VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM MẠN TÍNH HỒI VIÊM
VÀ CÁC BIẾN CHỨNG
Ths. Đào Trung Dũng
Bộ môn Tai Mũi Họng
Trường Đại học Y Hà Nội
Mục tiêu
1. Nêu được nguyên nhân và dịch tễ học
2. Mô tả được các đặc điểm LS, CLS và chẩn đoán
3. Kể ra được các biến chứng
4. Trình bày được các thể của VTXC xuất ngoại
5. Nêu được hướng xử trí
Tài liệu học tập
Định nghĩa
• VTXC mạn tính
– Viêm xương mạn tính (> 3 tháng)
• VTXC mạn tính hồi viêm
– Đợt viêm cấp của VTXC mạn tính
– Yếu tố thuận lợi:
• Xương chũm thể thông bào
• Thể trạng suy yếu (ĐTĐ, HIV/AIDS, …)
– Đã, đang và sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cấp
cứu TMH
Dịch tễ
• Trẻ em > người lớn
• Nam Nữ
• > 70% VTXC mạn tính có cholesteatoma
• Là nguyên nhân chính (>90%) dẫn đến các biến
chứng nội sọ, liệt mặt, viêm mê nhĩ do tai
Lâm sàng
• Chảy mủ tai thối (> 3 tháng) ± nghe kém
• Toàn thân: sốt, HCNT
• Cơ năng
– Đau tai lan lên vùng thái dương
– Nghe kém tăng nhanh, ù tai, chóng mặt
Lâm sàng
• Thực thể
– Da vùng chũm nề đỏ, nóng
– Ấn mặt xương chũm đau
– Soi tai:
• Lỗ thủng sát xương, thượng nhĩ, có thể có cholesteatoma
• Xoá hoặc sập thành sau trên ống tai ngoài
Cận lâm sàng
• CTM: bạch cầu tăng cao
• Đo thính lực: nghe kém
• Xét nghiệm tổ chức nghi ngờ cholesteatoma
• Chẩn đoán hình ảnh
– XQ thường: Schuller, Stenver
– Cắt lớp vi tính xương thái dương
Cận lâm sàng
• Schuller: mất thông bào, hốc rỗng đa vòng, lởn vởn mây
• Chaussé III: tiêu xương con, rò OBK ngoài, mất cựa sau
trên nhĩ
• CT Scan: tiêu huỷ xương
Chẩn đoán
• Chẩn đoán phân biệt
– VTXC cấp: chảy mủ tai 2-4 tuần
– Nhọt/Viêm tấy ống tai ngoài: đau tai, tăng khi ấn nắp tai
hay kéo vành tai, ấn vùng chũm không đau
– Viêm tấy hạch sau tai: đau khu trú, không chảy mủ tai,
không nghe kém
Chẩn đoán
• Chẩn đoán xác định
– VTXC mạn tính
– Toàn thân: hội chứng nhiễm trùng cấp
– Tai xương chũm:
• Đau tai và vùng chũm
• Chảy mủ thối nhiều, nghe kém tăng
• Ấn vùng chũm phản ứng đau rõ
• Soi tai: dấu hiệu xoá/sập thành sau trên ống tai
– Phim Schuller/CT scan: ổ tiêu xương
Biến chứng
• Phân loại
– Xuất ngoại
– Trong xương thái dương
– Nội sọ
• Đường đưa bệnh tích
– Trực tiếp
– Đường máu
– Mê nhĩ
– Khe hở từ trước
Biến chứng xuất ngoại
• Thể sau tai
• Thể mỏm chũm (Bézold)
• Thể ống tai ngoài (Gellé)
• Thể thái dương mỏm tiếp
• Thể họng (Mouré)
Thể sau tai
• Vành tai bị đẩy ra trước
• Sưng phồng vùng chũm
• Mất rãnh sau tai (dấu hiệu
Jacques)
Thể mỏm chũm
• Sưng tấy vùng cổ bên
• Cổ nghiêng sang bên
đau, quay cổ hạn chế
• Ấn vào cơ ƯĐC mủ
chảy ra ở ống tai ngoài
Thể ống tai ngoài
• Lỗ rò chảy mủ thành sau ống tai ngoài
• Thăm dò chạm xương
• Dễ gây liệt mặt ngoại biên
Thể thái dương mỏm tiếp
• Thường ở trẻ < 1 tuổi
• Sưng phồng vùng thái dương mỏm tiếp
• Vành tai bị đẩy xuống dưới – ra ngoài
Thể họng
• Nuốt đau, nuốt khó
• Sưng phồng thành bên
họng, đẩy Amidan về
phía đường giữa
• Ấn vào chỗ phồng mủ
chảy ra ở ống tai ngoài
Biến chứng trong xương thái dương
• Liệt mặt ngoại biên
– Mắt nhắm không kín (Charles Bell)
– Méo miệng, ăn uống rơi vãi
• Viêm mê nhĩ
– Chóng mặt, rung giật nhãn cầu,
nôn/buồn nôn
– Nghe kém tăng nhanh, ù tai
– Có thể dẫn đến biến chứng nội sọ
Biến chứng nội sọ
• Viêm màng não
– Hội chứng màng não
– Biến đổi DNT
• Áp xe đại não, tiểu não
– Hội chứng TALNS
– Hội chứng định khu
• Viêm tắc tĩnh mạch bên
– Nhiễm khuẩn huyết
Hướng xử trí
• Xử trí ban đầu: phát hiện sớm, đúng bệnh
– Đau tai, sốt trên bệnh nhân chảy mủ tai mạn tính
nghĩ đến VTXC mạn tính hồi viêm
– Phát hiện các tr/c và dấu hiệu của biến chứng
– Chuyển bệnh nhân đến cơ sở TMH để phẫu thuật,
không giữ lại điều trị KS
Hướng xử trí
• Xử trí chuyên khoa:
– Phẫu thuật cấp cứu xử lí
bệnh tích tai xương chũm
– Xử lí biến chứng (nếu có)
– Nội khoa: KS, kháng viêm,
chăm sóc hốc mổ, nâng cao
thể trạng
– Theo dõi sát phát hiện các
biến chứng có thể xảy ra,
đặc biệt biến chứng nội sọ
Cần nhớ
• Phẫu thuật sớm các VTG nguy hiểm để ngăn ngừa
hồi viêm
• Phẫu thuật cấp cứu VTXC hồi viêm để ngăn ngừa
biến chứng
• Các triệu chứng của biến chứng thường không đầy
đủ, rõ ràng
• Các biến chứng có thể phối hợp với nhau
Thank you!