Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
==========
LÊ THU TRANG
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
==========
LÊ THU TRANG
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………….
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………….
8
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
8
5. Đóng góp của luận văn……………………………………………
9
6. Cấu trúc luận văn: …………………………………………………
9
Nội dung
12
Chƣơng 1
Sự xuất hiện của Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam đƣơng đại
1.1. Tiểu thuyết lịch sử trước thời kì đổi mới (1986)…………………
12
1.1.1.Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại……………………
12
1.1.2.Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến 1945………………….
13
1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến 1985…………………………
15
1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong thời kì đổi mới…………………………
17
1.3. Sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh…………
19
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh………………
21
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người………………………… .
23
1.3.3. Xử lý mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu lịch sử trong
việc khắc hoạ nhân vật……………………………………………………
30
Chƣơng 2
Các loại nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
37
2.1. Khái niệm nhân vật……………………………………………….
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2. Các loại nhân vật………………………………………………….
39
2.2.1.Nhân vật bi kịch…………………………………………………
38
2.2.2 Nhân vật bản năng………………………………………………
58
2.2.3. Nhân vật huyền thoại, kì ảo…………………………………….
65
2.2.4. Nhân vật dị biệt…………………………………………………
73
Chƣơng 3
Các phƣơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Xuân Khánh
76
3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật…………………………
76
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua xung đột……………………
81
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ
86
3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại…………………….
86
3.3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại……………………
91
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua giọng điệu…………………
94
3.4.1. Giọng điệu tra vấn………………………………………………
95
3.4.2. Giọng điệu suồng sã…………………………………………….
97
Kết luận
99
Danh mục tài liệu tham khảo
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Tinh thần đổi mới trong hơn ba mươi năm qua đã thổi vào đời sống
văn học một luồng sinh khí mới, phá tan đi sự “đơn điệu” trong tư duy nghệ
thuật của văn học giai đoạn 1945 – 1975. Trong bầu không khí dân chủ ấy, nhà
văn được “cởi trói”, được thỏa sức sáng tạo với tài năng nghệ thuật của mình.
Trong số những gương mặt tiêu biểu của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời đổi
mới không thể không kể đến Nguyễn Xuân Khánh. Với hai cuốn tiểu thuyết
lịch sử Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã chứng tỏ tài
năng sáng tạo, nỗ lực tìm tòi nhằm đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Hồ
Quý Ly và Mẫu thượng ngàn đã được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt
suốt thời gian qua.
1.2. Trong tác phẩm tự sự nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng, nhân
vật không phải là nhân tố duy nhất nhưng đó là nhân tố quan trọng hàng đầu,
thể hiện tập trung và sâu sắc nhất quan niệm nghệ thuật và cách cắt nghĩa, lý
giải của nhà văn về con người. Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn
Xuân Khánh là hai cuốn tiểu thuyết có quy mô và dung lượng lớn với hàng trăm
nhân vật. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
phong phú, sống động. Có những nhân vật ta gặp đi gặp lại nhiều lần trong
truyện nhưng có những nhân vật ta chỉ gặp trong chốc lát, thoáng qua, song tất
cả đều để lại những ấn tượng sâu sắc, khó quên.
1.3. Việc xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân
Khánh có ý nghĩa cách tân quan trọng, làm nên giá trị tiểu thuyết lịch sử của
ông. Bởi thế, việc nghiên cứu nhân vật là một hướng đi hết sức cần thiết trong
việc nhìn nhận, khám phá tài năng nghệ thuật của nhà văn, khẳng định những
đóng góp quan trọng của ông đối với tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tìm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
hiểu sự đổi mới trong cách xây dựng nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân
Khánh dưới góc độ thi pháp học và tự sự học một mặt sẽ giúp chúng ta tiếp cận
sâu hơn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, mặt khác giúp ta nhìn thấy rõ hơn
sự vận động của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.
Xuất phát từ những lý do như trên, chúng tôi chọn đề tài Nhân vật trong
tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tiểu thuyết lịch sử là thể loại xuất hiện khá lâu trong văn học Việt Nam
nếu tính từ Hoàng Lê nhất thống chí. Nối tiếp mạch nguồn truyền thống, tiểu
thuyết lịch sử đương đại có những tác phẩm gây được sự chú ý với người đọc.
Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện trên văn
đàn đã gây xôn xao dư luận và trở thành hiện tượng văn học nổi bật. Hồ Quý Ly
tái bản đến 9 lần, số lượng phát hành lên tới 2 vạn bản. Cả Hồ Quý Ly và Mẫu
thượng ngàn đều đã giành được những giải thưởng danh giá. Tiểu thuyết Hồ
Quý Ly đạt giải thưởng trong cuộc thi tiểu thuyết năm 1998 – 2000 do Hội Nhà
văn Việt Nam tổ chức, đạt giải của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000 – 2001, giải
thưởng Thăng Long của UBND TP Hà Nội 2002. Mẫu thượng ngàn đạt giải
thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006. Những vấn đề mà nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong tác phẩm cũng như những cách tân và đặc sắc
nghệ thuật trong Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn đã trở thành mối quan tâm
của đông đảo bạn đọc và các nhà phê bình, nghiên cứu. Chúng tôi xin điểm qua
một số bài viết tiêu biểu.
2.1. Đánh giá chung về Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn
Hoàng Cát trong bài Tiểu thuyết Hồ Quý Ly - thưởng thức và cảm nhận đã
đánh giá cao cuốn tiểu thuyết này, coi đây là “một tác phẩm văn học bề thế sâu
sắc, hấp dẫn viết về một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân tộc – giai đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
ruỗng nát của nhà Trần và nhân vật Hồ Quý Ly. Ta đọc những trang văn rất
đẹp lời, sâu sắc về ý, viết về lịch sử, viết về tình yêu đôi lứa của đủ mọi hạng
người, viết về nhân tình muôn thuở mà nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bỏ
công sức, tâm huyết hàng chục năm trời, lặng lẽ nhả kén cho đời”[28].
Tác giả Nguyễn Diệu Cầm trong bài viết Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn
trở lại nhấn mạnh đến tính chất hiện đại của ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh.
Theo Diệu Cầm, tư duy hiện đại trong cách viết của nhà văn đã đem lại “khoái
cảm thẩm mĩ” cho người đọc và tạo nên sức hấp dẫn: “Hồ Quý Ly của Nguyễn
Xuân Khánh là tiểu thuyết lịch sử được viết với một phong cách hiện đại và sức
hấp dẫn là ở tính hiện đại của một cuốn tiểu thuyết lịch sử”[29].
Đỗ Ngọc Yên trong bài viết Hồ Quý Ly cách tân hay bạo chúa nhận định:
“Qua Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ đem đến cho thể loại tiểu
thuyết lịch sử một sinh khí, nâng vị thế của nó lên một tầm cao mới về nội dung,
đề tài, chủ đề và hình thức thể hiện. Nhưng theo tôi, với tiểu thuyết này Nguyễn
Xuân Khánh đã vươn lên trên những sự kiện lịch sử, thổi vào đó luồng cảm xúc
thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo, làm cho các sự kiện ấy trở nên sinh động hơn,
gây hứng thú cho bạn đọc”[ 47]. Tác giả bài viết đã khẳng định cách tân nghệ
thuật quan trọng của Nguyễn Xuân Khánh. Những cách tân đó đã đem lại cho
tiểu thuyết lịch sử một diện mạo mới, mang đậm dấu ấn cá nhân trong cách nhìn
nhận lịch sử, lịch sử chỉ là một phương tiện để nhà văn sáng tạo tác phẩm nghệ
thuật.
Bài viết Bài học canh tân trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly của nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh cho rằng với cuốn tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh
được xem là “một cây đại thụ”. Bài viết nhận định: “Giữa lúc tình trạng văn
học nước nhà rơi vào cảnh èo uột, không có tác phẩm nào đáng kể thì Hồ Quý
Ly như một cơn địa lớn chấn lớn khiến độc giả bừng tỉnh”[78].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Với bài viết Đọc Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, tác giả Phạm Toàn
đã khẳng định “đây là tiểu thuyết đích thực”. “Nguyễn Xuân Khánh không vì
viết truyện lịch sử mà lệ thuộc vào sự việc, không rơi vào việc dùng tiểu thuyết
chỉ để viết lại thông sử nước nhà theo một cách khác”[93].
Tiếp tục nguồn mạch sáng tạo về đề tài lịch sử, năm 2006 Mẫu thượng
ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ra mắt bạn đọc. Ngay sau khi tác phẩm ra đời đã
trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình với hàng
loạt các bài viết như: Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết
Mẫu thượng ngàn của Trần Thị An trên Tạp chí Văn học, số 6/2007; Bùi Kim
Ánh với bài viết Đạo mẫu trong tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn” của Nguyễn
Xuân Khánh (); Sức quyến rũ của Mẫu Thượng Ngàn của tác
giả Vũ Hà, (); Mẫu Thượng Ngàn nội lực văn chương
Nguyễn Xuân Khánh trong cuộc trao đổi giữa Việt báo với nhà nghiên cứu phê
bình văn học Phạm Xuân Nguyên; Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu
thuyết mới của tác giả Quỳnh Châu, (); Nguyên lý tính
mẫu trong truyền thống văn học Việt của Dương Thị Huyền
(); Mẫu Thượng Ngàn – Cơ duyên của Nguyễn
Xuân Khánh của Hoà Bình (); “Nơi bắt đầu Mẫu Thượng
Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” trên báo Tiền phong cuối tuần, số 11/2007;
“Nỗi đau lịch sử và sự đổi thay” của Yến Lưu (); “Một cuốn
tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt” của nhà văn Nguyên Ngọc trên Việt báo.
Nhìn chung, các bài viết trên đều thống nhất ý kiến khẳng định thành công
và tài năng của Nguyễn Xuân Khánh trong Mẫu thượng ngàn khi tiếp tục khai
thác đề tài lịch sử. Bùi Kim Ánh nhận định: “Với tiểu thuyết “Mẫu thượng
ngàn”, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thực sự thành công khi dựng lại một
không gian văn hoá làng với hạt nhân là tín ngưỡng dân gian”. Dương Thị
Huyền cho rằng: “Trước hết, có thể nói rằng đây(Mẫu thượng ngàn) là cuốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
tiểu thuyết có giá trị, nhất là khi nhà văn đã thể hiện một cách vô cùng độc đáo
những nét đặc sắc về tín ngưỡng, phong tục tập quán của nền văn hoá Việt”.
Cũng theo tác giả Dương Thị Huyền thì “thể hiện những yếu tố về lịch sử văn
hoá cũng là một hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam” mà thành công của
Mẫu thượng ngàn chính là một “sự mở đường”. Nhà văn Nguyên Ngọc khi so
sánh với “Hồ Quý Ly” trước đó cho rằng “Mẫu thượng ngàn còn dày dặn, bề
thế, phong phú hơn cả cuốn Hồ Quý Ly từng gây xôn xao của anh mấy năm
trước”.“Bằng cuốn tiểu thuyết này, bằng khám phá này – tôi muốn nói vậy -
Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến ta kinh ngạc vì bút lực còn dồi dào đến
tràn trề và say đắm của anh”.
2.2. Đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân
Khánh
Khi đề cập đến vấn đề nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, các bài viết đều khẳng định đó là một
phương diện quan trọng, tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn, đồng thời đem lại thành
công cho tác phẩm.
Trong bài Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn, Trần Thị An cho rằng: “Tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn không có
nhân vật trung tâm mà có nhiều nhân vật chính. Nhân vật trung tâm ở đây
chính là cộng đồng làng Cổ Đình. Nhân vật này có một hành trang tinh thần
chung cho tất thảy, hay nói cách khác, các nhân vật dù có từng đời sống riêng
đều được quy tụ vào một mối quan tâm chung, đó chính là tín ngưỡng dân gian
của làng”[17].
Lại Nguyên Ân với bài Hồ Quý Ly - Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân
Khánh đã phát hiện ra: “nhân vật trung tâm Hồ Quý Ly được mô tả từ nhiều
điểm nhìn khác nhau. Ông ít xuất hiện trực tiếp nhưng bóng dáng ông thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
gián tiếp hiện diện trong nỗi ám ảnh thường xuyên của các nhân vật
khác ”[19].
Nguyễn Thị Huệ trong bài viết Đề tài lịch sử, cách tiếp cận mới từ phương
diện trần thuật cho rằng, trong tiểu thuyết lịch sử đương đại: “Nhân vật lịch sử
xuất hiện như số phận cá nhân, con người đời thường trong cuộc sống”. Trong
đó, “đặc biệt quan niệm về con người bi kịch, con người cô đơn gắn với nhân
vật lịch sử xuất hiện đậm nét trong bộ ba truyện ngắn giả lịch sử của Nguyễn
Huy Thiệp và tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của
Võ Thị Hảo. Nhân vật lịch sử được dựng dậy, được thổi vào một linh hồn, với tư
cách người cụ thể, sống động với tất cả yêu ghét, khát vọng, bi kịch…Đó không
phải là con người trong ý nghĩa nhân loại mà là con người hiện lên trong sự
đầy đủ toàn vẹn của nó: con người nhân bản”[45].
Đỗ Hải Ninh trong bài viết Quan niệm lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn
Xuân Khánh chỉ ra : “các nhân vật, sự kiện lịch sử… không đơn nghĩa mà trở
nên đa diện khi được soi chiếu từ nhiều góc độ. Nhà văn đặt nhân vật trong mối
quan hệ phức tạp của gia đình và xã hội”. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết
của ông là “ con người của đời thực, con người của cuộc sống thường ngày”, “
đều ở trong thế lưỡng cực, đa trị”. Tuy nhiên ở mỗi tác phẩm, nhà văn lại tập
trung vào một kiểu nhân vật riêng: “Ở Hồ Quý Ly, nhà văn chú ý đến những
nhân vật có thật của lịch sử, những hình tượng đậm nét để đi đến cái phổ quát
của con người. Cuộc đời các nhân vật lịch sử cũng như mỗi biến cố, sự kiện chỉ
là cái chớp mắt của ngàn năm nhưng nhà văn đã lưu giữ lại những khoảnh
khắc đó tạo dựng thành hình tượng nghệ thuật giàu sức sống như Hồ Quý Ly,
Hồ Nguyên Trừng, Trần Nghệ Tôn, Trần Khát Chân,…Mẫu thượng ngàn lại
hướng tới những nhân vật hư cấu, vô danh trong lịch sử để dệt nên bức tranh
rộng lớn về văn hoá Việt” [68 ].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trong bài Đọc Hồ Quý Ly, Phạm Xuân Nguyên đưa ra cái nhìn sâu sắc về
cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là ở thế lưỡng tính, phân thân:
“Nhân vật lịch sử của ông là những cá nhân mâu thuẫn, giằng xé, một bên là
thúc bách (tất yếu) lịch sử, một bên là đòi hỏi (tất yếu) con người trước thử
thách, vận mạng của đất nước, chúng dân[71].
Tác giả Hoà Vang trong bài viết Hấp lực của Hồ Quý Ly đã chỉ ra nét độc
đáo về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Hồ Quý Ly: “Lực hấp dẫn của tiểu
thuyết Hồ Quý Ly còn nằm trong sự phân thân, sự vận động của các hình tượng
nhân vật…mỗi người một số phận, một tính cách, một dạng nổi trôi và vùng,
một kết cục, để mỗi người một nét cùng vẽ nên sinh động, rõ ràng và bi hùng
một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong đó những người yêu thương kính mộ của
mình và mình không thể không bị cuốn vào”[83].
Bài viết Tiểu thuyết Hồ Quý Ly: Đưa người Việt đến gần hơn với sử Việt
khẳng định một trong những thành công quan trọng của tiểu thuyết Hồ Quý Ly
là nghệ thuật xây dựng các nhân vật lịch sử: “Tác giả khắc hoạ thành công
nhiều chân dung lịch sử như Trần Nghệ Tông, Trần Khát Chân, Phạm Sư Ôn,
Nguyễn Anh Cẩn, Hồ Hán Thương, đặc biệt là Hồ Nguyên Trừng, con trai của
Hồ Quý Ly. Mỗi người một cái nhìn thời cuộc, mỗi tính cách, mỗi tâm hồn và
qua họ ta khám phá được xã hội về con người của một thời đại” [89].
Ngoài ra còn có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hai tiểu thuyết này
ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật như: Luận văn Thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh (Lê Thị Thuý Hậu, Luận văn thạc sĩ Đại học Vinh – 2009); luận văn
Những cách tân đáng chú ý của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thời Đổi mới (luận
văn thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội – 2005) của Nguyễn Thị Phương Thanh;
luận văn Thành tựu của tiểu thuyết lịch sử quan Vạn Xuân và Hồ Quý Ly (luận
văn thạc sĩ Ngữ văn ĐHSP Hà Nội – 2004) của Trần Thị Quỳnh Hoa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Như vậy, khi tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, các bài viết
đều đi vào những cách tân về phương diện thi pháp như đặc điểm thể loại tiểu
thuyết lịch sử, cách thức xây dựng nhân vật, kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ. Các
bài viết đều đề cao nỗ lực đổi mới của Nguyễn Xuân Khánh, “góp phần rất lớn,
làm nên sự thuyết phục trở lại đối với người đọc tiểu thuyết hôm nay”[29].
Về vấn đề nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Xuân Khánh, các ý kiến đều khẳng định có những cách tân, biến đổi
rõ rệt so với kiểu “nhân vật truyền thống”. Song cho đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về nhân vật trong tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Xuân Khánh. Mặc dù vậy, những bài viết và các công trình nghiên
cứu nói trên thực sự là những gợi dẫn quý báu để chúng tôi triển khai đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp của luận văn là thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Xuân Khánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hai cuốn tiểu thuyết:
Hồ Quý Ly (NXB Phụ nữ, 2000)
Mẫu thượng ngàn (NXB Phụ nữ, 2006)
Ngoài ra, để làm nổi bật những nét mới mẻ của Nguyễn Xuân Khánh trong
việc xây dựng nhân vật, chúng tôi có tiến hành so sánh với một số tiểu thuyết
lịch sử khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phƣơng pháp khảo sát – thống kê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Để khái quát nhân vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, trong luận
văn, phương pháp khảo sát thống kê được vận dụng chủ yếu khi thống kê tần số
xuất hiện của các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
4.2. Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống
Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn có số lượng nhân vật khá lớn với hàng
trăm nhân vật. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để nhìn thấy rõ hơn mối
quan hệ giữa các nhân vật, giữa nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh và nhân vật
trong tiểu thuyết lịch sử nói chung.
4.3. Phƣơng pháp miêu tả- phân tích
Phương pháp này nhằm cụ thể hoá các đặc điểm về nhân vật tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trên cơ sở những nét khái quát mà phương pháp
khảo sát thống kê đã chỉ ra.
4.4. Phƣơng pháp so sánh
Đây là phương pháp được chú trọng nhằm chỉ ra yếu tố lịch sử và yếu tố
tiểu thuyết, chỉ ra cách tân mới mẻ của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh,
đặc biệt trong nghệ thuật xây dựng nhân vật so với một số tiểu thuyết lịch sử
khác.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách tương đối hệ thống và toàn diện về nhân
vật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, nhằm khẳng định tài năng cũng
như những đóng góp của nhà văn trong việc đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu
thuyết.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 3 chương:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chương 1: Sự xuất hiện của Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh Tiểu
thuyết lịch sử Việt Nam đương đại
1.1. Tiểu thuyết lịch sử trước thời kì đổi mới (1986)
1.1.1.Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại
1.1.2. Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 – 1985
1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử trong thời kì đổi mới
1.3. Sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh
1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người
1.3.3. Xử lý mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu lịch sử trong việc
khắc hoạ nhân vật
Chương 2: Các loại nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
2.1. Khái niệm nhân vật
2.1. Các loại nhân vật
2.2.1.Nhân vật bi kịch
2.2.2. Nhân vật bản năng
2.2.3. Nhân vật huyền thoại, kì ảo
2.2.4. Nhân vật dị biệt
Chương 3: Các phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử
Nguyễn Xuân Khánh
3.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua xung đột
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ
3.3.1. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
3.3.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại
3.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua giọng điệu
3.4.1. Giọng điệu tra vấn
3.4.2. Giọng điệu suồng sã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
NỘI DUNG
Chƣơng 1
SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
ĐƢƠNG ĐẠI
1.1.Tiểu thuyết lịch sử trƣớc thời kì đổi mới (1986)
1.1.1.Tiểu thuyết lịch sử trong văn học trung đại
Tiểu thuyết lịch sử là thể loại có truyền thống lâu đời và có vai trò quan
trọng trong nền văn học dân tộc. Tiểu thuyết lịch sử xuất hiện từ thời kì văn học
trung đại với các bộ tiểu thuyết viết bằng chữ Hán như: Nam triều công nghiệp
diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long
hưng chí (Ngô Giáp Đậu), Việt Nam tiểu sử (Lê Hoan)… Các bộ tiểu thuyết này
mang đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi và được kể theo trật tự thời gian
tuyến tính. Các tác giả đứng trên lập trường của một sử gia để sáng tác. Nhà văn
thực sự là những “thư kí trung thành của thời đại”, họ tôn trọng tuyệt đối với
các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Trong các bộ tiểu thuyết lịch sử trung đại,
ta có thể tìm thấy nhiều tư liệu lịch sử chính xác nên tiểu thuyết lịch sử thời kì
này rất gần với sử kí. Các sự kiện lịch sử được lấy làm đối tượng miêu tả cơ
bản, nhân vật chỉ xuất hiện khi có tham gia hoặc liên quan đến một sự kiện lịch
sử nào đó. Tiểu thuyết trung đại đã xây dựng thành công một số nhân vật điển
hình nhưng các nhân vật này còn mang đậm tính ước lệ, nhân vật chỉ được chú
trọng đến hành động, ít được quan tâm đến tâm lí bên trong.
Trong các bộ tiểu thuyết nói trên, Hoàng Lê nhất thống chí của tập thể tác
giả Ngô gia văn phái được xem là tác phẩm xuất sắc nhất. Tác phẩm là sự hội tụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
tinh hoa của văn xuôi tự sự trung đại, giữ vị trí quan trọng trong dòng tiểu
thuyết lịch sử chương hồi Việt Nam. Trong tác phẩm, bức tranh thời đại được
vẽ nên từ những, sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử chân thực, sinh động
cụ thể. Các tác giả đã tái hiện trung thực một giai đoạn lịch sử phức tạp của dân
tộc với các biến cố trọng như sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh
- Nguyễn và công cuộc thống nhất đất nước của người anh hùng Quang Trung -
Nguyễn Huệ.
Thành công nổi bật nhất của Hoàng Lê nhất thống chí là đã xây dựng được
một thế giới nhân vật sinh động với hàng trăm nhân vật, bao gồm vua chúa, văn
thần, võ tướng, cung tần mĩ nữ, trí thức, con buôn… Trong đó những nhân vật
như Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Quận Huy, Đặng Thị Huệ, Nguyễn Hữu Chỉnh,
Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ … là những nhân vật được khắc hoạ có cá tính, để
lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Nhân vật được khắc hoạ không chỉ ở
phương diện con người lịch sử gắn với các sự kiện mà còn được khắc hoạ ở cả
phương diện con người xã hội gắn với sinh hoạt đời thường.
Có thể khẳng đinh rằng Hoàng Lê nhất thống chí có một ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc. Các tác giả Ngô gia đã
vượt lên trên sự ghi chép các sự kiện lịch sử, thể hiện sự kết hợp giữa tính chân
thực lịch sử và tính chân thực văn học. Nó không chỉ khẳng định vị thế của thể
loại tiểu thuyết lịch sử mà nó còn khơi thông mạch nguồn để thể loại này tiếp
tục phát triển một cách mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành tựu hơn ở những chặng
đường tiếp theo.
1.1.2.Tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến 1945
Sang đầu thế kỉ XX, văn học dân tộc chứng kiến sự chuyển mình lớn lao
của công cuộc hiện đại hoá văn học dân tộc. Văn học Việt Nam chuyển từ phạm
trù trung đại sang phạm trù hiện đại, chuyển từ văn học chữ Hán sang văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
viết bằng chữ quốc ngữ. Trong phạm trù văn học hiện đại có những thể loại văn
học không tiếp tục tồn tại, có những thể loại mới xuất hiện và có những thể loại
được định hình từ trước nay mới thực sự nở rộ. Tiểu thuyết lịch sử mặc dù đã
xuất hiện từ thời kì trung đại nhưng phải đến thời kì hiện đại mới thực sự phát
triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn và trở thành một trong những
thể loại trung tâm của đời sống văn học.
Thời kỳ này, tiểu thuyết lịch sử phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng với những tác phẩm gây được tiếng vang như: Trùng Quang tâm sử
(Phan Bội Châu), Đêm hội Long Trì, An Tư (Nguyễn Huy Tưởng); Chiếc ngai
vàng, Ai lên phố Cát, Gái thời loạn, Đỉnh non thần, Treo bức chiến bào, Trong
cơn binh lửa (Lan Khai); Hòm đựng người, Loạn kiêu binh, Bà Chúa Chè
(Nguyễn Triệu Luật); Lê Thái Tổ, Thoát cung vua Mạc, Bà quận Mỹ (Chu
Thiên), Tiếng sấm đêm đông, Đinh Tiên Hoàng, Vua Bố Cái (Nguyễn Tử Siêu),
Vua Hàm Nghi với việc kinh thành thất thủ (Ngô Tất Tố)…
Trong các cuốn tiểu thuyết lịch sử này, đối tượng được ưu tiên thể hiện
vẫn là lịch sử. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là những người anh hùng xuất
hiện trong cảm hứng ngợi ca, sùng bái một chiều của cả cộng đồng. Nhân vật
được khắc hoạ nhằm mục đích thể hiện lịch sử nên họ đều đẹp một cách lý
tưởng. Anh Phấn, cô Chí trong Trùng Quang tâm sử, hay các nhân vật Lê Thái
Tổ, Đinh Tiên Hoàng… trong các tiểu thuyết cùng tên kể trên là những nhân vật
như thế.
Vấn đề “nhận thức lại” về các nhân vật lịch sử chưa hề xuất hiện trong tiểu
thuyết lịch sử thời kì này. Trong nhiều tác phẩm, lịch sử thường không được tái
hiện đúng như nó có mà là lịch sử được dựng lên theo ý tưởng lãng mạn và theo
tinh thần của thời đại nhằm kí thác, gửi gắm nhiệt huyết cứu nước của tác giả.
Thành công lớn nhất của tiểu thuyết lịch sử thời kì này là gắn với cảm hứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
ngợi ca, sùng bái nhằm khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước,
giáo dục truyền thống đạo đức, truyền thống cách mạng cho thế hệ sau.
Ngoài khai thác chủ đề lịch sử - dân tộc, nhiều cuốn tiểu thuyết lịch sử đã
khai thác cả những yếu tố đời tư, thế sự. Tiêu biểu như Đêm hội Long Trì
(Nguyễn Huy Tưởng), Bà Chúa Chè (Nguyễn Triệu Luật), Bà quận Mỹ (Chu
Thiên)… Yếu tố hư cấu và nhân vật hư cấu đã xuất hiện. Tuy nhiên, đó là
những hư cấu nhằm thuyết phục người đọc tin rằng hư cấu ấy “như thực”, làm
cho người đọc cảm thấy mình đang thực sự chứng kiến hiện thực ấy, cảm thấy
những tình tiết, sự kiện trở nên sống động như là có thật.
Có thể thấy rằng, tiểu thuyết lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến 1945 bước đầu
đã có ý thức cách tân về nghệ thuật nhằm hiện đại hoá thể loại. Nhưng nhìn
chung, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này vẫn kết cấu theo mạch thời gian biên
niên, người kể chuyện ở ngôi thứ ba, ngôn ngữ theo lối biền ngẫu…Tiểu thuyết
lịch sử thời kì này vẫn chưa thoát khỏi sự chi phối sâu sắc của nghệ thuật tiểu
thuyết lịch sử truyền thống, “cổ điển”.
1.1.3. Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến 1985
Trước yêu cầu thúc bách của đời sống đấu tranh, của phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc, tiểu thuyết lịch sử giai đoạn này tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao cả là tuyên truyền, giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý
chí đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Do đó, tiểu thuyết lịch sử thời kì này
mang đậm âm hưởng sử thi. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như: Sống
mãi với thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung (Nguyễn Huy
Tưởng); Quận He khởi nghĩa (Hà Ân), Bóng nước Hồ Gươm (Chu Thiên), Núi
rừng Yên Thế (Nguyên Hồng), Cờ nghĩa Ba Đình (Thái Vũ)…
Trong tiểu thuyết lịch sử thời kì này, điều các nhà văn quan tâm nhất và ưu
tiên hàng đầu vẫn là lịch sử, con người chưa được quan tâm đúng mức. Chẳng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
hạn trong Bóng nước Hồ Gươm, Chu Thiên đã tái hiện lại không khí bi hùng
của Hà Nội những ngày cuối thế kỉ XIX. Khí tiết trung trinh, lòng yêu nước
thiết tha, sâu nặng trong lòng sĩ phu Bắc Hà được nhà văn thể hiện hết sức sâu
sắc. Chu Thiên đã rất thành công trong việc thể hiện “chất lịch sử” trong cuốn
tiểu thuyết này nhưng “chất tiểu thuyết” vẫn còn khá mờ nhạt.
Hay trong Cờ nghĩa Ba Đình, Thái Vũ đặc biệt quan tâm đến sự kiện lịch
sử, đến toàn cảnh phong trào chống thực dân Pháp của nghĩa quân Ba Đình. Tác
phẩm là một bộ tiểu thuyết lịch sử công phu và nghiêm túc với một hệ thống tư
liệu chính xác. Thế giới nhân vật trong Cờ nghĩa Ba Đình cũng hết sức đa dạng,
phong phú. Song do đích đến của nhà văn vẫn là thể hiện lịch sử nên nhà văn
chưa đi sâu vào thể hiện nhân vật, chưa xây dựng được những nhân vật có chiều
sâu, có sức ám ảnh lớn đối với độc giả.
Thành tựu quan trọng của tiểu thuyết lịch sử thời kì này có tác động không
nhỏ trong việc cổ vũ động viên nhân dân đấu tranh dành độc lập. Các tiểu
thuyết lịch sử lấy đề tài từ lịch sử dân tộc đã thể hiện một tinh thần yêu nước
thiết tha và niềm tự hào về truyền thống dân tộc, góp tiếng nói vào phong trào
đấu tranh của nhân dân. Tuy nhiên, do chịu sức ép của “nhiệm vụ chính trị”,
cách thể hiện của nhà văn về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong tác phẩm là
cái nhìn một chiều, mang dấu ấn chung của cả cộng đồng dân tộc, thống nhất
với cái nhìn của các sử gia chính thống. Nhà văn thường đứng trên một lập
trường tư tưởng mang tính phân định rõ ràng giữa tốt - xấu, khen – chê. Bởi
vậy, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử mới chỉ hiện lên một nửa, hoặc tốt hoặc
xấu, trong khi đó bản thân lịch sử và con người có đời sống hết sức phong phú,
chứa đựng biết bao nhiêu phức tạp, bao nhiêu biến động thăng trầm, bao mâu
thuẫn, xung đột.
Tiểu thuyết lịch sử từ 1945 đến 1985 nhìn chung không có gì độc đáo,
chưa có những sự bứt phá về nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật. Tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
thuyết lịch sử thời kì này vẫn chú trọng tới “bề mặt sự kiện”, tới con người “bề
ngoài” của nhân vật. Các tác giả tập trung bao quát hiện thực đời sống với chiều
kích vĩ mô của tư duy “đại tự sự” nhằm mục đích minh hoạ cho lịch sử. Cái
nhìn của nhà văn về lịch sử là cái nhìn sơ lược, phiến diện, một chiều và mang
dấu ấn chung của cộng đồng dân tộc. Các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc kể về
các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, nhằm mục đích làm hấp dẫn dẫn hơn, sinh
động hơn về lịch sử. Một số cuốn tiểu thuyết đã xây dựng được những nhân vật
lịch sử đa dạng về tính cách, có chiều sâu nội tâm nhưng tựu trung lại về cơ
bản, tiểu thuyết lịch sử thời kì này vẫn là sự tiếp nối tiểu thuyết lịch sử thời kì
trước, chưa có được những vượt thoát, bứt phá so với tiểu thuyết lịch sử thời kì
trước đó.
1.2. Tiểu thuyết lịch sử trong thời kì đổi mới
Trong bầu không khí dân chủ của tinh thần đổi mới, tiểu thuyết lịch sử
thời kì này không còn bị chi phối bởi ý thức cộng đồng, không còn bị bó buộc
trong những gánh nặng tư tưởng chính trị đã hướng đến khám phá lịch sử ở “bề
sau, bề sâu, bề xa”. Các tác giả tiểu thuyết lịch sử thời kì đổi mới đã có nhiều
thể nghiệm, cách tân độc đáo nhằm đem lại sự chuyển biến mới mẻ, sâu sắc về
tư tưởng và nghệ thuật tiểu thuyết.
Tiểu thuyết lịch sử đương đại đã thực sự tạo được một vị thế quan trọng
trong đời sống văn học với các tác phẩm tiêu biểu như: Sông Côn mùa lũ
(Nguyễn Mộng Giác), Gió lửa (Nam Dao), Vằng vặc sao Khuê (Hoàng Công
Khanh), Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ (Hoàng
Quốc Hải), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn (Nguyễn
Xuân Khánh), Vạn Xuân (Yveline Feray - nữ văn sĩ Pháp), Vua Minh Mạng
(Hoài Anh), Mạc Đăng Dung (Lưu Văn Khuê)…Tiểu thuyết lịch sử đương đại
còn mở rộng về lĩnh vực văn hoá phong tục của dân tộc. Trong xu hướng này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
này, Đàn Đáy của Trần Thu Hằng và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh là những tác phẩm ấn tượng và nổi bật nhất.
Các tác giả tiểu thuyết lịch sử đương đại khám phá lịch sử với ý thức cá
nhân cao độ, đó không phải là lịch sử sự kiện với những nhân vật khoác lên
mình “bộ cánh chính trị” mà là lịch sử với tất cả sự phong phú, phức tạp, sự bí
ẩn, khuất lấp. Tiểu thuyết lịch sử đương đại không ngừng “tra vấn”, “nhận thức
lại về lịch sử”, đưa ra những cách nhìn nhận “phi truyền thống”, “phi sử thi” về
lịch sử. Lịch sử không phải là những điều đã khép kín, đã xác tín, đã hoàn kết
mà nó vẫn đang mở ra trường đối thoại.
Chẳng hạn trong tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Mộng Giác đã đưa
ra một cách nhìn nhận mới, luận giải mới về phong trào Tây Sơn và người anh
hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Nguyễn Mộng Giác không chú trọng tái hiện lại các
sự kiện lịch sử và phẩm chất anh hùng của nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ, mà ở
đây nhà văn đi vào lý giải các sự kiện lịch sử, đi sâu vào thế giới bên trong của
người anh hùng đằng sau những chiến công, những biến thiên của thời đại. Bên
cạnh một Nguyễn Huệ anh hùng, vĩ đại còn có một Nguyễn Huệ gần gũi, đời
thường luôn ấp ủ những xúc cảm về tình yêu thuần khiết với An, hiếu nghĩa với
thầy giáo cũ và có những lúc thật cô đơn, yếu lòng. Hay “trước khi quyết định
một việc liên hệ đến sinh mệnh bao nhiêu vạn người, đảo lộn cả lịch sử, xáo
động cả tình ruột thịt, rung động cả lòng người, ông lại cảm thấy cô đơn và yếu
đuối…”[2,947].
Nguyễn Xuân Khánh khi viết về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly cũng vậy. Hồ
Quý Ly là một nhân vật lịch sử mà 600 năm qua, hậu thế vẫn không ngớt tranh
cãi về ông. Trong tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, Hồ Quý Ly được
nhà văn xây dựng với những kiến giải rất riêng, lý giải theo một giác độ mới, đó
là một vị anh hùng đa mưu túc trí, nhiều tham vọng, lắm toan tính, một nhà tư
tưởng lớn, một con người có đời sống nội tâm phong phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Trong Giàn Thiêu, Võ Thị Hảo viết về Nguyên phi Ỷ Lan dưới thời nhà
Lý. Với cuốn tiểu thuyết này, nhà văn đã khai mở những điều khuất tối, những
“sự thật” còn chưa được biết đến về Ỷ Lan. Võ Thị Hảo không phủ nhận
Nguyên phi Ỷ Lan là một nữ thánh, có công lớn với Đại Việt. Ngoài “phần
sáng” người đời đã biết, nhà văn còn cho ta biết cả những “phần tối” với những
tội ác, những mưu mô thâm hiểm của Ỷ Lan. Nhà văn đã cho người đọc biết về
một thời điểm lịch sử trong quá khứ với cả những điều “bất khả tín”nhằm đánh
giá lại, nhận thức lại lịch sử trên tinh thần dân chủ, bởi “lịch sử là cuốn tiểu
thuyết đã viết xong” còn “tiểu thuyết là lịch sử có thể diễn ra như thế”.
Có thể thấy rằng, tính chất “ngoại sử” là đặc điểm nổi bật nhất của tiểu
thuyết lịch sử đương đại. Khi sáng tác, lịch sử chỉ được dùng như cái nền để tác
giả đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời tư cá nhân của con người. Nhân vật là
những con người sống động cụ thể, đầy đủ những tính cách và tình cảm của con
người đời thường. Điều này khiến cho tiểu thuyết lịch sử đương đại mới mẻ so
với tiểu thuyết lịch sử truyền thống.
Bakhtin đã từng phân biệt giữa tiểu thuyết và sử thi cổ điển ở chỗ, sử thi
thể hiện quá khứ anh hùng dân tộc mà cơ sở của nó là truyền thống, còn tiểu
thuyết miêu tả cuộc sống không ngừng biến đổi sinh thành, là cái nhìn cuộc
sống từ góc độ đời tư, yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng
tăng. Đó là điểm khác biệt và cũng là điểm mạnh của tiểu thuyết lịch sử so với
khoa học lịch sử. Với cách thể hiện lịch sử mới mẻ, với bút pháp hiện đại, đầy
sáng tạo, tiểu thuyết lịch sử đương đại ngày càng chiếm được cảm tình và sự
yêu thích của đông đảo bạn đọc.
1.3. Sự xuất hiện tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
Từ sau đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã được thổi vào một
nguồn năng lượng dồi dào, một sức sống mới. Tuy có những thời đoạn, tiểu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
thuyết đương đại rơi vào im lặng với câu hỏi hoài nghi: “Tiểu thuyết Việt Nam
đang ở đâu?”. Sự im lặng của tiểu thuyết làm bạn đọc chờ đợi, hy vọng sự xuất
hiện của những cây bút tài năng với những tác phẩm đủ sức xua tan đi bầu
không khí yên ắng của đời sống văn học. Đúng lúc đó, Nguyễn Xuân Khánh đã
“đột ngột xuất hiện, như thể ông vừa bước ra từ một huyền thoại nào đó, từ một
sự ẩn mình đâu đó lâu lắm, như loài trầm hương trong rừng sâu kia, một ngày
nhoài lên từ lớp mùn và mục gỗ để đi về phía ánh sáng mặt trời và đem theo
mùi hương quý giá”[25]. Năm 2000, ông ra mắt bạn đọc cuốn Hồ Quý Ly, đến
2006 là Mẫu thượng ngàn. Cả hai cuốn tiểu thuyết đều đã tạo nên những cơn
“địa chấn” làm độc giả bừng tỉnh và phá tan đi sự bình lặng trong đời sống văn
học.
Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933 tại làng Cổ Nhuế, Hà Nội. Ngòi bút
của ông khá đa dạng, bao gồm truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết và dịch thuật, trong
đó đáng chú ý như Rừng sâu (tập truyện ngắn, NXB Văn học, 1962), Miền
hoang tưởng ( tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng, 1990), Hồ Quý Ly ( tiểu thuyết, NXB
Phụ nữ, Hà Nội, 2000), Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, NXB Phụ nữ, Hà Nội
2006), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (NXB Nhi đồng, Hà Nội, 2002),
Mưa quê (NXB Nhi đồng, Hà Nội, 2003).
So với nhiều nhà văn cùng thời, Nguyễn Xuân Khánh tuy sáng tác không
nhiều nhưng những sáng tác của nhà văn thực sự là những viên ngọc quý của
tiểu thuyết lịch sử và của văn học Việt Nam thời đổi mới. Nguyễn Xuân Khánh
nay đã là một “lão mai” ở cái tuổi “thất thập”. Đối với Nguyễn Xuân Khánh, có
lẽ văn chương là nghiệp và cũng là duyên, bởi con đường văn chương của ông
dù gặp nhiều trắc trở nhưng ông vẫn không nản lòng. Thành công vang dội của
Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn đã chứng tỏ sự tâm huyết, tài năng, nội lực văn
chương Nguyễn Xuân Khánh. Những giải thưởng mà hai cuốn tiểu thuyết này
nhận được đã đưa Nguyễn Xuân Khánh đến đỉnh cao của vinh quang nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
thuật. Đó thực sự là những phần thưởng xứng đáng cho một nhà văn vừa có tâm
vừa có tài.
Hồ Quý Ly là cuốn tiểu thuyết lịch sử tái hiện lại thời kì cuối cuối thế kỉ
XIV đầu thế kỉ XV, đó là thời kì gắn với triều đại nhà Trần và nhà Hồ, với nhân
vật lịch sử phức tạp Hồ Quý Ly. Ở tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân
Khánh chọn lịch sử ở thời điểm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tái hiện sự xung
đột văn hoá Đông - Tây của dân tộc Việt và quân xâm lược Pháp. Trong Mẫu
thượng ngàn có sự hoà trộn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố văn hoá, phong tục. Vì
vậy có ý kiến coi Mẫu thượng ngàn là tiểu thuyết lịch sử, có ý kiến coi là tiểu
thuyết văn hoá phong tục. Luận văn của chúng tôi coi Mẫu thượng ngàn là một
cuốn tiểu thuyết lịch sử, bởi lẽ tác phẩm vẫn gắn với biến cố lịch sử một thời đại
đã qua - thời đại có sự xung đột giữa văn hoá phương Đông và phương Tây.
Qua tác phẩm này, Nguyễn Xuân Khánh muốn khẳng định sức sống bền bỉ và
mạnh mẽ của văn hoá Việt trước những biến động dữ dội của lịch sử. Bản thân
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng khẳng định sự lựa chọn của ông khi viết tiểu
thuyết lịch sử: “Có nhiều cách viết tiểu thuyết lịch sử: Tiểu thuyết hoàn toàn
gồm những nhân vật lịch sử. Tiểu thuyết gồm những nhân vật lịch sử trộn lẫn
những nhân vật hoàn toàn hư cấu; Tiểu thuyết chỉ có những nhân vật hư cấu
nằm trong một bối cảnh lịch sử nhất định” [61]. Hồ Quý Ly là cuốn tiểu thuyết
lịch sử Nguyễn Xuân Khánh viết theo cách thứ hai, còn Mẫu thượng ngàn là
cuốn tiểu thuyết lịch sử nhà văn viết theo cách thứ ba.
1.3.1. Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Xuân Khánh
Viết tiểu thuyết lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh bày tỏ: “Tôi quan niệm tiểu
thuyết lịch sử tạo ra một hiện thực làm sao để gây cho người đọc một ảo tưởng
là nó có thật. Tiểu thuyết lịch sử phải dựng lại bối cảnh không khí của thời đại.
Tôi phải đọc rất nhiều tư liệu cùng sự trải nghiệm thực tế để nhào nặn thành
nhân vật, sự kiện, những mối liên hệ. Tiểu thuyết phải có đời sống, bi hài trữ