Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH : Công tác xã hội
LĐ – TB & XH : Lao động – Thương binh và xã hội
NKT : Người khuyết tật
NXB : Nhà xuất bản
SKBV : Sinh kế bền vững
TDTT : Thể dục thể thao
THCS : Trung học cơ sở
UBND : Ủy ban nhân dân
SVTH: Trần Đại Việt
Khóa luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. NKT chia theo địa bàn sinh sống 21
Bảng 2.2. Tỉ lệ NKT chia theo các dạng tật 22
Bảng 2.3. Tỉ lệ NKT ở xã Quế Phú chia theo mức độ 22
Bảng 3.1. Danh sách thành viên nhóm “Vượt lên chính mình” 38
Bảng 3.2. Phân loại xếp hạng và cho điểm về các mô hình chăn nuôi mà NKT thôn
Mông Nghệ Đông muốn thực hiện 43
Bảng 3.3. Nguyện vọng của thành viên nhóm “Vượt lên chính mình” 44
Bảng 3.4. Kế hoạch nuôi gà ta thả vườn của ông Lê Văn T 45
Bảng 3.5. Bảng lượng giá hỗ trợ hoạt động sinh kế cho người khuyết tật xã Quế P hú. 48
Bảng 3.6. Kết quả lượng giá (đã làm tròn) 48
SVTH: Trần Đại Việt
Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
SVTH: Trần Đại Việt
Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đồng nghĩa với đó là nhu cầu của con người
ngày càng được nâng cao. Bên cạnh vô vàn người sống trong sung túc, có cơ hội
được học hành, vui chơi, được làm những công việc mình thích, có thu nhập dư giả
để sau này an hưởng tuổi già,… thì vẫn còn vô vàn người phải sống trong cùng cực,
nghèo khổ. Đó là người nghèo, người già neo đơn không nơi nuơng tựa, trẻ em mồ
côi, lang thang cơ nhỡ, phụ nữ bị bạo hành, người khuyết tật (NKT)
Người khuyết tật là người chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất trong
xã hội. Nếu xét ở một một khía cạnh tiêu cực nào đó thì họ chính là gánh nặng của
xã hội. Hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật (chiếm
khoảng 6% dân số), trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng (chiếm 21,5% tổng số
người khuyết tật). Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị
giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Dự
báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa giảm do tác
động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học do Mỹ sử dụng
trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao động, hậu quả thiên
tai…[12, tr.1]
Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn.
Họ không chỉ gặp những rào cản trong đi lại, học tập, hôn nhân, hòa nhập xã
hội mà còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống mưu sinh, tìm kiếm việc
làm. Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông
thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội, 32,5% thuộc diện
nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà
tạm [12, tr.1]
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và đặc biệt là
sự phát triển của ngành Công tác xã hội (CTXH), NKT đã phần nào giảm bớt được
những khó khăn trong cuộc sống: NKT được hỗ trợ xe lăn, xe lắc, tiền trợ cấp hàng
tháng, được phẩu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng,… Các chương trình như
Lục lạc vàng, Vượt lên chính mình, Bò vàng sinh kế, các dự án hỗ trợ sinh kế
cho người khuyết tật… đã giúp cho người khuyết tật trên cả nước có thêm
SVTH: Trần Đại Việt
1
Khóa luận tốt nghiệp
những hỗ trợ sinh kế để cải thiện cuộc sống, giảm bớt sự phụ thuộc của người
khuyết tật vào gia đình và xã hội.
Xã Quế Phú là một xã có tỉ lệ hộ nghèo khá cao, khoảng gần 20% năm
2012 [14, tr.3]. Đa phần người dân vẫn làm nông nghiệp và chịu rất nhiều rủi
ro về thiên tai, nhất là vào mùa mưa lũ. Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó
khăn và đa phần nằm trong đối tượng là người khuyết tật. Người khuyết tật ở
xã Quế Phú trong thời gian gần đây đã nhận được một số hỗ trợ của nhà nước
và địa phương. Tuy nhiên, có một vấn đề rất đáng quan tâm mà ít ai để ý tới là
NKT không chỉ cần hỗ trợ về mặt vật chất, y tế mà còn phải được hỗ trợ về
sinh kế để họ có thể tự vận dụng nguồn lực của bản thân để tạo ra thu nhập
cho chính mình như cách chúng ta vẫn thường làm là “cho cần câu hơn cho
con cá”. Nhận thức được tầm quan trọng của việc hỗ trợ sinh kế cho người
khuyết tật để họ có thể dần nâng cao đời sống của mình nên tôi đã lựa chọn đề
tài: “Hỗ trợ phát triển sinh kế cho người khuyết tật tại xã Quế Phú, huyện Quế
Sơn, tỉnh Quảng Nam thông qua CTXH nhóm” để làm Khóa luận tốt nghiệp cho
chuyên ngành CTXH của mình. Tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào
công cuộc hỗ trợ NKT trên địa bàn xã Quế Phú và cả nước nói chung.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm như: sinh
kế, sinh kế bền vững, khuyết tật, người khuyết tật, công tác xã hội,…và
phương pháp công tác xã hội nhóm. Đồng thời qua nghiên cứu cũng có thể
đưa ra những hỗ trợ tích cực nhằm giúp đỡ NKT đang gặp khó khăn về sinh
kế.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đối với Nhà nước:
Kết quả nghiên cứu có thể là một tiền đề để làm cơ sở cho các cơ quan chức
năng có cái nhìn khái quát hơn, có những chương trình, dự án…nhằm hỗ trợ cho
NKT phát triển sinh kế của mình, giảm sự phụ thuộc vào người khác.
- Đối với NKT ở địa phương:
+ Giúp NKT trở thành những con người có ý chí, nghị lực vượt qua những
khó khăn trong cuộc sống
SVTH: Trần Đại Việt
2
Khóa luận tốt nghiệp
+ Giúp NKT có hướng đi đúng đắn để phát triển sinh kế, tự tạo ra thu nhập
để nuôi sống bản thân.
- Đối với cá nhân:
+ Giúp bản thân kiểm chứng và thực hành những kiến thức và kỹ năng học
được ở trường, đặc biệt là những kiến thức về sinh kế, người khuyết tật, công tác xã
hội nhóm,…
+ Rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình tác
nghiệp sau này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa
học, đề tài, bài viết, các chương trình, dự án liên quan đến NKT.
Tiến sĩ Đàm Hữu Đắc (Thứ trưởng Bộ LĐ – TB & XH) với bài viết
“NKT Việt Nam ngày càng hòa nhập cộng đồng” đã nêu rõ: nhờ sự hỗ trợ vật
chất và nhiều văn bản, quy định, hướng dẫn ưu tiên, NKT luôn vươn lên, vượt
lên tật nguyền để sống bình đẳng, độc lập, đóng góp trên nhiều lĩnh vực kinh
tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể thao trong nước và quốc tế.
Khóa luận tốt nghiệp “Công tác xã hội với người khuyết tật tại huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh” của Phạm Thị Vinh đã làm rõ các vấn đề chung về người
khuyết tật; hoạt động trợ giúp người khuyết của các cơ quan, tổ chức, Nhà
nước; những thuận lợi cũng như khó khăn trong công tác trợ giúp người
khuyết tật; đồng thời chỉ rõ cách thực hành ca Công tác xã hội với NKT thông
qua tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước để giúp người khuyết tật có
thể tự tin, tự lực hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ đi sự mặc cảm về bản thân
mình.
Tiểu luận cuối kỳ môn Công tác xã hội nhóm “Tiến trình nhóm Trẻ nữ
nhập cư lao động sớm” của Trương Thị Nhung đã nêu rõ điểm tổng quan về
nhóm và các bước tiến hành công tác hội nhóm là như thế nào; đồng thời
người viết còn lập một kế hoạch sinh hoạt mừng xuân cho các trẻ em nữ.
Còn vấn đề sinh kế cho người khuyết tật thì hiện vẫn còn khá ít, chủ yếu là
các bài viết, các báo cáo của các hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm về vấn đề
SVTH: Trần Đại Việt
3
Khóa luận tốt nghiệp
sinh kế cho người dân nói chung. Cụ thể như Bộ tài liệu đào tạo và báo cáo nghiên
cứu chuyên đề chuẩn bị cho các cuộc hội thảo đào tạo SKBV do bộ phát triển
Vương quốc Anh (DEFID) và bộ kế hoạch đầu tư (MPI) tổ chức tại Việt Nam năm
2003. Tuy tài liệu này chỉ mới giới thiệu về phương pháp tiếp cận SKBV và phân
tích khung SKBV nhưng đã cho độc giả hiểu hơn về SKBV và cách tiếp cận SKBV.
Bài viết của Lê Hiền “Tiến trình phân tích SKBV cho người dân vùng cao
Thừa Thiên Huế” đã đưa ra được các bước phân tích SKBV cho hộ gia đình
một cách cụ thể, giúp gia đình nghèo xây dựng chiến lược SKBV để thoát khỏi
tình trạng đói nghèo.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của Nguyễn Thị Long “SKBV cho người dân
vùng tái định cư tại xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh” đã làm rõ thực
trạng, kết quả, quan điểm của người dân về sinh kế. Đồng thời, tác giả cũng
xác định vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc xây dựng sinh kế và
sinh kế bền vững cho người dân vùng tái định cư.
Có thể thấy rằng, cho đến thời điểm hiện tại có rất nhiều các nghiên cứu đi
sâu về hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, người dân vùng tái định cư hoặc tập
trung vào những khó khăn chung của NKT mà ít có ai đi sâu nghiên cứu về
vấn đề sinh kế cho người khuyết tật. Ngay cả sinh viên ngành Công tác xã hội
như tôi cũng chưa có điều kiện được tiếp cận nhiều với các nghiên cứu về sinh
kế của người khuyết tật. Vì vậy, khóa luận tốt nghiệp “Hỗ trợ phát triển sinh
kế cho người khuyết tật tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
thông qua CTXH nhóm” đã cố gắng kế thừa các nghiên cứu đi trước và một phần
nào đó sẽ làm phong phú thêm các nghiên cứu về người khuyết tật nói chung và
hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật nói riêng. Đây cũng sẽ là tài liệu hữa ích
cho các sinh viên khóa sau tiếp tục phát triển nghiên cứu thêm về các đối
tượng yếu thế khác.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài “Hỗ trợ phát triển sinh kế cho người khuyết tật
tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam thông qua CTXH nhóm” là
giúp cho người đọc có cái nhìn thực tế hơn về đời sống, sinh kế và nhu cầu của
người khuyết tật. Kết quả thực hành CTXH với nhóm đối tượng này sẽ làm cơ sở
SVTH: Trần Đại Việt
4
Khóa luận tốt nghiệp
cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức, cơ quan phát triển thiết kế chính
sách và các chương trình, dự án hỗ trợ về sinh kế cho NKT hiệu quả hơn.
4.2. Mục tiêu cụ thể
− Tìm hiểu hoạt động sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế của người
khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu.
− Xác định nguồn lực cộng đồng có thể hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật
− Hỗ trợ phát triển sinh kế cho người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu
thông qua CTXH nhóm.
5. Nội dung, đối tượng và khách thể nghiên cứu
5.1. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng sinh kế của NKT tại xã Quế Phú, huyện Quế Sơn,
tỉnh Quảng Nam, những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và các nhu cầu sinh kế của
NKT. Đồng thời lồng ghép thực hành CTXH với nhóm để tăng cường vai trò của
nhân viên CTXH trong việc hỗ trợ sinh kế cho NKT.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Sinh kế và nhu cầu phát triển sinh kế của người khuyết tật
5.3. Khách thể nghiên cứu
- NKT và gia đình NKT ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
- Cán bộ của Ban thương binh xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
- Hàng xóm của những NKT tại địa phương
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi thời gian: từ ngày 09/06/2014 đến ngày 10/08/2014
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Tôi thu thập các số liệu về người khuyết tập nói chung như số lượng, tuổi
tác, nghề nghiệp, địa bàn cư trú,… thực trạng sinh kế và đời sống của NKT từ
những báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tình hình kinh tế – xã hội của UBND
SVTH: Trần Đại Việt
5
Khóa luận tốt nghiệp
xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời tôi cũng tìm hiểu các
văn bản, nghị định, dự án liên quan đến hỗ trợ sinh kế cho NKT ở địa phương.
Từ đó tôi phân tích các tài liệu này để viết về tình hình chung của người khuyết
tật ở xã Quế Phú và làm cơ sở cho các phương pháp khác.
7.2. Phương pháp quan sát
Trong thời gian tiến hành thực tập tại địa phương tôi đã tiến hành quan sát
đời sống của NKT, thực tế các hoạt động mưu sinh của NKT cũng như hoạt động
sinh kế của người dân tại địa bàn nghiên cứu.
Việc quan sát này có ý nghĩa rất lớn, vừa làm cơ sở thực tiễn cho việc mô
tả thực trạng sinh kế của NKT, vừa giúp tôi đối chiếu, so sánh thông tin từ các
phương pháp khác.
7.3. Phương pháp phỏng vấn
7.3.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi
Tôi sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn với hệ thống các câu hỏi đóng,
câu hỏi mở, câu hỏi hỗn hợp để thăm dò ý kiến của những gia đình có NKT.
Tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi với 50 gia đình có NKT ở 12 thôn
(chiếm khoảng 20% tổng số gia đình có NKT tại địa phương).
Nội dung chính của bảng hỏi tập trung vào:
- Thông tin chung về người khuyết tật
- Các nguồn vốn sinh kế họ có và tiếp cận được
- Khó khăn và nhu cầu của người khuyết tật để phát triển sinh kế.
7.3.2. Phỏng vấn sâu
Tôi tiến hành phỏng vấn sâu với 01 cán bộ Chính sách xã hội của xã, 05
trưởng thôn cũng như 15 gia đình NKT để lấy thông tin chung về các mô hình
sinh kế tại địa phương. Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu sâu hơn về khó khăn và
nhu cầu của NKT về sinh kế.
Nội dung chính của các cuộc phỏng vấn sâu này là:
- Thông tin chung về tình hình sinh kế của người khuyết tật
- Các giải pháp mà địa phương và gia đình đã hỗ trợ cho người khuyết
tật.
SVTH: Trần Đại Việt
6
Khóa luận tốt nghiệp
- Sự quan tâm và mong muốn của người ngoài trong việc hỗ trợ sinh kế
cho người khuyết tật.
7.4. Phương pháp công tác xã hội với nhóm
Công tác xã hội nhóm là quá trình mà nhân viên Công tác xã hội sử dụng tiến
trình sinh hoạt nhóm để giúp đỡ nhóm và từng cá nhân tăng cường khả năng tự giải
quyết vấn đề nhằm thỏa mãn nhu cầu. Hay nói một cách khác: Công tác xã hội
nhóm là phương pháp nhằm giúp tăng cường củng cố xã hội của cá nhân thông qua
những hoạt động nhóm và khả năng ứng phó các vấn đề của cá nhân. Có nghĩa là:
- Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm.
- Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn
đề.
- Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên Công tác xã hội trong kế
hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm
tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua
các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và
thõa mãn nhu cầu [7, tr.1].
Đây là phương pháp quan trọng nhất trong thực hiện đề tài. Trong bài khóa
luận này tôi sử dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm để thực hành với một
nhóm người khuyết tật nhằm hỗ trợ họ phát triển sinh kế để cải thiện thu nhập. Tuy
nhiên do thời gian thực tập hạn chế nên tôi chỉ tập trung và 2 bước đầu tiên của tiến
trình Công tác xã hội nhóm:
Bước 1. Thành lập nhóm
Tôi làm quen và tiếp cận với các gia đình có người khuyết tật trong thôn
Mông Nghệ Đông để trình bày ý tưởng của mình và vận động họ tham gia
nhóm. Tôi chỉ họ rõ họ những lợi ích mà hoạt động nhóm mang lại, nhất là về
sinh kế để họ có thể tự nguyện tham gia. Trước khi lựa chọn thành viên để đi
vận động thì tôi đưa ra một số tiêu chí để chọn lựa nhóm viên cho phù hợp:
- Độ tuổi từ 40 – 60 tuổi
- Còn khả năng lao động
- Có nguyện vọng tham gia nhóm để cải thiện thu nhập
SVTH: Trần Đại Việt
7
Khóa luận tốt nghiệp
Mục đích là lựa chọn nhóm viên phù hợp để có thể cải thiện thu nhập
cho họ thông qua các hỗ trợ sinh kế. Nếu độ tuổi các thành viên chênh lệch quá
lớn thì khó mà làm việc hiểu quả và hiểu nhau, các thành viên còn khả năng
lao động thì mới có thể phát triển sinh kế được và họ phải tự nguyện tham gia,
nếu ép buộc thì nhóm sẽ mau chóng tan rã.
Bước 2. Khảo sát: Khảo sát thái độ, hành vi, vai trò, nhu cầu của các thành
viên trong nhóm để có giải pháp can thiệp phù hợp
Bước 3. Duy trì: Duy trì các hoạt động của nhóm và đi vào nề nếp, phát
huy tối đa vai trò của các thành viên trong nhóm.
Bước 4. Kết thúc: Sau khi các thành viên có thể tự lực được thì nhóm có thể
tan rã hoặc thành lập một nhóm lớn hơn.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục thì
bài báo cáo được chia làm 3 chương chính sau:
Chương 1: Khái quát về địa bàn nghiên cứu và một số khái niệm liên quan
Chương 2: Hoạt động sinh kế của người khuyết tật tại xã Quế Phú, huyện
Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Hỗ trợ phát triển sinh kế cho người khuyết tật tại xã Quế
Phú thông qua CTXH nhóm
SVTH: Trần Đại Việt
8
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ
KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Quế Phú là một xã đồng bằng của huyện Quế Sơn, cách Trung tâm huyện
23 km về phía Tây, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Bắc. Có tuyến đường
Quốc lộ 1A đi qua dài khoản 4,2 km.
- Phía Đông:Giáp xã Hương An
- Phía Tây: Giáp xã Quế Xuân 2
- Phía Nam: Giáp xã Quế Cường
- Phía Bắc: Giáp xã Quế Xuân 1 huyện Quế Sơn và xã Duy Thành huyện
Duy Xuyên
Diện tích tự nhiên: 1.978.37 ha và quy mô dân số toàn xã là: 10.503
người (2012).
1.1.1.2. Địa hình
Xã Quế Phú có địa hình tương đối bằng phẳng, phía Đông chia cắt bởi sông
Ly Ly, có khoảng 17,40% diện tích đồi núi thấp, còn lại là vùng đồng bằng. Địa
hình thấp dần từ Tây Nam sang Đông Bắc.
SVTH: Trần Đại Việt
Bản đồ xã Quế Phú
9
Khóa luận tốt nghiệp
1.1.1.3. Khí hậu
Xã Quế Phú chịu ảnh hưởng chung về khí hậu của khu vực duyên hải miền
trung nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 25
0
C, cao nhất 39
0
C, thấp nhất
11
0
C, biên độ nhiệt ngày và đêm 8 – 9
0
C. Độ ẩm trung bình hàng năm 85%, cao
nhất 99,5%, thấp nhất 70,5%. Lượng mưa bình quân hàng năm 2.600 mm, số
ngày mưa trung bình trong năm là 189 ngày, lượng mưa tập trung 80% vào
mùa mưa lũ. Các tháng mưa lớn trong năm là tháng 10, 11, 12 dương lịch.
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 900 mm, trong các tháng 6, 7, 8
lượng bốc hơi cao nhất có thể lên đên 1100 - 1700 mm.
Gió bão: bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm,
hiện tượng lũ quét thường xuyên xảy ra mỗi khi có đợt mưa lớn kéo dài từ đầu
nguồn đến các mương và ven sông.
1.1.1.4. Thủy văn
Xã có sông Ly Ly chảy qua địa phận thôn Đồng Tràm Tây và thôn Trà Đình
2, suối Bà Dụ chảy từ tuyến kênh chính Phú Ninh đến đập Vũng Dõng thuộc thôn
Phương Nam, sông Mông Nghệ chảy qua thôn Hương Quế Trung, thôn Phú Trung,
thôn Mông Nghệ Đông và qua ranh giới thôn Mông Nghệ Bắc và thôn Trà Đình 2.
Suối Bà Dụ và sông Mông Nghệ cũ mang ý nghĩa thoát nước rất lớn, nhưng
do quá trình xây dựng các công trình làm ảnh hưởng đến dòng chảy, gây ra sự ngập
úng, xói lở một số nơi trong lưu vực vào mùa mưa.
Nguồn nước ngầm có độ sâu dao động bình quân từ 4 – 10 m, chưa được
đánh giá về trữ lượng và chất lượng.
1.1.1.5. Tài nguyên
* Tài nguyên đất:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1. 978,37 ha, trong đó:
- Đất nông nghiệp: 1.519,0934 ha, chiếm 76,76% diện tích tự nhiên. Bao
gồm: đất lúa (567,0815 ha), đất màu (410, 0519 ha), đất lâm nghiệp (345,000 ha).
- Đất phi nông nghiệp: 385,0213 ha, chiếm 19,48% diện tích tự nhiên. Trong
đó: đất ở (97,5776 ha), đất chuyên dùng (16,58 ha), đất nghĩa trang, nghĩa địa 98,02
ha), đất sông suối, mặt nước (70,65 ha).
SVTH: Trần Đại Việt
10
Khóa luận tốt nghiệp
- Đất chưa sử dụng: 73, 87 ha, chiếm 3,73% diện tích tự nhiên.
Đất xây dựng có khả năng đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn xã,
phục vụ cho sản xuất tương đối ổn định.
* Tài nguyên nước:
- Nguồn nước mặt: cung cấp chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt từ kênh chính
Phú Ninh. Ngoài ra còn có đập Bà Nghè thôn Mông Nghệ Bắc, đập Vũng Dõng
thôn Phương Nam, sông Mông Nghệ cũ. Diện tích đất mặt nước 48,35 ha ( bao gồm
sông ngòi, kênh, suối, mương do xã quản lý).
- Nguồn nước ngầm: thay đổi theo điều kiện địa hình, dao động bình quân từ
4 – 10 m. Chất lượng nguồn nước ngầm chưa được kiểm định.
- Nhìn chung các công trình thủy lợi và công trình nước sinh hoạt trên địa
bàn xã về cơ bản đảm bảo phụ vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
* Tài nguyên rừng:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 345 ha, toàn bộ được xem là rừng
sản xuất, tỷ lệ chiếm 17, 44% so với tổng diện tích đất tự nhiên.
Hiện tại công tác giao đất nông nghiệp cho từng hộ gia đình được thực hiện
chặt chẽ. Trong năm 2011 khai thác 23 ha rừng tập trung và 8 ha cây phân tán, giá
trị khai thác rừng đạt 930 triệu đồng.
* Tài nguyên khoáng sản:
Nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã bao gồm 2 điểm khai thác cát
sỏi xây dựng:
- Tại bãi bồi sông Ly Ly thuộc Đồng Tràm Tây, thôn Trà Đình 2, thôn Trà
Đình 1 có diện tích: 10,65 ha.
- Tại gò đồi thấp thôn Phương Nam có diện tích: 16,17 ha.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
- Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 88,21 tỷ đồng. Trong đó:
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp là: 41,02 tỷ đồng, chiếm 46,5% cơ cấu
kinh tế
SVTH: Trần Đại Việt
11
Khóa luận tốt nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là: 6,54 tỷ đồng, chiếm
7,41% cơ cấu kinh tế
- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ là: 21,84 tỷ đồng, chiếm 24,76% cơ
cấu kinh tế
Bình quân lương thực đầu người đạt 544 kg/người/năm
Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 8,53 triệu đồng/người/năm
Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,36%, hộ cận nghèo là 17%.
1.1.2.2. Dân cư và lao động
* Dân cư:
Thành phần dân tộc 100% là người Kinh.
Tổng dân số toàn xã năm 2012 là 10.503 người, tổng số hộ là 2.762 hộ.
Tỉ lệ tăng dân số bình quân từ năm 2006 – 2010 là 0,99%. Nhìn chung dân số
xã Quế Phú tăng đều và ổn định từ năm 2006 – 2010.
* Lao động:
Dân sô trong độ tuổi lao động là 6.129 người, trong đó:
- Lao động nông nghiệp là 4.428 người, chiếm 85% tổng số lao động đang
làm việc.
- Lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 313 người,
chiếm 6% tổng số lao động.
- Lao động thương mại dịch vụ là 469 người, chiếm 9% tổng số lao động.
Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao do việc cơ giới hóa
trong ngành nông nghiệp chưa phát triển. Hơn nữa, các ngành công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn xã còn nhỏ lẻ, giá trị sản xuất hàng
hóa thấp, chưa tổ chức được các khu tập trung có quy mô nên việc chuyển dịch lao
động từ ngành nông nghiệp sang các ngành này là chưa có.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
* Điện:
SVTH: Trần Đại Việt
12
Khóa luận tốt nghiệp
Hiện nay 100% hộ dân trên địa bàn xã đều được sử dụng điện. Các tuyến
đường liên thôn, liên xã cũng đã có điện thắp sáng để thuận lợi cho việc đi lại của
người dân vào buổi tối.
* Đường:
Đường Quốc lộ 1A: Xã Quế Phú có đường Quốc lộ 1A đi qua với chiều dài
khoảng 4,2 km, là trục đường liên kết xã Quế Phú với thị trấn Nam Phước, ngã 3
Hương An và là tuyến đường chính đi trung tâm huyện Quế Sơn. Đi thành phố Tam
Kỳ khoảng 30 km, đi thành phố Đà Nẵng 40 km. Đây là trục đường tạo nên diện
mạo của xã Quế Phú với các cơ quan hành chính và giao thương lớn. Là trục đường
chính của xã Quế Phú.
Đường huyện: xã Quế Phú có 2 trục đường huyện ĐH chạy qua tạo được sự
liên kết giao thông các vùng như sau:
- Trục đường ĐH-2 từ Quốc lộ 1A đoạn 961+500 đi qua các điểm dân cư
thôn Mộc Bài, thôn Trà Đình 1, thôn Trà Đình 2 đi xã Duy Thành huyện Duy
Xuyên, nối liền các thôn Đông Bắc xã Quế Phú với xã Duy Thành.
- Trục đường ĐH-2 từ Quốc lộ 1A đoạn 961+800 qua các điểm dân cư thôn
Phú Trung, thôn Mông Nghệ Đông, thôn Mông Nghệ Nam và thôn Phương Nam đi
xã Quế Xuân 2, huyện Quế Sơn.
Đường xã ĐX: toàn xã có 7 tuyến, tổng chiều dài 6,9 km, đã kiên cố hóa 3,2
km.
Đường thôn, liên thôn, liên xóm: có chiều dài 41,9 km, đã bê tông hóa 22
km.
Đường nội đồng: toàn xã có 16 tuyến với tổng chiều dài 34 km, đã bê tông
hóa 2,5 km.
* Trường:
Hiện tại trên địa bàn xã có đầy đủ trường lớp từ mẫu giáo đến trung học phổ
thông để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh. Trong đó có:
- Trường mẫu giáo: 04 trường
- Trường tiểu học: 04 trường
SVTH: Trần Đại Việt
13
Khóa luận tốt nghiệp
- Trường THCS: 01 trường
- Trường THPT: 01 trường
* Trạm:
Hiện tại trạm y tế của xã gộp chung với bệnh viện Hương An nằm trên địa
bàn xã, đảm bảo phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cũng như điều trị cho người dân
địa phương.
* Chợ:
Xã Quế Phú hiện có chợ Mộc Bài là chợ trung tâm của xã. Được xây dựng
lại từ năm 2010. Đây là công trình quan trọng, là đầu mối phát triển thương mại
dịch vụ tại trung tâm xã với các xã lân cận.
1.1.2.4. Văn hóa, thông tin
Từ năm 2013 thì tại thôn Mộc Bài, ngay Quốc lộ 1A đã có 3 điểm truy cập
internet tốc độ cao, phụ vụ nhu cầu giải trí và thông tin của thanh thiếu niên. Xã
cũng đã có hệ thống truyền thanh và ban văn hóa thông tin xã, đảm bảo truyền tải
thông tin nhanh và chính xác đến người dân.
1.1.3. Đánh giá chung
1.1.3.1. Thuận lợi
Xã có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa thị trấn Nam Phước và ngã 3 Hương
An, có Quốc lộ 1A chạy qua, thuận lợi cho trao đổi, mua bán hàng hóa nông sản.
Điều kiện đất đai đa dạng, nguồn nước dồi dào phù hợp cho hoạt động sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước.
Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động trẻ khá đông đã góp phần
không nhỏ trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của xã.
Cơ sở hạ tầng tương đối đảm bảo, hệ thống giao thông trong xã đã bê tông
hóa phần lớn các tuyến đường, trục đường chính ở giữa đồng ruộng cũng đã bê tông
hóa, tạo thuận lợi trong đi lại, đặc biệt là NKT. Xã cũng có trường mẫu giáo, trường
tiểu học, THCS và THPT. Trường học cũng đã tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật đến
trường học hòa nhập như các trẻ bình thường khác.
SVTH: Trần Đại Việt
14
Khóa luận tốt nghiệp
Xã cũng có hệ thống loa phát thanh ở các thôn, thuận lợi trong việc thông
báo, tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chế độ ưu đã cho
người nghèo, người cao tuổi, người có công cách mạng, NKT,…
1.1.3.2. Khó khăn
Mặc dù địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi trong phát triển kinh tế, tuy
nhiên đồng ruộng ở xã Quế Phú thuộc khu vực phía Đông Quốc lộ 1A ở các thôn
như Đồng Tràm Tây, Trà Đình 1, Trà Đình 2, Mộc Bài thường xuyên bị ngập úng
vào mùa mưa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất nông nghiệp của bà con. Xã
Quế Phú là xã chịu ảnh hưởng nặng thứ 2 sau xã Quế Xuân 1 của huyện Quế Sơn
vào các mùa mưa lũ. Khi có lũ thì người dân phải đi lại bằng thuyền nhỏ, lương
thực phải cất lên cao, gia súc phải di tản lên các thôn cao hơn ở phía Tây Quốc lộ
1A. Học sinh ở các thôn này thường phải nghỉ học khi bị lụt. Ảnh hưởng của thiên
tai ảnh hưởng không nhỏ đến người dân, mà người khuyết tật thường chịu khó khăn
nhiều hơn.
Nguồn lao động khá đông tuy nhiên chủ yếu là lao động lớn tuổi, thế hệ
thanh niên đa số đi làm ăn xa.
Hiện tại các cơ quan, trường học ở xã, nhà văn hóa thôn đều được xây dựng
kiên cố, tuy nhiên lại không có lối đi dành cho NKT, điều này cũng gây khó khăn
cho NKT trong việc tự mình tiếp cận các dịch vụ xã hội.
1.2. Một số khái niệm liên quan
1.2.1. Sinh kế
Theo Từ điển tiếng Việt, sinh kế là việc làm để kiếm ăn, để mưu sinh (Từ
điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1997, tr. 828). Theo cách
hiểu này, ta có thể hình dung khi quan sát các cộng đồng dân cư sinh sống ven sông
sử dụng các ngư cụ như: chài lưới, thuyền và các ngư cụ khác kết hợp với kinh
nghiệm và kỹ năng lao động để đánh bắt thuỷ sản được coi là một ví dụ về sinh kế
của các cộng đồng này.
Theo bài giảng Sinh kế và chiến lược xây dựng sinh kế bền vững của Tiến sĩ
Nguyễn Xuân Hồng thì: Sinh kế được hiểu là tập hợp các nguồn lực mà con người
có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm kiếm sống
cũng như đạt được mục tiêu và ước nguyện của họ.
SVTH: Trần Đại Việt
15
Khóa luận tốt nghiệp
Trong khóa luận này, sinh kế được hiểu là sự vận dụng các nguồn vốn sinh
kế (05 nguồn vốn) để tạo ra thu nhập.
1.2.2. Sinh kế bền vững
Khi nhắc đến sinh kế thì người ta phải nhắc đến sinh kế bền vững. Đã là một
sinh kế thì nó phải bền vững để có để đối mặt với nhưng cú sốc, những rủi ro.
Sinh kế bền vững là một khái niệm xuất hiện từ những năm 90 của thế kỷ
XX. Về nội hàm của khái niệm này có liên quan đến sinh kế và tính bền vững của
cách thức mưu sinh. Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về sinh kế bền
vững:
Theo Sổ tay hướng dẫn Phương pháp tiếp cận Sinh kế bền vững của CHF (là
một tổ chức phi lợi nhuận nhằm mục đích giúp các cộng đồng nông thôn nghèo tại
các nước đang phát triển có được sinh kế bền vững) cho rằng: Một sinh kế là bền
vững khi con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc, đồng
thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở hiện tại lẫn trong tương lai
mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo William Solesbury (2003), sinh kế bền vững là sinh kế có thể đương
đầu và phục hồi từ những cú sốc và khủng hoảng, duy trì và gia tăng các khả năng
và nguồn lực của nó và cung cấp những cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ kế cận;
và là cái đóng góp lợi ích tới kế sinh nhai khác ở cấp độ địa phương và toàn cầu và
trong thời gian ngắn và trong thời gian dài.
Để được xem là sinh kế bền vững thì phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Con người có thể đối phó và khắc phục những áp lực, những cú sốc, những
khủng hoảng, trong đó người ta chú ý đến mặt tinh thần, xã hội.
- Không phụ thuộc quá nhiều vào những trợ giúp bên ngoài hoặc nếu có bản
thân sự trợ giúp đó phải bền vững về mặt thể chế và kinh tế.
- Duy trì khả năng tài sản ở cả hiện tại và tương lai
- Không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên và các sự lựa chọn sinh
kế mở ra cho người khác.
1.2.3. Nguồn vốn sinh kế
SVTH: Trần Đại Việt
16
Khóa luận tốt nghiệp
Khi nhắc đến sinh kế thì người ta thường nhắc đến nguồn vốn sinh kế. Nó
liên quan đến cả chiến lược sinh kế và đầu ra của sinh kế.
Vốn con người: bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân
và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt
được những kết quả sinh kế.
Vốn tự nhiên: đây là thuật ngữ dùng cho cơ sở các nguồn lực tự nhiên mà
con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng, nước và các
nguồn tài nguyên ven biển.
Vốn xã hội: thuật ngữ này đề cập đến những mạng lưới và mối quan hệ xã
hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức mà con người tham gia để từ đó có
được những cơ hội và lợi ích khác nhau.
Vốn tài chính: được dùng để định nghĩa cho các nguồn lực tài chính mà con
người có được nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín
dụng và các luồng thu thập khác nhau như lương hưu, tiền do thân nhân gửi hay
những trợ cấp của nhà nước.
Vốn vật chất: bao gồm các công trình hạ tầng xã hội cơ bản và các tài sản
của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp nước và năng
lượng, nhà ở và các đồ dùng dụng cụ trong gia đình.
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn Phương pháp tiếp cận Sinh kế bền vững của CHF
1.2.4. Người khuyết tật
SVTH: Trần Đại Việt
17
Vốn con người
Vốn tự nhiên
Vốn xã hội
Vốn tài chính
Vốn vật chất
Khóa luận tốt nghiệp
Theo Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh
ban hành (DDA - Disability Discrimination Act), khi xét về mặt thời gian tác động
thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường
không được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm
khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục
hồi hoàn toàn.
Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with
Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể
chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng
trong cuộc sống.
Tổ chức Y tế Thế giới, chia ra 3 cấp độ:
- Khiếm khuyết: chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ
thể liên quan đến tâm lý hoặc sinh lý.
- Khuyết tật: chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự
khiếm khuyết.
- Tàn tật: đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm
khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ
(WHO, 1999).
Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật
trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc
sống giống như thành viên khác (DPI, 1982).
Theo Luật người khuyết tật Việt Nam do Quốc hội ban hành năm 2010 thì:
người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn.
Trong đề tài này tôi hiểu một cách đơn giản người khuyết tật là những người
đã được cấp giấy chứng nhận khuyết tật và được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy
định của Chính phủ.
1.2.5. Các mức độ và dạng tật
Luật Người khuyết tật Việt Nam do Quốc hội ban hành năm 2010 quy định
các mức độ và dạng tật như sau:
SVTH: Trần Đại Việt
18
Khóa luận tốt nghiệp
Người khuyết tật được chia theo 3 mức độ khuyết tật:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự
thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày
- Người khuyết tật nặng: là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày
- Người khuyết tật nhẹ: là người khuyết tật khác
Các dạng tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói;
- Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
- Khuyết tật trí tuệ;
- Khuyết tật khác.
1.2.6. Công tác xã hội
Cho đến nay có rất nhiều cách hiểu, định nghĩa khác nhau về công tác xã hội.
Theo Foundation of Social Word Practice:
CTXH là một môn khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua những
khó khăn của họ và đạt được một vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội. CTXH được
coi như một khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những nghiên
cứu đã được chứng minh. Nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn và
xây dựng những kỹ năng chuyên môn hóa.
Theo liên đoàn chuyên nghiệp xã hội quốc tế - IFSW (đưa ra tại Đại hội
Montreal – tháng 7/2000):
CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề
trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân
nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái dễ chịu. Vận dụng các lý
thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở những điểm
tương tác giữa con người và môi trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là
SVTH: Trần Đại Việt
19
Khóa luận tốt nghiệp
các nguyên tắc cơ bản của nghề (theo định nghĩa này thì CTXH sẽ không được công
nhận tại các nước chưa có nền giáo dục phát triển cao về CTXH).
Theo Nguyễn Thị Oanh (ĐH Mở bán công TPHCM):
CTXH là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo
các nguyên tắc và phương pháp nhất định nhằm hỗ trợ cá nhân và nhóm người trong
việc giải quyết các vấn đề trong đời sống của họ; qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu
vì phúc lợi, hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội. CTXH là hoạt động thực tiễn
bởi họ luôn làm việc trực tiếp với đối tượng, với nhóm người cụ thể và mang tính
tổng hợp cao bởi người làm CTXH phải làm việc với nhiều vấn đề khác nhau như:
tệ nạn xã hội, vấn đề người nghèo, vấn đề gia đình…
Trong đề tài này tôi đề cập đến Công tác xã hội như một hỗ trợ nhằm trợ
giúp người khuyết tật tìm ra các giải pháp, các mô hình sinh kế, các hướng đi phù
hợp trong việc đầu tư phát triển sinh kế để cải thiện thu nhập. Thông qua quá trình
làm việc nhóm, nhân viên Công tác xã hội sẽ sử dụng những kiến thức, kỹ năng của
mình để can thiệp nhằm giúp họ hòa nhập với mọi người hơn nữa cũng như chia sẻ
những kinh nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi để người khuyết tật dần dần tự lực và
tự chủ trong hoạt động sinh kế của mình.
SVTH: Trần Đại Việt
20
Khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
TẠI XÃ QUẾ PHÚ, HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
2.1. Tổng quan về NKT tại xã Quế Phú
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn xã Quế Phú có tổng cộng 266 NKT được
cấp giấy xác nhận khuyết tật và được nhận trợ cấp hàng tháng.
* Chia theo địa bàn sinh sống:
Bảng 2.1. NKT chia theo địa bàn sinh sống
STT Thôn Số nhân khẩu Số NKT
Tỉ lệ NKT/nhân
khẩu (%)
1.
Đồng Tràm Tây 605 15 2,48
2.
Trà Đình 2 869 19 2,19
3.
Trà Đình 1 1.480 43 2,91
4.
Hương Quế Đông 1.101 39 3,54
5.
Hương Quế Trung 870 23 2,64
6.
Hương Quế Tây 758 23 3,03
7.
Mộc Bài 816 16 1,96
8.
Phú Trung 920 22 2,39
9.
Mông Nghệ Đông 645 13 2,02
10. Mông Nghệ Bắc 915 20 2,19
SVTH: Trần Đại Việt
21
Khóa luận tốt nghiệp
11.
Mông Nghệ Nam 623 12 1,89
12.
Phương Nam 889 21 2,36
Tổng cộng 10.503 266 2,53
Nguồn: UBND xã Quế Phú
Số liệu ở bảng 2.1 cho thấy tỉ lệ người khuyết tật ở xã Quế Phú là 2,53%,
thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ người khuyết tật trung bình của cả nước là khoảng 6%
[15, tr.1].
* Chia theo dạng khuyết tật:
Bảng 2.2. Tỉ lệ NKT chia theo các dạng tật
Dạng tật Vận động Nghe, nói Nhìn
Thần kinh,
tâm thần
Trí tuệ Khác
Tỉ lệ (%) 64,7 13,2 10,5 4,5 7,1 0
Nguồn: UBND xã Quế Phú
Nhìn vào bảng tỉ lệ NTK ở xã Quế Phú chia theo các dạng tật thì có thể thấy
đa số NKT bị khuyết tật vận động (bị mất một phần cơ thể như tay, chân hoặc gù
lưng,…) Các dạng khuyết tật còn lại thì có tỉ lệ gần tương đương nhau. Những
người khuyết tật về thần kinh, tâm thần có tỉ lệ thấp nhất. Tuy nhiên hiện nay vẫn
còn tình trạng người khuyết tật này đi lang thang ngoài đường, gia đình ít quản lý
nên cũng gây ra một số phiền toái như ném đá vào học sinh, phá hoa màu, đi lang
thang vào ban đêm dễ gây tai nạn,
* Chia theo mức độ nặng nhẹ:
Bảng 2.3. Tỉ lệ NKT ở xã Quế Phú chia theo mức độ
Mức độ Nhẹ Nặng Đặc biệt nặng
Tỉ lệ (%) 0 57,9 42,1
Nguồn: UBND xã Quế Phú
Từ bảng 2.3 ta có thể thấy tỉ lệ người khuyết tật nặng mặc dù có tỉ lệ cao hơn
so với người khuyết tật đặc biệt nặng nhưng sự chênh lệch này không quá lớn. Việc
SVTH: Trần Đại Việt
22