BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
NGÔ TRANG HƯNG
XÁC ĐỊNH TÀI SẢN THỂ DỤC THỂ THAO Ở MỘT
SỐ TỈNH, THÀNH PHÍA BẮC ĐỂ PHỤC VỤ
QUẢN LÝ THỂ DỤC THỂ THAO Ở NƯỚC TA
Chuyên ngành : Giáo dục thể chất.
Mã số : 62.14.01.03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2013
Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao.
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Dương Nghiệp Chí
2. GS.TS Ngô Thắng Lợi
Phản biện 1:
PGS. TS Lương Kim Chung
Phản biện 2:
PGS. TS Lê Thị Anh Vân - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện
Khoa học Thể dục thể thao vào hồi giờ ngày tháng năm
201
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao.
1
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. MỞ ĐẦU
Việc thiếu cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp tính toán về mối quan
hệ đặc thù của nhân tố tài sản TDTT trong lôgic quản lý TDTT quần chúng, là
một nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng các luận chứng khoa học để
quy hoạch phát triển TDTT ở một số tỉnh thành phía Bắc, trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Căn cứ cách thức phân loại tài sản cố định (TSCĐ),
thực trạng TDTT quần chúng và điều kiện kinh tế hiện nay, nhân tố tài sản
TDTT nêu trên có thể là công trình TDTT. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn
tiếp cận vấn đề quản lý TDTT thông qua đề tài: “Xác định tài sản TDTT ở
một số tỉnh, thành phía Bắc để phục vụ quản lý TDTT ở nước ta”.
Mục đích nghiên cứu: Giúp các nhà quản lý dự báo một số chỉ tiêu cần
thiết đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT tỉnh thành (dẫn chứng ở tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang) trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu 1: Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong
quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang.
Mục tiêu 2: Ứng dụng phương pháp tính và dự báo định mức kinh doanh
tài sản trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT
đến năm 2020 (giới hạn tài sản công về công trình TDTT trong
TDTT quần chúng của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang).
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Từ xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT, đề tài đã chỉ ra
được mối liên hệ phụ thuộc, quan hệ cung cầu giữa công trình TDTT và dịch
vụ TDTT. Giả thiết để thiết lập phương trình hành vi cho mối liên hệ này là:
Công suất công trình TDTT (người) = Dịch vụ TDTT (người)
Từ giả thiết, đề tài đã lượng hoá được 10 phương pháp tính toán và phiếu
khảo sát công trình TDTT. Các phương pháp tính toán gắn liền với công cụ và lý
thuyết kinh tế, khoa học quản lý, khoa học TDTT để phục vụ quy hoạch phát
triển TDTT và chuyển đổi cơ sở thể thao (CSTT) sang cơ chế cung ứng dịch vụ.
Việc ứng dụng phiếu khảo sát công trình TDTT và 10 phương pháp tính
toán mà đề tài lựa chọn đều chưa được ứng dụng trong quản lý TDTT quần
chúng ở nước ta. Những cơ sở lý luận và các phương pháp tính toán là cơ sở
ban đầu để xây dựng mô hình toán kinh tế, nhằm cân bằng giữa nguồn lực công
trình TDTT (đầu vào) và dịch vụ TDTT (đầu ra). Việc phát triển mô hình quản
2
lý kinh tế công trình TDTT, để tiếp cận vấn đề quản lý TDTT trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, chính là những đóng góp mới của luận án.
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 187 trang A4 bao gồm: Mở đầu (04 trang);
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (54 trang); Chương 2: Đối tượng,
phương pháp và tổ chức nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu
và bàn luận (104 trang); phần kết luận và kiến nghị (02 trang). Trong luận án
có 35 biểu bảng, 02 hình, 06 sơ đồ và 07 đồ thị. Ngoài ra, luận án đã sử dụng
83 tài liệu tham khảo, trong đó có 70 tài liệu bằng tiếng Việt, 08 tài liệu bằng
tiếng nước ngoài, 05 trang thông tin điện tử và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về tài sản TDTT ở trong và ngoài nước
1.2. CSTT công lập cung ứng dịch vụ và sự cần thiết ứng dụng phương
pháp tính toán kinh tế phục vụ quản lý TDTT
1.3. Tóm tắt chương tổng quan
Ở nước ngoài, tài sản TDTT chịu sự chi phối bởi các nguồn tài trợ. Để
nhận tài trợ từ các tổ chức bảo trợ, đa số các tổ chức thể thao hoặc hiệp hội thể
thao ở các nước phải trình bày các văn bản hoạch định phát triển (kế hoạch,
quy hoạch, chiến lược); báo cáo hoặc nộp các báo cáo thống kê có liên quan
đến tài sản TDTT nói chung và công trình TDTT nói riêng. Tuy nhiên, những
luận cứ hoạch định như vậy ở nước ta còn rất mới mẻ, ít nhất là trong thống kê
và tính toán về công trình TDTT.
Từ những nghiên cứu về quản trị thể thao và tài sản TDTT ở nước ngoài,
đối chiếu với kết quả phân tích ở trong nước, cho thấy: Ở Việt Nam chưa có
công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu về tài sản TDTT. Các phương
pháp tính toán sử dụng trong quy hoạch công trình TDTT còn rất hạn chế.
Ứng dụng công cụ và lý thuyết kinh tế phục vụ quản lý TDTT chưa đầy
đủ, chưa có trong quy hoạch dài hạn TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Đặc biệt là lý thuyết về nhu cầu, lý thuyết sản xuất và lý thuyết về doanh
nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả và khả năng thực hiện quy hoạch (ít nhất ở
góc độ quy hoạch công trình TDTT) theo chuỗi thời gian là chưa rõ ràng.
Cần thiết phải sử dụng công cụ và lý thuyết kinh tế, phương pháp luận
khoa học trong quy hoạch và khai thác công trình TDTT, nhằm phân bổ nguồn
lực tối ưu, đảm hoạt động TDTT hài hoà giữa lợi nhuận và phúc lợi xã hội.
3
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Tài sản TDTT trong quy hoạch phát triển
TDTT quần chúng ở tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Tài sản TDTT được giới hạn ở TSCĐ hữu
hình thuộc sở hữu Nhà nước là công trình TDTT trong quy hoạch TDTT đến
năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Phương pháp phỏng vấn.
3. Phương pháp nghiên cứu hệ thống.
4. Phương pháp toán kinh tế.
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng
11/2006 đến tháng 11/2011 và được chia thành 3 giai đoạn nghiên cứu như
trình bày cụ thể trong luận án.
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Viện
Khoa học TDTT, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn về tài sản TDTT trong quy hoạch
của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang
3.1.1. Các khái niệm và đặc tính của tài sản, trong đó có tài sản TDTT
a. Khái niệm tài sản, trong đó có tài sản TDTT
Qua việc khảo sát các khái niệm, định nghĩa tài sản ở nước ngoài và Bộ
luật Dân sự Việt Nam cho thấy: các định nghĩa về tài sản đều sử dụng cách thức
phân loại mà không đưa ra một phạm vi cụ thể, song gắn với quyền sở hữu.
Từ khái niệm tài sản và TDTT thì khái niệm tài sản TDTT nằm trong khái
niệm chung về tài sản và thuộc phạm trù văn hoá xã hội. Để hiểu khái niệm tài
sản TDTT cần thông qua việc phân loại và quyền sở hữu.
b. Phân loại tài sản
Căn cứ phân loại TSCĐ và tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ đã được Bộ Tài
chính quy định, thì TSCĐ, trong đó có tài sản TDTT, được phân thành hai loại:
TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
4
Việc dùng tài sản TDTT để tiến hành hoạt động kinh doanh nhằm sinh lợi
sẽ giống như hoạt động của một doanh nghiệp. Xét về mặt giá trị và tính chất
luân chuyển của tài sản, toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp được chia làm 2
loại: tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) và tài sản dài hạn (TSCĐ). Trong đó,
TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp có thời
gian luân chuyển dài. Căn cứ vào hình thái biểu hiện, toàn bộ TSCĐ của doanh
nghiệp được chia làm hai loại: TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
c. Hình thức, quyền sở hữu và tài sản của Nhà nước
Từ những phân tích tổng hợp về hình thức, quyền sở hữu và tài sản của
Nhà nước cho thấy: công trình TDTT là TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu Nhà nước
(tài sản công) và thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật. Công trình TDTT công lập
được hình thành từ ngân sách Nhà nước (NSNN) và đất đai dành cho TDTT.
3.1.2. Phân loại, cấu trúc, đặc thù tài sản và sản phẩm TDTT
3.1.2.1. Cấu trúc tài sản TDTT
Dưới góc độ chuyên môn, tài sản TDTT có thể phân làm hai nhóm chính:
(1) Tài sản TDTT thành tích cao và thể thao nhà nghề; (2) Tài sản TDTT quần
chúng. Cấu trúc của tài sản TDTT quần chúng được trình bày như sơ đồ 3.2.
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ khung cơ cấu đặc thù tài sản TDTT quần chúng
Nội hàm cụ thể của từng loại tài sản TDTT quần chúng theo sơ đồ 3.2
được trình bày cụ thể trong luận án. Trong đó, công trình TDTT: là sản phẩm
được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp
đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt
đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây
dựng theo thiết kế cho hoạt động TDTT.
5
3.1.2.2. Phân loại và đặc điểm thành phần vốn công trình TDTT
a. Phân loại công trình TDTT
Thực tiễn cho thấy có nhiều loại công trình TDTT, song theo tài liệu đã
xuất bản năm 1999 của Uỷ ban TDTT, chúng chủ yếu ở các dạng: sân tập (sân
vận động, sân tập đa năng), nhà tập (nhà thể thao, gian phòng thể thao đa năng)
và các công trình mặt nước (bể bơi, sân băng ).
Theo ý nghĩa chức năng, mỗi công trình TDTT chia thành 3 nhóm cơ sở:
công trình TDTT cơ bản, công trình hỗ trợ và công trình phục vụ quản lý.
b. Đặc điểm thành phần vốn công trình TDTT
Công trình TDTT có các loại vốn cố định (TSCĐ) và vốn lưu động (tài
sản lưu động), đặc điểm quan trọng nhất của chúng được thể hiện ở chỗ những
đồng vốn này được dùng để tạo ra không phải là của cải vật chất, mà là những
dịch vụ TDTT. Do vậy, vai trò đặc thù của từng loại vốn có những khác biệt
với nhau về mặt mục đích, cách thức sử dụng và tốc độ luân chuyển.
Vốn cố định của các công trình TDTT là những phương tiện (sản xuất)
được sử dụng để tổ chức và điều khiển những dịch vụ TDTT. Khác biệt với
những cơ sở sản xuất của nhiều ngành, nơi mà những thành tố, yếu tố tích cực
của vốn cố định là máy móc và các trang thiết bị, công cụ sản xuất còn thành
phần thụ động là nhà và các công trình xây dựng. Còn ở những công trình
TDTT, phương tiện lao động chủ yếu lại chính là nhà và những công trình xây
dựng thể thao với các trang thiết bị đi kèm.
Những nguồn vốn cố định của các công trình TDTT không giống nhau về
cấu trúc, về đặc tính và về mục đích sử dụng. Ở những sân vận động lớn thì
vốn cố định có ý nghĩa quan trọng hơn, thể hiện ở những hạng mục xây dựng
phục vụ khán giả, khán đài và trang bị ở khán đài (sân vận động Mỹ Đình).
Nhưng ở một số trường hợp khác, khuôn khổ vốn cố định chiếm ưu thế lại là
những công trình kiến thiết thể thao cơ bản.
Ngoài ra, còn có những vấn đề sau đây liên quan đến điểm khác biệt
trong những nguồn vốn cố định của công trình TDTT:
Thứ nhất, chúng trực tiếp tham gia vào việc phục vụ dân sinh trong thời
gian dài và nhiều lần mà không thay đổi hình dạng tự nhiên.
Thứ hai, giá trị của công trình dần dần, theo từng phần được chuyển dịch
sang chi trả cho việc thực hiện những dịch vụ TDTT (khấu hao TSCĐ).
6
Vốn lưu động của những công trình TDTT bao gồm những vật chất cơ
bản và vật liệu bổ trợ có giá trị dịch vụ dưới một năm. Đặc điểm cơ bản của
vốn lưu động là giá trị của chúng được chi phí để thực hiện dịch vụ hoàn toàn
và ngay lập tức hoặc trong một thời gian ngắn. Nó thường gắn với biến phí khi
tính giá thành sản phẩm dịch vụ TDTT.
3.1.2.3. Sản phẩm của ngành TDTT và phân loại dịch vụ TDTT
a. Sản phẩm của ngành TDTT: Những dịch vụ văn hóa xã hội như là sản
phẩm cơ bản của ngành TDTT. Văn hóa và thể thao là một trong các ngành của
lĩnh vực không sản xuất, mà kết quả lao động là các dịch vụ. Khác với hàng
hóa sản xuất và tiêu thụ, các dịch vụ được tiến hành cùng một lúc, liên quan
đến vấn đề này thì sản xuất và tiêu thụ không thể tích lũy được. Nếu quá trình
tích lũy những dịch vụ xảy ra thì đương nhiên ở dạng nâng cao trình độ văn
hóa của người dân, trong đó có trình độ tập luyện thể thao.
Những đặc điểm khác biệt của dịch vụ văn hóa xã hội so với các loại dịch
vụ vật chất và hàng hóa: (1) Tính không cảm nhận được; (2) Tính không phân
chia được của cải dịch vụ văn hóa xã hội ra khỏi cội nguồn của nó; (3) Tính
không ổn định của chất lượng; (4) Không lưu giữ lại được. Vì vậy, đòi hỏi nhà
sản xuất và phân phối chúng phải sử dụng những phương pháp đặc biệt để tổ
chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này có hiệu quả.
b. Phân loại dịch vụ TDTT: Phân tích trọn gói các dịch vụ TDTT cho
thấy, dịch vụ văn hóa xã hội chiếm ưu thế so với loại hình dịch vụ vật chất.
Tổng hợp các cách phân loại thì dịch vụ TDTT, mỗi CSTT có thể sản xuất và
đưa vào phục vụ 8 hoặc 6 hạng mục, như trình bày cụ thể trong luận án.
3.1.3. Một số thuộc tính của tài sản TDTT quần chúng
Điều kiện hình thành tài sản TDTT quần chúng: thị trường TDTT quần
chúng do người tiêu dùng cấu thành; thị trường TDTT quần chúng là cơ sở vận
hành và phát triển tài sản TDTT quần chúng.
Các điều kiện phát triển tài sản TDTT quần chúng là:
Nhu cầu TDTT quần chúng đạt đến số lượng cần thiết (ở đây chú ý có sự
trải nghiệm và tăng kiến thức của người tiêu dùng).
Nguồn kinh tế đầu tư cho TDTT quần chúng phải đạt mức độ nhất định.
Phong trào TDTT quần chúng đạt đến trình độ và quy mô nhất định.
Lao động phục vụ TDTT quần chúng có sự cải thiện ở mức độ cần thiết.
Tư liệu và đối tượng lao động TDTT quần chúng cải thiện tốt.
7
Quan hệ cung cầu là nền tảng quan trọng để xây dựng một trạng thái cân
bằng trong quản lý công trình TDTT theo phương thức kinh doanh dịch vụ và
đáp ứng phúc lợi xã hội.
3.1.4. Những chỉ tiêu về tài sản và phát triển TDTT quần chúng trong
quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
Tài sản TDTT nêu trong quy hoạch của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là
phù hợp với lý luận về cơ cấu tài sản TDTT quần chúng. Chủ yếu là công trình
TDTT như theo phân loại công trình TDTT hiện hành, phần lớn thuộc sở hữu
Nhà nước với dòng vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách. Trong quy hoạch TDTT,
cả hai tỉnh đều chưa làm nổi bật được cơ sở tính toán để xác định các mục tiêu
về số lượng công trình TDTT, đặc biệt là số lượng từng loại công trình TDTT.
Các chỉ tiêu đặt ra trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang chưa có sự phân tích cụ thể, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa tài
sản TDTT và quản lý TDTT, chưa làm rõ được mối quan hệ giữa số lượng
công trình TDTT và dịch vụ TDTT. Những cơ sở lý luận và thực tiễn về những
mối quan hệ này được trình bày cụ thể trong mục 3.1.5 của luận án. Đây là vấn
đề đặt ra trong quy hoạch phát triển TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang,
cần tiếp tục được giải quyết nhằm đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của người
dân và dự báo nhu cầu tập luyện TDTT trong tương lai.
3.1.5. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT
3.1.5.1. Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT
Dưới góc độ cơ sở lý luận thì mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý
TDTT là sự thống nhất về quản lý kinh tế. Được thể hiện thông qua sơ đồ 3.5:
Sơ đồ 3.5 Mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT
(dưới góc độ cơ sở lý luận)
8
Từ những cơ sở lý luận, mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý
TDTT phải được xem xét trên cả ba yếu tố: nguồn lực, quá trình quản lý, kết
quả. Căn cứ phương pháp nghiên cứu hệ thống, vấn đề xác định mối quan hệ
giữa công trình TDTT và quản lý TDTT thực chất là xác định mối quan hệ
giữa đầu vào (công suất công trình TDTT) và đầu ra (dịch vụ TDTT). Vì trong
trường hợp này, chúng ta chưa có mô hình quản lý kinh tế tài sản TDTT.
Từ những phân tích và cơ sở lý luận, thì mối quan hệ giữa đầu vào (công
trình TDTT) và đầu ra (dịch vụ TDTT) là mối liên hệ phụ thuộc. Tức là công
suất công trình TDTT thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi số lượng người tham
gia hoạt động TDTT, để đảm bảo phân bổ nguồn lực tối ưu nhất. Để thiết lập
một phương trình hành vi cho mối liên hệ này, đề tài đặt ra giả thiết sau:
Công suất công trình TDTT (người) = Dịch vụ TDTT (người)
Như vậy, dấu "=" trong phương trình được hiểu như một mối liên hệ phụ
thuộc. Từ giả thiết, đề tài đã sơ đồ hoá các vấn đề có liên quan nhằm biểu diễn
mối liên hệ giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT như trình bày ở sơ đồ 3.6.
Sơ đồ 3.6 Mối liên hệ giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT
(dưới góc độ mô hình toán kinh tế)
Qua sơ đồ 3.6 cho thấy: giữa công suất công trình TDTT và dịch vụ
TDTT luôn diễn ra cân bằng động với nhau về lượng người tập và môn thể
thao. Để đảm bảo trạng thái cân bằng thì cần phải tính toán đến nhiều biến (nội
sinh, ngoại sinh), tham số. Song các mối liên hệ phụ thuộc này vận động theo
một trật tự có thể xác định được nhờ ứng dụng các phương pháp tính toán.
3.1.5.2. Lựa chọn các tiêu thức thống kê công trình TDTT phục vụ quản
lý kinh tế
9
Việc lựa chọn các tiêu thức liên quan đến thống kê công trình TDTT
được tiến hành theo ba bước và được trình bày cụ thể trong luận án. Sau khi đã
hoàn thành bước 1 và bước 2 của quy trình lựa chọn, đề tài đã tiến hành phỏng
vấn lần 1 và lần 2 với 45 nhà quản trị, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ
nghiệp vụ theo 5 mức độ (từ 1 đến 5, tương ứng với mức độ rất không đồng ý
đến rất không đồng ý). Phiếu phỏng vấn được trình trong phụ lục 1 của luận án.
Sau khi thu được kết quả lần 2, đề tài tiến hành tính hệ số tin cậy Cronbach
alpha bằng phần mềm SPSS 16.0. Kết quả được trình bày tại bảng 3.5.
Bảng 3.5 Kết quả phân tích độ tin cậy các tổng thể bộ phận thống kê công
trình TDTT phục vụ quản lý TDTT - Lần 2 (n = 45)
T
T
Tổng thể bộ phận
Số
tiêu
Mức độ
5 4 3 2 1
1 Thông tin chung 19 37 4 1 1 2 4.62 0.997
2 Phục vụ quản lý và kinh doanh 10 40 3 2 0 0 4.84 0.997
3
Công trình xây dựng cơ bản và
phòng tập
8 43 1 1 0 0 4.93 0.998
4 Công trình xây dựng bổ trợ và nhà 4 40 2 1 1 1 4.76 0.997
5 Khu nhà ở và những ngôi nhà khác 6 38 2 2 1 2 4.62 0.997
6 Công trình phục vụ khán giả 4 37 3 3 1 1 4.64 0.997
7 Phương tiện kỹ thuật 6 34 6 3 1 1 4.58 0.997
8 Đặc điểm kỹ thuật 3 36 2 4 2 1 4.56 0.997
9 Bổ sung và ghi chú 1 30 3 7 2 3 4.22 0.999
Cronbach’s Alpha = 0.998
Kết quả thu được ở bảng 3.5 có kết quả tương đồng với lần kiểm tra thứ
nhất, giá trị trung bình > 4.21, hệ số tin cậy cao (Cronbach’s Alpha = 0.998).
Như vậy, đề tài đã lựa chọn được 9 tổng thể bộ phận với 61 tiêu thức được
dùng để thống kê công trình TDTT. Các tiêu thức này được trình bày thành
phiếu kiểm kê công trình TDTT (xem phụ lục 2 trong luận án).
3.1.5.3. Cơ sở xây dựng phương pháp tính toán về quản lý kinh tế công
trình TDTT
Dưới góc độ toán học, phương pháp xác định là cách thức định lượng một
cách chính xác bằng các trị số (giá trị bằng số) thể hiện được trạng thái (số
lượng, giá trị, biến động) của công trình TDTT. Nhờ việc xác định cơ sở lý
luận, đề tài đã tổng hợp được 10 phương pháp tính toán là:
(1) Nhu cầu công trình TDTT.
(2) Khả năng cần phục vụ cùng lúc của công trình TDTT.
(3) Tỷ lệ cung cấp công trình TDTT cho người dân.
10
(4) Công suất trung bình của công trình TDTT.
(5) Xác định giá thành, sản lượng, lợi nhuận và điểm hoà vốn.
(6) Xác định giá dịch vụ TDTT dựa trên chi phí m
2
công trình TDTT và
phân biệt giá.
(7) Lợi nhuận sau thuế.
(8) Giá vé dịch vụ TDTT trung bình.
(9) Tần số tham dự bình quân theo đầu người.
(10) Phương pháp hồi quy tuyến tính bình phương nhỏ nhất.
Cách thức tính toán được trình bày cụ thể trong mục 2.2.4 và 3.1.5.3 của
luận án.
3.1.6. Bàn luận
Kết quả nổi bật của luận án: Thông qua phân tích cơ sở lý luận và thực
tiễn, đề tài đã xác định được mối quan hệ giữa tài sản TDTT và quản lý TDTT
quần chúng là sự thống nhất về quản lý kinh tế, mối liên hệ giữa công trình
TDTT (đầu vào) và dịch vụ TDTT (đầu ra) là mối liên hệ phụ thuộc. Đây là cơ
sở lý luận quan trọng để xác định công trình TDTT nhằm mục tiêu tối ưu hoá
nguồn lực đầu vào. Đồng thời được làm căn cứ tính toán để đặt ra giả thiết:
Công suất công trình TDTT (người) = Dịch vụ TDTT (người)
Đây là giả thiết cơ sở quan trọng để hình thành, lựa chọn các phương
pháp tính toán nhằm cân bằng cung cầu về công trình TDTT nói chung và các
vấn đề liên quan nói riêng. Những phương trình liên hệ giữa đầu vào và đầu ra
là cơ sở để hình thành mô hình quản lý công trình TDTT. Đồng thời nó cũng
được sử dụng để mô tả trạng thái của công trình TDTT, làm cơ sở khoa học để
xây dựng quy hoạch phát triển TDTT và đánh giá hiệu quả khai thác công trình
TDTT. Các phương pháp tính toán được lựa chọn là khả thi khi ứng dụng vào
điều kiện thực tiễn về TDTT quần chúng ở Việt Nam.
Từ những số liệu thứ cấp hoặc khi thu thập đủ số liệu sơ cấp cho các
phương pháp tính toán mà đề tài lựa chọn, cho phép rút ra những kết luận mới
mà các đề tài đã nghiên cứu chưa đề cập.
Điểm khác biệt khi so sánh với những tác giả khác: Từ giả thuyết đặt ra
nên mối quan tâm chủ yếu của đề tài là mối liên hệ giữa công trình TDTT và
dịch vụ TDTT phục vụ quản lý kinh tế TDTT. Công cụ lựa chọn là các phương
trình hành vi, phương pháp tính toán để phục vụ hai vấn đề lớn của công trình
TDTT: điều tiết và kinh doanh.
11
Đã bước đầu phát triển một mô hình quản lý kinh tế phục vụ quy hoạch
công trình TDTT và chuyển đổi CSTT sang cơ chế cung ứng dịch vụ. Lượng
tăng (giảm) công trình TDTT cùng những tác động đến hoạt động quản lý (điều
tiết) và kinh doanh (thị trường) được đề cập toàn diện. Mục tiêu tối ưu hoá
nguồn lực đầu vào được tiến hành một cách hệ thống, có tính khả thi và phù
hợp với các chủ trương, đường lối về phát triển TDTT trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Đảm bảo việc tiết kiệm các nguồn lực của Nhà
nước là đất dành cho TDTT và ngân sách Nhà nước.
Lý giải điểm khác biệt: Kết quả của đề tài có sự khác biệt là do phương
pháp tiếp cận công trình TDTT theo phương pháp hệ thống, lấy quy luật cung
cầu để khái quát trạng thái cân bằng giữa công trình TDTT và dịch vụ TDTT.
Đồng thời ứng dụng các phương trình, phương pháp tính toán để dự báo, tối ưu
hoá nguồn lực công trình TDTT với kinh doanh công trình TDTT. Điểm khác
biệt này thể hiện ở chỗ, việc lựa chọn phương pháp tính toán phản ánh các
điểm đặc trưng trong xây dựng mô hình về: (1) Phạm vi; (2) Mức độ tổng quát;
(3) Thời gian; (4) Hành vi; (5) Tính chặt chẽ; (6) Khuôn mẫu tính toán. Các nội
dung này được trình bày cụ thể trong luận án.
3.2. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo định mức kinh doanh tài sản
trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT đến năm 2020
(giới hạn tài sản công về công trình TDTT trong TDTT quần chúng)
3.2.1. Ứng dụng phương pháp tính và dự báo kinh doanh dịch vụ công
trình TDTT trong quản lý nhằm đảm bảo thực hiện quy hoạch TDTT
Dự báo đất cơ sở TDTT với dân số của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang: Cơ sở
dự báo được căn cứ theo mục tiêu đạt 2 - 3 m
2
/người, dự báo dân số, quy hoạch
đất cơ sở TDTT. Kết quả trình bày ở bảng 3.16 trong luận án.
Qua kết quả thu được cho thấy, ở mức dự báo dân số tăng ở mức trung
bình, đất cơ sở TDTT dự báo đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh là 3.4672
m
2
/người và tỉnh Bắc Giang là 7.9456 m
2
/người. So với đất cơ sở TDTT dự báo
của cả nước là 4.6884 m
2
/người thì của tỉnh Bắc Ninh thấp hơn, còn của tỉnh
Bắc Giang cao hơn. So sánh với mục tiêu phấn đấu 2 - 3 m
2
/người thì của tỉnh
Bắc Ninh là phù hợp, còn của tỉnh Bắc Giang vượt mức rất cao.
Căn cứ dự báo dân số của Tổng cục Thống kê và mục tiêu đất cơ sở
TDTT đạt 2-3 m
2
/người, đề tài dự báo đất cơ sở TDTT của tỉnh Bắc Ninh và
Bắc Giang như trình bày ở bảng 3.17.
12
Bảng 3.17 Kết quả dự báo đất cơ sở TDTT với dân số đến năm 2020 của
tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
TT Nội dung Bắc Giang Bắc Ninh
1 Dự báo dân số (nghìn người)
Trung bình 1.666 1.156
Cao 1.707 1.184
Thấp 1.624 1.128
Không đổi 1.670 1.163
2 Mục tiêu đất cơ sở TDTT (m
2
/người) 2 – 3 2 – 3
3 Dự báo đất cơ sở TDTT (ha)
Trung bình 499.8 346.8
Cao 512.1 355.2
Thấp 487.2 338.4
Không đổi 501.0 348.9
Từ kết quả bảng 3.17 cho thấy, với mục tiêu đất cơ sở TDTT đạt
3m
2
/người thì đến năm 2020 với mức dự báo dân số tăng cao, thì diện tích đất
cơ sở TDTT của tỉnh Bắc Ninh là 355.2 ha, Bắc Giang là 512.1 ha.
Dự báo đất cơ sở TDTT với tỷ lệ người tham giam tập luyện TDTT
thường xuyên của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang: Ứng dụng tiêu chuẩn giả định
theo bảng 3.7, bảng 3.8, bảng 3.12 đến bảng 3.14 trong luận án và các quy
chuẩn khác, đề tài dự báo đất cơ sở TDTT của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang như
trình bày ở bảng 3.18.
Bảng 3.18 Kết quả dự báo đất cơ sở TDTT với tỷ lệ người tập luyện TDTT
thường xuyên đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
TT Nội dung
Bắc Giang
Bắc Ninh
1 Dự báo dân số (nghìn người) 1.707 1.184
2 Mục tiêu người tập TDTT thường xuyên (%) 30 – 35% 45 – 55%
Tương ứng (người) 512.100-597.450 473.600-532.800
3 Diện tích cung cấp cho 1 người tập cùng lúc
(m
2
/người)
13.028 13.028
4 Dự báo đất cơ sở TDTT (ha) 725 – 846 671 – 755
Tổng diện tích 1.450 – 1.692 1.341 – 1.509
Tổng diện tích tập cùng lúc (ha), tương ứng 46% 667 - 778 617 - 694
Tổng diện tích (ha), tương ứng 54% 783 – 914 724 - 815
Tần suất tập cùng lúc trong năm (đợt) 2 2
Từ kết quả bảng 3.18 cho thấy, với mục tiêu số người tham gia tập luyện
thường xuyên của tỉnh Bắc Giang đạt từ 30 – 35%, tỉnh Bắc Ninh 45 – 55%
13
đến năm 2020 với mức dự báo dân số tăng cao, thì diện tích đất cơ sở TDTT
của tỉnh Bắc Ninh cần từ 671 - 755 ha, Bắc Giang cần từ 725 - 846 ha.
Dự báo tỷ lệ người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên với đất cơ sở
TDTT của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Dự báo được đặt trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi. Kết quả như trình bày ở bảng 3.19.
Bảng 3.19 Kết quả dự báo tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên mà công
trình TDTT có thể đáp ứng đến 2020 của tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang
TT Nội dung
Bắc Giang
Bắc Ninh
1 Dự báo dân số (nghìn người) 1.707 1.184
2 Đất cơ sở TDTT (ha) 1.315 397
Trong đó:
Tổng diện tích tập cùng lúc (ha), tương ứng 46% 605 183
Tổng diện tích (ha), tương ứng 54% 710 214
3 Tần suất tập cùng lúc trong năm (đợt) 2 2
4 Diện tích cung cấp cho 1 người tập cùng lúc (m
2
/người) 13.028 13.028
5 Dự báo số người tập luyện TDTT có thể đáp ứng
(người)
928.768 280.934
6 Dự báo tỷ lệ người tham gia tập luyện (%) 54 24
Từ kết quả bảng 3.19 cho thấy, với đất cơ sở TDTT của tỉnh Bắc Giang là
1.315ha, tỉnh Bắc Ninh là 397ha đến năm 2020 với mức dự báo dân số tăng
cao, thì tỷ lệ người tập luyện TDTT mà công trình TDTT có thể đáp ứng của
tỉnh Bắc Ninh khoảng 24%, Bắc Giang khoảng 54%.
Dự báo số lượng người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên theo thời
kỳ và thu nhập bình quân: Ứng dụng phương pháp OLS vào việc xác định tốc
độ tăng trưởng trung bình năm thời kỳ hiện tại. Kết quả thu thập số liệu được
trình bày tại bảng 3.20 trong luận án.
Kết quả ước lượng tham số k trong tính tốc độ tăng trưởng người tập bình
quân (
g
) thời kỳ 2005 – 2010 là: k
Bắc Giang
= 0.05779 và k
Bắc Ninh
= 0.05604
Vậy tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 – 2010 là:
g
Bắc Giang
= e
k
– 1 = e
0.09623
– 1 = 0.05779 khoảng 5,779%
g
Bắc Ninh
= e
k
– 1 = e
0.09623
– 1 = 0.05604 khoảng 5,604%
Như vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình của số người tập luyện TDTT
thường xuyên giai đoạn 2005 – 2010, của tỉnh Bắc Giang khoảng 5.779% và
Bắc Ninh khoảng 5.604%. Căn cứ kết quả dự báo dân số ở mức trung bình, cho
phép dự báo tỷ lệ và số người tập TDTT thường xuyên của tỉnh Bắc Giang đến
năm 2014 khoảng 31.57% ứng với 505.218 người và năm 2019 khoảng 37.68%
14
ứng với 623.791 người; của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2014 khoảng 35.04% ứng
với 380.249 người và năm 2019 khoảng 41.19% ứng với 471.629 người. Kết
quả như trình bày ở bảng 3.21.
Bảng 3.21 Kết quả dự báo tỷ lệ và số người tập luyện TDTT thường xuyên
đến năm 2020 của tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh
Tỷ lệ người tập TDTT
thường xuyên (%)
Dân số (nghìn người)
Số người tập TDTT
thường xuyên (người)
Bắc Giang Bắc Ninh Bắc Giang Bắc Ninh Bắc Giang Bắc Ninh
1. Kết quả thực tế
2005 20.0 23.5 1,537.3 991.1 307.460 232.909
2006 21.0 24.5 1,543.0 999.8 324.030 244.951
2007 22.0 25.0 1,548.8 1,009.4 340.736 252.350
2008 23.4 26.0 1,554.6 1,018.1 363.776 264.706
2009 24.7 28.0 1,556.9 1,026.5 384.554 287.420
2010 26.3 30.0 1,560.3 1,034.2 410.359 310.260
2. Tốc độ tăng
trưởng trung bình
giai đoạn 2005-2010
5.779 5,604
3. Kết quả dự báo 36.54 39.83 1,707.0 1,184.0 623.791 471.629
Tính hệ số co giãn giữa số người tập luyện với thu nhập: kết quả thu thập
số liệu được trình bày tại bảng 3.22 trong luận án.
Hệ số co giãn theo thu nhập bình quân hàng tháng giai đoạn 2005 – 2010
là: β
Bắc Giang
= 0.3272 và β
Bắc Ninh
= 0.3293. Nghĩa là khi thu nhập bình quân tăng
lên 1% thì số người tham gia tập luyện TDTT thường xuyên của tỉnh Bắc
Giang tăng lên 0,3272%, còn của tỉnh Bắc Ninh tăng lên 0,3293%.
Mục tiêu đến năm 2020 của tỉnh Bắc Ninh về thu nhập bình quân đầu
người là 50 triệu đồng/năm (khoảng 4.166,700 đ/tháng). Như vậy, so với năm
2010 (2.823,500 đ/tháng) sẽ tăng khoảng 147.57%. Căn cứ kết quả xác định hệ
số co giãn, với dự báo dân số Bắc Ninh đến 2020 ở mức thấp (1.128 nghìn
người), thì tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên sẽ đạt khoảng 40.78%.
Tương tự cách thực hiện như vậy sẽ tính được cho tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá tỷ lệ về số lượng công trình TDTT với dân số tỉnh Bắc Giang:
kết quả thu thập số liệu như trình bày ở bảng 3.23
Bảng 3.23 Tỷ lệ số công trình TDTT với dân số năm 2010 của Bắc Giang
TT Tỉnh/Huyện Dân số (người) Số lượng (cái) Tỷ lệ (cái/10.000 dân)
A BẮC GIANG 1.567.557 2.507 16.0
1 Tp. Bắc Giang 103.335 229 22.2
2 Lục Ngạn 207.388 239 11.5
3 Lục Nam 200.339 269 13.4
4 Sơn Động 69.112 168 24.3
5 Yên Thế 95.110 141 14.8
15
TT Tỉnh/Huyện Dân số (người) Số lượng (cái) Tỷ lệ (cái/10.000 dân)
6 Hiệp Hoà 213.358 241 11.3
7 Lạng Giang 198.612 587 29.6
8 Tân Yên 159.018 313 19.7
9 Việt Yên 160.110 157 9.8
10 Yên Dũng 161.175 163 10.1
Kết quả tính toán ở bảng 3.23 cho thấy, số người dân sử dụng công trình
TDTT có đến 31/12/2011 so với dân số năm 2010 của tỉnh Bắc Giang là 16
công trình/10.000 dân. So với tỷ lệ tính toán này năm 2009 của cả nước là 5.2
công trình/10.000 người (ở nhiều quốc gia châu Á tỷ lệ này là 6.58) thì kết quả
mà tỉnh Bắc Giang đạt được là rất cao, gấp khoảng 3 lần so với cả nước.
Đánh giá cung cầu số lượng công trình TDTT tỉnh Bắc Giang: Kết quả
thống kê công trình TDTT của tỉnh Bắc Giang theo tiêu chuẩn của chương
trình TDTT xã, phường, thị trấn do địa phương cung cấp được trình bày ở bảng
3.24 trong luận án.
Từ kết quả bảng 3.24 cho thấy: xét dưới góc độ mục tiêu đáp ứng nhu cầu
tập luyện, tỉnh Bắc Giang đã có mạng lưới công trình TDTT tương đối toàn
diện để đáp ứng nhu cầu tập luyện của 1608,5 nghìn người (có đến
31/12/2011). Trong đó, tổng số công trình TDTT ở ngoài trời: 2.195 công
trình; trong nhà: 297 công trình; mặt nước: 15 công trình. Số lượng công trình
TDTT đáp ứng cho nhu cầu tập luyện của nhân dân chiếm tỷ lệ rất cao: ngoài
trời chiếm 598.1%, phòng tập chiếm 117.9%. Tuy nhiên, công trình TDTT mặt
nước (bể bơi) vẫn còn hạn chế. Chỉ có 2 huyện Yên Thế và Tân Yên là đáp ứng
được về mặt số lượng. Có 4 huyện không có bể bơi và sự phân bổ công trình
TDTT này là không đồng đều.
Ứng dụng quy luật cung cầu để phân tích và đánh giá tác động về cung
cầu công trình bể bơi (xem đồ thị 3.1) và sân tập (xem đồ thị 3.2).
16
Đồ thị 3.1 Cân bằng cung cầu về công trình bể bơi của tỉnh Bắc Giang
Kết quả từ đồ thị 3.1 cho thấy: nếu coi số phường, thị trấn là cố định thì
điểm cân bằng của công trình bể bơi của tỉnh Bắc Giang là 23. Vì vậy, cần có
những chính sách tác động để dịch chuyển đường cung công trình bể bơi theo
chiều dọc (từ S1 sang S2). Tức là các phường, thị trấn chưa có công trình bể
bơi phải có kế hoạch bổ sung để đảm bảo nhu cầu tập luyện của nhân dân địa
phương. Cần lưu ý rằng, vì tiêu chuẩn hiện nay đặt ra theo số lượng đơn vị
hành chính nên không tránh khỏi những bất cập với các phường, thị trấn có
đông dân số sinh sống và nhu cầu cao về công trình bể bơi.
Đồ thị 3.2 Cân bằng cung cầu về công trình sân tập của tỉnh Bắc Giang
Kết quả từ đồ thị 3.2 cho thấy: đường cung sân tập TDTT (S1) đã vượt
quá điểm cân bằng rất lớn. Vì vậy, cần có quyết định điều chỉnh nhằm dịch
chuyển đường cung công trình sân tập theo chiều ngang (từ S1 sang S2). Có
thể dừng việc thêm mới các sân tập và tiến hành tăng cường đầu tư trang thiết
bị, dụng cụ thể thao nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ TDTT. Có thể theo
hướng tăng thêm số lượng bể bơi hiện đang thiếu. Cần thiết phải có quy hoạch
công trình TDTT nhằm tránh ảnh hưởng đến quỹ đất của tỉnh.
Tuy nhiên, việc quy chuẩn số lượng công trình TDTT dựa trên phân cấp
hành chính và vùng lãnh thổ có thể không phù hợp với điều kiện tự nhiên – xã
hội của mỗi địa phương. Vì mỗi xã có dân số, diện tích, các yếu tố đặc thù khác
nhau (chưa tính đến phân đoạn nhất định của dân số, di cư, nhập cư) thì lại có
chung tiêu chuẩn về số lượng công trình TDTT. Điều này có thể dẫn đến sự
mất cân đối trong quy hoạch đất đai về công trình TDTT và khả năng đáp ứng
nhu cầu tập luyện của nhân dân. Để thấy rõ sự bất cập này, đề tài xác lập kết
quả giả định khi một số xã của huyện Sơn Động, Lục Nam đều đạt tiêu chuẩn
của Bộ VH,TT&DL: có đủ 1 sân tập và 1 nhà tập. Huyện Sơn Động như đã
17
phân tích ở bảng 3.25 là huyện có tỷ lệ công trình TDTT là 24.3/10.000 dân,
Lục Nam là 13.4 công trình TDTT. Kết quả như trình bày ở bảng 3.25.
Bảng 3.25 Kết quả giả định về các xã có cùng số lượng công trình TDTT
theo quy chuẩn của tỉnh Bắc Giang
T
T
Xã
Dân số
(người)
Quy chuẩn
(*)
Tổng diện tích
(m
2
)
Tỷ lệ
(m
2
/người)
A Sơn Động
1 Vĩnh Khương 1.832 Đạt 4.303 2.349
2 Hữu Sản 1.959 Đạt 4.303 2.197
3 Tuấn Mậu 1.907 Đạt 4.303 2.256
4 Bồng Am 795 Đạt 4.303 5.413
5 Thạch Sơn 502 Đạt 4.303 8.572
6 Phúc Thắng 1.282 Đạt 4.303 3.356
B Lục Nam
1 Nghĩa Phương 13.381 Đạt 4.303 0.322
2 Tam Dị 16.357 Đạt 4.303 0.263
3 Bảo Sơn 12.395 Đạt 4.303 0.347
4 Chu Điện 10.468 Đạt 4.303 0.411
(*) Đạt: có 1 sân tập 45m x 90m và 1 phòng tập 23m x 11m theo quy chuẩn ở bảng 3.10
trong luận án
Từ kết quả bảng 3.25 cho thấy, với cùng số lượng công trình như nhau
nhưng giữa các xã lại có sự chênh lệch rất lớn về diện tích đất TDTT theo đầu
người, xã cao nhất đạt 8.572m
2
/người, xã thấp nhất đạt 0.263m
2
/người. Điều đó
cho thấy sự hạn chế khi đánh giá khả năng đáp ứng với phân đoạn dân cư.
Đánh giá tỷ lệ cung cầu diện tích đất mỗi loại công trình TDTT tỉnh Bắc
Giang: Kết quả được trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26 Nhu cầu về diện tích đất đai dành cho nhà tập theo dân số của
tỉnh Bắc Giang (có đến 31/12/2010)
T
T
Tỉnh/Huyện
Dân số
(người)
Số lượng
Cung diện
tích (m
2
)
(1)
Cầu diện tích
(m
2
)
(2)
Tỷ lệ %
A BẮC GIANG 1.567.557 297 75.141 544.461 13.8
1 Tp. Bắc Giang 103.335 65 16.445 35.891 45.8
2 Lục Ngạn 207.388 22 5.566 72.032 7.7
3 Lục Nam 200.339 20 5.060 69.584 7.3
4 Sơn Động 69.112 13 3.289 24.005 13.7
5 Yên Thế 95.110 11 2.783 33.035 8.4
6 Hiệp Hoà 213.358 12 3.036 74.106 4.1
7 Lạng Giang 198.612 94 23.782 68.984 34.5
8 Tân Yên 159.018 25 6.325 55.232 11.5
9 Việt Yên 160.110 10 2.530 55.611 4.5
10 Yên Dũng 161.175 25 6.325 55.981 11.3
(1) Kích thước theo quy chuẩn của phòng tập là 23
×
11m (xem bảng 3.10 trong luận án)
18
(2) Tiêu chuẩn nước ngoài về sử dụng đất phòng tập là 3473,31m2/10.000 dân (xem bảng
3.13 trong luận án)
Từ kết quả ở bảng 3.26 cho thấy: nhờ cố định biến nội sinh về nhu cầu
đất đai bằng tiêu chuẩn nước ngoài, đã xác định được cầu diện tích đất đai một
cách cụ thể và tỷ lệ tương ứng. Tuy nhiên, khi so sánh với tiêu chuẩn của nước
ngoài là 0,347331m
2
/người cho phòng tập (trong tổng thể 2.371m
2
/người) thì
chỉ đạt 13.8%. Quan hệ cung cầu về đất đai được biểu diễn trên đồ thị 3.3.
Đồ thị 3.3 Cân bằng cung cầu về quỹ đất dành cho nhà tập theo dân số
tỉnh Bắc Giang năm 2011
Kết quả từ đồ thị 3.3 cho thấy: với sự cố định các điều kiện giả định về
nhà tập của tỉnh Bắc Giang, cần thiết phải có chính sách tác động nhằm dịch
chuyển đường cung theo chiều dọc (từ S1 sang S2).
Đánh giá cung cầu diện tích công trình TDTT theo phân đoạn dân cư
tỉnh Bắc Ninh: tính toán tương tự như đánh giá cung cầu theo diện tích mỗi loại
công trình TDTT. Dẫn giải kết quả tính toán như trình bày ở bảng 3.27.
Bảng 3.27 Đánh giá cung cầu diện tích phòng tập theo học sinh của tỉnh
Bắc Ninh
T
T
Trường
Số lượng
học sinh
Phòng tập
Cung diện
tích (m
2
)
(1)
Cầu diện
tích (m
2
)
(2)
Tỷ lệ %
1 Tiểu học 8.2071 0 0 51.262 0
2 Trung học cơ sở 6.3672 5 3.420 39.770 8.6
3 Trung học phổ thông 4.4716 4 2.736 27.930 9.8
Tổng 19.0459 9 6.156 118.961 5.2
(1) Kích thước theo quy chuẩn tối đa của phòng tập là 38
×
18m (xem bảng 3.10 trong luận
án). TCVN 8793:2011 và TCVN 8794:2011 về yêu cầu thiết kế trường tiểu học và trung
học thì sàn tập cho nhà đa năng là: 12
×
24m hoặc 18
×
30m
(2) Tiêu chuẩn nước ngoài là 0.6246m
2
/học sinh (xem bảng 3.7 trong luận án). TCVN
8793:2011 về thiết kế trường tiểu học là 1.8m2/người và đáp ứng 30 – 50% học sinh,
19
tương ứng từ 0.54 – 0.90m
2
/người. TCVN 8794:2011 về yêu cầu thiết kế trường trung học
là 0.6m2/người.
Trong điều kiện giả định theo các quy chuẩn của Việt Nam và nước
ngoài, từ kết quả bảng 3.27 cho thấy, cả 3 cấp học thì các trường đều chưa đáp
ứng được diện tích đất dành cho công trình TDTT là phòng tập, chỉ đáp ứng
được 5.2% nhu cầu. Việc ứng dụng tiêu chuẩn về đất đai dành cho công trình
TDTT theo phân đoạn dân số đã tỏ rõ hiệu quả về tính mềm dẻo.
Đánh giá công suất hoạt động của công trình TDTT so với nhu cầu tập
luyện của người dân: Với tiêu chuẩn và số liệu giả định, đề tài đã xác định
đường cầu và đường cung (E
c
) cho xã X. Kết quả được trình bày cụ thể trong
luận án. Trong đó:
E = 882
E
c sân tập
= 146; E
c nhà tập
= 32%; K
sân tập
= 16.6%; K
nhà tập
= 3.6%
Ec = 178
Vậy K = 20.2%
Từ kết quả thu được, đề tài đã biểu diễn qua đồ thị 3.4 về mức độ đáp ứng
của các công trình TDTT cho nhu cầu tập luyện cùng lúc của nhân dân xã X.
Đồ thị 3.4 Cân bằng cung cầu về công trình TDTT với nhu cầu tập luyện
cùng lúc của nhân dân xã X
Kết quả từ đồ thị 3.4 cho thấy: điểm cân bằng của các công trình TDTT
của xã cần đáp ứng được 882 người tập luyện cùng lúc, tương ứng với điểm
giao cắt giữa đường cầu DL và đường cung S2. Song thực tế các công trình
TDTT hiện tại chỉ đáp ứng được 178 người (chiếm 20.2%). Vì vậy, cần thiết
phải có những điều chỉnh, tác động nhằm dịch chuyển đường cung công trình
TDTT theo chiều dọc (từ S1 sang S2).
20
Đánh giá công suất hoạt động của công trình TDTT so với số lượt người
tham gia tập luyện: Để tránh tình trạng công trình TDTT cứ tăng lên, trong khi
số người tham gia tập luyện đã giảm vì nhiều yếu tố khách quan, hoặc xuất
hiện các mâu thuẫn nội tại của công trình TDTT. Có thể số lượt người đến tập
luyện nhỏ hơn công suất thiết kế. Vậy lúc này đường cầu chính là công suất sử
dụng công trình TDTT, còn đường cung chính là số lượng người tham gia tập
luyện. Kết quả cung cầu này được biểu diễn trên đồ thị 3.5.
Đồ thị 3.5 Cung cầu về số người tập luyện với công suất công trình TDTT xã X
Từ kết quả thống kê cho thấy, với 95 lượt người tham gia tập luyện thì
mới chỉ đạt 53.4% công suất thiết kế của công trình TDTT (178 người). Từ kết
quả ở đồ thị 3.4 và các yếu tố khác không đổi thì chưa nhất thiết phải dịch
chuyển đường cung công trình TDTT theo chiều dọc. Tức là không xây dựng
thêm công trình TDTT mới, mà phải tìm hiểu các nguyên nhân không thu hút
được người tập đến công trình TDTT.
Xác định giá dịch vụ TDTT và điểm hoà vốn: Thực hiện chủ trương
chuyển đổi các CSTT công lập sang cơ chế cung ứng dịch vụ (giả định), cơ sở
thể thao thuộc sân vận động Suối Hoa đã xác định được tổng số thời gian khai
thác dịch vụ là 20 tuần, 7 buổi/tuần, 6 giờ/buổi và chia làm 3 ca. Dự kiến loại
hình dịch vụ TDTT là cho thuê sân bóng đá và trọng tài. Xác định mức giá cho
loại hình dịch vụ đảm bảo cả 2 mục tiêu xã hội và kinh tế. Ứng dụng các công
thức đã trình bày ở mục 2.2.4 trong luận án được:
X = Sản lượng = 280 ca [(20 tuần × 7 buổi/tuần × 6 tiếng/buổi):3]
P = 300.000 đ
F = Tổng chi phí cố định = 8.400.000 (khấu hao TSCĐ, phí quản lý).
V = Tổng chi phí biến đổi = 70.000.000 (chi phí trọng tài, vật tư).
21
Chi phí biến đổi đơn vị = 70.000.000 : 280 = 250.000 đ
Chi phí cố định đơn vị sản phẩm = 8.400.000 : 280 = 30.000 đ
Giá thành đơn vị sản phẩm = 250.000 + 30.000 = 280.000 đ
Sản lượng hoà vốn:
X = F/(P-V) = 8.400.000/(300.000-250.000) = 168 ca
Lợi nhuận thay đổi khi sản lượng thay đổi xung quanh điểm hoà vốn, với
các yếu tố khác không đổi.
∏ = (X’ – X)(P – V) = (169 - 168)(300.000-250.000) = 50.000
Lợi nhuận thay đổi khi giá thay đổi, với các yếu tố khác không đổi:
∏ = X(P
1
-P
0
) = 168(320.000 - 300.000) = 3.360.000 đ
Doanh thu hoà vốn: R = F/(1-V/P)
R = 8.400.000/(1-250.000/300.000) = 50.400.000 đ
Thời gian hoà vốn = (Lợi nhuận đem chia/Tổng doanh thu)×12 tháng
t
hoà vốn
= (5.600.000/50.400.000) × 12 = 1.3 tháng
Tuy nhiên, ở đây ta có thể dựa vào số ca (sản lượng hoà vốn) để xác định
thời gian hoà vốn là: 168/3 = 56 ngày. Để thuận tiện khi ứng dụng trong thực
tiễn, đề tài xác định điểm hoà vốn và biểu diễn trên đồ thị 3.6.
Đồ thị 3.6 Đồ thị xác định điểm hoà vốn cho dịch vụ thuê sân bóng đá và trọng tài
Những phân tích trên là nền tảng để hình thành giá dịch vụ TDTT. Đối
với các dịch vụ phải thuê cơ sở vật chất thì việc tính toán lại được biến đổi phù
hợp. Để đảm bảo tính thống nhất khi chuyển các CSTT sang cơ chế cung ứng
dịch vụ, cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn về mức lợi nhuận.
22
Xác định giá dịch vụ TDTT dựa trên chi phí m
2
công trình TDTT và phân
biệt giá: Giả định, ước tính cho chi phí dịch vụ 1 năm là: 1,2 tỷ đồng. Thời
gian khai thác có hiệu quả được chấp thuận là 300 ngày trong năm. Khi đó:
Chi phí phí dịch vụ mỗi ngày là: 1,2 tỷ : 300ngày = 4.000.000
Thu nhập (10% lợi nhuận) của 4 triệu đồng.
Tổng số là: 4.000.000 + 400.000 = 4.400.000
Thuế VAT (10%) sẽ là 440.000
Tổng giá phải trả cho việc cung cấp các dịch vụ SVĐ sẽ là:
4.000.000 + 400.000 + 440.000 = 4.840.000 đồng/ngày
Chi phí của một trận thi đấu bóng đá và thuê trọng tài như đã trình bày ở
trên là 280.000 đồng, có tính đến lợi nhuận (20.000 đồng) và giá thanh toán
dịch vụ là 300.000 đồng. Áp dụng yếu tố phân biệt giá trong phạm vi từ 0 đến
100% để thiết lập giá cả cho các buổi tập. Giả sử, buổi sáng từ 7 - 9 giờ giảm
50% thì giá thanh toán dịch vụ lúc đó sẽ là:
280.000 đồng + 20.000 × 50% = 290.000 đ
Nguồn vốn đầu tư từ tiết kiệm của CSTT: Tiết kiệm của CSTT được xác
định trên cơ sở doanh thu của CSTT và khoản chi phí trong hoạt động sản xuất
dịch vụ TDTT. Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi
là lợi nhuận trước thuế (Pr) và được biểu diễn trên đồ thị 3.7.
Đồ thị 3.7 Đồ thị xác định lợi nhuận cho dịch vụ thuê sân bóng đá và trọng tài
Căn cứ vào đồ thị 3.7 cho thấy chỉ số EBIT (Earnings Before Interest &
Tax) dương. Điều đó đã khẳng định hoạt động kinh doanh dịch vụ thuê sân
bóng đá và trọng tài của CSTT đã sinh lời. Lợi nhuận trước thuế sau khi CSTT
23
đóng thuế lợi tức (Tde) sẽ còn lại lợi nhuận của công ty sau thuế. Lợi nhuận để
lại CSTT cùng với quỹ khấu hao trở thành nguồn vốn đầu tư của CSTT.
3.2.2. Bàn luận
Ý nghĩa các phương pháp tính toán: ý nghĩa của 10 phương pháp tính
toán được bàn luận cụ thể trong mục 3.2.2 của luận án.
Ý nghĩa tổng hợp:
Đối với tổ chức TDTT: là công cụ hữu hiệu trong quá trình xây dựng quy
hoạch phát triển TDTT; thấy rõ trách nhiệm với các công trình TDTT được
quản lý; là cơ sở để chuyển đổi sang cơ chế cung ứng dịch vụ.
Đối với các ngành, tổ chức có liên quan đến TDTT thấy rõ được ý nghĩa
to lớn của công trình TDTT đối với việc tăng cường sức khoẻ. Từ đó, tích cực
phối hợp thực hiện để phát triển bền vững mạng lưới công trình TDTT.
Đối với đội ngũ chuyên gia phản biện và người dân: nó có thể trở thành
công cụ đánh giá, phản biện đối với các chính sách có liên quan đến công trình
TDTT. Đặc biệt cho các đối tượng thụ hưởng khác nhau.
Đối với Nhà nước: nó có thể trở thành công cụ thu thập thông tin nhằm
giúp Nhà nước điều tiết sự phát triển mạng lưới công trình TTDT, khả năng
tiếp cận công trình TDTT của người dân. Vì vậy, các phương pháp tính toán có
ý nghĩa rất lớn đối với phong trào TDTT quần chúng.
Đối với doanh nghiệp, nhà tài trợ, tư nhân: là cơ sở để kết hợp với các tổ
chức TDTT, CSTT kinh doanh hoặc tài trợ cho công trình TDTT.
Những hạn chế:
Do sử dụng số liệu thứ cấp, biến nội sinh chưa cố định (đòi hỏi phải có sự
nghiên cứu sâu) nên kết quả dự báo bị ảnh hưởng. Đối với tính toán về giá dịch
vụ TDTT, luận án chỉ tính toán mang tính chất dẫn giải, không nêu ảnh hưởng
của chi phí khấu hao TSCĐ, con người
Trong luận án chỉ trình bày công thức hướng dẫn thực hiện, mà không
dẫn giải về chỉ số: giá vé dịch vụ TDTT trung bình và tần số tham dự bình
quân theo đầu người. Nguyên nhân là không có số liệu thực tế. Hạn chế này
không chỉ tồn tại trong luận án, mà tồn tại cả trong thực tế. Các phương pháp
tính toán chưa đề cập cụ thể trong công tác quản lý TDTT quần chúng thì
phương thức tổ chức nào đạt hiệu quả cao nhất.
Tóm lại: Từ những khái quát ứng dụng thực tế và giả định, kết hợp với
phân tích đã khẳng định các phương pháp tính toán mà đề tài lựa chọn, xây
dựng tỏ rõ hiệu quả trong công tác hoạch định phát triển TDTT nói riêng và