Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tự nhiên châu phi - ai cập, nam phi - black pearl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.36 KB, 42 trang )

Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
Khoa Thương Mại – Du Lịch – Marketing

BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: “Phân tích toàn cầu hóa với môi trường tự nhiên châu
Phi. Đứng trên góc độ nhà KDQT, phân tích những cơ hội và
thách thức khi đầu tư vào Ai Cập và Nam Phi”
Tp HCM, 10/2011
SVTH: Nhóm Black Pearl - 1 -
GVHD: Th.S Quách Thị Bửu Châu
SVTH: Black Pearl
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN















SVTH: Nhóm Black Pearl - 2 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
HỌ TÊN LỚP NHIỆM VỤ
ĐÁNH
GIÁ
ĐẶNG THỊ PHƯƠNG
HOA
KD02
 Nhóm trưởng.
 Phân tích sự giống và khác nhau
về tự nhiên của Ai Cập và Nam
Phi.
 Phân tích cơ hội và thách thức.
 Đưa ra đề xuất kinh doanh dựa
trên sự khác biệt tự nhiên.
 Nhân xét, chỉnh sửa nội dung.
 Viết phần mở bài.
 Edit nội dung.
100%
PHẠM THỊ THU CÚC KD2
 Tác động của toàn cầu hóa tới
Nam Phi.
 tóm tắt nội dung đưa vào ppt.
 Nhận xét nội dung chung.
 Đưa ra đề xuất kinh doanh cho
Nam Phi.
100%
VŨ THỊ ANH ĐÀO KD3
 Phân tích sự giống và khác nhau
về tự nhiên của Ai Cập và Nam
Phi.

 Phân tích cơ hội và thách thức.
 Đưa ra đề xuất kinh doanh dựa
trên sự khác biệt tự nhiên.
 Nhân xét, chỉnh sửa nội dung.
 Làm Power Point.
 Làm người thuyết trình.
100%
NGUYỄN NGỌC LINH KD3
 Tác động của toàn cầu hóa tới Ai
Cập, tóm tắt đưa vào ppt.
 Nhận xét nội dung chung.
100%
SVTH: Nhóm Black Pearl - 3 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
 Làm kết luận.
 Đưa ra đề xuất kinh doanh cho Ai
Cập
NGUYỄN THỊ THÙY
TRANG
KD3
 Khái niệm toàn cầu hóa và ý
nghĩa. Tóm tắt đưa vào ppt.
 Tìm tài liệu về toàn cầu hóa.
 Nhận xét nội dung chung
 Làm kết luận.
75%
SVTH: Nhóm Black Pearl - 4 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
LỜI MỞ ĐẦU
húng ta đang sống trong thế kỉ XXI, kỷ nguyên được mệnh danh là kỷ

nguyên toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu hướng nổi trội
và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các
nước trên phạm vi toàn thế giới. Thế nhưng giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi
nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt khá lớn về nhận thức cũng như trong hành động trước
toàn cầu hóa. Những nước và những người có sức mạnh chi phối toàn cầu hóa coi toàn
cầu hóa là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực của
nó. Cùng lúc đó lại có những nước thuộc nhóm yếu thế như một số nước châu phi, châu
Á, các nước thuộc khu vực rừng Amazon lại luôn chống đối, ngăn cản, và đóng cửa trước
quá trình này. Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa chúng ta cũng không thể ngăn chặn cơn sóng
mạnh mẽ của toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã đem lại những thay đổi sâu sắc bộ mặt thế
giới từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tự nhiên. Cách sống sót duy nhất là hãy chấp nhận toàn
cầu hóa, và tìm cách sống chung với nó. Hãy coi toàn cầu hóa là một món quà của lịch
sử phát triển, đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội, mà cũng lắm thách thức. Với vai trò là
nhà kinh doanh quốc tế, điều cần thiết là phải tìm hiểu kĩ đối tượng để đầu tư. Và cụ thể
là các quốc gia với những thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa, tự nhiên để tìm ra cơ
hội và cả những thách thức khi đầu tư để đạt được lợi nhuận mong muốn. Trong phạm vi
bài tiểu luận này, chúng tôi xin chỉ đề cập một khía cạnh là toàn cầu hóa môi trường tự
nhiên của Châu Phi với giả định các yếu tố như kinh tế, chính trị, văn hóa giữa các quốc
gia của Châu Phi đều có những nét tương đồng.
C
Những điều kiện tự nhiên là cơ sở để khai thác và phát triển các ngành kinh tế liên
quan, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên của các nước chính là cơ sở cho sự giao thương
giữa các quốc gia. Và hai quốc gia mà chúng tôi lựa chọn để phân tích là AI CẬP VÀ
NAM PHI. Lí do lựa chọn hai quốc gia này làm đại diện tiêu biểu nhằm phân tích tác
SVTH: Nhóm Black Pearl - 5 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
động của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên và thông qua so sánh sự khác nhau về tự
nhiên giữa hai nước để thấy được cơ hội và thách thức khi kinh doanh quốc tế là vì:
- Ai Cập và Nam Phi là những quốc gia tương đối phát triển ở Châu Phi. Và quá
trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở đây. Qua đó chúng ta mới

có thể đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đên môi trường tự nhiên Châu Phi
là như thế nào?
- Ai Cập là cái nôi của nền văn minh thế giới, nằm ở cực bắc Châu Phi và sở hữu
kênh đào Suez, có vai trò cực kì quan trọng trong giao thương quốc tế.Trong khi
đó Nam Phi nằm ở cực Nam Châu Phi, và cũng có vai trò cầu nối trong giao
thương, vận tải biển. Cả 2 quốc gia, một cực bắc, một cực nam Châu Phi , sẽ cho
chúng ta một sự so sánh rõ ràng về khác biệt tự nhiên giữa hai quốc gia cùng châu
lục sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội kinh doanh quốc tế.
Vậy toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa tác động như thế nào đên môi trường tự
nhiên Châu Phi? Sự khác biệt về tự nhiên đã tạo ra cơ hội và thách thức như thế nào đến
đầu tư, kinh doanh quốc tế? Và đứng trên góc độ một nhà kinh doanh quốc tế, chúng tôi
sẽ đưa ra những đề xuất kinh doanh ngành nghề với phương thức kinh doanh như thế
nào? Làm sao để đạt lợi nhuận nhiều nhất có thể? Bài tiểu luận sau đây sẽ trả lời lần lượt
những câu hỏi nêu trên.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 6 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
A. TOÀN CẦU HÓA 8
I. Khái niệm 8
II. Ý nghĩa 8
B. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN NAM PHI VÀ AI CÂP 9
I. Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên Ai Cập 9
II. Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên Nam Phi 15
C. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỰ NHIÊN GIỮA CÁC QUỐC GIA ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KINH DOANH QUỐC TẾ 20
I. So sánh đặc điểm tự nhiên giữa hai quốc gia, đồng thời tìm ra các cơ hội,
thách thức 20
1. Các đặc điểm tự nhiên chung 20

2. Điểm khác biệt giữa tự nhiên hai nước 21
II. Đề xuất ngành nghề và hình thức kinh doanh quốc tế 33
1. Lựa chọn ngành nghề và phương thức kinh doanh quốc tế dựa trên
ngành 33
2. Lựa chọn ngành nghề và phương thức kinh doanh quốc tế dựa trên
các yếu tố tự nhiên 37
LỜI KẾT LUẬN
SVTH: Nhóm Black Pearl - 7 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
A.TOÀN CẦU HÓA:
I. Khái niệm:
Toàn cầu hóa là xu hướng hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn của hệ thống
kinh tế toàn cầu, làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc hơn bởi địa lý lãnh thổ.
Đồng thời Toàn cầu hóa còn là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã
hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị- pháp
luật, trên quy mô toàn cầu.
II. Ý nghĩa :
Toàn cầu hóa mang đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các quốc gia
trong tất cả các lĩnh vực như: tự nhiên, kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hóa,…Và đặc
biệt toàn cầu hóa có những tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên của các quốc gia.
Cơ hội:
 Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng được nguồn tài nguyên
thiên nhiên giàu có của mình và khai thác tốt những lợi thế mà thiên nhiên đã ban
tặng. Thông thường các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất
đa dạng, phong phú, nhưng lại không đủ trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ
để khai thác chúng một cách có hiệu quả. Trong bối cảnh toàn cầu hóa các nước
này có điều kiện nâng cao trình độ khoa học, nâng tầm tri thức, để có thể nâng
cao năng suất, chất lượng sản xuất giúp cho việc tận dụng và khai thác tài nguyên
hiệu quả hơn.

 Tạo điều kiện để các quốc gia tận dụng tốt nguồn tài nguyên dư thừa, tránh gây
lãng phí thông qua việc giao thương với các quốc gia khác → Vừa có thể tạo dựng
được mối quan hệ tốt, vừa có thể tạo ra một nguồn thu nhập đáng kể.
 Đồng thời toàn cầu hóa giúp các nước giảm bớt áp lực về tình trạng khan hiếm tài
nguyên do có thể tìm kiếm được nguồn cung từ các quốc gia khác.
 Toàn cầu hóa giúp cho việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 8 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
→ Toàn cầu hóa giúp các quốc gia có thể tận dụng tốt nguồn tài nguyên thiên
nhiên của mình; tạo điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thách thức:
Ngoài những cơ hội, toàn cầu hóa đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường tự
nhiên:
 Do sự đầu tư ồ ạt từ các công ty nước ngoài dẫn đến sự khai thác quá mức, gây
cạn kiệt, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 Số lượng nhà máy mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến lượng khí thải, chất thải gia
tăng nhanh chóng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, đất, nước.
 Toàn cầu hóa vô tình biến những quốc gia đang phát triển thành những bãi rác, nơi
tái chế và vùng ô nhiễm khổng lồ thông qua việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, linh
kiện lỗi thời từ những quốc gia phát triển. Bởi vì, việc tái chế hay tiêu hủy các
công cụ lỗi thời - rác thải - vô cùng đắt đỏ và ô nhiễm. Vì vậy, các quốc gia phát
triển có xu thế xuất khẩu: rác thải công nghiệp, y tế, sinh hoạt…. sang các quốc
gia đang phát triển.
 Trong quá trình đổi mới công nghệ, các quốc gia phát triển tận dụng nguồn lực tài
chính còn yếu kém của các nước đang phát triển để chuyển giao các công nghệ lỗi
thời, kỹ thuật lạc hậu,… trong hợp tác đầu tư, gây ô nhiễm sang các nước đang
phát triển.
→ Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môi trường suy
thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
B. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐỐI

VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN NAM PHI VÀ AI CẬP:
I. Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên Ai Cập:
Toàn cầu hóa đã và đang mang lại cho Ai Cập rất nhiều cơ hội thuận lợi để phát
triển. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng gây không ít tác động tiêu cực, ảnh hưởng nặng nề
đến môi trường tự nhiên của quốc gia này.
a. Tích cực:
SVTH: Nhóm Black Pearl - 9 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Toàn cầu hóa mang lại cho Ai Cập rất nhiều cơ hội: thu hút được nhiều nguồn vốn
đầu tư nước ngoài, học hỏi, tiếp thu được những công nghệ, kỹ thuật hiện đại; tạo điều
kiện để tận dụng và khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú mà
thiên nhiên đã ban tặng.
 Ai Cập có kênh đào Suez, là kênh giao thông nhân tạo chạy từ phía Bắc tới
phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nó nối Địa Trung Hải với
Vịnh Suez, một nhánh của Biển Đỏ. Kênh đào Suez có vai trò rất quan trọng trong
giao thương đường biển và du lịch ở Ai Cập. Kể từ khi được mở cửa lưu thông năm
1869, kênh đào Suez nhanh chóng tác động sâu sắc đến sự phát triển của ngành vận
tải thế giới. Kênh đào Suez là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa từ
Đông sang Tây, đặc biệt là quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông
đến các nền kinh tế phát triển – Từ ngày kênh đào Suez được đưa vào sử dụng thì có
khoảng 2,4 triệu thùng dầu được vận chuyển qua đây mỗi ngày – Hiện nay, cùng với
du lịch, việc khai thác kênh đào Suez là một trong những ngành dịch vụ thương mại
quan trọng của Ai Cập.
 Bên cạnh đó, với lợi thế Vịnh Suez là một trong những vùng có nhiều gió
bậc nhất khu vực Trung Đông, Ai Cập đã tiến hành gọi thầu các công ty nước ngoài
thực hiện các dự án điện gió để sản xuất điện tại vịnh Suez. Ai Cập dự định sẽ sản
xuất 12% điện từ nguồn năng lượng gió. Theo đó, ngành điện lực sẽ thực hiện các dự
án trang trại gió có khả năng sản xuất 2.694 MW trong 5 năm tới. Từ tháng 1/2011 có
550 MW đã được sản xuất từ năng lượng gió với sự tài trợ của Nhật Bản và Đức. Bên
cạnh đó, Tổng thống Ai Cập cũng đã ban hành một sắc lệnh dành 840.000ha đất ở

tỉnh Minya để sản xuất 30.000 MW điện từ năng lượng gió.
 Với số giờ nắng lý tưởng từ những sa mạc rộng lớn chiếm 90% diện tích,
Ai Cập bắt đầu tăng cường sử dụng năng lượng mặt trời để sản xuất điện tại các khu
dân cư nhỏ. Các nhà máy điện sử dụng năng lượng Mặt Trời và năng lượng nhiệt đầu
tiên của Ai Cập cũng đã đi vào hoạt động thuận lợi từ tháng 2/2011. Hiện nay, ốc đảo
Al-Gara, tỉnh Marsa Matrouh, cách thủ đô Cairo 550km về phía Tây Bắc, đã hoàn
toàn có điện nhờ nguồn năng lượng này. Ai Cập đã đề ra kế hoạch thu hút 110 tỷ USD
SVTH: Nhóm Black Pearl - 10 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng từ nay đến năm 2027 để sản
xuất 20% sản lượng điện thông qua các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và
nước. Những dự án này đã thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, có khả
năng tái tạo, góp phần cải tạo môi trường tự nhiên ở Ai Cập.
 Với lợi thế có vị trí giáp biển hai mặt nhưng Ai Cập lại chủ yếu phát triển
ngành đánh bắt thủy sản ngoài tự nhiên là chính, còn khâu nuôi trồng các loại thủy
sản lại là rất yếu. Đặc biệt, khâu chọn tạo giống, kỹ thuật nuôi trồng các loại thủy sản
nước mặn đang bị bỏ trống hoàn toàn. Với hy vọng sự hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng, chế
biến thủy sản sẽ giúp ngành thủy sản Ai Cập giải quyết được yếu điểm này. Từ tháng
5/2010, Việt Nam bắt đầu mở lớp đào tạo chuyên gia kỹ thuật trong lĩnh vực nuôi
trồng và chế biển thủy sản cho Ai Cập. Bên cạnh việc đào tạo chuyên gia thủy sản cho
Ai Cập, cả hai nước cũng sẽ tiến hành trao đổi sinh viên thuộc chuyên ngành nuôi
trồng và chế biến thủy sản với nhau để tận dụng kinh nghiệm về lĩnh vực chọn tạo
giống, công nghệ chế biến của mỗi nước.
 Với việc phát hiện rất nhiều mỏ vàng mới ở sa mạc phía Đông, Ai Cập sẽ là
nhà máy sản xuất vàng của thế giới trong một thập kỷ nữa với sản lượng hàng năm
trên 30 tấn, riêng những mỏ ở Wadi Hudain đã vượt quá 50 triệu ounce, trị giá khoảng
50 tỉ USD. Điều này đã thu hút nguồn vốn đầu tư rất lớn từ các công ty nước ngoài.
Tuy nhiên, lượng vàng sản xuất ra còn phụ thuộc vào số lượng công ty làm việc trong
nước ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cũng đóng vai trò rất quan
trọng trong ngành công nghiệp khai thác vàng ở đất nước này.

 Ai Cập không có nhiều tài nguyên dầu lửa nhưng có một trữ lượng lớn khí
đốt được khai thác bán qua các nước Âu Châu. Ai Cập có trữ lượng khí đốt tự nhiên
lớn thứ 3 châu Phi với ước tính 2,19 nghìn tỉ m3 khí (theo dữ liệu của BP PLC) và sản
xuất 6,3 tỉ feet khối khí/ngày (số liệu của Bộ Dầu mỏ Ai Cập). Jordan phụ thuộc tới
80% vào nguồn khí đốt từ Ai Cập để sản xuất điện, còn Israel mua 40% nhu cầu khí
đốt tự nhiên từ Ai Cập.
 Bên cạnh đó Ai Cập là một nước có tiềm năng rất lớn về dầu khí. Với các
sản phẩm hóa dầu và dầu thô luôn là những mặt hàng xuất khẩu chính của Ai Cập.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 11 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Tập đoàn dầu khí Việt Nam cũng đã tìm kiếm được cơ hội hợp tác với Ai Cập trong
lĩnh vực dầu khí. Ngày 12/11/2008 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và
Công ty Dầu khí Quốc gia Ai Cập (Egyptian General Petroleum Corporation, EGPC)
đã cùng nhau thúc đẩy hợp tác, trước hết trong khâu tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu
khí. Hình thức hợp tác cũng hết sức đa dạng như Petrovietnam sẽ tham gia các vòng
đấu thầu hoặc mua tài sản dầu khí tại Ai Cập, đổi lại, EGPC cũng làm tương tự như
vậy ở Việt Nam, Hai bên có thể cùng tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một nước thứ ba hoặc
có thể trao đổi các dự án hiện có của mỗi bên.
 Đất nước Ai Cập không chỉ tự hào về lịch sử, những công trình kiến trúc vĩ
đại mà còn nổi bật về cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, đầy màu sắc; với những ốc đảo
tuyệt đẹp, xanh tươi và màu mỡ như: Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo
Farafra, Ốc đảo Kharga,… Hơn nữa, so với các nước Châu Phi khác thì khí hậu ở Ai
Cập ôn hòa hơn, lại nằm gần Châu Âu, nơi người dân có mức sống và có nhu cầu du
lịch cao. Chính vì vậy, ngành du lịch Ai Cập đã thu hút rất nhiều nguồn đầu tư nước
ngoài.Trong chín tháng đầu năm 2010, lượng du khách quốc tế đến nước này đạt 10,5
triệu và cả năm lên tới 15 triệu lượt khách, tăng 17% so với năm 2009, với khoản
doanh thu 13 tỷ USD. Trên thực tế, Ai Cập chính là quốc gia rất thành công trong việc
tận dụng những lợi thế và tài nguyên sẵn có để phát triển ngành du lịch, để ngành
công nghiệp không khói này trở thành nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế
của quốc gia.

Sông Nile
Núi lửa Kilimanjaro Cánh đồng Serengeti
SVTH: Nhóm Black Pearl - 12 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Sa mạc Sahara Hồ Victoria
b. Tiêu cực:
Sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa tại Ai Cập gây áp lực nặng nề
đối với tự nhiên, làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi trường
suy thoái, rừng bị tàn phá, không khí và các nguồn nước bị ô nhiễm. Từ đó trực tiếp hay
gián tiếp dẫn đến hiện tượng thiếu nước sinh hoạt, sa mạc hóa đất đai đe dọa an toàn
cuộc sống con người và ảnh hướng xấu đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
 Ai Cập là một trong bốn quốc gia châu Phi nằm trong bảng danh sách mười
quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Mức độ ô nhiễm lên đến 138 ug/m
3
. Do sự đầu tư ồ ạt
của các công ty nước ngoài, số lượng các nhà máy ngày càng nhiều, dẫn đến lượng
khí thải, chất thải ngày càng gia tăng đã khiến cho môi trường đất, nước, không khí bị
ô nhiễm nghiêm trọng và làm cho khí hậu càng trở nên khô hạn, đe dọa cuộc sống của
người dân.
 Hiện nay, nông dân Ai Cập đang có xu hướng chuyển từ trồng bông sang trồng
lúa nước vì lợi nhuận cao hơn. Nhưng Chính phủ Ai Cập lại không khuyến khích xu
SVTH: Nhóm Black Pearl - 13 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
hướng này vì đây là loại cây tiêu thụ nhiều nước, một tài nguyên vô cùng khan hiếm
của Ai Cập.
 Do việc đầu tư ồ ạt của các công ty nước ngoài, các nhà máy mọc lên ngày
càng nhiều làm cho diện tích đất trồng trọt bị thu hẹp. Cùng với các hoạt động khai
thác quá mức và sử dụng đất không hợp lý nên hệ sinh thái sa mạc hiện đang bị tổn
thương, gây nên hiện tượng sa mạc hóa ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng khan hiếm
nước tới mức nhiều nông dân buộc phải sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới cho

cây trồng. Điều này không chỉ làm giảm năng suất cây trồng mà còn tác động đến độ
màu mỡ của đất và trong trường hợp tệ hơn sẽ gây nên việc thoái hóa đất canh tác.
Gây ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp của Ai Cập.
 Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng cao và những biến đổi khí hậu đã gây nên
tình trạng khan hiếm ở nhiều nơi đã dẫn đến các cuộc tranh giành nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng gay gắt. Điển hình như các vụ bạo động tại Ai Cập, dẫn đến
phong trào Mùa xuân Ảrập phần lớn là biểu tình phản đối giá lương thực tăng cao.
 Sông Nile là con sông dài nhất ở châu Phi, đem lại nguồn năng lượng và nguồn
nước sống còn đối với 9 quốc gia. Theo hiệp ước ký thời thuộc địa năm 1929 giữa
Anh và Ai Cập, Ai Cập chiếm đa số trong quyền sử dụng nguồn nước sông Nile
(khoảng 75%) và Sudan (khoảng 11%), phần còn lại chia cho bảy nước khác trong
lưu vực sông Nile. Theo đó, các nước khác phải xin phép Ai Cập và Sudan trước khi
muốn thực hiện các dự ánphát triển lớn trên con sông này. Trong khi đó, áp lực dân số
cùng với nhu cầu phát triển, bốn nước vùng thượng nguồn sông Nile vừa ký hiệp định
mới về chia sẻ nguồn nước sông Nile để sử dụng cho các dự án phát triển, bất chấp sự
phản đối mạnh mẽ của hai nước ở hạ nguồn gồm Ai Cập và Sudan. Sự việc này khiến
dư luận lo ngại xảy ra một cuộc tranh chấp khốc liệt trước nguy cơ nguồn nước đang
ngày càng cạn kiệt ở Ai Cập.
II. Tác động của toàn cầu hóa đến môi trường tự nhiên Nam Phi:
Toàn cầu hóa đã và đang mang đến cho Nam Phi những cơ hội phát triển kinh tế
cũng như những ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.
1. Tích cực:
SVTH: Nhóm Black Pearl - 14 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Toàn cầu hóa mang đến cho Nam Phi nhiều cơ hội như thu hút được nhiều vốn
đầu tư nước ngoài nhằm tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng giàu có của
mình, khai thác tốt những ưu ái mà thiên nhiên đã ban tặng, …
 Đất nước Nam Phi được thiên nhiên ưu đãi với diện tích rộng, ít thiên tai,
đường bờ biển dài, địa hình chủ yếu là cao nguyên và núi nên sạch và ít côn trùng, do
đó cũng ít có dịch bệnh. Vì vậy Nam Phi là một quốc gia lý tưởng cho các nhà đầu tư

nước ngoài có dự định đầu tư vào Châu Phi.
 Với việc vàng, kim cương, bạch kim, Urani, Titan, Crom, Mangan, Vanadi, các
quặng sắt, đồng, luôn được coi là những nguồn nguyên liệu thiết yếu chiến lược trên
hành tinh; thì ở Cộng hòa Nam Phi – mảnh đất cực nam Lục địa Đen này – đều có đủ.
Đặc biệt, Nam Phi còn đang dẫn đầu thế giới về xuất khẩu vàng và kim cương; chính
vì vậy thu hút được nhiều vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài đến thăm dò và
khai thác khoáng sản, tạo điều kiện cho Nam Phi tận dụng và khai thác tốt nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú của mình. Đồng thời cũng chính nhờ nguồn tài nguyên
phong phú này là một trong những động lực giúp cho Nam Phi là quốc gia đầu tiên
của châu Phi được chọn đăng cai vòng chung kết World Cup 2010.
 Nam Phi sở hữu rất lớn diện tích đá cacbonat trên thế giới – địa chất này là lớp
nham thạch tập trung chủ yếu các nguyên tố đất hiếm. Đất hiếm là loại nguyên liệu tối
cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn và quốc phòng của các quốc gia phát
triển như: sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện
hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát
thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ. Ngoài ra, đất hiếm còn là nguyên
liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi
trường. Sản lượng quặng đất hiếm tại Nam Phi có thể đạt tới 2700 tấn/năm trong hai
năm tới kể từ 2011 (Theo dự tính của tập đoàn Great Western ). Cùng với việc Trung
Quốc, nước chiếm 95% sản lượng đất hiếm toàn cầu dọa hạn chế việc xuất khẩu đất
hiếm, Nam Phi đang thu hút sự đầu tư rất lớn từ các nước phát triển vào nguồn đất
hiếm này.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 15 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
 Nam Phi có nhiều danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên đẹp, phong phú
như: Cape Town, mũi Hảo Vọng, thác nước Tugela, mũi Điểm,…Hơn nữa Nam Phi
còn là một "vương quốc thực vật" giàu có bậc nhất trên thế giới, sở hữu nhiều loại
động thực vật hoang dã, quí hiếm và phong phú, là điểm đến quan trọng cho du lịch.
Chính điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài và khách du lịch đến với Nam
Phi. Đặc biệt trong môi trường toàn cầu hóa, ngành du lịch Nam Phi sẽ thu hút được

các nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du
lịch như: nhà hàng, khách sạn, vận chuyển hành khách, kinh doanh lữ hành,…Hằng
năm, du lịch bình quân đóng góp khoảng 5% vào GDP.
Mũi Hảo Vọng Mũi Điểm
Thác nước Tugela Vườn nho Franschhoek
SVTH: Nhóm Black Pearl - 16 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
 Samsung vừa công bố trường học Internet năng lượng mặt trời đầu tiên đang
được thử nghiệm tại Học viện kĩ thuật điện tử Samsung tại Boksberg – Nam Phi. Ngôi
trường với các công-ten-nơ trang bị tấm năng lượng mặt trời. Các tấm này cung cấp
năng lượng cho lớp học lên tới 9 giờ mỗi ngày và duy trì năng lượng cho khoảng 1,5
ngày khi không có ánh nắng. Với việc Nam Phi là một trong các quốc gia có nguồn
lực năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới – Nam Phi nằm trong khu vực cường độ
bức xạ mặt trời cao, cường độ bức xạ trực tiếp hàng năm (DNI) đạt 2.500Kwh/m
2
– sẽ
giúp cho trường học hoạt động tốt. Điều này giúp ích rất nhiều cho nền giáo dục của
Nam Phi đồng thời cho thấy được trách nhiệm xã hội của một công ty đa quốc gia.
 Những nơi có số lượng ngày nắng nhiều trong năm luôn là địa điểm lý tưởng
để xây dựng các trạm điện mặt trời. Sa mạc Kalahari tại Northern Cape – Nam Phi là
một nơi như thế và trong tương lai, tại rìa sa mạc này sẽ được xây dựng các trạm điện
mặt trời với công suất dự kiến đến 5GW, lớn nhất thế giới do công ty Flour có trụ sở
tại Irving, Texas đảm nhận theo lời mời của chính phủ Nam Phi.Chính phủ Nam Phi
hy vọng rằng trạm điện mặt trời Solar Park tại sa mạc Kalahari sẽ cho công suất 1GW
đến trước 2012 và đến năm 2020 sẽ đạt được chỉ tiêu 5GW. Với dự án Solar Park,
chính phủ Nam Phi muốn thúc đẩy các giải pháp năng lượng sạch để đất nước có thể
đáp ứng các giao ước quốc tế về tình trạng thay đổi khí hậu. Nam Phi đã thực hiện
một hướng đi đúng đắn đối với một đất nước mà hơn 90% nguồn điện công suất 45-
48GW/năm được cung cấp từ các nhà máy nhiệt điện than đá. Đồng thời đại dự án
này sẽ đưa Nam Phi trở thành "người khổng lồ" trong lĩnh vực năng lượng Mặt Trời.

SVTH: Nhóm Black Pearl - 17 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
2. Tiêu cực:
Ngoài những cơ hội, toàn cầu hóa đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường
tự nhiên của Nam Phi.Sự phát triển kinh tế và sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp nước
ngoài đã gây sức ép nặng nề đến tự nhiên. Gây ra những ảnh hưởng xấu như: ô nhiễm
môi trường đất, nước, không khí, thiếu đất trồng trọt, canh tác, nước sinh hoạt, khai thác
quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu,thiên tai,…
 Nam Phi là quốc gia có lượng mưa ít, nước ngầm ít, phải nhập
khẩu nước sạch từ các nước khác. Hiện nay Nam Phi lại đang phải đối mặt với nguy
cơ cạn kiệt nguồn nước trong vài thập kỷ tới do việc đầu tư ồ ạt của nước ngoài, khai
thác tùy tiện, sử dụng lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này; trong khi thiếu đầu tư
hiệu quả, dẫn đến nguy cơ nước bị nhiễm mặn và ô nhiễm nặng. Đó là chưa tính đến
nguy cơ nguồn nước ngầm bị ô nhiễm chì, thạch tín và một số độc tố khác do hoạt
động của ngành khai thác mỏ trong hàng trăm năm qua. Một số dự đoán cho thấy
nguồn cấp nước bề mặt sẽ giảm 60% năm 2070 ở nhiều vùng thuộc Tây Cape.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 18 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
 Toàn cầu hóa dẫn đến sự đầu tư ồ ạt của các doanh nghiệp nước
ngoài.Số lượng nhà máy mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến lượng khí thải, chất thải
gia tăng. Gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí, đất, nước. Trong khi lợi nhuận thuộc
về các nhà đầu tư nước ngoài thì những hậu quả nghiêm trọng về thiên nhiên, Nam
Phi phải hứng chịu toàn bộ.
 Sự giàu có về tài nguyên của Nam Phi làm tăng lòng tham của
các tập đoàn đa quốc gia, vốn được hỗ trợ ở trong nước để mở đường cho các kế
hoạch đầu tư thông qua những thoả thuận lỏng lẻo. Những thoả thuận này tạo điều
kiện cho các công ty đa quốc gia có cơ hội chiếm giữ các nguồn tài nguyên ở nước
này, đồng thời sự hấp dẫn về lợi nhuận khiến các công ty này cạnh tranh chiếm tài
nguyên ngày một gay gắt, dẫn đến các cuộc chiến tranh chấp và xung đột tài nguyên
tại Nam Phi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đến quốc gia này.

 Những thiệt hại về môi trường do việc sử dụng không đúng đắn
đất đai: các nhà máy, khu chế xuất của các công ty đa quốc gia mọc lên ngày càng
nhiểu, dẫn đến diện tích đất đai dành cho nông nghiệp bị thu hẹp, ảnh hưởng nặng nề
đến nông nghiệp Nam Phi. Nông dân thiếu đất trồng trọt canh tác, thiếu nước tưới
tiêu, khiến cho sản lượng nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 19 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
C.SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỰ NHIÊN GIỮA CÁC QUỐC GIA
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH DOANH QUỐC TẾ:
I. So sánh tự nhiên giữa hai quốc gia đồng thời tìm ra các cơ hội,
thách thức :
1. Các đặc điểm tự nhiên chung:
Cùng thuộc về lục địa đen của thế giới – Châu Phi – Ai Cập và Nam Phi có những
nét tương đồng về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên…đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cũng
như thách thức cho nền kinh tế trong môi trường hội nhập ngày nay. Sau đây là một số
nét chung về tự nhiên của Nam Phi và Ai Cập:
• Vị trí địa lý: tuy nằm ở 2 vị trí địa lí khác nhau của Châu Phi nhưng Ai Cập
và Nam Phi đều là những quốc gia có vị trí đắc địa trong giao thương quốc tế ( Ai Cập
là cầu nối giữa Châu Âu và các nước Tây Nam Á với kênh đào Suez; còn Nam Phi là
cầu nối giữa hai đại dương là Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương với mũi Hảo Vọng
giữ một vai trò quan trọng), thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu
văn hóa, buôn bán giữa các nước với các hải cảng lớn.
• Khí hậu: nằm trong khu vực nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới, lượng nhiệt
quanh năm lớn thích hợp cho việc phát triển cây nhiệt đới như bông, hồ tiêu,…
• Địa hình: có nhiều dạng địa hình với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc thuận
lợi cho phát triển du lịch, nông nghiệp… Chẳng hạn như Ai Cập và Nam Phi đều có
nhiều cảnh quan đa dạng, động – thực vật phong phú làm tăng tiềm năng du lịch.
• Tài nguyên thiên nhiên: Cả Ai Cập và Nam Phi đều là những quốc gia giàu
có về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là Nam Phi.
- Khoáng sản: dầu mỏ và khí đốt, phốt-phát, ma ngan, quặng sắt, than, vàng,

kim cương, bạch kim, uranium,…với trữ lượng lớn.
- Năng lượng: Nằm trong khu vực nội chí tuyến với lượng bức xạ cao,số giờ
nắng trong năm lớn nên tạo cơ hội để khai thác nguồn năng lượng mặt trời. Ngoài ra
còn có thể phát triển hệ thống thủy điện trên sông Nile( Ai Cập) hay sông Vaal ( Nam
Phi), năng lương gió…
2. Điểm khác biệt giữa tự nhiên 2 nước:
SVTH: Nhóm Black Pearl - 20 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Yếu tố Ai Cập Nam Phi
Vị trí Đặc
điểm
- Ai Cập nằm ở hướng đông bắc
châu Phi. Là một quốc gia tương đối
bị đóng kín, phía Bắc giáp Địa
Trung Hải, phía Đông giáp Biển Đỏ,
phía Tây giáp sa mạc Xahara, phía
Nam là vùng hiểm trở giáp núi Nubi
rất khó qua lại. Chỉ có phía Đông
Bắc, nhờ kênh đào Suez mà người
Ai Cập có thể qua lại với vùng Tây
Á. Bên cạnh đó, kênh đào này còn là
cầu nối quan trọng giữa Địa Trung
Hải và Biển Đỏ.
- Cộng Hòa Nam Phi nằm ở cực
Nam lục địa đen, được bao phủ bởi đất
liền và 2 đại dương là Ấn Độ Dương
và Đại Tây Dương. Đặc biệt Nam Phi
có mũi Hảo Vọng nằm ở rìa phía nam
của bán đảo Cape, là cầu nối giữa Ấn
Độ Dương và Đại Tây Dương.

Cơ hội - Vị trí địa lí tạo thuận lợi trong
giao thương hàng hóa, giao lưu văn
hóa giữa Ai Cập với các nước Tây
Nam Á, và Châu Âu.
- Thông qua kênh đào Suez, việc
vận chuyển hàng hóa sẽ diễn ra dễ
- Vị trí địa lý thuận lợi trong việc
trao đổi văn hóa, kinh tế ,giao thương
buôn bán hàng hóa với các nước trong
châu lục củng như toàn thế giới.
- Tạo điều kiện phát triển các
ngành nghề như du lịch, vận tại biển,
SVTH: Nhóm Black Pearl - 21 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
dàng và nhanh chóng, tiết kiệm
được chi phí. Đồng thời qua việc thu
phí các tàu thuyền từ các quốc gia
cũng đem lại nguồn lợi kinh tế lớn
cho Ai Cập.
- Với vị trí địa lí giáp biển Đỏ và
Địa Trung Hải khiến Ai Cập có lợi
thế khai thác các nguồn tài nguyên
biển và đầu tư phát triển các ngành
nghề liên quan đến biển như: Vận
tải biển; khai thác, nuôi trồng, đánh
bắt thủy hải sản; công nghiệp đóng
tàu
- Vì ở vị trí khép kín nên Ai Cập
không phải đối mặt với các thảm
họa thiên nhiên như bão,… hạn chế

thiệt hại xảy ra
đánh bắt thủy hải sản, thuận lợi cho
việc đầu tư.
- Nam Phi có được một khí hậu ôn
hòa mát mẻ nhờ vị trí địa lí giáp biển
đã tao điều kiện thuân lợi cho nông
nghiệp phát triển.
- Có đường bờ biển dài và là nơi
giao thoa giữa hai dòng biển lạnh
Benguela và dòng biển nóng Mô-dăm-
bích nên có khả năng khai thác được
lượng lớn thủy hải sản.
- Nhờ mũi Hảo Vọng và vị trí cầu
nối giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây
Dương nên có tiềm năng phát triển du
lịch lớn.
Khó
khăn
- Do tàu bè qua lại nhiều có thể
gây ô nhiễm các vùng nuôi cá ven
biển.
- Tuy không chịu ảnh hưởng của
bão biển nhưng do giáp sa mạc nên
có thể chịu ảnh hưởng nặng nề của
các đợt bão cát gây thiệt lại lớn đên
tài sản, hoa màu và sức khỏe con
người
- Do vị trí ở mũi của lục địa đen
lại không được che chắn bởi các vùng
đất liền khác, Nam Phi có khả năng

chịu ảnh hưởng của bão và sóng thần.
- Đồng thời gây ảnh hưởng đến
giao thương buôn bán, vận tải đường
biển.
Địa
hình
Đặc
điểm
- Hơn 90% diện tích Ai Cập là
sa mạc, chỉ có chưa đầy 10% diện
tích là đất sinh hoạt và trồng trọt -
- Cộng hòa Nam Phi sở hữu địa
hình đa dạng: đại bộ phận lãnh thổ
thuộc cao nguyên Nam Phi nên địa
SVTH: Nhóm Black Pearl - 22 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
đó là các thung lũng và đồng bằng
châu thổ sông Nile, các vùng đất
dọc kênh đào Suez và các ốc đảo sa
mạc.
- Ai Cập chia làm hai miền rõ
rệt theo dòng chảy của sông Nile
từ Nam lên Bắc: miền Thượng Ai
Cập (miền Nam) là một dải lưu
vực hẹp, nhiều núi đá; miền Hạ Ai
Cập (miền Bắc) là vùng châu thổ
đồng bằng sông Nile rộng lớn hình
tam giác. Phần lớn dân cư, các thành
phố lớn và những vùng đất phì nhiêu
nhất đều nằm ở vùng châu thổ sông

này.
- Sông Nile, một trong những
con sông dài nhất thế giới (khoảng
6500km), bảy nhánh đổ ra Địa
Trung Hải, phần chảy qua Ai Cập
khoảng 700km. Nước lũ hàng năm
đem phù sa màu mỡ cho vùng đồng
bằng châu thổ, thuận lợi cho trồng
trọt. Sông Nile là nguồn cung cấp
thực phẩm dồi dào và là con đường
giao thông quan trọng nhất vùng.
- Ai Cập chiếm một phần sa mạc
Sahara và sa mạc Libya. Nếu nhìn
vào bản đồ chụp từ vệ tinh, Ai Cập
là một màu trắng xóa của cát, ngoại
hình chủ yếu là cao nguyên và núi –
phần lớn diện tích có độ cao hơn
1000m.
- Các cao nguyên ở Nam Phi khá
bằng phẳng điển hình như cao nguyên
bang Free . Với nguồn tài nguyên đất
dồi dào và khí hậu phù hợp, bang Free
phát triển rất mạnh về nông nghiệp,
hàng năm sản xuất hơn 70% sản lượng
ngũ cốc của nước này.
- Địa hình cao dần về phía đông
nam đến dãy núi Drakensberg – cao
hơn 3000m – nằm gần sát bờ đông
nam. Nam Phi có ít đồng bằng, chủ yếu
là đồng bằng nhỏ ven biển và ven sông.

- Nam Phi có nhiều sông nhưng ít
sông lớn; chủ yếu là các sông ngắn,
nhiều thác ghềnh, có giá trị dẫn thủy và
thủy điện. Hai hệ thống sông lớn nhất,
có giá trị cao nhất ở Nam Phi là
Limpopo và Orange.
- Sông Orange: với độ dài khoảng
2200km, là sông dài nhất ở Nam Phi
với nhiều phụ lưu nhỏ và chi lưu lớn là
sông Vaal. Sông Orange không những
cung cấp cho Nam Phi lượng nước dồi
dào, cùng kim cương được tìm thấy
trong trầm tích phù sa của sông mà còn
đem lại giá trị thủy điện cho Nam Phi
SVTH: Nhóm Black Pearl - 23 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
trừ một dải màu xanh ngắt của lưu
vực sông Nile.
( đập thủy điện Gariep là đập thủy điện
lớn nhất Nam Phi). Đồng thời là địa
điểm du lịch nổi tiếng.
- Sông Limpopo với chiều dài
khoảng 1750km, bắt nguồn từ phía bắc
dãy Drakesberg đổ ra Ấn Độ Dương
đóng góp lưu lượng nước khá lớn mỗi
năm. Tuy nhiên, ở cửa sông có nhiều
bãi cát nên tàu bè lớn chỉ có thể qua lại
vào lúc thủy triều lên.
Cơ hội - Ai Cập có nhiều ốc đảo đẹp,
xanh tươi thuận lợi phát triển du lịch

và trồng các loại cây đặc trưng.
- Vùng đồng bằng châu thổ sông
Nile màu mỡ thuận lợi cho việc phát
triển các loại cây nông nghiệp, cây
ăn quả, …đáp ứng một phần nhu cầu
của người dân.
- Sông Nile với dài mang lại
nguồn phù sa và thủy hải sản lớn →
có thể đầu tư vào việc nuôi, đánh bắt
thủy hải sản. Thuận lợi cho việc đầu
tư xây dựng các đập thủy điện.
- Địa hình phần lớn là sa mạc
nên cư dân phân bố không đồng đều,
tập trung chủ yếu là ven sông Nile
tạo điều kiện thuận lợi cho các
nghành dịch vụ phát triển.
- Với địa hình nhiều sông tạo cơ
hội phát triển du lịch chèo thuyền đi
bè.
- Cao nguyên bang Free là điển
hình đầu tư phát triển nông nghiệp.
- Các con sông của Nam Phi chủ
yếu chảy từ vùng núi, cao nguyên ra
phía biển, có giá trị rất lớn cho các nhà
đầu tư đầu tư vào thủy điện. Đặc biệt
trong hoàn cảnh 90 % sản lượng điện
tại đây phụ thuộc vào các nhà máy
nhiệt điện than-gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Việc khai thác tốt
thủy điện sẽ mang lại nguồn lợi rất lớn

cho các nhà đầu tư. Đồng thời có
nhiều sông dẫn thủy tốt cung cấp
nguồn nước kịp thời cho nông nghiệp.
SVTH: Nhóm Black Pearl - 24 -
Toàn cầu hóa với tự nhiên Châu Phi GVHD: ThS. Quách Thị Bửu Châu
Khó
khăn
Hơn 90% diện tích là sa mạc gây
khó khăn lớn cho các nhà đầu tư
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và
phát triển nông nghiệp.
- Địa hình cao dần về phía đông
nam đến dãy núi Drakensberg khiến
cho các luồng khí từ biển vào bị chặn
lai dẫn đến lượng mưa của Nam Phi
khá thấp. Chính phủ thường xuyên phải
nhập nước sạch để phục vụ sinh hoạt
và nuôi trồng
- Các con sông ngắn và dốc dễ dẫn
đến hiên tượng lũ quét, gây thiệt hại
tài sản, cuộc sống của người dân.
Khí
hậu
Đặc
điểm
- Vì gần 90% diện tích Ai Cập
là sa mạc nên nước này có khí hậu
mang tính sa mạc, khô và nóng. Bờ
biển phía bắc là vùng ẩm thấp nhất,
về phía nam lượng mưa giảm nhanh.

- Khí hậu nhiệt đới với hai mùa
rõ rệt mùa đông với khí hậu không
quá lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 và
mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.
Nhiệt độ trung bình thấp nhất là
14
0
C mùa đông và trung bình cao
nhất là 30
0
C vào mùa hè. Tuy nhiên
nhiệt độ lại rất khác nhau trong khu
vực nội địa sa mạc với chênh lệch
có thể từ 7-43
0
C.
- Phần lớn các vùng của Ai Cập
có lượng mưa ít hơn 80ml/năm.ở
nơi nhiều mưa nhất như Alexandria
cũng chỉ nhận đươc 200 ml/năm.
- Trái ngược với quan niệm thông
thường của mọi người, Nam Phi có khí
hậu nói chung ôn hòa, một phần nhờ
nó được bao quanh bởi Đại Tây Dương
và Ấn Độ Dương ở ba phía, nhờ vị trí
nằm tại bán cầu nam với thời tiết dịu
hơn và nhờ độ cao tăng dần về phía bắc
(về hướng xích đạo) và trong lục địa
tạo nên khí hậu 4 mùa khá rõ rệt. Vì
những ảnh hưởng địa hình và hải

dương này, Nam Phi có nhiều khu vực
khí hậu
- phân hóa theo vùng và theo độ
cao như:
- Vùng cao nguyên phía đông: khô
và có nhiều nắng, mủa động nhiệt độ
cao nhất là 20
0
C và thấp nhất là 5
0
C.
- Vùng tây nam Cape: khô và
nóng, về mùa hè nhiệt độ cao nhất là
SVTH: Nhóm Black Pearl - 25 -

×