Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã lớp thú và giải pháp quản lý bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA SINH HỌC
********
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA MỘT SỐ ĐỘNG VẬT HOANG
DÃ LỚP THÚ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ BỀN VỮNG
GVHD: PGS.TS VÕ VĂN PHÚ
SVTH: TRƯƠNG THỊ TUYẾT LY

HUẾ, 2014
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 3
2. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 5
2.1 Khái niệm 5
2.2 Giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã 5
2.2.1 Đa dạng sinh học 5
2.2.2 Giá trị kinh tế 5
2.2.3 Những giá trị vô hình 6
2.3Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp 6
2.3.1 Tê giác 6
2.3.2. Gấu 9
2.3.3 Hổ 12
2.3.4 Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Việt Nam 13
2.3.5 Sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới 14
3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VIỆT NAM 16
3.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ động vật hoang dã 16
3.2 Thiết lập các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động thực vật hoang dã 18
3.3 Điều tra, Giám sát động vật hoang dã 18
3.4 Thông tin, tuyên truyền 18
3.5 Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã 19


3.6 Cứu hộ động vật hoang dã 19
3.7 Hợp tác quốc tế 20
3.8. Để xuất những biện pháp bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam 20
4. KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
2
1. MỞ ĐẦU
Việt Nam được đánh giá là một trong quốc gia có nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học cao nhất thế giới. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều
nỗ lực bảo tồn sự đa dạng này tuy nhiên những hoạt động buôn bán, tiêu thụ
bất hợp pháp động, thực vật hoang dã nguy cấp, các bộ phận và dẫn xuất của
chúng khiến cho nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta không ngừng suy giảm.
Bài viết sau sẽ phân tích những vấn đề này để từ đó đưa ra những biện pháp
phù hợp góp phần vào việc bảo tồn sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.
Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng. Những loài
vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì nay đã vĩnh viễn
biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ nhanh khủng khiếp. Các nhà
khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với
tốc độ bình thường chỉ bởi một yếu tố.
Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế?
Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người.
Điều không ổn ở đây là gì?
Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất nhanh
hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy hoại môi trường
sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của chúng, và tiêu diệt chính
bản thân các loài vật, với một tốc độ không thể chống lại. Càng nhiều tổ chim
bị phát quang đi để xây những tòa nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để
làm bãi đỗ xe và nhiều đàn voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số
lượng và tính đa dạng của động vật càng bị giảm sút. Ngoài việc tiêu thụ quá
nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo ngại hơn đang đe dọa động vật hoang

dã; đó là nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài
động vật hoang dã và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang
tăng lên. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một
số loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe dọa
3
những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe và sự thịnh
vượng của cư dân sống gần chúng.
Tại sao chúng ta phải quan tâm ?
Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra không chỉ
dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thểcoi thế giới động vật
là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng
lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối,
động vật, con người và môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học
– một hệ sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ
phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình trạng mất
cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh chịu hậu quả. Hơn
nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã còn làm suy giảm an ninh
của người dân và các nguồn lợi thu được từ việc kinh doanh hợp pháp.
Mọi người đều có thể giúp sức
Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng
chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá
nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ
đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động
vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với
các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ
chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo
tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những
người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các
mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau.
Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi,

mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất,
nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan
tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy
giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.
4
2. ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
2.1 Khái niệm
Loài hoang dã là nói đến các loài động - thực vật hoặc các sinh vật khác
sống trong tự nhiên và chưa được thuần hóa.
Loài hoang dã sống ở khắp nơi, trong các hệ sinh thái như sa mạc, đồng
bằng, băng cực và cả những khu dân cư đông đúc nhất vẫn có các loài sống
hoang dã. Nhưng các hệ sinh thái khác nhau sẽ có mức độ đa dạng loài khác
nhau. Tuy khái niệm Loài hoang dã là nói đến các loài không chịu sự tác
động của con người, nhưng hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, các loài
hoang dã ngày nay đang sống trên khắp trái đất đều chịu một sự tác động với
một mức nhất định nào đó bởi các hoạt động của con người.
2.2 Giá trị tài nguyên của một số động vật hoang dã
2.2.1 Đa dạng sinh học
Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân
bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất
của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và
môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ
các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng
sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất
nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh
thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.
2.2.2 Giá trị kinh tế
Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng
giá trị kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang
Tesax, Hoa Kỳ, xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh

nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của
bang. Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ
cũng cho biết hoạt động quan sát môi trường tự nhiên – không chỉ tính riêng
hoạt động ngắm chim – đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001.
5
2.2.3 Những giá trị vô hình
Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất
nhiều loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả,
nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng
loạt các triển lãm ảnh về các loài động thực vật hoang dã đã được tổ chức trên
toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển
lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên Gia Định, TP HCM và công viên
Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại
các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011.
2.3Thảm kịch buôn bán bất hợp pháp
2.3.1 Tê giác
2.3.1.1 Thông tin về tê giác
Trên thế giới có năm loài tê giác: tê giác đen và tê giác trắng ở Châu
Phi, tê giác Ấn Độ, tê giác Java và tê giác Sumatra ở Châu Á. Các loài tê giác
đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và buôn bán nhằm đáp ứng nhu cầu về thuốc
cổ truyền làm từ sừng tê giác. Đa phần sừng tê giác thường bị nhập lậu từ
Nam Phi vào Việt Nam và Trung Quốc.
Trước đây, Việt Nam đã từng tự hào về cá thể tê giác Java hoang dã
duy nhất của Đông Dương còn sót lại tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên. Tuy
nhiên, tháng 4 năm 2010, cá thể tê giác cuối cùng này được phát hiện bị bắn
chết trong tình trạng sừng bị cắt và xác thì đã thối rữa trong rừng. Loài này
sau đó đã bị tuyên bố chính thức tuyệt chủng ở Việt Nam!
Theo điều tra của ENV năm 2011 – 2012, nhiều người vẫn còn tin rằng
sừng tê giác có thể giúp giảm sốt, thải độc tố, tăng cường sức khỏe và phòng
ngừa bệnh tật.

Thậm chí một số người còn cho rằng sừng tê giác chữa được cả bệnh
ung thư. Tuy nhiên, cũng theo điều tra này, nhiều bác sỹ bao gồm cả bác sỹ
đông y, và các nhà khoa học đã khẳng định sừng tê giác không có tác dụng
chữa ung thư.
6
Trên thực tế, việc sử dụng sừng tê giác ở Việt Nam còn được xem như
cách thể hiện đẳng cấp của một số người muốn phô trương sự giàu có và
thành công của mình bằng việc tiêu thụ các sản phẩm quý hiếm, đắt tiền và
”khác người” như sừng tê giác.
Hình 1. "Cấu tạo của sừng tê giác không khác gì móng tay của bạn!"
Sừng tê giác do chất kê-ra-tin (chất sừng) tạo ra, tương tự như thành
phần cấu tạo của móng tay và sừng trâu. Hơn thế nữa, theo các bác sỹ đông y,
hầu hết cả sản phẩm được cho là sừng tê giác đang có mặt trên thị trường đều
là “hàng giả”.
Đường dây buôn bán trái phép sừng tê giác từ Nam Phi
Đường dây săn bắn và buôn bán sừng tê giác vô cùng khác biệt vì việc
săn bắn thì diễn ra ở Châu Phi trong khi đó thị trường tiêu thụ bất hợp pháp
lại ở Việt Nam và Trung Quốc. Một số người Việt Nam gần đây đã bị phạt tù
ở Nam Phi vì có liên qua tới hoạt động săn bắn và buôn bán trái phép sừng tê
giác.
7
Hình 2. Tiêu thụ sừng tê giác
Theo bộ Tài nguyên Nước và Môi trường Nam Phi, chỉ riêng năm 2013
đã có ít nhất 1.004 cá thể tê giác tại Nam Phi bị thảm sát. Xu hướng này vẫn
tiếp tục gia tăng trong năm 2014. Tính đến ngày 17/8/2014, đã có 695 cá thể
tê giác bị giết hại để lấy sừng phục vụ các thị trường tiêu thụ lớn như Trung
Quốc và Việt Nam.
Hình 3. Số lượng tê giác bị săn bắn trái phép tại Châu Phi
8
Việc bị giết hại bởi bọn săn bắn trộm đang làm tiêu hao nhiều quần thể

các loài động vật hoang dã khác, trong đó có tê giác. Được trời “phú” cho một
cái sừng (và đây cũng chính là “vận đen” của loài tê giác) mà giá của nó cao
gấp 5 lần so với giá vàng ở một số khu vực ở Đông Á, loài động vật này được
coi là mang chiếc chén thánh của thị trường chợ đen ở trên trán như một vật
trang trí.
Hình 4. Tê giác đen châu Phi
Trong khoảng thời gian từ 1970 đến 1992, 96% tê giác đen châu Phi đã
bị giết hại trong một làn sóng săn trộm để lấy sừng.
2.3.2. Gấu
2.3.2.1 Giới thiệu về 2 loài gấu ở Việt Nam
Việt Nam là ngôi nhà của hai loài gấu: Gấu ngựa (Ursus Thibetanus)
và Gấu chó (Helarctos malayanus).
Gấu ngựa có kích thước lớn (một cá thể trưởng thành có thể cao đến
1.9m và nặng tới 200kg) và có yếm màu trắng đục hình chữ V trước ngực.
Gấu chó là loài gấu nhỏ nhất trên thế giới, nặng khoảng 40 kg. Kích
thước của chúng chỉ bằng khoảng một nửa gấu ngựa và có yếm màu vàng
hình chữ U trước ngực.
9

Hình 5. Gấu ngựa Hình 6. Gấu chó
2.3.2.2 Tình trạng bảo vệ
Cả hai loài này đều được pháp luật bảo vệ ở mức độ cao nhất
thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Theo đó, việc săn, bắn, bẫy,
tàng trữ, giết mổ, buôn bán hay quảng cáo gấu và các sản phẩm từ gấu đều là
những hành vi vi phạm pháp luật.
2.3.2.3 Các mối đe dọa đối với loài gấu
Nhu cầu sử dụng mật gấu là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài gấu
của Việt Nam. Gấu bị săn bắt từ tự nhiên và bị bán cho các trại gấu để nuôi
nhốt, khai thác lấy mật phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Gấu còn bị nuôi
nhốt làm cảnh, các bộ phận cơ thể gấu còn bị sử dụng làm thức ăn, hay ngâm

rượu và bị bày bán tại các cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, các hoạt động chặt phá
rừng, khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông nghiệp đang
cũng làm mất sinh cảnh của các loài gấu trong tự nhiên.
10
Hình 7. Lấy mật gấu
Hình 8. Nuôi nhốt gấu và ngành công nghiệp khai thác mật gấu
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam, mật gấu đã
trở nên thông dụng hơn dưới dạng thuốc y học cổ truyền. Để phục vụ nhu cầu
của người sử dụng, gấu bị nhốt trong những chuồng chật hẹp và thường xuyên
bị trích hút mật.
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm năm 2013, ước tính có khoảng 2.300
cá thể gấu đang bị nuôi nhốt trong các trang trại ở Việt Nam. Các nhà khoa
học cho rằng, số lượng gấu ngoài tự nhiên còn rất ít so với số lượng gấu đang
bị nuôi nhốt. Mặc dù có những ghi nhận về việc gấu sinh sản trong nuôi nhốt,
nhưng hầu hết các cá thể gấu trong trang trại có nguồn gốc từ tự nhiên.
11
2.3.3 Hổ
2.3.3.1 Thông tin về hổ
Trên toàn thế giới, các nhà khoa học ước tính rằng hiện chỉ còn không
quá 3.500 cá thể hổ hoang dã trong tự nhiên. Kể từ năm 1900 đến nay, quần
thể hổ trên thế giới đã giảm đến 95%. Trước đây, hổ sinh sống suốt từ Đông
Pakistan, khắp vùng Đông Nam Á, cho đến các khu rừng Bắc Xi-bê-ri-a.
Nhưng ngày nay, hổ chỉ còn tồn tại rải rác trên khoảng 7% lãnh thổ mà trước
kia chúng từng sống. Hổ có chín phân loài khác nhau, nhưng giờ đây chỉ sáu
phân loài hổ còn tồn tại là hổ Bengan, hổ Đông Dương, hổ Mã Lai, hổ Xi-bê-
ri-a, hổ Sumatra, và hổ Hoa Nam. Các phân loài Java, Bali, Caspi đã vĩnh
viễn biến mất. Loài hổ hiện nay đang bị đe dọa do nạn săn bắt và buôn bán
trái phép. Các bộ phận của hổ được sử dụng làm dược liệu hoặc ngâm rượu.
Ngoài ra, quần thể hổ hoang dã bị suy giảm do mất môi trường sống và suy
giảm nguồn thức ăn.

2.3.3.2 Loài hổ Việt Nam: Hổ Đông Dương (Panthera tigris corbetti)
Hổ Đông Dương từng là loài bản địa ở Thái Lan, nhưng chúng cũng
sống ở vùng Đông My-an-ma, Nam Trung Hoa, Cam-pu-chia, Lào và Việt
Nam. Trước năm 1960, ở Việt Nam có hàng nghìn cá thể hổ Đông Dương
sinh sống trong các rừng rậm, đặc biệt dọc theo dãy Trường Sơn, vùng giáp
ranh giữa Lào và Việt Nam.
Hổ Đông Dương có màu lông thẫm hơn và có kích thước nhỏ hơn hổ
Bengan, cá thể trưởng thành dài khoảng 2,7m, nặng khoảng 250 kg.
2.3.3.3 Sự biến mất của hổ
Trong 15 năm qua, quần thể hổ ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia có
hổ phân bố bị giảm đi đáng kể do nạn săn bắt, thu hẹp môi trường sống và suy
giảm nguồn thức ăn. Việt Nam hiện chỉ còn khoảng dưới 30 cá thể hổ hoang
dã đang phân bố rải rác ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn, chủ yếu ở
khu vực biên giới các tỉnh miền Trung.
12
2.3.3.2 Nạn buôn bán hổ.
Tất cả các bộ phận của hổ đều được coi là có giá trị về mặt y học, từ
thịt, xương, da, vuốt hổ và thậm chí là pín hổ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nhu
cầu sử dụng cao hổ để chữa bệnh lại chính là mối đe dọa chủ yếu đối với loài
hổ. Xương hổ được nấu cùng với xương của động vật khác (thường là sơn
dương) cho tới khi đặc lại thành dạng cao
Mặc dù cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hổ
cốt có hiệu quả trong việc điều trị bệnh, nhưng nhận thức cố hữu của nhiều
người dân vẫn coi đây là một trong nhưng thần dược phương Đông, và không
ít người sẵn sàng bỏ ra nhiều triệu đồng để mua cao hổ thay vì tìm kiếm
những phương pháp chữa bệnh hiện đại đã được khoa học kiểm chứng.
Nhu cầu về xương và các bộ phận của hổ, cũng như làn sóng buôn bán hổ để
sản xuất cao là mối đe dọa chính đối với loài động vật quý hiếm này, đẩy hổ ở
Việt Nam và nhiều quốc gia khác nữa đến bờ vực tuyệt chủng.
Để thỏa mãn nhu cầu của thị trường đối với các bộ phận cơ thể và sản

phẩm dẫn xuất từ hổ, rất nhiều các trang trại nuôi nhốt hổ đã được hình thành.
Một vài chủ trại nói rằng việc nuôi hổ của họ là nhằm mục đích bảo vệ loài hổ
của Việt Nam khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, điều này mâu thuẫn với
những kết quả mà ENV điều tra được. Ít nhất hai chủ trang trại nuôi hổ có
liên quan trực tiếp đến việc cung cấp hổ cho đường dây buôn bán hổ trái
phép, nhiều trại hổ khác bị tình nghi là có liên quan đến các hoạt động trái
phép liên quan đến hổ.
2.3.4 Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Việt Nam
Theo số liệu từ Dự án 104. VIE 1.MFS2/21, nhu cầu về động vật hoang
dã ở Việt Nam để sử dụng làm thực phẩm, thuốc, và mục đích trang trí và
xuất khẩu hằng năm nằm trong khoảng 3.700 tấn đến 4.500 tấn (không bao
gồm chim và côn trùng).
Với nhu cầu lớn này, Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi từ một
nước xuất khẩu (chủ yếu là sang thị trường Trung Quốc) thành một thị trường
13
lớn nhập khẩu và tiêu thụ động vật hoang dã. Nghiên cứu cho thấy thị trường
tiêu dùng Việt Nam đang dần trở thành điểm đến đối với các loài bị buôn bán
như hổ, gấu, tê tê, rùa nước ngọt, rắn và kỳ đà có nguồn gốc từ các nước châu
Á khác.
Trong những năm gần đây nhiều bằng chứng cũng cho thấy các sản
phẩm động vật như sừng tê giác và sừng của thú móng guốc có nguồn gốc từ
châu Phi thường xuyên được đưa vào Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Theo TRAFFIC, trong 3 năm từ 2007 – 2010, có 657 Sừng tê giác
xuất nhập khẩu hợp pháp từ Nam Phi vào Việt Nam. Báo cáo của tổ chức
WWF đánh giá, Việt Nam là một trong những quốc gia thực thi đáng lo ngại
nhất, với thẻ màu đỏ đối với 2 loài Tê Giác và Hổ. Theo đó, Việt
Nam là quốc gia tiêu thụ sừng tê giác với số lượng lớn và được coi là một
trong những tác nhân gây ra khủng hoảng nạn săn bắn trộm tại Nam Phi
Ở thị trường trong nước, hầu hết các loài động vật hoang dã được tiêu
thụ trong các nhà hàng đặc sản hoặc được sử dụng làm nguyên liệu bào chế

thuốc Đông y Nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã được là lớn nhất ở những
thành phố lớn (như TP.Hồ Chí Minh và Hà Nôi), nơi tập trung nhiều doanh
nhân cũng như viên chức giàu có. Các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những nơi khai thác
Động vật hoang dã lớn. Đường quốc lộ 1A là tuyến đường vận chuyển động
vật hoang dã nhiều nhất Việt Nam.
Các nghiên cứu ước tính rằng các vụ tịch thu buôn bán động vật hoang
dã bất hợp pháp chỉ chiếm khoảng 5-20% con số thực tế. Từ đó có thể thấy
rằng, mỗi năm hàng ngàn tấn động vật hoang dã và hàng trăm ngàn cá thể bị
tiêu thụ trong nước hoặc buôn lậu ra nước ngoài.
2.3.5 Sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới
Theo báo cáo về quan trắc môi trường nước của Ngân hàng Thế giới,
Việt Nam là một trong 10 quốc gia giàu ĐDSH nhất trên thế giới, với sự có
mặt của 10% số loài được biết đến, trong khi diện tích lãnh thổ chỉ chiếm
14
chưa đến 1% diện tích Trái đất. Việt Nam là nơi cư trú của hơn 275 loài thú
có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng và
12.000 loài cây (trong đó chỉ có 7.000 loài đã được nhận dạng).
Tuy nhiên, ngày nay, nhu cầu về động vật hoang dã và các sản phẩm
làm từ động vật hoang dã tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng đã làm suy
giảm nghiêm trọng sự đa dạng sinh học này
Theo báo cáo của Hội Động vật học Việt Nam, các loài bị khai thác bất
hợp pháp chủ yếu là rắn, kỳ đà, tê tê, hổ, gấu, voi… Tỉ trọng các cá thể được
khai thác gồm thú rừng 20%, rắn 45%, rùa 30% với hơn 66% sử dụng làm
thực phẩm.
Chính nhu cầu lớn này đã khiến Việt Nam đang nằm trong top 19 nước
có số loài hoang dã bị đe dọa, top 15 nước về số loài thú bị đe dọa.
Theo Sách đỏ Việt Nam, số loài động vật nguy cấp quý hiếm tăng từ
365 loài (năm 1992) lên 418 loài (năm 2007), trong đó có 116 loài mức nguy
cấp rất cao, 9 loài từ nguy cấp lên mức coi như đã tuyệt chủng. Theo ước tính

của Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã (WWF) trong vòng 40 năm, 12 loài động
vật quý hiếm đã bị biến mất hoàn toàn ở Việt Nam
Những loài động vật quý hiếm như hổ, tê giác … đang dần dần biến mất.
Theo WWF-1998, hổ Đông dương phân bố tại 47 điểm tại Việt Nam,
trong đó có 15 vườn quốc gia và nhiều khu bảo tồn thiên nhiên. Hổ phân bố
tập trung ở các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa, Quảng , Kon Tum, Đắk Lắk. So
với những năm 1970, số lượng hổ đã giảm sút một cách nghiêm trọng và có
nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai gần nếu không có các biện pháp bảo tồn
hữu hiệu. Hổ còn tồn tại trong tự nhiên chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên
nhiên hoặc vườn quốc gia, nơi rừng còn ít bị tác động và có chế độ bảo vệ khá
nghiêm ngặt. Theo điều tra gần đây tại hai tỉnh Quảng Nam và Bắc Kạn, đoàn
khảo sát nhận thấy hổ còn sinh sống tại khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh
tỉnh Quảng Nam và không có bất cứ dấu vết nào cho thấy hổ còn tồn tại ở khu
bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ tỉnh Bắc Kạn.
15
Hiện trạng hổ phân bố rải rác ở nhiều sinh cảnh bị chia cắt. Một số địa
phương ở tỉnh Kon Tum, Sông Mã (Sơn La), Lạc Dương (Lâm Đồng), Quảng
Nam, Lai Châu có số lượng hổ trên 7 cá thể còn các nơi khác chỉ có 2 đến 5
cá thể (Cục Kiểm lâm, 2008). Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, số lượng hổ ở Việt Nam chỉ còn khoảng 28 - 47 cá thể sinh sống rải
rác ở các khu rừng hẻo lánh và đang đối mặt với nguy cơ bị tuyệt diệt do bị
săn bắt, buôn bán và mất nơi sinh sống. Bên cạnh đó, số hổ nuôi nhốt cũng
chỉ có 112 cá thể và hoạt động này hiện chưa khẳng định sẽ hỗ trợ được công
tác bảo tồn hổ trong tự nhiên.
Ngày 25/10/2011, WWF và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế (IRF) chính
thức khẳng định: Tê giác Java một sừng (Rhinoceros sondaicus annamiticus)
đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Báo cáo của WWF cho rằng, mất sinh cảnh sống
là yếu tố then chốt dẫn đến sự tuyệt chủng của tê giác Java tại Việt Nam, đồng
thời cảnh báo rằng việc thực thi pháp luật không thỏa đáng, quản lý thiếu hiệu
quả, xâm lấn đất và xây dựng cơ sở hạ tầng bên trong và gần các khu vực

được bảo vệ chỉ làm tăng thêm áp lực cho các quần thể loài vốn đã dễ bị tổn
thương trong các khu vực này.
3. ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Ở VIỆT NAM
3.1 Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ động vật hoang dã
Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 dành Điều 190 quy định về Tội vi
phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Theo đó, các hành
vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm
bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản
phẩm của loại động vật đó có thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng hoặc bị
phạt tù đến 3 năm.
Điều 190 trong Bộ luật hình sự sửa đổi (2009) quy định về bảo vệ động
vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó,
Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ
16
phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam.
Luật bảo vệ phát triển rừng (2004) theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt,
bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời
Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn
động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải
tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập.
Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số
20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương
IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật.
Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài
nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu

hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai
thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng
quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong
khu bảo tồn. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm đã phân nhóm động vật
nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm IB và IIB với những quy định về quản lý,
khai thác và bảo vệ khác nhau.
Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi
sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp, quý, hiếm
17
Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với
các vi phạm có liên quan đến công tác bảo vệ động vật hoang dã. Theo đó,
những hành vi vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ mà bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng.
Ngoài ra còn có các thông tư hướng dẫn việc thực thi pháp luật.
3.2 Thiết lập các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động thực vật
hoang dã.
Tại các khu rừng thì chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ, Kiểm lâm là lực
lượng có vai trò tham mưu cho các cấp chính quyền ban hành các văn bản
điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã và thanh tra
kiểm tra các hoạt động quản lý của chủ rừng. Đồng thời kiểm lâm viên trên
toàn quốc còn là lực lượng chủ yếu quản lý và bảo vệ rừng, bảo vệ động vật
hoang dã. Khi động vật hoang dã đã trở thành hàng hoá thì Cảnh sát môi
trường và lực lượng quản lý thị trường có trách nhiệm giám sát. Động vật
hoang dã khi được xuất, nhập khẩu thì lại là trách nhiệm của lực lượng Hải
quan.
3.3 Điều tra, Giám sát động vật hoang dã

Việc điều tra giám sát sẽ giúp các nhà lập kế hoạch có những kế hoạch
quản lý tốt hơn. Tuy nhiên ở Việt Nam công việc điều tra, giám sát chỉ được
tiến hành ở những khu vực nhỏ, và những khu bảo tổn nhất định và chưa theo
hệ thống
3.4 Thông tin, tuyên truyền
Hiện tại, theo quy định trong Nghị định số 39/CP ngày 18/5/1994 của
Chính phủ về Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm thì
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ rừng. Bên cạnh đó Kiểm
lâm cũng có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền nhằm mục đích nâng cao hiểu
biết của người dân.
Bên cạnh đó báo chí cũng đã đóng vai trò quan trọng trong phát hiện,
đấu tranh và ngăn ngừa tội phạm lâm nghiệp cũng như tuyên truyền phổ biến
18
thông tin pháp luật liên quan. Qua báo chí, nhiều đường dây buôn bán động
vật hoang dã được chú ý, phát hiện và xử lý kịp thời.
3.5 Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã
Trong những năm gần đây phong trào gây nuôi, phát triển các loài động
vật hoang dã diễn ra rầm rộ ở một số địa phương, đặc biệt là các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long. Nhiều loài động vật đã được gây nuôi thương mại hết
sức thành công, trong đó phải kể đến các loài trăn, cá sấu, ếch nhái và khỉ
đuôi dài
Việc gây nuôi sinh sản thành công một số loài động vật hoang dã
không những có ý nghĩa về mặt kinh tế (mang lại thu nhập và việc làm cho
người dân địa phương) mà còn có ý nghĩa to lớn trong bảo tồn. Người dân có
thêm việc làm và tăng thu nhập, do vậy đã góp phần làm giảm áp lực vào
rừng và cơ hội tồn tại của loài được gây nuôi sinh sản trong tự nhiên cũng cao
hơn. Mặt khác, việc nghiên cứu tái thả lại tự nhiên một số loài quý hiếm như
trăn và cá sấu sẽ có ý nghĩa to lớn đối với bảo tồn. Tại VQG Cát Tiên một
chương trình tái thả lại tự nhiên một số cá thể cá sấu đang được tiến hành.
3.6 Cứu hộ động vật hoang dã

Ở Việt Nam cứu hộ động vật hoang dã vẫn chưa thực sự được trú trọng,
hiện nay công tác xử lý động vật sống sau khi tịch thu được từ các hoạt động
buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã chủ yếu vẫn dựa vào một số biện
pháp tình thế như:
- Thả lại tự nhiên, biện pháp này chỉ được tiến hành đối với các động
vật hoàn toàn khoẻ mạnh. Vấn đề khó khăn là, nguồn gốc các loài bị thu giữ
không rõ ràng do vậy khi thả vào các sinh cảnh không phù hợp động vật có
thể bị chết, bị tiêu diệt bởi các loài khác hay gây mất cân bằng sinh thái.
- Biện pháp tiêu hủy, được áp dụng đối với động vật đã chết hoặc yếu,
biện pháp này tuy nhanh gọn nhưng thường gây lãng phí tài sản và ô nhiễm
môi trường.
19
- Biện pháp đưa vào cứu hộ động vật hoang dã sẽ mang lại cơ hội bảo
tồn cho loài bị buôn bán, vận chuyển trái phép. Động vật sau khi cứu hộ sẽ
được tái thả lại tự nhiên, nơi có sinh cảnh phù hợp. Tuy vậy biện pháp này đòi
hỏi kinh phí và nhân lực rất nhiều
3.7 Hợp tác quốc tế
Hoạt động hợp tác quốc tế cũng được thực hiện ở nhiều hình thức như
thực hiện các chương trình nghiên cứu chung về tình hình buôn bán động thực
vật hoang dã ở Việt Nam và một số nước trong khu vực, hợp tác bằng các
chương trình hỗ trợ đào tạo về thực thi CITES và trong một số dự án thực
hiện ở hệ thống Rừng Đặc dụng của Việt Nam cũng đề cập đến việc kiểm soát
hoạt động buôn bán động vật hoang dã và thiết lập các trung tâm cứu hộ
động, thực vật hoang dã sau khi thu giữ.
3.8. Để xuất những biện pháp bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam
Cần tăng nặng chế tài xử phạt với hành vi buôn bán trái phép động vật
hoang dã và bộ phận dẫn xuất của nó, đặc biệt với việc buôn bán sừng tê giác,
hổ và các sản phẩm từ hổ.
Tăng cường cả về số lượng và chất lượng các cơ quan quản lý, kiểm soát
việc buôn bán động thực vật hoang dã đặc biệt các khu vực gần rừng, khu vực sân

bay, cửa khẩu, các tỉnh vốn là điểm nóng của săn bắt động vật hoang dã trái phép
như Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia Lai, Kon
Tum. Lập nhiều chốt kiểm tra việc vận chuyển động vật hoang dã tại quốc lộ 1A.
Lập hệ thống điều tra giám sát động vật hoang dã trên nhiều khu vực ở
Việt Nam để có kế hoạch bảo tồn hợp lý.
Đưa vấn đề bảo vệ động vật hoang dã vào chương trình học phổ thông.
Đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật của người dân
các khu vực thường xảy ra tình trạng săn bắt động vật trái phép.
Tạo việc làm cho những người dân sống gần rừng để giảm áp lực đến rừng.
Mở rộng sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã thông qua việc tăng
cường trồng rừng phủ xanh đất đồi trọc.
20
4. KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên ta đã thấy được vai trò rất quan trọng của
động vật hoang dã đối với cuộc sống. Xác định sự gia tăng các hoạt động mua
bán, săn bắt trái phép các động vật hoang dã cũng như các bộ phận và dẫn
xuất của chúng tại Việt Nam. Phân tích cũng nhận thấy sự suy giảm đa dạng
sinh học ở Việt Nam đang ở mức báo động, các biện pháp bảo vệ động vật
hoang dã tại Việt Nam đang dần được cải thiện nhưng vẫn còn những hạn
chế. Những điều này là cơ sở để đề xuất những biện pháp giúp nâng cao hơn
công tác bảo vệ những động vật hoang ở Việt Nam.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Võ Văn Phú, 2008. Bài giảng sinh thái, sinh học và quản lý
động vật hoang dã.
2. PGS.TS, 2008. Đa dạng sinh học. NXB Đại học Huế
3. Lê Vũ Khôi, 2000. Danh lục các loài thú ở Việt Nam. NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
4. Phạm Nhật, 2002. Thú linh trưởng của Việt Nam. NXB Nông nghiệp,
Hà Nội.

5.
co_id=28340725&cn_id=595801
6.
gowild.pdf
7.

22

×