng các biện
pháp kỹ thuật tiên tiến như cơ giới hoá vào gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.
Bên cạnh đó thực tế sản xuất còn chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu biến
động bất thường. Để khai thác tốt tiềm năng này, đòi hỏi phải có những giải
pháp đồng bộ. GS. Trần Đình Long cho rằng, nhất thiết phải có một bộ giống
đặc thù cho từng mùa vụ. Bên cạnh đó, do lợi nhuận thấp và rủi ro cao nên
hầu như hiện nay không có hệ thống phân phối giống đậu tương phân cấp tại
các địa phương khiến giống bị trà trộn, thoái hóa (Báo Nông nghiệp Việt Nam
ngày 18/8/2011).
Theo tác giả Trần Đình Long và CTV (2002) [12], thì định hướng nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
cứu phát triển đậu tương trong giai đoạn 2001- 2010 của nước ta cần tập trung
theo các hướng:
- Chọn các giống có tiềm năng năng suất cao cho vụ xuân đạt từ 3 - 4
tấn/ha để đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người và thức ăn gia súc.
- Chọn giống có hàm lượng dầu cao đạt từ 20 - 25% (những giống hiện
nay mới đạt từ 18 - 22%).
- Chọn giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn dưới 75 ngày để trồng
trong vụ Hè và giữa 2 vụ lúa.
- Chọn những giống ngắn ngày 80 - 85 ngày cho vụ thu, đông ở đồng bằng
Bắc Bộ.
- Chọn giống đậu tương có phẩm chất tốt, khối lượng 1000 hạt đạt trên
300g, rốn hạt sáng màu để xuất khẩu.
Theo Nguyễn Chí Bửu và CTV (2005) cả nước năm 2003 có 78 giống
đậu tương được gieo trồng, trong khi đó có 13 giống chủ lực với diện tích
gieo trồng trên 1.000 ha được phân bố như sau: DT84, Bông Trắng (>10.000
ha); MTĐ176, DT99, 17A (5.000 - 10.000 ha); AK03, ĐT12, Nam Vang,
ĐH4, V74, AK05, VX93 (1.000 - 5.000 ha) [4].
Hiện nay, ở nước ta đã chia ra làm 8 vùng trồng đậu tương chính. Vùng có
diện tích lớn nhất hiện nay là vùng đồng bằng sông Hồng. Tính đến năm 2007
diện tích đậu tương vùng đồng bằng sông Hồng chiếm 34,6% tổng diện tích,
tiếp đến là vùng Đông bắc 22,3%, Tây Nguyên 12,99%, Tây bắc 12,15%,
Đồng bằng sông Cửu Long 4,4% Bắc Trung bộ 4,1%, vùng Đông Nam Bộ
3,4%, Duyên Hải Nam Trung Bộ 1,6% [31].
1.2.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở tỉnh Phú Thọ
Diện tích năng suất, sản lượng đậu tương của tỉnh Phú Thọ được thể hiện qua
bảng 1.5.