HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ
KHOA CƠ BẢN
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NCKH
Tên đề tài:
THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN
KHOA ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG HỌC VIỆN
ÂM NHẠC HUẾ SAU KHI RA TRƯỜNG.
Sinh viên thực hiện: Đinh Học Hải Nam
Lớp ĐH3 – CN: Đàn Bầu
Huế, ngày 10 tháng 11 năm 2014
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Tình hình nghiên cứu 1
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
1.5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
1.6 Phạm vi nghiên cứu 2
1.7 Giả thuyết khoa học 2
1.8 Phương pháp nghiên cứu 3
1.9 Đóng góp của công trình 3
CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG 4
2.1 Vài nét về Khoa Âm nhạc Truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế 4
2.2 Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa Âm nhạc Truyền thống sau khi ra trường 5
2.3 Nguyên nhân gây ra sự khó khăn về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường 9
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, KẾT LUẬN 13
3.1 Biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường 13
3.2 Kết luận 14
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sinh viên ra trường hiện nay không có việc làm đang là vấn đề đáng
báo động trong xã hội hiện nay. Câu hỏi đặt ra ở đây là nguyên nhân của tình
hình thất nghiệp của sinh viên hiện nay là do đâu? Hậu quả để lại là vấn đề
gì? Vấn đề đó gây thiệt hại gì cho nền kinh tế nước nhà? Và chúng ta phải
làm gì để khắc phục tình trạng trên? Vấn đề này được nhìn từ nhiều góc độ
khác nhau và mỗi người mỗi quan điểm khác nhau. Tuy nhiên giải pháp nhằm
đặt ra gấp để giải quyết vấn đề lao động trong xã hội cũng như đảm bảo công
ăn việc làm cho hàng nghìn sinh viên mỗi năm ra trường. Vấn đề này cần sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, và nó không nằm ngoài sự quan tâm của
em. Là một sinh viên năm 3 Khoa Âm nhạc Truyền thống Học viện Âm nhạc
Huế, em cảm thấy sự cấp thiết của vấn đề việc làm sau khi ra trường vì vậy
em chọn đề tài “ Vấn đề việc làm sau khi ra trường của sinh viên Khoa Âm
nhạc Truyền thống” để nghiên cứu.
1.2 Tình hình nghiên cứu
Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường luôn là vấn đề thu hút
sự chú ý của các nhà làm công tác giáo dục nói chung, các nhà quản lý giáo
dục nói riêng và tất cả sinh viên các trường đại học.
Làm cái gì? Làm ở đâu? Luôn là câu hỏi thường trực của các phần
đông các sinh viên sau khi ra trường và cũng là nỗi ám ảnh, lo lắng của không
ít sinh viên hiện đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Thời gian qua có nhiều
bài báo, nhiều đề tài, nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này, tuy nhiên
chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu cụ thể vấn đề việc làm sau khi ra trường
của sinh viên nghành Âm nhạc nói chung và đặc biệt là sinh viên nghành Âm
nhạc Truyền thống Học viện Âm nhạc Huế nói riêng.
1
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc làm sau khi ra trường của sinh
viên Khoa Âm nhạc Truyền thống.
- Phân tích những tác động ảnh hưởng đến việc tìm kiếm việc làm.
- Đưa ra những đánh giá và đề xuất ý kiến.
- Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện vấn đề việc làm sau
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Có cái nhìn tổng thể chính xác hơn về tình trạng việc làm của sinh
viên Khoa Âm nhạc Truyền thống sau khi ra trường.
- Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng việc làm của sinh viên sau khi
ra trường( những khó khăn, bất cập…) từ đó giúp cho sinh viên hiểu và định
hướng chuẩn bị nghề sau này.
- Giúp cho xã hội, nhà trường biết rõ thực trạng việc làm của sinh viên
khoa nói riêng và sinh viên nhà trường nói chung. Đề xuất các biện pháp để
sinh viên nói riêng và nhà trường, xã hội nói chung có một cái nhìn khách
quan cụ thể của vấn đề việc làm.
1.5 Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Khách thể nghiên cứu: Trường Học viện Âm nhạc Huế, Khoa Âm
nhạc Truyền thống.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa Âm
nhạc Truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế sau khi ra trường.
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên đã tốt nghiệp ra trường các khóa trước.
1.6 Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình thực trạng việc làm của sinh viên đã tốt
nghiệp các khóa trước của Khoa Âm nhạc Truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế.
1.7 Giả thuyết khoa học.
Nếu vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường được làm rõ thì sẽ
giúp rất nhiều sinh viên có được định hướng tốt, rèn luyện tốt chuyên môn, tư
cách đạo đức. Bên cạnh đó còn giúp cho nhà trường, xã hội có cách nhìn nhận
2
lại vấn đề nằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên co đủ tài đủ đức, để sau
khi ra trường có một công việc đúng chuyên ngành và nhu cầu của xã hội.
1.8 Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, tổng hợp,
phân loại tài liệu… nêu tổng quan vấn đề lý luận của đề tài nghiên cứu.
Sau đó sử dụng phương pháp lập câu hỏi điều tra, điền giả nhằm khảo
sát, đáng giá thực trạng thất nghiệp của sinh viên Khoa Âm Nhạc Truyền
Thống – Học viện Âm Nhạc Huế ra trường hiện nay.
1.9 Đóng góp của công trình.
Đề tài Ngiên Cứu Khoa Học “ Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa
Âm nhạc Truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế sau khi ra trường” có những
đóng góp sau:
* Giúp cho sinh viên các khóa còn lại của Khoa Âm nhạc Truyền thống
nhận thức rõ ngành học, ổn định tâm lý, định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
* Giúp xã hội nhìn nhận rõ hoàn cảnh việc làm sau khi ra trường của
sinh viên khoa Âm nhạc Truyền thống nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Từ đó có những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
3
CHƯƠNG 2: PHẦN NỘI DUNG
2.1 Vài nét về Khoa Âm nhạc Truyền thống – Học viện Âm nhạc Huế.
Khoa Âm Nhạc Truyền Thống thuộc Học Viện Âm Nhạc Huế được
thành lập từ những ngày đầu tiên của trường từ năm 1962 với tên trường là
Trường Quốc gia Âm nhạc kịch nghệ Huế, đến năm 1986 sáp nhập với trường
Cao đẳng Mỹ thuật Huế, năm 1994 đổi tên là Trường Đại học Nghệ thuật Huế
trực thuộc Đại học Huế thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tháng 11 năm 2007,
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Học Viện Âm Nhạc Huế
trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Khoa Âm nhạc Truyền thống chuyên đào tạo những nghệ sỹ biểu diễn,
những giáo viên tương lai các chuyên ngành âm nhạc truyền thống như: Đàn
Tranh, đàn Bầu, đàn Nhị, đàn Nguyệt, đàn Tỳ bà, đàn Tam Thập lục, Sáo trúc,
năm nay Ban Chủ nhiệm khoa có bổ sung thêm hai chuyên ngành mới cho các
sinh viên học chuyên ngành hai là đàn T’rưng, và bộ môn gõ truyền thống.
Qua phỏng vấn Th.S Phan Thị Thu Hồng – Phụ trách Khoa, hiện nay
có 16 giảng viên bao gồm quản lý và giảng dạy, với số sinh viên khoa ước
tính là 70 sinh viên. Học vị các giảng viên khoa thống kê như sau: Học vị tiến
sỹ chưa có(0%), thạc sĩ 5 người( 31,25%), cao học 8 người( 50,0%), cử nhân
3 người( 18,75%).
Được trình bày trên biểu đồ như sau:
4
2.2 Thực trạng việc làm của sinh viên Khoa Âm nhạc Truyền thống sau
khi ra trường.
Kết quả khảo sát thực tế một số sinh viên Khoa Âm nhạc Truyền thống
sau tốt nghiệp. Số người được khảo sát: 32 người.
• 53,1% đang có việc làm (17 người).
• 46,9% chưa có việc làm ( 15 người).
Trong số người có việc làm có:
• Có 58,8% ( 10 người) làm đúng chuyên ngành.
• Có 41,2% ( 7 người) làm trái chuyên ngành.
• Có 76,5% ( 13 người) vừa làm vừa học cao học.
• Có 23,5% ( 4 người) không tiếp tục học cao học.
Trong số những người chưa có việc làm có:
• Có 26,7% ( 4 người) tiếp tục học cao học.
• Có 73,3% ( 11 người) không tiếp tục học cao học.
Khảo sát bằng phương thức lập câu hỏi: gồm 6 câu.
+ Đối với câu hỏi: Sau khi ra trường anh ( chị) có nhận được sự giúp
đỡ giới thiệu việc làm không?
Kết quả trên cho thấy: phần lớn các sinh viên khi ra trường phải dựa
vào năng lực bản thân dể tìm kiếm việc làm, phải tự thân vận động (42,1%),
5
qua sự giúp đỡ của bạn bè (31,6%), điều này nói lên mối quan hệ tốt với bạn
bè và có nhiều bạn bè cũng giúp rất nhiều cho việc tìm kiếm việc làm của bản
thân, còn về sự giúp đỡ của gia đình khá thấp cũng vì đa phần sinh viên điều
xuất thân từ gia đình nông thôn, đời sống còn nhiều khó khăn.
+ Tiếp theo với câu hỏi: Sau khi ra trường Anh, (Chị) có tìm ngay được
việc làm hay mất một thời gian?
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng: Đa số sinh viên ra trường điều không
kiếm được việc làm mà vẫn đang tìm kiếm việc phù hợp với ngành học. Do
đó sinh viên phải làm nhiều công việc tạm thơi (42,2%) chiếm tỉ lệ cao. Số
sinh viên còn lại phải mất một thời gian chờ đời việc làm từ 1 đến 3 tháng
( 46,8%) chiếm tỉ lệ cao. Có rất ít sinh viên ra trường tìm ngay cho mình một
công việc đúng chuyên môn ngành nghề (11,2%).
6
+ Với câu hỏi: Anh (Chị) có đánh giá gì về công việc hiện tại của
mình? Anh (Chị) có ý định gắn bó lâu dài với công việc đó hay không?
Qua số liệu điều tra trên cho thấy, đa số sinh viên hài lòng với công
việc tạm thời ( mặc dù đó là công việc trái nghề) chiếm tỷ lệ cao (52.6%) và
có ý định gắn bó với công việc hiện tại (bởi những công việc đó có mức
lương cao, không tốn nhiều thời gian tìm việc và công việc đó phù hợp với
khả năng, sở thích của họ). Với trình độ Đại học một số sinh viên không hài
lòng với công việc hiện tại (21.1%) vì mức lương không tương xứng, công
việc không phù hợp với chuyên môn. Số còn lại (26.3%) cảm thấy bình
thường.
+ Với câu hỏi: Sau khi ra trường, với những kiến thức đã học Anh
(Chị) có vận dụng được vào công việc?
7
Theo biểu đồ trên ta thấy: Hiện tại đối với những sinh viên ra trường
làm việc đúng chuyên ngành, vận dụng đúng chuyên môn, kiến thức đã học
vào công việc chiếm tỷ lệ thấp: 10.5%. Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên ra trường
làm việc không đúng chuyên môn, vận dụng kiến thức đã học chiếm tới
47.4%, tỉ lệ này tương đối cao so với tỉ lệ những sinh viên ra trường làm đúng
chuyên môn, vận dụng được kiến thức đã học. Số còn lại cảm thấy bình
thường chiếm 42.1%.
+ Theo điều tra, phỏng vấn, mức lương hiện tại của 17 sinh viên đã ra
trường được thống kê như sau.
Qua bảng trên cho ta thấy mức lương ảnh hưởng đến tâm lý tìm việc
của sinh viên. Với trình độ đại học của mình làm cho sinh viên có xu hướng
chọn ngành có mức lương cao phù hợp với khả năng và trình độ. Mà ngành
Âm nhạc có mức lương đối với sinh viên ra trường không cao, chỉ dưới 1.5
triệu chiếm 15.8%, lại chưa được vào biên chế. Chính vì thế, phần lớn họ làm
trái nghề với hy vọng mức lương cao: 1.5 đến 2.5 triệu chiếm 52.6% đáp ứng
nhu cầu bản thân.
8
Có ý kiến cho rằng: “Phần đông sinh viên ra trường làm trái ngành
nghề” . Anh (Chị ) có ý kiến gì?
Qua khảo sát trên cho thấy, phần đông sinh viên đồng ý với nhận định
trên. Điều này cho thấy, thực trạng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề
đang là vấn đề bức xúc và cần được sự quan tâm, giải quyết từ phía khoa, nhà
trường, xã hội và chính bản thân mỗi sinh viên.
* Nhận xét
Qua khảo sát thực tế, cho thấy phần lớn sinh viên ra trường khó tìm
kiếm được việc làm ngay, hầu hết tìm được việc làm nhưng trái ngành nghề
đào tạo, lương tương đối thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt chung,
đặc biệt đối với những người làm việc ở thành phố. Sinh viên ra trường chủ
yếu phải tự tìm việc làm, sự giúp đỡ từ phía nhà trường còn hạn chế. Những
kiến thức được học chưa được ứng dụng nhiều vào công việc nhưng nó là nền
tảng cho sinh viên thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn.
Từ việc phân tích những thực trạng trên cho chúng ta thấy nhiều
nguyên nhân gây khó khăn cho sinh viên khi tìm kiếm việc làm, đặc biệt là
việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
2.3 Nguyên nhân gây ra sự khó khăn về vấn đề việc làm của sinh viên sau
khi ra trường.
9
Đất nước ta đang phát triển theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
do đó khoa học kĩ thuật đang được đầu tư phát triển mạnh đặc biệt là các ngành
công nghiệp nặng… trong khi đó để làm được thì phải cần đến đội ngũ tri thức,
chủ yếu là những tri thức đang được đào tạo trong môi trường đại học. Hiện tại
thì sinh viên ra trường đa phần làm trái ngành nghề không chỉ riêng gì sinh
viên Khoa Âm nhạc Truyền thống mà sinh viên trường Học viện Âm Nhạc
Huế nói chung. Chính vấn đề này đã đặt ra hàng loạt các câu hỏi cần được sự
giải đáp. Cần phải tìm ra nguyên nhân để thấy rõ hơn thực trạng sinh viên ra
trường không có việc làm ổn định hoặc trái ngành nghề chuyên môn.
* Nguyên nhân từ phía bản thân
Sinh viên bị động khi tìm việc. Đây là một trong những lỗi thường mắc
phải của sinh viên mới ra trường. Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại bố mẹ,
tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, hay cơ quan
nào đó tìm đến mình.
Bên cạnh đó cũng có nhiều sinh viên thực sự không có khả năng. Nhiều
sinh viên thi vào trường Đại học hay cao đẳng nào đó không phải vì ham mê,
hay yêu thích hay có năng khiếu mà chỉ vì thi đại lấy một trường để đi học.
Cũng có nhiều sinh viên có năng khiếu về chuyên ngành mình theo học nhưng
trong suốt mấy năm đại học đã không chịu khó học hành, rèn luyện kỹ năng,
học hỏi kinh nghiệm nên khi ra trường không tránh khỏi việc lúng túng khi
tiếp cận công việc. Trong khi xã hội ngày càng đòi hỏi người thực sự có khả
năng làm việc hiệu quả, có chất lượng thì tất yếu những người không có khả
năng sẽ bị xã hội đào thải.
Sinh viên định hướng không rõ ràng. Trong môi trường làm việc mà xu
thế cạnh tranh đang ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề
nghiệp rõ ràng, làm sao có thể đảm bảo yếu tố gắn bó ở người lao động. Các
doanh nghiệp sẽ không tuyển dụng bạn nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say
mê và tâm huyết nghề nghiệp.
10
Sinh viên thiếu kỹ năng khi di xin việc làm. Ngoài vấn đề bằng cấp và
trình độ thì mọt trong những nguyên nhân của sinh viên không xin được việc
làm do do sinh viên thiếu kỹ năng, thiếu tự tin và ứng xử vụng về điều dễ làm
bạn trẻ mất điểm trước nhà tuyển dụng. Không tự lượng sức mình, tham vọng
quá cao cũng là những sai lầm mà ứng viên trẻ thường mắc phải.
Nguyên nhân cuối cùng là sinh viên không biết cách nói về mình. Một
lợi thế của sinh viên là họ ham học hỏi, có tinh thần cầu tiến và lĩnh hội nhanh
được công việc được giao. Sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm cũng là
những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất cần trong quá trình cạnh
tranh và hội nhập. Ngoài ra, yếu tố sức khỏe, chấp nhận đi xa, cũng như dễ
hòa nhập đã trở thành điểm mạnh nổi trội ở những người trẻ tuổi. Vì vậy, sinh
viên nên tận dụng và phát huy tối đa những thế mạnh của mình đẻ nâng cao vị
thế cạnh tranh trong tìm việc.
* Nguyên nhân từ phía nhà trường
Môi trường học đại học luôn tạo cho người học tính chủ động, sáng tạo,
luôn tìm tòi phát hiện cái mới, tạo ra công trình cho xã hội. Chất lượng giáo
dục đào tạo của nhà trường chưa thích ứng nhu cầu học tập của sinh viên,
giáo trình giảng dạy chưa được dồng bộ hóa. Có rất nhiều câu hỏi luôn được
đặt ra mà trả lời thì quá mơ hồ. Bên cạnh đó nội dung học chưa đi sâu vào
thực tế, việc phân bố thời gian học, tiết học chưa khoa học, tình trạng nhồi
nhét kiến thức nhiều dẫn đến sự tiếp thu của sinh viên bị hạn chế. Một nguyên
nhân khác là trong quá trình học nhiều giáo viên còn nặng tính lý thuyết yếu
về thực hành, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đầy đủ. Việc quan tâm đến số
lượng hơn chất lượng, không quan tâm đến việc tiếp thu của sinh viên. Sự liên
kết của nhà trường, khoa với các tổ chức xã hội, các nhà tuyển dụng còn hạn
chế. Phải chăng đó là những bức xúc cần được quan tâm, giải quyết.
* Nguyên nhân từ phía nhà tuyển dụng
11
Đòi hỏi bằng cấp, đáp ứng mọi yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đưa ra,
và trên thực tế thì sinh viên ra trường chưa có việc làm phần lớn không làm
đúng chuyên môn. Nhà tuyển dụng đòi hỏi trình độ học vấn, kinh nghiệm
nghề nghiệp. Bên cạnh đó, tin học và ngoại ngữ luôn luôn đi kèm. Do sinh
viên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, một phần thất bại
trong tìm kiếm việc làm không chỉ thiếu kinh nghiệm mà sự rụt rè, nhút nhác
của họ.
* Tiểu kết chương 2
Để giảm thiểu tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp vấn đề đầu tiên
cần được quan tâm chính là chất lượng đào tạo, làm sao đào tạo được sinh
viên đáp ứng được các yêu cầu công việc ở mức tối đa, hạn chế tình trạng lấy
số lượng sinh viên hơn chất lượng sinh viên. Ngoài ra các em sinh viên ngay
từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải đặt ra định hướng nghề nghiệp cho
bản thân mình, tìm hiểu các kỹ năng, các yêu cầu cần thiết đối với công việc
mình định hướng trong tương lai, tìm cơ hội tiếp cận, thực tập để trau dồi kỹ
năng phục vụ cho công việc sau này.
12
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP, KẾT LUẬN
3.1 Biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm của sinh viên sau khi ra trường
Để sinh viên Khoa Âm nhạc Truyền thống ra trường có việc làm và làm
việc đúng với chuyên môn, ngành nghề đào tạo cần nêu ra giải pháp từ ba
phía: bản thân, nhà trường, xã hội.
* Về phía bản thân sinh viên
Sinh viên cần năng động, sáng tạo tham gia nhiều hoạt động nhóm, hội,
các buổi sinh hoạt sẽ giúp sinh viên năng động hơn trong giao tiếp và tìm
kiếm việc làm.
Sinh viên phải tự thân vận động, nghiên cứu thêm nhiều tài liệu liên
quan đến chuyên ngành để hỗ trợ thêm kiến thức cho mình.
Quan trọng là sinh viên cần nhận ra các khả năng( ưu điểm) của mình
về lĩnh vực cụ thể để phát huy nó làm thế mạnh vì khi đi tìm kiếm việc làm,
điều mà nhà tuyển dụng cần là cái cụ thể về một mảng nào đó nhất định chứ
không cần cái chung về lý thuyết.
Sinh viên cần phải biết tiếp thị bản thân và cần xác định năng lực của
mình để biết đâu là điểm yếu, cách khắc phục những yếu điểm, phát huy thế
mạnh để đủ bản lĩnh, tự tin hơn tron công việc.
Để thành công ở bất kỳ vị trí nào, bạn cần có kỹ năng, kiến thức, nhiệt
huyết, lòng đam mê và làm việc có mục đích ngoài những kỹ năng chuyên môn,
sinh viên ra trường cần có kỹ năng quản lý, có niềm tin với công việc mình làm,
bình tĩnh và sử dụng giao tiếp bằng mắt là yếu tố quyết định thành công.
Việc học thêm tin học và ngoại ngữ rất quan trọng đối với công việc,
tạo điều kiện tốt cho sinh viên xin việc làm. Sinh viên không nên có tư tưởng
học đối phó, học cho có bằng mà phải biết học để áp dụng kiến thức đó vào
thực tế, tìm hiểu, phát triển thêm phần lý thuyết, thực hành.
Bản thân sinh viên phải tạo cho mình sự hưng phấn, thích thú, cần phải
học thêm một số chuyên ngành khác để hỗ trợ cho công việc mình làm và tìm
13
kiếm một công việc ổn định trong tương lai. Sinh viên cần phải đặt cho mình
mục tiêu và nhiệm vụ. Phải trả lời những câu hỏi học để làm gì? Học như thế
nào? Bên cạnh đó cần tạo mối quan hệ với bạn bè, với doanh nghiệp, nhà
tuyển dụng để học hỏi kinh nghiệm từ họ và có hướng đi cho tương lai.
* Về phía nhà trường
Để tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường tìm kiếm một việc làm
một cách dễ đàng hơn thì việc đào tạo sinh viên cần đi sâu vào thực hành, chỉ
có như thế, sau khi ra trường sinh viên sẽ bắt nhịp được ngay với công sở,
nắm bắt và vận dụng được công việc.
Có chương trình môn học thiết thực và chuyên sâu hơn về chuyên ngành
đào tạo. Tìm hiểu thực tế việc làm sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các công
ty, doanh nghiệp. Nhà trường cần tổ chức chó inh viên những buổi giao lưu,
gặp gỡ giữa sinh viên các khoa, các khóa để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để
rèn luyện thêm khả năng giao tiếp.
* Về phía xã hội
Nhà tuyển dụng là cầu nối giữa sinh viên với cơ sở sử dụng lao động
kết hợp với các công ty trong quá trình tuyển dụng, là nơi cung cấp thông tin,
đòa tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giúp sinh viên trong quá trình tìm
việc làm.
Các nhà tuyển dụng cần đa dạng hóa các “kênh” giao dịch trên thị
trường lao động, tổ chức thường xuyê, định kỳ các sàn giao dịch việc làm để
có thể kết nối hoạt động giao dịch trên phạm vi toàn quốc.
3.2 Kết luận
“Việc làm” vẫn là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội nói
chung và sinh viên khi ra trường nói riêng. Trong thực tế xã hội “ cầu lớn hơn
cung”, “thừa thầy thiếu thợ” thì không biết bao nhiêu sinh viên vác hồ sơ đi
xin việc lại công cốc về không? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Vì vậy để giải quyết vấn đề này
14
cần được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các doanh nghiệp để các bạn
sinh viên có thể tìm kiếm được một việc làm một cách dễ dàng, đúng chuyên
ngành mà mình đã học. Trong bài tiểu luận của em chắc còn nhiều thiếu sót
và khiếm khuyết. Em kính ming nhận được sự giúp đỡ và góp ý kiến của cô
giáo bộ môn để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong những bài viết lần sau. Em
cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa và cô
giáo bộ môn Phương pháp nghiên cứu Khoa học đã giúp đỡ em hoàn thành
bài tiểu luận này.
15