Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

phân tích các quy định của pháp luật về hình thức hành nghề luật sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.31 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI TIỂU LUẬN
LUẬT SƯ VÀ NGHỀ LUẬT SƯ
Chuyên đề:
PHÂN TÍCH CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÌNH THỨC
HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Họ và tên: Lê Thị Vân Anh
Sinh ngày: 02/ 06/ 1991
SBD: ĐH15 – 01
LỚP: TP. Đồng Hới- LS khóa XV
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
TP. Đồng Hới, tháng 11 năm 2014
2
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
1. Khái niệm Luật sư và nghề luật sư 5
2. Mục đích nghiên cứu đề tài 5
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu của đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I:
QUY ĐỊNH VỀ CÁC HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 6
1. Khái niệm về nghề luật sư: 6
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư 6
3. Các hình thức hành nghề luật sư 6
4. Các hình thức hành nghề luật sư ở Việt Nam khi có pháp lệnh tổ chức
luật sư 1987 7


5. Các hình thức hành nghề luật sư theo pháp lệnh 2001: 7
6. Các hình thức hành nghề luật sư theo luật luật sư 2006 8
7. Các hình thức hành nghề luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 9
CHƯƠNG 2:
PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
TRONG QUY ĐỊNH HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ 10
1. Phạm vi nghiên cứu hình thức hành nghề luật sư 10
2. Nghiên cứu hoạt động hành nghề luật sư: 10
3. Hoàn thiện và nâng cao năng lực trách nhiệm về luật sư và hành nghề
luật sư 12
4. Những hạn chế của hành nghề luật sư: 13
KẾT LUẬN 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
3
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
CƠ SỞ LÝ LUẬN
* Tính cấp thiết của đề tài.
Xây dựng một nền tư pháp dân chủ XHCN, mang đậm tính nhân dân
với đặc trưng là đề cao các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch là lý tưởng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh khi kiến thiết hệ thống cơ quan tư pháp trong bộ máy chính
quyền nhân dân. Trong thời đại ngày nay khi đời sống xã hội kinh tế ngày
càng phát triển thì các mối quan hệ trong xã hội mỗi ngày một phức tạp. Từ
đó xã hội nảy sinh ra những vấn đề mang tính cấp thiết là bảo vệ quyền và lợi
ích cho người bị xâm hại.Đó là nghề Luật sư. Luật sư và nghề luật sư được
xem là nghề bảo vệ quyền và lợi ích của quyền con người, công dân. Ở Việt
Nam luật sư chiếm một vị thế quan trọng trong xã hội hiện nay khi luật luật
sư 2006 được sửa đổi bổ sung năm 2012. Luật sư và nghề luật sư là vấn đề
trọng tâm cho sự thúc đẩy pháp luật đi lên vào đời sống xã hội. Là xứ mệnh

bảo vệ công lý, công bằng cho xã hội.
Vì vậy nghề luật sư là một loại nghề đặc biệt có tính độc lập có nội
dung và phạm vi pháp luật xác định theo đó người hành nghề luật sư dựa vào
pháp luật để bảo vệ các giá trị liên quan đến con người và nhân phẩm, quyền
và lợi ích hợp pháp góp phần bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ pháp luật.
4
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
MỞ ĐẦU
1. Khái niệm Luật sư và nghề luật sư
Từ những lý luận trên ta có thể hiểu Luật sư và nghề luật sư như sau:
Luật sư là một nghề dựa trên sự am hiểu pháp luật và áp dụng pháp
luật. Nghề luật sư luôn gắn liền với sự hình thành và pháp triển của hệ thống
pháp luật . Có thể nói luật gia đầu tiên xuất hiện trong xã hội chính là nhà lập
pháp, là người định ra các quy phạm pháp luật . Sau đó là sự xuất hiện của
thẩm phán, người có nhiệm vụ bảo đảm các quy phạm pháp luật được tôn
trọng và cũng là người quyết định các hình phạt đối với người vi phạm các
quy phạm pháp luật.
Là một nghề luật có chức danh bổ trợ tư pháp với phương thức hành
nghề tự do tham gia các vụ việc tư vấn pháp luật đại diện khách hàng để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tác, góp phần bảo vệ công lý xã hội
công bằng,dân chủ, văn minh trong nền xã hội thời nay.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích đề tài là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống có
những vấn đề lý luận – thực tiễn về Luật sư và nghề luật sư . với kỹ năng giải
quyết vấn đề trong quá trình hành nghề , mang lại hiệu quả và chất lượng
pháp lý cho khách hàng.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu vấn đề pháp luật về hình thức
hành nghề luật sư , phân tích tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu của đề tài

Trong quá trình nghiên cứu học viên hiểu được tính cấp thiết của đề tài,
vận dụng lý thuyết vào thực tế trong quá trình học.Phát huy vai trò lý thuyết
đã được học vào thực tiễn.
Thúc đẩy chất lượng dịch vụ pháp lý của Luật sư cung cấp cho khách
hàng. Tuân thủ các hiến pháp và pháp luật phát huy đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp, trong đó đổi mới tổ chức và hoạt động luật sư là vấn đề có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an toàn xã hội
quyền và lợi ích của công dân.
5
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
QUY ĐỊNH VỀ CÁC HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
*.Nghề luật sư và các hình thức hành nghề luật sư.
1. Khái niệm về nghề luật sư:
- Nghề luật sư trước hết là một nghề luật. Nói nghề luật sư là một nghề
luật nhằm phân biệt các nghề khác trong xã hội liên quan đến pháp luật như
nghề thẩm phán, nghề công tố, nghề công an…Tuy nhiên nghề luật sư có
những khác biệt với những nghề liên quan đến pháp luật không chỉ ở chức
năng theo sự phân công của xã hội, mà còn ở chổ nó thể hiện qua các phương
thức hành nghề một cách tự do. Nghề luật sư bao hàm ý nghĩa chỉ những
người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép hành nghề luật
sư. Việc xác định đặc đỉểm nghề luật sư trước hết là một nghề luật cho phép
định hướng xây dựng đội ngũ luật sư hoạt động chuyên nghiệp.
Là một nghề cao quý phải có một trình độ chuyên môn sâu kinh
nghiệm hiểu biết về nghề, kỹ năng hành nghề tốt, kiến thức pháp lý rộng đề
phục vụ đối tác khách hàng, Luật sư là loại dịch vụ tư cung cấp dịch vụ pháp
lý cho khách hàng và nhận thù lao từ khách hàng.
2. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư được thành lập để đại diện,

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, giám sát việc tuân theo pháp
luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư và tham gia việc quản lý hành
nghề luật sư theo quy định của pháp lệnh này.
3. Các hình thức hành nghề luật sư
- Pháp lệnh luật sư 2001, điều 32 khoản 2 quy định hai hình thức hành
nghề luật sư, Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật hợp danh. Văn phòng luật
sư bao gồm hai loại.
6
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
+ Văn phòng luật sư cá nhân do một Luật sư đăng ký thành lập tự quản
lý và điều hành và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt
động của văn phòng.
+ Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề luật sư do ít nhất hai luật
sư đăng ký thành lập cùng quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty.
Tổ chức hành nghề luật sư có thể đứng ra thành lập tổ chức hành nghề
cho riêng mình. Do mình tự chịu trách nhiệm hoặc tham gia cùng những luật
sư khác, thành lập tổ chức hành nghề và cùng nhau chịu trách nhiệm.
Một số nước còn quy định hình thức luật sư hành nghề độc lập mà
không cần thành lập tổ chức hành nghề (Mỹ, Anh, Singapore, Canada) hoặc
cho phép hai hay nhiều luật sư biện hộ có chung văn phòng, chia sẻ một số
chi phí văn phòng nhưng không tham gia hợp danh với nhau (Italia, Đài Loan,
Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Nhật).
4. Các hình thức hành nghề luật sư ở Việt Nam khi có pháp lệnh tổ chức
luật sư 1987
Căn cứ vào hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 và căn cứ vào nghị quyết của quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 8 về chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001. Pháp lệnh này quy định về tổ chức
luật sư và nghề luật sư.
Mặc dù nghề luật sư đã tồn tại rất lâu tuy nhiên mãi cho tới năm 1987
mới có một văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên, quy định một số vấn đề về

Luật sư và nghề luật sư. Nhưng trong xã hội để đáp ứng với nhu cầu thực tế
thì các văn bản khác quy định về luật sư ra đời ngày càng được quy định cụ
thể chi tiết hơn về vấn đề có liên quan đến nghề luật sư và luật sư.
5. Các hình thức hành nghề luật sư theo pháp lệnh 2001:
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001.
7
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
Pháp lệnh này quy định về tổ chức Luật sư và hành nghề luật sư. Pháp
lệnh này không cho phép luật sư hành nghề dưới bất kỳ hình thức nào ngoại
trừ tổ chức hành nghề luật sư. Điều 17 pháp lệnh luật sư quy định hình thức tổ
chức hành nghề luật sư.
• Văn phòng luật sư
• Công ty luật hợp danh
Trong hai hình thức này luật sư có thể lựa chọn một trong hai để hành
nghề luật sư.
6. Các hình thức hành nghề luật sư theo luật luật sư 2006
Điều 23. Hình thức hành nghề luật sư
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức nghề sau đây:
* Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện bằng
việc thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; Làm
việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư.
* Hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định tại:
Điều 49 của Luật này” Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo
hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành
nghề luật sư.
+ Trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận thì luật sư hành
nghề với tư cách cá nhân phải mua bảo hiểm trách nhiệm cho hoạt động

hành nghề của mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo
hiểm.
+ Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp
dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ
chức mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà
nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của
8
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân
công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.”
Với quy định trên luật sư có thể hoạt động với bất kỳ một tổ chức
nào mà không bị ràng buộc ngoại trừ đoàn luật sư .
7. Các hình thức hành nghề luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012
Luật luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội sửa
đổi, bổ sung một số điều luật của luật luật sư.
Dự thảo sửa đổi luật bổ sung một số điều của luật luật sư lần thứ 7,
được lấy từ tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội, trình Quốc hội xem xét
cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII.
Luật sửa đổi bổ sung Luật luật sư nhưng vẫn giữ nguyên những
nội dung cơ bản khi quy định về hình thức hành nghề luật sư, luật sư có
thể hành nghề trong các tổ chức hành nghề luật sư bằng việc thành lập
tham gia các tổ chức hành nghề thông qua các hợp đồng. Mỗi hình thức
đều có một sự thay đổi, luật sư muốn thành lập hoặc tham gia thành lập
tổ chức hành nghề thì phải có tối thiểu hai năm hành nghề liên tục.Tuân
thủ triệt để các quyền và nghĩa vụ,nội dung và trách nhiệm đã cam kết
với khách hàng, không cung cấp dịch vụ pháp lý,thực hiện các hoạt động
nghề nghiệp trái pháp luật, không thực hiện và quản lý dịch vụ pháp lý
cho khách hàng có quyền lợi đối lập.
9
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh

CHƯƠNG 2:
PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
TRONG QUY ĐỊNH HÌNH THỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
1. Phạm vi nghiên cứu hình thức hành nghề luật sư
- Căn cứ luật luật sư số 65 /2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006,
được sửa đổi, bổ sung bởi luật sữa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư
số 20/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
- Căn cứ nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của
Chính phủ quy định chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
bộ tư pháp;
- Căn cứ nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2013 của
Chính phủ quyết định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.
- Luật sư Việt Nam có quyền lựa chọn giữa hành nghề trong tổ chức hành
nghề luật sư (bao gồm tổ chức hành nghề luật sư trong nước hoặc tổ chức hành
nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam) và hành nghề với tư cách cá nhân.
Trường hợp luật sư Việt Nam hành nghề với tư cách cá nhân hoặc hành nghề
trong tổ chức hành nghề trong nước như văn phòng luật sư hay công ty luật
trong nước thì luật sư Việt Nam được phép thực hiện mọi công việc trong phạm
vi hành nghề được phép bao gồm cả tham gia tố tụng tại Tòa án Việt Nam.
2. Nghiên cứu hoạt động hành nghề luật sư:
. + Hoạt động của hành nghề luật sư
Tính đến hết năm 2013, Sở Tư pháp đang quản lý 855 tổ chức hành
nghề luật sư (trong đó có 440 Văn phòng luật sư, 276 Công ty Luật trách
nhiệm hữu hạn một thành viên, 83 Công ty luật trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên trở lên, 32 Công ty luật hợp danh và 24 tổ chức hành nghề luật sư nước
ngoài). Ngoài ra có 34 Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư trong nước, 14
Chi nhánh cua Công ty luật nước ngoài và 15 luật sư hành nghề với tư cách cá
10
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh

nhân. Tổng số Luật sư khoảng 2.200, tổng số người tập sự hành nghề luật sư
khoảng 1.800.
Qua những con số nói trên so với những năm trước số lượng hành nghề
luật sư tăng đáng kể, có được sự phát triển như vậy nhờ pháp luật tạo điều
kiện cho luật sư có cơ hội phát triển tải năng của nghề luật.
+Theo quy định Luật luật sư thì một luật sư chỉ được thành lập Văn
phòng luật sư , thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật tại địa phương
nơi có đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.Trong trường hợp luật sư ở
các đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một Công ty luật có thể
lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có đoàn luật sư
mà một trong các luật sư đó là thành viên.
+ Trong hoạt động hành nghề luật sư, đây là một nghề tự do bởi người
hành nghề luật sư cũng như các tổ chức hành nghề luật sư không phải các tổ
chức nhà nước . không phải là cán bộ công chức nhà nước.Người và tổ chức
hành nghề luật sư hoạt động trong các chuyên môn và với một loại hình đặc
biệt dịch vụ pháp lý.Là nghề có chức năng xã hội bảo vệ pháp lý phát triển
kinh tế và xây dựng xã hội công bằng dân chủ ăn minh.
+Ở Việt Nam nghề luật sư có từ thời pháp thuộc trước những năm 1930
các luật sư người pháp chiếm độc quyền hành nghề bào chữa.Pháp lệnh luật
sư năm 2001 và luật sư năm 2006 được ban hành với các quy định đầy đủ về
hành nghề luật sư .
+Văn phòng luật bao gồm khoảng từ 10 đến 200 luật sư. Luật sư hành
nghề với danh nghĩa cá nhân 70%. Luật luật sư 2006 có lẽ là phù hợp hơn với
xu thế hiện nay của nghề luật sư, cũng như thúc đẩy sự phát triển của nghề
luật sư.Hơn nữa để tham gia Đoàn luật sư cần phải đáp ứng một số điều kiện
nhất định.
Tìm hiểu tại: />cong-tac-nam-2013-ve-hoat-dong-luat-su/
11
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
3. Hoàn thiện và nâng cao năng lực trách nhiệm về luật sư và hành nghề

luật sư
a. Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn :
+ Luật luật sư 2006
+ Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của luật sư
+ Nghị định 28/2007/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật luật sư.
+ Nghị định 05/2012/NĐ- CP sửa đổi Nghị định về trợ giúp pháp lý,
luật sư, tư vấn pháp luật.
+ Nghị định 131/2008/NĐ- CP hướng dẫn thi hành luật Luật sư về tổ
chức xã hội nghề nghiệp của luật sư.
+ Nghị định 123/2013/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều và biện
pháp thi hành Luật luật sư
+ Thông tư 17/2001/TT-BTP hướng dẫn quy định của luật sư về tổ
chức xã hội và nghề nghiệp của luật sư.
+ Quyết định 356b/2002/QĐ - BTP về quy tắc mẫu về đạo đức về luật sư
+ Nghị định 77/2008/NĐ - CP về việc tư vấn pháp luật
+ Nghị định 60/2009/NĐ - CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp
+ Nghị định 110/2013/NĐ- Cp quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực bổ trợ tư pháp
+ Quyết định 1072/QĐ- TTg năm 2011 phê duyệt chiến lược phát triển
nghề luật sư đến năm 2020
+ Quyết định 123/QĐ- TTg năm 2010 phê duyệt đề án “ Phát triển đội
ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020”
b. Trách nhiệm của luật sư và hành nghề luật sư:
Các thành viên tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm liên đới
bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ tổ chức hành nghề luật sư.
Khoản 5 và 6 điều 40 luật luật sư quy định một trong những nghĩa vụ của tổ
chức hành nghề luật sư là phải bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ
12
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh

chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật dịch vụ
pháp lý, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác phải mua bảo hiểm trách
nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật.
Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho
khách hàng tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức
chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và
lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Luật sư có nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ uy tín, danh dự giữa các giới luật
sư với nhau giữ gìn đoàn kết nội bộ góp phần xây dựng đội ngũ luật sư trong
sạch vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy tôn trọng của xã hội.
4. Những hạn chế của hành nghề luật sư:
Một số hạn chế đối với hành nghề luật sư, trước hết phải nói đến
nguyên tắc bất khả kiêm nhiệm. Theo nguyên tắc này Điều 13 của Luật luật
sư tất cả cán bộ hiện đang làm việc trong cơ quan nhà nước không được hành
nghề luật sư.
Luật sư chỉ được hành nghề tại một văn phòng luật sư chứ không được
phép làm việc cho hai hay nhiều văn phòng luật sư.
Trong trường hợp luật sư được bầu là thành viên của ủy ban thường vụ
hội đồng nhân dân đại biểu các cấp, thì luật sư đó không được hành nghề luật
sư trong nhiệm kỳ của mình.
Ở nước ta số lượng luật sư còn hạn chế tính trên quy mô dân số và nhu
cầu xã hội, nhìn nhận vào thực tế nhiều luật sư không sống được chính nghề
luật sư, nhiều văn phòng luật sư còn ít khách hàng. Do đó việc công tác đào
tạo luật sư phải được quan tâm nhiều hơn và cần có những đổi mới để nâng
cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư Việt Nam.
13
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
KẾT LUẬN
Tổ chức pháp luật về luật sư là nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng
hoạt động của luật sư và tổ chức luật sư ở Việt Nam hiện nay và nhu cầu tất

yếu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Luật sư và hành nghề
luật sư là việc giúp đỡ về mặt pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho
công dân và tổ chức. Luật sư là một nghề cao quý với những mục đích và
phẩm chất cao đẹp có trình độ và năng lực văn hóa và đạo đức,là một nghề tự
do cung cấp các dịch vụ pháp lý góp phần duy trì và bảo vệ pháp luật. Tuyên
truyền pháp luật hướng cho mọi người thực hiện các hành vi ứng xử trên cơ
sở các quy định pháp luật. Người hành nghề luật sư đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, có năng lực độc lập giải quyết các tình huống
trong hoạt động nghề nghiệp.
Bên cạnh những điểm tích cực đó còn có những mặt hạn chế đối với
Luật sư và hành nghề luật sư. Do đó, các nhà làm luật cần có những điều
chỉnh cho phù hợp về việc hành nghề luật sư. Góp phần không nhỏ cho đội
ngũ luật sư nâng cao trình độ chất lượng của luật sư.
14
Luật sư và nghề luật sư – Học viên: Lê Thị Vân Anh
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài giảng Luật sư và hành nghề luật sư.
2. Đỗ Hoàng Yến và Nguyễn Văn Bốn, “Luật sư và pháp luật về luật sư
Việt Nam”, Đặc san tuyên truyền pháp luật số 4.
3. Th.S Nguyễn Hữu Ước và TS. Nguyễn Văn Điệp, Tập bài giảng
Luật sư và nghề luật sư-Học viện Tư Pháp.
4. Website />tac-nam-2013-ve- hoat-dong-luat-su/ .
15

×