Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng đến sinh kế của người cơ tu và tà ôi, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT
GIAO RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI CƠ TU VÀ TÀ ÔI,
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã số: DHH 2012-01-23
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Mỹ Vân
HUẾ - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT
GIAO RỪNG ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI CƠ TU VÀ TÀ ÔI,
HUYỆN A LƯỚI, TỈNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Mã số: DHH 2012-01-23

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Mỹ Vân
HUẾ - 2014
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
1. Nguyễn Tư Hậu
2. Nguyễn Hữu An
i


MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ
TÀI
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến quản lý rừng và sinh kế
1.2. Các nghiên cứu về chính sách GĐGR và sinh kế ở Việt Nam
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
6. CƠ SỞ LÝ LUẬN
6.1. Một số khái niệm
6.2. Một số lý thuyết chính
6.3. Cách tiếp cận
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN A
LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.2. Các đặc điểm kinh tế, xã hội của các tộc người ở huyện A Lưới
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT
GIAO RỪNG Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ii
2.1. Thực trạng việc giao rừng tự nhiên cho dân quản lý

2.1.1. Hình thức giao rừng và thời gian triển khai các chương trình
2.1.2. Sự tham gia của người dân
2.1.3. Sự hiểu biết của người dân về chính sách GĐGR
2.1.4. Sự hưởng lợi của người dân khi tham gia quản lý bảo vệ rừng
2.2. Thực trạng việc giao đất lâm nghiệp để trồng rừng
2.2.1. Sự tham gia của người dân trong hoạt động trồng rừng
2.2.2. Lựa chọn cây trồng
2.2.3. Lý do trồng rừng
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH GĐGR
ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI CƠ TU VÀ TÀ ÔI Ở HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
3.1. Tác động của việc triển khai chính sách GĐGR đến các nguồn vốn sinh
kế của các hộ gia đình tộc người Cơ Tu và Tà Ôi ở huyện A Lưới
3.1.1. GĐGR tác động đến nguồn vốn con người của địa phương
3.1.2. Tác động đến nguồn vốn vật chất của hộ gia đình
3.1.3. Tác động đến nguồn vốn tự nhiên của người dân địa phương
3.1.4. Tác động đến nguồn vốn xã hội của cộng đồng
3.1.5. Tác động đến nguồn vốn tài chính của hộ gia đình
3.2. Tác động của việc triển khai chính sách GĐGR đến các hoạt động sinh
kế của người Cơ Tu và Tà Ôi
3.2.1. GĐGR góp phần làm đa dạng hóa các hoạt động sinh kế của người
dân
3.2.2. GĐGR và những thay đổi về phương thức sản xuất
3.2.3. GĐGR và những thay đổi về hoạt động sinh kế truyền thống của
cộng đồng
3.3. Tác động của việc triển khai chính sách GĐGR đến các nguồn tài
nguyên và hệ sinh thái địa phương
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
iii
Kết luận

Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2. BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC
Phụ lục 3. BẢNG HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TẬP TRUNG
Phụ lục 4. BẢNG HỎI VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG
BẢN SAO THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Một số thông tin cơ bản về các xã khảo sát
Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát
Bảng 3. Quy mô hộ gia đình của các tộc người trên địa bàn A Lưới
Bảng 5. Kiểm định χ2 – Xêri 1
Bảng 6. Tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên theo tộc người
Bảng 7. Tham gia quản lý bảo vệ rừng tự nhiên theo nhóm hộ
Bảng 8. Sự hiểu biết của người dân về chính sách GĐGR (tỷ lệ %)
Bảng 9. Số tháng thiếu ăn – theo tộc người và nhóm hộ
Bảng 10. Số lượng đàn bò của A Lưới qua các năm
v
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Các chủ thể quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam
Hình 2. Khung phân tích sinh kế của DFID
Hình 3. Bản đồ địa bàn nghiên cứu
Hình 4. Tỷ trọng đất lâm nghiệp của huyện A Lưới năm 2012
Hình 5. Cơ cấu chủ thể quản lý rừng tự nhiên ở huyện A Lưới
Hình 6. Tình trạng kinh tế hộ gia đình của người Cơ Tu và Tà Ôi
Hình 7. Tình trạng kinh tế hộ gia đình, theo tộc người
Hình 8. Tình trạng kinh tế hộ gia đình, theo địa bàn (Tỷ lệ %)
Hình 9. Trình độ học vấn của người dân

Hình 10. Trình độ học vấn của người dân, theo tộc người
Hình 11. Trình độ học vấn của người dân, theo nhóm hộ
Hình 12. Các hình thức giao rừng tự nhiên, theo địa bàn xã
Hình 13. Sự hưởng lợi của người nhận rừng
Hình 14: Lý do tham gia trồng rừng tại địa bàn nghiên cứu
Hình 15. Các loại tài sản chính trong gia đình hiện nay
Hình 16. Tình hình an ninh lương thực của hộ gia đình được khảo sát
Hình 17. Diễn biến về diện tích cây cao su trên địa bàn huyện A Lưới
Hình 18. Đánh giá của người dân về sự thay đổi tài nguyên tại địa phương
vi
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đánh giá tác động của chính sách Giao đất giao rừng đến
sinh kế của người Cơ Tu và Tà Ôi, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Mã số: DHH 2012- 01-23
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Mỹ Vân Tel.: 0903.549.549
E-mail:
- Cơ quan chủ trì đề tài: Đại học Khoa học Huế
- Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện: Nguyễn Tư Hậu, Nguyễn
Hữu An – Khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Huế
- Thời gian thực hiện: 24 tháng (1/2012-12/2013)
2. Mục tiêu:
Mục tiêu tổng quát: đánh giá tác động của tiến trình giao đất giao rừng
đến sinh kế của hai dân tộc thiểu số Cơ Tu và Tà Ôi ở huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế
Mục tiêu cụ thể:
1) Tìm hiểu tiến trình giao đất giao rừng tại địa bàn nghiên cứu.
2) Đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng đến sinh kế của
người Cơ Tu và Tà Ôi trên địa bàn
3) Đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm quản lý tốt hơn nguồn tài

nguyên rừng và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương
3. Tính mới và sáng tạo:
- GĐGR đã được thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước gần 20 năm
qua và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây
là công trình nghiên cứu đầu tiên vận dụng các phương pháp và tiếp cận xã
hội học để đưa ra một góc nhìn mới về môi trường – nhân văn trong đánh giá
thực thi chính sách GĐGR trên địa bàn huyện A Lưới.
vii
- Đề tài đã có những phát hiện rất hữu ích khi có sự so sánh về tác động
của cùng một chính sách đến sinh kế của các nhóm người khác nhau trên cùng
một địa bàn. Những kết quả trong nghiên cứu là cơ sở để giúp cho các nhà quản
lý, hoạch định chính sách trong việc bổ sung, chỉnh sửa chính sách giao đất, giao
rừng và cải thiện sinh kế phù hợp hơn cho người dân vùng núi huyện A Lưới nói
riêng, và các vùng dân tộc ít người ở Việt Nam nói chung.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài đã vẽ ra một bức tranh tương đối đầy đủ về việc triển khai các
chính sách giao đất giao rừng (bao gồm cả giao rừng tự nhiên và giao đất để
trồng rừng) trên địa bàn huyện A Lưới; qua đó phân tích được những ưu điểm
và những khiếm khuyết trong quá trình thực thi chính sách tại địa phương.
- Đề tài cũng đã chỉ ra những tác động khác nhau của quá trình thực thi
các chương trình đến các nhóm đối tượng khác nhau và các nhóm tộc người
khác nhau trên địa bàn khảo sát.
- Đề tài đã vận dụng tiếp cận Sinh kế bền vững để phân tích những thay
đổi về sinh kế và các nguồn tài nguyên trên địa bàn kể từ khi các chương trình
được triển khai, từ đó đề xuất các khuyến nghị dựa trên cơ sở thực tiễn của
địa bàn nghiên cứu.
5. Sản phẩm
- Có 2 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành Dân tộc học và Nghiên
cứu Đông Nam Á.
- Hướng dẫn 04 khóa luận tốt nghiệp có liên quan đến GĐGR và sinh

kế cho sinh viên chuyên ngành Xã hội học.
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng
áp dụng:
- Kết quả nghiên cứu đã được đăng trong 2 tạp chí chuyên ngành cấp
Trung ương và 2 bài tham luận tại Hội thảo quốc gia về Biến đổi khí hậu năm
2012 và cấp tỉnh về Giao đất giao rừng năm 2013.
viii
- Những kết quả này là nguồn thông tin phản hồi rất có ích cho các nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách trong việc điều chỉnh, bổ sung chính
sách GĐGR –một trong những chính sách quan trọng nhất của Việt Nam về
quản lý tài nguyên rừng. Các khuyến nghị được đề xuất trong đề tài là cơ sở
thực tiễn có giá trị để thay đổi phù hợp hơn với bối cảnh địa phương, đặc biệt
là ở các huyện miền núi nghèo như A Lưới.
Ngày tháng năm
Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu) (ký và ghi rõ họ tên)
ix
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Impact Assessment of Forest land allocation policy to
the livelihoods of the Co Tu and Ta Oi people in A Luoi district, Thua
Thien Hue Province
Code number: DHH 2012-01-23
Coordinator: Nguyen Thi My Van
Implementing institution: Hue University of Sciences
Cooperating institution(s):
Duration: from 01/2012 to 12/2013
2. Objective(s):
Overall objective: Assess the impact of the Forest land Allocation
process on the livelihoods of the Co Tu and Ta Oi people in Luoi District,

Thua Thien Hue Province.
Specific objectives:
1)Studying the process of forest land allocation in the study area.
2)Assessing the impact of forest land allocation policies on the
livelihood of the Co Tu and Ta Oi in the area.
3) Proposing recommendations and solutions to better manage forest
resources and improve livelihoods for local people.
3. Creativeness and innovativeness:
- Forest land Allocation (FLA) has been widely practiced throughout
the country for nearly 20 years and has quite a lot of researches on this field.
However, this is the first study to apply the methods and approaches of
sociology to offer a new perspective on the environment - human in
evaluating policy implementation in A Luoi district .
x
- The study has discovered usefully in a comparison of the effects of
the same policy on the livelihoods of different groups in the same locality.
The results of the study are considered as a basis to help managers,
policymakers in adding, editing the FLA policies, and improving the
livelihoods of people suited for the mountainous A Luoi districts in
particular, and the ethnic minority people in Vietnam in general.
4. Research results:
- The study drew a relatively complete picture of the implementation of
FLA policies (including natural forests and forest land allocation to
community) in A Luoi district; thereby analyzing the advantages and
shortcomings in the policy implementation at localities.
- The study also pointed out the different impacts of the program
implementation to different target groups and different ethnic groups in the
survey area.
- Applied the Sustainable Livelihoods Approach to analyze the changes
in livelihoods and natural resources in the area since the program was

implemented, which proposed recommendations based on practicality of the
study area
5. Products:
- There are two papers published in professional journals and Ethnic
Studies Southeast Asian Studies.
- Supervising 04 undergraduate thesises related to forest land allocation
and livelihood for students in Sociology.
6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability:
- The study results were published in two journals at the central level
and 2 presentations at the National Workshop on Climate Change in 2012 and
the provincial forest land allocation in 2013.
xi
- These results are the source of feedback is very useful for managers,
policy makers in the adjustment, additional land allocation policy- one of the
most important policies on management of Vietnam in forest resources
management. The recommendations proposed in this study is to base practical
value to change more in line with the local context, especially in the poor
mountainous districts in Vietnam.
xii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
CIFOR Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế
DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
DTTS Dân tộc thiểu số
FAO Tổ chức Lương Nông của Liên Hợp Quốc
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GĐGR Giao đất giao rừng
KHKT Khoa học kỹ thuật
LSPG Lâm sản phi gỗ

PVBCT Phỏng vấn bán cấu trúc
TLN Thảo luận nhóm
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
WB Ngân hàng Thế giới
xiii
MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến quản lý rừng và sinh kế
Trên thế giới, bất kể nước giàu hay nước nghèo, nước phát triển hay đang
phát triển, rừng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người và sự
phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, suốt một thời gian dài,
rừng được quản lý theo kiểu tập trung. Phần lớn các nước trên thế giới đều quốc
hữu hóa tài nguyên rừng và ban hành nhiều chính sách để gia tăng quyền kiểm soát
của Nhà nước đối với rừng [FAO, 2012].
Tuy nhiên, đến những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sự
xuống cấp nghiêm trọng của tài nguyên rừng và sự thất bại của các nhà nước trong
quản lý rừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của hàng triệu người dân
sống dựa vào rừng. Điều này được thể hiện rõ trong tác phẩm nổi tiếng “Seeing like
a State” của James C. Scott xuất bản năm 1998. Thông qua phân tích các trường
hợp về Chủ nghĩa xã hội nông thôn ở Tanzania, quá trình tập thể hóa ở Liên bang
Nga, quy hoạch đô thị ở Brasil, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc,
quá trình hiện đại hóa nông nghiệp ở các nước vùng nhiệt đới…tác giả đã chỉ ra
rằng mặc dù có sự khác biệt giữa các quốc gia nhưng tất cả đều đi đến một kết cục
như nhau – đó là sự thất bại nặng nề của nhà nước hiện đại trong việc duy trì trật tự,
kiểm soát và quản lý tài nguyên để rồi sau đó tạo ra hàng loạt những hậu quả
nghiêm trọng cho người dân. Đó là hệ quả của quá trình hiện đại hóa, là kết quả của
sự quá đề cao vai trò của tri thức khoa học và công nghệ, trong khi đó bỏ qua khía
cạnh quan trọng nhất là cộng đồng người dân bản địa [Scott, 1998].
Trước thực trạng đó, người ta đã hoài nghi và đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò

của nhà nước trong quản lý rừng. Nhân loại đã nhận thức được rằng các giải pháp
“từ trên xuống” (top-down) trong quản lý rừng của nhà nước đã không phát huy
hiệu quả. Từ đó, các chính sách quản lý rừng của nhiều nước trên thế giới đã có
những thay đổi đáng kể. Phi tập trung hóa là một trong những định hướng quan
trọng trong quản lý rừng trên thế giới. Mặc dù vậy, sở hữu nhà nước về rừng vẫn
1
chiếm ưu thế. Hiện vẫn còn 86% diện tích rừng trên thế giới thuộc sở hữu công.
Châu Á, Châu Phi, Châu Âu là những khu vực có tỷ lệ rừng thuộc sở hữu công lớn
nhất thế giới với tỷ lệ tương ứng là 98%, 95% và 90% [FAO, 2011].
Bên cạnh đó, xu hướng phân quyền trong quản lý rừng đã được các nước
trên thế giới quan tâm và được định hướng trong các chính sách lâm nghiệp quốc
gia. Mỗi nước, tùy theo đặc thù về điều kiện của mình để tiến hành xây dựng các
chương trình lâm nghiệp quốc gia phù hợp. Một số nước chú trọng đến sự tham gia
của cộng đồng vào trong quản lý rừng và có nhiều thay đổi theo hướng có lợi cho
người nghèo như trường hợp Việt Nam, Lào và Bangladesh [Alam, 2009]. Ngoài ra
các nước còn thực hiện trao quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình và các
tổ chức như ở Việt Nam, Trung Quốc và Philippine [Yasmi, 2010].
Bên cạnh sự phân quyền trong quản lý rừng, chính sách lâm nghiệp của các
nước cũng đã quan tâm nhiều hơn đến người dân miền núi. Hiện nay mối quan hệ
giữa sinh kế bền vững cho người dân miền núi và sự suy thoái tài nguyên rừng cũng
là một trong những chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Cuốn sách
“Rừng và lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế” được CIFOR
xuất bản năm 2005 đã đưa ra một cách nhìn mới, đúng đắn hơn về vai trò của rừng.
Từ việc nhìn nhận thực tế các trận lũ lịch sử ở Châu Á trong thời gian qua, nghiên
cứu đã chỉ ra những thói quen thường mắc phải là đổ lỗi cho người dân sống ở vùng
cao đối với những trận lũ thảm khốc trên toàn bộ các lưu vực sông, hoặc thổi phồng
các tác động tiêu cực mà người dân miền núi gây ra đối với môi trường. Những nhận
thức sai lầm này đã đẩy cuộc sống của người dân miền núi, vốn đã chịu nhiều thiệt
thòi, lại càng phải lún sâu hơn vào cảnh nghèo đói [CIFOR, 2005].
Tương tự, một nhóm tác giả khác đã chỉ ra mối quan hệ đặc biệt giữa rừng

và sinh kế của người nghèo với câu hỏi được đặt ra trong nghiên cứu “Tại sao rừng
lại quan trọng đối với hoạt động xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn cầu?”.
Thông qua phân tích 7 trường hợp gồm Brazil, Honduras, Malawi, Mozambique,
Uganda, Indonesia và Việt Nam, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng những khu vực có độ
che phủ rừng cao cũng là những nơi có tỷ lệ nghèo đói cao nhưng lại có mật độ
2
nghèo đói thấp. Những phát hiện trên cho thấy các chiến lược giảm nghèo của quốc gia
hướng trọng tâm vào đối tượng nào là điều cần phải cân nhắc, bởi bảo tồn rừng và xóa
đói giảm nghèo không phải lúc nào cũng được thực hiện song hành [Sunderlin và cộng
sự, 2008].
Mặc dù đã có nhiều thay đổi trong cấu trúc quản lý rừng trên phạm vi toàn
cầu, nhưng trong những thập niên vừa qua, thế giới vẫn chứng kiến sự xuống cấp
nghiêm trọng của tài nguyên rừng. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc vừa công bố cuốn "Báo cáo đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2010".
Công trình là kết quả của 4 năm nghiên cứu, tập hợp trên 900 chuyên gia về rừng
của 178 nước và dựa trên cơ sở dữ liệu rừng của 233 nước và vùng lãnh thổ trên
phạm vi toàn cầu. Đây được xem là bản báo cáo đánh giá tổng hợp toàn diện nhất
về tình hình tài nguyên rừng toàn cầu từ trước đến nay. Báo cáo đã chỉ ra cho thấy
từ năm 2000-2010, toàn cầu mỗi năm có 13 triệu ha rừng biến mất do bởi hoạt động
của con người hoặc do thiên nhiên. Báo cáo nhấn mạnh tài nguyên rừng hiện còn 4
tỷ ha, tỷ lệ che phủ rừng chỉ chiếm 31% tổng diện tích đất đai toàn cầu, tỷ lệ chặt
phá rừng của rất nhiều nước và vùng lãnh thổ vẫn rất cao, tập trung ở các khu vực
Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi, tiếp đến là Châu Đại Dương. Tuy nhiên báo cáo
đã chỉ ra một điều đáng mừng là trong 10 năm qua, tỷ lệ chặt phá rừng đặc biệt là
rừng nhiệt đới trên toàn cầu đã xuất hiện đà giảm xuống. Khu vực châu Á trước đây
luôn ở vào tình trạng mất rừng, nhưng 10 năm trở lại đây đã tăng khoảng 2,2 triệu
ha rừng mỗi năm, chủ yếu là nhờ có chương trình trồng rừng trên diện tích rộng lớn
của Trung Quốc và các nước châu Á khác. Báo cáo chỉ ra vai trò của rừng đối với
vấn đề biến đổi khí hậu, chống xói mòn, giữ nguồn nước cũng như phát triển kinh
tế, ổn định xã hội, và kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải ấn định kế hoạch hữu hiệu

và vĩnh cửu nhằm giảm thiểu tỷ lệ chặt phá rừng [UNDP, 2010].
Bên cạnh sự xuống cấp về tài nguyên rừng, các cuộc xung đột về kiểm soát
tài nguyên rừng cũng đang ngày càng gia tăng ở hầu hết các quốc gia, bất kể là
nước phát triển hay đang phát triển [Yasmi et al., 2010]. Một trong những vấn đề
quan trọng, gây tranh cãi nhiều nhất liên quan đến vấn đề xung đột trong quản lý
3
rừng là quyền hưởng dụng đất rừng. Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng, đảm bảo
các quyền hưởng dụng đất rừng là một trong những điều kiện then chốt để hướng
tới quản lý rừng bền vững và là cơ chế quan trọng nhất để kiểm soát và quản lý
rừng ở cấp địa phương. Ngoài ra, đảm bảo các quyền hưởng dụng còn được xem là
nền tảng để đạt được sự công bằng xã hội, quyền con người và duy trì bản sắc văn
hóa cho người bản địa [FAO, 2010].
Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu cho thấy, ở bất cứ
nơi đâu, rừng vẫn luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Trước
đây, người ta thường nhìn rừng dưới lăng kính kinh tế, vì vậy các chính sách đưa ra
chủ yếu với mục tiêu khai thác các lợi ích từ rừng mang lại mà không tính đến các
tác động của nó đối với các khía cạnh khác. Trong những thập niên vừa qua, khi
loài người đã chứng kiến sự suy thoái nghiêm trọng của tài nguyên rừng trên phạm
vi toàn cầu, cùng với những tác động của nó mang lại cho sự sống của nhân loại,
phương cách quản lý rừng của hầu hết các nước trên thế giới đã có nhiều thay đổi
theo hướng bền vững hơn, quan tâm đến quyền lợi của người dân sống gần rừng
hơn. Tuy nhiên, sự hưởng lợi của người nghèo vẫn luôn bị hạn chế. Mối quan hệ
giữa rừng và sinh kế của người nghèo vẫn còn nhiều vấn đề cần tranh luận.
Tiếp theo sẽ là phần tổng quan các nghiên cứu về chính sách GĐGR ở Việt
Nam được triển khai trên phạm vi cả nước trong suốt 20 năm qua, để từ đó rút ra được
những thành công và những hạn chế trong quá trình thực hiện.
1.2. Các nghiên cứu về chính sách GĐGR và sinh kế ở Việt Nam
Số liệu thống kê cho thấy trong vòng 15 năm từ 1976 đến 1990, Việt Nam đã
mất hơn 2,6 triệu ha rừng, chiếm khoảng 24% tổng diện tích rừng tự nhiên của cả
nước [Nguyễn Quang Tân và Thomas Sikor, 2012]. Sự suy kiệt rừng tự nhiên ở giai

đoạn này chủ yếu là do khai thác, sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý và do
phương thức quản lý rừng tập trung trong một thời gian dài. Trước thực trạng đó,
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, đưa ra các giải pháp tích cực nhằm hạn chế
suy thoái rừng và huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc quản lý
rừng. Chỉ thị số 29-CT/TW được Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành ngày
4
12/11/1983, là cái mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của chủ trương giao đất giao
rừng của Việt Nam. Tiếp đó là việc ban hành Luật đất đai năm 1987, Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng năm 1991 đã thúc đẩy nhanh chủ trương GĐGR. Tuy nhiên quá
trình giao đất lâm nghiệp được triển khai rộng rãi bắt đầu từ Nghị định 02/CP của
Chính phủ ban hành năm 1994. Việc GĐGR nhằm đạt được hai mục tiêu chính: (i)
góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng và (ii) góp phần bảo vệ
và phát triển rừng.
GĐGR là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, do vậy để thực hiện
được chủ trương này, hàng loạt các văn bản pháp lý đã được xây dựng, cụ thể:
- Nghị định 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994 của Chính phủ Quy định về
việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
cho mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị định 163/1999/ NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về việc giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về
quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Thông tư liên tịch 80/2003/TTLT/BNN-BTC ngày 03/9/2003 của Bộ
NN&PTNT, Bộ Tài chính về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân
được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Luật Đất đai 1987, 1993, 2003 quy định giao đất lâm nghiệp cho các tổ

chức, hộ gia đình và cá nhân.
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 đã quy định giao rừng cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân. Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 (thay thế
Luật năm 1991) đã bổ sung quy định giao rừng cho cộng đồng thôn bản và giao
5
rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng cho người Việt Nam định
cư ở nước ngoài.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về việc hướng
dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Công văn 592/BNN-LN ngày 29/3/2004 của Bộ NN&PTNT về việc tiếp
tục giao khoán quản lý bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh các đối tượng
rừng chưa đủ điều kiện để người dân hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg
ngày 02/11/2001.
- Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về rà
soát, quy hoạch 3 loại rừng.
- Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về việc hướng
dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.
- Quyết định 106/2006/QĐ-BNN ngày 29/11/2006 của Bộ NN&PTNT về
việc ban hành quy chế quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn.
- Thông tư 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN&PTNT về việc
hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng
đồng dân cư thôn.
- Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ NN&PTNT về hướng
dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.
- Quyết định 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ NN&PTNT về việc
ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng.

- Thông tư liên tịch 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011
của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn một số nội dung
về giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp.
6
Như vậy, GĐGR là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và các cơ quan
đã được triển khai gần 20 năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một công trình
nghiên cứu khoa học mang tầm cỡ quốc gia đánh giá chương trình GĐGR, cũng
như tác động của GĐGR đến hoạt động xóa đói giảm nghèo trên phạm vi cả nước.
Mặc dù vậy nhưng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu của các tổ chức phi
chính phủ, các viện nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm.
Sau đây là một số các công trình nghiên cứu điển hình:
Nghiên cứu của nhóm tác giả Đinh Hữu Hoàng và Đặng Kim Sơn [2010] về
Giao đất và giao rừng ở Việt Nam đã tổng kết một số kết quả đạt được cũng như
những bất cập sau gần 15 năm thực hiện chính sách. Nghiên cứu đi đến kết luận
rằng mặc dù GĐGR là một chính sách lớn của Nhà nước, nhưng sau 15 năm thực
hiện chính sách đã thể hiện tính hiệu quả không cao, không đạt được mục tiêu đề ra,
do đó cần phải có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ hiệu quả và tác động của nó để
có những điều chỉnh kịp thời trước khi tiếp tục thực hiện.
Tương tự, nghiên cứu của Trần Đức Viên và cộng sự về “Phân cấp trong
quản lý tài nguyên rừng và ảnh hưởng của nó đến sinh kế của người dân vùng núi
Tây bắc và Bắc Trung bộ Việt Nam” cũng đưa ra những kết luận về sự không thành
công của chính sách. Mặc dù nhóm tác giả thừa nhận rằng chính sách đã mang lại
một số tác động tích cực, tuy nhiên vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Nhóm tác giả
khẳng định rằng muốn chương trình đạt được mục tiêu thì cần phải thay đổi 3 nội
dung sau: (i) phân quyền nhiều hơn, (ii) tập trung nhiều hơn vào sinh kế của người
dân, và (iii) nâng cao vai trò của tổ chức cộng đồng.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Muller Daniel, Michael Epprecht và
William Sunderlin (2006) về mối liên hệ giữa rừng và nghèo đói ở Việt Nam đã đưa
ra những phát hiện rất lý thú: ở Việt Nam mật độ nghèo đói cao phần lớn phổ biến ở
các vùng đông dân cư, đó là các vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông

Hồng. Tỷ lệ nghèo đói cao nhất ở các vùng cao, vùng sâu vùng xa đó là vùng Đông
bắc, Tây bắc, Tây nguyên và các vùng dọc biên giới với Lào ở miền Trung Việt
Nam. Nhóm tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ nghèo đói và diện tích
7
rừng. Những khu vực rừng tự nhiên lớn nhất nằm ở các vùng có ít người nghèo sinh
sống nhất nhưng tình trạng nghèo lan rộng và trầm trọng nhất. Đây cũng là nơi có
hiện tượng bất bình đẳng cao hơn mức trung bình của quốc gia. Từ những phát hiện
trên nhóm nghiên cứu đề xuất các chiến lược giảm nghèo của Việt Nam nên có
những chính sách quan tâm hơn đến sinh kế của nhóm người nghèo để họ có thu
nhập tốt hơn từ nguồn tài nguyên chủ yếu của họ đó là đất rừng.
Nghiên cứu của Bảo Huy (2006) về vấn đề hưởng lợi trong GĐGR tại Tây
Nguyên đã cho thấy một số hạn chế về cơ chế chính sách đã khiến cho sự hưởng lợi
của người dân sau khi nhận rằng đã không được đảm bảo. Tác giả cho rằng nếu
không có một cơ chế hỗ trợ cho người dân khi giao rừng thì không thể quản lý rừng
bền vững được. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý rừng bền vững
gồm: (i) Hỗ trợ cộng đồng lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng 5 năm, hàng năm
và quy ước bảo vệ và phát triển rừng (ii) Phát triển khuyến lâm, (iii) Chế biến lâm
sản quy mô cộng đồngvà (iv) đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp, khuyến lâm về kỹ
thuật, phương pháp tiếp cận có sự tham gia.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra những bất cập về thủ tục trong quá
trình thực thi chính sách đã khiến cho hiệu quả của các chương trình không như
mong đợi. Điển hình như trong nghiên cứu của Đinh Đức Thuận [2005] cho thấy vì
các thủ tục quy định về sự hưởng lợi của người dân rất phức tạp, không rõ ràng nên
người dân không thực hiện được. Ngoài ra việc tiếp cận đến các văn bản pháp luật
của người dân cũng không phải dễ dàng, dẫn đến việc người dân vẫn khai thác gỗ
lén lút, bất hợp pháp. Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Quang Tân ở Đăk Lăk
cũng chỉ ra cơ chế hưởng lợi được đưa ra trong chương trình GĐGR tương đối khó
hiểu đối với người dân. Người dân không hiểu rõ ai/tổ chức nào sẽ giúp họ thực
hiện các quyền, hơn nữa các thủ tục hành chính cũng rất rườm rà, nhiêu khê. Để xin
giấy phép khai thác gỗ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà người dân phải

lên huyện đến ba lần vẫn không xin được. Đây được xác định là khó khăn lớn nhất
đối với người nhận rừng [Nguyễn Quang Tân, 2008]. Bên cạnh đó, thiếu thông tin
về đất, thiếu hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ, khiến cho người dân gặp nhiều khó
8
khăn sau khi nhận rừng như trường hợp ở Bắc Cạn [Đinh Đức Thuận, 2005], ở Hà
Tĩnh và Sơn La [Ngô Đình Thọ, Phạm Xuân Phương, 2002]. Đôi khi chính các thủ
tục rườm rà phức tạp đã khiến cho người dân hành động bất hợp pháp.
Bất bình đẳng nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách GĐGR cũng được
các nhà nghiên cứu chỉ ra. Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc [2003] cho thấy quá trình
GĐGR gây nên sự khác biệt về diện tích sử dụng đất giữa hộ giàu và hộ nghèo trong
cộng đồng. Những hộ nhận đất, nhận rừng thường là những hộ giàu và có thế lực.
Vương Xuân Tình và Peter Hjamdah [1996] cũng chỉ ra sự khác biệt giữa hộ nhiều đất
và hộ ít đất ở cộng đồng người Dao và người Hmông tại huyện Hoàng Su Phì lên đến
30 lần [Vương Xuân Tình, 2008]. Không chỉ có sự khác biệt về diện tích mà sự hưởng
lợi cũng không công bằng giữa các nhóm hộ. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Tân về
GĐGR ở Đăk Lăk cho thấy nguồn thu từ rừng chủ yếu nằm trong tay một số nhóm nhỏ
trong cộng đồng trong khi đại đa số các hộ còn lại hầu như không có gì. Thu nhập từ
rừng của hộ khá bằng 280% so với hộ nghèo [Nguyễn Quang Tân, 2008].
Tổng quan những tài liệu trên cho thấy, chủ trương GĐGR của Chính phủ đã
được đẩy mạnh trên toàn quốc trong thời gian qua, tạo bước chuyển căn bản trong
quản lý rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, đồng thời góp phần cải thiện đời sống
cho một số bộ phận dân cư. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, đã nảy sinh những
bất cập, khiến cho một số nội dung và mục tiêu của chương trình đề ra không đạt
được như mong muốn. Mặc dù Nhà nước có chủ trương xã hội hóa về quản lý bảo
vệ rừng, nhưng trên thực tế, rừng tự nhiên ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn do các
tổ chức và doanh nghiệp Nhà nước quản lý. Diện tích rừng tự nhiên giao cho cộng
đồng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Theo số liệu mới nhất của Bộ NN&PTNT [2012],
Việt Nam hiện có 13.515.064 ha đất có rừng và 182.294 ha đất ngoài quy hoạch
rừng, đất lâm nghiệp. Độ che phủ rừng của Việt Nam đạt 39,7%. Rừng hiện được
phân cho tám thành phần quản lý gồm: các ban quản lý rừng, các công ty lâm

nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, hộ gia đình, cộng đồng,
UBND các xã và các tổ chức khác. Trong các chủ thể này, cộng đồng chỉ được giao
quản lý 2,6% rừng tự nhiên và 1% rừng trồng [Bộ NN&PTNT, 2012].
9
Hình 1. Các chủ thể quản lý rừng tự nhiên ở Việt Nam
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2012.
Thừa Thiên Huế cũng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về thực thi
chính sách GĐGR, vì vậy chủ đề này cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước. Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình về
lĩnh vực này:
Nghiên cứu về “Quản lý rừng cộng đồng và sinh kế của nông hộ ở thôn Thủy
Yên Thượng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” do nhóm tác giả trường Đại học
Kinh tế Huế thực hiện năm 2010, nhằm đánh giá những thành công và hạn chế của
mô hình quản lý rừng cộng đồng ở Thủy Yên Thượng, huyện Phú Lộc. Đây là mô
hình thí điểm đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế về giao rừng cho cộng đồng quản lý.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 9 năm triển khai mô hình, thu nhập của người dân
tăng lên gần gấp 2 lần so với trước, hoạt động khai thác rừng tự nhiên giảm mạnh,
tình trạng khai thác rừng trái phép giảm hẳn, rừng được quản lý tốt hơn, sinh kế của
người dân được cải thiện hơn [Bùi Dũng Thể và cs., 2010].
Luận văn thạc sĩ với tiêu đề “Effects of Forest Land Allocation on the
Livelihoods of the Local Co Tu Men and Women in Central Vietnam”, tạm dịch là
“Ảnh hưởng của giao đất giao rừng đến sinh kế của người Cơ Tu ở miền Trung Việt
Nam”, do một học viên người Phần Lan thực hiện vào năm 2012. Luận văn đã vận
dụng tiếp cận sinh kế bền vững để phân tích những thay đổi về điều kiện sống của
10

×