Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

văn hoá, kinh tế, chính trị của đất nước nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.88 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 5
LỜI NÓI ĐẦU 6
1. Văn hóa – xã hội: 7
1.1. Văn hóa: 7
1.1.1. Biểu tượng Nhật Bản: 7
1.1.1.1. Hoa anh đào ( Sakura zensen): 7
1.1.1.2. Núi Phú Sĩ (Fujisan) 8
1.1.1.3. Kimono 8
1.1.1.4. Yukata 9
1.1.1.5. Những Nàng Geisha Nhật bản: 9
1.1.2. Phong tục tập quán ở Nhật: 10
1.1.2.1 Lễ hội (Matsuri) và những ngày lễ hàng năm: 10
1.1.2.2. Phong tục đón mừng Năm Mới ở Nhật Bản: 10
1.1.2.3. Lễ Bon (Urabon, Obon): 10
1.1.2.4. Đám cưới ở Nhật: 11
1.1.2.5. Lễ Hội Búp Bê Hina Matsuri: 11
1.1.2.6. Omizu Tori, Nghi Lễ Lấy Nước Nổi Tiếng Của Người Nhật: 12
1.1.2.7. Koinobori - cờ cá chép: 12
1.1.2.8. Bùa hộ mệnh ở nhật: 13
1.1.3.Tôn giáo: 13
1.1.4. Nghệ thuật ở Nhật 13
1.1.4.1. Ẩm Thực Nhật Bản 13
1.1.4.2. Trà Đạo 13
1.1.4.3. Sushi 14
1.1.4.4. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản: 15
1.1.4.4.1. Ikebana - Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Nhật. 15
1.1.4.4.2. Manga: 15
1.1.4.4.3. Nghệ Thuật Gấp Giấy Origami: 16


1.1.4.4.4. Bunraku - Nghệ Thuật Kịch Rối Độc Đáo: 17
1.1.4.4.5. Geisha: 18
1.1.4.4.6. Âm Nhạc: 18
1.1.4.4.7. Yosakoi – sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: 18
1.1.5.Thế Giới Võ Thuật Nhật Bản : 18
1.1.5.1. Sumo: 18
1.1.5.2. Kendo (Kiếm Đạo) 18
1.1.5.3. Judo (Nhu Đạo) 19
1.1.5.4. Shorinji Kempo (Thiếu Lâm Nhật Bản) 19
1.1.5.5. Aikido (Hiệp Khí Đạo) 19
1.1.5.6. Karate (Không Thủ Đạo) 19
1.1.5.7. Naginata (Múa Kích) 19
1.1.6. Di sản văn hóa UNESCO: 19
1.1.7. Phong cách ăn uống của người Nhật 20
1.1.7.1. Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay: 20
1.1.7.2. Cách cầm đũa của người Nhật: 20
1.1.8.Văn hóa giao tiếp của người Nhật: 20
1.2. Xã hội: 21
-1-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
1.2.1. Dân số: 21
1.2.2. Gia đình: 22
1.2.3. Mức sống: 22
1.2.4.Giáo dục: 22
1.2.5. Y tế và bảo hiểm xã hội: 23
1.2.6. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài: 23
1.2.7. Ý thức tập thể: 23
1.2.8. Tôn trọng thứ bậc và địa vị: 23
1.2.9. Óc thẩm mỹ: 24
1.3. Vài nét cần lưu ý khi kinh doanh với người Nhật 24

1.3.1. Văn hóa đàm phán với Nhật Bản: 24
1.3.2. Văn hóa tặng quà: 26
1.3.3. Chế độ tuyển dụng và đào tạo con người: 27
2. Kinh tế Nhật Bản 31
2.1. Lịch sử kinh tế Nhật Bản 31
2.1.1.Trước 1945 31
2.1.1.1. Thời kì Tokugawa (1603 – 1868) 31
2.1.1.2. Thời kì công nghiệp hóa ( 1868 – 1945 ) 31
2.1.1.2.1. Thời kỳ 1870-1890 31
2.1.1.2.2. Thời kỳ 1900-1919 32
2.1.1.2.3.Thời kỳ 1920-1937 32
2.1.2. Từ năm 1945 đến nay 33
2.1.2.1. Kỷ nguyên tăng trưởng nhanh 33
2.1.2.2. Thời kì chuyển đổi 34
2.1.2.3. Thời kì bong bóng kinh tế 34
2.1.2.4. Trì trệ kinh tế kéo dài 35
2.2. Điểm yếu và điểm mạnh ảnh hưởng đến xuất-nhập khẩu Nhật Bản 36
2.2.1. Điểm yếu và điểm mạnh 36
2.2.1.1. Điểm yếu 36
2.2.1.2. Điểm mạnh 36
2.2.2. Xu hướng xuất – nhập khẩu của Nhật Bản của Nhật Bản trong những năm
gần đây 37
2.2.2.1. Xu hướng xuất nhập khẩu của Nhật Bản theo khu vực 38
2.2.2.2. Xu hướng xuất nhập khẩu theo chủng loại hàng hoá 40
2.2.2.3. Xu hướng xuất – nhập khẩu thay đổi do thảm họa kép 42
2.3. Liên hệ thực tiễn: 43
2.3.1. Mối quan hệ tay ba Mỹ - Tây Âu – Nhật 43
2.3.2. Kinh tế Nhật Bản trước và sau thảm họa kép 45
2.3.2.1.Tác động đến hàng hóa 45
-2-

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
2.3.2.1.1. Thị trường năng lượng: 45
2.3.2.1.2. Thị trường nông sản: 45
2.3.2.1.3. Thị trường kim loại cơ bản: 45
2.3.2.1.4. Thị trường kim loại quý: 45
2.3.2.1.5. Tác động đến các ngành công nghiệp chính 45
2.3.2.2. Sự biến động tỷ giá USD/JPY sau thảm họa 11.3 tại Nhật Bản 46
2.3.2.2.1. Đồng yên tăng giá sau thảm họa 11.3 46
2.3.2.2.2. Nguyên nhân đồng Yên tăng giá 46
2.3.4. Nhật Bản “lần đầu” mua trái phiếu Trung Quốc 47
2.3.4.1. Thực trạng 47
2.3.4.2. Phân tích nguyên nhân Nhật Bản mua trái phiếu Trung Quốc 48
3. Các tổ chức kinh tế mà Nhật Bản tham gia 49
3.1. Các mối quan hệ song phương của Nhật Bản 49
3.2. Các mối quan hệ đa phương của Nhật Bản 49
3.3. Tổ chức APEC 50
3.3.1. Sơ lược về tổ chức APEC 50
3.2.1. Tầm quan trọng của APEC đối với Nhật Bản 51
3.2.2. Nỗ lực của Chính phủ Nhật Bản liên quan đến APEC 52
-3-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
2013100036 NINH THỊ HUYỀN
2013100406 NGUYỄN THỊ DIỄM HƯƠNG
2013100222 TÔ KHÁNH LINH
2013100002 NGUYỄN ĐỨC LONG
2013100230 ĐÀO THỊ LY
2013100238 NGUYỄN NHẬT NAM
2013100344 PHẠM HOÀNG NGỌC NHI

2013100262 LÊ THỊ NHƯ PHẬN
2013100308 NGÔ THỊ ÁNH TRẦM
-4-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
LỜI NÓI ĐẦU
Có lẽ khi nhắc đến Nhật Bản, chắc hẵn bất kì ai trong lòng mỗi người chúng ta ai cũng
phải thể hiện một nổi niềm kính nể. Nghèo tài nguyên, đồi núi chiếm 73% diện tích, núi lửa,
động đất triền miên,… không những thế, sau chiến tranh thế chiến thứ hai, đất nước bị tàn phá
nghiêm trọng thế mà vượt qua những bất lợi về tự nhiên, Nhật Bản đã vươn lên mãnh mẽ
trở thành một trong những quốc gia hang đầu thế giới.
Tạo hóa không ban cho đất nước Nhật Bản sự ưu ái về tự nhiên nhưng Người đã ban
cho Nhật Bản một sức mạnh đáng quý về con người. Vực dậy sau chiến tranh, đến nay, Nhật
Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc
kinh tế, Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội
địa cũng như thứ ba theo sức mua tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa; và là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; xếp thứ 4
thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu.
Con người Nhật Bản, tinh thần Nhật Bản là một nét đẹp rạng ngời mà bất kì một quốc
gia nào cũng ngưỡng mộ, qua thảm họa kép động đất-sóng thần, một lần nữa Nhật Bản đã cho
Thế giới thấy: Đất nước Nhật Bản – với tinh thần ấy, con người ấy có thể vượt qua tất cả-Đất
nước của tinh thần võ sĩ đạo, đất nước của hoa anh đào. Thanh tao và mạnh mẽ!
Với niềm khao khát muốn tìm hiểu và học hỏi về những bí quyết đã đưa con người và
đất nước Nhật Bản lên tàng cao mới, nhóm chúng em đã quyết định chọn đất nước Nhật Bản
làm đề tài tiểu luận. Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã rất cố gắng nhưng cũng khó tránh
sai sót, chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của cô để bài
tiểu luận này được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện.
-5-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Nhật Bản là một quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954
nằm soải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Nước Nhật có 4 đảo lớn theo thứ tự từ Bắc
xuống Nam là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu cùng hàng ngàn đảo nhỏ xung quanh.
Nhật Bản là quốc gia có dân số đứng thứ 10 Thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người.
Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn
nhất Thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về
khoa học và công nghệ. Được đánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là quốc gia có
nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như thứ ba theo sức mua
tương đương chỉ sau Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn
là một quốc gia có nền văn hóa đặc sắc bậc nhất Thế giới.
1. Văn hóa – xã hội:
Nghĩ đến Nhật Bản là nhớ đến muôn vàn điều lý thú và kì diệu. Không một nước nào
trên Thế giới lại có một nền văn hóa ảnh hưởng sâu rộng như Nhật Bản. Những nét văn hóa
cầu kì, phức tạp nhưng rất sang trọng, thanh tao…
Không những thế, Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những
nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm
2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi
rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu
lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi.
1.1. Văn hóa:
1.1.1. Biểu tượng Nhật Bản:
1.1.1.1. Hoa anh đào ( Sakura zensen):
Hoa anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản
tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong
trắng, là loại hoa “thoắt nở thoắt tàn” nên được các
Samurai yêu thích từ ngàn xưa, vì nó tượng trưng
cho "con đường chết" của người võ sĩ (sống và chết
như hoa anh đào). Trong mùa hoa anh đào nở,
nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây
hoa và những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như

một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng. Có truyền thuyết cho rằng "sakura" là cách gọi
lái từ "sakuya", trích từ tên của nữ thần Konohana-Sakuya-hime - một vị thần được nhắc đến
trong cuốn lịch sử “Cổ sự ký” (Kojiki) của Nhật. Theo truyền thuyết, nữ thần này chính là
người đầu tiên gieo hạt giống cây hoa anh đào trên núi Phú Sĩ nên được coi là nữ thần Sakura.
Nữ thần có sắc đẹp tuyệt vời và loài hoa sakura khi nở cũng mang vẻ đẹp tựa như sắc đẹp của
bà. Có lẽ vì thế người ta cho rằng tên Sakura bắt nguồn từ đó. Đối với người Nhật Bản, hoa
-6-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù
du và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng
hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới.
1.1.1.2. Núi Phú Sĩ (Fujisan).
Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản (3.776 m), nằm giữa đồng bằng,
quanh năm tuyết bao phủ đỉnh núi, tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5
hồ nước ngọt lớn, đó là: Kawaguchi, Yamanaka, Sai, Motosu và Shoji. Cùng với Hồ Ashi ở
gần đó, chúng tạo nên một cảnh quan tuyệt đẹp cho ngọn núi. Đây là một phần trong Công
viên Quốc gia Phú Sĩ-Hakone-Izu. Núi Phú Sĩ là một nguồn cảm hứng bất tận của rất nhiều
văn sĩ và thi sĩ xứ Phù Tang cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và
họa sĩ khắp bốn phương.
Với người dân Nhật Bản, núi Phú Sĩ còn là
“ngọn núi thiêng”, “ngọn núi thần” che chở cho
nước Nhật, đem đến sự tốt lành, may mắn: thứ
nhất Fuji, thứ nhì Naka, thứ ba Nasu. Có nghĩa là,
vào đêm mùng một Tết, may mắn nhất là những
ngưòi nằm mơ thấy núi Phú Sĩ, thứ nhì là chim
ưng, thứ ba là cà tím.
1.1.1.3. Kimono.
Nói đến đất nước Phù Tang, người ta nghĩ ngay đến xứ sở của hoa anh đào và áo
Kimono. Phụ nữ Nhật Bản vốn nổi tiếng vì sự dịu dàng và khả năng chiều chồng lại càng
duyên dáng hơn trong trang phục Kimono truyền thống.

Có lẽ
trong
đời
mình,
không
một phụ nữ Nhật Bản nào lại không sắm cho mình ít nhất một bộ Kimono nhưng ít ai biết
được rằng bộ trang phục này lại có nguồn gốc từ nước láng giềng Trung Hoa. Hình ảnh các bộ
-7-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
trang phục có hình dạng giống Kimono mà phụ nữ Nhật Bản mặc ngày nay đã xuất hiện trong
tranh của các họa sĩ Trung Quốc từ những năm đầu của thế kỷ thứ nǎm. Các thiếu nữ mặc
những bộ quần áo chất liệu mềm, nhẹ thoải mái với váy ngắn có độ dài chỉ đến đầu gối đi kèm
áo hoặc một jacket dài thay cho cả quần. Các phục trang này cũng gần giống như loại quần áo
giới chủ điền Nhật Bản mặc thời đó. Người Nhật đã sử dụng kimono trong vài trăm năm.
Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ
biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Phái nam dùng kimono chủ yếu trong
lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối
hơn.
1.1.1.4. Yukata.
Yukata là một loại trang phục truyền thống Nhật Bản, xuất phát
từ thời Heian. Thời đó, khi đi tắm ở các phòng tắm công cộng đông đúc,
người ta dung Yukata để che giấu cơ thể. Đến thời Azuchi Momoyama,
nó đã chính thức được coi như loại áo để mặc sau khi tắm và lại trở
thành loại trang phục được giới bình dân yêu thích ở thơi Edo. Yukata
thường được may bằng vải cotton.
Trong các loại trang phục truyền thống thì nó là loại có cấu trúc
đơn giản nhất. Khi mặc Yukata thì cần phải đi guôc gỗ. Ở các siêu thị,
người bán liền Yukata và guốc gôc thành một bộ.)
1.1.1.5. Những Nàng Geisha Nhật bản:
Geisha là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò huyện, là một nghệ

thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản. Geisha khởi
nguồn là những người giải trí chuyên nghiệp, ban đầu
họ hầu hết là nam giới. Geisha sử dụng kỹ năng nghệ
thuật truyền thống Nhật Bản, trong đó có âm nhạc,
múa và kể chuyện. "Geisha thành phố" (machi
geisha) hoạt động tự do tại các buổi tiệc bên ngoài
các khu phố giải trí, trong khi các "geisha khu phố"
(kuruwa geisha) làm giải trí cho khách trong các buổi tiệc trong các khu phố giải trí.
Theo truyền thống, geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Một số cô gái đã
được bán cho các nhà geisha từ khi còn là trẻ con và bắt đầu học nhiều thể loại nghệ thuật
truyền thống gần như ngay lập tức. Trong thời thơ ấu, giai đoạn đầu tiên, đôi khi geisha làm
việc với vai trò người hầu gái hay người giúp việc cho các geisha có kinh nghiệm, và tiếp
theo, trong giai đoạn huấn luyện là vai trò geisha học việc (maiko). Kiểu đào tạo này cũng tồn
tại trong các truyền thống khác của Nhật Bản, khi học viên sống trong nhà, bắt đầu với việc
-8-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
làm việc nhà và giúp đỡ người thợ chính, và cuối cùng chính người đó sẽ trở thành một người
thợ chính.
Hiện nay, những người phụ nữ trẻ muốn được trở thành geisha thường bắt đầu đợt đào
tạo sau khi đã hoàn thành trung học cơ sở hay thậm chí trung học phổ thông hoặc đại học,
nhiều người bắt đầu nghề nghiệp của họ khi đã ở tuổi trưởng thành.
1.1.2. Phong tục tập quán ở Nhật:
Do sống biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong nhiều thế kỷ cho tới thời kỳ
mở cửa vào năm 1868, vì thế phong tục, tập quán Nhật Bản có rất nhiều nét riêng, đặc sắc.
1.1.2.1 Lễ hội (Matsuri) và những ngày lễ hàng năm:
Ở Nhật Bản trong một năm có rất nhiều những ngày diễn ra các sự kiện sinh hoạt văn
hoá lễ nghi có tính định kỳ. Những ngày này được chia một cách tương đối làm hai loại: Lễ
hội (Matsuri) và ngày lễ hàngnăm. Lễ hội (Matsuri) là cái vốn có của Nhật Bản, bắt nguồn từ
những tín ngưỡng Thần đạo, còn ngày lễ hàng năm (Nenchù gyòji) là khái niệm rộng hơn chỉ
các sự kiện văn hoá diễn ra định kỳ theo mùa trong năm, rất nhiều trong số đó là những ngày

lễ có nguồn gốc từ Phật giáo hay từ Trung Quốc.
1.1.2.2. Phong tục đón mừng Năm Mới ở Nhật Bản:
Do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, người Nhật từ lâu đã không đón Tết Nguyên
Đán theo thời gian âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc và một số nước châu Á khác.
Tuy nhiên, dù chịu ảnh hưởng của sắc thái văn hóa phương Tây nhưng nền văn hóa Nhật Bản
nói chung và văn hóa lễ hội, văn hóa Tết nói riêng luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo
với các triết lý sống khởi nguồn từ các bậc thầy Nho giáo của Trung Quốc như Khổng Tử,
Mạnh Tử, Chu Tử.
1.1.2.3. Lễ Bon (Urabon, Obon):
Được tổ chức vào tháng Bảy (có vùng lại tổ chứcvào tháng Tám) từ ngày 13 đến 15.
Đây là dịp để người Nhật tưởng nhớlinh hồn tổ tiên đã khuất. Theo nghi lễ truyền thống,
người ta chuẩn bịđón tổ tiên về nhà bằng cách lau chùi nấm mộ, dọn đường đi từ mộ về nhàvà
cúng những con ngựa và trâu bằng rơm bện như phương tiện đi lại rồiđốt lửa hay thắp đèn
lồng từ mộ đến nhà để chỉ lối cho linh hồn tổ tiênvà người thân đã chết biết lối đi về, làm cỗ
cúng gia tiên tại nhà và cử hành điệu nhảy Bon đặc biệt có tên là odori quanh khu vực cư dân.
Bon là một dịp lễ quan trọng trong năm, các thành viên trong gia tộc dù có sống xa nhau bao
nhiêu thì ngày này cũng cố trở về tụ họp bên nhau để làm lễ cúng tổ tiên ông bà.
1.1.2.4 Đám cưới ở Nhật:
Thanh niên của Nhật Bản dù có tân tiến, hiện đại đến mấy vẫn luôn tổ chức lễ cưới
theo truyền thống dân tộc. Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi
để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền.
Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn.
Lễ yuino (lễ hỏi) giúp chính thức hóa quan hệ của hai họ. Cả hai gia đình gặp nhau tại bàn
tiệc, trao đổi quà tặng và ăn mừng chuẩn bị cho lễ cưới sắp tới. Thông thường nhà trai sẽ nộp
tiền và lễ vật tượng trưng cho sự may mắn như kombu (rong biển - tượng trưng cho sự phát
-9-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
đạt của con cháu về sau). Nhà gái sẽ tặng lại một món quà tương đương phân nửa giá trị lễ vật
mà họ nhận.Ngày nay, lễ này càng bị lược bỏ, thay vào đó chàng trai tặng cô gái chiếc nhẫn
đính hôn và cô gái tặng lại một món quà.

Ngày cưới, người ta thường làm lễ cưới tại một đền Thần đạo để báo cáo cuộc hôn
nhân với thần thánh (nghi thức Kitô giáo).
1.1.2.5 Lễ Hội Búp Bê Hina Matsuri:
Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều không
may mắn vào những lúc giao mùa. Nguồn gốc của tập
quán này bắt nguồn từ 1 lễ hội tương tự của Trung Quốc
cũng bắt đầu vào tháng 3. Vào ngày này người ta sẽ làm
những con búp bê hình người để gửi những điều rủi ro
hay bệnh tật vào đấy và mang ra sông thả trôi đi.
Để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong
gia đình, người ta sẽ trang trí Búp bê Hina. Búp bê Hina
là một loại búp bê đặc biệt rất xinh đẹp và là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những
cận thần. Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua
nhiều thế hệ. Ngày Hina Matsuri là một trong số rất ít những dịp mà các bé gái Nhật có được
những buổi tiệc riêng dành cho chúng. Đó là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà cùng
thưởng thức những món ăn và bánh kẹo được dâng cho các búp bê. Có lúc các bé cũng tự
mình chuẩn bị những món ăn đó. Chúng cùng uống rượu ngọt Shirozake, ăn bánh hishi-mochi
và các loại kẹo trái cây, xôi đỗ - sekihan, các loại thạch v.v Các món ăn đều đuợc cho các
màu sắc phong phú màu xanh, hồng, trắng và được chế biến từ các loại lá cỏ tốt cho sức khỏe
nhằm xua đuổi bệnh tật.
Trong ngày này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên là
Momo-no-sekku (Lễ hội hoa đào). Hoa đào tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc, là biểu
tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngoài ra hoa đào còn là biểu tượng cho những đức
tính của người phụ nữ: điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ôn hòa, quý phái.
Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina-matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền thống
trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trọng và các cô dâu khi
về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia đình
Để đáp ứng nhu cầu của người dân vào dịp lễ hội, các công ty và cơ sở kinh doanh ở
Nhật Bản sản suất ra rất nhiều bộ búp bê Hina với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng, đẹp
mắt.

1.1.2.6. Omizu Tori, Nghi Lễ Lấy Nước Nổi Tiếng Của Người Nhật:
-10-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
O-mizu tori là một nghi lễ nổi
tiếng của Nhật Bản diễn ra từ đêm ngày
12 tới rạng sáng 13-3 tại chùa Todaiji
(tỉnh Nara). Theo tên gọi thì o-mizu tori là
tục lấy nước (trong tiếng Nhật “omizu” là
nước, "tori" là lấy).
Đây là một trong những phong tục
trong Shyunigatsue (cũng gọi là Shyunie) - một đại lễ Phật giáo được tổ chức tại Nigatsudou
của chùa Todaiji với ý nghĩa nhằm xua đuổi hạn hán, dịch bệnh, chiến tranh và cầu mong sự
may mắn cho nhân dân.
1.1.2.7 Koinobori - cờ cá chép:
Ngay từ thế kỷ thứ 8, vào ngày này, người Nhật thường gắn những nhành cây có
hương thơm dễ chịu như cây diên vĩ hoặc cây yomogi (giống như ngải cứu ở Việt Nam) lên
quần áo hoặc trên mái nhà để xua đuổi tà ma và quỷ thần. Vì tên cây diên vĩ trong tiếng Nhật
đồng âm với một thành ngữ biểu thị sự tôn sùng tinh thần thượng võ, nên nó được dùng để
cầu chúc cho các em trai được khỏe mạnh ngay từ thời thơ ấu.
Các bộ koi-nobori dài khoảng 1,5m thường bán rất chạy. Một bộ gồm cá bố màu đen,
cá mẹ màu đỏ còn cá con thì màu xanh. Đặc biệt thông
dụng là bộ cá chép gồm cả bánh xe chong chóng, được
buộc vào sợi dây rồi gắn trên đỉnh cột, gặp gió chong
chóng sẽ xoay tít, làm các chú cá cũng tung bay phấp
phới. Mỗi bộ như vậy giá khoảng 240 đôla đến 480
đôla. Những gia đình có vườn rộng có thể treo những
chú cá dài tới trên 5m, trên những cọc cao vút dựng
giữa vườn.
Nhưng vì sao trong vô số các loài cá, người ta lại chọn cá chép làm vật tượng trưng?.
Nguồn gốc xuất phát từ một truyền thuyết của Trung Quốc, kể rằng ngày xửa ngày xưa, nước

ở vùng trung lưu sông Hoàng Hà thường rất hung dữ, và loài cá chép đã vượt vũ môn hóa
rồng. Loài cá này đã trở thành biểu tượng cho sự thành đạt trong cuộc sống.
1.1.2.8. Bùa hộ mệnh ở nhật:
Omamori (Japanese: お守り, o-mamori) là một loại bùa hộ mệnh của Nhật Bản đặc
biệt tượng trưng cho các vị thần Shinto cũng như
các kiểu hình thái của Phật giáo. Từ mamori (守り)
có nghĩa là sự bảo vệ, với omamori ý nghĩa sự trân
trọng bảo vệ
-11-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Omamori còn được dùng để xua đuổi vận xấu, người ta hay để chúng trong giỏ xách,
làm móc treo điện thoại di động, hay treo trên ô tô… để đảm bảo an toàn khi du hành.
1.1.3.Tôn giáo:
Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo.
Thần đạo (Shintò) là một tôn giáo đa thần, có nguồn gốc từ những tín ngưỡng thời cổ
xưa ở Nhật Bản. Người ta thờ cúng các sự vật, hiện tượngđược coi là có năng lực linh thiêng
trong tự nhiên và xã hội, như đỉnhnúi, con sông, biển, mặt trời, mưa, dông bão, các vị anh
hùng và tổtiên để mong được sự phù hộ, chở che trong cuộc sống hiện tại.
1.1.4. Nghệ thuật ở Nhật.
1.1.4.1. Ẩm Thực Nhật Bản.
Nói đến Ẩm thực Nhật bản chắc các bạn sẽ liên tưởng đến vô số các món ăn ngon và
nổi tiếng của Nhật. Đặc biệt là món cá sống hay còn gọi là Sushi hay sashimi.
Đồ ăn Nhật bản thường là cơm cá, cá, rau, thịt thường là thành phần ít có trong khẩu
phần ăn của người Nhật. Các món ăn của họ được chế biến rất khéo léo và tinh tế. Mùi vị
thường đơn giản ,nhẹ nhàng hơn các nước phương Tây.
Người Nhật thường dùng đũa để ăn, bữa sáng thường đơn giản, bữa trưa nhẹ nhàng,
bữa chính của họ là bữa tối. Ngày nay do nhu cầu công việc bận rộn nên họ đang có xu hướng
chuộng đồ ăn nhanh, làm sẵn, tiện lợi.
Ẩm thực Nhật bản cầu kỳ từ hình thức đến hương vị, đòi hỏi khách phải tinh tế trong
thưởng thức thì mới biết cái ngon của món ăn.Không theo kiểu hoành tráng như các món ăn

Trung Hoa, ẩm thực Nhật Bản nghiêng về tính thẩm mỹ cao. Thức ăn thường được chế biến
nhỏ, xinh xắn, bày lên các đĩa sứ,bát sứ nhỏ với cách trang trí rất đẹp, tinh tế.
1.1.4.2. Trà Đạo.
Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà.Trong văn hóa Nhật
Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời
gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai
(1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học
đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt
trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai
này đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh
Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện
liên quan tới thú uống trà.
Từ đó, dần dần công dụng giúp thư giãn lẫn tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút
rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền
của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà
đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.
Từ uống trà, cách uống trà, rồi nghi thức uống trà cho đến trà đạo là một tiến trình
không ngưng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống
-12-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc, một
đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Hiển nhiên ở đây trà đạo, không đơn thuần là con
đường, phép tắc uống trà, mà trên hết là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm
hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ.)
1.1.4.3. Sushi.
Cùng với trà đạo,Sushi là một nét văn hoá tiêu
biểu của đất nước mặt trời mọc. Món sushi đã có lịch sử
đến hơn 3000 năm nay với hàng trăm cách chế biến sushi
khác nhau, đầy sáng tạo. Riêng tại Việt Nam cũng đã có

đến hơn 150 món khác nhau. Đối với những ai có thể ăn
được các loại hải sản tươi sống thì đây thực sự là một món
ăn đặc biệt. Sushi vẫn giữ được độ tươi ngon của hải sản,
thêm một chút mù tạt cay cay và vừa thưởng thức, người
ăn có thể nhớ về những sức mạnh làm nên các sumurai Nhật Bản.
Cũng như cơm Việt Nam, sushi là món người Nhật dùng để ăn cho chắc bụng. Sushi
là một trong những món không bao giờ thiếu trong các bữa ăn của người Nhật. Đặc biệt,
những ngày lễ truyền thống, sushi xuất hiện trên bàn tiệc với đủ màu sắc, mùi vị.
Sushi có nhiều loại với nhiều thành phần và công thức chế biến khác nhau.Nhưng nguyên liệu
chính để làm món này vẫn là cơm trộn giấm kết hợp với các loại, và tuỳ vào mỗi loại phụ gia
mà nó thành các loại sushi khác nhau.
Cách chấm nước tương cũng rất quan trọng vì có thể làm ảnh hưởng đến hương vị
món ăn, nên chấm phần mặt thức ăn vào nước tương, không nên chấm vào phần cơm vì món
sushi sẽ bị mặn.
Nhật Bản là một nước nổi tiếng về nghệ thuật, họ rất chú trọng đến cái đẹp, từ việc
nấu ăn,cắm hoa, trang trí nhà cửa, họ đều rất tỉ mỉ, khéo léo. Không chỉ biết cầm 2 tay để
uống chén trà mà họ phải biết đến nghi lễ của trà đạo, từ cách pha trà, mời trà, uống trà.tất cả
phải theo một quy tắc.Trà đạo là thưởng thức việc uống trà, nó luôn là món quà tinh thần của
người Nhật.
Trên Thế giới dường như ở quốc gia nào cũng đều có các quán ăn và nhà hàng phục
vụ thức ăn của người Nhật cũng như rất nhiều sách dạy nấu ăn và các lớp học nấu ăn được các
nhàkinh doanh Nhật Bản mở ra để phục vụ nhu cầu của những người yêu nền văn hóa Nhật
Bản.
1.1.4.4. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản:
Bao gồm các ngành nghề thủ công như ikebana, origami, ukiyo-e, đồ chơi, đồ gỗ sơn
mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như bunraku, nhảy, kabuki, nō, rakugo.
1.1.4.4.1. Ikebana - Nét Đặc Sắc Của Văn Hóa Nhật.
-13-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Nghệ thuật sắp hoa theo phong cách Ikebana, hay còn được biết đến là Kado, tức “Hoa

đạo” đã ra đời từ thế kỷ thứ VI như một sự tượng trưng cho quan niệm triết học của Phật Giáo
tại Nhật Bản.
Nghệ thuật sắp hoa theo phong cách Ikebana, hay còn được biết đến là Kado, tức “Hoa
đạo” đã ra đời từ thế kỷ thứ VI như một sự tượng
trưng cho quan niệm triết học của Phật Giáo tại
Nhật Bản. Tuy nhiên, qua năm tháng, nghệ thuật
cắm hoa này ở Nhật Bản đã mất dần đi ý nghĩa
tôn giáo ban đầu, và rồi đặc tính về thiên nhiên
trong cách cắm hoa được nhấn mạnh. Nguyên tắc
cơ bản của nghệ thuật sắp hoa Ikebana là tượng
trưng cho Trời - Đất và Con người, và Ikebana phải thể hiện được sự hài hòa của 3 yếu tố đó.
Trong phong cách sắp hoa nghệ thuật của mình, người Nhật không chỉ chú trọng vào những
nét nổi bật của bông hoa, mà còn phát triển nghệ thuật với cả cành, cuống, lá.
Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn
đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật.
1.1.4.4.2. Manga:
Sự kết hợp của nghệ thuật in khắc gỗ truyền thống với văn hóa phương Tây đã dẫn
đến sự ra đời của Manga, một thể loại truyện tranh nổi tiếng cả trong và ngoài nước Nhật. Sự
ảnh hưởng của Manga đến thể loại hoạt hình đã dẫn đến sự phát triển thể loại hoạt hình đặc
trưng của Nhật có tên gọi là Anime, nhờ sự phát triển vũ bão của Manga và Anime mà các trò
chơi game video của Nhật cũng phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980.
1.1.4.4.3. Nghệ Thuật Gấp Giấy Origami:
Từ một trang giấy vô hồn, dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ đã trở thành một tác
phẩm nghệ thuật độc đáo. Người Nhật đã áp dụng và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo
cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một nền văn hóa giấy với vật liệu giấy
phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách, mềm, bền và đẹp… Đó chính là
-14-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế giới với cái tên “Washi”. Chính
từ đó, nghệ thuật xếp giấy độc đáo Origami của Nhật Bản ra đời.

Tuy nhiên việc sắp xếp các lá thư, xếp giấy để gói các đồ vật… hẳn là đã có từ rất xưa.
Đến thời kỳ phong kiến với nhiều lễ giáo hơn, nền văn hóa xếp giấy đạt đến bước phát triển
nhảy vọt. Vào thời điểm đó, Origami đã không chỉ là trò chơi của trẻ em mà còn là thú vui
của người lớn, và có rất nhiều tạp chí ra đời với những mẫu xếp giấy vô cùng phức tạp. Tuy
nhiên nó không mang tính sáng tạo nên vào thời Đại chính(Taisho) khi giáo dục được đưa
theo hướng sáng tạo thì Origami bị bỏ rơi.
Tuy nhiên lật lại bề dày lịch sử của Origami, cùng với hiện tại,với không ít những tác
phẩm mới, tính chất giáo dục của Origami cũng đã được xem xét lại và được công nhận về
khả năng phát triển một cách đa dạng. Và ngày nay origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra
tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục
đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân.
Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono…
đã được quốc tế hóa để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật,
không lẫn vào đâu được. Và dù bây giờ nghệ thuật xếp giấy đã phát triển vượt biên giới, mang
lại niềm say mê cho biết bao nhiêu người trên toàn thế giới, nhưng người ta vẫn trân trọng gọi
nó bằng cái tên giản dị Origami như một sự tưởng nhớ đến cái nôi cho một sự hình thành và
phát triển một môn nghệ thuật độc đáo.
Ngày nay với nhu cầu ngày càng cao của con người nên các nhà kinh doanh cũng sản
suất ra rất nhiều sách cũng như rất nhiều lớp học để day các nghệ thuật này với nghệ thuật gấp
giấy các cuốn sách chuyên môn về Origami đã được in ấn và xuất bản người Nhật đã áp dụng
và biến đổi nhiều phương pháp chế tạo cũng như nguyên liệu chế tạo giấy, hình thành hẳn một
nền văn hóa giấy với vật liệu giấy phong phú, chất lượng cao (gấp mở nhiều lần không rách,
mềm, bền và đẹp… Đó chính là loại giấy mà người Nhật vẫn tự hào có một không hai trên thế
giới với cái tên “Washi”).
1.1.4.4.4. Bunraku - Nghệ Thuật Kịch Rối Độc Đáo:
Bunraku là nghệ thuật kịch rối chuyên nghiệp của Nhật Bản. Giống như kịch kabuki,
bunraku là một hình thức nghệ thuật lâu đời, do tầng lớp thị dân phát triển trong thời kỳ Edo
(1603-1867). Biểu diễn bunraku bao gồm 4 yếu tố: các con rối bằng một nửa hoặc 2/3 kích
-15-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

thước người thật; chuyển động của các con rối do những người điều khiển đảm trách; tiếng
nói của các nhân vật do một người kể chuyện
gọi là tayu phụ trách; và âm nhạc do một người
chơi loại đàn 3 dây gọi là shamisen. Để tăng
tính phức tạp, mỗi con rối trong vai các nhân
vật chính do 3 người điều khiển.
Rối bunraku không phải được điều khiển bằng
dây. Người điều khiển chính dùng tay và bàn
tay trái đỡ con rối, đồng thời điều khiển cơ cấu kiểm soát chuyển động của mí mắt, nhãn cầu,
lông mày và miệng; còn dùng tay phải điều khiển tay phải của con rối. Người trợ lý thứ nhất
chỉ phụ trách điều khiển tay trái con rối trong khi người trợ lý thứ 2 điều khiển 2 chân của con
rối
1.1.4.4.5. Geisha:
Geisha, hay còn gọi là nghệ giả theo tiếng Nhật là những người sống bằng nghệ thuật.
Họ có nhiều kĩ năng như đàn hát, múa, kể chuyện, pha trà…, được đào luyện kĩ và sống trong
một khuôn khổ nhất định. Các Geisha ngày nay hầu hết phải tốt nghiệp Trung học hoặc có khi
phải tốt nghiệp Đại học, công việc của họ là biểu diễn những kỹ năng nghệ thuật và trò
chuyện với khách hàng.
1.1.4.4.6. Âm Nhạc:
Âm nhạc của Nhật Bản đã mượn nhiều nhạc cụ và phong cách từ các quốc gia láng
giềng và phát triển thêm các nét đặc trưng của Nhật.
Karaoke là hoạt động văn hóa phổ biến nhất ở Nhật. Từ tháng 11 năm 1993, cơ quan
các hoạt động văn hóa đã tiến hành một cuộc thăm dò, kết luận rằng có nhiều người Nhật hát
Karaoke hơn là tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống như triết hoa hay trà đạo.
1.1.4.4.7 Yosakoi – sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại:
Yosakoi là một loại hình nghệ thuật hiện đại đặc trưng của Nhật Bản. Nó là một biến
thể của điệu múa mùa hè truyền thống Awa Odori, được khai sinh từ tỉnh Kochi vào năm
1954. ‘Yosakoi’ là phương ngữ của Kochi, nghĩa là “Đêm nay mời bạn đến”. Câu nói này đã
trở thành tên gọi của điệu múa trong dịp lễ hội của tỉnh Kochi, và từ đó Yosakoi cũng trở
thành tên của lễ hội này.

Là sự kết hợp giữa các động tác múa truyền thống Nhật Bản và âm nhạc hiện đại nên
Yosakoi rất sôi động và mạnh mẽ. Các điệu múa thường được dàn dựng cho những đội múa
đông người. Ai cũng có thể tham gia múa Yosakoi, bất kể tuổi tác hay giới tính.
1.1.5.Thế Giới Võ Thuật Nhật Bản :
Võ thuật Nhật Bản có thể chia làm hai nhóm lớn - Các kỹ thuật Võ Nghệ Cổ Truyền
được truyền lại qua nhiều thế kỷ và Võ Đạo ngày nay, được tập như các môn thể thao.
1.1.5.1. Sumo:
-16-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Về truyền thống, Sumo được coi là môn thể thao quốc gia của Nhật Bản và là một
trong những môn thể thao có lượng người xem lớn nhất tại Nhật
[86]
. Các môn võ như judo,
karate và kendō cũng phổ biến và được tập luyện rộng rãi khắp đất nước.
1.1.5.2. Kendo (Kiếm Đạo)
Kiếm đạo là một môn thể thao tranh tài. Đánh vào những vùng nào đó của đối phương
thì được tính điểm , người thi đấu dùng một cây kiếm tre ( shinai ) dài tối đa 118 cm . Các
kiếm sĩ dùng bốn loại dụng cụ để bảo vệ thân thể - một cái Men (Mặt nạ ) , một cái Do ( Giáp
ngực ) , hai cái Kote ( vật bảo vệ bàn tay và ống tay), và một cái Tare ( Giáp eo. Người Nhật
thích Kiếm đạo cũng như Nhu đạo, vì thế môn này có khoảng hai triệu môn sinh .Cũng như
Nhu Đạo, kiếm đạo là một trong chương trình giáo dục học đường và thường được luyện tập
như một hoạt động ngoại khóa.Liên đoàn kiếm đạo quốc tế được thành lập năm 1970 và hiện
có khoảng 8 triệu người luyện tập kiếm đạo ngoài Nhật Bản.
1.1.5.3. Judo (Nhu Đạo).
Năm 1882, Kano Jigoro sáng lập môn Nhu đạo dựa trên môn Jujutsu ( Nhu thuật ) cổ
truyền. Nhu đạo là một hình thức chiến đấu không dùng vũ khí , chế ngự đối phương bằng
những kỹ thuật như ném , đè , nắm chặt , hoặc khóa các khớp xương. Điểm khác biệt lớn nhất
giữa Nhu Đạo và Nhu thuật là, trong Nhu thuật, các đấu thủ được phép đấm, đá , và xô đối
phương , trong khi ở Nhu đạo những động tác này bị cấm vì nguy hiểm . Nhu đạo trở thành
một môn Thể thao Olympic năm 1964 , đúng dịp Thế vận hội 1964 tại Tokyo. Khoảng 1,5

triệu người Nhật có đẳng cấp, và có chừng 20 triệu người luyện tập nhu đạo trên khắp thế giới
.
1.1.5.4. Shorinji Kempo (Thiếu Lâm Nhật Bản).
Shorinji Kempo do Michiomi theo học các kỹ thuật chiến đấu của các Võ tăng ở chùa
Thiếu Lâm, một chùa Thiền Tông tại Trung Quốc, rồi phát triển các kỹ thuật này thành một
môn võ công mới sau Đệ nhị thế chiến.
1.1.5.5. Aikido (Hiệp Khí Đạo).
Hiệp Khí Đạo được Sáng tổ Ueshiba Morihei hệ thống hóa năm 1922 dựa trên những kỹ thuật
của chi phái Daito Aiki (Đại Đông Hiệp Khí ) của môn Nhu thuật. Mục tiêu là để chống trả
một cuộc tấn công bằng chính sức mạnh của đối phương
1.1.5.6. Karate (Không Thủ Đạo).
Karate có cả các thế tấn công và tự vệ .Các kỹ thuật tấn công gồm có đánh, đấm, và
đá.Lại có những kỹ thuật phòng vệ tương ứng để đánh bạt những thế tấn công này.
1.1.5.7. Naginata (Múa Kích).
Naginata ( Kích ) là một cây gậy dài có một lưỡi cong nhọn ở đầu. Có hai loại thi đấu :
Trong một loại , các đấu thủ đánh vào những vùng nào đó của đối phưong thì được tính điểm .
Những chỗ này được bảo vệ bằng mặt nạ , găng tay , và các giáp ở ngực , eo và ống chân .
Còn trong loại kia , những người dự thi sẽ biểu diễn một số bài quyền Kata theo một trình tự
quy định.
1.1.6. Di sản văn hóa UNESCO:
-17-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Địa điểm các di sản văn hóa thế giới của Nhật Bản:
Chùa Hōryū (法隆寺 Hōryū-ji, Pháp Long tự) là một ngôi chùa ở Ikaruga, huyện Nara. Tên
đầy đủ là Pháp Long Học Vấn Tự (法隆 問寺学 Hōryū Gakumonj), được biết đến với tên
như vậy do đây là nơi vừa như một trường dòng, vừa là một tu viện
Gusuku là từ của người Okinawa nghĩa là "lâu đài" hay "pháo đài".
Thành Himeji (姫路城 Himeji-jō?) là một khu phức hợp gồm 83 tòa nhà bằng gỗ tọa lạc
trên một khu vực đồi núi bằng phẳng ở huyện Hyogo
[75]

.
Khu tưởng niệm Hòa bình Hiroshima thường được gọi là Mái vòm nguyên từ (原爆ドーム
Genbaku Dome), ở Hiroshima, là một phần của Công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima.
Vào năm 1996 được UNESCO công nhận di sản thế giới.
1.1.7. Phong cách ăn uống của người Nhật.
Về văn hóa ẩm thực,trong cách ăn của người nhật giống Việt Nam đó là ăn bằng đũa,
không trống đũa vào bát ăn, trước khi ăn thì nói “itadakimasu” đó là một câu nói lịch sự nghĩa
là “xin mời”. Nó nhấn mạnh sự cảm ơn tới người đã cất công chuẩn bị bữa ăn. Khi ăn xong,
họ lại cảm ơn một lần nữa “gochiso sama deshita” có nghĩa là “cám ơn vì bữa ăn ngon”. . Khi
rót rượu không rót cho mình mà rót cho người bên cạnh, để người khác rót cho mình và nói
“kampa”có nghĩa là cạn chén, dzô.
1.1.7.1. Phong cách ăn uống điển hình của người Nhật hiện nay:
Phong cách, thói quen ăn uống của người Nhật đã bị Âu hóa đi nhiều và trở nên khá
đa dạng. Thay đổi rõ nét nhất là sự xuất hiện của bánh mỳ trong các bữa ăn. Hiện nay có rất
nhiều người dùng bánh mỳ, trứng, sữa, và uống cà phê hay trà cho bữa sáng.
1.1.7.2. Cách cầm đũa của người Nhật:
Có rất nhiều thanh niên hiện nay không biết cách cầm đũa sao cho đúng. Lý do của
việc này có lẽ là do thói quen dùng các món ăn phương Tây với dao và nĩa. Để cầm đũa đúng
cách thì đầu tiên bạn hãy tách 2 cây đũa ra, sau đó để chúng song song với nhau trên ngón trỏ
và dưới ngón cái. Đặt phần giữa của cây đũa trên giữa đầu ngón trỏ và phía trên phần móng
ngón giữa, đặt ngón cái đè lên trên cây đũa trên đó. Dùng đầu ngón giữa và phần móng ngón
đeo nhẫn giữ phần giữa của cây đũa phía dưới. Tận dụng nguyên tắc của đòn bẩy, bạn chỉ cần
dịch chuyển cây đũa trên là có thể gắp thức ăn dễ dàng
1.1.8.Văn hóa giao tiếp của người Nhật:
Người Nhật lại là những người câu nệ một cách cứng nhắc trong những hợp tác làm
ăn.Làm việc với người nước ngoài, họ đặc biệt nghiêm khắc và luôn đề phòng.Nhưng bạn hãy
để ý, đằng sau công việc ấy là những nụ cười rất thoải mái, thân thiện của người Nhật. Đó lại
chính là một trong những phong tục, lễ nghi từ văn hóa và truyền thống Nhật. Và đó phải
chăng cũng là một trong những nền tảng dẫn đến thành công của người Nhật?
Có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã

hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong
quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi.Tất cả các lời chào
-18-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị
xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước
và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối
với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên
Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng
sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo,
trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu
đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau
10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần
sau chỉ khẽ cúi chào.Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức
rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho
đến tận ngày nay.
+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường
nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa , hoặc cúi đầu
xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem
như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành
động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá
nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta
nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả

lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không
hiểu.Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói
“điều này khó”.
Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều
mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn.Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt
tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.
1.2. Xã hội:
1.2.1. Dân số:
Tính đến 31/3/2002 dân số Nhật Bản là 127,435 triệu người, đứng hàng thứ 7 trên thế
giới sau Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ, Mỹ, Inđônêxia, Brazin và Nga.
1.2.2. Gia đình:
Đối với người Nhật Bản gia đình đóng một vai trò trọng yếu, trước đại chiến thứ 2 gia
đình người Nhật chủ yếu là 3 thế hệ người cha có uy quyền và được kính trọng, người phụ nữ
-19-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
khi về nhà chồng phải tuân phục chồng ,cha mẹ chồng nhưng sau 1947, luật dân sự ban hành,
người phụ nữ có quyền hạn ngang hàng với nam giới về mọi mặt của đời sống , nhưng khi
nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì lúc này nếp sống của gia đình người Nhật đã thay đổi,
lúc này gia đình chỉ còn bố mẹ con cái, cuộc sống hiện đại Trước đây phụ nữ 25 tuổi mà chưa
lấy chồng thì nam giới cho là khuyết điểm nào đó, nhưng giờ tỷ lệ phụ nữ lấy chồng muộn là
rất cao thậm chí còn không lấy chồng. Hiện nay phụ nữ Nhật Bản không lấy chồng chiếm tỷ
lệ cao nhất chân Á.
Những nguyên nhân chính dẫn đến những hiện tượng trên là do: Thứ nhất, dư luận xã
hội ngày nay rất thoáng với chuyện ngoại tình cũng như quan hệ tình dục ngoài hôn nhân,
miễn là đừng để lại hậu quả. Thứ hai, hiện nay có rất nhiều điều kiên thuận lợi giúp cho việc
ngoại tình mà không bị người thân hoặc hàng xóm phát hiện( phương tiện thông tin liên lạc,sở
hữu xe hơi gia tăng, hệ thống khách sạn, nhà hàng phát triển). Thứ ba, nhiều người đặc biệt
trong giới trẻ bị cuốn hút vào học tập, vào công việc hàng ngày mong muốn đạt được những
thăng tiến xã hội.Thứ tư, do mất nhiều thời gian chăm sóc, phải bỏ việc làm, chi phí nuôi con
ngày càng đắt đỏ nhất là chi phí cho giáo dục cũng như chu cấp cho con cái cho đến khi ra ở

riêng quá cao. Thứ năm, trước đây, con cái là chỗ dựa cho bố mẹ khi về già cả về kinh tế lẫn
tinh thần thì nay với lương hưu cũng như hệ thống phúc lợi khá hoàn chỉnh của Nhà nước
Nhật Bản người già cũng có thể sống độc lập.
1.2.3.Mức sống:
Mức sống của người Nhật Bản có nhiều thay đổi so với vài thập niên trước do việc sử
dụng rộng rãi các đồ dùng hiện đại trong cuộc sống hàng ngày.Ngoài ra, việc sử dụng đại trà
quần áo may sẵn cũng như những thực phẩm đã qua chế biến đã tạo cho các gia đình có nhiều
thời gian dùng vào việc thể thao, giải trí, du lịch và nâng cao trình độ học vấn hoặc theo đuổi
việc làm, đặc biệt đối với những người phụ nữ đã có chồng, trước đây thường bị cột chặt vào
các công việc nội trợ.
1.2.4.Giáo dục:
Mục đích trọng tâm của hệ thống giáo dục là đào tạo ra những công dân có tinh thần
tự lực của một quốc gia hoà bình và dân chủ, tôn trọng nhân quyền, yêu chuộng sự thật và hoà
bình.
Hệ thống giáo dục: được chia ra 5 giai đoạn: Vườn trẻ (1-3 năm), tiểu học (6 năm),
trung học bậc thấp (3 năm), trung học bậc cao(3 năm) và đại học (4 năm) còn các trường cao
đẳng (2-3 năm). Ngoài ra các trường đại học còn có các lớp học nâng cao sau đại học.
1.2.5. Y tế và bảo hiểm xã hội:
Sự gia tăng giá chữa bệnh đối với những người già trên 65 tuổi trở lên tăng gấp 7 lần
so với giá điều trị đối với bệnh nhân từ 14 tuổi trở xuống.
Tuy nhiên cũng như bảo hiểm y tế, do xã hội Nhật Bản ngày càng già hoá hơn, trong
khi tăng trưởng kinh tế suy giảm, thất nghiệp gia tăng liên tục kể từ đầu thập niên 1990 hệ
thống bảo hiểm xã hôị của Nhật Bản trở nên bất cập với nhu cầu và khả năng thực tế.
-20-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
1.2.6. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài:
Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài
như người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và
cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và
nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi,

nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến
của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt
vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền
ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan
sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.
Mặc dù rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài
sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được
bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai
một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn.
1.2.7. Ý thức tập thể:
Tập thể đóng một vai trò quan trọng đối với người Nhật. Nó được thể hiện ngay từ
trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt
cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập
thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể
đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm
mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa
hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.
1.2.8. Tôn trọng thứ bậc và địa vị:
Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của người Nhật. Thái độ
nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại
nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh
trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện
trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa
ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc
tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần
có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong
ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người
lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và
những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).
Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật được phát

sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương
đối dễ dàng.
-21-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
1.2.9. Óc thẩm mỹ:
Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm Nhật Bản là ngạc nhiên và thán phục
về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay
cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc
thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên
ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là
nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm
đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất
nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân
Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém
phần quan trọng - đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất
nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm
việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức,
nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không
những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.
1.3. Vài nét cần lưu ý khi kinh doanh với người Nhật.
1.3.1. Văn hóa đàm phán với Nhật Bản:
Cách ứng xử qua điện thoại Doanh nhân Nhật rất coi trọng ứng xử qua điện thoại. Khi
điện thoại cho đối tác, cần xưng hô rõ ràng tên cá nhân và tên công ty, cố gắng nói ngắn gọn
nội dung công việc để không làm mất thời gian người mình đối thoại khi họ đang bận. Cần
ghi trước ra giấy những điểm cần nói.
- Giữ đúng hẹn. Luôn giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để đối tác chờ là một nguyên tắc bất di
bất dịch.
- Coi trọng hình thức Sự coi trọng hình thức được xem là một đặc điểm thể hiện văn hoá Nhật
Bản. Chú ý đến hình thức bên ngoài là phép lịch sự thể hiện việc giữ gìn phẩm chất con
người và đương nhiên được coi trọng trong môi trường kinh doanh.

Trang phục yêu cầu có phần khác nhau tuỳ theo từng ngành và từng loại công việc
nhưng thường thì những người làm công việc giao dịch cần phải đặc biệt lưu ý. Việc gây ấn
tượng gọn gàng và cảm giác sạch sẽ bằng trang phục phù hợp với hoàn cảnh công việc được
cho là có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của cá nhân và sau đó là uy tín của công ty.
Cách làm của người Nhật là “xuất phát từ hình thức”, có nghĩa là bắt đầu từ việc hoàn
thiện hình thức sau đó tiếp tục cụ thể hoá dần nội dung. Người Nhật “cất” công việc trong
ngăn kéo cho đến khi đạt được hình thức ở mức mong muốn mới tiến hành, có lẽ vì thế mà có
ý kiến đánh giá người Nhật ứng phó chậm. Nhưng thực ra có khi bên trong công việc đang
được tiến hành từng bước .
Trước một cuộc họp, bản tóm tắt về nội dung cuộc họp phải được phát. Đọc trước bản
tóm tắt, nắm bắt nội dung chính của cuộc họp và chuẩn bị ý kiến của mình được coi là việc
làm không chỉ cho người phát biểu mà cho tất cả mọi người tham gia. Sự coi trọng hình thức
-22-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
không chỉ được thể hiện qua các tài liệu giấy tờ như văn thư, sổ kế toán của công ty mà nhiều
yếu tố khác cũng được thiết lập dưới những hình thức thống nhất.
Con dấu và danh thiếp:
Người nước ngoài cho rằng con dấu dễ bị làm giả hơn chữ kí bằng tay và hoài nghi
không biết có cách nào để phân biệt thật giả, nhưng ở Nhật Bản quy định đóng dấu trên các
văn bản chính thức, chứ không dùng chữ kí. Chữ kí không có hiệu lực pháp lý, do vậy các cá
nhân cũng như công ty, các cơ quan Chính phủ đều có con dấu riêng của mình và dùng nó
trong các văn bản chính thức.
Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên bao giờ người Nhật cũng trao đổi danh thiếp, từ đó
bắt đầu quan hệ. Sau khi nhận danh thiếp, phải giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự
tôn trọng đối với người mình gặp. Không được nhét vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ để
danh thiếp, trong trường hợp đang nói chuyện thì người ta đặt danh thiếp đó lên bàn. Người
Nhật nhìn danh thiếp, nhận biết tên công ty và chức vụ của người đối thoại đề qua đó thể hiện
thái độ và sử dụng kinh ngữ phù hợp với địa vị của người đó.
Địa điểm đàm phán:
Việc trao đổi kinh doanh không nhất thiết phải tiến hành ở văn phòng. Tất nhiên, phần

nhiều thoả thuận tại văn phòng, song có không ít những cuộc thoả thuận được tiến hành dưới
hình thức những bữa ăn tối. Có khi người Nhật vừa chúc rượu vừa bàn bạc chuyện kinh doanh
đến tận những chi tiết cụ thể, bữa ăn tối cũng còn là dịp để trao đổi thông tin.
Những nét tinh thần độc đáo hình thành qua lịch sử lâu đời được thế hệ người Nhật
ngày nay kế tục, song đồng thời quá trình quốc tế hoá đã tạo nhiều cơ hội tiếp xúc với nền văn
hoá mới cũng làm cho cả người Nhật và công ty Nhật Bản dần dần thay đổi.
Nhân viên của các công ty Nhật Bản trải qua quá trình đào tạo, giáo dục và tích lũy kinh
nghiệm thực tế trong công việc, khi được cử sang các chi nhánh ở nước ngoài phải đối mặt
với việc thích ứng với nền văn hoá của nước đó. Vì vậy, làm sao để giữ gìn được bản sắc văn
hoá độc đáo của dân tộc, đồng thời hoà nhập được với công đồng quốc tế là một vấn đề lớn
mà mỗi một cá nhân và công ty của Nhật Bản đều quan tâm.
1.3.2. Văn hóa tặng quà:
Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món quà đắt
tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm.
Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và
nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của
họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây
giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con
người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ
trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường
thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.
-23-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
- Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.
- Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác
sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác,
sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng
quà mình trước rồi mình mới tặng lại.
- Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác.
Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả

những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người
có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được
tặng cho người có chức vụ cao hơn.
- Khi tặng quà bạn nên nói "có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm", để ngụ ý quan hệ mới
là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả
hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.
- Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba
câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.
Những món quà không nên tặng người Nhật:
- Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm
4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn). Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với
chữ "tử", nghĩa là "chết" và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu
đựng, sự đau khổ.
- Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là "kushi",
"ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với từ "chết", "kushi" là cộng cả hai điều bất
hạnh này.
- Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam,
giảo hoạt.
- Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì
điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.
- Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không
trọn vẹn, không hạnh phúc.
- Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà
vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.
1.3.3. Chế độ tuyển dụng và đào tạo con người:
Một trong những đặc trưng tạo ra văn hoá kinh doanh của người Nhật là chế độ tuyển
dụng, đào tạo nhân viên của họ. Thường thì công ty Nhật tuyển dụng nam nhiều hơn nữ và coi
lao động nữ chỉ là tạm thời và lao động nữ đa số là làm những việc đơn giản, ít thăng tiến cao
vì quan niệm phụ nữ là người lo việc gia đình, giáo dục con cái, quán xuyến nhà cửa để cho

các ông chồng an tâm làm việc. Công ty Nhật thường tuyển hàng loạt người mới ra trường
-24-
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
vào tháng tư và đào tạo họ những phong cách, cách thức của công ty. Với người Nhật giáo
dục trong công ty là quan trọng nhất . Mọi người trong công ty đều hiểu rằng “phương hướng
kinh doanh của một xí nghiệp là vì lợi ích của mọi người chứ không vì lợi ích cá nhân. Kinh
doanh tốt có lợi cho xã hội, kinh doanh không tốt có hại cho xã hội”, mỗi người có trách
nhiệm và nghĩa vụ đối với công ty và họ sẽ được nhận những giá trị tương xứng. Nhiều công
ty có chế độ thuê mướn nhân viên suốt đời (shuushinkoyousei) và trả lương theo chế độ thâm
niên (nenkoujoretsusei) - chế độ làm việc này đem lại nhiều ích lợi cho cả công ty và người
lao động như với công ty, nó đem lại sự ổn định về tổ chức nhân sự và thuận lợi trong đào tạo,
làm người lao động yên tâm gắn bó trung thành và làm việc hết mình cho sự phát triển của
công ty.
Các chương trình đào tạo, các đợt đánh giá nhân viên và thăng tiến nghề nghiệp được tiến
hành lâu dài và theo cách cho nhân viên luân phiên tiếp xúc với nhiều kinh nghiệm và cơ hội
khác nhau trong hoạt động của công ty – nhà quản trị có thể đánh giá nhân viên thông qua
xem xét hoạt động của nhân viên trong một thời gian dài, trong khi đó vẫn khuyến khích nhân
viên tiếp tục học hỏi và tăng tiến mà không sợ phạm lỗi đe dọa đến việc làm. Như thế, khuyến
nhân viên hoạt động tiến bộ hơn, tích cực hơn, không sợ sai lầm mà biết rút kinh nghiệm từ
sai lầm và cố không phạm lại sai lầm nữa. Đương nhiên, ý thức và thái độ lao động khi làm
việc suốt đời và được thăng tiến, trả lương tăng cao theo thời gian làm việc sẽ khác hơn so với
không làm suốt đời tại một công ty, họ sẽ tự hoàn thiện, điều chỉnh mình cho phù hợp với
phong cách, nền nếp của công ty, phấn đấu hết mình trong sự tự tin, yên tâm và có ý thức phụ
thuộc vào công ty rất mạnh mẽ. Hiện nay, chế độ làm việc suốt đời và trả lương theo thâm
niên ít nhiều thay đổi vì có thể công ty sẽ không đủ chức vụ hay quỹ lương tăng lên cho đại đa
số nhân viên. Nhưng những giá trị tích cực của chế độ tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động
của Nhật Bản vẫn rất hữu ích.
Mô hình quản lý trong công ty Nhật Bản
Các đặc trưng cho văn hoá kinh doanh của
Nhật Bản chủ yếu và nổi bật là môi hình quản lý

đều mang những đặc điểm như chú trọng nguồn
lực con người, coi trọng con người và mối quan hệ
hài hoà (nguyên tắc Wa) trong quan hệ con người,
mọi người trong tổ chức đều tham gia vào quá
trình hoạt động quản lý và tập thể quan trọng hơn
cá nhân. Trong đó đáng chú ý là thuyết kiểm tra chất lượng toàn diện (TQC – Total Quality
Control) theo hệ thống Kaizen (cải thiện). Khái niệm TQC vốn được Nhật học hỏi, tiếp thu và
cải tiến từ khái niệm Kiểm tra chất lượng (QC – Quality Control) của Mỹ vào năm 1946. ban
đầu, QC chỉ có nghĩa là “chất lượng của sản phẩm”, nhưng người Nhật mở rộng ra khắp mọi
-25-

×