LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước.Một đất nước muốn
có sự kế thừa truyền thống ông cha muốn phát triển trong tương lai thì
cần sự đóng góp trẻ em. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trong chúng ta ai
cũng biết trẻ em có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất
nước . Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói “non sông Việt Nam có tươi đẹp
hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không chính là nhờ vào công học tập của các cháu”
Trẻ em là hạnh phúc, niềm tự hào của cha mẹ, gia đình và toàn xã hội
(mầm xanh tương lai của đất nước). Là lớp công dân đặc biệt là nguồn nhân
lực trong tương lai và là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sự phát
triển của nhân loại nói chung trên thế giới và mỗi quốc gia riêng chính là sự
thay thế các thế hệ kế tiếp nhau, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Các em
chính là tài sản quý giá nhất của gia đình và của đất nước, là lực lượng kế
thừa, phát huy truyền thống của dân tộc, là lực lượng làm chủ của đất nước
trong tương lai.
Trẻ em luôn được gia đình, xã hội dành sự quan tâm sâu sắc nhất, mang
đến những điều kiện tốt nhất để có thể phát triển một cách toàn diện cả về
tâm, sinh lý. Trong những năm qua, dưới sự phát triển vượt bậc về kinh tế -
xã hội trong thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng không ngừng qua các năm,
GDP/ người luôn thay đổi với những tín hiệu đáng mừng, đời sống nhân dân
dần dần được cải thiện thì các em ngày càng được quan tâm, giáo dục có chất
lượng hơn. Muốn cho trẻ phát triển tốt là chủ nhân tương lai của đất nước thì
gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Gia đình là tế
bào của xã hội là cái nôi nuôi nuôi dưỡng, là môi trường đầu tiên trong quá
trình xã hội hoá của con người. Gia đình có các chức năng cơ bản như chức
1
năng sinh học, chức năng tình cảm, chức năng giáo dục, chức năng xã hội ,
chức năng kinh tế.
Chức năng giáo dục là một trong những chức năng quan trọng. Trong gia
đình cha mẹ giữ một vai trò không thể thay thế được trong việc giáo dục con
cái . Cuộc sống của cha mẹ chính là môi trường sống đầu tiên của con trẻ về
các giá trị cuộc sống gia đình.
Thông qua giáo dục trong gia đình, mỗi người từ khi còn nhỏ đã biết
điều chỉnh mình trong các mối quan hệ xã hội. Có thể nói những mầm mống
ban đầu của nhân cách, những sở thích, những ý nghĩ về cuộc sống đều được
hình thành ngay trong gia đình.
Song thực tế hiện nay cho thấy vấn đề gia đình nói chung và vấn đề giáo
dục trong gia đình nói riêng đang bị tác động của cơ chế thị trường cả về mặt
tích cực và cả về những yếu tố hạn chế. Đặc biệt ở các gia đình nông thôn thì
việc giáo dục con cái vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế đó đã làm cho vấn đề
gia đình cũng như vấn đề giáo dục trong gia đình ở nông thôn trở thành vấn
đề cấp bách và thu hút sự quan tâm của các tổ chức chính trị và các đoàn thể
cá nhân.
Là một nhân viên CTXH trong tương lai bản thân tôi ý thức rõ về các
vấn đề đó. Nhất là trong quá trình nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh
CNH_HĐH. Chính vì lí do trên mà tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nhận
thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng
Quảng, huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng và giải pháp.”.
2. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa lí luận
Đề tài “Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện
nay ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và
giải pháp” có giá trị to lớn về mặt lý luận, nó có đóng góp vào hệ thống các
nghiên cứu, các công trình khoa học và làm sáng tỏ thêm một số lý thuyết như
2
lý thuyết nhu cầu,lý thuyết vai trò, lý thuyết xã hội học, lý thuyết hành động
xã hội. Và một số khái niệm liên quan về giáo dục trong gia đình.
Kết quả nghiên cứu còn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Công Tác Xã Hội
với nhiều lý thuyết của các khoa học khác như: Tâm lý học, Xã hội học, Y
học, giáo dục học
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dưới góc độ tiếp cận của CTXH cho chúng ta thấy rõ nhận thức giáo con
cái trong gia đình ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn
còn nhiều khó khăn về cách thức giáo dục.
Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế cần khắc phục
trong hoạt động giáo dục con cái trong gia đình ở nơi đây, cũng như hoạt
động giáo dục và những kiến thức trong mảng đề tài này.
Đề tài giúp cho địa phương có thêm tư liệu về tình hình giáo dục con cái.
Làm sáng tỏ vai trò quan trọng của những người làm cha làm mẹ trong việc
giáo dục con cái. Đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết, những vấn đề
bất cập, thách thức trong việc giáo dục con cái. Để từ đó giúp những người
làm cha làm mẹ nói riêng, những người thân và toàn xã hội nói chung ý thức
được vai trò của mình.
Mặt khác đề tài còn cung cấp, đề xuất các giải pháp để khắc phục những
khó khăn yếu kém còn tồn tại giải quyết một số bất cập, tiêu cực còn vướng
mắc và một số vấn đề nỗi cộm, phát huy vai trò của các ban ngành liên quan
và đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường học của địa phương nói riêng và cả nước
nói chung đối với vấn đề giáo dục.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất
nước, nhưng muốn trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, là thế hệ kế
tiếp truyền thống dân tộc thì đòi hỏi các bậc làm cha làm mẹ phải có sự giáo
dục đúng cách bỡi vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu, quan tâm
về cách thức giáo dục con cái.
3
Bài viết “Vai trò của những người làm cha làm mẹ trong việc nuôi dạy
con cái” của GS. Lê Thi đăng trên báo tạp chí khoa học về phụ nữ số 1 năm
2003 đã chứng minh phương pháp giáo dục của những người làm cha làm mẹ
là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến kết quả giáo dục . Cha mẹ
đóng vai trò là trung tâm, là hạt nhân trong việc giáo dục con cái. GS Lê Thi
cũng đã đưa ra lời khuyên rằng: Cha mẹ cần giữa vai trò ngang nhau trong
giáo dục con cái và giữa cha mẹ cần có sự thống nhất trong nuôi dạy con cái,
tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kền thổi ngược”, “Quá nuông chiều, người
quá khát khe” thì hiệu quả giáo dục sẽ giảm xuống.
Trên tạp chí Gia Đình và Trẻ em số 2 năm 2008 có bài viết của tác giả
Bùi Văn Mạnh đã đưa ra 10 lời khuyên trong việc giáo duc con cái. Trong bài
viết này tác giả đã viết đừng nên quá kỳ vọng váo con trẻ mà phải biết chấp
nhận con trẻ, danh nhiều thời gian cho con trẻ.
Trong bài báo cáo “Trách nhiệm giáo dục con cái” của Vũ Thiên Lương.
Tác giả cho rằng giáo dục con cái được giáo dục trên tất cả mọi lĩnh vực như
giáo dục tinh thần, giáo dục thể chất. Đó chính là giúp con có một sức khỏe
khỏe mạnh, dạy con phải giữ sức khỏe cá nhân, ăn uống, ngủ nghĩ đúng mực,
biết cách ứng xử trong tình bạn, tình yêu. Bên cạnh đó thì cần giáo dục trí tuệ
cho các em…
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung:
Nâng cao nhận thức về giáo dục con cái của bậc làm cha mẹ trong các
gia đình ở xã Hồng Quảng - Huyện A Lưới - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để thấy rõ nhận thức giáo dục con cái trong các gia đình ở xã Hồng
Quảng trong giai đoạn hiện nay khi đời sống người dân nơi đây đang nghèo
khó và gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra để các bậc làm cha làm mẹ nhận thức được vai trò đúng đắn
của mình trong việc nhận thức giáo dục con, cần phải có những biện pháp
giáp dục như thế nào cho đúng đắn.
4
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng trẻ em ở địa bàn trong giai đoạn hiện nay. Thực
trạng trẻ em được giáo dục đúng cách, được đi học, chăm sóc đầy đủ.
Phân tích những yếu tố tác động đến việc giáo dục con cái.
Tìm hiểu, phân tích những hình thức, phương pháp, nguyên tắc giáo dục
con cái giáo dục con cái ở nơi đây trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng giáo dục không
đúng cách.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục con cái của cha mẹ trong gia đình hình thức, phương pháp,
nguyên tắc.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em từ 6-16 tuổi ở xã Hồng Quảng , huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những bậc phụ huynh có con từ 6-16 tuổi.
Đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như những người làm công tác giáo dục,
tuyên truyền trong địa bàn xã.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại địa bàn xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Phạm vi thời gian nghiên cứu tại địa bàn: Từ ngày 27tháng 6 đến ngày
02 tháng 7 năm 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Những nguyên tắc và quan điểm của Mác - Lê Nin là cơ sở phương pháp
luận đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Vì vậy
khi nghiên cứu nhận thức giáo dục con cái trong các gia đình cần phải đặt
đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Với mục đích
5
tìm hiểu hoạt động giáo dục con cái, xem xét quá trình đó diễn ra như thế
nào? Nó tác động như thế nào đến lối sống, cách đối nhân xử thế của các em.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu chúng ta khi
nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã
hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã
hội. Ở nhiều thời kì lịch sử khác nhau có nhiều lí luận quan điểm, tư tưởng xã
hội khác nhau đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy
định. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề giáo dục con cái cần phải đặt vấn đề trong
hoàn cảnh lịch sử,các vấn đề xã hội chúng ta sẽ thấy rõ hơn được các vấn đề.
6.2. Phương pháp quan sát.
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua
các tri giác để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa
trên cơ sở đề tài và mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Thông qua hình thức quan sát
công khai, người viết đã quan sát được thực trạng trẻ em, thực trạng giáo dục
trẻ em, những hoạt động, biện pháp, nguyên tắc, hình thức giáo dục con cái
trong gia đình, đồng thời tiến hành quan sát, theo dõi các hoạt động của các
chương trình của nhà trường cũng như địa phương về giáo dục trẻ em của địa
bàn, đánh giá được mức độ của vấn đề.
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp rất quan trọng, được sử
dụng chủ yếu và triệt để phục vụ cho bài báo cáo, giúp cho người viết có một
cái nhìn tổng quát khi thực tế tại địa phương và nắm rõ về vấn đề từ các
nguồn thông tin và tài liệu đã phân tích.
Bên cạnh đó là việc phân tích một số tài liệu là các công trình nghiên
cứu, các bài báo, các sách báo liên quan đến giáo dục con cái trong gia đình.
6
Ngoài ra còn có một số tài liệu là các tờ rơi, có nội dung liên quan đến
giáo dục con cái trong gia đình.
6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phỏng vấn mà người ta xác định sơ bộ những vấn đề
cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Người đi phỏng vấn được tự do hoàn toàn
trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách thức đặt câu hỏi, sắp xếp câu hỏi
nhằm thu thập thông tin cần thiết giải quyết mục tiêu và nội dung đề tài đặt ra.
Sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu nhằm thu thập những
thông tin định tính. Đặc biệt phương pháp này tập trung chủ yếu vào ý kiến của
những người làm cha làm mẹ và những yêu cầu, những tâm tư nguyện vọng trong
việc đầu tư để giúp đỡ trong việc giáo dục trẻ em.
6.5. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Phương pháp công tác xã hội cá nhân là quá trình nhân viên công tác xã hội
làm việc, tiếp cận với một thân chủ.
Đây là một phương pháp mang tính đặc thù của ngành CTXH, phương
pháp này can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời
sống vật chất và tinh thần, chữa trị, phục hồi sự vận hành các chức năng xã
hội của họ, giúp họ tự nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả
năng của chính mình.
Trong đề tài tiến hành tôi đã tiến hành vận dụng những kiến thức đã
được trang bị và qua sách vở để tiến hành tiếp cận với một số bậc phụ huynh
có con từ 6-16 tuổi. Thông qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, chia sẻ và tạo lập
các mối quan hệ với các thân chủ, nhằm tạo ra sự thân mật, sự đồng cảm, tạo
sức thuyết phục trong tiến trình tương tác. Đồng thời tìm hiểu được những
nhu cầu, sự mong đợi của các thân chủ là bố mẹ, ông bà của trẻ không chỉ liên
quan tới vấn đề chăm sóc, nuôi dạy trẻ mà còn những vấn đề khác nảy sinh
xung quanh cuộc sống. Từ đó, giúp thân chủ nhận thức rõ hoàn cảnh, biết
điều chỉnh và thúc đẩy sự thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực hơn.
Chúng tôi cố gắng xác định đúng vấn đề của các bậc phụ huynh, các vấn đề
7
nảy sinh ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý nuôi dạy con của họ. Cùng với
thân chủ xác định nguồn gốc của các khó khăn, trở ngại, xác định mục tiêu và
kế hoạch hành động tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và
tinh thần của trẻ.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Tình hình giáo dục trẻ trong các gia đình ở nơi đây hiện nay đang còn nhiều
bất cập.
Tình hình trẻ em không có sự nuôi dạy quan tâm của cha mẹ .
Nguyên nhân và các yếu tố chi phối việc giáo dục con cái trong gia đình chịu
nhiều chi phối của nhiều yếu tố như yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Và
yếu tố quyết định nhất vẫn là yếu tố kinh tế, cuộc sống khó khăn.
Vấn đề giáo dục con cái không được chú trọng dẫn đến trẻ em không được
quan tâm, học hành không đến nơi đến chốn, sự hiểu biết của các em ngày một bó
hẹp dần. Nếu không giải quyết thì trẻ em không chỉ là thế hệ kế tiếp sự nghiệp của
ông cha mà nó còn kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu ,kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì nội dung
chính của báo cáo gồm có 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và các khái niệm, lý thuyết
liên quan.
Chương 2: Thực trạng nhận thức giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở
xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức giáo dục con cái trong gia đình ở
xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1.Tổng quan chung về xã hồng quảng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Quảng là một xã miền núi, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng
1km về phía Tây.
- Phía bắc giáp với xã Hồng Bắc.
- phía Nam giáp với xã Hồng Thái.
- phía Tây giáp với xã Nhâm.
- phía Đông giáp với xã A Ngo và thị Trấn A Lưới.
Về địa lý và dân cư, toàn xã có 06 thôn dân cư được bố trí hai bờ sông
Ta Rinh có chiều rộng koảng 2 km và chiều dài 6 km.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 568,10 ha. Tổng số hộ toàn xã là 539 hộ,
với 2.099 khẩu; số hộ nghèo là 74 hộ, chiếm 14,31%, số hộ cận nghèo là 159
hộ, chiếm 30, 75%. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Pa cô chiếm trên
95%, số còn lại là dân tộc anh em khác như Tà ôi, Ka tu và Kinh ….nghề
nghiệp của người dân chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 90%, các ngành
nghề khác như lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và dịch vụ chiếm
khoảng 10%.
9
Hình 1.1. Bản đồ hành chính xã Hồng Quảng
(nguồn: google.com )
1.1.1.2 Địa hình
Về địa hình:
Huyện A Lưới thuộc vùng núi cao và trung bình có độ cao từ 680m -
1.150m, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối, xen giữa các vùng núi cao,
đèo dốc, có các vùng đất bằng tạo thành các thung lũng với diện tích không
lớn. Được thành lập tháng 3/1976, huyện A Lưới có diện tích tự nhiên 1224,7
km2; dân số trung bình 45.160 người; mật độ dân số 37 người/km2 (theo niên
giám thống kế năm 2012).
Trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện
với chiều dài trên 100 km, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng,
tạo điều kiện thuận lợi cho huyện thông thương hàng hóa, giao lưu kinh tế với
các địa phương trên tuyến và cả nước; có 2 cửa khẩu liên thông với
CHDCND Lào là cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng
Vân-Cutai (tỉnh Saravan); quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A,
kết nối A Lưới với thành phố Huế và các huyện đồng bằng của tỉnh; cách
quốc lộ 9 - trục đường xuyên Á 60 km, có thể thông thương thuận lợi với các
nước trong Khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị. Đây là những lợi thế,
10
tiềm năng lớn để huyện phát triển kinh tế cũng như mở rộng hợp tác kinh tế,
văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
1.1.1.3. Khí hậu
Là xã nằm tròng vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, có thời tiết khắc nghiệt, khí
hậu trong năm chia làm 2: Mùa ít mưa từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng từ 25
0
C. Lượng
mưa trung bình cả năm từ 2800-3400mm, những tháng ít mưa khoảng
900mm.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.4.1 Rừng
Tổng diện tích rừng trồng là 1640,77ha, trong đó rừng thông HTX quản
lý 185 ha. Trên địa bàn xã có 02 trang trại lớn, 4 trang trại vừa và nhỏ sản
xuất nông lâm kết hợp, chủ yếu trồng keo và cây cao su. Ngoài ra còn có hơn
400 hộ tham gia trồng rừng.
1.1.1.4.2. Tài nguyên nước:
* Có mạng lưới sông ngòi, kênh mương khá dày đặc, có Sông Nong đi
qua trung tâm xã và đỗ về sông Đại Giang khoảng 20km, nguồn nước thường
hội tụ từ các khe suối như: Khe Ngang và Khe Chứa, Khe Trái, Khe con
Bồng, Khe Sơn và khe su. Ngoài ra xã có hệ thống kênh dẫn nước từ Hồ
Truồi đổ về cho nên hàng năm lưu lượng nước sông luôn đảm bảo dồi dào,
phục vụ sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi. Có 64,5ha diện tích nuôi cá nước
ngọt, có gần 16 ha ruộng thấp trũng, người dân tận dụng làm 1 vụ lúa 1 vụ cá,
toàn xã có 92 hộ nuôi cá nước ngọt.
* Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có cơ quan nghiên cứu khoa học vào
nghiên cứu, nhưng ở đây nguồn nước ngầm rất phong phú và chất lượng khá
tốt, có độ sâu đến 40 mét, nguồn nước ngầm của xã hiện là nguồn nước rất
quan trọng cùng cấp tốt cho việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
11
1.1.2. Đặc điểm kinh tế
1.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
* Tổng diện tích gieo trồng: 153,9 ha; đạt 75,18% kế hoạch, tăng 10 ha
so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2013-2014, trong đó:
+ Lúa nước: 25 ha; đạt 49,1% kế hoạch; giảm 0,9 ha so với cùng kỳ;
+ Ngô: 50 ha; đạt 100 % kế hoạch; so với cùng kỳ;
+ Sắn: 65 ha; đạt 100 % kế hoạch; tăng 5 ha so với cùng kỳ;
+ Rau màu các loại: 5,4 ha, đạt 72 % kế hoạch; tăng 1,9 ha so với cùng kỳ;
+ Khoai các loại: 8 ha, đạt 77,7 % kế hoạch; tăng 4 ha so với cùng kỳ;
+ Đậu các loại: 0,5 ha, đạt 50 % kế hoạch, bằng so với cùng kỳ.
1.1.2.2. Về chăn nuôi
* Tổng đàn gia súc: 1013 con, đạt 59,07% KH, giảm 7 con so với cùng kỳ;
- Trâu: 90 con; - Bò: 301 con;
- Dê: 111 con; - Lợn: 511 con;
* Tổng đàn gia cầm: 7205 con, đạt 62,69% KH, giảm 2360 so với cùng kỳ.
* Công tác tiêm phòng gia súc:
- Đối với vắc xin tam liên lợn: 200 liều;
- Đối với vắc xin THT trâu bò: 170 liều;
- Đối với vắc xin dại chó: 25 liều;
- Đối với vắc xin LMLM tuypO: 200 liều.
- Hiện nay Thú y xã đang gặp rất nhiều khó khăn, do số lượng gia súc
chủ yếu tập trung tại các trang trại A Sáp. Hiện nay Thú y xã đang tiếp tục
tiến hành tiêm phòng Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn vụ Hè thu 2014.
* Về nuôi trồng thủy sản: Vụ Đông xuân 2013-2014, toàn xã đã thực
hiện diện tích ao hồ là 5 ha, đạt 62,5% KH. Thả hơn 10.000 con cá giống.
12
1.1.3. Đặc điểm văn hóa- xã hội
* Trường Mầm non Hoa Phong Lan:
Tổng số các cháu đã được huy động đến trường có: 128 cháu và 29 cán
bộ, giáo viên, nhân viên. Trường Mầm Non thường xuyên duy trì về sĩ số
Nhóm trẻ và Mẫu giáo; Kết quả triển khai chương trình chăm sóc trẻ, giáo
dục MN năm học 2013-2014: Đạt 85,9% bé chuyên cần, 85,2% Bé ngoan,
85,2% Bé sạch, 84,4% Bé khỏe. Trường có 12 Đảng viên đều hoàn thành tốt
nhiệm vụ năm 2013 và 17 Đoàn viên công đoàn không ngừng phấn đấu vươn
lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm 2013- 2014 có 14
CBGVNV đạt LĐTT và đạt 04 giáo viên dạy giỏi cấp Trường.
*Trường tiểu học Hồng Quảng:
Trường tiểu học Hồng Quảng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai
đoạn 1 tiếp tục phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên đã có nhiều phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giáo, tham mưu giúp UBND xã thực hiện tốt chức năng lãnh đạo về hoạt động
trong mọi lĩnh vực giáo dục cho địa phương. Trường có 16 giáo viên dạy giỏi
cấp trường và 04 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Nhiều thầy cô giáo không ngừng
phấn đấu rèn luyện trong giảng dạy ngày càng đổi mới và tiến bộ hơn. Trường
có 05 lớp học với tổng số học sinh là: 208 em và 24 CBGVNV. Trong đó, Học
sinh giỏi: 47 em đạt 23,15%; học sinh khá: 78 em đạt 38,42%. Học sinh trung
bình: 72 em 35,46%, HS yếu: 6 em chiếm tỷ lệ 2,95%.
* Trường Trung học cơ sở Quang Trung:
Năm học 2013-2014 trường có 37 CBGVNV, học sinh có 543 em/4 xã
các em Hồng Quảng- Thái- Nhâm- Bắc đang theo học tại trường. Về chất
lượng dạy và học của toàn trường; có 3 học sinh đạt giỏi cấp huyện, 8 giáo
viên dạy giỏi cấp huyện và có giáo viên tham gia thi giáo viên dạy cấp tỉnh.
Kết quả 17 học sinh giỏi, khá: 166 em, trung bình 29 em, yếu: 26 em.
- Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) thường xuyên tuyên truyền
sâu rộng đến cán bộ và nhân dân. Xã Hồng Quảng đã được công nhận đạt phổ
13
cập Trung học cơ sở (bao gồm đạt phổ cập tiểu học và phổ cập mầm non trẻ
em dưới 5 tuổi). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm được tiếp tục học
bậc trung học đạt 100%. Số học sinh phổ cập được vận động tham gia 2013-
2014 lên lớp học: 20 em. Hội khuyến học cùng với nhà trường đã phối kết
hợp với TTHTCĐ xã tổ chức thực hiện theo quyết định của Chính phủ và
hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Nhìn chung về giáo dục & đào tạo, trong thời gian qua tinh thần và trách
nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên giảng dạy chuyên cần, nhiệt tình có rất
nhiều học sinh và phụ huynh quý trọng. Tình hình cơ sở, vật chất của 03
trường được xây dựng bảo đảm tốt.
1.1.4 Về y tế
Sáu tháng đầu năm 2014 trạm y tế xã Hồng Quảng đã triển khai công tác
truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức khám chữa bệnh theo BHYT cho
nhân dân với tổng số là: 2.226 lượt. Bệnh nhân chuyển tuyến 456 người.
Trạm Y tế đã tham mưu Cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhà trường việc
khám cho 390 học sinh sức khỏe định kỳ, tiêm chủng cho trẻ em dưới 01 tuổi
đạt 90%. Cấp thuốc tự điều trị cho đối tượng giao lưu vào vùng Sốt rét lưu
hành 25 liều, số bệnh nhân tâm thần, lao có 02 trường hợp, nhiễm HIV được
quản lý 01 trường hợp. Ngoài ra tham mưu tốt việc quản lý cơ sở thuốc, trang
thiết bị và chế độ báo cáo huyện thường xuyên theo đúng quy định. Tình hình
khám chữa bệnh miễn phí của tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế phối
hợp với VWAM- MỸ từ ngày 31/3 đến ngày 03/04/2014, khám cho 690 bệnh
nhân, cấp xe lăn 08 chiếc, cấp sử dụng tại Trạm 01 chiếc và 01 bộ nang với
tổng trị giá 304.500.000đ.
1.1.5. dân số KHHGĐ.
Công tác DS-KHHGĐ được tuyên truyền lồng ghép vào các chương
trình KT-XH của xã. Phối hợp với các ban Mặt trận, nông dân, thanh niên,
phụ nữ và Ban Văn hóa- Thông tin xã; tổ chức tuyên truyền, treo cờ, băng rôn
có khẩu hiệu tuyên truyền tại trụ sở UBND, Trạm Y tế cũng như xã và tại các
14
thôn. Nhất là triển khai chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa
gia đình đợt I năm 2014 tại xã đã tổ chức Hội nghị; về tuyên truyền tại 6/6
thôn từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 năm 2014 kết quả có 170 lượt người
tham gia. Trong đó tuyên truyền cho phụ nữ 15-49 tuổi có chồng về sàng lọc
trẻ sơ sinh mất cân bằng giới tính khi sinh.
Hiện nay dân số toàn xã có 539 hộ/2.099 khẩu/1.047 nữ. Phụ nữ 15-49
tuổi:573 người, có chồng : 400 người. Tổng số sinh: 13 người. Tổng số chết :
5 người, Dân số trung bình: 2.091, Tỷ suất sinh: 6,2 %o, Tỷ suất chết: 2,3 %o,
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,38 %, Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 0.
Về kế hoạch hóa gia đình có174 trường hợp đạt 158% kế hoach đề ra. Đến
nay 6/6 thôn đã thực hiện duy trì tốt về mô hình không sinh con thứ 3 trở lên.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1 Khái niệm trẻ em
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trẻ em tùy theo từng cách
hiểu của mỗi người.
“Một trẻ em là một con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh ra và tuổi dậy thì”.
Theo Hiệp ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc định nghĩa về đứa
trẻ là: “Mọi con người dưới 18 tuổi từ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em,
tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn.”
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam thì đưa ra khái niệm: “Trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với
trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Trong đề tài này trẻ em được hiểu theo định nghĩa của ủy ban bảo vệ và
chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Tâm lý học lại chia lứa tuổi trẻ em thành nhiều giai đoạn như:
Dưới 2 tháng tuổi: tuổi sơ sinh
Từ 2-12 tháng tuổi: Tuổi hài nhi
Từ 1-3 tuổi: Tuổi vừa trẻ
Từ 3-6 tuổi: Tuổi mẫu giáo
15
Từ 6,7 tuổi đến 11 tuổi:Tuổi nhi đồng
Từ 11-15 tuổi;Tuổi thiếu niên.
Trẻ em ở những độ tuổi khác nhau thì có những đặc điểm rất khác
nhau.Hoặc cùng một độ tuổi nhưng sống ở xã hội khác nhau. Thì những đặc
điểm tâm lý, xu hướng phát triển cũng không giống nhau. Do vậy người lớn
phải nhìn nhận trẻ em bằng con mắt thực tế. Không nên lấy thời quá khứ còn
trẻ của mình làm chẩn mực để áp đặt hay làm thước đo để đáng giá con cháu
trong thời đại hiện nay.
Vậy khái niệm trẻ em trong đề tài này được hiểu là: Trẻ em là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi từ trường hợp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
thành niên sớm hơn.
1.2.2. Khái niệm gia đình
Gia đình là một tế bào xã hội, bao gồm tập hợp các cá nhân có chung
quan hệ huyết thống, liên quan với nhau về mặt hôn nhân.
Do sự đa dạng của các hình thái gia đình xét cả về mặt thời gian và
không gian nên hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm gia đình nào
đầy đủ và mang tính khái quát nhất.
Khái niệm gia đình của người Kinh: Gia đình là một nhóm người có
quan hệ hôn nhân, huyết thống, thường chung sống và hợp tác kinh tế với
nhau để thoã mãn những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của họ về sinh đẻ,
nuôi dưỡng con cái, chăm sóc người già, người ốm…
Dạng phổ biến nhất trong gia đình của người Kinh bao gồm thành viên
của hai giới, có con đẻ hoặc con nuôi (theo nhà xã hội học Mai Huy Bích)
1.2.3. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi
gợi hoặc biến đổi thái độ nhận thức hành vi của người dạy và người học theo
hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng các
tác động có ý thức bên ngoài, góp phần đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển
của con người trong xã hội đương đại.
16
Giáo dục bao gồm quá trình dạy và học và có đôi khi nó cũng mang tính
quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn,
truyền thụ sự hiểu biết.Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ và phổ biến
văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức
và nhận ra khả nang, tiềm lực, tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí
tuệ của con người.Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp
nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh
thầnlamf chủ được các mặt như: Ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách
ứng xử trong xã hội.
1.2.4. Giáo dục gia đình
Giáo dục gia đình là một quá trình giáo dục lâu dài từ khi đứa trẻ hình
thành ý thức đến khi trưởng thành ‘ Giáo dục gia đình có một đặc trưng riêng
là xuất phát từ tình cảm gia đình và thông qua tình cảm, thái độ hành vi ứng
xử của người lớn mà đứa trẻ học tập và suy nghĩ.
1.2.5. Nhận thức.
Theo từ điển triết học: Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong
tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn
liền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực
tiễn, phải hướng tới chân lý khách quan.
Theo Cuốn “Giải thích thuật ngữ Tâm lý – Giáo dục học”: “Nhận thức là
toàn bộ những quy trình mà nhờ đó những đầu vào cảm xúc được chuyển hoá,
được mã hoá, được lưu giữ và sử dụng.
Hiểu Nhận thức là một quy trình, nghĩa là nhờ có quy trình đó mà cảm
xúc của con người không mất đi, nó được chuyển hoá vào đầu óc con người,
được con người lưu giữ và mã hoá,…
1.3. Một số lý thuyết liên quan
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu.
Khó khăn: Mật độ dân số đông, lực lượng lao động trong lĩnh vực.
17
Ông cho rằng, các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ tự bậc thang từ
nhu cầu cơ bản nhất có vị trí và nền tảng ý nghĩa nhất định quan trọng với con
người tới nhu cầu cao hơn và ở vị trí thứ bậc tiếp theo. Vì vậy, người ta còn
gọi lý thuyết của A.Maslow là bậc thang nhu cầu. Trong cách tiếp cận của
ông, con người luôn có xu hướng thỏa mãn các nhu cầu ở bậc thang thấp rồi
mới hướng tới thỏa mãn nhu cầu cao hơn, ở vị trí thứ bậc cao hơn.
Khi thực hiện nghiên cứu này, việc vận dụng các bậc thang nhu cầu của
Maslow có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá và xếp loại nhu cầu trẻ em
với việc giáo dục. Từ đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng của công tác
giáo dục làm cơ sở cho nhân viên công tác xã hội đưa ra những giải pháp tác
động phù hợp.
Hình 1.2: Bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow
Như vậy, qua lý thuyết này chúng ta có thể xác định được nhu cầu cơ
bản chung của trẻ em đó là:
Trước hết là nhu cầu về vật chất phục vụ cho việc ăn uống, vệ sinh,
chăm sóc sức khỏe… nói chung là những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển
thể lực của trẻ.
Nhu cầu có một tổ ấm gia đình, là chỗ dựa cả về vật chất lẫn tinh thần của
trẻ, là môi trường xã hội hóa đầu tiên, đồng thời là vườn ươm nhân cách của trẻ.
18
Nhu cầu được vui chơi, giải trí, học tập: Thông qua những hoạt động
này, trí tuệ của trẻ được hòa mình vào xã hội, dần được khẳng định mình.
Nhu cầu được tôn trọng: Trẻ em luôn đòi hỏi việc thực hiện nhu cầu này ở
người lớn, ở các bạn cùng trang lứa và trước hết ở những người cha, mẹ. Sự tôn
trọng, thừa nhận của mọi người sẽ làm tăng sự tự tin nghị lực của trẻ.
Lý thuyết nhu cầu là cơ sở để căn cứ xác định nhu cầu cần thiết của thân
chủ, từ đó đưa ra các kế hoạch can thiệp có hiệu quả. Vận dụng lý thuyết này
vào quá trình thực hiện đề tài để tìm hiểu những nhu cầu nào của đối tượng
nghiên cứu đã được đáp ứng, nhu cầu nào là nhu cầu cần thiết trong thời điểm
hiện tại. Từ đó có những biện pháp can thiệp hữu hiệu.
1.3.2. Lý thuyết vai trò
Vai trò là những khuôn mẫu khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi cá nhân,
tổ chức đơn vị trong xã hội.Có hai loại vai trò. Vai trò hiện và vai trò ẩn. Vai
trò hiện là vai trò mọi người thấy được.Vai trò hiện là vai trò mà mọi người
không thể thấy được.
Sử dụng lý thuyết vai trò để thấy được những vai trò xã hội mà thân chủ
đang đảm nhận, từ đó có những sự can thiệp đúng chỗ và hiệu quả. Đồng thời,
thấy được những cá nhân nào là người có uy tín, có tiếng nói trong cộng đồng để
tác động vào những cá nhân đó. Ảnh hưởng đến đối tượng cũng như cộng đồng.
1.3.3. Lý thuyết hành động xã hội
Theo quan điểm Max Weber: “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể
gần nó một ý nghĩa chủ quan nhất định”. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên
trong của chủ thể gắn cho nó ý nghĩa chủ quan của các yếu tố ý thức.
Những thành tố cấu thành nên hành động xã hội là: Động cơ, mục đích,
chủ thể, hoàn cảnh, môi trường, công cụ phương tiện.
Khởi điểm của phương tiện hành động xã hội là nhu cầu, lợi ích của cá
nhân. Những yếu tố này tạo ra động cơ thúc đẩy hành động.
19
Nhu cầu của chủ thể tạo ra động cơ thúc đẩy hành động để thỏa mãn nó.
Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia định hướng hành
động và quy định mục đích của hành động.
Thành tố tiếp theo trong cấu trúc của hành động xã hội là chủ thể của
hành động. Chủ thể hành động có thể là cá nhân, nhóm, cộng đồng hay toàn
thể xã hội. có thể nói rằng để có một hành động xã hội thì cần phải có tối
thiểu là một chủ thể. Một yếu tố khác trong cấu trúc của hành động xã hội là
hoàn cảnh môi trường hoặc môi trường của hành động. Nói cách khác đó là
những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất, tinh thần của hành động.
Tùy theo hoàn cảnh hành động của chủ thể hành động sẽ lựa chọn, phương án
tối ưu nhất với họ.
Áp dụng vào thực tiễn đề tài nghiên cứu theo quan điểm của Max
Weber: Là do nhu cầu (muốn được quan tâm,giúp đỡ, tìm nhưng giải pháp
hình thức giáo dục con cái cho đúng đắn, phù hợp …) của người dân, của nhà
trường, (là ngày càng được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của
Đảng và Nhà nước) tác động vào chủ thể hành động, thông qua phương tiện
(ở đây là hệ thông mạng lưới giáo dục tại địa bàn xã), để đạt được mục đích
ban đầu là thỏa mãn nhu cầu. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu gì ra sao ? Trong
báo cáo tôi xin trình bày về nội dung này.
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬN THỨC GIÁO DỤC CON CÁI
TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY Ở XÃ HỒNG QUẢNG, HUYỆN A
LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Thực trạng nhận thức giáo dục con cái trong gia đình ở xã
Hồng Quảng
2.1.1. Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái
Ở địa bàn nghiên cứu hiện đang là một xã nghèo đang gặp rất nhiều vấn
đề khó khăn trong cuộc sống, nhất là vấn đề kinh tế chính vì vậy mà vấn đề
giáo dục con cái hiện đang còn gặp nhiều bất cập. Trong việc giáo dục con cái
vai trò của cha mẹ là hết sức quan trọng. Cha mẹ là người quyết định một
phần đến việc thành công hay thất bại của con mình sau này. Muốn một đứa
trẻ sau này được trưởng thành nên người thì đòi hỏi cha mẹ phải dạy bảo,
kiềm cặp chúng từ lúc chúng đang còn nhỏ. Khi tiếp xúc về địa bàn nghiên
cứu tôi đã tiến hành làm việc với 100 hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu thì đã
thu được một số liệu khách quan. Phần lớn các bậc phụ huynh đã ý thức được
vai trò của mình trong việc giáo dục con cái. Các bậc phụ huynh đã nhận thức
được con cái họ muốn nên người thì cần có sự giáo dục, dạy bảo của họ. Tuy
nhiên trong số đó vẫn có một số phụ huynh chưa nhận thức được vai trò của
mình trong việc giáo dục con nên họ còn sơ sài trong việc giáo dục hoặc ỷ lại
công việc đó cho ông bà hoặc một thành viên khác trong gia đình. Theo số
liệu thu được cho thấy 30 hộ ý thức được việc giáo dục con cái trong gia đình
là quan trọng và họ đã có những biện pháp để giáo dục con (Chiếm 30%). Có
15 hộ( Chiếm 15%) ý thức được việc giáo dục con cái tuy họ chưa có thời
gian quan tâm, chăm sóc con cái họ một cách chu đáo. Có 55 hộ chưa ý thức
được việc giáo dục con cái chiếm (55%). Số liệu đó sẽ được thể hiện rõ hơn
thông qua biểu đồ sau:
21
Hình 2.1 Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái(%)
STT Nhận thức trong Giáo Dục Tỷ lệ %
1 Ý thức Giáo Dục con cái 30%
2 Ý thức nhưng chưa quan tâm 15%
3 Chưa ý thức Giáo Dục con cái 55%
2.1.2. Những hình thức giáo dục con cái trong gia đình
Trong thời hiện đại nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển dần
dần hòa nhập với các nước trên thế giới. Đời sống của người dân ngày càng
phát triển. Từ đó có người dân đã học hỏi tiếp thu các hình thức giáo dục con
cái từ nhiều nơi khác.Tùy vào từng hoàn cảnh trong gia đình, tùy vào từng
nếp sống gia đình khác nhau mà có những hình thức giáo dục khác nhau.
Trong quá trình đi sâu vào tìm hiểu vào địa bàn căn cứ vào thái độ, biện pháp,
cách thức giáo dục con cái trong các gia đình có trẻ em từ 6-16 tuổi. Tôi đã
tìm hiểu được một số hình thức giáo dục con cái như sau:
2.1.2.1 Kiểu giáo dục bằng biện pháp đúng đắn
Con cái là món quà lớn nhất của cha mẹ. Khi một đứa trẻ được sinh ra
thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cha mẹ. Bỡi vậy trách nhiệm của
những bậc làm cha làm mẹ là cần phải giáo dục con cái mình lớn lên, trưởng
thành là người có ích cho xã hội. Đóng góp một phần nhỏ công sức của mình
vào sự phát triển chung của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn
đề đó nên nhiều gia đình ở địa bàn đã có những hình thức giáo dục con cái
đúng đắn. Giáo dục con cái bao gồm nhiều mặt, nhiều vấn đề tuy nhiên ở đề
tài nghiên cứu này người viết chỉ tập trung nghiên cứu về giáo dục con trẻ về
nội dung đạo đức, phẩm chất, và giáo dục về mặt phẩm chất.
Trong địa bàn nghiên cứu, những gia đình thuộc mẫu nghiên cứu là
những gia đình có con từ 6-16 tuổi. Tìm hiểu vào thực trạng nền kinh tế cho
thấy xã Hồng quảng hiện nay đang còn là một xã nghèo. Vì nghèo mà người
ta phải lao đầu vào làm ăn để kiếm kế sinh nhai nên ít có điều kiện để chăm
22
sóc giáo dục con cái. Vì thế mà tỷ lệ hộ gia đình có hình thức giáo dục con cái
đúng đắn chiếm một tỷ lệ thấp. Trong tổng số 100 hộ gia đình thuộc mẫu
nghiên cứu thì có 75 hộ chiếm 25% trong tổng số hộ nghiên cứu có cách giáo
dục đúng đắn. Những gia đình có hình thức giáo dục con cái đúng đắn này
thuộc những gia đình có nền kinh tế khá giả, hoặc những gia đình có cha mẹ
là công nhân viên nhà nước có nghề nghiệp ổn định. Giáo dục con cái đúng
đắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm cả về tri thức, cách nói
năng, cư xử hằng ngày với con cái, cách đối nhân xử thế với mọi người xung
quanh. Ngoài ra thì nó còn phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế gia đình nữa. Từ
xưa nhân dân ta đã có câu “ Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” một đứa con được
sinh ra có phát triển, có trở thành một đứa con ngoan trò giỏi không nó phụ
thuộc rất nhiều vào nhân cách sống của bà mẹ. Khi người mẹ là ngưới trực
tiếp giáo dục con cái nếu người mẹ đó có đức tính kiên tri, nói năng nhẹ
nhàng, mềm dẻo, chăm sóc, tận tình phục vụ con cái hết lang. Có thể dậy bảo
nhẹ nhàng, chỉ là những khuyết điểm của con mình rằng con đã làm sai cái
này, làm sai cái kia, cần phải sửa đổi như thế nào cho hợp lý. Cách đối nhân
xử thế của con như thế là không được, con cần phải sửa đổi lại không được
hỗn láo với người lớn, bày vẽ cho con cái cách ăn nói lễ phép. Khi người mẹ
đảm nhận chức năng giáo dục con cái mình thì họ đã làm bạn với con họ. Gần
gũi, lắng nghe tâm sự của con, hiểu, động viên, chia sẽ và khích lệ con cái. Họ
tạo điều kiện tốt nhất cho con học hành, vui chơi, giải trí. Họ luôn tôn trọng
những ý kiến và những đóng góp của con trẻ cho dù nó đang còn rất nhỏ.
Không bao giờ tỏ thái độ khinh bỉ, mắng nhiếc chạm đến lòng tự ái của con
trẻ. Có những cách thức giáo dục con như thế thì dần dần đứa con đó sẽ
trưởng thành trong sự khôn ngoan, lễ phép là trò giỏi. Nếu một người mẹ mà
văng tục, có lối sống xa đòa, trộm cắp, có cách ứng xử không tốt với mọi
người thì cũng sẽ có cách dạy con không đúng đắn. Con cái sẽ học theo lối cư
xử của mẹ bỡi vì một lẽ là mẹ cùng làm được thì cớ gì con lại không làm
được.Tuy nền kinh tế gia đình vẫn còn nhiều khó khăn quanh năm đầu tắt mặt
23
tối “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”nhưng họ vẫn để cho con cái họ được
học hành tử tế có thể bằng bạn, bằng bè. Dù bận công việc đến đâu nhưng họ
vẫn luôn kiểm tra bài vở của con vào mỗi tối. Nhắc nhở con dậy học bài mỗi
sáng họ luôn là tấm gương sáng cho con cái noi theo và học hỏi.
2.1.2.2 Kiểu giáo dục bằng biện pháp bạo lực
Bạo lực hiện nay đang là một vấn đề cấp bách trong xã hội. Nhưng theo
sự điều tra ở đây cho thấy vấn đề bạo lực trong gia đình chiếm một tỷ lệ rất ít
không đáng kể trong xã nhà.
2.1.2.3 Kiểu giáo dục thờ ơ không quan tâm đến con cái
Trong địa bàn có một số gia đình do nền kinh tế gia đình còn khó khăn,
nghèo khổ, cơm ăn qua ngày cũng chưa đủ. Cha mẹ phải suốt ngày làm việc
để kiếm kế sinh nhai, làm nương làm rẫy có những gia đình thì cả cha, mẹ đều
đi làm ăn ở nơi xa. Nên họ phó mặc con cái họ cho ông bà, những người anh
người chị lớn trong gia đình. Mà ông bà nay đã già và lớn tuổi lại thuộc thế hệ
khác nên không thể nuôi dạy, hiểu hết tâm tư nguyện vọng của con trẻ trong
thời đại ngày nay. Còn những người làm anh, làm chị thì họ lại còn quá trẻ
chưa hiểu hết được những kiến thức về giáo dục trẻ em. Hoặc có những gia
đình làm nghề buôn bán họ cũng bỏ mặc con cái cho những người ở nhà trong
gia đình như ông bà, anh chị em. Hoặc thậm chí cho các em đi học rồi để cho
thầy cô, nhà trường giáo dục, quản lý. Họ quan niệm rằng “ Trời sinh voi sinh
cỏ” Trời đã sinh ra thì chắc chắn trời sẽ nuôi dưỡng đứa trẻ sẽ không hư hỏng.
Vì thế hằng ngày trẻ thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm không có ai chăm
sóc cũng không có ai quan tâm. Không bày vẽ cho trẻ cách đối nhân xử thế,
không có ai quan tâm nhiều tới trẻ. Cũng không có ai kiểm tra bài vở của trẻ
làm đúng hay làm sai, trẻ tự do trong mọi chuyện của cuộc sống.
Những gia đình này họ chỉ lao đầu vào làm ăn,cuộc sống mưu sinh
không có thời gian để chăm sóc con cái, hay là do trình độ học thức của họ
đang còn rất thấp.
24
Thực trang những gia đình có cách giáo dục con cái thuộc hình thức này
là 80 hộ chiếm 26,6% một con số không phải là nhỏ.
2.1.2.4 Kiểu giáo dục quá nuông chiều con cái
Con là món quà lớn nhất của cha mẹ. Bỡi vậy cha mẹ chăm sóc, nuông
chiều con cái là một điều đương nhiên. Nhưng nuông chiều con như thế nào
cho đúng để con không hư hỏng thì đó là một vấn đề. Hiện nay trong địa bàn
nghiên cứu có một số gia đình giáo dục con cái bằng việc để con được tự do
làm mọi chuyện. Biểu hiện rõ nhất của việc nuông chiều con cái là không dạy
bảo con phát triển chung theo những yêu cầu của xã hội. Mà bao giờ cũng
muốn con mình có một sự phát triển khác, riêng biệt với những đứa trẻ khác,
phải đặc biệt ưu tiên hơn những đứa trẻ đồng trang lứa. Đứa trẻ sinh ra đã
được nuông chiều, được sống trong bầu không khí êm ái, muốn gì được nấy,
làm gì sai cũng không bị nhắc nhở, ăn nói hỗn láo với người lớn cũng không
bị la, không bị mắng. Đứa trẻ đó luôn được sống trong vòng tay của cha mẹ ra
ngòai xã hội thì cứ “ hiên ngang” không ai giám làm gì, cũng không ai nói
được gì vì chúng đã được cha mẹ bảo vệ một cách thận trọng. Về nhà mọi nhu
cầu sở thích đều được đáp ứng một cách dễ dàng, giày dép các dụng cụ học
tập, vui chơi giải trí được đáp ứng, thích cái gì là cha mẹ mua cho hết, chơi ít
hôm không thích lại bỏ đi mua thứ khác. Vì thiếu điểm, không được lên lớp
đã có cha mẹ lo chạy điểm xin cô cho đủ điểm để lên lớp. Con cái chỉ lo
hưởng thụ những gì đã có sẵn, tiêu tiền không biết tiêc, ăn chơi một cách xa
xỉ. Nhưng hành vi sai trái của những “cậu ấm, cô chiêu” này được dung túng
thậm chí cha mẹ còn bao che khuyết điểm cho con mình vì sợ họ chê cười.
Nếu nhìn xa hơn về tương lai thì những đứa trẻ này sẽ hư hỏng, không thể
sống tự lập, không hòa nhập với mọi người vì chúng nghĩ rằng không có ai
bằng chúng cả. Chúng sẽ sống không có lập trường, không thể vượt qua mọi
khó khăn thử thách trong cuộc sống bỡi cuộc sông của chúng từ nhỏ đã sung
sướng, đã có người phục vụ, không cảm thông với những khó khăn của người
khác.
25