Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Nhân vật trong tiểu thuyết của nguyễn xuân khánh qua hai tác phẩm hồ quý ly và mẫu thượng ngàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.99 KB, 91 trang )

1
Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học vinh

Đào thị lý

nhân vật trong tiểu thuyết
của Nguyễn Xuân Khánh
(Qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thợng Ngàn)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
MÃ số: 60 22 32

Tóm tắt luận văn ngữ văn

Vinh - 2010


2

MỤC LỤC
Trang
1.
2.
3.
4.
5.
6.

1.1.
1.2.
1.3.


1.4.

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài ………………………………………………….
Lịch sử vấn đề……………………………………………………..
Phạm vi, đối tượng nghiên cứu…………………………………….
Phương pháp nghiên cứu …………………………………………..
Đóng góp khoa học của luận văn…………………………………...
Cấu trúc luận văn…………………………………………………...
Chương 1
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH
VÀ TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN
Hiện tượng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh………………………….
Sự ra đời của tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng
Ngàn………...
Quan niệm về lịch sử và văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh trong
Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn …………………………………
Tiểu kết……………………………………………………………..
Chương 2
NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY

Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý
Ly……………...
Hồ Quý Ly và bi kịch của kẻ đi tiên phong cải cách……………….
Nhân vật và sự đổi ngôi của người kể chuyện ……………………
Tiểu kết……………………………………………………………..
Chương 3
NHÂN VẬT NỮ VÀ TÍN NGƯỠNG VĂN HĨA
TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN
Vẻ đẹp của người phụ nữ trong mối quan hệ với tín ngưỡng văn hóa
Nhân vật nữ - người lưu giữ sức sống Việt………………………...
Nhân vật nữ được xây dựng trong cái đẹp hài hòa…………………
Tiểu kết……………………………………………………………..
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
3
6
6
6
7

8
17
22
30

32
45
52

58

60
68
75
88
90
93


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Xuân Khánh đã đến với sáng tác văn chương từ gần giữa thế
kỷ trước nhưng mãi đến đầu thế kỷ XXI này, khi đã chạm vào ngưỡng tuổi “xưa
nay hiếm” ông mới thành danh. Muộn màng nhưng thật quý hiếm! Với hai cuốn
tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000) và Mẫu Thượng Ngàn (2006), Nguyễn Xuân
Khánh đã được độc giả cũng như giới nghiên cứu thừa nhận là một nhà tiểu
thuyết tài năng, một tâm hồn nghệ thuật gắn bó với lịch sử và văn hóa Việt Nam
đậm đà bản sắc. Với sự thành công của hai tác phẩm này, Nguyễn Xuân Khánh
được xem là “một hiện tượng văn học” những năm đầu thế kỷ XXI, tiếp tục con
đường khám phá và làm sống dậy vẻ đẹp văn hóa và những trang sử bi hùng của
dân tộc. Nghiên cứu tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh là đến với thế giới nghệ
thuật đặc sắc, ở đó chúng ta khơng chỉ hiểu được những con đường tiếp cận lịch
sử, văn hóa một cách đa dạng mà còn hiểu được cái năng động của nghệ thuật
tiểu thuyết.
1.2. Một trong những yếu tố làm nên giá trị đặc sắc của hai tác phẩm Hồ
Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn là bởi tác giả đã xây dựng thành công hệ thống
nhân vật, đặc biệt là những nhân vật lịch sử. Từ hệ thống nhân vật, tác giả đã thể

hiện một cách nhìn nhận mới về quá khứ dân tộc, trong đó nhân vật là những
người đã được nhà văn dành cho những tình cảm hết sức đặc biệt. Trong quan
niệm của Nguyễn Xuân Khánh qua tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, người phụ nữ
và chính những đức tính, phẩm chất, sức sống cũng như tình yêu của họ đã lý
giải ngọn nguồn sức sống của tâm hồn, văn hóa Việt Nam. Qua hai tác phẩm Hồ
Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện những
tình cảm hết sức đặc biệt đối với truyền thống văn hóa Việt, một sự diễn giải sâu
sắc về lịch sử và văn hóa. Đó là một lý do quan trọng để chúng tôi lựa chọn vấn
đề Nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua hai tác phẩm Hồ
Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.


4
1.3. Với một người trực tiếp đảm nhiệm công việc giảng dạy môn Ngữ văn
ở trường trung học phổ thông, thì việc tìm hiểu những tác phẩm văn học viết về
đề tài lịch sử và văn hóa như Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân
Khánh, sẽ cung cấp thêm tư liệu để làm phong phú hơn kiến thức về lịch sử, văn
hóa cũng như văn học, phục vụ cho quá trình giảng dạy. Hơn nữa, đề tài của luận
văn tập trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong hai bộ tiểu thuyết
cũng là dịp nâng cao khả năng nghiên cứu những vấn đề có tính lý thuyết của văn
học và văn hóa. Đây cũng là tiền đề cho những cơng trình nghiên cứu về văn hóa
và lịch sử Việt Nam dựa trên thành cơng của các tác phẩm văn học mà tiểu thuyết
là một lĩnh vực địi hỏi sự đóng góp cơng sức của nhiều người.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, đã có nhiều bài viết nghiên cứu
về tác giả Nguyễn Xuân Khánh và hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng
Ngàn. Tuy nhiên những vấn đề liên quan đến hai bộ tiểu thuyết này vẫn còn cần
phải bàn bạc thêm. Đơn cử như việc xếp chúng vào “ô” tiểu thuyết lịch sử hay
tiểu thuyết văn hóa cũng cần được minh định rõ ràng hơn. Với tiểu thuyết Hồ
Quý Ly, tính chất thể loại đã rõ nên có thể yên tâm xếp tác phẩm này vào danh

sách những bộ tiểu thuyết lịch sử, nhưng đối với Mẫu Thượng Ngàn vẫn còn
những băn khoăn khác nhau xung quanh việc định danh thể loại. Nên xếp Mẫu
Thượng Ngàn vào danh sách thể loại tiểu thuyết lịch sử hay tiểu thuyết văn hóa
hoặc đơn thuần chỉ là tiểu thuyết, vẫn đang được các học giả trong và ngoài nước
quan tâm tranh luận, bởi trên thực tế chưa có thuật ngữ “tiểu thuyết văn hóa”.
Nếu nói khơng q lời, Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành một “hiện
tượng văn học” của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XXI khi ông là một trong
những nhà văn thành công trong sáng tác khi tuổi đã cao. Hồ Quý Ly được giải
thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003, Mẫu Thượng Ngàn được trao giải
thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2006. Phần lớn những bài viết được đăng
tải trên các báo, tạp chí hoặc các website về tác giả này đều bày tỏ sự ca ngợi và
dành những lời khen, động viên nhiệt thành trước những thành công của tác giả


5
Nguyễn Xuân Khánh. Đến thời điểm tháng 10 năm 2010, chỉ với 0,22 giây, đã
có hơn 300 000 kết quả trên trang tìm kiếm Google về tác giả Nguyễn Xuân
Khánh. Điều đó cho thấy, tác giả này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều
độc giả, học giả trong và ngoài nước. Đối với hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng Ngàn, kết quả tìm được trên trang tìm kiếm Google cũng rất nhiều. Có
thể nói trong thời gian gần đây, hai tác phẩm này nghĩa dành được sự quan tâm
to lớn của độc giả cũng như các học giả có uy tín trong và ngồi nước. Hồ Quý
Ly tái bản đến lần thứ 15 trong 7 năm, còn Mẫu Thượng Ngàn cũng được tái bản
liên tục kể từ khi xuất bản.
Trong Luận văn Thạc sĩ Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua
Hồ Quý Ly và Sông Côn mùa lũ, (Đại học Sư phạm Hà Nội 1, năm 2003), tác
giả Nguyễn Thị Liên đã minh định về thể loại của hai tác phẩm này. Tác giả cho
rằng tính chất đặc trưng của Hồ Quý Ly là một tiểu thuyết lịch sử hiện đại có
nhiều đóng góp về mặt nội dung thể loại. Trong một bài viết khác, có ý kiến cho
rằng, tiểu thuyết văn học trong độ mươi năm lại đây nếu không có Hồ Q Ly và

Mẫu Thượng Ngàn thì thành tựu tiểu thuyết Việt Nam bớt đi bao nhiêu sắc thái
sang trọng của bản sắc văn hóa Việt thấm đẫm trong văn học Việt.
Một trong những học giả có nhiều sự quan tâm đến tiểu thuyết lịch sử
Việt Nam là tác giả Lại Văn Hùng. Trong bài viết Vạn Xuân, Hồ Quý Ly trên
nền tiểu thuyết lịch sử, in trong sách Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, (Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002), tác giả Lại Văn Hùng cho rằng, vài
năm gần đây, vẫn thấy xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết lịch sử, hơn nữa
chúng lại nhận được sự hoan nghênh của công chúng, sự cơng nhận của giới phê
bình văn học. Theo tác giả bài viết, thì tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly (2000) của
Nguyễn Xuân Khánh có nhiều vấn đề được đề cập trong nội dung của tác phẩm
như: vấn đề khoa cử, chiến tranh, tình yêu, tình dục, phong tục tập quán, dân trí,
lịch sử cương thổ địa lý, v.v... Bài viết đã tập trung phân tích những thành cơng
về phương diện xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Tác giả bài viết
cho rằng, Hồ Quý Ly là một nhân vật đa tính cách, cả thiện và ác, nhiều tâm
trạng và cả sự biến dạng lý tưởng mà nhân vật theo đuổi.


6
Với tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn, tuy có những thành công vang dội và
nhận được sự quan tâm từ độc giả cũng như các nhà nghiên cứu, phê bình nhưng
do thời gian xuất hiện chưa lâu nên chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu
nào dành cho tác phẩm này, những bài viết có tính chất nghiên cứu về Mẫu
Thượng Ngàn cũng chưa có nhiều. Có thể nói rằng, các bài viết trong thời gian
vừa qua chỉ xoay quanh vấn đề lý giải những thành công về kỹ thuật viết văn, về
nội dung lịch sử và văn hóa được đề cập trong tác phẩm hoặc nêu lên băn khoăn
về tính chất thể loại của tác phẩm thuộc loại hình tiểu thuyết nào và chủ yếu là
dành những lời khen tặng cho tác phẩm và tác giả của nó.
Ngồi ra, cịn rất nhiều những ý kiến khác nhau xung quanh tác giả
Nguyễn Xuân Khánh, về tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Trong đó
có ý kiến của nhà nghiên cứu Châu Diên, Trần Thị An, nhà văn Nguyễn Huy

Thiệp, nhà nghiên cứu phê bình Phạm Xuân Nguyên đăng rải rác trên các báo,
tạp chí và các trang thơng tin điện tử.
Những ý kiến trên đã cung cấp cho chúng tôi một điểm tựa về lý luận và
văn học sử để chúng tôi thực hiện đề tài luận văn của mình.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu: những ý kiến đánh giá trong các bài viết, cơng
trình nghiên cứu, các sách chun khảo và luận án... những vấn đề liên quan đến
tác giả Nguyễn Xuân Khánh và sáng tác của ông; hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và
Mẫu Thượng Ngàn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh
cho nền tiểu thuyết Việt Nam những năm gần đây; Nhân vật trong hai tiểu
thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. Luận văn tập
trung nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết Hồ
Quý Ly và kiểu “nhân vật văn hóa” trong Mẫu Thượng Ngàn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu thể loại: Phương pháp loại hình, phương
pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp tiểu sử. Ngồi ra, luận văn cịn vận dụng


7
những phương pháp nghiên cứu hiện đại khác đang được sử dụng trong nghiên
cứu văn xuôi như thi pháp học, tự sự học, cấu trúc, v.v...
Cùng với những phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các thao
tác nghiên cứu như khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp,
khái qt, đánh giá.
5. Đóng góp khoa học của luận văn
5.1. Luận văn đã tổng quan những ý kiến đánh giá của các học giả trong
và ngoài nước về tác giả Nguyễn Xuân Khánh và hai tác phẩm Hồ Quý Ly và
Mẫu Thượng Ngàn. Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến nghệ
thuật xây dựng hệ thống hình tượng nhân vật trong hai tác phẩm này. Nhấn

mạnh đến sự thành công của tác giả Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây
dựng nhân vật như là một sự lý giải lịch sử và văn hóa dân tộc. Thơng qua việc
xây dựng nhân vật, nhà văn đã đem đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về lịch
sử và văn hóa Việt Nam. Nhận định về những thành công của tác giả Nguyễn
Xuân Khánh qua hai tác phẩm tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn
cũng là nhằm tìm hiểu giá trị văn hóa cũng như lịch sử của dân tộc Việt Nam
trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
5.2. Phân tích được nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo nên bản sắc riêng
của Nguyễn Xuân Khánh đồng thời lý giải được mối quan hệ giữa nhân vật có
thật trong lịch sử và nhân vật được hư cấu trong tiểu thuyết.
5.3. Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho
những ai quan tâm đến tác giả Nguyễn Xuân Khánh và hai bộ tiểu thuyết Hồ
Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng có giảng dạy bộ mơn văn
học đương đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được triển khai trong 3 chương:


8
Chương 1. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu
Thượng Ngàn
Chương 2. Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly
Chương 3. Nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn


9
Chương 1
NHÀ VĂN NGUYỄN XUÂN KHÁNH

VÀ TIỂU THUYẾT HỒ QUÝ LY, MẪU THƯỢNG NGÀN
1.1. Hiện tượng nhà văn Nguyễn Xuân Khánh
1.1.1. Về tiểu sử Nguyễn Xuân Khánh
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh có bút danh là Đào Nguyễn. Ơng sinh năm
1932, tại quê ngoại phố Huế - Hà Nội nhưng quê nội của ông lại ở Cổ Nhuế - Từ
Liêm - Hà Nội. Sở trường của Nguyễn Xuân Khánh là viết truyện ngắn và tiểu
thuyết, trong đó, truyện ngắn của ơng không thực sự gây được ấn tượng đối với
công chúng bạn đọc, nhưng tiểu thuyết thì được đón nhận một cách nồng nhiệt.
Về truyện ngắn, có những tác phẩm đáng chú ý như Rừng sâu (1963), Miền
hoang tưởng (1990), Hai đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (2002), Mưa quê
(2003); tiểu thuyết có hai tác phẩm nhưng lại gây tiếng vang lớn trên văn đàn
những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI là Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng
ngàn (2006). Giải thưởng văn chương mà ông nhận được cũng rất đáng nể: Tiểu
thuyết Hồ Quý Ly nhận 3 giải: Giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn
Việt Nam 1998 -2000, Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001, Giải thưởng
Thăng Long của UBND Thành phố Hà Nội 2002; Mẫu thượng ngàn nhận giải
thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006.
Có người cho rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tuổi Nhâm Thân, tuổi
Thân vất vả nhưng do được mệnh Kiếm Phong Kim nên dẫu thế nào cũng nên
nghiệp lớn. Ấy là sách Tử Vi nói vậy. Ông vốn yêu văn chương từ nhỏ. Từ năm
12 tuổi đã đọc rất nhiều. Lớn lên đi bộ đội, làm người lính cầm súng rồi bắt đầu
cầm bút. Bắt đầu viết từ năm 1957. Tập truyện ngắn đầu tay ra đời bị “tai nạn
nghề nghiệp”, hình như vào năm Dần, thuộc Tứ Xung, hạn lớn, phải rời khỏi cơ
quan nhà nước, xoay ra làm nghề may cộng thêm việc nuôi lợn để làm kế sinh
nhai. Điều này không chỉ mình ơng, nhiều nhà văn thời đó, do nóng lịng muốn
nâng cao “chất lượng Người” một cách cả tin cũng từng gặp lắm điều bất trắc.
Riêng Nguyễn Xuân Khánh, có thể do đứng chữ Nhâm nên gặp may hơn. Được


10

biết lúc bấy giờ, do “thương vì hạnh, trọng vì tài”, các chị trong Ban biên tập Nhà
xuất bản Phụ Nữ đã bí mật giúp ơng, bằng cách dành cho ông việc dịch sách văn
học nước ngoài, lấy bút danh gì đó để gia đình ơng có thêm thu nhập dù rất ít ỏi vì
chế độ nhuận bút của nhà xuất bản trả cho người dịch quá thấp. Và như thế, một
công đôi việc, vừa để kiếm sống, trau dồi vốn văn chương và cũng vơ tình họ đã
âm thầm thắp lên ngọn lửa sáng tạo tưởng đâu sắp lụi tàn trong tâm hồn đắng đót
của ơng. Cơng việc dịch sách đã cứu gia đình và bản thân ơng, níu lại cho ông
niềm tin trước cuộc đời, khiến ông bền bỉ hơn mà vượt qua vận bĩ.
Quê nội của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là ở làng Cổ Nhuế, nơi có nghề
may (hàng chợ) nổi tiếng, bấy giờ thuộc ngoại ô thành phố. Ngày còn trẻ
Nguyễn Xuân Khánh mê âm nhạc, ông là cây văn nghệ đàn hát tưng bừng, từng
là sinh viên Đại học Y khoa. Sau thời gian quân ngũ, nhà văn về làm việc tại tạp
chí Văn nghệ Quân đội, Báo Thiếu niên Tiền Phong. Bởi tai nạn nghề nghiệp
khiến Nguyễn Xuân Khánh phải nghỉ hưu sớm. Trong thời gian đó, vốn biết
nghề may, ơng đã cùng vợ con may áo bông chần (bằng vinilông màu đen, bên
trong là chăn dạ cũ) bán ở chợ Giời. Có người kể, ơng là tay ni lợn giỏi. Có
thể những chi tiết trong bản thảo Trư cuồng đã lấy từ một thực tế đó chăng? Lại
có người nói, thi thoảng gặp ông xếp hàng bán máu ở bệnh viện, thi thoảng lại
gặp ở chợ Giời, vợ ông đi trước, ông đi sau (áp tải, bảo vệ cho vợ và hàng hóa).
Dân chợ Giời gọi vợ ơng là “con phe”. Áo bludông của vợ chồng “con phe”
thường bán được giá, nhưng Nguyễn Xn Khánh khơng say nghề may mà chỉ
lấy đó để sống mà nuôi mộng. Trong cuộc đời mộng mị ấy, Nguyễn Xuân
Khánh thích nhất việc dịch sách, mặc dù phải dịch chui, phải lấy tên khác.
Những tác phẩm dịch của ông bao gồm: Những quả vàng của Nathalie
Saraute; Lời nguyền cho kẻ vắng mặt của Tahar Ben Jelloun; Nhân dạng nam
của Elizabeth Badinter; Người đàn bà ở đảo Saint Dominique của Bona
Dominique. Không chỉ đam mê dịch sách mà những thôi thúc viết trong ông
không bao giờ ngơi nghỉ, nên ơng cịn là tác giả của những cuốn: George Sand Nhà văn của tình yêu, Miền hoang tưởng, Hai đứa trẻ và con chó mèo xóm



11
núi... Tuy nhiên phải đến tiểu thuyết Hồ Quý Ly, bạn đọc xa gần mới biết hơn về
Nguyễn Xuân Khánh, và cuốn sách này đã được viết trong những năm tháng cùng
khổ như thế của ông. Với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, gần như là tâm sự và bày tỏ cảm
thơng của Nguyễn Xn Khánh với những gì mà một nhà cải cách đất nước đã
trải qua. Và khi Mẫu Thượng Ngàn đến tay bạn đọc rồi được xướng tên trong
danh sách những tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội thì tên tuổi ơng
nổi như cồn. Lúc bấy giờ người ta mới nhận rõ tài năng của một nhà văn ngoài 70
tuổi, viết về lịch sử, văn hóa, tình u, tình dục tuyệt vời như thế nào. Nguyễn
Xuân Khánh trở thành một hiện tượng trong đội ngũ tác giả tiểu thuyết nói riêng,
của văn đàn Việt Nam hiện đại những năm đầu thế kỷ XXI nói chung.
1.1.2. Về việc lựa chọn đề tài lịch sử cho tiểu thuyết Hồ Quý Ly
Các tác phẩm viết về đề tài lịch sử thường chứa đựng các nhân vật và
những chi tiết nghệ thuật được hư cấu, tuy nhiên nhân vật chính và những sự
kiện chính thì được sáng tạo dựa trên các cứ liệu xác thực trong lịch sử, tôn
trọng những đặc trưng văn hóa xã hội của thời đại đang diễn ra sự kiện ấy.
Những chi tiết như trang phục, tập quán, phong tục, ngôn ngữ phải phù hợp với
điều kiện lịch sử xã hội của giai đoạn lịch sử ấy. Tác phẩm văn học viết về đề tài
lịch sử ngày nay thường dựa vào chuyện xưa để bàn chuyện đương đại, dùng
những bài học của quá khứ để nhận thức những vấn đề của hôm nay. Nhưng
cũng không vì thế mà phá vỡ tính chân thực của lịch sử và đặc biệt là khơng
được hiện đại hóa người xưa.
Bản thân nhà văn Nguyễn Xuân Khánh khi lựa chọn đề tài viết về Hồ Quý
Ly đã được tác giả lý giải trong khi trả lời phỏng của báo chí hoặc qua tâm sự
với các bạn đồng nghiệp. Khi viết Hồ Quý Ly, tác giả đã đào sâu vào bi kịch của
một nhân vật lịch sử hồi đầu thế kỷ 15, một nhà cải cách tài ba và táo bạo, một
con người đến quá sớm trong một thời đại quá trì trệ, đã phải trả giá đau đớn.
Ơng bị chính quần chúng nhân dân chống lại và bỏ rơi khi quân xâm lược đến.
Cuộc kháng chiến do ông khởi xướng không được hưởng ứng, cả hai cha con
ông đều bị kẻ thù bắt làm tù binh, và cuối cùng chết trong cảnh đi đày ô nhục...

Đương nhiên khi người ta dựng lại những bi kịch lịch sử như vậy, thì bao giờ


12
cũng là để gợi những liên tưởng hiện đại nào đó. Thơng điệp của Nguyễn Xn
Khánh là sự trăn trở, đồng cảm với công cuộc đổi mới và những nhà cải cách
trong lịch sử. Có thể gọi đó là một kiểu nhân vật hùng vĩ, lớn lao. Người đọc
thấy ở Hồ Quý Ly là khoảng thời gian của biến động thượng lưu, mà qua đó bạn
đọc thấy được tâm sự nhà văn Nguyễn Xuân Khánh muốn nói với người đương
thời về những hy vọng đầy phiền muộn của nhà cải cách vĩ đại Hồ Quý Ly - cái
mẫu cải cách muôn thuở - cái đau đớn của kẻ tiên phong. Nguyễn Xuân Khánh
không chọn thời nào mà ông chọn thời cuối Trần sang Hồ: Một thời kỳ phải cứu
tử, phải đổi mới, thậm chí phải thốt xác - đau thương nhưng sơi động, hồnh
tráng với những nhân vật vơ cùng hấp dẫn, nhất là Hồ Quý Ly, nhà cải cách hết
sức đặc sắc, gắn liền với số phận của đất nước, của Thăng Long - Đông Đô và
Tây Đô. Năm 2000, nhà nước kỷ niệm 700 năm ngày mất của Trần Quốc Tuấn,
70 năm thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam và chuẩn bị chào đón một
nghìn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho
ra đời cuốn tiểu thuyết lịch sử đặc biệt như thế là hợp thời “tuỳ duyên”.
Những đặc trưng của loại hình tác phẩm tiểu thuyết lịch sử quy định chức
năng và phẩm chất của tác giả, vừa là người nghệ sĩ, vừa là nhà nghiên cứu lịch
sử lại phải là người có vốn sống phong phú cùng với quan điểm lịch sử đúng
đắn. Không thể mượn chuyện của lịch sử quá để làm sai lệch những nhận thức
đúng đắn, tốt đẹp của người đương đại về lịch sử. Tác giả tiểu thuyết lịch sử chỉ
có thể đưa ra những cách nhìn nhận theo quan điểm cá nhân về các nhân vật và
sự kiện lịch sử nhưng không thể vượt qua giới hạn của một sáng tác nghệ thuật
về đề tài lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử phản ánh hiện thực lịch sử một cách tương
xứng mà không thần thánh hóa hoặc hạ thấp, mạt sát, tầm thường hóa các nhân
vật quan trọng. Các nhân vật có tính cách, có những nét đặc trưng riêng liên hệ
với thời đại một cách phức tạp và sinh động.

1.1.3. Vấn đề thể loại của tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn
Có thể nói, chọn Mẫu Thượng Ngàn để bàn về một vấn đề của văn hóa
phong tục của người Việt Nam, Nguyễn Xuân Khánh muốn bắt đầu cho một sự
diễn giải về lịch sử và văn hóa. Ơng muốn đi sâu vào tận cùng sự hài hòa với


13
thiên nhiên của con người Việt Nam, cội nguồn tâm tính Việt Nam, nhằm biểu
hiện cho được cái sức mạnh tiềm tàng nhưng mãnh liệt của dân tộc. Từ cái nhìn
về đạo Mẫu, với sự phổ biến của nó trong đời sống của nhân dân, lịch sử hiện
lên trong hình dáng của thông sử, dã sử, huyền sử, với sự khác biệt so với diễn
ngôn phương Tây. Là một sự nhận thức mới đối với một xứ sở còn nhiều lạc hậu
của những “người đi khai hóa” cùng sự hiểu biết về lịch sử quá khứ một cách
công bằng hơn. Nguyễn Xuân Khánh đã huy động những biểu tượng văn hóa
truyền thống, đặt nó vào trong bối cảnh thời cuộc như những ký hiệu thẩm mỹ,
tìm tiếng nói chung của cộng đồng diễn giải về quá khứ dân tộc như là hiện thân
của tâm thức cộng đồng. Hơn nữa, trong Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân
Khánh đã từ bỏ dòng sự kiện chính sử, hướng tới một lơgic lịch sử của những
điều thường nhật, ông muốn hướng tới một cách diễn giải cá nhân về quá khứ
dân tộc. Đấy là những điểm độc đáo trong cách tiếp cận lịch sử của tác giả trong
Mẫu Thượng Ngàn.
Tác giả Nguyễn Xuân Khánh tỏ ra là người nắm chắc và có chủ ý riêng về
những thứ bây giờ chúng ta đang quan tâm: cái gốc rễ, cái bản sắc, cái câu hỏi
cho cả dân tộc đang ở đâu và đang đi về đâu nên văn của ông và câu chuyện ông
kể thật hấp dẫn và đầy gợi ý. Đưa vào bối cảnh câu chuyện đang kể, nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh như muốn lý giải lịch sử cận đại và hiện đại của dân tộc ta.
Những câu chuyện như ẩn chứa câu hỏi: “ngoại xâm” hay giao lưu văn hóa, tơn
giáo và tín ngưỡng hay cách nhìn nhận tâm linh con người trong những thế
giằng xé của những kẻ có quyền có thế, của kẻ đi chinh phục, đi khai hóa văn
minh và những con người hiền như đất chỉ biết có niềm tin và thường là thua

thiệt vì niềm tin… Thơng qua nhân vật, diễn biến chuyện, tác giả có vẻ như
muốn chứng minh cuộc giao thoa trong đó có tiếp nhận, có đào thải và trải
nghiệm đớn đau. Khơng có kiến thức, dĩ nhiên khơng làm nên gì cả, nhưng ở
đây thấy rõ để viết nó, tác giả Nguyễn Xuân Khánh đã có một vốn sống dày dặn,
một trường cảm xúc mạnh mẽ và bền bỉ.
Về đặc trưng thể loại của tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, có thể nói rằng,
vẫn cịn những ý kiến băn khoăn. Có ý kiến cho rằng, nên xếp tiểu thuyết này


14
vào thể loại tiểu thuyết văn hóa, cũng có ý kiến cho rằng đây là một tiểu thuyết
lịch sử. Sự thảo luận này là lẽ đương nhiên trong tình hình lý luận sáng tác của
văn học Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Mỗi khi có sự
đổi mới trong sáng tác, lập tức nảy sinh vấn đề lý luận về hiện tượng sáng tác
mới. Một phần do tư duy lý luận bảo thủ, không theo kịp thực tế sáng tác, một
phần do tính chất đặc trưng thể loại của tiểu thuyết là một thể loại “chưa đông
kết lại” (chữ dùng của M. Bakhtin). Với tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, vấn đề
đặc trưng thể loại lại được đặt ra khi chúng tôi nghiên cứu về tiểu thuyết này và
trước một hiện tượng chưa có những ý kiến không thống nhất.
Bản thân tác giả Nguyễn Xuân Khánh, khi trao đổi với những người quan
tâm đến đặc trưng thể loại của tiểu thuyết lịch sử trong bài Nghề văn thật hấp
dẫn, (bài ghi chép của Ngô Lê Khánh Huyền) trên hanoi.vnn.vn, đã cho rằng,
“Tiểu thuyết lịch sử có hai loại. Một là viết về những nhân vật nổi tiếng trong
lịch sử. Và người viết không được phép bịa đặt một cách trắng trợn, chỉ có thể
hư cấu về tâm lý hoặc thêm những nhân vật hư cấu để soi sáng nhân vật có thực.
Cịn một loại khác là nhà văn xây dựng khơng khí xưa nhưng nhân vật là nhân
vật hư cấu. Có một vài nhân vật nhưng chỉ làm bối cảnh cho nhân vật hư cấu.
Và lịch sử chỉ là cái đinh treo. Tôi quan niệm rằng tiểu thuyết lịch sử không phải
là kể lại lịch sử, minh họa lịch sử, mà là phản ánh những vấn đề của con người
hiện tại vì chúng ta đang viết cho những người đang sống đọc vì vậy cần phải đề

cập đến những điều mà họ quan tâm. Người viết lịch sử không thể dựng lại đúng
hiện thực mà chỉ là cách nhìn về lịch sử, và cách nhìn ấy, ngơn ngữ ấy được độc
giả chấp nhận là được. Chính vì thế theo tơi loại tiểu thuyết thứ hai có nhiều đất
để người viết dụng võ và người đọc cũng thấy hấp dẫn. Trong tiểu thuyết tất cả
là giả định để độc giả rộng quyền hư cấu tưởng tượng, độc giả là người tham dự
vào tiểu thuyết, tạo ra những góc nhìn cịn ẩn khuất trong lịch sử”.
Trong trường hợp khác, khi trao đổi với tác giả Chu Minh Vũ trên
Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: “Sau khi in cuốn Hồ
Quý Ly, tôi mới nhớ lại những làng nghèo trong quá khứ của mình. Bản thảo


15
Làng nghèo bị thất lạc, may mắn còn lại một bản anh Lê Bầu giữ được. Tôi mở
rộng thành cuốn tiểu thuyết mới và đẩy lùi lịch sử trở về thời Pháp bắt đầu xâm
chiếm đất nước ta - giai đoạn giao lưu văn hóa Đơng Tây cưỡng chế bằng bạo
lực. Chính giai đoạn lịch sử này bộc lộ chất Việt Nam rõ rệt hơn” [85].
Khi trả lời câu hỏi về những dự định sau thành công của Hồ Quý Ly và
Mẫu Thượng Ngàn với câu hỏi: “Sau 2 cuốn tiểu thuyết lịch sử liên tiếp, ơng hy
vọng gì vào người đọc?”. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã bộc bạch, “Lẽ dĩ
nhiên tôi tin bạn đọc đủ thông minh để hiểu tính đa chiều của mỗi cuốn sách,
khơng chỉ của riêng tôi. Đương nhiên, tôi cũng chỉ muốn mang đến những điều
tốt đẹp nhất cho người đọc, và họ có quyền tham dự, đóng góp sáng tạo lần 2 vào
cuốn sách theo suy nghĩ của riêng mình. Tiểu thuyết lịch sử là một mảng lớn vì
lịch sử hàm chứa cái vô thức tập thể của cả dân tộc. Tiểu thuyết lịch sử có nhiệm
vụ phát hiện những cội nghiệp chung để cho người đọc cùng suy nghĩ” [85].
Trong một lần khác, khi trao đổi với nhà văn Châu Diên, tác giả Nguyễn
Xuân Khánh cũng cho rằng, “Lịch sử là cái kho tàng chứa đựng những mơ ước
ẩn ngầm của cái vô thức tập thể của cộng đồng dân tộc. Viết về lịch sử ta có thể
tìm hiểu dân tộc ta sâu hơn. Văn hóa Việt cũng là vấn đề nằm trong dịng ấy,
nhất là văn hóa làng xã… Cuộc giao lưu với phương Tây, cụ thể là với người

Pháp, đã gây cho dân tộc ta bao tủi nhục đau đớn; nhưng nếu bình tĩnh mà suy
xét, cuộc va chạm lịch sử ấy cũng làm cho chúng ta thức tỉnh khỏi giấc mơ dài
để tạo ra những cơ hội tiến vào con đường hiện đại” [17].
Với tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, người đọc có dịp ngẫm nghĩ về những
thân phận người Việt Nam, sẽ thấy các nhân vật đúng như trong lịch sử của giai
đoạn này, với những hương lý, kỳ hào trong một làng, với những tâm tư của nghĩa
quân chống Pháp thất trận, với những đàn ông đàn bà yêu thương, ghen ghét, giận
hờn, với những ông Tây đầy tâm trạng khi đến sống với những con người Việt
thuần phác và khó hiểu một thời. Độc giả thấy ở Hồ Quý Ly là khoảng thời gian
của biến động của xã hội thượng lưu, mà qua đó bạn đọc thấy được tâm sự nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh muốn nói với người đương thời về những hy vọng đầy


16
phiền muộn của nhà cải cách vĩ đại Hồ Quý Ly. Hồ Quý Ly đại diện cho mẫu
người cải cách muôn thuở, mang cái đau đớn của kẻ tiên phong.
Mẫu Thượng Ngàn là thời khắc biến động của đất nước biểu hiện trong
mọi tầng lớp nhưng nét chủ âm vẫn là tầng lớp bình dân thơn dã. Tác giả tỏ ra là
người nắm chắc và có chủ ý riêng về những thứ bây giờ chúng ta đang quan
tâm: cái gốc rễ, cái bản sắc, cái câu hỏi cho cả dân tộc đang ở đâu và đang đi về
đâu nên văn của ông và câu chuyện ông kể thật hấp dẫn và đầy gợi ý. Đưa vào
bối cảnh câu chuyện đang kể, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh như muốn lý giải
lịch sử cận đại và hiện đại của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện như ẩn
chứa câu hỏi: “ngoại xâm” hay giao lưu văn hóa, tơn giáo và tín ngưỡng hay
cách nhìn nhận tâm linh con người trong những thế giằng xé của những kẻ có
quyền có thế và những con người hiền như đất chỉ biết có niềm tin và thường là
thua thiệt vì niềm tin… Thơng qua nhân vật, diễn biến chuyện, tác giả có vẻ như
muốn chứng minh cuộc giao thoa trong đó có tiếp nhận, có đào thải và trải
nghiệm đớn đau. Khơng có kiến thức, dĩ nhiên khơng làm nên gì cả, nhưng ở
đây thấy rõ để viết nó tác giả đã có một vốn sống dày dặn, một trường cảm xúc

mạnh mẽ và bền bỉ.
Chúng tơi cũng có cùng ý kiến về thể loại của Mẫu Thượng Ngàn khi xác
định tác phẩm này là một tiểu thuyết lịch sử. Một số tác giả trong nước, với
những cơng trình nghiên cứu gần đây cũng xếp tác phẩm này vào thể loại tiểu
thuyết lịch sử. Trong phần Mở đầu Luận văn Thạc sĩ Đặc điểm tiểu thuyết lịch
sử Nguyễn Xuân Khánh (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn),
Đại học Vinh (2007), tác giả Hồng Thị Thúy Hịa cho rằng: “Nguyễn Xn
Khánh chọn cho mình con đường sáng tác men theo các mốc lịch sử, các dấu ấn
văn hóa của dân tộc. Hai cuốn tiểu thuyết viết theo hai phong cách khác nhau
nhưng đều được giới hạn trong những khung lịch sử cụ thể đã trải qua của đất
nước” [36, tr.2].
Trong bài Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, tác
giả Đỗ Hải Ninh cho rằng: “Với quan niệm rộng mở hơn, tiểu thuyết lịch sử bao


17
hàm cả dã sử, huyền sử, thậm chí là phản lịch sử, là sự tổng hợp nhiều chủ đề,
có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử, tùy theo trí tưởng tượng nhà văn mà hư
cấu nhân vật và không nhất thiết phải nhân vật đó phải đóng vai trị trung tâm
trong tiến trình lịch sử. Sự nới rộng quan niệm đó dẫn đến việc tiểu thuyết lịch
sử lấn sân sang nhiều địa hạt khác, nghĩa là nó dung nạp cả tiểu thuyết sử thi,
tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kiếm hiệp, tiểu thuyết lãng mạn… Và với quan
điểm như vậy dù lối viết hiện đại hay truyền thống, trung thực với chính sử hay
giả lịch sử, thể hiện chủ đề lịch sử qua việc tái hiện lịch sử hay tư tưởng nhân
sinh nào khác, những tác phẩm hiện diện yếu tố lịch sử không hạn chế khả năng
và tự do sáng tạo của nhà văn đều được coi là tiểu thuyết lịch sử. Quan niệm
rộng mở này sẽ không làm tàn lụi tiểu thuyết lịch sử, trái lại, giúp nó hồi sinh
dưới những dạng thức mới. Tuy nhiên, chấp nhận hay không vẫn tùy thuộc vào
quan điểm của từng cá nhân” [65].
Trường hợp của Mẫu Thượng Ngàn chắc chắn sẽ cịn những tranh luận về

tính chất đặc trưng thể loại và sẽ rất bổ ích cho nghiên cứu văn học Việt Nam
trong bối cảnh những vấn đề lý luận văn học còn nhiều bất cập. Hy vọng được
trở lại vấn đề này trong những cơng trình nghiên cứu khác.
1.2. Sự ra đời của tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn
1.2.1. Từ hiện thực lịch sử của quê hương đất nước
Theo nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, năm 1959, khi dự trại sáng tác của
Quân đội, tác giả đã viết cuốn Làng nghèo. Lẽ ra, năm 1962-1963 đã có thể ra
đời, nhưng cái làng lớn miền Bắc lúc đó cũng cịn nghèo q, Làng nghèo khơng
in được. Cuốn Làng nghèo được viết với những tình cảm rất thương tâm. Tác
phẩm vừa thể cái cảnh làng nghèo, và nhân vật khơng thể khơng chết, chết rất
nhiều. Có lẽ vì vậy mà sách không đến được tay bạn đọc. Nhưng ý thức viết một
cái gì đó thật sâu sắc về văn hóa làng Việt manh nha trong tâm thức nhà văn thì
vẫn giữ ngun, thậm chí từ lúc bé, đến Làng nghèo càng sâu sắc hơn. Sau khi
in cuốn Hồ Quý Ly, tác giả mới nhớ lại những làng nghèo trong quá khứ của
mình. Bản thảo Làng nghèo bị thất lạc, may mắn cịn lại một bản ơng Lê Bầu


18
giữ được. Trên cơ sở của Làng nghèo, Nguyễn Xuân Khánh mở rộng thành cuốn
tiểu thuyết mới với tên mới Mẫu Thượng Ngàn và đẩy lùi lịch sử trở về thời
Thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm đất nước ta - giai đoạn giao lưu văn hóa
Đơng Tây cưỡng chế bằng bạo lực. Chính giai đoạn lịch sử này bộc lộ bản sắc
văn hóa Việt Nam rõ rệt hơn.
Trong Mẫu thượng ngàn không chỉ là một câu chuyện về Mẫu, mà cịn là
những câu chuyện về tình u, về những người phụ nữ, và cả văn hóa làng nữa.
Với nhà văn năm năm cho một cuốn sách đâu phải là q dài, và ngồi vấn đề về
thời gian, với ơng để có được một tác phẩm cần hội tụ bao nhiêu yếu tố bên
ngồi nữa? Chúng tơi cho rằng, để có được một cuốn tiểu thuyết phải được khởi
sự từ nhiều nhân duyên. Năm 1959 từ trại viết quân đội Nguyễn Xuân Khánh đã
viết truyện ngắn Làng nghèo. Vào lúc đó, như chúng ta đã biết, Làng nghèo

khơng được ra mắt bạn đọc. Nhưng cũng từ lúc đó, những suy ngẫm để viết về
cái làng ấy vẫn tồn tại. Và gần đây khi q trình đơ thị hố ồ ạt, với những nỗi lo
văn hóa làng đang dần dần mất đi thì ý nghĩ ấy trong tác giả lại dấy lên. Từ một
làng kháng chiến trong bối cảnh quân Pháp xâm chiếm chuyển sang ngơi làng
trong q trình tiếp biến văn hóa là cả một sự thay đổi lớn, có những đổi thay và
cả mất mát. Nguyễn Xuân Khánh cho rằng, cả cuộc đời ông từ thời đi bộ đội, rồi
thời làm phóng viên đã gặp rất nhiều làng, đặc biệt ơng ln nhớ đến làng q
mình, làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế. Đó là một nhân duyên để tác giả viết về văn hóa
làng trong Mẫu Thượng Ngàn. Rồi là những con người luôn ám ảnh nhà văn,
đặc biệt là những người phụ nữ đã gắn bó với ơng lúc nào cũng hiển hiện. Mọi
người cho rằng tác giả quá ưu ái các nhân vật nữ. Theo Nguyễn Xuân Khánh:
“Căn ngun của nó là tơi mồ cơi cha từ năm lên sáu lên bảy tuổi qua trận dịch
tả cha tôi chết, mẹ tôi lúc giờ mới 30 tuổi. Bà ở vậy ni con suốt cả đời. Hình
ảnh bà Ba Váy trong tác phẩm được tôi xây dựng từ nguyên mẫu người chị họ.
Rồi đến cả chuyện về dịch tả cũng là chuyện có thật, đợt dịch ấy đã khiến gia
đình tơi mất đi ba người. Cả những hình ảnh hầu đồng mà tôi thường đi theo mẹ.
Rồi rất rất nhiều nhân dun khác. Với tơi thì có những cái dun để tạo thành


19
cuốn sách là rất quan trọng. Tất cả những nhân duyên ấy một lúc nào đó xuyên
suốt, cuộn vào theo sợi chỉ hồn” [48].
1.2.2. Sự ra đời của hai tác phẩm là một quá trình lâu dài
Trong cuộc trao đổi với tác giả Trần Diễm Hằng trên hanoi.vnn.vn, nhà
văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: “Nghệ thuật viết tiểu thuyết chính từ những
khởi sự ấy mà có được những ý tưởng. ý tưởng cũng chính là yếu tố khơng thể
thiếu khi viết tiểu thuyết. Khi một ý tưởng đã hình thành thì nó sẽ gọi những ý
tưởng khác đến”. Nguyễn Xn Khánh cho rằng, tiểu thuyết Hồ Quý Ly lần một
viết từ năm 1978, viết lại lần ba là năm 1995 đến năm 2000 thì hồn thành. Ơng
cũng quan niệm, có được một cuốn sách là tổng lực văn hóa tinh thần của một

con người. Người viết tiểu thuyết phải có vốn tư liệu dư dật. Nếu tả chỉ để mà tả,
dựng chỉ để mà dựng thì ít ý nghĩa lắm. Chẳng hạn như Hồ Quý Ly là ý tưởng về
sự đổi mới, sự đau đớn cấp thiết về những đổi thay của đất nước mình. Cịn từ ý
tưởng ấy mình thể hiện thế nào để người ta chấp nhận được. Hồ Quý Ly là con
người rất phức tạp vì vậy tôi để các nhân vật khác chiếu sáng từ nhiều góc độ và
khơng thành tiếng. Với nhân vật Hồ Q Ly thì cho đến nay cũng chưa có ý
kiến cố định nào là thật khen, thật chê. Có thể nói là xuất phát từ ý tưởng để gọi
các chi tiết, các trải nghiệm và cả các ý tưởng khác về.
Theo nhà văn Nguyễn Xn Khánh, tình u và lịng kính trọng người mẹ
của ông, một người đàn bà Việt thuần chất chính là động lực giúp ơng hồn
thành tác phẩm. Mỗi một năm bà thường đi hầu đồng một, hai lần. Nhà văn cảm
nhận được khơng khí của đạo Mẫu từ thuở bé vì thường hay đi theo mẹ đến
khắp các đình chùa miếu mạo ở q ơng. Và ngay cả sau này nữa, mỗi lần đi dự
các lễ hội dân gian về là thêm được sự tích lũy kiến thức về vốn dân gian. Cái
cốt của đạo Mẫu ở Việt Nam khơng được những người có tri thức nghiên cứu
phát triển. Sau khi có đạo Khổng thâm nhập vào Việt Nam, nó bắt đầu bài trừ
đạo Mẫu. Nhưng đạo Mẫu là đạo nguyên thủy của người Việt Nam: thờ mẫu,
thờ mẹ núi, mẹ sông, mẹ đất, thờ Man nương… Nó có tính chất ngun thủy


20
ngấm ngầm trong dân gian, khơng có tính tri thức gì. Nó là đạo của những người
nghèo khổ.
Nguyễn Xn Khánh tâm sự: “Tôi đã định viết một cuốn sách về những
người phụ nữ từ lâu. Năm 2000, được giao nhiệm vụ viết gia phả cho họ Mạc,
được cung cấp đầy đủ tài liệu và những câu chuyện truyền miệng của dòng họ
để chấp bút. Và cứ thế, huyền thoại, lịch sử, bà con cứ lần lượt hiện về gây hứng
thú cho tôi viết sách - một cuốn sách mang rất nhiều câu chuyện gia đình. Bà tổ
Cơ bí ẩn trong truyện chính là cụ tơi, bà ba Váy chính là chị họ tôi, vợ một ông
chánh tổng. Bà Mõ khốn khổ là hàng xóm gia đình tơi... Năm 1938, một câu

chuyện bi thương đã xảy ra trong làng tơi, đó là dịch tả. Thầy tơi, chị tơi, rồi
thím tơi lần lượt chết cả. Tơi lúc đó mới lên 6, 7 tuổi ngồi trơng con mèo cho nó
khơng nhảy qua xác chị tôi để chị không bị quỷ nhập tràng. Thương lắm... Lẽ ra
tôi cứ viết luôn tiểu thuyết về làng Cổ Nhuế nhà tôi, nhưng nếu viết vậy sẽ thiếu
đất để nói về văn hóa làng Việt Nam. May mắn, tơi đã sống ít nhất 14 năm Pháp
thuộc ở làng rồi đi. Càng sống, càng xa, càng qua nhiều miền đất khác, càng
thấy và cảm nhận được những tiếp biến văn hóa, kể từ lúc thầy mất, mẹ đưa ra
Hà Nội thị thành đến lúc này. Và bây giờ mới có được cuốn tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn” [85].
Nói như vậy để hình dung ra một q trình hồn thành tác phẩm của nhà
văn là khơng hề đơn giản. Có người cho rằng, hoàn thành xong cái đề cương là
coi như đã có tác phẩm trong tay. Nhưng với một số nhà văn, quá trình thai
nghén tác phẩm là một quá trình lâu dài, thậm chí phải viết đi viết lại nhiều lần,
với những thay đổi lớn cả về mặt cấu trúc lẫn nội dung bản thảo. Với hai tiểu
thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh đã có một
q trình thai nghén lâu dài trước khi đến với cơng chúng bạn đọc. Nhưng cũng
chính có thời gian dài chuẩn bị, nghiên cứu và suy ngẫm nên chất lượng nghệ
thuật của hai tiểu thuyết này mới cao như vậy. Phải có một nền tảng lịch sử nhất
định, rồi lại phải có cơng phu thâm hậu cộng với tình yêu mãnh liệt đối với đề
tài mà mình tâm đắc mới có thể giúp nhà văn đạt được thành công. Vốn sống



×