Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu giải pháp xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh đa nem làng chiều của xã nguyên lý, huyện lý nhân, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

TRẦN THĂNG LONG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ
BÁNH ðA NEM LÀNG CHỀU CỦA XÃ NGUYÊN LÝ,
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
------------------

TRẦN THĂNG LONG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN NHÃN HIỆU TẬP THỂ
BÁNH ðA NEM LÀNG CHỀU CỦA XÃ NGUYÊN LÝ,
HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HÀ NỘI - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tôi là Trần Thăng Long, học viên lớp Kinh tế Nông nghiệp A - K18, là
tác giả của Luận văn Thạc sỹ kinh tế: "Nghiên cứu giải pháp xây dựng và
phát triển nhãn hiệu tập thể bánh ña nem làng Chều của xã Nguyên Lý,
huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam". Tơi xin cam đoan rằng, đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tơi cũng xin cam đoan rằng, các thơng tin trích dẫn trong luận văn
ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Thăng Long

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

i


LỜI CẢM ƠN
ðể hồn thành luận văn này, tơi chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban Giám
hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Viện ðào tạo sau ðại học, Bộ môn Phát triển nơng thơn, cảm ơn các

thày, cơ giáo đã truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu trong suốt q
trình học tập và nghiên cứu.
Nhân dịp này, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Hiền, người ñã dành nhiều thời gian, tạo ñiều kiện thuận lợi, hướng dẫn về
phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Sở Khoa học và Cơng nghệ, lãnh
ñạo UBND huyện Lý Nhân, các cơ quan của tỉnh, UBND xã Ngun Lý đã
tiếp nhận, nhiệt tình giúp ñỡ và cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết phục
vụ cho q trình nghiên cứu và hồn thiện ñề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, học
viên lớp cao học Kinh tế Nơng nghiệp A - K18 đã chia sẻ, động viên, khích lệ
và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng để hồn thành luận văn,
tham khảo nhiều tài liệu, trao ñổi và tiếp thu nhiều ý kiến của thày, cô và bạn
bè. Song do điều kiện, thời gian và trình độ nghiên cứu có hạn nên khó tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý
kiến của các thày, cơ giáo và các bạn để luận văn được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011
Tác giả luận văn

Trần Thăng Long
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan


i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu ñồ

viii

Danh mục sơ ñồ

ix

Danh mục ảnh

x


1. MỞ ðẦU............................................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ñề tài............................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................................. 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 3
1.3 ðối tượng nghiên cứu........................................................................................ 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 4
1.4.1 Về nội dung.................................................................................................... 4
1.4.2 Về không gian ................................................................................................ 4
1.4.3 Về thời gian.................................................................................................... 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI ....................................... 5
2.1 Cơ sở lý luận..................................................................................................... 5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 5
2.1.2 Giá trị của nhãn hiệu ...................................................................................... 8
2.1.3 Sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu ......... 10
2.1.4 Tác dụng của nhãn hiệu ñược bảo hộ............................................................ 10
2.1.5 Các yếu tố cấu thành và yêu cầu chung ñối với nhãn hiệu tập thể................. 13
2.1.6 Quyền ñăng ký, quyền sở hữu và sử dụng nhãn hiệu tập thể......................... 15
2.1.7 ðiều kiện và quy trình đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu tập thể.................. 17
2.1.8 Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tập thể............................... 22
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

iii


2.1.9 Nội dung cơ bản của xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể ..................... 22
2.1.10 Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể
............................................................................................................................. 29
2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 32
2.2.1 Tình hình xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể trên thế giới................... 32

2.2.2 Vấn ñề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể cho nông sản ở Việt Nam.. 35
2.2.3 Bài học kinh nghiệm .................................................................................... 42
2.3 Một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài........................................... 44
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
............................................................................................................................. 47
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu .......................................................................... 47
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên........................................................................................ 47
3.1.2 ðặc ñiểm kinh tế, xã hội............................................................................... 50
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 58
3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm và chọn mẫu nghiên cứu ........................................ 58
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin.................................................................... 59
3.2.3 Phương pháp xử lý thơng tin ........................................................................ 62
3.2.4 Phương pháp phân tích................................................................................. 62
3.3 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu .................................................... 63
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................... 65
4.1 Một số nét khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh đa nem ở Ngun Lý
............................................................................................................................. 65
4.1.1 Tình hình sản xuất........................................................................................ 65
4.1.2 Tình hình tiêu thụ bánh đa nem của xã Nguyên Lý....................................... 69
4.2 Thực trạng xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể "Bánh ña nem làng Chều"
............................................................................................................................. 73
4.2.1 Nhu cầu xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể......................................... 73
4.2.2 Thực trạng xây dựng nhãn hiệu tập thể và tình hình đáp ứng các điều kiện xác
lập quyền ñối với nhãn hiệu tập thể....................................................................... 78
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

iv


4.2.3 Thực trạng phát triển nhãn hiệu tập thể bánh ña nem làng Chều ................... 90

4.3 Những yếu tố ảnh hưởng ñến xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh ña
nem làng Chều ...................................................................................................... 95
4.3.1 Các yếu tố bên trong .................................................................................... 95
4.3.2 Các yếu tố bên ngoài .................................................................................. 101
4.4 Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh
ña nem làng Chều ............................................................................................... 105
4.4.1 Thuận lợi.................................................................................................... 105
4.4.2 Khó khăn.................................................................................................... 107
4.5 Một số giải pháp xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh đa nem làng
Chều ................................................................................................................... 111
4.5.1 Xây dựng mơ hình tổ chức quản lý nhãn hiệu tập thể bánh ña nem làng Chều
........................................................................................................................... 111
4.5.2 Xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp dưới hình thức nhãn hiệu tập thể.......... 114
4.5.3 Xây dựng hệ thống các văn bản phục vụ cho công tác quản lý việc sử dụng
nhãn hiệu tập thể Bánh đa nem làng Chều........................................................... 117
4.5.4 Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất chuẩn............................................... 118
4.5.5 Xây dựng hệ thống phương tiện quảng bá sản phẩm................................... 119
4.5.6 Phát triển thị trường và khai thác thương mại ñối với nhãn hiệu tập thể bánh
ña nem làng Chều ............................................................................................... 121
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 123
5.1 Kết luận ........................................................................................................ 123
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 126
5.2.1 ðối với tỉnh Hà Nam .................................................................................. 126
5.2.2 ðối với xã Nguyên Lý................................................................................ 127
5.2.3 ðối với các hộ sản xuất: ............................................................................. 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 128
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 131
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... 135
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………


v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CDðL
CP

NHTT
UBND

:
:
:
:
:

Chỉ dẫn địa lý
Chính phủ
Nghị ñịnh
Nhãn hiệu tập thể
Ủy ban nhân dân

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

vi


DANH MỤC BẢNG

Số bảng


Tên bảng

Trang

2.1

Giá trị của một số nhãn hiệu nổi tiếng thế giới

9

2.2

Các thước ño kiểm ñịnh sự phát triển của nhãn hiệu

12

2.3

Một số nhãn hiệu tập thể ñã ñược bảo hộ tại Việt Nam

21

3.1

51

3.3

Tình hình ñất ñai của xã Nguyên Lý từ năm 2005 - 2009

Tình hình dân số và lao ñộng của xã Nguyên Lý giai ñoạn 2005
- 2009
Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế của xã trong 5 năm 2005 - 2009

3.4

Số mẫu ñiều tra, phỏng vấn thu thập thơng tin

61

3.5

Số mẫu điều tra, phỏng vấn thu thập thơng tin

61

3.6

Số mẫu điều tra, phỏng vấn thu thập thông tin

62

4.1

Số hộ sản xuất, kinh doanh bánh đa nem từ 2007-2009

67

4.2


68

4.4

Tình hình sản xuất và tiêu thụ bánh đa nem từ 2007-2009
Quy mơ sản xuất bánh ña nem của các hộ từ năm 2007 - 2009
của xã Nguyên Lý
Nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu tập thể của người sản xuất bánh ña nem

75

4.5

Nhu cầu tham gia tổ chức tập thể của người dân

83

4.6

Tình hình quảng bá, giới thiệu sản phẩm

86

4.7

87

4.9

Tình hình hỗ trợ trong phát triển nhãn hiệu tập thể

Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm bánh ña nem làng
Chều ở Hà Nam
Nhận biết của người tiêu dùng về sản phẩm bánh ña nem làng Chều

4.10

ðánh giá của khách hàng về sản phẩm bánh ña nem làng Chều

94

4.11

Tình hình sản xuất và thu nhu nhập của người dân

95

4.12

Tình hình sử dụng máy tráng bánh ña nem ở Nguyên Lý

96

4.13

Nhận biết về sở hữu trí tuệ của người dân

98

4.14


Tình hình tham gia hội chợ của các hộ sản xuất bánh ña nem

100

4.15

Bảng tổng hợp phân tích SWOT

109

3.2

4.3

4.8

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

53
56

70

92
93

vii


DANH MỤC BIỂU ðỒ


Số
biểu ñồ

Tên biểu ñồ

Trang

3.1

Cơ cấu lao ñộng theo ñộ tuổi của xã Nguyên Lý từ 2005 - 2009

55

4.1

Tình hình thị trường tiêu thụ bánh đa nem từ 2007 - 2009

70

4.2

Tỷ lệ sản phẩm bánh ña nem tiêu thụ trong 3 năm 2007 - 2009

72

4.3

Sản lượng bánh ña nem tiêu thụ từ 2007 - 2009


91

4.4

Sản lượng bánh ña nem xuất khẩu từ 2007 - 2009

100

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

viii


DANH MỤC SƠ ðỒ

Số
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Mơ tả tiến trình phát triển của nhãn hiệu tập thể

8

2.2


Quyền sở hữu, quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể

16

4.1

Kênh tiêu thụ sản phẩm bánh ña nem

71

4.2

Tổ chức bộ máy quản lý của Hiệp hội

111

4.3

Quy trình sản xuất bánh đa nem

117

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

ix


DANH MỤC ẢNH

Số ảnh


Tên ảnh

Trang

2.1

Một số nhãn hiệu nổi tiếng

5

2.2

Nhãn hiệu của một số sản phẩm, dịch vụ

13

4.1

Phơi khô sản phẩm

69

4.2

Kiểm tra, đóng gói sản phẩm

83

4.3


Gỡ sản phẩm khỏi phên

96

5.1

Mẫu nhãn hiệu

119

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

x


1. MỞ ðẦU
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ñề tài
Khi nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu tập thể (NHTT) nói riêng được
chủ thể đăng ký xác lập (bảo hộ) quyền sở hữu cơng nghiệp và được cơ quan
có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Cơng nghệ) cấp văn
bằng bảo hộ thì khi đó quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu/NHTT đó
được xác lập và nó trở thành tài sản (được gọi là tài sản trí tuệ) của tổ chức, cá
nhân, doanh nghiệp…[17]. Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt của tài
sản vơ hình, đây là tài sản do con người sáng tạo ra, khơng thể xác định được
bằng các đặc điểm vật chất của chính nó nhưng lại có giá trị vì có khả năng
sinh lợi lớn và thường được pháp luật bảo vệ [13].
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản vơ hình, nhưng giá trị của nó khơng
thua kém các loại tài sản hữu hình có giá trị khác. Ví dụ: giá trị của một số
nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới năm 2009 như nhãn hiệu Coca-cola có giá trị

68,734 tỷ USD, nhãn hiệu IBM là 60,211 tỷ USD, nhãn hiệu Microsoft là
56,647 tỷ USD… [31].
Ở nước ta nói chung và Hà Nam nói riêng, những năm gần đây, các
doanh nghiệp, các địa phương ñã quan tâm hơn ñến việc xây dựng, ñăng ký,
xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm, hàng hố, dịch vụ của
doanh nghiệp, địa phương mình. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam
chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, hàng hoá của nước ta
khơng chỉ được tiêu thụ trong nước mà ñã ñược xuất khẩu ra thị trường thế
giới. ðiển hình là các sản phẩm nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, hồ
tiêu, thuỷ hải sản… Ngồi ra, cịn phải kể ñến các sản phẩm của các làng nghề
truyền thống cũng tham gia thị trường xuất khẩu như hàng thêu ren, gốm sứ,
mây tre đan, hàng thủ cơng mỹ nghệ… Khi tham gia thị trường thế giới, địi
hỏi các sản phẩm này khơng chỉ phải đảm bảo về chất lượng, đảm bảo về vệ
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

1


sinh an tồn thực phẩm mà phải có "thương hiệu", phải được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mới mong có chỗ ñứng trên thị
trường. Tuy nhiên, các ñịa phương có các sản phẩm truyền thống (ñặc sản ñịa
phương) chưa thực sự quan tâm và có nhận thức đúng về vấn đề xây dựng,
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và hầu hết các ñịa phương chưa ñăng ký
bảo hộ cho sản phẩm, hàng hố của các làng nghề ở địa phương mình. Chính
vì vậy, nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, nhưng khó tiêu thụ và phải mang
tên của chủ thể khác. Lý do là người sản xuất ra vẫn mang tính chất hộ cá thể,
tự sản xuất và tự tìm thị trường tiêu thụ mà chưa có sự liên kết trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm, ñặc biệt là chưa thành lập ñược các tổ chức tập thể như
Hợp tác xã, Hiệp hội… ñể quản lý việc sản xuất, giám sát về chất lượng và
ñặc biệt là chưa ñăng ký xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp dưới hình thức

ñăng ký NHTT/chỉ dẫn ñịa lý (CDðL) cho các sản phẩm. ðối với một số
vùng, địa phương có sản phẩm truyền thống (hàng hố nơng sản) đã được bảo
hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc CDðL nhưng
việc quản lý và phát triển nó cịn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề
kiểm sốt chất lượng sản phẩm, quảng bá sản phẩm ñến với người tiêu
dùng…
Bánh ña nem là một sản phẩm truyền thống của xã Nguyên Lý, huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam ñược làm từ gạo do chính người nơng dân ở địa phương
sản xuất ra. Nghề làm bánh đa nem đã có từ lâu đời, sản phẩm khơng chỉ được
tiêu dùng trong nước mà ñã ñược xuất khẩu ra thị trường nước ngồi (chủ yếu
là các nước ðơng Âu), đã góp phần ñáng kể vào giải quyết việc làm tại chỗ và
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nơng dân. Tuy nhiên, vấn ñề xây
dựng mà cụ thể là ñăng ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp dưới hình thức
là nhãn hiệu tập thể và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ chưa được địa
phương quan tâm, chưa có chiến lược đầu tư cho phát triển nhãn hiệu này.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

2


Vấn đề đặt ra và cũng chính là câu hỏi của những người sản xuất bánh ña
nem làng Chều cũng như chính quyền xã Nguyên Lý và huyện Lý Nhân hiện
nay đó là:
- Thực tế sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bánh ña nem làng Chều như thế
nào và nhu cầu xác lập quyền ñối với nhãn hiệu tập thể ra sao?
- Làm thế nào ñể xây dựng, bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp dưới hình
thức là NHTT cho sản phẩm bánh ña nem của ñịa phương?
- Chủ thể nào sẽ giúp chính quyền địa phương xây dựng, quản lý, giám
sát việc sử dụng NHTT "Bánh ña nem làng Chều" cũng như giám sát chất

lượng sản phẩm mang nhãn hiệu này?
- Phải làm gì để duy trì việc quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể đó để
"thương hiệu" bánh ña nem ñược mãi vang xa?
Xuất phát từ thực tế đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
giải pháp xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể bánh ña nem làng Chều
của xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam".
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển NHTT "Bánh đa nem làng
Chều", trên cơ sở đó ñánh giá và ñưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển
NHTT "Bánh ña nem làng Chều" trong những năm tới (từ nay ñến năm
2015).
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quyền sở hữu
công nghiệp, xây dựng và phát triển NHTT "Bánh ña nem làng Chều".
(2) ðánh giá thực trạng xây dựng và phát triển NHTT "Bánh ña nem
làng Chều" của xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
(3) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ñến vấn đề xây dựng và phát triển

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

3


NHTT "Bánh ña nem làng Chều".
(4) ðề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển NHTT "Bánh ña
nem làng Chều" trong những năm tới (từ nay ñến năm 2015).
1.3 ðối tượng nghiên cứu
ðề tài ñi sâu nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập
thể "Bánh đa nem làng Chều" của xã Ngun Lý; Tình hình sản xuất, kinh

doanh sản phẩm bánh đa nem và các tác nhân liên quan ñến sản phẩm bánh ña
nem như hộ sản xuất và kinh doanh bánh ña nem ở xã Nguyên Lý, người tiêu
dùng, chủ buôn, cán bộ quản lý của ñịa phương.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Về nội dung
- Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bánh ña nem tại xã
Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Nghiên cứu tình hình xây dựng và phát triển NHTT "Bánh ña nem làng
Chều" của xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
- Nghiên cứu quy trình đăng ký bảo hộ NHTT.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, những thuận lợi, khó khăn trong
xây dựng và phát triển NHTT "Bánh ña nem làng Chều".
1.4.2 Về không gian
ðề tài tập trung nghiên cứu tại các xóm 1+5, xóm 2 thơn Mão Cầu, xóm
1, xóm 2, xóm 3 thơn Trần Xá - nơi có nhiều hộ sản xuất loại bánh ña nem
truyền thống với chất lượng tốt nhất của xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam.
1.4.3 Về thời gian
Các số liệu nghiên cứu thứ cấp ñược thu thập trong các năm từ 2005 2009. Các số liệu sơ cấp là kết quả ñiều tra, khảo sát các hộ sản xuất, kinh
doanh và các tác nhân liên quan trong năm 2009, 2010.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

4


2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân ñối với tài sản trí tuệ,
bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu
cơng nghiệp và quyền ñối với giống cây trồng [9].
2.1.1.2 Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng
chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu,
tên thương mại, CDðL, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh [9].
2.1.1.3 Nhãn hiệu
Từ xa xưa, nhu cầu khác biệt hố sản phẩm đã hình thành. Khi sản xuất
ra các sản phẩm, người sản xuất luôn muốn khẳng ñịnh với khách hàng về sự
khác biệt riêng có. Có lẽ đây cũng chính là ngun nhân dẫn đến việc hình
thành từ brand (nhãn hiệu) và nó được sử dụng rộng rãi cho ñến ngày nay. [1].
"Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc
tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả
năng phân biệt hàng hoá hoặc
dịch vụ của một doanh nghiệp
với hàng hố hoặc dịch vụ của
các doanh nghiệp khác, đều có
thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu
đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên
riêng, các chữ cái, chữ số, các

Ảnh 2.1: Một số nhãn hiệu nổi tiếng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

5



yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu
hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các
dấu hiệu khơng có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các
thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính
phân biệt đạt được thơng qua việc sử dụng. Các thành viên có thể quy định
rằng điều kiện ñể ñược ñăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy
được" [3].
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 [17] quy ñịnh: "Nhãn hiệu là dấu hiệu
dùng ñể phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau".
2.1.1.4 Nhãn hiệu tập thể
Nhãn hiệu tập thể thường ñược ñịnh nghĩa là các dấu hiệu dùng ñể phân
biệt nguồn gốc ñịa lý, xuất xứ hoặc các đặc tính chung khác của hàng hóa,
dịch vụ của các doanh nghiệp, cá nhân trong cùng một tổ chức, cùng sử dụng
NHTT với các cá nhân, doanh nghiệp không cùng chung một tổ chức. Chủ sở
hữu NHTT có thể là Hội, Hiệp hội, Hợp tác xã, Tổng công ty, Tập đồn... mà
thành viên là các cá nhân, các cơng ty, doanh nghiệp [25].
Ở Việt Nam, khái niệm về NHTT ñược sử dụng trong văn bản quy phạm
pháp luật từ năm 1996 (Nghị định số 63/1996/Nð-CP của Chính phủ, ngày 24
tháng 10 năm 1996). Theo Nghị định 63/CP thì, "nhãn hiệu tập thể là nhãn
hiệu hàng hố được tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác
cùng sử dụng, trong đó mỗi thành viên sử dụng một cách độc lập theo quy chế
do tập thể đó quy ñịnh" [11].
Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ ñược ban hành, khái niệm về nhãn hiệu
tập thể ñã ñược sửa đổi. Theo ðiều 4, Luật Sở hữu trí tuệ thì, "nhãn hiệu tập
thể là nhãn hiệu dùng ñể phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của
tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hố, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân không phải là thành viên của tổ chức đó" [17].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………


6


2.1.1.5 Xây dựng nhãn hiệu tập thể
Từ khái niệm nhãn hiệu và khái niệm nhãn hiệu tập thể, ta có thể hiểu
xây dựng nhãn hiệu tập thể là những việc làm, những hoạt động trong một
khoảng thời gian nào đó nhằm tạo cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của một
tổ chức tập thể nào đó có được một hình ảnh riêng biệt (được thể hiện thơng
qua dấu hiệu, hình ảnh, hình vẽ...) và rõ nét hơn so với sản phẩm, hàng hố,
dịch vụ của các tổ chức khác đồng thời, tiến hành đăng ký xác lập quyền sở
hữu cơng nghiệp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Kết thúc q trình
xây dựng khi nhãn hiệu đó được cấp văn bằng bảo hộ.
Ví dụ: đối với sản phẩm bánh ña nem của xã Nguyên Lý thì việc xây
dựng nhãn hiệu tập thể "Bánh ña nem làng Chều" ñược thể hiện bằng các hoạt
động từ khi có ý tưởng sử dụng tên gọi "Bánh ña nem làng Chều" cho ñến các
hoạt ñộng quảng bá, tham gia triển lãm, hội chợ... nhằm giới thiệu sản phẩm
mang nhãn hiệu hoặc chỉ bằng tên gọi thông thường (trên sản phẩm không
gắn nhãn hiệu) và cuối cùng là thiết lập hồ sơ ñăng ký bảo hộ quyền sở hữu
cơng nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền. Khi ñược cấp giấy chứng nhận
ñăng ký "nhãn hiệu tập thể” quá trình xây dựng kết thúc. Trong q trình này,
việc làm thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp là hoạt động tiên
quyết đến việc xây dựng thành công một nhãn hiệu tập thể.
2.1.1.8 Phát triển là gì?
Phát triển là sự gia tăng cả về lượng và chất của một sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ hay doanh nghiệp nào đó ở thời gian sau so với thời gian trước. Như
vậy, phát triển NHTT là sự gia tăng số lượng sản phẩm gắn nhãn hiệu, thị
phần tiêu thụ sản phẩm, chiều rộng và chiều sâu của thị trường cũng như mức
ñộ nhận biết của khách hàng về nhãn hiệu.
Chiều rộng thị trường: thể hiện số lượng khách hàng mua sản phẩm
mang (gắn) NHTT này.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

7


Chiều sâu thị trường: thể hiện mức ñộ lặp lại mua sản phẩm mang nhãn
hiệu này của khách hàng hay cịn gọi là sự trung thành của khách hàng (tính

Ban ñầu
Nhãn hiệu
mới ñưa ra

thị trường,
khách hàng
chưa biết
ñến

Sự nhận biết
của khách
hàng
Khách hàng
bắt đầu biết
đến nhãn hiệu
và sản phẩm
mang nhãn
hiệu

Xác định
vị trí

Nhãn hiệu trở
nên quen thuộc
ñối với người
tiêu dùng và
bắt ñầu xuất
hiện những
khách hàng
trung thành

Sự nổi tiếng
của NHTT
Nhãn hiệu thật sự
nổi tiếng, làm cho
khách hàng ln
nhớ đến, liên
tưởng đến và
quyết định mua
loại sản phẩm
này mỗi khi có
nhu cầu

Sơ đồ 2.1: Mơ tả tiến trình phát triển của nhãn hiệu/nhãn hiệu tập
thể
quen dùng) ñối với một nhãn hiệu/NHTT.

Sự nhận biết: chính là sự ghi nhớ trong tâm trí khách hàng đối với nhãn
hiệu và việc nhận ra nhãn hiệu ñã từng dùng, quen dùng của một một loại sản
phẩm của khách hàng nhằm phân biệt giữa nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác.
Mức ñộ tăng dần của sự nhận biết nhãn hiệu càng lớn thì có nghĩa là có nhiều
người/khách hàng biết đến một cách chính xác nhãn hiệu đã quen dùng.

2.1.2 Giá trị của nhãn hiệu
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt của tài sản vơ hình, đây là tài
sản do con người sáng tạo ra, nhưng giá trị của nó khơng thua kém các loại tài
sản hữu hình có giá trị khác [13]. Ví dụ năm 2010, nhãn hiệu Coca - Cola có
giá trị là 70,452 tỷ đơ la, nhãn hiệu IBM có giá là 64,727 tỷ ñô la [31].
Hiện nay, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã có thể góp vốn bằng
quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm
quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu cơng nghiệp,
quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định
của pháp luật sở hữu trí tuệ" [12].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………………………………

8



×